Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO SÁT BỆNH TAI VÀ MẮT TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.54 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH.
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.

KHẢO SÁT BỆNH TAI VÀ MẮT TRÊN CHÓ ĐẾN
KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN - XÉT
NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện : TRẦN VÕ ANH THƯ
Lớp

: DH07TY

Ngành

: Thú y

Niên khóa

: 2007 – 2012

Tháng 8/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


**************

TRẦN VÕ ANH THƯ

KHẢO SÁT BỆNH TAI VÀ MẮT TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN - XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoá luận được đệ trình để yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y.

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Văn Phát.
BSTY. Trần Thị Hằng Nga.

Tháng 8/2012.

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Họ và tên sinh viên: Trần Võ Anh Thư
Tên đế tài: “ Khảo sát bệnh trên tai và mắt trên chó đến khám và điều trị tại Trạm
Chẩn đoán – Xét nghiệm và Điều trị Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh. Đã
hoành thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiếm nhận xét,
đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày … / …. / 2012.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Văn Phát.

ii



LỜI CẢM ƠN

Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ, những người thân trong gia đình đã sinh
thành và dạy dỗ, luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, nguồn động viên to lớn, nguồn
giúp đỡ về vật chất để con đi đến được ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Phát ,TS Lê Quang Thông,
BSTY Trần Thị Hằng Nga cùng các anh chị, cô chú tại Trạm Chẩn đoán – Xét
nghiệm và Điều Trị Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn nuôi – Thú Y cùng toàn thể các thầy cô đã dạy dỗ
em trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm và Điều trị
Chi cục Thú Y Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cám ơn những người bạn đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên tôi
trong học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Trần Võ Anh Thư.

iii


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát bệnh về tai và mắt trên chó đến khám và điều trị tại Trạm Chẩn đoán – Xét
nghiệm và Điều trị Chi cục Thú y TPHCM “ được thực hiện từ ngày 10 /1 / 2012 đến 10 / 5 /
2012. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 4578 chó đến khám và điều trị, ghi nhận các số liệu
về giống, tuổi, phân loại bệnh và hiệu quả điều trị. Kết quả ghi nhận như sau:
-


Các bệnh thường gặp trên tai: viêm tai, tụ máu vành tai.

-

Tỷ lệ nhóm bệnh ở tai :
o Giống : chó Việt Nam :1,65 %; chó ngoại : 3,47 %
o Tuổi :


< 2 tháng tuổi: 8,59%



2 – 6 tháng tuổi : 10.14%



6 – 24 tháng tuổi : 12,6%



> 24 tháng tuổi: 9,12%

o Giới tính:


Đực : 2,86%




Cái : 4,73%

-

Hiệu quả điều trị bệnh về tai: 61,76%.

-

Các bệnh thường gặp trên mắt: sa tuyến lệ, viêm kết mạc, đục giác mạc,
loét giác mạc.

-

Tỷ lệ nhóm bệnh ở mắt
o Giống : chó Việt Nam : 4,22% ; chó ngoại : 8,29%
o Tuổi:


< 2 tháng tuổi : 13,28%



2 – 6 tháng tuổi: 15,29%



6 – 24 tháng tuổi : 18,45%




> 24 tháng tuổi: 22,9%

o Giới tính:

-



Đực : 4,73%



Cái : 3,84%

Hiệu quả điều trị bệnh về mắt: 77%

iv


MỤC LỤC.
TRANG

Trang tựa ……………………………………………………………….. i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ……………………………… ii
Lời cảm tạ ……………………………………………………………… iii
Tóm tắt …………………………………………………………………. iv
Mục lục ………………………………………………………………… v
Danh sách các bảng ……………………………………………………. ix
Danh sách các hình ……………………………………………………. x

Chương 1 : MỞ ĐẦU. ……………………………………………….. 1
1.1.

