Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

3 quyết định cần đưa ra trước tuổi 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.06 KB, 16 trang )


Tôi biết, cuộc sống của bạn, à không, của tất cả
mọi người đều tràn ngập những “quyết định”.
Hãy tưởng tượng điều này, sáng hôm nay bạn thức
giấc trên chiếc giường quen thuộc. Việc đầu tiên
khi bước ra khỏi giường, là bạn xem có nên ngủ
nướng thêm 5 phút hay mở cửa phòng, xỏ đôi giày
vải vào và bước xuống phố chạy bộ.
Tiếp đến, bạn băn khoăn không biết nên chọn áo
da màu đen hay áo len màu nâu vì trời hôm nay có
vẻ se lạnh. Tin tôi đi, với một bạn nữ thì việc này có
thể kéo dài đến hàng giờ.
Rồi bạn chợt nhìn đồng hồ, đã 6:30 rồi....
Bạn chuẩn bị trễ học.
Vì thế, bạn chọn việc ăn sáng trên trường thay vì
tự ăn ở nhà.
Con người sống trên đời này là thế. Luôn luôn phải
đưa ra quyết định. Có cái phải quyết định ngay, có
cái lại không.
Nhưng ở đây, tôi không nói đến những quyết định
như đi xe buýt hay chạy xe máy, mua ô tô Huyndai
hay Suzuki. Tôi đang nói đến một số quyết định
quan trọng ảnh hưởng tới cả một đời người.
o

o

Năm 22 tuổi, ta quyết định học lên cao học
thay vì đi làm như bạn bè đồng trang lứa.
Năm 25 tuổi, ta quyết định nghỉ việc ở công
ty để bắt đầu kinh doanh riêng.


1


o

Năm 30 tuổi, ta quyết định lấy người đàn
ông nào làm chồng.

Song, có 3 quyết định mà tôi cho là khó khăn và
tác động đến tương lai của bạn nhiều nhất đều
nằm ở tuổi 18.
Tối sẽ bật mí cho bạn biết 3 quyết định trên là gì,
và tại sao nó lại quan trọng và ảnh hưởng đến cuộc
sống của bạn nhiều đến vậy.
Tuổi 18, là cột mốc chuyển giao giữa người trưởng
thành và trẻ vị thành niên.
Tâm sinh lý thay đổi, môi trường mới, bạn bè mới
kéo theo những lựa chọn mới.
Vì thế, độ tuổi 18 là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi
những suy nghĩ xung quanh nhất.
Vậy chúng ta cần định hướng như thế nào trước
khi đưa ra quyết định?

Thứ nhất, Quyết Định chọn
trường Đại Học.
Tôi còn nhớ ngày ấy, năm tôi 17 tuổi; khi ấy sức học
của tôi cực tệ. Ngoại trừ môn toán và môn lí ra;
tiếng anh và hóa học của tôi đều dưới mức trung
bình. Trường của chúng tôi xếp lớp theo khối thi
đại học, chẳng biết cơ may nào tôi lại chọn khối A1,

vì đơn giản tôi nghĩ rằng tiếng anh thực tế hơn hóa
học. Với lại, biết một chút tiếng anh sau này may
2


mắn thì lấy được vợ Tây, vừa xinh đẹp lại giỏi việc
nước, thạo việc nhà.
Tôi nghiễm nhiên được xếp vào lớp chót của
trường cấp 3.
Thời gian ấy thật kinh khủng, bài kiểm tra tiếng
anh cứ dồn dập mỗi ngày, điểm của tôi thì kém
lắm. Có bài tôi làm cật lực thì được 1, 2 điểm; có bài
tôi khoanh bừa hên đâu được tầm.... 4 điểm!
Suốt thời gian ấy, tôi còn chẳng biết nên thi vào
trường Đại Học nào nữa. Tôi tự cảm giác được
rằng, tôi không biết mình đang phấn đấu cho cái
gì. Tôi giống như một gã mù loạng choạng đi tìm
con chữ....!
Nhưng lúc ấy tôi có một đam mê, đó là về thể hình.
Trong thể hình, tôi luôn đặt ra những mục tiêu để
hoàn thành theo từng ngày, từng tháng và từng
năm. Tôi bắt đầu tập thể hình từ năm 16 tuổi, bám
sát lịch tập cơ bản thế nên đến năm tôi học 12, cơ
thể của tôi cũng đã nảy nở hơn nhiều. Và tôi có thể
nhìn thấy thành quả sau hơn 1 năm tập luyện kiên
trì.
Và chẳng biết từ lúc nào, tôi bắt đầu áp dụng
chuyện thể hình qua việc học.
Tôi đặt ra mục tiêu phấn đấu dựa trên quá khứ, sở
thích và hành vi của mình.


