Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN CHO CÚT ĐẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.7 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG
BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN CHO CÚT ĐẺ

Họ và tên sinh viên : TRẦN KIM YẾN
Lớp

: DH07DY

Ngành

: Thú Y

Niên Khóa

: 2007 – 2012

Tháng 8 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************
TRANG TỰA


TRẦN KIM YẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG
BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN CHO CÚT ĐẺ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. Dương Duy Đồng

Tháng 8 năm 2012


 


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực hiện: Trần Kim Yến.
Tên khóa luận: “Ảnh hưởng của bột diệp hạ châu đắng bổ sung vào thức ăn
cho cút đẻ”.
Khóa luận đã được hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng tốt nghiệp chấm thi ngày 17 tháng 8
năm 2012.

Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng

ii 
 



LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
* Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
* Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y, quý
thầy cô khoa Khoa học cùng toàn thể cán bộ - công nhân viên của trường đã tận tình
dạy dỗ, dìu dắt, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường.
* Thầy Dương Duy Đồng và thầy Nguyễn Văn Hiệp đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học và làm đề
tài tốt nghiệp.
* Gia đình, các bạn tại trại thực nghiệm của khoa chăn nuôi thú y và tập thể
lớp Dược thú y 33 đã chia sẻ, động viên cho tôi trong thời gian học tập cũng như
thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !

Tp. HỒ CHÍ MINH
Sinh viên: Trần Kim Yến
 
 

iii 
 


TÓM TẮT LUẬN VĂN
 

Đề tài được tiến hành tại trại thực nghiệm của khoa Chăn nuôi – Thú Y,

trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM từ ngày 02/03/2012 đến ngày 19/06/2012. Ba
lô cút tương đối đồng đều về tuổi, trọng lượng, được bố trí với lô I sử dụng thức ăn
căn bản, lô II sử dụng thức ăn căn bản + 0,1 % diệp hạ châu đắng, lô III sử dụng
thức ăn căn bản + 0,2 % diệp hạ châu đắng. Sau thời gian thực hiện thí nghiệm,
một số kết quả được ghi nhận như sau:
Lô bổ sung diệp hạ châu đắng có tỉ lệ đẻ cao hơn lô đối chứng, lô II 74,10 %,
lô III 71,89 % cao hơn lô I 69,4 %. Trọng lượng trung bình trứng của lô II 9,78 g
thấp hơn lô I và lô III 9,97 g. Tỉ lệ trứng kỳ hình của lô III 0,15 % là thấp nhất, của
lô I 0,23 % là cao nhất, của lô II là 0,20 %. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của lô
I 19,14 g thấp hơn lô II 20,20 g và lô III 20,37 g. Lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 quả
trứng của lô II 26,88 g thấp hơn lô I 28,01 g và lô III 29,02 g. Lượng thức ăn tiêu
tốn cho 1 kg trứng của lô II 2,85 kg và lô III 2,92 kg cao hơn lô I 2,81 kg. Tỉ lệ nuôi
sống của lô I là cao nhất. Chất lượng trứng của 3 lô tương đối đồng đều nhau về
chiều dài, chiều rộng trứng, độ dày vỏ, màu của lòng đỏ, tỉ lệ giữa trọng lượng lòng
đỏ, trọng lượng lòng trắng và trọng lượng vỏ.
Bổ sung diệp hạ châu đắng có ảnh hưởng tới gan cút, lô II và lô III có tình
trạng gan tương đối tốt hơn lô I. Tất cả các mẫu gan được mổ khám ở lô I đều có
hiện tượng gan bị nhạt màu và thoái hóa mỡ nặng ở mức độ 3+ - 4+.

iv 
 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................ i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn .............................................................. ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................... iii
Tóm tắt ................................................................................................................. iv
Mục lục .................................................................................................................. v

Danh sách các bảng ............................................................................................ viii
Danh sách các biểu đồ .......................................................................................... ix
Danh sách các hình ................................................................................................ x
Chương 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ....................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích....................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây diệp hạ châu đắng .................................................. 3
2.1.1 Sơ lược về cây diệp hạ châu đắng ................................................................ 3
2.1.1.1 Phân loại .................................................................................................... 3
2.1.1.2 Nguồn gốc ................................................................................................. 3
2.1.1.3 Phân bố ...................................................................................................... 3
2.1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ........................................................... 4
2.1.2 Thành phần các hợp chất trong cây diệp hạ châu đắng ............................... 5
2.1.3 Tác dụng sinh học của cây diệp hạ châu đắng ............................................. 6
2.1.3.1 Một số công dụng sinh học ....................................................................... 6
2.1.3.2 Một số ứng dụng dược lý .......................................................................... 7
2.1.3.3 Một số nghiên cứu trên động vật ............................................................... 9


 


