Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC o0o LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI, KHẢ NĂNG GÂY HẠI VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHÍNH CỦA SÊN TRẦN Deroceras agreste HẠI DÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
--o0o--

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI, KHẢ NĂNG GÂY HẠI VÀ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHÍNH
CỦA SÊN TRẦN Deroceras agreste HẠI DÂU TÂY
TẠI TP. ĐÀ LẠT

NGÀNH
KHÓA
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: BẢO VỆ THỰC VẬT
: 2007 - 2011
: NGUYỄN THỊ TÚ TRANG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


i

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI, KHẢ NĂNG GÂY HẠI VÀ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHÍNH
CỦA SÊN TRẦN Deroceras agreste HẠI DÂU TÂY
TẠI TP. ĐÀ LẠT

Tác giả


NGUYỄN THỊ TÚ TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. LẠI THẾ HƯNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


ii

LỜI CÁM ƠN
Con xin chân thành cám ơn công lao nuôi dưỡng, dạy dỗ của Bố Mẹ và gia đình
đã tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Tôi chân chân thành cám ơn:
Cô Trần Thị Thiên An và Chú Lại Thế Hưng là người đã tận tình hướng dẫn và
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực tập tốt
nghiệp.
Ban Giám hiệu Trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Toàn thể thầy cô trong khoa Nông Học Trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Các cô chú, anh chị Chi Cục BVTV Lâm Đồng.
Các cô chú, anh chị nông dân ở các phường 6, 7, 8, 11 tại Tp. Đà Lạt đã nhiệt
tình giúp đỡ cung cấp thông tin cần thiết và tạo điều kiện trong suốt thời gian thực tập
để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành khóa luận này.
Tp. Đà Lạt, ngày 20 tháng 6, năm 2011.

Sinh viên thực hiện.
Nguyễn Thị Tú Trang


iii

TÓM TẮT
“Điều tra thành phần loài, khả năng gây hại và nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học chính của sên trần Deroceras agreste hại dâu tây tại Tp. Đà Lạt.” được tiến
hành tại Tp. Đà Lạt từ 15/02/2011 đến ngày 15/06/2011.
Đề tài nhằm điều tra thành phần loài, phổ kí chủ, đánh giá khả năng gây hại và
một số đặc điểm sinh học chính của sên trần hại dâu tây tại Tp. Đà Lạt.
Kết quả thu được cho thấy:
Về thành phần loài sên trần kết quả điều tra được 3 loài là Deroceras agreste với
tần số xuất hiện 95,71 %, Parmarion martensi (3,72 %) , D. resticulatum (0,57 %)
trong đó loài phổ biến nhất là D. agreste đây là loài ngoại lại mới du nhập qua nước ta.
Loài D. agreste phân bố rất rộng, chúng gây hại rất nhiều loại cây trồng.
Phổ kí chủ của sên trần D. agreste điều tra cách ruộng dâu tây bán kính 100 m,
chúng có mặt 7 loại cây trồng chủ yếu là rau ăn lá. Tất cả các loại cây trồng đều là
thức ăn ưa thích của sên trần. Trong đó, cải thảo và trái dâu tây chín là kí chủ D.
agreste ưa thích nhất. Sên trần gây hại chủ yếu phần lá nhưng riêng đối với dâu tây thì
chúng gây hại trên trái chín.
Điều tra diễn biến mức độ gây hại của sên trần D. agreste cho thấy mật độ sên
trần phụ thuộc vào thời tiết và chế độ canh tác của chủ ruộng. Vào mùa nắng tỉ lệ trái
và cây bị hại thì cũng cao do đặc tính canh tác của mỗi vườn khác nhau. Vào mùa mưa
thì mật độ sên trần ở tất cả các ruộng đều tăng cao còn tỉ lệ trái và cây bị hại phụ thuộc
vào chế độ canh tác của chủ ruộng.
Khả năng gây hại trong phòng thực hiện trên loài sên trần D. agreste là loài phổ
biến nhất. Khả năng gây hại trong phòng với 5 NT thì trọng lượng dâu tây sên trần tiêu
thụ sau 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ ở NT sên trần già cao nhất lần lượt là 0,62 g, 1,35 g,

2,15 g và chỉ số hại cũng cao nhất là 33,33 %, 39,96 %, 44,04 %. Thấp nhất là NT sên
trần con về cả trọng lượng dâu tây sên trần tiêu thụ 0,39 g (24 giờ), 0,95 g (48 giờ),
1,60 g (72 giờ) và chỉ số hại 17,67 % (24 giờ), 28,67 % (48 giờ), 39,50 (72 giờ).


iv

Một số đặc điểm sinh học của sên trần D. agreste:
Tỉ lệ trứng nở hoàn toàn.
Khả năng sinh sản số trứng nuôi theo cá thể biến động từ 85,69 đến 91,76 trứng,
theo cặp từ 168,21 đến 205,18 trứng.
Tỉ lệ sống qua tuổi sên con 86 %, và hoàn thành pha sên con 20 %, và thời gian
phát triển của pha sên con biến động từ 24,09 đến 30,41 ngày.
Khả năng phát triển sau khi đẻ trứng của sên trần D. agreste với n = 50, tỉ lệ trứng
nở 100 %, tỉ lệ sên trần con sống qua tuổi sên con 86 %, sên trần con hoàn thành pha
phát dục 20 %.


