Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

QUY HOẠCH CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ THANH XUÂN BẮC HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

QUY HOẠCH HỆ THỐNG HỆ THỐNG CÂY XANH
ĐƯỜNG PHỐ PHƯỜNG THANH XUÂN BẮC,
QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện:

PGS. TS Nguyễn Thị Hoàng Liên

1.
2.
3.
4.
5.
Hà Nội, 2017

1

Vũ Thị Mựng
Đỗ Hà Thu
Vũ Hoài Linh
Nguyễn Thị Thu Hương
Pouykham phengbounheuang


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................6
1.1. Tổng quan về phường Thanh Xuân Bắc....................................................................6
1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................... 6
1.1.2. Địa hình, địa mạo.................................................................................................7
1.1.3. Khí hậu................................................................................................................7
1.2. Tổng quan về cây xanh đường phố và quy hoạch cây xanh đường phố.....................8
1.2.1. Một số khái niệm.................................................................................................8
1.2.2. Vai trò của cây xanh đường phố trong môi trường đô thị.....................................9
1.2.2.1. Cây xanh đường phố làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không
khí......................................................................................................................................... 9
1.2.2.2. Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí....................................10
1.2.2.3. Cây xanh cản bớt tiếng ồn..........................................................................11
1.2.2.4. Cây xanh đường phố với các tác dụng phòng hộ cho đô thị........................12
1.2.2.5. Cây xanh đường phố trong kiến trúc cảnh quan của đô thị.........................12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................................. 13
2.1 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................13
2.2 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................13
2.3 Nội dung nghiên cứu.................................................................................................13
2.4 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................15
2.4.1. Phương pháp khảo sát và điều tra thực tế..........................................................15
2.4.2. Phương pháp kế thừa.........................................................................................15

2


2.4.3. Phương pháp Delphi - hỏi ý kiến chuyên gia.....................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................17
3.1. Hiện trạng cây xanh đường phố tại phường Thanh Xuân Bắc..................................17
3.1.1. Hiện trạng cây xanh đường phố trên toàn phường.............................................17

3.1.2. Hiện trạng cây xanh trên một số tuyến đường chính được nghiên cứu
................................................................................................................................................ 18
3.3. Xác định các tiêu chuẩn cảnh quan và bảo vệ môi trường.......................................24
3.4. Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh đường
phố tại phường Thanh Xuân Bắc...............................................................................................26
3.5. Đề xuất quy hoạch mạng lưới cây xanh đường phố................................................30
3.5.1. Nguyên tắc trồng cây ở đường phố....................................................................30
3.4.2 Một số tiêu chuẩn chọn cây trồng vỉa hè.............................................................32
3.4.3. Quy hoạch cây xanh trên các tuyến đường chính ở phường Thanh
Xuân Bắc................................................................................................................................ 33
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ……………………. .41
4.1. Kết luận………………………………………………………………..41
4.2. Tồn tại…………………………………………………………………42
4.3. Kiến nghị……………………………………………………………....42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Quy định kích thước dải cây xanh đường phố
Bảng 2: Bảng thống kê các loại cây của phường Thanh Xuân Bắc
Bảng 3: Các loài cây đường Nguyễn Trãi
Bảng 4: Các loài cây đường Khuất Duy Tiến
Bảng 5: Các loài cây đường Nguyễn Quý Đức
Bảng 6: Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi tường của một số loài cây
xanh đường phố tại phường Thanh Xuân Bắc
Bảng 7: Xếp hạng mức độ ưu tiên của 15 loài cây
Bảng 8: Phân loại đường theo chiều rộng