2.1.4 Ứng dụng của diệp hạ châu đắng trong đời sống và chăn nuôi, thủy sản .... 9
2.2 Giới thiệu sơ lược về chim cút ...................................................................... 10
2.2.1 Vị trí phân loại ........................................................................................... 10
2.2.2 Nguồn gốc .................................................................................................. 10
2.2.2.1 Trên thế giới ............................................................................................ 10

2.2.2.2 Ở Việt Nam ............................................................................................. 11
2.2.3 Một số đặc tính sinh lý của cút .................................................................. 11
2.2.4 Một số chỉ tiêu về năng suất trứng, trọng lượng trứng và thành phần hóa học
của trứng và thịt cút ............................................................................................. 12
2.2.4.1 Năng suất trứng ....................................................................................... 12
2.2.4.2 Trọng lượng trứng ................................................................................... 13
2.2.4.3 Thành phần hóa học của trứng và thịt cút ............................................... 13
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................... 16
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................. 16
3.2 Nội dung thí nghiệm ...................................................................................... 16
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 16
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm ................................................................................. 16
3.3.2 Vật liệu ....................................................................................................... 16
3.3.3 Cách bố trí thí nghiệm ................................................................................ 16
3.4 Điều kiện tiến hành thí nghiệm ..................................................................... 17
3.4.1 Chuồng trại ................................................................................................. 17
3.4.2 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng .................................................................. 18
3.4.3 Qui trình sử dụng thuốc và vaccine ............................................................ 19
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 19
3.5.1 Tỉ lệ đẻ ........................................................................................................ 19
3.5.2 Trọng lượng trứng bình quân hàng tuần .................................................... 19
3.5.3 Tỉ lệ trứng kỳ hình ...................................................................................... 19
3.5.4 Đánh giá phẩm chất trứng .......................................................................... 20
3.5.5 Sự sử dụng thức ăn ..................................................................................... 21

vi 
 


3.5.6 Tỉ lệ nuôi sống ............................................................................................ 21

3.5.7 Bệnh tích đại thể và vi thể của gan ............................................................ 21
3.5.8 Hiệu quả kinh tế ......................................................................................... 21
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 22
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................. 23
4.1 Ảnh hưởng của bổ sung diệp hạ châu đắng đến năng suất sinh sản và phẩm chất
trứng trên cút đẻ .................................................................................................. 23
4.1.1 Tỉ lệ đẻ........................................................................................................ 23
4.1.2 Trọng lượng trứng bình quân hàng tuần .................................................... 26
4.1.3 Tỉ lệ trứng kỳ hình ...................................................................................... 28
4.1.4 Đánh giá phẩm chất trứng .......................................................................... 29
4.1.5 Sự sử dụng thức ăn ...................................................................................... 30
4.1.5.1 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày .......................................................... 30
4.1.5.2 Tiêu tốn thức ăn cho 1 quả trứng ............................................................ 32
4.1.5.3 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng .............................................................. 34
4.1.6 Tỉ lệ nuôi sống ............................................................................................ 35
4.2 Tác động của bổ sung diệp hạ châu đắng đến gan trên cút đẻ ...................... 36
4.2.1 Bệnh tích đại thể của gan ........................................................................... 36
4.2.2 Mẫu phân tích vi thể của gan ..................................................................... 37
4.3 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 40
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 40
5.2 Đề nghị .......................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 41
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 44

vii 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG

 

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của trứng cút ....................................................... 14
Bảng 2.2 So sánh thành phần trứng cút và trứng gà ........................................... 14
Bảng 2.3 Thành phần hóa học của thịt cút so với thịt bò và thịt gà .................... 15
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................ 17
Bảng 3.2 Qui trình sử dụng thuốc và vaccine ..................................................... 19
Bảng 4.1 Tỉ lệ đẻ trứng qua các tuần .................................................................. 24
Bảng 4.2 Trọng lượng trứng bình quân hàng tuần .............................................. 26
Bảng 4.3 Tỉ lệ trứng kỳ hình qua các tuần .......................................................... 28
Bảng 4.4 Đánh giá phẩm chất trứng .................................................................... 30
Bảng 4.5 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ....................................................... 31
Bảng 4.6 Tiêu tốn thức ăn cho 1 quả trứng ......................................................... 33
Bảng 4.7 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng ........................................................... 34
Bảng 4.8 Tỉ lệ nuôi sống ..................................................................................... 35
Bảng 4.9 Bệnh tích đại thể của gan cút ............................................................... 36
Bảng 4.10 Mẫu phân tích vi thể của gan cút ....................................................... 37
Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế của cút đẻ ............................................................... 39

 
 

viii 
 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
 

Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ đẻ qua các tuần ........................................................................ 24

