Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

NHỮNG PHÁT HIỆN THÚ VỊ VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.33 KB, 9 trang )

NHỮNG PHÁT HIỆN THÚ VỊ VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI
Năm 2005, trong khi khai quật một ngôi mộ gần thành phố Thebes, Hy Lạp, các nhà
khoa học tìm thấy một ngón chân giả rất to gắn vào chân một xác ướp. Cho đến nay
nó vẫn được coi là bộ phận cơ thể giả đầu tiên trên thế giới.
Việc phát hiện ra những bình rượu trong ngôi mộ của vua Tutankhamen đã thúc giục các
nhà khoa học Tây Ban Nha tìm hiểu sở thích uống rượu của vị vua nhỏ tuổi. Qua phân tích
những vết cặn rượu còn lại trong bình, người ta phát hiện chúng có chứa syringic acid, điều
này chứng tỏ rượu được làm từ nho đỏ.
Năm 2005, trong khi khai quật một ngôi mộ gần thành phố Thebes, Hy Lạp, các nhà khoa
học tìm thấy một ngón chân giả rất to gắn vào chân một xác ướp. Cho đến nay người ta vẫn
coi đó là bộ phận cơ thể giả đầu tiên trên thế giới.
Một người Ai Cập đã tình nguyện hiến tặng xác ướp một em bé 6 tuổi cho Trung tâm khoa
học St. Louis vào năm 1985. Cho đến nay, nguồn gốc và cái chết của em vẫn là một điều bí
ẩn.
Tháng 6/2007, các nhà chức trách Cairo công bố xác ướp mà họ mới phát hiện tại "Thung
lũng của các vị vua" chính là của nữ hoàng Hatshpsut - vị pharaông nữ trị vì vào thế kỉ thứ
15. Các nhà khoa học đã dùng phương pháp phân tích ADN để xác định danh tính của xác
ướp thuộc hoàng gia Ai Cập đầu tiên kể từ vua Tut.
Tượng người lùn được dựng để tưởng nhớ Seneb, một người có chiều cao khiêm tốn phục
vụ vua Pepi II. Một nghiên cứu được xuất bản tháng 12/2005 tiết lộ rằng những người lùn,
như Seneb, được kính trọng và có vị trí cao trong xã hội Ai Cập thời cổ đại.
Năm 2006, các nhà khảo cổ phát hiện một xưởng đóng tàu có chứa những con tàu lâu đời
nhất thế giới trong một cuộc khai quật gần biển Đỏ. Những cổ vật như tấm ván gỗ và thùng
đựng hàng có tuổi trên 4.000 năm.
Nhiều vệ tinh đã xác định được vị trí của một thành phố Ai Cập 1.600 tuổi. Những bức ảnh
này tình cờ được chụp trong một dự án lập bản đồ các vị trí khảo cổ của Ai Cập.
Khu vực Biển cát Lớn (Great Sand Sea) ở Đông Sahara là một vùng đất sa mạc rộng
72.000 km
2
. Nhưng một nghiên cứu khí hậu mới đây lại khẳng định rằng hơn 10 nghìn năm
trước, nơi đây thường có mưa, là một vùng đất rất trù phú và phì nhiêu.


Việc các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều bức tranh nghệ thuật miêu tả các hoạt động bơi lội
trong một hang động là bằng chứng cho thấy người Ai Cập cổ đại sống tại phía tây nam Ai
Cập từng rất thích bơi lội trong các bể bơi hơn 8000 năm trước.

×