BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ
ĐƯỢC MỔ KHÁM TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ NGỌC THẮM
Lớp: DH07DY
Nghành: Dược Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012
Tháng 08/2012
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************************
TRẦN THỊ NGỌC THẮM
KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ
ĐƯỢC MỔ KHÁM TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
TRƯỜNGĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu cấp bằng Dược sỹ thú y
Giáo viên hướng dẫn
TS.NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
Th.S NGUYỄN THỊ THU NĂM
Tháng 08/2012
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Thắm
Tên luận văn “Khảo sát các bệnh trên gà được mổ khám tại Bệnh Viện Thú Y
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y
Ngày ……tháng……năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
Thư Kí Hội Đồng
TS. Nguyễn Thị Phước Ninh
Th.S Nguyễn Kiên Cường
ii
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: cha mẹ người đã sinh thành, nuôi
dưỡng tôi.
Gia đình đã tạo điều kiện, hỗ trợ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện đề tài.
Quí thầy cô của Trường Đại học Nông Lâm và khoa Chăn Nuôi Thú Y đã
truyền đạt và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
TS. Nguyễn Thị Phước Ninh và Th.S Nguyễn Thị Thu Năm là người đã trực tiếp hướng
dẫn và giành nhiều ý kiến quý báu giúp em hoàn tất bài khoá luận tốt nghiệp.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y và Ban Giám Hiệu trường đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban Giám Đốc Bệnh Viện Thú Y Trường Đại học Nông Lâm cùng toàn thể
cán bộ công nhân viên đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ, và chỉ bảo em
trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Các bạn bè đã chia sẽ cùng tôi những vui buồn và động viên tôi trong thời
gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn.
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát các bệnh thường gặp trên gà được mổ khám tại Bệnh Viện
Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ
30/01/2012 đến 30/06/2012. Trong quá trình khảo sát chúng tôi đã tiến hành mổ
khám 140 ca gà nghi bệnh, làm tiêu bản vi thể 30 ca, phân lập vi khuẩn E.coli 24
ca, xem tươi cầu trùng 15 ca. Kết quả thu được như sau:
Tỷ lệ gà nghi bệnh Newcastle là 37,85%, viêm phế quản truyền nhiễm
(36,43%), giun sán (17,86%), Marek (10,71%), bệnh do C.CRD (17,14%), tụ huyết
trùng (12,14%), bệnh do cầu trùng (17,86%), Gumboro (3,57%), sổ mũi truyền
nhiễm (2,86%). Kết quả thử kháng sinh đồ cho thấy E.coli chỉ còn nhạy với
neomycin (90%), norfloxacin (80%), colistin (80%).
Theo dõi hiệu quả điều trị 140 ca gà thì có 98 ca khỏi bệnh, 37 ca giảm bệnh,
còn lại 5 ca không khỏi bệnh.
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cám ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt luận văn.........................................................................................................iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix
Danh sách các hình......................................................................................................1
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................2
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................2
1.2 Mục đích yêu cầu .................................................................................................3
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................3
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1 Bệnh do virus ........................................................................................................ 3
2.1.1 Bệnh Dịch tả gà (Newcastle Disease, ND) ........................................................ 3
2.1.2 Bệnh Marek (Marek’s Disease – MD) ............................................................... 8
2.1.3 Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis, IB) ...................... 11
2.2 Bệnh do vi trùng .................................................................................................. 15
2.2.1 Bệnh tụ huyết trùng (Fowl cholera) ................................................................ 15
2.2.2 Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Infectious coryza) ............................................... 18
2.2.3 Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ......................................................................... 20
2.2.4 Bệnh do Nấm phổi gia cầm ............................................................................. 23
2.2.5 Bệnh cầu trùng ................................................................................................26
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................28
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ...........................................................................28
v
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................28
3.3 Nội dung khảo sát................................................................................................28
3.3.1 Vật liệu .............................................................................................................28
3.3.2 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng ....................................................................28
3.3.2.1 Lập biên bản mổ khám ..................................................................................28
3.3.2.2 Khám lâm sàng .............................................................................................29
3.3.2.3 Mổ khám .......................................................................................................29
3.3.2.4 Cách mổ khám...............................................................................................29
3.3.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm ...........................................................................30
3.3.3.1 Qui trình cắt mẫu vi thể.................................................................................31
3.3.3.2 Nuôi cấy phân lập E.coli và làm kháng sinh đồ ............................................31
3.3.4 Xem tươi cầu trùng ..........................................................................................34
3.4 Hiệu quả điều trị ..................................................................................................34
3.5 Công thức tính các chỉ tiêu khảo sát ...................................................................34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................35
4.1 Tình hình các bệnh mổ trên gà được chẩn đoán tại Bệnh Viện Thú Y ...............35