Biểu đồ 4.2 Trọng lượng trứng bình quân hàng tuần .......................................... 27
Biểu đồ 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ................................................... 31
Biểu đồ 4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1 quả trứng ..................................................... 33
Biểu đồ 4.5 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng ...................................................... 34
Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ nuôi sống ................................................................................. 35

ix 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
 

Hình 2.1 Cây diệp hạ châu đắng ........................................................................... 4
Hình 2.2 Công thức cấu tạo các lignan chính ở cây diệp hạ châu đắng ................ 5
Hình 3.1 Chuồng tầng nuôi cút ........................................................................... 18
Hình 3.2 Thước vi cấp ......................................................................................... 20
Hình 3.3 Quạt so màu .......................................................................................... 20
Hình 4.1 Trứng cút .............................................................................................. 25
Hình 4.2 Trứng có vỏ không bông ....................................................................... 29
Hình 4.3 Mô gan bình thường ............................................................................. 37
Hình 4.4 Gan thoái hóa mỡ ở mức độ 1+ ............................................................ 38
Hình 4.5 Gan thoái hóa mỡ ở mức độ 2+ ............................................................. 38
Hình 4.6 Gan thoái hóa mỡ ở mức độ 3+ ............................................................. 38


 


Chương 1

MỞ ĐẦU
 

1.1 Đặt vấn đề
Đối với nước ta dược liệu có một vị trí rất quan trọng. Từ ngày xưa con người
đã biết sử dụng dược liệu trong việc phòng và trị bệnh. Đến ngày nay vai trò của
dược liệu càng được nâng cao hơn, không chỉ trong nhân y mà còn ứng dụng cả
trong thú y. Và một trong số những loại dược liệu ở nước ta được biết đến với công
dụng trị các bệnh trên gan, thận trong sách y học cổ truyền và dân gian là cây diệp
hạ châu đắng hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa. Các chất có hoạt tính sinh học cao
trong cây diệp hạ châu đã được các nhà khoa học tìm ra như niranthin,
hypophyllanthin, phyllanthin... có tác dụng tiêu độc, sát trùng, thông huyết, lợi tiểu,
đặc biệt là có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ gan, giúp cho quá trình hấp thu
và trao đổi chất của cơ thể luôn hoạt động tốt, cải thiện tăng trọng, kích thích hệ
thống miễn dịch, giúp nâng cao sức đề kháng với mầm bệnh. Tuy nhiên việc ứng
dụng cây diệp hạ châu trong ngành chăn nuôi gia cầm vẫn chưa được nghiên cứu
kỹ.
Với xu thế chăn nuôi theo hướng sinh học để bảo đảm chất lượng đầu ra của
sản phẩm như hiện nay thì việc ứng dụng dược liệu trong thú y là rất cần thiết đối
với ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng. Trong những
năm gần đây, nhu cầu của con người trong việc sử dụng các sản phẩm từ cút tăng
cao nên ngành chăn nuôi cút phát triển mạnh mẽ và đã cung cấp một lượng lớn thịt
và trứng cút để phục vụ đời sống con người. Cút đẻ có thời gian nuôi lâu hơn cút
thịt, do đó việc sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm cao trong thời gian dài sẽ rất dễ
ảnh hưởng đến gan. Vậy liệu dùng cây diệp hạ châu bổ sung vào thức ăn cho cút đẻ
có giúp tăng cường chức năng gan cho cút được hay không?


 



Xuất phát từ vấn đề đó, được sự cho phép của ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi
– Thú Y, bộ môn Dinh Dưỡng và sự đồng ý của trại thực nghiệm khoa Chăn Nuôi –
Thú Y, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Dương Duy Đồng, chúng tôi thực hiện đề tài
“Ảnh hưởng của bột diệp hạ châu đắng bổ sung vào thức ăn cho cút đẻ”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu khả năng của cây diệp hạ châu đắng khi được bổ sung vào thức ăn
chăn nuôi nhằm tăng cường chức năng gan và tăng năng suất chăn nuôi.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sản lượng, chất lượng trứng và hệ số chuyển hóa
thức ăn của từng lô thí nghiệm.
Mổ khảo sát để xem bệnh tích đại thể và vi thể của gan ở mỗi lô thí nghiệm.
 

 


 


Chương 2
TỔNG QUAN
 

2.1 Giới thiệu sơ lược về cây diệp hạ châu đắng
2.1.1 Sơ lược về cây diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus)
2.1.1.1 Phân loại
Giới:


Plantae (giới thực vật)

Ngành: Angiospermae (thực vật hạt kín)
Lớp:

Dicotyledineae (lớp hai lá mầm)

Bộ:

Tubiflorae

Họ:

Euphorbiaceae (họ thầu dầu)

