Những câu hỏi cần đặt ra trước khi tiến hành chiến dịch quảng cáo
Với ngân sách vào khoảng 2000 USD, bạn nghĩ kế hoạch quảng cáo nào sẽ hiệu quả: quảng cáo qua thiệp mừng
gửi trực tiếp tới 3500 người, hay quảng cáo trên báo chí có 750.000 độc giả?
Điều này tuỳ thuộc phần lớn vào những gì bạn trình bày trong quảng cáo của
mình. Nếu bạn cần sự lan toả và ảnh hưởng rộng khắp, thì cách thức hiệu quả nhất là
quảng cáo trên báo chí. Còn nếu bạn muốn có được sự chú ý đặc biệt của khách hàng với
những thiệp mừng trình bày cẩn thận và gửi trực tiếp tới họ, thì phương thức gửi thư sẽ
hiệu quả hơn.
Trên thực tế, nhiều công ty không biết cách thức nào là hữu hiệu nhất, vì thế với họ, việc lựa chọn thiệp mừng hay
quảng cáo trên báo chí trở nên khó khăn. Lời khuyên đặt ra là bạn nên giữ nguyên 2000 USD trong túi mình cho đến
khi bạn có được một kế hoạch quảng cáo thực sự. Và trước khi bạn đề ra được kế hoạch quảng cáo hiệu quả nhất, thì
luôn có những câu hỏi hóc búa mà bạn cần tìm ra câu trả lời thích hợp.
1. Bạn phải nói những gì với các khách hàng của mình?
Trên cương vị khách hàng, họ biết rằng bạn luôn mong muốn được phục vụ họ, nhưng đâu là lý do để khách hàng
quan tâm đến bạn? Bạn có những gì dành cho khách hàng? Phần lớn các quảng cáo được viết ra sẽ làm cho từng
nhóm người nhận- người đọc, người nghe hay người xem- có mức độ quan tâm và chú ý khác nhau tới nội dung
quảng cáo. Tuy nhiên các khách hàng có xu hướng bỏ qua tất cả các quảng cáo nào không hướng trực tiếp tới họ.
Nhiệm vụ đầu tiên của bạn không phải là lựa chọn phương tiện quảng cáo, mà là lựa chọn thông điệp cần truyền tải.
2. Quảng cáo của bạn có tính thuyết phục?
Phần lớn các quảng cáo không đạt hiệu quả, bởi vì người viết cố gắng đưa vào đó quá nhiều thông tin. Không ít
quảng cáo thể hiện một cách chung chung, không có đối tượng cụ thể, chẳng hạn như “Chúng tôi sửa chữa xe ôtô”
(We fix cars) là một tiêu đề đáng thất vọng trong bất cứ quảng cáo nào. Những phương thức như vậy sẽ khiến mọi
người không còn chú ý đến quảng cáo của bạn nữa, thế là quảng cáo sẽ chìm nghỉm trong hàng nghìn, hàng vạn các
quảng cáo khác.
3. Quảng cáo có tác động vào đúng các nhu cầu thực sự?
Quay trở lại với cửa hàng sửa chữa ôtô có tiêu đề quảng cáo “We Fix Cars”. Chủ cửa hàng có một ý tưởng mới trong
các quảng cáo của mình dành cho người sử dụng sản phẩm xe BMW đời 2002. Chủ cửa hàng biết rằng, những chủ xe
đời BMW 2002 rất yêu thích chiếc xe của mình và điểm yếu duy nhất của chiếc BMW 2002 là bộ chế hoà khí Solex.