v

MỤC LỤC
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Lời cám ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................ ix
Danh sách các đồ thị ........................................................................................................x
Chương 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................................. 1
1.2.1 Mục đích của đề tài.................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu của đề tài:..................................................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.4 Phạm vi đề tài ............................................................................................................ 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về sên trần ...................................................................... 3
2.1.1 Giới thiệu chung về sên trần ...................................................................................3
2.1.2 Các biện pháp phòng trừ sên trần ...........................................................................8
2.2 Giới thiệu tổng quát về cây dâu tây ......................................................................... 11
2.2.1 Giới thiệu chung ...................................................................................................11
2.2.2 Đặc điểm thực vật học ..........................................................................................11
2.2.3 Giá trị dinh dưỡng ................................................................................................12
2.2.4 Đặc điểm sinh thái cây dâu tây .............................................................................13
2.3 Một số loài sâu hại trên cây dâu tây ........................................................................ 14
2.4 Các yếu tố khí tượng tại Đà Lạt từ tháng 2 đến tháng 6/2011. ............................... 16
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................17
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................... 17
3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 17
3.3 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 17
3.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 17
3.4.1 Điều tra thành phần loài sên trần hại cây dâu tây .................................................17


vi

3.4.2 Điều tra phổ kí chủ sên trần hại trên cây dâu tây .................................................18
3.4.3 Khả năng gây hại của sên trần trên cây dâu tây ...................................................19
3.4.4 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sên trần D. agreste hại cây dâu tây...23

3.5 Xử lý số liệu và phân tích thống kê ......................................................................... 24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................25
4.1 Thành phần loài sên trần hại dâu tây ....................................................................... 25
4.2 Phổ ký chủ của sên trần D. agreste hại cây dâu tây ................................................ 26
4.3 Diễn biến mức độ gây hại của sên trần D. agreste trên cây dâu tây ........................ 27
4.4 Một số đặc điểm sinh học chính của loài D. agreste ............................................... 34
4.4.1 Thời gian phát triển các pha cơ thể của sên trần D. agreste

. ......................34

4.4.2 Khả năng sinh sản của sên trần.............................................................................34
4.4.3 Khả năng phát triển sau khi đẻ trứng của sên trần D. agreste ..............................35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ .........................................................................36
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 36
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................38
PHỤ LỤC ......................................................................................................................41


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. BVTV: Bảo vệ thực vật
2. ctv: Cộng tác viên

3. NT: Nghiệm thức
4. LLL: lần lặp lại

5. TP: Thành phố

6. TN: Thí nghiệm

.


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tây tươi chưa qua chế biến.................13
Bảng 2.2: Các yếu tố thời tiết trong các tháng thí nghiệm ............................................16
Bảng 4.1 Thành phần sên trần hại cây dâu tây tại thành phố Đà Lạt năm 2011 ...........25
Bảng 4.2 Phổ ký chủ của sên trần D. agreste hại cây dâu tây .......................................26
Bảng 4.3 Trọng lượng trái dâu tây sên trần tiêu thụ trong phòng thí nghiệm ...............32
Bảng 4.4 Chỉ số hại của trái dâu tây bị sên trần gây tiêu thụ trong phòng thí nghiệm .33
Bảng 4.5 Thời gian phát dục các pha cơ thể D. agreste ................................................34
Bảng 4.6 Khả năng sinh sản của sên trần D. agreste ....................................................34
Bảng 4.7 Khả năng phát triển sau khi đẻ trứng của sên trần D. agreste .......................35


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Điều tra thành phần loài................................................................................18
Hình 3.2 Ruộng điều tra 1 và ô điều tra.......................................................................19
Hình 3.3 Ruộng điều tra 2 và ô điều tra.......................................................................20
Hình 3.4 Ruộng điều tra 3...........................................................................................20
Hình 3.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài ruộng .............................................................21
Hình 3.6 Một số hình ảnh thí nghiệm trong phòng. ....................................................23
Hình 4.1 Một số loài sên trần hại cây dâu tây .............................................................26
Hình 4.2 Sên trần D. agreste gây hại một số cây trồng ngoài đồng ............................27

Hình 4.3 Sên trần gây hại dâu tây ngoài đồng .............................................................31
Hình 4.3 Một số hình ảnh về sên trần D. agreste ........................................................35


x

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Diễn biến mức độ gây hại của sên trần D. agreste tại ruộng 1 ....................27
Đồ thị 4.2 Diễn biến mức độ gây hại của sên trần D. agreste tại ruộng 2 ....................28
Đồ thị 4.3 Diễn biến mức độ gây hại của sên trần D. agreste tại ruộng 3 ....................29


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Dâu tây là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả dâu tây có chứa
nhiều loại sinh tố A, B1, B2, trong đó hàm lượng vitamin C cao hơn cam và dưa
hấu. Đây là tính ưu việt của quả dâu tây giúp tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng,
nhiễm độc, cảm cúm và chống stress, lão hóa (oxy hóa). Đây là một loại cây đặc sản
dùng để ăn tươi, chế biến làm mứt, nước giải khát, dùng trong công nghiệp hóa
phẩm chế biến rượu, hương vị thực phẩm.
Trên cây dâu tây có nhiều dịch hại như nhện đỏ, bọ trĩ, sâu cuốn lá, sên trần,
bệnh thối đen rễ, bệnh đốm lá... Trong đó, sên trần là loài dịch hại nghiêm trọng vì
chúng ăn trái dâu chín làm cho trái dâu tây bị nấm tấn công làm cho quả bị thối.
Để quản lý một dịch hại có hiệu quả thì cần phải hiểu rõ về dịch hại đó như thế
nào về thành phần loài, phổ kí chủ... và nhất là đặc điểm sinh học của chúng từ đó
mới đề ra biện pháp phòng trừ hiệu quả. Đối với sên trần hại dâu tây cũng vậy, hiện

nay nước ta rất ít nghiên cứu về dịch hại này trong khi đó thì chúng gây hại rất
mạnh trong điều kiện ẩm ướt và nhất là trong mùa mưa. Nên từ thực tế đó, đề tài
"Điều tra thành phần loài, khả năng gây hại và nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học chính của sên trần Deroceras agreste hại dâu tây tại TP. Đà Lạt” đã được
thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
Kết quả của đề tài góp phần cơ sở thực tiễn, khoa học để nghiên cứu và xây
dựng biện pháp phòng trừ hữu hiệu các loài sên trần hại cây dâu tây tại Tp. Đà Lạt.