Giống: Phyllanthus
Loài: Phyllanthus amarus Schum. et Thonn
2.1.1.2 Nguồn gốc
Trên thế giới hiện nay, người ta đã phát hiện chi Phyllanthus L., họ thầu dầu
(Euphorbiaceae) có khoảng 700 loài, bao gồm từ những cây thân thảo, cây thân bụi
đến những cây thân gỗ nhỏ (Phan Văn Dân, 2009). Ở Việt Nam, theo tài liệu của
Phạm Hoàng Hộ có 53 loài Phyllanthus. Tên của chi (Phyllanthus) dựa trên đặc
điểm sắp xếp hoa của loại hoa này. Trong tiếng Hy lạp, phyllon nghĩa là lá và
anthos nghĩa là hoa, diễn tả cách sắp xếp hoa nằm treo bên dưới lá.
Nguồn gốc của cây diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum.et Thonn)
cho đến này vẫn chưa được xác định rõ. Thế nhưng, với một số bằng chứng về phân
loại học cho thấy nhiều khả năng loài cây này xuất phát từ West Indies (vùng
Caribbean) (Jain N. và ctv, 2003).
2.1.1.3 Phân bố
Cây diệp hạ châu đắng có phân bố rộng khắp trên thế giới nhưng phân tán

trên các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: rừng nhiệt đới Amazon (Brazil), Ấn Độ,


 


Trung Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia,
Myanmar, Phillipines), Trung Mỹ (Mexico, Cuba, Paraguay, Bahamas, v.v.), Peru,
Nam Phi, Florida và Texas (Mỹ) (Ngô Đức Trọng, 2008).
Ở Việt Nam, cây diệp hạ châu đắng cũng thấy rải rác khắp nơi, từ các tỉnh ở
vùng đồng bằng, ven biển, các đảo lớn đến các tỉnh ở trung du và miền núi. Điển
hình như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Giang,…
2.1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cây diệp hạ châu đắng là một loại cây thân thảo, sống hằng năm. Toàn cây
có thân màu xanh, thân nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành nhỏ, cao khoảng 30 – 50
cm, có khi lên tới 80 cm. Lá mọc so le, lưỡng hệ, trông như lá kép, phiến lá thuôn,
dài 5 - 15 mm, rộng 2 - 5 mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên, không cuống hoặc
cuống rất ngắn, có màu lục sẫm ở trên, màu xanh lơ ở mặt dưới. Hoa đơn tính ở
nách lá, màu lục nhạt, không có cánh hoa. Hoa đực có cuống ngắn, sắp xếp ở phía
dưới các hoa cái. Hoa cái có cuống dài hơn hoa đực. Quả nang nhẵn, hình cầu nhỏ,
đường kính 2 mm, chia thành 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có 2 van chứa 2 hạt. Hạt hình
ba mặt, hình trứng, màu nâu đỏ, hơi xám nhạt, đường kính 1 mm, có cạnh dọc và
lằn ngang.

Hình 2.1 Cây diệp hạ châu đắng (Nguồn: Quách Tuấn Vinh, 2012)


 



Cây thường mọc ở đất ẩm trong vườn, ruộng trồng hoa màu, ven đường đi
hay trên nương rẫy. Cây con mọc từ hạt thường xuất hiện vào khoảng cuối mùa
xuân, sinh trưởng nhanh chóng trong vòng 2 tháng của mùa hè, sau đó ra hoa quả và
tàn lụi. Toàn bộ vòng đời của cây chỉ kéo dài từ 3 - 4 tháng. Hạt của cây diệp hạ
châu đắng tồn tại trên mặt đất từ 7 - 8 tháng vẫn có thể nẩy mầm.
2.1.2 Thành phần các hợp chất trong cây diệp hạ châu đắng
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như
Việt Nam đã phát hiện và định danh được một số thành phần hóa học như lignan,
alkaloid, tanin, steroid,… Các hợp chất đã được ly trích từ cây diệp hạ châu đắng
cho đến nay bao gồm các nhóm chính:

Phyllanthin 

Hypophyllathin 
Niranthin 

Hình 2.2 Công thức cấu tạo các lignan chính ở cây diệp hạ châu đắng (Phyllanthus
amarus Schum. et Thonn) (Trích dẫn bởi Vũ Duy Hưng, 2011)


 


- Lignan: Phyllanthin, hypophyllanthin, niranthin, nirtetralin và phyltetralin
Phyllanthin (C24H34O6): có dạng tinh thể hình kim ngắn, không màu, nhiệt độ
nóng chảy 96 0C.
Hypophyllanthin (C24H30O7): được kết tinh trong ete dầu hỏa có dạng tinh
thể hình kim dài, không màu, nhiệt độ nóng chảy 128 0C.
Niranthin (C24H32O7): kết tinh trong n – Hexan, tinh thể hình kim, không
màu, nhiệt độ nóng chảy 67 – 69 0C.