4


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ phường Thanh Xuân Bắc
Hình 2: Đường Nguyễn Trãi ( nút giao Khuất Duy Tiến )
Hình 3: Đường Khuất Duy Tiến ( Đoạn qua cục Điều tiết Điện lực)
Hình 4: Đoạn đầu đường Nguyễn Quý Đức
HÌnh 5: Đoạn cuối đường Nguyễn Quý Đức
Hình 6: Đường Nguyễn Trãi trước quy hoạch
Hình 7: Đường Nguyễn Trãi sau quy hoạch
Hình 8: Đường Khuất Duy Tiến trước quy hoạch ( Đoạn qua cục Điều tiết Điện
lực)
Hình 9: Đường Khuất Duy Tiến sau quy hoạch ( Đoạn qua cục Điều tiết Điện
lực)
Hình 10: Đường Nguyễn Quý Đức trước quy hoạch
Hình 11: Đường Nguyễn Quý Đức sau quy hoạch

5


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về phường Thanh Xuân Bắc
1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Xuân Bắc là phường trực thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội,
với dân số là 11.321 người, diện tích là 23.114 ha
+
+
+


Địa giới:
Phía nam giáp phường Thanh Xuân Nam.
Phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm.
Phía tây giáp phường Trung Văn.
Phía đông giáp phường Hạ Đình.

6


1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của phường Thanh Xuân Bắc nằm trong dạng địa hình tương đối bằng
phẳng của quận Thanh Xuân, độ cao trung bình từ 5 - 6 m so với mực nước biển.
Điều kiện địa hình phường Thanh Xuân Bắc tương đối thuận tiện cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị.
Trên địa bàn phường có 2 tuyến đường giao thông chính đi qua: đường Nguyễn
Trãi, đường vành đai 3.Vị trí này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển kinh doanh - thương mại - dịch vụ.
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu phường Thanh Xuân Bắc có chung chế độ khí hậu của Thành phố Hà
Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng,
ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6℃, độ ẩm 79%, lượng
mưa 1.600 mm, một năm có hai mùa rõ rệt.
- Mùa hạ, thời tiết nóng, từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều,
nhiệt độ trung bình khoảng 23,9℃.
- Mùa đông, thời tiết lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông
Bắc lạnh và mưa phùn, nhiệt độ thấp nhất 13,8℃ vào tháng 1.
Quận Thanh Xuân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thuộc khu vực quanh nǎm tiếp
nhận lượng bức xạ Mặt Trời khá dồi dào và có nền nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa
khá lớn. Lượng mưa phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 1.600 - 1.800 mm/năm.

Khí hậu quận Thanh Xuân cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng
5 năm 1926, nhiệt độ tại quận được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8°C. Tháng 1 năm 1955,
nhiệt độ xuống mức thấp nhất 2,7°C.

7


1.2. Tổng quan về cây xanh đường phố và quy hoạch cây xanh đường phố
1.2.1. Một số khái niệm
Theo TCVN 9275:2012 của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn cây xanh sử dụng công
cộng trong các đô thị:
Cây xanh đường phố thường bao gồm bulơva, dải cây xanh ven đường đi bộ
(vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đường, hướng giao
thông…
Quy hoạch và trồng cây xanh sử dụng công cộng không được làm ảnh hưởng
tới an toàn giao thông, làm hư hại công trình kiến trúc, hạ tầng, kỹ thuật đô thị, không
gây nguy hiểm tới người sử dụng và môi trường sống của cộng đồng.
Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý để có được tác dụng trang trí, phân
cách, chống bụi, chống ồn, phối kết kiến trúc, tạo cảnh quan đường phố, cải tạo vi khí
hậu, vệ sinh môi trường, chống nóng, không gây độc hại, nguy hiểm cho khách bộ
hành, an toàn cho giao thông và không ảnh hưởng tới các công trình hạ tầng đô thị
(đường dây, đường ống, kết cấu vỉa hè mặt đường). Cây xanh đường phố phải có mối
liên kết “điểm”, “diện” cây xanh để trở thành hệ thống cây xanh công cộng.
Kích thước dải cây xanh đường phố theo quy định:
Bảng 1: Quy định kích thước dải cây xanh đường phố
Cách bố trí