4.2 Tỷ lệ bệnh ghép được mổ khám tại Bệnh Viện Thú Y ........................................36
4.3 Triệu chứng và bệnh tích trên gà đã được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh Viện
Thú Y .........................................................................................................................38
4.3.1 Bệnh Newcastle ................................................................................................38
4.3.2 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) ..........................................................41
4.3.3 Bệnh hô hấp mãn tính kết hợp với E.coli .........................................................44
4.3.4 Bệnh Marek ......................................................................................................47
4.3.5 Bệnh cầu trùng .................................................................................................49
4.3.6 Bệnh do giun sán ..............................................................................................50
4.3.7 Bệnh do tụ huyết trùng .....................................................................................50
4.4 Tỷ lệ bệnh theo tuần tuổi ....................................................................................51
4.5 Tỷ lệ ca bệnh phân bố theo từng địa phương ......................................................52
4.6 Tỷ lệ ca bệnh phân bố theo phương thức nuôi ...................................................53
vi
4.7 Tỷ lệ ca bệnh theo các năm ................................................................................ 55
4.7 Hiệu quả điều trị ................................................................................................ 56
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 58
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 58
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 60
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 62
vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NDV: Newcastle Disease Virus
ND: Newcastle Disease
HN: Haemagglutinin Neuraminidase
Protien F: protein Fusion
CEF: Chicken Embryo Fibrolast (tế bào sợi phôi gà)
CEK: Chicken Embryo Kidney (tế bào thận gà)
CPE: Cytopathic Effects (bệnh tích tế bào đặc hiệu)
SC: Subcutaneous Injection (tiêm dưới da)
IM: Intramuscular (tiêm bắp)
IV: Intravennous (tiêm tĩnh mạch)
IB: Infectious Bronchitis
CRD: Chronic Respiratory Disease
MD: Marek’s Disease
MG: Mycoplasma gallisepticum
ILT: Infectious Laryngotracheitis
IC: Infectious Coryza
HTV: Herpesvirus of turkey
BHI: Brain Heart Infurion Broth
MCK: Mac Con Key
NA: Nutrient Agar
KIA: Kligler iron agar
IMViC: Indol, Methyl red, Voges – Proskauer, Simon’s Citrate
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Các xét nghiệm .............................................................................................. 30
Bảng 4.1Tỷ lệ gà nghi bệnh được chẩn đoán tại Bệnh Viện Thú Y ............................ 35
Bảng 4.2 Tỷ lệ bệnh đơn và bệnh ghép trên gà được mổ khám .................................. 36
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh đơn và bệnh ghép giữa gà thịt và gà đẻ ....................................... 38
Bảng 4.4 Tần suất các bệnh tích nghi Newcastle.......................................................... 39
Bảng 4.5 Tần suất các bệnh tích nghi IB ...................................................................... 41
Bảng 4.6 Kết quả kháng sinh đồ ................................................................................... 46
Bảng 4.7 Tỷ lệ gà phân bố theo tuần tuổi ..................................................................... 51
Bảng 4.8 Tỷ lệ bệnh phân bố theo địa phương ............................................................ 52
Bảng 4.9 Tỷ lệ bệnh theo phương thức nuôi ................................................................. 53
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1 Xuất huyết niêm mạc mí mắt ........................................................................40
Hình 2 Mảng lympho sưng xuất huyết ......................................................................40
Hình 3 Dạ dày tuyến xuất huyết ................................................................................40
Hình 4 Niêm mạc hậu môn xuất huyết .....................................................................40
Hình 5 Khí quản xuất huyết ......................................................................................42
Hình 6 Ống dẫn trứng có casein ...............................................................................42
Hình 7 Lòng trắng trứng loãng (A), vỏ trứng sần sùi (B) .........................................43
Hình 8 Thận sưng ......................................................................................................43
Hình 9 Nhiều mạch máu sung huyết làm nhu mô phổi có bạch cầu .........................44
Hình 10 Tế bào lympho tụ thành đốm trong mô thận giữa các ống lượn (độ phóng
đại 200 lần) ................................................................................................................44
Hình 11 Phổi viêm ....................................................................................................45
Hình12 Túi khí dày đục.............................................................................................45
Hình 13 Tích casein ở tim, gan .................................................................................45
Hình 14 Gan có khối u ..............................................................................................47
Hình 15 Khối u ở lách (A), khối u dạ dày tuyến (B). ...............................................48
Hình 16 Lympho tăng sinh dày đặc trong mô lách xuất huyết .................................48
Hình 17 Hai manh tràng sưng xuất huyết (A), ruột non nhiều mảng trắng ..............49
Hình 18 Nang noãn cầu trùng (độ phóng đại 400 lần) ..............................................49
Hình 19 Giun tròn ở ruột non ....................................................................................50
Hình 20 Sán dây ở ruột non ......................................................................................50
Hình 21 Gan hoại tử điểm (A), xuất huyết mỡ vành tim (B) ....................................51
1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh góp phần đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về lượng thịt và trứng cho con người. Ngày nay, nền kinh tế
nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, đời sống của người dân
được chú trọng và nâng cao, nhu cầu về thực phẩm ngày càng nhiều. Cùng với
ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi cũng có những bước phát triển
đáng kể.