Đặt vấn đề ……………………………………………… 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu: ………………………………….. 2
1.2.1. Mục đích ………………………………………… 2
1.2.2. Yêu cầu ………………………………………….. 2

Chương 2 : TỔNG QUAN. ………………………………………….. 3
2.1. TỔNG QUAN VỀ TAI CHÓ. ……………………………. 3
2.1.1. Cấu tạo cơ thể học: ……………………………… 3
2.1.1.1. Tai ngoài. ………………………………. 3
2.1.1.2. Tai giữa. ……………………………….. 3
2.1.1.3. Tai trong. ………………………………. 4
2.1.2. Chức năng của tai chó. …………………………. 4
2.1.3. Một số bệnh thường gặp và phương pháp
điều trị bệnh trên tai chó. ……………………… 4
2.1.3.1. Bệnh viêm tai ngoài. ………………… 4
2.1.3.2. Bệnh viêm tai giữa…………………… 7
2.1.3.3. Bệnh viêm tai trong. ………………… 7
2.1.3.4. Tụ máu vành tai ……………………... 8

v


2.1.3.5. Bệnh ghẻ tai (do Otodectes cynotis)... 9
2.2. TỔNG QUAN VỀ MẮT CHÓ. ………………………... 9

2.2.1. Cấu tạo cơ thể học: …………………………... 9
2.2.1.1. Áo ngoài của mắt …………………... 10
2.2.1.2. Áo giữa của mắt …………………… 10
2.2.1.3. Áo trong của mắt (võng mạc). …….. 11
2.2.1.4. Pha lê dịch. ………………………… 11
2.2.1.5. Thuỷ tinh thể. ……………………… 12
2.2.1.6. Một số bộ phận hỗ trợ ……………… 12
2.2.2. Chức năng của mắt. ………………………….. 13
2.2.3. Một số bệnh thường gặp và phương
pháp điều trị ……………………………….. 13
2.2.3.1. Khối u ở hốc mắt. ………………… 13
2.2.3.2. Lồi mắt. …………………………… 14
2.2.3.3. Những vấn đề vế mí mắt. ………… 16
2.2.3.4. Sa tuyến lệ. ……………………….. 17
2.2.3.5. Viêm loét giác mạc ……………….. 18
2.2.3.6. Viêm kết mạc. …………………….. 19
2.2.3.7. Bệnh xanh mắt (Glaucoma). …….... 21
2.2.3.8. Đục thuỷ tinh thể. ……………….. 21
2.2.3.9. Khô mắt. ………………………… 22
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT… 23
3.1. Thời gian và địa điểm ……………………………… 23
3.2. Đối tượng khảo sát. ……………………………….... 23
3.3. Nội dung khảo sát. ………………………………….. 23
3.4. Phương pháp khảo sát. ……………………………… 24
3.4.1. Phân loại chó đến khám và điều trị. ……… 24
3.4.2. Khám lâm sàng. …………………………… 24
3.4.3. Khám cận lâm sàng. ……………………..... 25

vi



3.4.4. Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu. …………….. 25
3.4.5. Phương pháp theo dõi tiến trình
và hiệu quả điều trị. …………………….. 25
3.4.6. Tổng kết và xử lý số liệu. ……………….. 26
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. …………………. 27
4.1. Tỷ lệ từng nhóm bệnh. ……………………………. 27
4.2. Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo giống. ……………….. 28
4.3. Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo giới tính. ……………. 29
4.4. Hiệu quả điều trị bệnh theo lứa tuổi. …………….. 30
4.5. Tỷ lệ từng loại bệnh và hiệu quả
điều trị bệnh về tai. ……………………………. 31
4.6. Tỷ lệ từng loại bệnh và hiệu quả
điều trị bệnh về mắt……………………………. 33
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. …………………… 36
5.1. Kết luận. …………………………………………. 36
5.2. Đề nghị. …………………………………………. 36
5.2.1. Đối với cán bộ Thú y tại Trạm. ……….. 36
5.2.2. Đối với chủ nuôi. ……………………… 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ………………………………... 38
PHỤ LỤC ………………………………………………….. 40

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
TRANG

Bảng 4.1 Tỷ lệ từng nhóm bệnh. ……………………………………… 27
Bảng 4.2 Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo giống. …………………………. 28

Bảng 4.3 Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo giới tính. ……………………… 29
Bảng 4.4 Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo lứa tuổi. ………………………. 30
Bảng 4.5 Tỷ lệ từng loại bệnh và hiệu quả điều trị
bệnh về tai. ………………………………………………… 31
Bảng 4.6 Tỷ lệ từng loại bệnh và hiệu quả điều trị
bệnh về mắt. ………………………………………………. 33

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Vành tai chó bị tụ máu ………………………………………. 8
Hình 2.2 Khối u ở cả 2 bên hốc mắt …………………………………... 14
Hình 2.3 Chó bị lồi mắt do chấn thương ……………………………… 15
Hình 2.4 Chó bị lồi mắt do chấn thương ……………………………… 15
Hình 2.5 Chó bị loét giác mạc ………………………………………… 18
Hình 2.6 Chó loét giác mạc nặng …………………………………….. 19
Hình 2.7 Viêm kết mạc mắt ………………………………………….. 20
Hình 4.1. Điều trị tụ máu vành tai …………………………………… 32
Hình 4.2. Tai chó sau khi phẫu thuật ………………………………… 33
Hình 4.3. Cắt bỏ mắt bị tổn thương ………………………………….. 35
Hình 4.4. Mắt sau khi đã cắt bỏ. …………………………………….. 35

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU.
1.1.


