Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.52 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––

HOÀNG VIỆT CHUNG

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––

HOÀNG VIỆT CHUNG

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH ĐỨC

THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa
được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn
thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn
đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, ngày tháng 1 năm 2014

Tác giả luận văn

Hoàng Việt Chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc
vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển”, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày
tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau
Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Thanh Đức.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
bạn bè, đồng nghiệp, và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng 1 năm 2014

Tác giả luận văn

Hoàng Việt Chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... vii
Danh mục các bảng ........................................................................................ viii

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể ............................................................... 7
4. Đối tượng và ph......................... 75
4.1.3. Triển vọng của FDI Trung Quốc vào Việt Nam ................................... 77
4.1.4. Định hướng thu hút FDI của Trung Quốc ............................................. 79
4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua thu hút FDI của Trung Quốc vào
Việt Nam trong thời gian tới ........................................................................... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

ĐTTTNN

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài


KCN

: Khu công nghiệp

KCN - KCX - KCNC

: Khu công nghiệp - Khu chế xuất Khu công nghiệp cao

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XTĐT

: Xúc tiến đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong những năm 1990 ......... 29
Bảng 3.2. Cơ cấu FDI theo ngành của Trung Quốc tại Việt Nam năm 2011....... 37
Bảng 3.3. 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất tại Việt Nam ...................... 40
Bảng 3.4. FDI tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc.................................... 40
Bảng 3.5. Cơ cấu vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam theo hình thức
đầu tư năm 2011.............................................................................. 41


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam chính thức ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài từ
năm 1987, từ đó đến nay Luật này đã được nhiều lần bổ sung và sửa đổi. Hơn 25
năm nay, có thể nói hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của nước ta. FDI đã góp
phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội luôn chiếm gần 30%.
Các doanh nghiệp FDI đóng góp vào lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước,
tạo ra khoảng 40% giá trị sản lượng công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của
khu vực FDI tăng nhanh, hiện chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu
cả nước (kể cả dầu thô), tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh
đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh tế mới, tạo ra
nhiều việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng hiện
đại hoá, thúc đẩy cạnh tranh trong nước…
Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đối diện với
nhiều vấn đề gay gắt: tình trạng lạm phát cao, doanh nghiệp chưa đủ mạnh,
thâm hụt ngân sách lớn và hoạt động của hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Trong những năm tới, nền kinh tế nước ta vừa phải khắc phục
hậu quả của khủng hoảng kinh tế 2008, vừa bắt đầu tái cơ cấu kinh tế theo mô
hình tăng trưởng mới. Việc thiếu vốn đầu tư là hiển nhiên đối với nền kinh tế
nước ta hiện nay cũng như trong những năm sắp tới. Trong bối cảnh đó có thể
khẳng định rằng, FDI tiếp tục là nguồn vốn quốc tế quan trọng đối với Việt
Nam, khi viện trợ phát triển (ODA) đang có xu hướng giảm, khi đầu tư gián
tiếp khá bấp bênh.

Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới. Năm 2010, Trung Quốc đã
trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện nay, Trung Quốc không chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2
là cường quốc thương mại mà còn là cường quốc đầu tư trên thế giới (hiện
Trung Quốc đứng thứ 5 thế giới về đầu tư ra nước ngoài). Đến 2020, Trung
Quốc có nhiều khả năng trở thành nhà đầu tư dẫn đầu thế giới. Tiềm lực đầu
tư của Trung Quốc ra nước ngoài là rất mạnh và đang tăng lên đáng kể.
Trung Quốc và Việt Nam lại là những nước láng giềng, không những
gần gũi về địa lý, lại đã từng có mối quan hệ hữu nghị hợp tác lâu dài. Giữa
Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng như: cùng là những
nước chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp cũ
sang cơ chế thị trường, cùng là những nước kiên trì định hướng XHCN, và có
nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội. Trong điều kiện đó, Việt
Nam và Trung Quốc có nhiêu khả năng thuận lợi để trở thành những đối tác
chiến lược lâu dài.
Tuy nhiên, FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam cho đến nay chưa tương
xứng với tiềm năng của hai bên, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng FDI
vào Việt Nam. Xét từ lợi ích của Việt Nam, FDI từ Trung Quốc cũng đang
nảy sinh một số vấn đề cần khắc phục.
Trước tình hình đó, để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của mình trong thời kỳ mới, Việt Nam cần tận dụng cơ hội thu hút FDI
của Trung Quốc, đồng thời có đối sách thích hợp nhằm hạn chế các tác động
bất lợi từ FDI của Trung Quốc. Đó chính là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài:
“Đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp phát triển”.
2. Tình hình nghiên cứu

Như ở trên đã đề cập, mặc dù luồng ra của đầu tư trực tiếp nước ngoài
từ Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng và trở thành hiện tượng gây chú ý
với giới học giả, nhưng số lượng các nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn chưa
nhiều. Càng có ít nghiên cứu liên quan trực tiếp đến chủ đề: “Đầu tƣ trực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×