3


Kết cục là, tôi quyết định chọn thi vào khối ngành
kinh tế, cụ thể là trường Ngoại Thương và Đại Học
Kinh Tế.
Tôi nhận ra mình thích đắm chìm trong kinh
doanh, tôi yêu những con số, tôi muốn mọi người
chú ý đến mình, và tôi muốn khẳng định cho
những thầy cô giáo viên bộ môn đang coi thường
tôi; rằng tôi sẽ làm được mọi thứ nếu tôi quyết tâm.
Vì thế Đại Học Ngoại Thương là một sự lựa chọn
hoàn hảo với tôi lúc bấy giờ.
Dĩ nhiên, Đại Học Kinh Tế là một phương án dự
phòng.
Ngày nay, nếu bạn chưa biết cách xác định sở
thích, sở đoản, điểm yếu, điểm mạnh của chính
mình, bạn có thể làm bài trắc nghiệm MBTI.
Chúng tôi sẽ để nó ngay dưới đây.
Việc mà bạn cần làm là hoàn thành bài trắc
nghiệm này. Người ta bảo, bạn phải hiểu rõ chính
bản thân của mình thì mới phát huy được toàn bộ
sức mạnh của bản thân.
Lưu ý: Chúng tôi xếp hạng các trường đại học theo
thang điểm:





Đại học Top 1 từ 25 điểm trở lên
Đại học Top 2 từ 20 – 25 điểm.
Đại học Top 3 là phần còn lại.

Sau khi xác định rõ được bản thân bạn đang khao
khát điều gì, chúng tôi muốn bạn chọn trường đại
4


học lần lượt theo thứ tự : Chọn Top, chọn ngành,
chọn trường.
1) Chọn Top dựa trên khả năng học hiện tại:
Sau khi dành thời gian đọc xong toàn bộ bài viết
này, chúng tôi tin rằng bạn hoàn toàn có khả năng
khai phá tiềm lực bản thân. Vì thế, nếu dự định
chọn trường đại học của bạn đang ở Top 3, hãy
nâng lên thành Top 2, sau khi đã đạt được Top 2
qua một số bài thi thử, chúng tôi muốn bạn đi đến
bước cuối cùng : Top 1.
2) Chọn ngành dựa trên điểm mạnh, điểm yếu;
sở thích, sở đoản
(Hoặc dựa trên bài trắc nghiệm MBTI 70%). Một số
ngành kinh tế sẽ dạy bạn kiến thức về Marketing,
quản lý doanh nghiệp; trong khi những ngành
nghệ thuật sẽ tập trung phát triển năng khiếu hội
họa, âm nhạc.
3) Chọn trường theo độ nổi tiếng hoặc uy tín.
Chúng tôi hoàn toàn khuyến cáo rằng bạn không
nên xem những báo cáo xếp hạng trường đại học
trên mạng. Sở dĩ vì những báo cáo ấy sắp xếp các

trường dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, tức là bao
gồm:





Chất lượng cơ sở vật chất.
Số lượng sinh viên.
Quy mô giáo dục.
......
5


Nhưng trên thực tế, nếu bạn chấp nhận cơ sở vật
chất tồi tàn một chút, nhưng đổi lại chất lượng học
tập gia tăng, bạn sẵn sàng đánh đổi chứ?
Viết tới đây tôi chợt bật cười, nhớ lại hồi ấy, người
ta nói đùa rằng trường Ngoại Thương Hồ Chí Minh
của chúng tôi chỉ bé như cái tổ kiến. Nhưng với tôi,
tổ kiến ấy cực đoàn kết và là tổ kiến kết tinh từ
hàng ngàn kiến thức kinh doanh thực tiễn khác
nhau. Mặc dù đã ngưng học ngay từ năm nhất,
song tôi vẫn tự hào vì tôi đã từng là sinh viên Ngoại
Thương.
Ok, viết tới đây thì chắc các bạn cũng đã biết cách
chọn trường đại học phù hợp rồi phải không? Bây
giờ chúng ta sẽ đến phần 2 của bài viết này.