Mọi chủ xe đều biết điều này. Chính vì vậy, chủ cửa hàng đã đưa ra một tiêu đề mới trên quảng cáo: “Các chủ xe
BMW: Lúc này, bạn có mệt mỏi vì sự ngốc nghếch của bộ chế hoà khí Solex?”. Trong phần tiếp theo của quảng cáo,
chủ cửa hàng nói về một bộ chế hoá khí Weber đời mới, bình phẩm về tính năng của sản phẩm sẽ giúp tăng hiệu quả
hoạt động và mức độ tin cậy của động cơ xe ôtô, giải thích rằng cửa hàng luôn có sẵn bộ chế hoà khí Weber trong
kho, và sau đó đưa ra mức giá chi tiết, đồng thời cho biết cửa hàng sẽ lắp đặt và điều chỉnh bộ chế hoà khí giúp khách
hàng. Quảng cáo được kết thúc với: “Bạn sẽ phóng như bay ra khỏi cửa hàng chúng tôi với một chiếc BMW hoàn
toàn mới và hiệu quả hơn hẳn chiếc xe bạn đã lái đến cửa hàng lúc đầu”.
Nếu bạn có sẵn một danh sách các chủ xe BMW với địa chỉ cụ thể (chẳng hạn như danh sách từ một câu lạc bộ
BMW địa phương), thì phương thức gửi thiệp qua thư trực tiếp hay qua bưu điện sẽ hiệu quả nhất. Còn nếu bạn
không có được danh sách này, quảng cáo trên báo chí mới là sự lựa chọn thứ hai. Trong một số trường hợp, bạn nên
kèm theo đó một bức ảnh lớn về chiếc BMW 2002 để chú thích rõ ràng, đồng thời gây được sự chú ý nhiều hơn của
nhóm khách hàng mục tiêu.
4. Quỹ thời gian của bạn là bao nhiêu?
Một vài quảng cáo nhằm mở rộng mức độ phổ biến, một vài cái khác nhằm xây dựng các mối quan hệ, trong khi đó
một vài quảng cáo lại nhằm quảng bá cho danh tiếng công ty. Nếu bạn không có đủ tiềm lực tài chính để triển khai
một chiến dịch thương hiệu, thì hãy tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ và danh tiếng đối với các khách
hàng tiềm năng, bạn cần phải tận dụng các quảng cáo nhằm phổ biến tiếng tăm cho công ty đến khi bạn có thể trang
trải các chi phí phát triển thương hiệu.
Thêm vào Favorites
In bài này
Gửi e-mail bày này
5. Mức độ gấp rút của quảng cáo bạn đưa ra là như thế nào?
Nếu bạn cần một quảng cáo đem lại những kết quả tức thời, bạn nên đưa ra một giới hạn thời gian nhất định. Cách
thức này có hai mặt của nó. Một mặt, khách hàng luôn có xu hướng trì hoãn những gì có thể trì hoãn, vì vậy việc giới
hạn thời gian sẽ có tác dụng thúc đẩy khách hàng hành động một cách nhanh chóng hơn. Mặt khác, khách hàng
thường không ghi nhớ thời hạn của quảng cáo, do vậy nó sẽ nhanh chóng bị loại bỏ khỏi tâm trí khách hàng. Vì thế,
việc tạo ra những nhận thức lâu dài đối với một chuỗi các quảng cáo ngắn hạn, có giới hạn thời gian là vô cùng cần
thiết.
6. Đối thủ cạnh tranh quảng cáo ra sao?
Mức độ hiệu quả trong quảng cáo của bạn phụ thuộc khá nhiều vào tính hiệu quả trong quảng cáo của các đối thủ
cạnh tranh. Một khẩu súng lục cỡ nòng 22mm là sản phẩm đối lập với khẩu súng máy của đối thủ cạnh tranh. Nhưng
nếu lấy một súng lục bình thường để so sánh với khẩu súng máy của đối thủ cạnh tranh, thì bạn đã tự nói lời tạm biệt
thị trường thay cho sản phẩm của mình. Câu hỏi đặt ra là: thông điệp quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh hiệu quả
đến mức nào? Nếu đối thủ cạnh tranh truyền tải thông điệp về một sản phẩm dịch vụ nào đó, đừng lặp lại những họ
đã nói, cũng đừng sử dụng cách thức quảng cáo của họ.
