Đáp án môn Nhà nước và pháp luật
Câu hỏi : Phương hướng đổi mới và tổ chức hoạt động của nhà nước.
Phân tích các giải pháp chủ yếu về đẩy mạnh và cải cách hành chính nhà
nước. Liên hệ quan điểm nghị quyết Hội nghị TW IX và địa phương.
Trả lời: Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm đổi mới chính trị từng bước vững chắc. Việc đổi mới và
kiện toàn bộ máy nhà nước ta trong thời gian qua đã đạt được những tiến bộ
rõ rệt từ lập pháp, hành pháp, tư pháp, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt
động, chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước được nâng cao
hơn. Đó là quản lý nhà nước bằng pháp luật được tăng cường; dân chủ xã hội
phát huy một bước quan trọng; tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước được
đổi mới một bước và đặc biệt là đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm;
nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân.
Tuy nhiên, trước yêu cầu quản lý mới, hoạt động của nhà nước ta đang
thực sự bộc lộ và yếu kém, đó là hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, chưa
đồng bộ, thi hành pháp luật chưa nghiêm; tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước còn kém hiệu lực và ít hiệu quả; bộ máy nhà nước vẫn cồng kềnh,
nạn quan liêu và tham nhũng nghiêm trọng; đội ngũ cán bộ công chức nhà
nước yếu, chưa ngang tầm với nhiệm vụ, vì vậy thực tiễn quản lý đang đặt ra
yêu cầu gay gắt phải đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mới
có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước.
Trong những năm trước mắt, dựa vào yêu cầu dân chủ và pháp quyền,
bộ máy nhà nước cần được đổi mới theo những phương hướng chủ yếu sau
đây:
1. Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong xây dựng và quản lý nhà nước:
1
Đây là phương hướng vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm giữ vững và phát
huy bản chất tốt đẹp của nhà nước ta, đồng thời sẽ tạo điều kiện cơ bản nhằm
ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng thoái hoá biến chất, tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nước. Trong quá trình cải
cách bộ máy nhà nước, cần làm cho cán bộ và nhân dân nhận thức sâu sắc
rằng, đây là vấn đề sống còn đối với chế độ ta. Chính quyền có sạch, được
nhân dân tin yêu, ủng hộ thì mới vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Và cũng chỉ dựa vào sức mạnh của nhân dân mới xây dựng được chính
quyền trong sạch, vững mạnh tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế - XH.
Tất nhiên mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật, pháp chế,
quyềnlợi đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
Thực hiện phương hướng trên, cần nâng cao chất lượng chế độ dân chủ
đại diện, đồng thời từng bước thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp một cách
thiết thực và có hiệu quả. Vì vậy, cần tiếp tục cải tiến chế độ bầu cử các cơ
quan dân cử, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử để thực
sự là cơ quan đại diện và cơ quan quyền lực nhà nước; xác định rõ trách
nhiệm của thủ trưởng, cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần bổ sung và XD
các văn bản pháp luật mới nhằm xác định rõ quyền giám sát, kiểm tra của
nhân dân trong các lĩnh vực.
2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:
- Thứ nhất: nâng cao chất lượng hoạt động của quốc hội: tăng cường
hoạt động của QH, nhất là chất lượng hoạt động, biện pháp phấn đấu trong
những năm tới, XD được một hệ thống pháp luật đồng bộ, làm cơ sở pháp lý
cho việc điều hành, quản lý các hoạt động trên lĩnh vực cơ bản của đời sống
xã hội. Phấn đấu tiến tới việc QH thực hiện đầy đủ quyền quyết định ngân
sách như hiến pháp quy định. Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao
của QH, khẩn trương XD cơ chế giám sát có hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục kiện
2
toàn tổ chức quốc hội, tăng thêm đại biểu chuyên trách, nâng cao chất lượng
hoạt động của đại biểu QH.
- Thứ hai: Tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước: đây là yêu cầu
bức xúc và trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước
CHXHCNVN trong thời gian tới, trong những năm trước mắt cần tập trung
một số việc sau đây:
+ Tăng cường quản lý kinh tế xã hội theo pháp luật, giữ vững ổn định
chính trị, xã hội chăm lo XD kết cấu hạ tầng và những ngành Kinh tế then
chốt bảo đảm môi trường và điều kiện chung cho nhân dân phát triển SXKD
nâng cao đời sống.
+ XD bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Phân
định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, của các cấp chính
quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý
ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra kiểm tra. Coi đó là công
cụ quan trọng và hữu hiệu để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, thíêt lập kỷ
cương XH, đặc biệt là tăng cường thanh tra việc thực hiện thể chế trong
những lĩnh vực quan trọng như: tài chính, lao động, giáo dục, vệ sinh, y tế xây
dựng công cụ...