2

1.2.2 Yêu cầu của đề tài:
Xác định được thành phần loài và phổ kí chủ của sên trần hại cây dâu tây.
Xác định được khả năng gây hại của sên trần D. agreste hại cây dâu tây.
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài sên trần D. agreste hại cây dâu
tây.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Sên trần gây hại trên dâu tây.
1.4 Phạm vi đề tài
Đề tài được thực hiện từ 15/02 đến 15/06/2011 tại Tp. Đà Lạt với các nội dung
chủ yếu:
- Điều tra thành phần loài và phổ kí chủ của sên trần hại cây dâu tây.
- Điều tra diễn biễn mức độ của loài sên trần D. agreste hại cây dâu tây.
- Nghiên cứu một số đặc điểm chính của sên trần D. agreste trên cây dâu tây.


3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Một số kết quả nghiên cứu về sên trần
2.1.1 Giới thiệu chung về sên trần
Sên trần thuộc ngành Mollusca, lớp Gastropoda và là loài lưỡng tính. Nhiều
loài sên trần đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái bằng cách chúng ăn các lá bị
chết, nấm và các nguyên liệu thực vật mục nát. Một số loài ăn các phần của cây
sống hay ăn các động vật khác như sên, ốc hoặc giun đất. Hầu hết sên ăn thịt, thịt
thối, kể cả đồng loại của chúng.
Sên trần thường có màu xám sáng hay màu đen. Sên trần qua đông thường ở
giai đoạn trứng, trưởng thành và sau đó trở lại hoạt động trong những ngày ấm áp
của đầu mùa xuân. Với điều kiện thuận lợi này sẽ dẫn đến sự tăng nhanh về quần
thể. Sên thích điều kiện ẩm ướt, vì vậy trong điều kiện khô hạn sự hoạt động của
chúng giảm xuống đáng kể. Sên trần là loài sinh vật đặc trưng cho hoạt động ban
đêm, chúng gây hại chủ yếu vào ban đêm, suốt thời gian ẩm ướt mát mẻ, và sáng
sớm. Ban ngày, chúng tìm những chỗ, điều kiện ẩm ướt bên dưới lá, đá, và các
mảnh vụn cây trồng như thân cây ngô hoặc khe đất nứt để trốn.
Thành phần loài sên trần
Theo Cowie (1997, 1999) đã tìm thấy ở Hawaii có tất cả 13 loài sên trần ngoại
lai A. intermedius, D. leave, D. reticulatum, Limax flavus, L. maximus, L. poirieri,
L. tenellus, L. valentianus, Laevicaulis alte, Veronicella cubensis, Vaginula plepia,
Mailax gagates, Meghimatium striatum. Trong đó Deroceras laeve gây hại nghiêm
trọng nhất (Barker, 2002; Godan, 1983).
Theo Sionek R. và Kozowski J. (1999) đã thu thập tại đô thị Rzeszow (Ba Lan)
năm 1994 – 1996 được 8 loài đó là Arion fascioatus Nilsson (1822), A. distinctus
Mabille (1868), A. rufus Linné (1758), A. subfuscus Draparnaud (1805), Deroceras


4


laeve Müller (1774), D. sturanyi Simroth (1894), D. reticulatum Müller (1774) và
Limax maximus Linné (1758). Trong đó, phổ biến là loài A. rufus Linné (1758),
trong suốt thời gian điều tra tần số xuất hiện 40,3 %. Các loài phổ biến còn lại là A.
fasciatus (20,2 %), D. reticulatum (16,7 %) và L. maximus (16,6 %). A. distinctus
(4,4 %). Như vậy các loài D. sturanyi, D. laeve và A. subfuscus chiếm từ 0,5 - 0,7 %
trong tổng số sên trần thu thập được.
Theo Skujtne (2003) thu thập tại các vườn Vilius, Jurbarkas và Nemencine năm
2001 được 7 loài sên trần là Arion subfuscus Draparnaud (1805), A. fasciatus
Nilsson (1822), A. circumscriptus Johnston (1828), Deroceras reticulatum Muller
(1774), D. agreste Linné (1758), D. sturanyi Simroth (1894) và Malacolimax
tenellus Muller (1774). Tất cả chúng có kích thước trung bình (Cameron và ctv.,
1983). Trong đó, D. reticulatum Muller (1774) là loài phổ biến nhất (46,6 %) trừ tại
vườn Nemencine thì A. fasciatus Nilsson (1822) phong phú hơn (48,7 %).
Tại Turkey năm 2003, M. Zeki Yildirim tìm thấy được 7 loài Imacus flavus, D.
reticulatum, D. berytensis, Mesolimax brauni, Mesolimax escherichi, Milax cf.
altenai và Tandonia budapestensi. Trong đó, thì Imacus flavus, Mesolimax brauni,
Mesolimax escherichi được ghi nhận trong các nghiên cứu trước (Simroth, 1885).
Theo Michal Horsak và ctv. (2010) đã tìm thấy tại Cộng Hòa Séc và Slovak 28
loài sên trần như Tandonia budapestensis Hazay (1881), Tandonia rustica Millet
(1843), Bielzia coerulans Bielz (1851), Limax cinereoniger Wolf (1803), Limax
maximus Linné, (1758), Limacus flavus Linné (1758), Malacolimax tenellus Müller
(1774), Lehmannia macroflagellata Grossu et Lupu (1962), Lehmannia marginata
Müller (1774), Lehmannia nyctelia Bourguignat (1861), D. agreste Linné (1758),
D. laeve Müller (1774), D. panormitanum Lessona và Pollonera, (1882), D. praecox
Wiktor (1966), D. reticulatum Müller (1774), D. rodnae Grossu và Lupu (1965), D.
sturanyi Simroth (1894), D. turcicum Simroth (1894), Boettgerilla pallens Simroth
(1912), Arion rufus Linné (1758) A. lusitanicus Mabille (1868), A. fuscus Müller
(1774), A. circumscriptus Johnston (1828), Arion fasciatus Nilsson (1823), A.
silvaticus Lohmander (1937), A. distinctus Mabille (1868), A. obesoductus