Chiều rộng tối thiểu m

1. Cây trồng một hàng


2-4

2. Cây trồng hai hàng

5-6

3. Dải cây bụi và bãi cỏ

1

4. Vườn trước nhà 1 tầng

4 + kết hợp cây bụi

8


5. Vườn cây trước nhà nhiều tầng

6 + kết hợp cây bụi, mảng hoa, mảng cỏ

Cây xanh đường phố phải căn cứ phân cấp tầng bậc và tính chất các loại đường
mà bố trí cây trồng: (1) hàng trên vỉa hè, (2) hàng trên dải phân cách, (3) hàng rào và
cây bụi, (4) kiểu vườn hoa.
Kích thước chỗ trồng cây được quy định như sau: Cây hàng trên hè, lỗ để trống
lát hình vuông: tối thiểu 1,2 m x 1,2 m; hình tròn đường kính tối thiểu 1,2 m.
Một số quy cách khác đối với cây xanh trồng trên vỉa hè:
-


Cây có thân thẳng, gỗ dai đề phòng bị giòn gẫy bất thường, tán lá gọn,

thân cây không có gai, có độ phân cành cao.
Lá cây có bản rộng để tăng cường quá trình quang hợp, tăng hiệu quả làm
sạch môi trường.
Hoa quả (hoặc không có quả) không hấp dẫn ruồi nhặng làm ảnh hưởng
đến vệ sinh môi trường.
Tuổi thọ cây phải dài (50 năm trở lên), có tốc độ tăng trưởng tốt, có sức
chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, ít bị sâu bệnh, mối mọt phá hoại.
Cây phải có hoa đẹp, có những biểu hiện đặc trưng cho các mùa.
1.2.2. Vai trò của cây xanh đường phố trong môi trường đô thị
1.2.2.1. Cây xanh đường phố làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí
Không khí giữ vai trò cực kì quan trọng trong sự tồn tại của mọi hình thức sống
trên hành tinh chúng ta. Khí quyển bao quanh quả đất và được chia thành nhiều lớp,
nhưng 95% khối lượng không khí nằm ở lớp đối lưu từ độ cao 0 – 10 km trên bề mặt
trái đất. Trong lớp đối lưu thì tới 99% thể tích không khí sạch chứa 2 loại khí N2
(78%), O2 (21%). 1% còn lại là các khí khác như Ar (0,93%), CO2 (0,03%), hơi
nước… Các thành phần này hầu như không đổi. Tuy nhiên trong quá trình phát triển
của các hoạt động xã hội loài người, và do sự phân giải tự nhiên của sinh vật nhất là tại
các đô thị, quá trình ô nhiễm không khí đã không ngừng tăng lên. Đặc biệt nặng nề ở

9


những khu vực trong tình trạng công nghiệp lạc hậu, phương tiện kiểm soát và giám
sát ô nhiễm không khí thiếu thốn.
Sự ô nhiễm không khí diễn ra do khói thải, khí thải từ các nhà máy, giao thông,
khí thải của con người ở mật độ cao. Biểu hiện nặng nề nhất là các khí SOx, NOx,
COx và những khí gây hiệu ứng nhà kính, khí gây thủng tầng Ozon: CO2, NO, CFC…
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, con vật , cây cối và

các vật chất khác. Đối với con người, con vật có thể gây nên các bệnh ung thư da, mù
dác mạc, hen suyễn… hay như làm chết cây, biến đổi sắc tố khác thường cho cây cối…
Để khống chế ô nhiễm không khí đô thị người ta tiến hành nhiều giải pháp,
trong đó vấn đề tăng cường trồng cây xanh đường phố ở khu vực đô thị là một trong
những giải pháp hữu hiệu. Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thu một
lượng lớn khí CO2, giúp giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng thời không ngừng
làm gia tăng lượng khí O2 cho khí quyển. Tuy nhiên tác dụng này có hiệu quả rõ ràng
khi cây trồng trên những mảng lớn. Theo các tài liệu cho biết 1 ha cây xanh có khả
năng hấp thu 8 kg CO2/h = lượng CO2 do 200 người thải ra/h.
Bên cạnh đó cây xanh còn có khả năng hạn chế các chất độc khác do sự hấp thụ
hay ngăn cản bởi hệ lá, bề mặt đất trồng cây đối với các chất như SO2, chì, các
monoxít carbon, oxít azot…, các hạt bụi mù khói công nghiệp. Nó còn ngăn cản di
chuyển đi xa gây mưa acid ở các vùng ven và vùng xa hơn.
1.2.2.2. Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí
Hà Nội nằm trong khu vực nhiệt đới, mùa hè thường rất nóng, nhiệt độ không
khí có khi tới 34 – 35 độ C hay cao hơn (nhất là ở các vùng có gió Lào phải chịu nhiệt
độ cao, khô khan). Trong khu vực đô thị nhiệt độ còn thường tăng cao do hoạt động
của các khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do sự bê tông hóa quá cao, mật độ
dân cư cao, các đô thị được xây dựng bằng các vật liệu như gạch, bê tông, nhựa
đường,... được xem là những ốc đảo nhiệt (Moll, 1991) nhất là khi thiếu cây xanh.