- Thứ ba: Cải cách hệ thống cơ quan tư pháp: hoạt động tư pháp phải
nhằm đấu tranh nghiêm trị các tội phạm chống chế độ, tội tham nhũng và các
tội phạm hình sự khác, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Toà án nhân dân thực hiện đúng hai cấp xét xử. Toà án tối cao tập trung vào
công tác tổng kết, hướng dẫn các toà án áp dụng pháp luật thống nhất và làm
tốt chức năng giám đốc xét xử. Nâng cao chất lượng của Viện kiểm sát nhân
dân, tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Ngoài ra cần kiện toàn tổ chức thi hành án, chấn chỉnh các trại giam để giáo
dục, cải tạo tốt phạm nhân, củng cố tăng cường các tổ chức bổ trợ tư pháp,
3
XD đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh, có phẩm chất chính trị,
đạo đức và năng lực chuyên môn.
- Thứ tư: Đổi mới tổ chứ và hoạt động của HĐND và UBND.
+ Tập trung kiện toàn chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) kiện
toàn củng có HĐND, UBND các cấp để đảm bảo tốt nhiệm vụ và thẩm quyền,
cùng chính quyền cấp trên thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành
trên địa bàn, lãnh thổ.
+ XD HĐND các cấp có thực quyền để thực hiện đầy đủ vai trò là cơ
quan đại diện và quyền lực nhà nước và địa phương.
- Thứ năm: XD đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng chính trị và
chất lượng chuyên môn là yếu tố quyết định chất lượng hoạt động của bộ máy
nhà nước:
+ Đội ngũ cán bộ công chức cần được tuyển chọn vì sử dụng hướng
chuyên môn hoá, ổn định, bảo đảm trình độ và năng lực của từng chức danh.
XD và từng bước hoàn thiện chế độ công vụ và quy chế công chức. Đào tạo
lại công chức theo yêu cầu mới của quản lý nhà nước, từng bước hiện đại hoá
công sở, trang thiết bị hành chính. Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ,
công chức, chương trình nội dung đào tạo phải thiết thực, đảm bảo chất
lượng, từng bước theo kịp trình độ hiện đại. Đấu tranh kiên quyết và bền bỉ
chống quan liêu tham nhũng lãng phí của công, gắn cuộc đấu tranh này với
công cuộc cải cách nền hành chính và chỉnh đốn đảng.
1. Khái niệm nền hành chính nhà nước: Là hệ thống thể chế hành chính
bộ máy hành chính, đội ngũ công chức hành chính và chế độ hành chính
công, thực thi quyền hành pháp và thực hiện các nhiệm vụ của quản lý nhà
nước trên lĩnh vực đời sống XH.
2. Vì sao chúng ta phải đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước:
xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đi vào giai đoạn CNH, HĐH đòi
hỏi phải cải cách hành chính mới đáp ứng yêu cầu.
4
- Xuất phát từ yêu cầu XD nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân
- Xuất phát từ yêu cầu thích ứng với nhịp điệu phát triển của KH -KT,
công nghệ, khoa học quản lý thích ứng với diễn biến khôn lường của tình hình
quốc tế, khu vực, trong nước về kinh tế, chính trị, dịch bệnh môi trường.
- Xuất phát từ yêu cầu, khắc phục những hạn chế, yếu kém, khuyết
điểm của nền hành chính nhà nước.
- Xuất phát từ vị trí vai trò của nền hành chính nước ta là bộ mặt của
nhà nước kiểu mới, (cử chỉ, hành vi, thái độ...). Phải cải cách để phát huy vai
trò của nó.
3. phân tích các giải pháp cải cách nền hành chính nhà nước.
- Những giải pháp lớn nhằm xâydựng một nền hành chính nhà nước
dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại được đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: Quản lý nhà nước các lĩnh vực của đời
sống xã hội, bằng hệ thống pháp luật và chính sách đồng bộ, hoàn chỉnh. Định
rõ chức năng quyền hạn của các bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực,
cung cấp dịch vụ công, phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của
chính quyền cấp xã, phường thị trấn, XD đội ngũ cán bộ, công chức trong
sạch có năng lực.
Đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính nhà nước với trọng tâm trong
hai năm tới là điều chỉnh chức năng của chính phủ, của Thủ tướng chính phủ,
các cơ quan quản lý nhà nước trong điều kiện phát triển nền KTTT định
hướng XHCN trên cơ sở đó tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ
máy chính phủ nhiệm kỳ khoá XII theo hướng tinh gọn, hợp lý, giảm mạnh
hơn nữa các đầu mối trực thuộc. Đi sâu cải cách, đơn giản hoá các thủ tục
hành chính và thực hiện tốt cơ chế 1 cửa. Khẩn trương hòan thành việc phân
cấp, phân quyền giữa TW với địa phương trên từng ngành, từng lĩnh vực một
cách đồng bộ, bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất, xuyên suốt của TW với
địa phương. Hoàn thành việc phânloại đơn vị hành chính các cấp ở địa
5