Để tăng năng suất và số lượng gà, con người đã không ngừng chọn lọc áp dụng
các biện pháp lai tạo, nhân giống để tạo ra những giống gà có năng suất cao dễ nuôi,
sức đề kháng tốt. Bên cạnh dinh dưỡng, nước uống, chăm sóc, quản lý, thì công tác
thú y trong việc phòng chống bệnh trên gà cũng giữ vai trò rất quan trọng để tăng
năng suất và chất lượng thực phẩm.
Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng những vấn đề về dịch bệnh như: bệnh dịch
tả (Newcastle Disease), Gumboro (Infections Bursal Disease), cầu trùng, thương
hàn, tụ huyết trùng, ….. đã và đang gây thiệt hại lớn cho nhà chăn nuôi.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý và phân công của bộ môn Vi sinh –
Truyền nhiễm khoa Chăn Nuôi Thú Y, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị
Phước Ninh và Th.S Nguyễn Thị Thu Năm chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát
một số bệnh thường gặp trên gà được khám tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.”
2
1.2 Mục đích yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu các bệnh xảy ra trên gà mang đến mổ khám tại Bệnh Viện Thú Y góp
phần hiểu thêm tình hình dịch bệnh, từ đó đề nghị một số biện pháp phòng bệnh và
điều trị thích hợp cho nhà chăn nuôi.
1.2.2 Yêu cầu
- Thống kê những bệnh thường gặp trên gà được mổ khám tại Bệnh Viện Thú Y.
- Mổ khám bệnh tích.
- Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.
- Cho đơn thuốc.
- Theo dõi kết quả điều trị.
3
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Bệnh do virus
2.1.1 Bệnh Dịch tả gà (Newcastle Disease, ND)
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất lây lan. gây những xáo trộn tiêu hóa, hô hấp
và thần kinh (chân, mỏ khô, nghẹo đầu, quay tròn, tiêu chảy phân xanh, gầy,…).
bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây chết cao. Người dân thường gọi là bệnh “gà rù”
(Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009 và Nguyễn Văn Thanh, 2008).
Căn bệnh
Phân loại là ARN virus 1 sợi, không phân đoạn, đối xứng xoắn, có vỏ bọc.
Họ Paramyxoviridae. Giống Avulavirus. Loài Newcastle Disease Virus (NDV).
Kích thước đường kính từ 100 – 500 nm (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009 và Trần
Thanh Phong, 1996).
Đặc điểm nuôi cấy
Newcastle thường được nuôi cấy trên tế bào sợi phôi gà (Chicken Embryo
Fibroblast – CEF), trên tế bào thận phôi gà (Chicken Embryo Kidney – CEK). ND
sinh sản tốt trong phôi gà 9 – 11 ngày tuổi, đường tiêm vào xoang niệu mô
(allantois) (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Các nhóm độc lực
Tùy theo độc lực Newcastle được chia thành 3 nhóm (Nguyễn Thị Phước Ninh,
2009).
Cường độc (Velogene)
Thời gian chết phôi < 60 giờ. Virus nhóm này thường có tính phủ tạng (VVND –
Viscerotropic Velogenic Newcastle Disease) gây bệnh tích nặng trên đường tiêu
hóa mà điển hình là dạng của Doyle năm 1927. Ngoài ra, virus nhóm này còn có
tính hướng phổi (pneumotropes) và tính hướng thần kinh (neurotropes) như thể hô
hấp – thần kinh mà J.R.Beach đã mô tả.
4
Độc lực vừa (Mesogene)
Gây bệnh trên phổi và thần kinh: thời gian gây chết phôi trong vòng 60 – 90 giờ.
Virus nhóm này cũng có tính hướng phổi và có thể kết hợp ngẫu nhiên với dấu hiệu
thần kinh, được Beaudette mô tả năm 1946.
Độc lực yếu (Lentogene)
Trên phôi: không gây chết phôi hoặc làm chết phôi khoảng > 90 giờ. Có tính
hướng phổi, ít hay không độc, được Hitchner mô tả năm 1948. Thể ruột (Lentogene
virus) không có triệu chứng, nhiễm trùng ruột là chủ yếu, gây bệnh không rõ ràng.
Sức đề kháng
Virus dễ bị phá huỷ bởi các tác nhân vật lý, hóa học như: nhiệt độ, tia cực tím,
các chất oxy hóa, pH và các chất hóa học. Trên nền chuồng, ổ rơm ẩm ướt virus
chết nhanh chóng. Các chất sát trùng thông thường như: NaOH 2%, formol 1%,
crezil 5%, sữa vôi 10% tiêu diệt virus nhanh chóng (Nguyễn Thị Phước Ninh,
2009).