Reischütz (1973), A. intermedius Normand (1852).


5

Tại Việt Nam, Nguyễn Ru (1964) đã tìm thấy ở Đà Lạt 4 loài sên trần là loài
Girasia hookeri, Philomycus bilineatu, Atopo tourannensis, D. reticulatum. Loài D.
reticulatum thích hợp với môi trường sống nên chúng sinh sản rất nhanh, xuất hiện
với mật độ cao, và cắn phá gây thiệt hại trầm trọng trên các vườn trồng rau cải. Các
loài sên khác tuy có sức tàn phá mãnh liệt nhưng chỉ xuất hiện với mật độ thấp
không gây thiệt hại trầm trọng như loài D. reticulatum.
Theo Phạm Thị Thùy (2003), đã tìm thấy trên cây dâu tây tại Đà Lạt 2 loài sên
trần D. reticulatum, D. caruanae. Trong đó, D. reticulatum là loài phổ biến nhất.
Đặc điểm sinh học và sinh thái của một số loài sên trần
Sên trần là loài lưỡng tính, nghĩa là chúng có cơ quan sinh dục đực và cái.
Chúng có thể đẻ trứng nhiều lần trong năm và đẻ thành nhóm, mỗi nhóm 20 - 80
trứng mỗi lần đẻ. Trứng có gielatin có kích thước 0,635 cm (¼ inch) có dạng hình
tròn hay hình bầu dục, được đẻ trong bên dưới đất ẩm ướt, dưới đá, lá chết, lớp phủ
hay đặt chậu đặt ngoài trời. Trứng có thể ngưng phát triển trong suốt điều kiện môi
trường khô. Mùa xuân có điều kiện ẩm ướt thích hợp cho phát triển và quần thể tăng
nhanh. Sên trần phát triển chậm, thường có tuổi thọ 1 – 5 năm (Cerruti R.R. Hooks
và Jermaine Hinds).
• Loài Arion rufus
Có nguồn gốc phía Tây và trung tâm Châu Âu. Arion rufus dài đến 18 cm và có
màu đen, nâu, vàng cam hoặc đỏ nâu. Sên con có rất nhiều màu khác nhau nên rất
dễ nhầm lẫn với sên con của các loài Arion khác. A. rufus hoạt động tích cực ở nhiệt
độ trên 100C vào những ngày nhiều mây và ban đêm. Chúng có thể sinh sản ở 3
tháng tuổi và có khả năng sinh sản mà không cần giao phối. Các loài A. rufus giao
phối từ tháng 6 đến tháng 10, tùy vào điều kiện thời tiết. Trứng được đẻ thành nhóm
từ 150 trứng trở lên có màu trắng đục ở những nơi ẩm ướt. Trứng có đường kính từ

1 - 2 mm. Chúng có thể sống 1 - 2 năm.
• Loài Arion lusitanicus Mabille (1868)
Theo Jan Kozlowski (2007) thì chúng có các môi trường sống khác nhau như
đất trồng, vườn cây và cả các vùng đất hoang. Hầu hết, chúng phổ biến ở các bờ
sông, dải đất hoang tại các đám cây gần cây trồng. Chúng thích hợp trên đất sét hay


6

đất nhiều mùn. A. lusitanicus có chu kì sống một năm, thỉnh thoảng 2 năm. Trứng
được đẻ vào giữa và cuối tháng 8 sau khi giao phối từ 2 - 4 tuần, kết thúc vào tháng
12. Quần thể đạt mật độ cao nhất vào cuối tháng 9. Sên đẻ trứng ở 7 - 9 tháng tuổi.
Việc đẻ trứng được kéo dài phụ thuộc vào nhiệt độ và phạm vi từ 2,5 - 3,5 tháng.
Trứng được đẻ trong các hốc và khe đất nứt ở độ sâu 2 – 10 cm hay trên mặt đất.
Trứng còn được phát hiện ở các vết gây hại trong rễ, trái cây và rau, dưới lớp đá,
dưới tấm ván, cành cây trong phân hữu cơ và xung quanh đống gạch (Davies, 1987;
Proschwitz, 1994; Kzlowski, 2000). Trứng được đẻ vào tháng 8 thì nở vào mùa
đông (tỉ lệ trứng nở là 54 – 86 %). Số trứng còn lại qua đông và được nở vào mùa
xuân tiếp theo (Kzlowski và Sionek, 2000). Trứng nở vào mùa xuân giữa tháng 3 và
4 - 6 tuần tiếp theo. Chỉ có một vào con nở vào tháng một và tháng hai khi nhiệt độ
trên 6oC. Trứng và sên con loài A. lusitanicus qua đông. Sên trưởng thành thì hiếm
khi qua đông. Hầu hết chúng qua đông bằng cánh tìm nơi ẩn nấp khi nhiệt độ giảm
xuống 2oC. Trong suốt các tháng mùa đông, nếu như nhiệt độ ban ngày trên 5oC thì
chúng ra khỏi nơi ẩn nấp đến các bãi cỏ tươi hay các thực vật đang phân hủy. Nếu
như nhiệt độ giảm xuống thì chúng quay lại ẩn nấp.
• Loài Deroceras reticulatum (Müller)
Là loài hoạt động trên mặt đất và chúng phân bố rộng ở Anh, phía Bắc Châu
Âu, một phần của Mỹ (Godan, 1983) và New Zealand (Barker, 1999). Sên trưởng
thành từ 3 - 4 tháng sau khi trứng nở và phụ thuộc vào nhiệt độ. Chúng không mẫn
cảm với nhệt độ thấp trừ khi bị đóng băng, nhưng rất nhạy cảm với nhiệt độ cao.