- Tannin: amariin, gallocatechin, corilagin, 1,6 – digalloylglucopyranoside.
- Ellagitannin: geraniin, phyllanthusiin D, amariinic acid, elaeocarpusin,
repandusinic acid A, geraniinic acid B.
- Flavonoid: Isoquercetin.
-

Alkaloid:

phyllanthine,

securinine,

norsecurinine,

isobubbialine,

epibubbialine.
- Hợp chất phenol: gallic acid, ellagic acid, dotriacontanyl docosanoate,
triacontanol, oleanolic acid, ursolic acid.
- Dẫn xuất chroman: 4,4,8 – trimethoxy chroman.
2.1.3 Tác dụng sinh học của cây diệp hạ châu đắng
2.1.3.1 Một số công dụng sinh học
Diệp hạ châu đắng có vị hơi đắng, tính mát có tác dụng tiêu độc, sát trùng,
thông huyết, điều kinh, lợi tiểu, thống sữa. Được dùng để làm thuốc trị viêm gan,
vàng da, sốt, đau mắt, rắn cắn. Dùng ngoài da, cả cây giã nhuyễn, đắp hoặc lấy
nước cốt bôi trị mụn nhọt, lở ngứa.
Diệp hạ châu đắng được dùng trong y học cổ truyền Thái Lan trị vàng da.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, diệp hạ châu đắng là thuốc làm săn, khai thông, sát
khuẩn, lợi tiểu và được dùng trị vàng da, khó tiêu, lỵ, phù, các bệnh của hệ niệu sinh
dục, bệnh lậu và đái tháo đường. Nước sắc chồi non trị lỵ, rễ tươi trị vàng da, lá là

thuốc lợi tiêu hoá, ép lá dùng đắp trị lở loét. Người ta còn dùng lá và rễ khô tán nhỏ
làm thành bột nhão đắp các vết thương sưng tấy và loét. Ở Peru, người dân uống
nước sắc phần trên mặt đất làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi mật và sỏi thận. Ở một số nước


 


Nam Mỹ, cây diệp hạ châu đắng được dùng trị sốt rét, sỏi thận, sỏi bàng quang, các
rối loạn về tiết niệu nói chung và còn có tác dụng gây sẩy thai.
Ở Haiti, người dân uống nước sắc từ lá cây diệp hạ châu đắng và tắm với
nước ngâm lá để trị sốt. Từ đảo Hải Nam đến Indonesia, người dân uống nước sắc
hoặc nước từ cây diệp hạ châu đắng làm thuốc lợi tiểu trị bệnh thận và gan, bệnh
hoa liễu, đau bụng, làm thuốc trị long đờm trị ho trẻ em, hạ sốt, điều kinh và trị tiêu
chảy. Nước sắc toàn cây là thuốc bổ dạ dày. Lá giã nát đắp trị vết thương và bệnh
ngoài da.
Ở Papua New Guinea, nước từ toàn bộ cây để nguội trị đau đầu hoặc nhức
nửa đầu. Các thầy thuốc cổ truyền ở Tanzania dùng cao nước phần trên mặt đất của
cây diệp hạ châu đắng trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Ở Nigeria,
cao nước từ cây khô trị bệnh tiêu chảy, lá nhai nuốt nước trị ho kéo dài, và sắc uống
làm đỡ đau dạ dày.
Ở Tây Ấn Độ, cây diệp hạ châu đắng được dùng trị giun trẻ em và ở
Rarotonga trị đau tai. Ở Bờ Biển Ngà, người dân uống nước sắc lá để làm đẻ dễ
trong trường hợp đẻ khó, trị vàng da, nôn, đau họng, đau gian sườn, đau mình mẩy
kèm theo sốt và phù, bệnh lậu và bệnh về da (Đỗ Huy Bích và ctv, 2002).
2.1.3.2 Một số ứng dụng dược lý
Dựa trên cơ sở những kinh nghiệm nêu trên, cây diệp hạ châu đắng đã được
nghiên cứu ứng dụng dưới dạng cao trên súc vật thí nghiệm. Kết quả cho thấy thuốc
có tác dụng bảo vệ gan tốt, kể cả trường hợp bị xơ gan bằng việc giảm hàm lượng
collagen trong máu. Thuốc cũng được thử nghiệm cho những người mang virut

viêm gan B.
Năm 1977 một nhóm bác sĩ Việt Nam, khoa tiêu hoá, gan, mật đã sử dụng
bài thuốc gia truyền của Lương y Trần Xuân Thiện gồm 3 vị là diệp hạ châu đắng,
xuyên tâm liên, quả dành dành để điều trị cho những người có kết quả xét nghiệm
dương tính với kháng nguyên bề mặt virut viêm gan B (HBsAg). Sau một thời gian
điều trị, kết quả xét nghiệm âm tính được coi là khỏi. Tỷ lệ đạt 26/98 bệnh nhân.
Ngoài ra, thuốc còn giúp cơ thể người dùng sản xuất kháng thể chống HBsAg


 