Truyền nhiễm học
Loài mắc bệnh: Nhiều loài cầm, đặc biệt là gà, gà tây, bồ câu dễ cảm nhiễm. Mọi
lứa tuổi đều có thể mắc bệnh những cầm non cảm thụ mạnh. Những trứng được đẻ
từ gà mái sinh sản bị bệnh có thể chứa virus, những trứng này hiếm khi nở thường
chết phôi vào ngày ấp thứ 4-5 cảu đàu thời kì ấp. Tuy nhiên nếu nó vỡ thì gây
nhiễm cho những gà con nở chung và chính những gà này được phân phối đi rất xa
và làm bệnh xuất hiện (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009 và Trần Thanh Phong,
1996).
Chất chứa căn bệnh: Phổi và não là nơi chứa virus nhiều nhất. Ngoài ra, hầu hết
các cơ quan phủ tạng, các chất bài tiết đều chứa căn bệnh, máu chứa virus nhưng
không thường xuyên (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Đường xâm nhập: Chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa. Có thể qua niêm mạc.
Triệu chứng lâm sàng xuất hiện trong 2 – 15 ngày tùy theo độc lực của virus và
có khả năng làm lây lan bệnh (Trần Thanh Phong, 1996).
5
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh trung bình 5 – 7 ngày nhưng có thể thay đổi từ 2 – 15 ngày.
Triệu chứng biến đổi tùy theo độc lực của chủng virus gây bệnh, người ta chia 5 thể
bệnh:
Hướng nội tạng (thể Doyle): Bệnh xuất hiện một cách bất thình lình, biểu hiện
đầu tiên là gà buồn bã, sốt cao 430C, bỏ ăn khát nước, khó thở, kiệt sức dần và chết
sau 4 – 8 ngày. Có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu, phân lỏng màu xanh,
thỉnh thoảng có vấy máu. Sau khi gà qua giai đoạn đầu thì xuất hiện các triệu chứng
thần kinh như: co giật, rung cơ, vẹo cổ, ưỡn mình ra sau, liệt chân và cánh. Tử số
lên đến 100%.
Hướng hô hấp – thần kinh (thể Beach): Thể này chủ yếu xuất hiện ở Mỹ nên còn
được gọi là thể Mỹ. Bệnh xuất hiện 1 cách bất thình lình và lan truyền 1 cách nhanh
chóng. Gà bệnh biểu lộ thở khó, ngáp gió và ho, giảm ngon miệng, giảm đẻ hoặc
ngừng đẻ. Phân không thấy tiêu chảy (không giống với thể Doyle). Sau 1 đến 2
ngày hay chậm hơn có thể xuất hiện các dấu hiệu thần kinh. Tỷ lệ mắc bệnh 100%.
Tỷ lệ chết thay đổi: gà lớn có thể chết khoảng 50%. Gà nhỏ chết lên đến 90%.
Hướng hô hấp (thể Beaudette): Là bệnh hô hấp ở những gà trưởng thành. Biểu
hiện chủ yếu là ho, ngáp gió thì ít thấy, giảm ngon miệng, giảm sản xuất trứng có
thể kéo dài trong nhiều tuần làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Dấu hiệu thần
kinh có thể xuất hiện nhưng không thường xuyên. Tỷ lệ chết thường thấp ngoại trừ
những gà con nhạy cảm.
Thể Hitchner: Ít khi bệnh trên gà trưởng thành. Những dấu hiệu hô hấp (âm rale)
chỉ có thể được nhận thấy khi gà ngủ hay bị quấy rối. Tỷ lệ chết không đáng kể. Gà
nhỏ mẫn cảm với bệnh thì gây bệnh hô hấp nặng hơn gà lớn. Thường xuất hiện khi
có nhiễm trùng kế phát như sau khi chủng ngừa vaccine La-Sota hay kết hợp với
E.coli dẫn đến colisepticemia và làm viêm túi khí. Do đó tỷ lệ chết có thể lên đến
30%. Không thấy có dấu hiệu thần kinh.
Thể thầm lặng: Do chủng virus rất nhược độc, không biểu hiện rõ triệu chứng,
gà mệt mỏi, kém ăn. Không chết nhưng nguy hiểm là mang trữ mầm bệnh lây
6
nhiễm cho đàn gà mới nhập (Trần Thanh Phong, 1996, (Nguyễn Thị Phước Ninh,
2009).
Bệnh tích
Thể Doyle: xuất huyết đỏ đậm kết hợp với hoại tử ở những mảng lympho trên
thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng. Xuất huyết trên bề mặt các tuyến của dạ
dày tuyến, có thể xuất huyết dạ dày cơ. Lòng đỏ nang trứng bể vỡ trong xoang
bụng, xuất huyết trên cơ quan sinh sản.
Cùng với các thể khác của bệnh Newcastle: có dịch viêm ở mũi, khí quản xuất
huyết, túi khí dày đục, viêm phổi thường thấy ở gà con (Nguyễn Thị Phước Ninh,
2009).