Quyết Định Ước Mơ

Làm cách nào để định hướng đam mê?
Trước khi đi sâu vào việc này, tôi muốn nói sơ qua
cho các bạn về định nghĩa của “đam mê”.
Đam mê là điều thôi thúc bạn tỉnh dậy vào mỗi
sáng. Bạn đến trường, cắm đầu cắm cổ vào học bởi
vì bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh tài ba.
Hay việc bạn chạy mỗi ngày 10 cây số để trở thành
một vận động viên điền kinh, cầm mic lên hát mỗi
ngày với tham vọng làm ca sĩ nổi tiếng. Tất cả đều
là đam mê.

6


Đam mê nuôi sống con người ta. Nó là ngọn lửa
đốt cháy những khát khao cháy bỏng luôn âm ỷ
bám theo chúng ta từng ngày.
Bạn không được phép là một NEET ( Định nghĩa
cho những người từ 15-34 tuổi, không quan tâm
đến học hành, không có việc làm và cũng chẳng
tham gia khóa đào tạo nào). Chúng tôi muốn bạn
bắt buộc phải trở thành một người sống với ước
mơ và đam mê cháy bỏng trong từng bước chạy
của cuộc đời. Chắc hẳn bạn cũng muốn như vậy
phải không ?
Nhưng đam mê có thay đổi theo năm tháng được
không?
Xin thưa là có !
Năm lớp 1, tôi từng mơ trở thành siêu anh hùng
giải cứu thế giới. Thế là tôi bắt đầu tập tành năng

lực siêu nhiên bằng cách trừng mắt phóng tia
laser, di chuyển nhanh như Tia Chớp,...
Năm cấp 2, tôi bắt đầu mơ ước được trở thành một
bậc thầy công nghệ, hacker và đủ thứ trò khác. Tôi
bắt đầu tiếp xúc với code và các phần mềm lập
trình ngày một nhiều hơn.
Nhưng đến năm cấp 3, tôi lại suy nghĩ khác. Tôi lại
muốn tạo lập sự nghiệp của riêng mình, tôi hát
không hay, nhảy không đẹp; tôi không thích ngồi
máy vi tính quá lâu vì ảnh hưởng xấu của chúng
đến mắt và da mặt; vì thế tôi đổi hướng sang kinh
7


doanh. Tôi biết đam mê của mình đó là trở thành
một doanh nhân, truyền động lực và mang lại
nhiều giá trị hơn cho xã hội.
Và cho đến bây giờ, từ khi thành lập Tự Học 365
cùng một người bạn của tôi, tôi chỉ có mong ước
giúp cho:




1 triệu bạn học sinh định hướng đúng đoạn
đường mình nên đi.
1 trăm nghìn bạn làm chủ được cuộc sống của
chính mình.





10 nghìn bạn trở thành đầu tàu đưa tên tuổi
nước Việt Nam ra ngoài thế giới.

Tôi đảm bảo với bạn rằng, bạn sẽ không tìm ra bất
kì nguồn tư liệu online nào viết một cách tỉ mỉ và
rất chất lượng như tại Tự Học 365. Vì chúng tôi viết
bằng cái tâm, viết dựa trên những biến cố, kinh
nghiệm mà chúng tôi đã trải qua. Như một món
quà dành tặng các bạn...!
Bây giờ tôi sẽ chỉ cho các bạn, cách để xác định
đam mê của mình:
Đầu tiên, hãy trả lời giúp tôi một số câu hỏi:


Ngoại trừ việc học, bạn dành thời gian cho việc
nào thường xuyên nhất?

8






Có người nào bạn thần tượng và là hình mẫu
để bạn trở thành trong cuộc đời không? Nếu
có, hãy ghi ra 5 điểm đặc trưng của người ấy.
Có việc nào tạo ra giá trị cho xã hội, khiến bạn

không ngừng nghĩ về nó. Ngay cả lúc đi trên
xe đến trường, khi ăn sáng hay đi dạo trong
công viên; suy nghĩ về việc đó vẫn không
ngừng bùng nổ trong đầu bạn hay không?

Sau khi trả lời 3 câu hỏi trên, hãy dành khoảng 5
phút suy ngẫm. Và trả lời câu hỏi cuối cùng:


Liệu, bạn có sẵn sàng từ bỏ những thứ quý giá
của bạn để theo đuổi điều đó không?