Vòng đời của loài này chỉ vài tháng, cao nhất thì 1 năm, thường có hai thế hệ sống
chung với nhau. Chúng sinh sản trong mùa hè và mùa thu, đẻ hàng trăm trứng và nở
vào cuối mùa hè.
• Loài Deroceras laeve Müller
Có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, chúng là loài phổ biến nhất ở đây (Hammond, 1996),
mặc dù chúng được giới thiệu nhiều ở Anh, Châu Âu, Russia, New Zealand (South,
1992) và South America (Cazzaniga, chưa xuất bản). Chúng dài từ 15 - 25 mm.
Chúng sống không quá một năm.


7

• Loài Deroceras agreste Linné
Có màu nâu nhạt, đôi khi màu nâu xám và không có đốm. Tương tự như D.
reticulatum nhưng nhỏ và mỏng hơn và cơ thể ít màu sắc hơn. Trứng có kích thước
2,2 x 2,5 đến 2,5 x 2,25 mm, có màu trắng và được đẻ thành nhóm 10 – 20 trứng
(Quick, 1960). Sên chưa trưởng thành có kích thước 3,5 mm và lúc mới nở có màu
trắng (Quick, 1960).
Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống và sự gây hại của sên trần
Theo Faberi và ctv. (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát
triển của loài D. leave tại các mức nhiệt độ 12oC và 20oC. Kết quả của việc nghiên
cứu này, khi loài D. leave được 1 tháng tuổi tức là bắt đầu phát triển thì tại nhiệt độ
12oC phát triển chậm hơn 20oC. Nhưng sau 2,5 tháng tại nhiệt độ 20oC trọng lượng
cơ thể là 204,7 mg/ 20 con còn tại nhiệt độ 120C là 132,9 mg/ 20con. Về tốc độ tăng
trưởng trọng lượng, tại nhiệt độ 120C kéo dài đến 4,5 tháng và đạt trọng lượng
468,1mg/ 20 con. Tuy nhiên tại nhiệt độ 200C thì trọng lượng cơ thể chỉ đạt 340,4
mg/ 20 con, 86 % đạt trọng lượng tối đa và gần như không tăng.
Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng nở. Nhiệt độ 120C thì sau
35,3 ngày trứng nở (89,2 %) còn tại nhiệt độ 200C thì 16,03 ngày (66,4 %). Thời
gian trứng phát triển tại nhiệt độ 120C cao hơn 20OC (p < 0,0001).

Độ ẩm thích hợp rất quan trọng đối với sên, lớp da thấm nước và lượng nước
cơ thể. Sự sống của sên trần còn phụ thuộc vào phần lớn hành vi nhưng cũng dựa
vào khả năng chịu đựng sự mất nước của chúng (Luchtel và Deyrup Olsen, 2001).
Ví dụ, sên D. reticulatum, trong cơ thể có một lượng nước hơn 80 % (và trứng
hơn 85 %), chết khi lượng nước cơ thể bị mất hơn 20 %. Kết quả là có một mối
quan hệ thân thiết giữa độ ẩm của đất và mật độ sên trần ở một khu vực cụ thể. Do
đó, sên trần được tìm thấy chủ yếu ở những nơi ẩm ướt và mát mẻ.
Trong tất cả các loài chim ăn thịt sên, thì giống vịt Ấn Độ được dùng trong
việc kiểm soát sên có hiệu quả nhất. Vịt Ấn Độ là loài giống vịt trời (Anas
platynchos). Rắn, cóc, ếch, chim, bọ cánh cứng đều là thiên địch của sên.


8

2.1.2 Các biện pháp phòng trừ sên trần
Có nhiều cách quản lý sên trần theo phương pháp canh tác (Glenb và
ctv.,1990; Hammand, 1996; Speiser và Hochstrasser, 1998), và phương pháp kiểm
soát sinh học bằng cánh sử dụng tuyến trùng kí sinh Phasmarhabditis
hermaphrodita Schneider (Enter và Geelen, 1996; Glen và ctv., 1996; France và
ctv., 2002). Tuy nhiên việc kiểm soát bằng hóa học vẫn là chính (Chaber, 1996;
Coupland 1996; Meredith, 1996; Costamagna và ctv., 1999; Bailey, 2002; Iglesias
và ctv., 2002).
Biện pháp hóa học
Có 2 nhóm thuốc chính được sử dụng trên toàn thế giới là chất metaldehyde và
chất carbamate (Wedguood và Bailey, 1998; Bourne và ctv., 1990; Henderson và
ctv., 1992). Tuy nhiên, các loại thuốc này độc nhiều với các động vật có xương
sống, không xương sống không phải là mục tiêu (Homeida và Cooke, 1983; Buchs
và ctv., 1989; Puris và Bannon, 1992).
Chất metadehyde tác động lên sên trần thông qua con đường bài tiết, làm cho
sên trần bài tiết quá nhiều chất nhầy dẫn đến sự mất nước và chết (Bailey, 2002).