Bệnh tích vi thể: đường hô hấp viêm cấp tính và hoại tử với sự hiện diện của hợp
bào và những thể vùi trong tế bào chất. Não viêm phân tán, thoái hóa tế bào thần
kinh, sự thâm nhập tế bào lympho quanh mạch, hoại tử nội mạc tĩnh mạch và xuất
huyết (Bùi Văn Mạnh, 2008).
Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt: bệnh Newcastle với thiếu vitamin B1
Newcastle Lây lan mạnh. Cảm thụ với mọi lứa tuổi. Tỷ lệ chết cao. Triệu chứng
rối loạn hô hấp, tiêu hóa và thần kinh. Bệnh tích xuất huyết, hoại tử mảng lympho
trên ruột, hạch amygdale và dạ dày tuyến.
Thiếu vitamine B1
Có biểu hiện thần kinh. Không sốt, không rối loạn hô hấp, tiêu hóa, không có
bệnh tích trên đường hô hấp và tiêu hóa (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Trong phòng thí nghiệm: phân lập trên môi trường tế bào. Virus gây bệnh tích tế
bào đặc biệt là tạo thể hợp bào hay tế bào khổng lồ có nhiều nhân (syncytia). Lấy
huyễn dịch môi trường tế bào làm phản ứng huyết thanh học. Dùng các phản ứng
huyết thanh học như: HA, HI, phản ứng trung hòa virus, phản ứng miễn dịch huỳnh
quang, phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch, ELISA…(Nguyễn Thị Phước Ninh,
2009).
7
Điều trị
Không có thuốc đặc trị
Cung cấp các chất điện giải và vitamin để nâng cao sức đề kháng. Dùng kháng
sinh để chống các vi khuẩn kế phát như: E.coli,…
Phòng bệnh
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009 phòng bệnh bằng cách áp dụng nguyên lý
phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa trên sự tác động vào 3 khâu của quá trình
truyền lây (nguồn bệnh, động vật cảm thụ, yếu tố truyền lây). Đồng thời kết hợp với
công tác quản lý rất có ý nghĩa trong công tác phòng bệnh.
Phòng bệnh bằng vaccine
Có hai loại vaccine: sống hay nhược độc và chết hay bất hoạt
Sống hay nhược độc
Độc lực yếu (live lentogene)
HB1, F, La – Sota và chịu nhiệt thường được dùng cho gà con nhưng có thể sử
dụng cho mọi lứa tuổi. Được chủng bằng nhiều đường như nhỏ mắt, nhỏ mũi, uống,
tiêm IM, chích màn cánh hay phun sương
Độc lực trung bình (live mesogene)
Vaccine M (Mukteswa) chỉ chủng ngừa cho gà từ 2 tháng tuổi trở lên. Đường
tiêm SC, IM.
Vaccine chết (killed vaccine, Inactivated)
Virus vaccine được bất hoạt bằng formol, crystal violet, propiolacone. Chất bổ
trợ là keo phèn chua hoặc nhũ tương dầu (Vd: vaccine Imopest). Được dùng để
chủng ngừa cho gà đẻ, đường tiêm IM hay SC.
2.1.2 Bệnh Marek (Marek’s Disease – MD)
Là bệnh U lympho của gà với sự xâm nhiễm tăng sinh cao độ tế bào lympho và
sự hủy myelin của thần kinh ngoại biên, do đó gây rối loạn cơ năng vận động, làm
bại liệt và khối u ở nhiều cơ quan, cơ và da … (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009 và
Trần Thanh Phong, 1996).
8
Căn bệnh
Do virus thuộc họ Herpeseviridae. Họ phụ γ – Herpesevirinae. Giống
Herpesevirus.Virus này giống họ phụ γ ở tính hướng lympho. Giống họ phụ α về
cấu trúc phân tử và gen. Acid nhân DNA 2 sợi. Kích thước 100 – 120nm. Có vỏ bọc
bằng lipid (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009). Trọng khối phân tử 108 – 120 x 106
daltons. Tỷ trọng d: 1,706 g/ml (Trần Thanh Phong, 1996).
Đặc điểm nuôi cấy
Virus mọc tốt trong môi trường tế bào thận gà (Chicken Kidney Cell),
nguyên sợi bào phôi gà (Chicken Embryo Fibroblast), nguyên sợi bào phôi vịt
(Duck Embryo Fibroblast). Virus có thể được nuôi cấy trên phôi gà 4 – 6 ngày tuổi,
đường tiêm túi lòng đỏ, bệnh tích trên phôi là thủy thủng và tạo pock trên màng
nhung niệu sau 11 – 14 ngày (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Sức đề kháng
Virus bị vô hoạt ở pH = 3 hay pH = 11 trong 10 phút.
Bị tiêu diệt ở 40C trong hai tuần, 4 ngày ở 250C, 18 giờ ở 370C, 30 phút ở 560C.
Tồn tại trong phân gà 6 tháng, trong nang lỗ chân lông gà 4 – 5 tháng.