(59/98 người). Liều điều trị trung bình 4 - 5 tháng (trích dẫn bởi Phạm Hữu Phước,
2010).
Năm 1988 các tác giả Blunberg và Thiogarajan công bố đã điều trị 37 bệnh
nhân viêm gan siêu vi B bằng cây diệp hạ châu Phyllanthus amarus và Phyllanthus
niruri đạt kết quả âm tính 22/37 bệnh nhân sau 30 ngày. Các tác giả còn chứng minh
Phyllanthus amarus có chứa chất làm ức chế men polymerase DNA của virus viêm
gan siêu vi B (trích dẫn bởi Phạm Hữu Phước, 2010).
Trong những năm gần đây, trường y dược dân tộc và Bệnh viện Nhân dân
115 thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Học viện quân y nghiên cứu thành
công khả năng điều trị viêm gan virut trên chuột bạch bằng chất chiết hepamarin
được bào chế từ cây diệp hạ châu đắng. Công trình này dựa trên cơ sở nghiên cứu
của bác sỹ Blumberg và cộng sự (1988 - 1990) (trích dẫn bởi Phạm Hữu Phước,
2010).
Cao cây diệp hạ châu đắng có tác dụng bảo vệ gan trên chuột bạch thí
nghiệm đã được cấy nhiễm độc gan bằng carbon tetraclorid. Thuốc có tác dụng làm
giảm hàm lượng colagen trong máu và làm giảm mức độ xơ gan ở động vật điều trị
so với đối chứng. Thuốc có tác dụng lợi tiểu, chống oxy hoá và có độ an toàn cao
trong thử nghiệm. Các lignan phyllanthin và hypophyllanthin trong cây diệp hạ

châu đắng có tác dụng bảo vệ tế bào gan chuột bạch thí nghiệm chống lại các tác
dụng độc hại tế bào gây ra bởi carbon tetraclorid và galactosamin.
Cao nước từ cây diệp hạ châu đắng có tác dụng hạ đường máu ở thỏ bình
thường và thỏ gây đái tháo đường với alloxan. Cao làm hạ đường máu ngay cả khi
cho thỏ uống 1 giờ sau khi cho uống glucose, và hoạt tính hạ đường máu của cây
diệp hạ châu đắng cao hơn tolbutamid.
Toàn cây diệp hạ châu đắng có tác dụng gây hạ đường máu, hạ áp và lợi tiểu
ở người. Cây cũng có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Toàn cây làm giảm
hoạt động của đường tiêu hoá, làm chậm sự tống thức ăn khỏi dạ dày chuột bạch,
gây dãn đáy dạ dày và hồi tràng. Cao cốt làm giảm khả năng sinh sản của chuột
đực.


 


Diệp hạ châu đắng đã được bào chế dưới dạng trà thuốc với tác dụng mát
gan, phòng và chữa viêm gan, vàng da (trích dẫn bởi Phạm Hữu Phước, 2010).
2.1.3.3 Một số nghiên cứu trên động vật
Dựa trên tác động tốt trên gan các nhà nghiên cứu đã dùng cây diệp hạ châu
đắng trong khẩu phần ăn của chúng thấy có hiệu quả cao trong việc tăng trọng.
Phạm Hữu Phước (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất chiết diệp hạ châu
(Phyllanthus amarus Schum.et Thonn) đến năng suất và một số chỉ tiêu sinh lý –
sinh hóa máu heo con sau cai sữa cho thấy rằng bổ sung diệp hạ châu vào thức ăn
làm tăng lượng thức ăn ăn vào, giúp heo tiêu hóa tốt, tăng trọng nhanh, tỉ lệ bệnh
thấp, không gây độc cho cơ thể.
Sản phẩm diệp hạ châu đắng có công dụng phòng ngừa bệnh đốm trắng trên
tôm sú (Penaeus monodon). Thành phần chính của sản phẩm là hoạt chất
phyllanthin và hypophyllanthin chiết xuất từ cây diệp hạ châu đắng (Phyllanthus
amarus) có tác dụng ức chế sự phát triển của virus gây hội chứng đốm trắng nghiên

cứu tại viện Ngiên cứu nuôi trồng Thủy Sản 2 (trích dẫn bởi Vũ Duy Hưng, 2011).
Dùng diệp hạ châu đắng trong chăn nuôi gia cầm như chăn nuôi gà thịt
chống nhiễm độc tố nấm mốc aflatoxin (Sundaresan và ctv, 2005).
Tác động của chiết xuất diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus) có tác dụng
giải độc gan, được đánh giá cao trong việc bảo vệ heo khỏi độc tố fumonisin đối với
hiệu suất tăng trưởng, bệnh lý học và hóa sinh của máu (Nguyễn Hiếu Phương,
2010).
Chiết xuất ethanolic của diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus) có tác dụng
bảo vệ gan của chuột bạch khỏi độc tố nấm mốc aflatoxin B1 (Farah Naaz và ctv,
2007).
2.1.4 Ứng dụng của diệp hạ châu đắng trong đời sống và chăn nuôi, thủy sản
Biết được công dụng quý giá đối với y học, cây diệp hạ châu đắng đã được
chú ý trong những năm gần đây, theo sau đó là việc canh tác, sản xuất và thương
mại số lượng lớn loại cây này. Trong vòng hai năm 2004 – 2005 tại Ấn Độ đã có
nhu cầu về 3000 tấn cây tươi các loại cây thuộc chi Phyllanthus, trong đó có