10


Nhiệt độ trong thành phố thường cao hơn nhiệt độ ở những vùng đất quanh thành phố,
độ chênh lệch nằm trong khoảng 3 – 5 độ C.
Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến 4 độ C bằng cách tiết hơi
nước qua khí khổng của lá, ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống
mặt đất và giảm hấp thu nhiệt trên nhựa.
Nhiệt độ không khí tốt nhất đối với con người từ 16 – 20 độ C, vì vậy điều hòa

nhiệt độ ở khu vực đô thị là rất cần thiết. Tán cây làm giảm bức xạ mặt trời chỉ còn 5 –
40%. Nhất là che chắn bức xạ nhiệt trên các nền bê tông, tường bê tông. Cây xanh làm
tăng sự lưu thông không khí nhờ sự trao đổi khí mát dưới tán cây và bên ngoài, tạo
thành gió cục bộ, hay các luồng gió nhờ các hàng cây trồng dọc ven đường.
1.2.2.3. Cây xanh cản bớt tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kì khác nhau hay
nói cách khác tiếng ồn là những âm thanh chói tai phát sinh từ những chấn động không
tuần hoàn.
Tiếng ồn là đặc điểm của các đô thị, nhất là các đô thị có nhiều nhà máy, lò cao,
các phương tiện giao thông, công tác xây cất nhà, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình
(máy giặt, máy hát, radio…).
Bất kì loại tiếng ồn nào cũng có thể gây hại tới sức khỏe con người. Các nhà
nghiên cứu cho thấy, những người làm việc lâu trong những điều kiện ồn ào thường
lười suy nghĩ, dễ nôn nóng, chóng mỏi mệt.
Cây xanh có khả năng hấp thu và làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác hại của nó.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật liệu xốp,
lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó làm giảm được khoảng 30% tiếng
ồn. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn 5 – 6 lần so với đường không có cây. Tuy
nhiên hiệu quả này còn phụ thuộc vào loài cây trồng, bố trí, mật độ, diện tích trồng
cây.

11


1.2.2.4. Cây xanh đường phố với các tác dụng phòng hộ cho đô thị
- Cây xanh cản bớt tốc độ gió bão
Những hàng cây, rặng cây góp phần quan trọng trong việc cản trở tốc độ gió
bão, hạn chế sự thiệt hại do gió bão gây nên. Hiệu lực phòng hộ này tùy thuộc giống
cây, bố trí, số lượng cây trồng. Những cây có thân cao, gỗ tốt, sức chịu đựng gió khỏe,
có bạnh vè, trồng thành nhiều lớp sẽ có hiệu quả cao, không chỉ ngăn cản bớt tốc độ

gió mà còn hạn chế được những luồng gió lạnh như ở phía bắc vào các thời kì có gió
mùa đông bắc.
- Cây xanh ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ mặt đường và các công trình kiến trúc
khác.
1.2.2.5. Cây xanh đường phố trong kiến trúc cảnh quan của đô thị
Cây xanh làm tăng mĩ quan chung của đô thị, nếu chúng được sắp xếp hài hòa
với nhau và với các công trình khác tại từng khu vực. Cây xanh trồng 2 bên đường phố
không chỉ góp phần vào cải thiện môi trường sinh thái mà nó đã tạo nên nét đẹp mới,
độc đáo riêng cho mỗi con đường, mỗi thành phố, công trình kiến trúc.