Truyền nhiễm học
Loài mắc bệnh: Trong thiên nhiên gà, gà tây, trĩ, cút, gà rừng đều cảm thụ với
bệnh nhưng gà là loài cảm thụ mạnh nhất.
Chất chứa căn bệnh Virus tồn tại trong tế bào nang lông (nó chỉ gây bệnh khi ở
bên trong tế bào nguyên vẹn). Sự phát tán của những tế bào này trong không khí
làm lây lan bệnh. Virus cũng được thải qua phân. Không thấy virus truyền qua phôi
trứng.
Đường xâm nhập qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất. Cũng có qua đường tiêu
hóa như thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm (Nguyễn Thị Phước
Ninh, 2009).
9
Triệu chứng
Thể mãn tính chủ yếu trên gà 2 - 7 tháng tuổi, tỷ lệ chết có thể lên đến 10 – 15%.
Thời gian nung bệnh 3 -4 tuần
Thể thần kinh: gà đi lại khó khăn, liệt nhẹ sau đó liệt chân hoàn toàn. Liệt cánh 1
hay 2 bên, đuôi cũng có thể bị liệt. Một tư thế đặc trưng riêng biệt của bệnh là gà có
1 chân kéo căng ra trước và chân kia bị kéo ra sau do chân bị liệt nhẹ hay liệt hoàn
toàn.
Thể mắt: chứng mù có thể là kết quả của viêm mống mắt kéo dài, làm mất khả
năng điều tiết cường độ ánh sáng. Đồng tử bị biến đổi: méo mó, nhiều góc cạnh,
lệch sang 1 bên có khi chỉ còn là 1 vòng tròn nhỏ. Bình thường mống mắt có màu
vàng cam nhưng khi bị bệnh chuyển sang màu xám đen.
Thể cấp tính: chủ yếu trên gà 6 – 9 tuần tuổi nhưng gà 3 – 4 tuần tuổi cũng bị
bệnh. Tỷ lệ chết cao hơn thể mãn tính 10 – 30%. Gà bệnh ít có triệu chứng bệnh
điển hình, thường chết đột ngột, gà suy yếu, liệt rồi chết (Nguyễn Thị Phước Ninh,
2009).
Bệnh tích
Thể mãn tính: Viêm tăng sinh dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh đùi, hông
– chậu, cánh,... sưng to gấp 4 – 5 lần, mất vân óng ánh, có màu trắng đục và dễ đứt,
mống mắt viêm, đổi màu, con ngươi bị biến dạng, khối u trên các cơ quan nội tạng,
da và cơ (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Thể cấp tính: Khối u ớ các cơ quan nội tạng, da và cơ.
Bệnh tích vi thể
Dạng A: Khối u là sự tăng sinh của các tế bào bạch huyết, tế bào nguyên thủy, tế
bào lưới hoạt động và lympho bào. Tân bào lympho có các dạng to, nhỏ và trung
bình.
Dạng B: Gây viêm dây thần kinh, phù, tế bào schwann tăng sinh. Tập trung ở
mức độ vừa và nhẹ của tương bào và tế bào lympho dạng nhỏ. Dạng bệnh tích A và
B phá hủy myelin của thần kinh Æ gây bại liệt.
Dạng C: Những vùng nhỏ, tập trung nhẹ của tế bào lympho và tương bào.
10
Chẩn đoán
Căn bản dựa trên triệu chứng và xét nghiệm tử thi. Việc chẩn đoán sẽ tương đối
dễ khi có một số lớn gà bị liệt, xệ cánh,…
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Dựa trên bệnh tích đại thể và vi thể. Phân lập virus trên môi trường tế bào và trên
phôi trứng gà 4 – 6 ngày tuổi.
Xác định kháng nguyên
PCR (polymerase chain reaction), kính hiển vi điện tử.
Xác định kháng thể
Kết tủa khuyếch tán trên thạch, miễn dịch hùynh quang, ELISA, Phản ứng trung
hòa.
Điều trị
Chưa có thuốc đặc trị.
Phòng bệnh
Dinh dưỡng phối hợp cân đối các chất và có thể trộn thêm kháng sinh với liều
phòng cho đàn gà.
Quản lí đàn cùng vào, cùng ra.
Vệ sinh thú y: vệ sinh trạm ấp, cách ly, giữ vệ sinh cho gà con 1 ngày tuổi, tăng
độ thông thoáng của chuồng nuôi. Tạo dòng gà có gen kháng bệnh.
Vaccine
Vaccine được sản xuất từ cả 3 serotype, vaccine sống giảm độc: dạng đông khô
hay đông lạnh, dùng 1 liều lúc gà 1 ngày tuổi.
Vaccine serotype 1: Giảm độc (Attenuated virulent): chủng HPRS – 16, giảm độc
nhóm có độc lực nhẹ (Attenuated mild virulent): chủng CVI – 988 (Rispens), được
nuôi cấy trên môi trường tế bào, bảo vệ gà chống lại virus độc và rất độc, dùng 1
mình hay kết hợp với HVT.