7. Vòng quay sản phẩm dịch vụ của bạn là bao lâu?
Quãng thời gian quảng cáo đem lại cho bạn kết quả như mong muốn phụ thuộc vào vòng quay sản phẩm dịch vụ của
bạn. Một quảng cáo cho nhà hàng sẽ nhanh chóng hơn quảng cáo sản phẩm máy khâu, bởi vì số người tìm kiếm một
bữa ăn ngon trong ngày lớn hơn nhiều so với số người tìm kiếm một chiếc máy giúp họ may vá.
Cũng như vậy, một quảng cáo cho sản phẩm chúng ta mua vài ba lần trong một năm sẽ đem lại kết quả nhanh hơn
quảng cáo cho những sản phẩm chúng ta chỉ mua duy nhất một lần trong năm. Bạn hãy nhớ rằng, trước tiên khách
hàng cần phải được tiếp cận với quảng cáo của bạn đủ nhiều để ghi nhớ nó, sau đó bạn phải chờ đợi khách hàng đó
cần đến những gì bạn kinh doanh. Quãng thời gian này sẽ kéo dài trong bao lâu? Điều này tuỳ thuộc vào khách hàng
và lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Nhiều khi việc tự tổ chức và thực hiện chiến dịch quảng cáo còn tốn kém hơn việc thuê một chuyên gia quảng cáo
chuyên nghiệp. Nếu bạn mong muốn nghiên cứu nhiều hơn về chủ đề này, hãy tìm đọc những cuốn sách về quảng
cáo và tiếp thị, trong đó có cuốn The Wizard of Ads (Những mật pháp trong quảng cáo) và cuốn Secret Formulas of
the Wizard of Ads (Những công thức bí mật trong quảng cáo).
PHÂN HỆ QUẢN LÝ BÁN HÀNG
Với phân hệ Quản lý Bán hàng, toàn bộ quá trình quan trọng và thú vị nhất của doanh nghiệp sẽ nằm dưới sự quản lý hiệu quả của nhà
lãnh đạo. Đồng thời, phân hệ cũng giúp bộ phận Marketing, bán hàng thực hiện được tốt nhất nhiệm vụ của mình. Theo dõi các hợp đồng
và các thông tin liên quan như giao hàng, thanh toán công nợ; tự động hóa rất nhiều các nghiệp vụ bán hàng.
CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN
Theo dõi và ghi nhận thông tin quá trình thực hiện đơn hàng
Quản lý đơn hàng theo loại giao dịch bán hàng do người sử dụng phân hệ quy định. Ví dụ: đơn hàng bán lẻ, đơn hàng bán cho đại lý, hợp
đồng sản xuất, hợp đồng gia công...
Theo dõi quá trình của đơn hàng dựa trên các hoạt động nghiệp vụ:
• Thiết lập đơn hàng.
• Thiết lập điều khoản giao hàng chi tiết theo mặt hàng, số lượng, thời gian, địa điểm.
• Phát sinh lịch giao nhận hàng theo các điều khoản giao hàng.
• Theo dõi quá trình giao hàng: lập phiếu giao hàng, ghi nhận số lượng hàng giao theo từng đợt giao hàng, cho phép thực hiện theo dõi
hàng gửi bán...
• Xuất hóa đơn, ghi các khoản phải thu, ghi công nợ khách hàng theo điều khoản thanh toán sau khi đã thực hiện giao hàng. Một đơn hàng
có thể thực hiện giao hàng nhiều lần và xuất nhiều hóa đơn trong một lần giao hàng (tự động tính thuế GTGT khi xác định thuế suất).
• Theo dõi thông tin hoạt động xuất nhập khẩu: hạn ngạch xuất nhập khẩu, các biên bản liên quan.
• Tính toán và phân bổ các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng.
• Ghi nhận và xử lý hàng trả lại.
Thông tin hỗ trợ hoạt động bán hàng
• Ghi nhận và lưu trữ các thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của công ty như thay đổi giá, các chức năng, đặc điểm sản phẩm.
• Công cụ tra cứu, phân loại, lọc mọi thông tin cần thiết cho công việc hàng ngày về sản phẩm, giá cả, đối tác.