12


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng cây xanh được trồng trên đường phố phường
Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Đề xuất quy hoạch hệ thống cây xanh trên các tuyến đường nghiên cứu
tại phường Thanh Xuân Bắc.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các loài cây xanh được trồng trên các tuyến đường của phường Thanh Xuân
Bắc bao gồm:
1.

Đường Nguyễn Trãi

2.

Đường Khuất Duy Tiến


3.

Đường Nguyễn Quý Đức

4.

Đường Lương Thế Vinh

5.

Đường Vũ Hữu

2.3 Nội dung nghiên cứu
1).

Nghiên cứu hiện trạng cây xanh đường phố tại phường Thanh Xuân Bắc.
-

Tổng số cây xanh trên các tuyến đường của phường Thanh Xuân

-

Thực trạng về chăm sóc và quản lý cây xanh

-

Danh sách các loài cây xanh đường phố được trồng

-


Các tuyến đường chính được nghiên cứu

Bắc

13


-

Thông tin về chiều dài, rộng, hướng

-

Tổng số lượng cây được trồng trên tuyến đường

-

Thành phần loài cây

-

Khoảng cách trồng cây trên vỉa hè

-

Vị trí và phân bố cây

2). Nghiên cứu đặc điểm cây xanh đô thị được trồng tại phường Thanh Xuân
Bắc

+ Đặc điểm hình thái cơ quan một số loài cây xanh đô thị được trồng tại
phường Thanh Xuân Bắc:
-

Hình dạng tán lá

-

Kiểu lá

-

Loại quả

-

Loại hoa

-

Phân loại cây (cây gỗ lớn hay bé)

-

Loại cây thường xanh hay rụng lá

+ Xác định các tiêu chuẩn cảnh quan và bảo vệ môi trường:
-

Tiêu chuẩn hình dáng.


-

Tiêu chuẩn hương sắc hoa.

-

Tiêu chuẩn hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm, độc hại

-

Tiêu chuẩn khả năng thích ứng

-

Tiêu chuẩn khả năng chống chịu gió bão

-

Tiêu chuẩn chống bụi chống ồn

14


3).

Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh đường

phố tại phường Thanh Xuân Bắc:
-


Đánh giá bằng phương pháp cho điểm các chỉ tiêu bao gồm: Lá,

Hoa, Quả, Rễ, Tinh dầu, khả năng giữ bụi, giảm tiếng ồn, diệt khuẩn, tạo
hương thơm.
4).

Đề xuất quy hoạch mạng lưới cây xanh đường phố trên các tuyến đường

nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung trên, đề tài sử dụng một số phương pháp sau:
2.4.1. Phương pháp khảo sát và điều tra thực tế
Thực hiện đo đếm số lượng cây xanh trên các tuyến đường nghiên cứu, xác
định loài, đo thông số chiều dài, rộng của các tuyến đường. Xem xét đặc điểm thân, lá,
rễ, hoa, quả của một số loài cây nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp kế thừa
Sưu tầm, tìm hiểu những tài liệu có liên quan, đề tài nghiên cứu trước đây về
cây xanh đô thị nói chung và cây xanh đường phố Hà Nội nói riêng nhằm có thêm các
thông tin và luận cứ để vận dụng trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như xây
dựng các phương án đề xuất.
2.4.3. Phương pháp Delphi - hỏi ý kiến chuyên gia
Dựa vào đặc điểm của cây, để tìm ra loại cây tối ưu cho khu vực nghiên cứu,
tác giả cho điểm để xét theo các tiêu chuẩn như hình dáng, hương sắc hoa, khả năng
thích ứng... rồi cho điểm theo thang điểm.
Cách cho điểm được tham khảo từ các chuyên gia sau đây:
-

PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Liên - GV khoa Môi trường, trường


ĐHKHTN, ĐHQGHN

15


-

T.S Đỗ Hữu Tuấn - GV khoa Môi trường, trường ĐHKHTN,

ĐHQGHN

16


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng cây xanh đường phố tại phường Thanh Xuân Bắc
3.1.1. Hiện trạng cây xanh đường phố trên toàn phường
Theo số liệu khảo sát, trên các tuyến đường của phường Thanh Xuân Bắc hiện
nay có hơn ….cây xanh. Điều dễ nhận thấy đối với hệ thống cây xanh đô thị tại
phường Thanh Xuân Bắc là sự đa dạng về chủng loại, kích cỡ và cả về mật độ cây trên
một đơn vị diện tích. Chất lượng cây xanh trên các tuyến phố cũng là điều gây nhiều
băn khoăn khi hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu hay văn bản nào quy định
cụ thể về việc quy hoạch cây xanh tuyến đường bộ. Ngoài ra sự phụ thuộc vào các
công trình, các dự án xây dựng, quy hoạch và cả kinh phí đã tạo nên sự không đồng
bộ, thống nhất trong công tác quản lý, bảo vệ, thậm chí còn làm đường phố trở nên
xấu xí, nguy hiểm hơn.
Bảng 2: Bảng thống kê các loài cây tại phường Thanh Xuân Bắc

STT Tên Loài
Tên Việt

Tên Khoa Học
Nam

Loại
cây

Phân
cành

Hình
dạng tán

Rụng
lá/thường
xanh

Bàng

Anogeissus
acuminata

Lớn

Vừa

Tầng

Rụng lá

2.


Bằng Lăng

Lagerstroemia
speciosa

Nhỡ

Thấp

Tự do

Rụng lá

3.

Cau vua

Roystonea regia

Nhỡ

Không

Chùm

Thường xanh

4.


Cây trứng
Pouteria lucuma


Nhỏ

Thấp

Chùm

Thường xanh

1.

17


5.

Cây vàng
Magnolia conifera
tâm

Lớn

Cao

Tròn

Thường xanh


6.

Đa búp đỏ

Ficus elastica

Nhỏ

Thấp

Tròn

Thường xanh

7.

Hoa sữa

Alstonia scholaris

Nhỡ

Vừa

Tầng

Rụng lá

8.


Lim xẹt

Peltophorum
pterocarpum

Lớn

Thấp

Tròn

Thường xanh

Lộc vừng

Barringtonia
acutangula

Nhỡ

Cao

Trứng

Thường xanh

10.

Muồng

hoa vàng

Cossia surattensis
Nhỡ
sphendida

Cao

Tự do

Thường xanh

11.

Phượng vỹ Delonix regia

Nhỡ

Thấp

Tự do

Rụng lá

12.

Sanh

Ficus
L.


Nhỏ

Thấp

Thuỗn

Thường xanh

13.

Sấu

Dracontomelum

Lớn

Vừa

Tròn

Thường xanh

14.

Trứng cá

Muntingia
calabura


Nhỏ

Thấp

Tự do

Thường xanh

15.

Cây cọ

Livistona Saribus

Nhỏ

Không

Tầng

Thường xanh

9.

benjamina

3.1.2. Hiện trạng cây xanh trên một số tuyến đường chính được nghiên cứu
Đường Nguyễn Trãi
Đường Nguyễn Trãi chạy dài theo hướng Đông Bắc -Tây Nam, nằm ở trung
tâm quận Thanh Xuân. Là đường lớn được khởi công xây dựng và đưa vào lưu thông

với tổng chiều dài là 7,8 km. Đoạn thuộc địa phận của Thanh Xuân Bắc gồm một bên
đường Nguyễn Trãi có chiều dài 580 m, được đánh số từ số 80 đến 264. Chiều còn lại