Nếu có, đấy đích thị là ước mơ và đam mê của cuộc
đời bạn rồi.
Bạn giỏi lắm !!!
Vì nếu bạn đã xác định được đam mê, tôi sẽ cho
bạn chiếc chìa khóa cuối cùng. Phần bạn chuẩn bị
đọc sắp tới rất quan trọng, vì thế tôi để ở cuối bài.
Sở dĩ vậy bởi vì chúng tôi hiểu sự thành công và vĩ
đại chỉ đến với những người biết tìm tòi và đào sâu.
Chúc mừng, bạn chính là người đó đấy !!!!
Chiếc chìa khóa cuối cùng mà tôi đang nói đến, đó
chính là.....

Quyết Định Sống Còn
9


Định hướng Thực Tiễn
Nói đi nói lại, chung quy mọi quy luật trên đời, nếu

muốn tồn tại lâu dài đều phải gẵn với thực tế.
Như tôi đã kể ở trên, nhiều người muốn thành siêu
anh hùng giải cứu thế giới, nhưng dẫu có bị nhện
cắn trăm phát thì vẫn không thể phóng tơ như
spider-man. Cũng giống như việc bạn có ước mơ
nhưng không thể nào thực hiện được.
Cái mà tôi đang nói đến ở đây, thứ nhất là những
ước mơ quá xa vời thực tế.
Thứ hai, đó là những ước mơ có thể thực hiện được
nhưng ngoài tầm với của bạn hiện tại.
Vì thế, việc bạn cần làm bây giờ là từng bước, từng
bước tiến dần hơn tới ước mơ thực tiễn của cuộc
đời mình.
Nhưng ước mơ phải tạo ra giá trị cho bạn và xã hội.
Bạn vẫn phải kiếm đủ tiền để nuôi sống bản thân,
bây giờ bạn cần phải kiếm thêm tiền để nuôi sống
cô vợ thứ hai - đam mê của chính mình nữa.
Nếu ước mơ của bạn đủ lớn, hoặc bạn vẫn chưa
tìm thấy mình thực sự ao ước điều gì trong cuộc
đời, chúng tôi sẽ nói với bạn về thuật ngữ “GAP
YEAR”.
“GAP YEAR” theo giới sinh viên định nghĩa là
khoảng thời gian chuyển cấp lên đại học, họ sẽ
dành ra khoảng 1 năm để tự trải nghiệm cuộc sống
10


mà trước kia vẫn bị bó buộc trong mái trường cấp
3. Hầu hết tất cả các trường đại học hiện nay đều
cho học sinh bảo lưu từ 1 năm đến 2 năm. Chúng

tôi hoàn toàn khuyến khích bạn nên làm điều này.
Miễn là các bạn không dành 1 năm chỉ để ăn, chơi
và ngủ.
Cuộc sống giảng đường sẽ không như các bạn
tưởng, mặc váy xinh xắn đến trường, các bạn sẽ
đối diện với những môn học đại cương cực kì khó
chịu và chán ngắt. Tin tôi đi, việc học không phải là
điều quan trọng nhất với bạn. Nó đơn giản chỉ là
công cụ để bạn tiếp xúc với tinh hoa nhân loại một
cách gián tiếp. Nếu bạn muốn thực tế, hãy dành 1
năm trải nghiệm.
Những người thích kinh doanh có thể bắt đầu một
dự án riêng của mình. Ra ngoài kia khởi nghiệp, tôi
chắc chắn bạn sẽ thất bại ít nhất 1 lần. Nhưng thất
bại rồi đứng lên, bạn sẽ nhận ra mình trưởng
thành hơn thế nào sau 1 năm.
Những người thích du lịch có thể dành dụm tiền
ngay từ bây giờ. Mở một quỹ tiết kiệm, tới khi đậu
giấy báo trúng tuyển đại học, hãy xách ba lô ngay
lên và đi. Đi đến những vùng đất mới, khám phá
những gì bạn chưa từng được thấy, tiếp xúc với
những con người chân chất, thật thà của mọi vùng
miền, mọi đất nước. Ngoại ngữ được cải thiện, vốn
sống càng gia tăng; chưa kể đi tới đâu, làm việc tới
đó, tích lũy đủ tiền để đi thì lại đi tiếp. Thật tuyệt
đúng không nào ?
11