Chất metaldehyde không độc đối với các vi sinh vật có lợi như giun đất, kiến, bọ
cánh cứng (Bieri, 2003).
Theo Chabert (1996) điều kiện ẩm ướt thì hiệu quả của bã chất mytadehyde
khoảng 1 tuần, còn điều kiện khô ráo hiệu quả khoảng 12 ngày. Nên nhiệt độ cao thì
hiệu quả chất độc chất metadehyde tăng và cơ thể sên trần mất nước (Cragg và
Vincent, 1952; Wright và Williams, 1980; Yuong, 1996). Mallet và Bougaran
(1971); Baily (2002) đánh giá tỉ lệ chết của sên D. reticulatium khi nó chịu tác động
chất metadehyde nhiệt độ trên 200C thì cao hơn 160C.
Ngoài chất metadehyde được sử dụng trừ các loài nhuyễn thể thì chất
carbamate cũng được sử dụng. Chất carbamate là hợp chất rất có hiệu quả đối với
trừ sên trần, chúng được sử dụng như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ dại và trừ nấm
(Kenaga và ctv., 1962). Điều tra về ảnh hưởng của carbamate trên loài nhuyễn thể
lần đầu tiên được tiến hành tại Mỹ, sau đó tại Australia và Đức. Các thí nghiệm trên
đã cho kết quả, các hợp chất carbamte chỉ độc với động vật thân mềm. Ưu điểm của


9

chất carbamate không giống chất metadehyde, nó ít bị tác động của môi trường, và
tăng độc tính trong môi trường ẩm ướt, rất thích hợp sử dụng cho loài nhuyễn thể.
Các loại thuốc trừ sên trần, chất carbamates thì hiệu quả hơn chất metadehyde.
Dựa vào thực tế loài nhuyễn thể thường xuất hiện trong khu vực ẩm ướt hoặc trong
thời gian điều kiện thời tiết thích hợp. Để kiểm soát bằng chất metaldehyde thì gần
như không phù hợp với điều kiện thích hợp sên trần. Ngoài các tác dụng của chất
metaldehyde không mong muốn trên động vật và thực vật mà vẫn còn để được thảo
luận, hiệu quả chất carbamate cao hơn chất metaldehyde ở các khía cạnh sau đây
(Godan, 1979):
- Đặc biệt hiệu quả trong thời tiết ẩm ướt, tại hầu hết khu vực ẩm ướt và ở
nhiệt độ thấp.
- Một số carbamate có tác dụng lâu dài.

- Các tính chất hệ thống đánh dấu của isolan và mexacarbate có thể được lợi
thế trong sự kiểm soát của các loài chân bụng sống trên thực vật.
Biện pháp sinh học
Sử dụng tuyến trùng loài Phasmarhabditis hermaphrodita kết hợp với vi
khuẩn Moraxella osloaensis, đây là loài tuyến trùng phổ biến kí sinh trên sên trần
trong tự nhiên. Tuyến trùng sẽ tìm đến và kí sinh trên các loài sên trần. Sên trần
ngoài đồng có hiện tượng chán ăn trong vài ngày và chúng sẽ chết 1 - 2 tuần.
Tuy nhiên, sử dụng tuyến trùng không có hiệu quả đối với sên Arion
lusitanicus (Speiser và ctv, 2001).
Tỏi cũng được sư dụng phòng trừ sên trần, và được nghiên cứu trên sên trần
loài Arion sp.. Kết quả của việc nghiên cứu này là dịch nước ngâm chế từ củ tỏi tươi
tạo ra chất độc nhất (sên trần chết 45 %). Các chiết xuất khác từ trái cây và tỏi khô
chỉ đạt hiệu quả 5 %.
Các chiết xuất metanon của các loài thực vật Geranium robertianum,
Lepidium sativum, Origanum vulgare, Salvia officinalis, Salvia pratensis,
Saponaria officinalis, Thymus vulgaris, Trifolium repens và Valerianella locusta
được chế xuất từ các lá mầm sau khi hạt nảy mầm 6 – 8 ngày, và ảnh hưởng đến
thức ăn của sên A. lusitanicus. Các chiết xuất từ các loài thực vật này đã ảnh hưởng
tới khả năng gây hại của chúng đến một mức độ nào đó, nhưng chỉ có chiết xuất từ


10

Saponaria officinalis và V. locusta có ý nghĩa lớn đối với A. lusitanicus từ thức ăn.
Các chất chiết xuất còn lại chỉ có tác dụng nhỏ có thể là do hiệu quả chiết xuất kém
hoặc chúng ăn ít nên không đủ khả năng ức chế.
Hiệu quả sử dụng carvone để xua đuổi A. lusitanicus sên được khảo sát.
Carvone là một hợp chất tự nhiên từ hạt cây ca - rum, được đưa vào dưới các màng
phủ nông nghiệp để giảm tính bay hơi của chúng. Thí nghiệm trong phòng, với 2
nghiệm thức có lớp phủ trên chất carvone và không có lớp phủ. Với các mức nồng