18


thuộc địa phận của phường Thanh Xuân Nam và phường Trung Văn (Nam Từ Liêm).
Lòng đường trung bình rộng 60m, dải phân cách rộng 2,2m. Từ đoạn giao giữa
Nguyễn Trãi - Lương Thế Vinh đến đoạn giao giữa Nguyễn Trãi - Nguyễn Quý Đức có
vỉa hè mỗi bên rộng 5m, khoảng cách từ cây đến mặt đường là 3,2m; từ đoạn giao
Nguyễn Trãi - Nguyễn Quý Đức đến ngã tư Khuất Duy Tiến vỉa hè rộng 8,2m, khoảng
cách từ cây đến mặt đường là 2m.
Tổng số cây trồng trên vỉa hè của đường Nguyễn Trãi chạy qua Thanh Xuân
Bắc: 50 cây

19


Bảng 4: Các loài cây đường Nguyễn Trãi

Stt

Tên loài

Chất lượng

Số lượng
Tốt

Tb


Phượng vỹ

1

2.

Hoa sữa

4

3

1

3.

Vàng tâm

20

5

12

4.

Sấu

12


10

2

5.

Bàng

11

9

1

6.

Trứng gà

1

7.

Trứng Cá

1

1

50


28

1.

Tổng

20

Xấu

1

3

1

1

18

4


Đường có nhiều cây lớn,
nhiều bóng mát (như bàng, hoa sữa)
nhưng một số cây mới được trồng
nên chưa có độ che phủ (vàng tâm) ;
thành phần loài đa dạng, phân bố
không đều.

Số lượng cây ít nhưng đa
dạng về loài và phân bổ không đều.
Đoạn đầu ngã tư Khuất Duy Tiến
đến nút giao Nguyễn Quý Đức
khoảng cách cây có chỗ 2m đến 3m
trên một cây, có chỗ 5m – 7m
trên/cây

Hình 2: Đường Nguyễn Trãi ( nút giao Khuất Duy Tiến)
Từ nút giao với Nguyễn Quý Đức đến nút giao với Lương Thế Vinh mật độ cây

thưa hơn, trung bình 10m/1 cây, chưa đồng nhất về chủng loại.
Cây trồng trên dải phân cách gồm: cau, cô tông, cỏ, ngũ sắc,… đều là những
cây mới trồng, đang trong giai đoạn chăm sóc và sinh trưởng còn yếu.
Nhận xét: đây là đoạn đường trục giao thông chính có nhiều xe đi lại, thường
xuyên xảy ra tắc đường trong khi số lượng cây trồng quá ít do đó lượng bụi phát sinh
lớn, tiếng ồn của các phương tiện giao thông có ảnh hưởng mạnh đến khu dân cư ven
đường.
Đường Khuất Duy Tiến
Đoạn đường Khuất Duy Tiến thuộc phường Thanh Xuân Bắc chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam, dài 910m, lòng đường mỗi bên rộng 9m, vỉa hè từ 5m– 8m.
Đoạn từ ngã tư Khuất Duy Tiến giao với đường Nguyễn Trãi đến Cục Điều tra Điện
lực khoảng cách từ mặt đường đến cây là 3m, từ Cục Điều tra Điện lực đến hết đường

21


Khuất Duy Tiến (thuộc địa phận quận Thanh Xuân Bắc) khoảng cách từ mặt đường
đến cây là 0,8m.


Hình 3 : Đường Khuất Duy Tiến ( Đoạn qua Cục điều tiết Điện lực)
Ở giữa lòng đường là đường vành đai 3, là đường cao tốc trên cao, ngay bên
dưới là đường chia làn cho đường Khuất Duy Tiến. Đây là nút giao thông trọng điểm,
với lượng bụi phát sinh lớn từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là các xe tải phát
sinh từ đường trên cao.
Bảng 5: Các loài cây đường Khuất Duy Tiến

Stt

1.