 


Phyllanthus amarus (Schum. et Thonn.). Tuy nhiên sản lượng cây diệp hạ châu
đắng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu này. Bên cạnh đó, phần lớn sản phẩm của cây
diệp hạ châu đắng hiện nay vẫn chỉ được bán dưới dạng cây sấy khô dạng thô hoặc
trà khô (trích dẫn bởi Vũ Duy Hưng, 2011).
Để nâng cao giá trị thương mại của cây diệp hạ châu đắng cần có hình thức
quảng cáo tốt, cải thiện giống tốt và chất lượng nguyên liệu, cần thiết phải sản xuất
những sản phẩm tinh chế với chất lượng tốt hơn.
2.2 Giới thiệu sơ lược về chim cút
2.2.1 Vị trí phân loại
Từ điển bách khoa việt nam, tập I (1995) có phân loại như sau:

Chim cút thuộc
Ngành

Chordata

Ngành phụ

Vertebrata

Tổng lớp

Tetrapoda

Lớp

Chim (Aves)

Bộ

Gà (Galliformes)

Họ

Trĩ (Phasianidae)

Giống

Cun cút (Curturnix)

Loài


Curturnix japonics

(Loài này do người Nhật tuyển chọn và lai tạo).
2.2.2 Nguồn gốc
2.2.2.1 Trên thế giới
Theo tài liệu cổ, người ta thấy chim cút xuất hiện cách đây 6000 năm ở Ai
Cập. Vào thời các vua có dòng họ Pharaon bắt dân chúng đày đi xây dựng các kim
tự tháp, người lao động sống nhờ bắt chim cút bên bờ sông Nile để ăn, một loài
chim cút mang tên Pharaon cũng xuất hiện từ đó.
Người Nhật đã thuần hóa được giống chim cút hoang từ thế kỷ 11, sau đó
phân bố rộng rãi khắp Châu Âu và Châu Á. Ở Mỹ đến năm 1870 chim cút cũng
được giới thiệu ở đây và nhanh chóng được người chăn nuôi chấp nhận. Ngày nay

10 
 


chim cút đã được phân bố rộng khắp thế giới, các quốc gia không ngừng chọn lọc
và lai tạo, tạo nên những giống riêng biệt và năng suất cao. Ngoài giống cút
Curturnix japonics do người Nhật tuyển chọn và lai tạo ở trên, một số giống cút nổi
tiếng khác cũng được biết đến là :
Machurian Golden: giống ở Mãn Châu, lông vàng rơm.
Bristish Range: gốc ở Anh, lông đen tuyền.
English White: gốc ở Anh, lông màu trắng.
Bobwhite: được ưa chuông ở Mỹ, lông nâu sẫm.
Tùy theo nhu cầu thị hiếu mà các giống cút được chọn lựa theo hướng thịt,
hướng trứng hoặc nuôi làm cảnh.
2.2.2.2 Ở Việt Nam
Chim cút được nhập vào Việt Nam từ những năm 1970, đã nhanh chóng

chiếm được sự ái mộ của người dân. Ở miền Nam, chim cút được nhập vào những
năm cuối thập kỷ 60. Ở miền Bắc, viện chăn nuôi Hà Nội cũng nhập về nuôi vào
những năm 1971-1972. Từ trước đến nay người Việt Nam không ngừng lai tạo giữa
các giống nhập về ban đầu với các giống nhập sau này để tạo ra các giống lai có
năng suất thịt, trứng cao hơn các thế hệ trước. Hiện nay các giống cút đang được
nuôi phổ biến ở nước ta là giống cút lai, kết quả từ sự lai tạo của con mái giống cút
Nhật với con trống giống Bobwhite, tuy nhiên chim cút được nuôi phổ biến vẫn còn
mang nhiều máu giống cút Nhật hơn do thành tích sinh sản cao của nó.
2.2.3 Một số đặc tính sinh lý của cút
Sinh lý máu và thân nhiệt
- Theo Huỳnh Thị Minh (1990), cút con 1 ngày tuổi có hồng cầu 1,94
triệu/mm3, bạch cầu 7000/mm3.
- Theo Lâm Thị Minh Thuận (1997), thân nhiệt chim cút 420C - 430C.
Trọng lượng cút 1 ngày tuổi
- Theo Đào Đức Long và cộng sự (1999), trọng lượng cút 1 ngày tuổi là 6 - 12
gram.
- Theo Lâm Thị Minh Thuận (1997), trọng lượng cút 1 ngày tuổi là 6 - 7 gram.