Serotype 2: chủng SB-1, chống lại virus độc nhưng không chống lại được rất
độc, thường kết hợp với HVT.
11
Serotype 3: HVT chủng FC – 126, chống lại virus độc có hiệu quả nhưng không
chống được rất độc, thường kết hợp với serotype 1 và 2.
2.1.3 Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis, IB)
Là một bệnh truyền nhiễm, lây lan mạnh, gây xáo trộn hô hấp nghiêm trọng trên
gà con (âm rale khí quản, hắt hơi, chảy nước mũi) và gây rối loạn sinh sản trên gà
đẻ (giảm sản lượng trứng, chất lượng trứng,…). Bệnh có thể gây xáo trộn tiết niệu
(viêm thận) (Huỳnh Thanh Kim Tâm, 2000).
Căn bệnh
Do 1 RNA virus thuộc họ Coronaviridae. Giống Coronavirus. Virus có vỏ bọc,
trên bề mặt có những gai (dài 20nm) hình dạng cong, virus đa hình dạng nhưng chủ
yếu có hình tròn, đường kính hạt virus 120nm (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Virus này có nhiều serotypes đã được phát hiện ở Mỹ, Châu Âu và những phần
khác của thế giới gồm những chủng gây bệnh trên đường hô hấp và thận như:
Mỹ : Massachusetts, Connecticut 46, Arkansas 99, Iowa 97, Holte và Gray…
Châu Âu: Hà Lan D274, D1466,…, Anh 793/B,…, Bỉ B1648,…
Châu Úc : chủng T,…(Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Đặc điểm nuôi cấy
Nuôi cấy trên môi trường phôi gà 9 – 11 ngày tuổi, đường cấy xoang niệu mô
(Allantois), với đặc điểm còi cọc (dwarfing) và chậm tăng trưởng phát triển so với
đối chứng. Nuôi cấy trên môi trường tế bào: virus có thể mọc trên môi trường tế bào
thận, gan phôi gà; tế bào thận gà tây, trên tế bào vero – virus có thể tạo những hợp
bào (Trần Thanh Phong, 1996).
Sức đề kháng
Virus đề kháng với ngoại cảnh rất yếu, virus trong nước trứng ở -300C có thể
sống đến 20 năm. Nếu đông khô ở 370C thì virus bị vô hoạt trong 6 tháng. Các chất
sát trùng thường dùng có thể tiêu diệt virus dễ dàng là phenol 1%, crezyl 1%, xút
5%, thuốc tím 1/10000 (Trần Thanh Phong,1996).
12
Truyền nhiễm học
Loài mắc bệnh: Trong tự nhiên chỉ xảy ra trên gà. Các lứa tuổi đều bị bệnh, bệnh
nặng và tỷ lệ chết cao trên gà con. Nếu bị nhiễm bệnh trong vòng 1 vài ngày khi
mới nở sẽ là nguyên nhân của sự phát triển không bình thường của ống dẫn trứng.
Thể viêm thận thường thấy trên gà dưới 10 tuần tuổi, tuy nhiên cũng có thể thấy
trên gà đẻ. Thể bệnh hô hấp thì thường trầm trọng hơn ở trên gà con.
Chất chứa căn bệnh: Các chất tiết của đường hô hấp đều chứa virus, phân cũng
có virus, sự nhiễm trùng dai dẳng của những cá thể trong đàn có thể đến vài tháng
sẽ là vòng truyền lây từ gà đến gà.
Đường xâm nhập: Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp (bụi, không khí có
chứa virus,…). Đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống nhiễm virus). Lây qua trứng thì
chưa được biết (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh: 18 – 36 giờ tùy theo liều và đường xâm nhập, bệnh lan
truyền nhanh chóng trong đàn gà mẫn cảm, chỉ trong vòng một vài ngày hầu như tất
cả gà trong đàn đều có triệu chứng bệnh.
Trên gà bệnh có các triệu chứng sau: ho, thở hổn hển, hắt hơi, âm rale phế quản,
chảy nhiều nước mũi và sưng mặt cùng với những triệu chứng chung: sốt, uể oải,
nằm chồng lên nhau xung quanh nguồn nhiệt và giảm ăn, giảm uống,…trên những
gà lớn hơn 6 tuần tuổi thì triệu chứng nhẹ hơn và thường không xuất dịch ở mũi.
Trong trường hợp cảm nhiễm bởi những chủng gây bệnh thận, gà có một vài biểu
hiện hô hấp nhẹ, suy nhược xù lông, uống nhiều nước, số chết tăng.
Trên gà đẻ, những triệu chứng hô hấp đi cùng với giảm đẻ và giảm thấp chất
lượng ngoài và bên trong của trứng (lòng trắng loãng). Nhiều trứng bề ngoài có vẻ
tốt nhưng tỷ lệ ấp nở giảm thấp nghiêm trọng (Trần Thanh Phong,1996).