Tên loài

Số lượng

Sanh

5

2. Hoa sữa

1

22

Chất lượng
Tốt

Tb
5


1

Xấu


3. Sấu

95

64

4. Trứng cá

1

1

102

66

Tổng

22

9

27


9

Cây xanh trên đường Khuất Duy Tiến có mật độ tương đối, trung bình hai cây
cách nhau 7,8m nhưng phân bố không đều, có chỗ 2-3m/cây, có chỗ 10-12m/cây, có
khu vực 50-70m không có cây xanh vỉa hè, cụ thể là đoạn đường chạy qua Cục Điều
tra Điện lực, chỉ có cây xanh của UBND quận Thanh Xuân trồng ngay bên gần đường.
Với 4 loài cây được trồng thuần loài theo từng đoạn đường, tuy nhiên vẫn còn một vài
cây là do người dân tự trồng (trứng cá, hoa sữa) vẫn được duy trì.
Đường Nguyễn Quý Đức
Đường Nguyễn Quý Đức là đường được bao quanh bởi khu dân cư đông đúc,
chạy ngang qua trung tâm phường Thanh Xuân Bắc. Từ số 1 đến số 116B chiều dài là
350m, lòng đường rộng 7,4m (một bên), vỉa hè bên tay trái là 2m, vỉa hè bên tay phải
là 3,5m, dải phân cách cứng 2,2m.

23


Hình 4: Đoạn đầu đường Nguyễn Quý Đức

Hình 5 : Đoạn cuối đường Nguyễn Quý Đức

Từ số 112A11 đến nút giao đường Vũ Hữu, đường hẹp hơn với chiều rộng 7m, vỉa hè
0,7m – 1m (chỉ được một đoạn ngắn 1/10 chiều dài đường), còn lại không có vỉa hè và
lòng đường hẹp hơn nhiều.
Từ nút giao số 7 Nguyễn Quý Đức chạy đến nút giao Nguyễn Quý Đức Lương Thế Vinh có.vỉa hè bên trái rộng 3m, lòng đường rộng 9m, vỉa hè bên phải rộng
khoảng 0.5m có nơi không có vỉa hè. Vào sâu hơn từ đoạn 102E7 đến 107BE7 bên trái
có vỉa hè rộng 1,8m tuy nhiên lòng đường lại chỉ còn 4,2m do vỉa hè bên phải quá
rộng (4,7m), vỉa hè bên trái đa phần là không có cây vì người dân lấn chiếm hết vỉa
hè.
Trong phạm vi nghiên cứu, ta chỉ quy hoạch từ số 1 NQĐ đến số 117B. Bảng

dưới đây là các loại cây trên đoạn đường này.

24


Bảng 6: Các loài cây đường Nguyễn Quý Đức
STT

Tên loài

Chất lượng

Số lượng
Tốt

Tb

Xấu

1.

Hoa sữa

10

7

1

2


2.

Sấu

30

27

1

2

3.

Phượng

6

5

1

4.

Bàng

27

20


5

2

5.

Đa

3

3

0

0

6.

Cọ

42

42

0

0

7.


Lim xẹt

9

7

2

8.

Muồng vàng

1

1

9.

Bằng lăng

4

4

10.

Lộc vừng

3


2

11.

Cau vua

2

2

137

120

Tổng

1
10

7

Cây xanh đường Nguyễn Quý Đức rất đa dạng về loài, gồm 11 loài cây được
trồng lộn xộn hai bên vỉa hè, chỉ có dải phân cách được trồng đồng nhất hơn một hàng
cọ với mật độ 2,5m /cây, xen kẽ một số cây bàng đã có sẵn từ trước.
Mật độ cây trên toàn đường không hợp lý, phân bố không đồng đều, chỗ thì
không có cây xanh chỗ thì quá dày, đặc biệt có chỗ 1m/1 cây. Đa số cây đều có tán lá
rộng, không được cắt tỉa định kỳ nên nhiều cây che khuất biển báo giao thông và các
đèn cảnh báo. Ngoài ra còn có một số cây có thân không thẳng đứng, xiên xẹo gây mất
mỹ quan. Dải phân cách đoạn từ số 1 Nguyễn Quý Đức chạy vào 100m không có cây

thân gỗ hay cây cành cao chỉ có cây cọ thấp.

25


×