• Công cụ hỗ trợ tính toán chuyển đổi theo tỷ giá, các loại tiền tệ.
• Gửi thư điện tử đồng thời đến nhiều khách hàng một lúc ngay từ phân hệ.
• Theo dõi quá trình biến đổi của thị trường.
• Thống kê các hợp đồng theo các mức thực hiện, từ đang tiếp cận cho đến đã thanh lý.
• Liên kết các văn bản giấy tờ có liên quan đến một thỏa thuận hợp đồng.
Quản lý thông tin quan hệ khách hàng
• Theo dõi thông tin khách hàng: họ tên, địa chỉ, điện thoại, người đại diện,... Lưu trữ cây phân cấp khách hàng theo khu vực bán hàng,
nhóm khách hàng. Cho phép thống kê khách hàng theo các khía cạnh khác nhau.
• Quản lý công nợ khách hàng: dựa trên các khoản phải thu / trả khách hàng từ các điều khoản thanh toán sẽ tính tự động công nợ khách
hàng.
• Ghi nhận thông tin phản hồi, thông tin khiếu nại của khách hàng và các biện pháp xử lý khắc phục.
Lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh trong phân hệ quản lý bán hàng bao gồm các phần chính:
• Kế hoạch bán hàng: ghi nhận thông tin quy định về doanh thu theo khu vực, theo chu kỳ thời gian và theo mặt hàng.
• Kế hoạch tiếp thị: quy định chiến lược tiếp thị và chi phí tiếp thị trên từng mặt hàng, cho phép đăng ký chỉ tiêu bán hàng cho nhân viên bán
hàng và khách hàng, quy định mức hoa hồng bán hàng và các khoản thưởng.
• Kế hoạch phân bổ chi phí (dựa trên ngân sách được cấp cho bộ phận bán hàng).
Cập nhật thông tin thực hiện kế hoạch.
So sánh kế hoạch với thực tế.
Phát sinh và xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Hệ thống báo cáo phân tích tình hình kinh doanh (doanh thu, chi phí bán hàng, công nợ,...)
• Thống kê doanh thu, các chi phí theo các tiêu chí khác nhau như khách hàng, loại sản phẩm, dịch vụ.
• Phân tích hiệu quả kinh doanh theo nhiều tiêu chí.
• Phân tích hiệu quả làm việc của nhân viên.
• Kết xuất tự động các loại báo cáo, thống kê dưới dạng dữ liệu hoặc biểu đồ với các tùy chọn theo nhu cầu của người sử dụng:
- Các báo cáo về tình hình khách hàng.
- Các báo cáo về doanh thu.
- Các loại bảng kê hàng hóa bán ra.
- Các báo cáo về chi phí bán hàng.
- Các báo cáo giao nhận hàng hóa.
Lập kế hoạch kinh doanh
Ý tưởng kinh doanh không phải là hiếm. Nhưng để biến ý tưởng thành hành động kinh doanh là cả một quá trình cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
Công đoạn đầu tiên khi bắt đầu đó là phải lập cho được một kế hoạch kinh doanh.
Nếu để cho mình bạn thì có thể bạn đã biết cả trong đầu những việc cần làm những tính toán dự trù trước khi kinh doanh. Nhưng khi cần
vay vốn hay gọi người cùng đầu tư thì khác. Tất cả những tính toán dự trù của bạn phải được thể hiện trên giấy trắng mực đen trong một
bản kế hoạch kinh doanh với 10 yếu tố chính sau.
Bản tóm lược. Ấn tượng ban đầu đối với các nhà đầu tư là quan trọng nhất. Nhiều nhà băng không những chẳng có cả thời gian lẫn cả
hứng thú để đọc hết toàn bộ bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy trình lên trước một bản tóm tắt toàn bộ kế hoạch kinh doanh súc tích
từ 3 đến 4 trang. Trong đó, bạn phải đề cập đến đối tượng dự định kinh doanh là gì, và hiện tại thị trường của nó như thế nào? Quy mô
công ty của bạn ra sao, ước tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận? Một đôi dòng trình bày về trình độ học vấn, và các chứng chỉ bằng cấp
về người sáng lập cũng là điều rất cần thiết.