Bệnh tích đại thể
Cơ quan hô hấp: Viêm khí quản, phế quản và phổi có chất nhày tiết ra quá nhiều.
Dịch rỉ viêm do viêm cata sẽ trở thành casein, đặc biệt là trên gà con. Túi khí có thể
bị viêm, dày và đục (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
13
Trường hợp cảm nhiễm ở thận: Thận nhạt màu, tích tụ nhiều urate trong ống thận
và ống dẫn tiểu (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích vi thể
Biểu mô niêm mạc phế quản: Có sự tăng sinh tế bào đi cùng với sự mất tiêm mao
và rời ra của những tế bào thượng bì. Trường hợp nặng còn có tăng sinh của các
nguyên sợi bào.
Ở thận: Viêm thận kẽ, biểu mô thận có thoái hóa dạng hạt và tróc ra. Ống thận
hoại tử và đôi khi chứa nhiều tinh thể urate (Trần Thanh Phong, 1996).
Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt với ND và ILT
Cả 3 bệnh đều biểu hiện rối loạn hô hấp như: thở khó, viêm kết mạc mắt, chảy
nước mắt, mũi. Tuy nhiên, IB có thể có tiêu chảy phân trắng có nhiều nước, trên gà
đẻ hư hại cả bên trong lẫn bên ngoài trứng. ND tiêu chảy phân xanh và có dấu hiệu
thần kinh. ILT khó thở trầm trọng hơn, chất tiết đường hô hấp nhuộm máu
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Huyết thanh học được xem như là cách để chẩn đoán tốt nhất. Những phương
pháp thường dùng là ELISA, PCR, miễn dịch huỳnh quang, trung hòa virus và
ngưng kết hồng cầu.
Điều trị
Chưa có thuốc đặc trị, kháng sinh có thể đưa vào nhằm tránh phụ nhiễm. Đối với
nhiễm chủng bệnh ở thận có thể thêm vào sodium, potassium nhằm bổ sung chất
điện giải.
Phòng bệnh
Vaccine chỉ có hiệu quả nếu dùng đúng chủng phù hợp với khu vực đó. Cả 2 loại
vaccine sống và vô hoạt đều có giá trị phòng bệnh tốt.
Vaccine sống
Thường dùng cho gà con bằng nhỏ mắt, mũi, uống, và khí dung. Được chủng
ngừa cùng lúc với vaccine ND, ví dụ như:
14
Chủng lần 1 lúc 1 ngày tuổi, tái chủng khoảng 2 – 3 tuần tuổi. Ở Mỹ, vaccine
thường dùng 3 chủng là Massachusetts (H41 hay H120), Conecticut và Arkansas 99
hoặc là Massachusetts, Connecticut và Holland. Ngoài ra, còn sử dụng các chủng
Florida, JMK. Hà lan dùng vaccine chủng Holland, D274, D1466.
Vaccine chết
Vaccine chết (IM hay SC) thường dùng cho gà đẻ.
2.2 Bệnh do vi trùng
2.2.1 Bệnh tụ huyết trùng (Fowl cholera)
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm. Do Pasteurella multocida gây
ra. Bệnh gây chết rất nhanh ở gà trên 1 tháng tuổi và gà đẻ. Nhân dân thường gọi là
bệnh gà toi. Bệnh gây giảm đẻ, bại giò và bại cánh. Tỷ lệ chết có đàn tới 70 – 80%
(Nguyễn Xuân Bình, 1999).
Căn bệnh
Pasteurella multocida bắt màu Gram âm, cầu trực khuẩn, không di động, không
bào tử, bắt màu lưỡng cực, có giáp mô trong cơ thể động vật và mất đi trong môi
trường nhân tạo (Nguyễn Thị Phước Ninh,2009).
Sức đề kháng
Bị tiêu diệt dễ dàng bởi các chất sát trùng, ánh sáng, sự khô ráo và sức nóng
(formol 1%, a. fenic, β -propiolactone, …).
Chết nhanh chóng trong đất có độ ẩm < 40%. Trong đất có độ ẩm 50%, nhiệt độ
200C, pH = 5 sống được 5 – 6 ngày. Ở pH = 7 sống được 15 – 100 ngày, pH = 8
sống được 24 – 85 ngày. Trong đất có độ ẩm 50%, nhiệt độ 30C, pH = 7,15 sống
113 ngày mà không mất độc lực. Tại 560C chết trong vòng 15 phút. Tại 600C chết
trong vòng 10 phút (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Truyền nhiễm học
Loài mắc bệnh: tất cả gia cầm đều cảm thụ với bệnh, gà tây cảm thụ với bệnh
hơn gà rồi đến vịt, ngỗng, chim hoang dã như quạ, chim sẻ, chim sáo,… Gà lớn
mẫn cảm với bệnh hơn gà nhỏ. Trong phòng thí nghiệm: thỏ, chuột bạch, chuột lang
rất nhạy cảm với vi khuẩn này.
15