độ khác nhau, nồng độ carvone từ 0,03 - 0,75 ml/ lít màng phủ, sên ăn rau nhiều
hơn đáng kể ở phía bên không được phủ. Và 1 thí nghiệm khác không , cũng với
các mức nồng độ carvone 0,25 và 0,75 ml/ lít lớp phủ sên ăn giảm đáng kể so với
không xử lý. Hơn nữa ở nồng độ cao nhất của carvone (0,75 ml/ lít lớp phủ) tỉ lệ tử
vong 50 % đã được ghi lại trong khoảng thời gian 5 ngày, chỉ ra một hiệu quả rõ
ràng thuốc trừ nhuyễn thể. Vì tính dễ bay hơi của nó, carvone không giảm bớt sự
làm rụng lá của thực vật bởi A. lusitanicus khi ứng dụng trực tiếp lên trên rau diếp.
Tiếp theo đánh giá tại Thụy Sĩ, trong các năm 1998 cho thấy 0,75 ml/ lít lớp phủ
một phần làm giảm thiệt hại cho ăn sên. Tuy nhiên, hiệu quả này không đủ để làm
tăng đáng kể năng suất rau diếp. Việc đưa một nồng độ cao hơn vào màng phủ
carvone vẫn còn đang được thử nghiệm để xác nhận xem xử lý màng phủ carvone
có thể được khuyến cáo như là một phương pháp hiệu quả thay thế để kiểm soát hóa
học trên sên trần.
Biện pháp vật lí, cơ giới
Bã bia thì được mọi người làm vườn biết đến rất tốt. Chúng dường như rất
thành công, bởi vì các bẫy đó rất dễ nhìn thấy. Tuy nhiên, mùi của bã có thể thu hút
các sên ngoài ruộng vào. Vì thế, bã bia chỉ đặt chúng trong các hàng rào. Các cốc
vại được đặt trong đất, mép cốc cách mặt đất 1cm (nếu chúng bị nằm trên mặt đất,
chúng sẽ bẫy các động vật chân đốt có ích như ấu trùng bọ cánh cứng Harpalus
alneus và nhện.
Các hàng rào sên làm giảm sự xâm nhập của sên, nhưng nó không có hiệu quả
chống lại nơi cư trú của quần thể sên. Đạt hiệu quả tốt nhất nếu như các khu vực
nhỏ có hàng rào. Tuy nhiên trong trường hợp này thì giá trên một đơn vị thì rất cao.
Các hàng rào ở khu vực lớn thì giảm giá nhưng cũng đạt được hiệu quả. Hàng rào


11

phòng trừ sên thỉnh thoảng có hiệu quả, nhưng sẽ tăng hiệu quả nếu kết hợp với các
biện pháp khác.

2.2 Giới thiệu tổng quát về cây dâu tây
2.2.1 Giới thiệu chung
Dâu tây xuất xứ từ Châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu lai tạo vào thế
kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay. Cây dâu tây có tên
khoa học là Fragaria vesca L., kết quả của sự lai ghép giống F. chiloensis Duch và
F. virginiana Duch. Người Anh gọi là "strawberry", người Pháp gọi là "fraisier",
khi du nhập qua Việt Nam vì có nguồn gốc từ Pháp nên được gọi là dâu tây.
2.2.2 Đặc điểm thực vật học
Cây: cây dâu tây là một loài cỏ sinh trưởng và phát triển mạnh, thuộc loại cây
đa niên nhờ có chồi dài, có thân ngắn lá mọc rất gần nhau.
Lá: lá mọc ra từ cổ cây, có 3 thùy, mép lá có răng cưa và có khía sâu, dài
khoảng 10 - 20cm, có nhiều lông tơ.
Rễ: hệ rễ dâu tây dài khoảng 15 cm.
Hoa: phát hoa là chùm, dài hơn lá một ít, xuất phát từ gốc, khi lên được 5 - 7cm
bắt đầu phân chia nhiều nhánh, mỗi nhánh có một hoa, một chùm có khoảng 7 - 15
hoa, tùy thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Hoa có màu trắng, từ 5 - 6 cánh hoa,
20 tiểu nhụy, đế hoa lồi.
Đài hoa gồm 10 - 12 lá đài, màu xanh, lớn, dài khoảng 1,5 cm. Cánh hoa màu
trắng mỏng manh, gồm 5-6 cánh, hình gần tròn. Hoa lưỡng tính thụ tinh nhờ gió
hay côn trùng, nên có rất nhiều khả năng lai tạo giống. Sau khi thụ phấn tiểu nhụy
teo đi, biến thành màu đen và bầu noãn lớn dần, các vòi bầu noãn vẫn còn nhưng
dần dần rụng đi để thành mắt của quả dâu.
Quả: quả là quả giả, có màu đỏ trên cọng đứng, mang nhiều đế quả nhỏ lồi trên
đài (mà ta thường gọi là “hạt”). Quả bế tụ tập trên trục đế hoa và mọng nước thành
khối màu đỏ. Quả dâu khi còn nhỏ có màu xanh hình bầu dục không hoàn toàn,
đường kính khỏang 1 cm khi con nhỏ và 5 cm khi quả đã chín, đường kính quả còn
tùy thuộc nhiều vào giống và điều kiện canh tác. Khi quả đã chín các lá đài rụng
dần, quả càng nặng lên thì bị năm trên mặt đất nên cần phủ rơm để tránh quả bị bẩn