Và đừng quên một điều quan trọng nữa là: Bạn cần bao nhiêu tiền để tiến hành công việc kinh doanh và tiền vốn lấy từ đâu?
Kinh doanh. Hãy thu hút các nhà đầu tư bởi ý tưởng của bạn. Bạn đặt ra cái đích của công việc kinh doanh là gì ? Bạn có muốn dành một
thị phần nhất định nào đó hay chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Hãy giải thích rõ, bằng cách nào bạn có thể đạt được mục tiêu của mình. Hãy
trình bày về chiến lược kinh doanh. Bạn sẽ dựa vào những lỗ hổng của thị trường hay định sẽ tung ra thị trường sản phẩm có giá rẻ hơn
hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.
Hãy trình bày ngắn gọn về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và sự bảo đảm kèm theo. Nếu ai chưa chắc chắn về vấn đề này thì nên
tìm đến các chuyên gia tư vấn về thuế. Những nhà đầu tư chỉ đặc biệt quan tâm đến việc bạn lựa chọn thị trường nào để kinh doanh nếu
bản kế hoạch của bạn đề cập tới thị trường buôn bán lẻ. Hãy mô tả ngành nghề kinh doanh. Ở một số ngành thì tốc độ lưu thông hàng hoá
cũng được đề cập đến. Do đó mạng lưới giao thông nối kết với hệ thống xa lộ và tàu lửa là một yếu tố hết sức quan trọng.
Mặt hàng kinh doanh. Bạn kinh doanh hay cung cấp loại dịch vụ gì? Sau khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể tìm ra những điều mới lạ cho ý
tưởng của mình. Phải cố gắng thuyết phục những người bỏ vốn rằng không phải là một kế hoạch viển vông, không có tính khả thi. Tại sao
khách hàng lại chờ đợi và đón nhận sản phẩm của bạn? Những thông tin liên quan đến tình hình và khả năng phát triển của sản phẩm
cũng hết sức quan trọng. Việc sản xuất sẽ được tiến hành như thế nào? Hệ thống thiết bị, máy móc nào bạn định đưa vào hoạt động?
Khi sử dụng quy trình sản xuất công nghệ, cao chúng tôi khuyên bạn nên bỏ qua những chi tiết kỹ thuật rắc rối, mà chỉ nên tập trung giải
thích sao cho đơn giản và rõ ràng tới mức có thể.
Thị trường. Bạn nhìn nhận thị trường và nhóm đối tượng khách hàng cho sản phẩm kinh doanh như thế nào? Để có thể trả lời câu hỏi này,
trước hết bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành liên quan, hỏi han các hiệp hội, chính quyền, đến
thăm các hội chợ lớn. Khi bạn đã có cái nhìn tổng quan về toàn bộ tài liệu và đưa ra được một đánh giá đúng, bạn có thể tập hợp được
một số thông tin ví dụ như lứa tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước
tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh.
Tuy vậy, vẫn chưa đủ. Bạn phải so sánh lượng cung của mình so với các đối thủ cạnh tranh để các nhà đầu tư biết rằng tại sao họ nên
đầu tư cho bạn?
Tiêu thụ. Ở phần này đề cập tới chiến lược Marketing. Bạn dự định đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng như thế nào? Hãy miêu
tả chính xác quy trình bán hàng. Hãy thể hiện, bạn đã suy nghĩ như thế nào để thông cáo việc thành lập công ty và sản xuất kinh doanh?
Bạn cũng nên tính đến chi phí của quảng cáo là rất đắt. Do vậy, loại hình quảng cáo nào bạn quyết định lựa chọn? Và dịch vụ chăm sóc
khách hàng sẽ hoạt động ra sao? Điều tối quan trọng là giá của mặt hàng hay dịch vụ bạn sẽ kinh doanh khi đến được tay người tiêu
dùng?