Chỉ một năm thôi, bạn sẽ nhìn thấy cuộc sống thực

tế là thế nào. Nó không màu hồng giống như các
bạn tưởng; sẽ có nước mắt, khó khăn, thử thách
đến để đánh bại bạn. Nhưng bạn biết không? Bạn
mạnh mẽ hơn bạn đang tưởng đấy ! Tôi mong bạn
có thể vượt qua chúng và làm chủ cuộc đời của
bạn !
Còn nếu bạn không muốn “GAP YEAR” thì sao ?
Chẳng sao cả. Bạn vẫn có thể tiếp tục đi học như
bình thường. Trong trường đại học ngoài việc học
ra, bạn vẫn có thể tham gia vào những câu lạc bộ
để phát triển đam mê của mình. Đi làm thêm cũng
là một cách để trải nghiệm.
Nhưng, lựa chọn như thế thì an toàn quá các bạn
nhỉ ? Ra trường, đi làm, kiếm lấy một công việc
lương cao và bám víu lấy nó cho đến cuối cuộc đời.
Tôi tin bạn không bao giờ chấp nhận một cuộc
sống tầm thượng đến vậy. Nếu chấp nhận, bạn sẽ
không bao giờ đọc bài viết của tôi đến đoạn này.
Có lẽ bạn sẽ chỉ dừng lại ở phần “Định hướng chọn
trường đại học”.
Phần tiếp theo và cũng là cuối cùng, tôi sẽ vạch ra
một lộ trình dài 7 ngày để bạn bắt đầu học cách
kiểm soát cuộc đời của mình. Tôi vẫn mong có thể
nhìn thấy bạn đứng trước mặt tôi, thật trưởng
thành, vào một ngày không xa.
Còn bây giờ thì bắt tay vào thực hiện thôi nào !!!
12


Ngày 1: Xác định nhân khẩu

học của bạn (Sở thích, tính
cách, hành vi,...)
Nếu không rõ điều này, bạn sẽ thất bại.
Học cách lắng nghe bản thân của bạn, bạn sẽ lắng
nghe được cả thế giới.
Tin tôi đi, bạn không thể làm việc lâu dài với một
người mà bạn không hề biết gì về ho.

Ngày 2: Lập danh sách trường
Đại Học tiềm năng
Hãy lập một bản liệt kê những trường đại học có
thể phù hợp với bạn.
Sau đó bắt đầu loại trừ từng trường một, cho tới
khi chỉ còn 3 trường duy nhất.
Hãy nhớ, 1 trong 3 ngồi trường đó, CHẮC CHẮN bạn
sẽ đặt chân tới 1 ngày không xa!

Ngày 3: Xác định ước mơ của
bạn.
Ước mơ cũng giống như một trái tim, những việc
bạn làm đều phải xoay quanh nó.
13


Bạn phải xây dựng thành thạo một ước mơ phù
hợp với thực tiễn, tức là có khả năng thực hiện
được trong tương lai. Hoặc chí ít hãy chọn ước mơ
đã có người đi trước từng làm được.
Ghi ước mơ thật to trên giấy, theo cấu trúc:
“Vào ngày ... tháng ... năm ..... , tôi sẽ trở thành .....”


Ngày 4 - 6: Lên kế hoạch ôn
thi Đại học
Xác định những môn bạn cần cải thiện. Sau đó lên
một bản kế hoạch chi tiết thời gian biểu phân bố
trong tuần của bạn cho từng môn khác nhau.
Những môn yếu ưu tiên cải thiện trước.
Tôi khuyên bạn nên dành khoảng 12 – 15 tiết một
ngày để học và tự làm bài kiểm tra. Kiếm đề trên
mạng, in ra giấy. Những bài kiểm tra bạn tự làm sẽ
giúp ít cho bạn rất nhiều trong tương lai đấy !

Ngày 7: Hoàn thiện toàn bộ kế
hoạch + mục tiêu + bắt đầu
viết cam kết với bản thân
Từ bây giờ hãy bám sát lịch học của bạn.
Đặt mục tiêu thật mạnh mẽ, sau đó viết ra lời cam
kết với bản thân sẽ quyết tâm hết sức mình.
14


Từ bây giờ, hãy tự bước đi trên đôi chân của chính
mình. Cuộc đời của bạn, bạn tự làm chủ.
Đừng để kẻ khác thuê bạn về để thực hiện ước mơ
của họ !!!!
Từ hôm nay, chúng ta sẽ chiến đấu !!!!

15




×