12

và đất cũng như một số dịch hại khác như côn trùng hoặc nấm tấn công. Khi quả
chín biến thành màu hồng hoặc đỏ, tùy thuộc vào đặc điểm từng giống. Là một phì
quả, chứa nhiều đường hoặc các khoáng chất có mùi thơm dùng để ăn chín. Thường
mỗi cành ra một cụm hoa, mỗi cụm hoa có thể khoảng 15 quả hoặc nhiều hơn. Từ
lúc thụ phấn, phát triển quả tới khi chín khoảng 20 - 60 ngày, tùy thuộc vào giống
và điều kiện thời tiết (Boxus và Brasseur, 1990).
Thân bò: từ gốc mọc lên những nhánh, bò sát mặt đất được gọi là ngó (thân bò).
Ngó này không có lá và từng khoảng một lại cho những mầm hình thành cây con và
phát triển hoàn thiện hệ rễ. Cây con này cũng tiếp tục hình thành thân bò và cây con
khác. Số lượng cây con hình thành tùy thuộc vào giống, điều kiện môi trường và
dinh dưỡng.
2.2.3 Giá trị dinh dưỡng
Quả dâu tây có mùi thơm quyến rũ, vị ngọt thanh pha lẫn vị chua được người
tiêu dùng ưa chuộng. Khả năng cung cấp năng lượng của dâu tây không cao (100 g
dâu tây cho khoảng 34 Calo) nhưng cung cấp nhiều loại sinh tố cần thiết cho cơ thể
con người như sinh tố A, B1, B2 và đặc biệt là lượng sinh tố C khá cao, hơn cam,
dưa hấu. Đây là đặc tính của quả dâu tây giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm
trùng, nhiễm độc và chống stress…


13

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tây tươi chưa qua chế biến
Thành phần dinh

Đơn vị

100 g ăn được


Năng lượng

Kcal

46,00

Nước

g

84,00

Protein tổng số

g

1,80

Lipid

g

0,40

Glucid tổng số

g

7,70


Natrium (Na)

g

0,70

Kalium (K)

mg

190,00

Calcium (Ca)

mg

22,00

Vitamin A

mg

5,00

Beta carotene

µg

30,00


Vitamin E

µg

0,58

Vitamin B1

µg

0,03

Vitamin B2

µg

0,06

Vitamin PP

µg

0,30

Vitamin B6

µg

0,06


Vitamin C

µg

60,00

dưỡng

(Nguồn: o/index.php/JSTD/article/viewFile/1133/2528)

2.2.4 Đặc điểm sinh thái cây dâu tây
Dâu tây thích hợp với loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất giữ ẩm
nhưng thoát nước tốt. Đất có hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ giúp cho cây dâu tây
phát triển tốt, đạt năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Cây dâu tây
thích hợp với đất trung tính có độ pH từ 6 - 7.
Nhiệt độ thích hợp cho cây dâu tây sinh trưởng và phát triển từ 18 - 220C. Biên
độ nhiệt ngày và đêm cao sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất và chất lượng quả dâu
tây. Thời kỳ cây phân hóa chồi non và ra hoa cần nhiệt độ từ 15 – 240C, thời kỳ
hình thành trái cần biên độ nhiệt ngày đêm cao sẽ cho quả nhiều, nhiệt độ ngày từ


14

20 – 250C, nhiệt độ ban đêm 10 – 150C cây sẽ cho nhiều trái. Thời kỳ trái chín nhiệt
độ thích hợp là 15 – 220C.
Ánh sáng rất cần thiết cho cây dâu tây sinh trưởng và phát triển, cây dâu tây đòi
hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng
đến khả năng ra hoa kết quả.
2.3 Một số loài sâu hại trên cây dâu tây

Nhện đỏ (Tetranichus sp.)
Triệu chứng: Ấu trùng và thành trùng nhện gây hại bằng cách chích hút dịch
của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ từng đám, hơi nâu ở phía
dưới lá. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, nhện sinh sản rất nhanh, mật độ có thể lên đến
hàng vài chục con trên một lá, làm cho từng mảng lá bị vàng, khô cháy. Hoa và trái
cũng bị nhện gây hại. Nhện đỏ hút chất dinh dưỡng trong trái làm cho trái bị vàng, sạm
và nứt khi trái lớn. Hoa có thể bị rụng.
Biện pháp phòng trừ
Không nên trồng dâu tây với mật độ quá dày làm cho tán lá rậm rạp, nhện có
điều kiện thuận lợi gây hại nhiều hơn, cắt bỏ những lá có mật số nhện quá cao đã
chớm vàng úa đem tiêu huỷ để diệt nhện.
• Kiểm tra vườn dâu tây thường xuyên nếu thấy lá dâu tây có những triệu
chứng bị nhện đỏ gây hại thì cần kiểm tra kỹ bằng kính lúp để soi tìm
nhện ở mặt dưới của lá.
• Khi ruộng có mật số nhện cao thì phải phun thuốc để diệt nhện kịp thời.
Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao, vì thế để giảm bớt áp lực gây
kháng thuốc cho nhện nên dùng luân phiên nhiều loại thuốc có hiệu quả
như Comite 73EC (liều lượng 0,5 lít/ ha), Danitol 10EC (1,5 lít/ ha),
Nissorun 5EC (1 lít/ ha), Pegasus 500SC (1 lít/ ha), Cascade 5EC (1 lít/
ha). Lượng nước: 400 lít/ ha.
Bọ trĩ (Frankliniella sp.)
Triệu chứng: Ấu trùng và thành trùng bọ trĩ phá hại búp, lá, thân và trái non.
Chúng hút chích nhựa làm cây suy kiệt, giảm năng suất thu hoạch. Hoa bị bệnh chuyển
màu nâu và chết. Tuy nhiên trái non vẫn tiếp tục lớn nhưng có màu vàng đồng. Những


×