Người chủ sở hữu. Bạn hãy tự giới thiệu về mình và đồng thời giới thiệu những thành viên quan trọng của công ty bạn. Bởi vì nhà băng và
các nhà đầu tư muốn biết, họ đang đặt niềm tin vào ai. Phần này sẽ chứng minh được ai là một doanh nghiệp thật sự có năng lực. Hãy
trình bày những gì bạn biết và đã được học. Kinh nghiệm nghề nghiệp và những thành công trước đây là yếu tố quan trọng hơn nhiều so
với bằng tốt nghiệp Đại học. Những người bỏ tiền cho bạn cũng muốn biết tại sao bạn lại muốn tự lập.
Ngoài ra, hãy giải thích rõ những chức vụ quan trọng nào trong công ty do ai đảm nhận. Những ai mong muốn công ty mình thực sự có
chỗ đứng trên thị trường trong tương lai thì, ngay trong thời gian đầu, cũng nên chứng tỏ khả năng nhận định thời cơ và chú ý tới công tác
quản lí nhân sự trong vòng 5 năm tới.
Kế hoạch tương lai. Phải thuyết phục được người nghe về khả năng thành công và phát triển của lĩnh vực bạn đầu tư kinh doanh, bằng
cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Phải tính toán chi phí và doanh thu thực tế, chi tiết để trên cơ sở đó tính được số lợi nhuận thu
được. Lên kế hoạch tài chính để thể hiện được rằng các khoản doanh thu và các nguồn tài trợ vốn đều có thể đáp ứng, chi trả cho tất cả
các khoản thanh toán. Trình bày hoạt động kinh doanh cụ thể trong vòng 4 hoặc 5 năm tới.
Những cơ hội và nguy cơ. Phải thể hiện được rằng bạn đã lường trước và tính đến mọi khả năng ví dụ như những cơ hội đặc biệt hoặc
những rủi ro có thể phát sinh. Những bản dự tính về doanh thu cũng như thu nhập thực tế trong vòng 5 năm thường vẫn chưa có được sự
đảm bảo chắc chắn cho nên bạn nên tính toán thật kĩ một lần nữa toàn bộ kế hoạch phát triển kinh doanh của bạn trong điều kiện thuận lợi
và cả trong những tình huống bất lợi. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn cũng là điều nên lưu tâm.
Nhu cầu tài chính. Tuy trong bản trình bày kế hoạch tương lai bạn có đề cập tới số tiền bạn cần trong thời gian nào nhưng không nhất thiết
phải nói nguồn vốn đó từ đâu ra. Sẽ có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm ví dụ như những cá nhân, các cơ quan tổ chức công, nhà băng và
các công ty cổ phần. Hãy chọn một hình thức liên kết hợp lý và nêu rõ ai, phải bỏ ra bao nhiêu tiền hùm vốn và số cổ phần họ được nắm
giữ.
Tài liệu kèm theo. Hãy cung cấp cho những người quan tâm tất cả những thông tin liên quan cần thiết. Gửi kèm bản lý lịch (trình bày theo
bảng) của người sáng lập, cũng như tên tuổi các thành viên quan trọng của công ty, ảnh mặt hàng kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị
trường, đề xuất cũng như danh sách vị trí đề cử.
Hãy chỉ giới hạn những thông tin quan trọng nhất để bản chiến lược kinh doanh của bạn cô đọng, súc tích. Chắc chắn nhà đầu tư sẽ không
quan tâm đến bằng tốt nghiệp tiểu học của bạn đâu!
Sáu nguyên tắc lập kế hoạch kinh doanh
Ngọc Lan Chi
1. Đánh giá và phân tích tình hình hoạt động của DN
Xem xét lại tất cả các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch chiến lược, ngân sách, quan hệ khách hàng trong thời gian qua của doanh nghiệp.
Các nội dung quan trọng khác cần xem xét và phân tích là mô tả công việc, kết quả khảo sát, tình hình nhân sự...