11 
 


Trọng lượng cút lúc trưởng thành
- Theo Lâm Thị Minh Thuận (1997), trọng lượng lúc trưởng thành của con mái
120 - 130 gram, của con trống 140 - 150 gram.
- Theo Sam K.Varghese (1998), trọng lượng lúc trưởng thành của con mái là
120 - 160 gram, của con trống là 100 - 140 gram (trích dẫn bởi Nguyễn Tuấn Đạt).
- Theo Nguyễn Xuân Bình và cộng sự (1999), chim cút vào lúc 6 tháng tuổi
con mái đạt được 150 - 170 gram.
Tuổi đẻ trứng đầu tiên

- Theo Lê Thị Long Vân (1989) tuổi đẻ trứng đầu tiên là 5 tuần tuổi.
- Theo Sam K.Varghese (1998) tuổi đẻ trứng đầu tiên là 6 tuần tuổi (trích dẫn
bởi Nguyễn Tuấn Đạt).
Thời gian ấp nở
- Theo Sam K.Varghese (1998) thời gian ấp nở từ 14 - 19 ngày (trích dẫn bởi
Nguyễn Tuấn Đạt).
- Theo Lee và Febiger (1968) thời gian ấp nở từ 15 - 16 ngày (trích dẫn bởi
Nguyễn Tuấn Đạt).
- Theo Lâm Thị Minh Thuận (1997) thời gian ấp nở từ 16 - 17 ngày.
Tuổi thành thục
- Theo Sam K.Varghese (1998) tuổi thành thục của cút là 5 - 6 tuần tuổi (trích
dẫn bởi Nguyễn Tuấn Đạt).
- Theo Lee và Febiger (1968) tuổi thành thục về giới tính của chim cút là 6-8
tuần tuổi (trích dẫn bởi Nguyễn Tuấn Đạt).
- Theo Lâm Thị Minh Thuận (1997), có thể khai thác trứng giống vào tuần tuổi
thứ 8 - 40 với tỉ lệ trống mái là 1:4.
- Theo Stan Redfern (1990), 5 - 8 trống trên 10 mái thì cho kết quả thụ tinh cao
nhất (trích dẫn bởi Nguyễn Tuấn Đạt).
2.2.4 Một số chỉ tiêu về năng suất trứng, trọng lượng trứng và thành phần hóa
học của trứng và thịt cút
2.2.4.1 Năng suất trứng

12 
 


Theo Nguyễn Thị Ngọc Lan (2000), thời gian đẻ trứng có thể khai thác đến
60 tuần, sau đó tỉ lệ giảm. Thời gian này có thể sớm hơn hoặc trễ hơn tùy thuộc vào
tỉ lệ đẻ thực tế do nuôi dưỡng.
Theo Lâm Thị Minh Thuận (1997), năng suất trứng là 290 - 310 trứng/năm,

gấp 24 - 25 lần thể trọng của chim cút đẻ, so với gà mái đẻ thì chỉ gấp 8 - 10 lần thể
trọng.
Theo Sam K.Varghese (1998), năng suất trứng là 200 - 300 trứng/năm
(trích dẫn bởi Nguyễn Tuấn Đạt).
Theo Tô Du (1996), năng suất trứng là 250 - 340 trứng/ năm.
Theo Nguyễn Xuân Bình và cộng sự (1999), năng suất trứng là 300 - 360
trứng/ năm.
2.2.4.2 Trọng lượng trứng
Theo Lee và Febiger (1968) thì trọng lượng trứng là 10 gram (trích dẫn bởi
Nguyễn Tuấn Đạt).
Theo Lâm Minh Thuận (2002) thì trọng lượng trứng thay đổi từ 11 - 15
gram.
2.2.4.3 Thành phần hóa học của trứng và thịt cút

13 
 


Thành phần trứng cút
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của trứng cút
Thành phần

Đơn vị tính

Trứng cút
Lòng trắng (1)

Lòng đỏ (2)

Nước


(%)

66,04

19,30

Protein

(%)

12,43

15,43

Lipid

(%)

0,18

16,06

Chất khoáng

(%)

0,94

0,20


Calcium

(mg %)

10,00

-

Phosphor

(mg %)

-

200,00

Lecitin

(%)

-

12,54

Cholesterole

(mg %)

-


1000,00

(Trích dẫn bởi Trần Cao Vân, 1999)
Chú thích
(mg %) là số mg trong 100 gr.
(1) Phạm Văn Tất, 1969
(2) Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội.

Bảng 2.2 So sánh thành phần trứng cút và trứng gà
Thành phần (%)

Trứng gà

Trứng cút

Lòng đỏ

30

31,9

Lòng trắng

59

47,4

Vỏ trứng


11

20,7
(Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2000)

14 
 


×