2. Chuẩn bị tài liệu và đưa ra những đánh giá
Cần chuẩn bị những tài liệu về kế hoạch chung và những kế hoạch chi tiết đối với các lĩnh vực như:
- Ngân sách hoạt động;
- Phát triển mô hình doanh thu/nguồn vốn, chú ý đến sự kết hợp tối ưu giữa nhiều nguồn vốn;
- Phát triển khả năng cạnh tranh;
- Xác định các hoạt động phù hợp cho doanh nghiệp, bao gồm:
Các sản phẩm/dịch vụ mới có khả năng đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp; Các liên minh chiến lược và những cơ hội hợp tác để mở
rộng hoạt động; Đưa ra dự kiến về doanh thu và chi phí đối với từng sản phẩm cụ thể; Phát triển các chiến lược marketing, quan hệ khách
hàng; Phổ biến các chiến lược, chuẩn bị các kế hoạch tổng quát về vốn, ngân sách và tài chính; Phân tích tất cả các yêu cầu về công
nghệ; Phân tích tất cả các yêu cầu về cơ sở hạ tầng; Phát triển hệ thống thông tin phản hồi và xác định các biện pháp đánh giá hoạt động.
3. Tổ chức hội nghị ban lãnh đạo
Có kế hoạch tổ chức các hội nghị ban lãnh đạo để thông qua kế hoạch, thảo luận về những vấn đề đưa ra trong tài liệu đánh giá, định lịch
trình thực hiện kế hoạch, kế hoạch phân bổ ngân sách, phân định trách nhiệm...
4. Thống nhất về nguyên tắc chung
Đưa ra những vấn đề kể trên để bàn bạc và đi đến thống nhất về những nguyên tắc chung trong kế hoạch kinh doanh.
5. Tổ chức hội nghị giữa các nhà lãnh đạo chủ chốt với các cổ đông chính (nếu có)
Các hội nghị này cần được tổ chức định kỳ để chia sẻ thông tin, cập nhật thông tin cho các bên tham gia, đưa ra những kết luận sơ bộ để
xác định phạm vi kế hoạch kinh doanh tiếp theo.
6. Thực hiện kế hoạch và những hỗ trợ cần thiết
Các kế hoạch kinh doanh không cố định như khi chúng được đưa ra, mà cần được điều chỉnh linh hoạt, có tính đến những thành công và
thất bại của doanh nghiệp.
Lập Kế hoạch Kinh doanh
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần phải thu thập và sử dụng rất
nhiều thông tin về ý tưởng kinh doanh, thị trường, cách tổ chức công việc
và vấn đề tài chính cho kinh doanh. Thông qua kế hoạch kinh doanh này
bạn có thể triển khai ý tưởng kinh doanh thành công và tự quyết định xem
mình có nên tiếp tục kinh doanh hay không.
Kế hoạch Kinh doanh của bạn phải rõ ràng. Trong đó cần có các phần sau:
Phần tóm tắt chung — Phần tóm tắt chung sẽ chỉ ra phương hướng hoạt động chính
trong doanh nghiệp. Nội dung phần tóm tắt chung này chính là nguồn thông tin quan trọng
nhất trong bản Kế hoạch kinh doanh. Phần tóm tắt chung phải được trình bày một cách đầy
đủ và cẩn thận. Bản kế hoạch Kinh doanh là nơi để lại ấn tượng đầu tiên về công việc kinh
doanh của bạn.
ý tưởng kinh doanh — Phần này mô tả ngắn gọn nhưng chi tiết về những gì bạn sẽ
định kinh doanh. Đây giống như phần thông báo chung về hàng hoá hay mặt hàng mà bạn sẽ
kinh doanh.
Đánh giá thị trường — Kế hoạch marketing mô tả cách thức tiếp thị sản phẩm của bạn.
Marketing là công việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Khi doanh nghiệp làm thoả mãn nhu
cầu khách hàng họ đồng thời sẽ thu được lợi nhuận. Trong bản kế hoạch kinh doanh, các số