ĐẶT VẤN ĐẾ:
Đã từ rất lâu, con người đã biết đến việc thuần phục và nuôi dưỡng chó

vì trí thông minh, sự trung thành và sự hữu ích của chúng. Cùng với sự
phát triển của xã hội, ngày nay chó không chỉ được nuôi với mục đích đi
săn, giữ nhà, canh giữ gia súc, mà chúng còn được nuôi với mục đích trang
trí, làm bạn tinh thần với con người. Tuy nhiên, dù nuôi với mục đích nào
đi nữa, chúng ta cũng cần quan tâm đến tầm quan trọng của đôi tai và đôi
mắt của chúng. Đặc biệt, nhóm bệnh về tai và mắt cũng chiếm một tỷ lệ
khá lớn, tuy không thực sự quá nguy hiểm, nhưng bệnh sẽ gây mất thẩm
mỹ, gây ra sự khó chịu, làm mất đi một số khả năng đặc biệt của chúng khi
không nhìn thấy và nghe ngóng được, đồng thời, chi phí cho việc điều trị
bệnh về tai và mắt thường khá tốn kém.
Với mong muốn tìm hiểu rõ về vấn đề trên, và học tập những phương
pháp điều trị nhóm bệnh trên, được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm khoa
Chăn nuôi – Thú Y với sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Văn Phát,
sự đồng ý của Ban lãnh đạo Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm và Điều trị Chi
cục Thú Y Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành đề tài :”Khảo
sát bệnh về tai và mắt trên chó đến khám và điều trị tại Trạm Chẩn đoán –
Xét nghiệm và Điều Trị Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh”

1


1.2.

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:

1.2.1. Mục đích:

-

Khảo sát về các bệnh trên tai và mắt trên chó.

-

Học hỏi các phương pháp chẩn đoán và điều trị nhóm bệnh tai và
mắt trên chó.

1.2.2. Yêu cầu:
-

Ghi nhận tỷ lệ bệnh về tai và mắt trên chó.

-

Ghi nhận hiệu quả điều trị bệnh tai và mắt trên chó.

2


Chương 2
TỔNG QUAN.
2.1 TỒNG QUAN VỀ TAI CHÓ.
2.1.1 Cầu tạo cơ thể học: có 3 phần : tai ngoài, tai giữa, tai trong.
2.1.1.1 Tai ngoài:
-

Gồm có vành tai và ống tai, có tác dụng thi nhận và hường sóng âm vào
màng nhĩ. Vành tai cấu tạo bởi vành sụn đàn hồi ở giữa, bao ngoài là

da, có tuyến mỡ, tuyến mồ hôi và có cơ vân bám vào giúp vành tai vận
động. Ống tai được bao bởi da có lông và tuyến bã tiết ráy tai có tác
dụng giữ bụi.

2.1.1.2 Tai giữa:
-

Là một cái xoang hình trống được lót bởi một lớp niêm mạc mỏng.

-

Giữa tai ngoài và tai giữa là 1 lớp màng liên kết dày gọi là màng nhĩ, có
tác dụng chuyển những rung động không khí cho các xương tai.

-

Tai giữa có hệ thống đòn bẩy gồm 3 xương nhỏ : xương búa, xương đe
và xương bàn đạp.

-

Trong tai giữa còn có cơ màng nhĩ và cửa sổ bầu dục, chúng giúp cho
maàng nhĩ và màng cửa sổ bầu dục khỏi rung với biên độ lớn đến chỗ
bị hỏng, rách.

-

Nhờ vòi Eustache, tai giữa được nối liền với yết hầu.

3



2.1.2.3 Tai trong :
-

Là hốc xương có hình dáng phức tạp gồm 3 ống bán khuyên và những
túi gọi chung là bộ máy tiền đình tham gia vai trò thăng bằng giác.
Ngoài ra có ốc tai giữ nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh.

-

Giữa tai giữa và tai trong có 2 cửa sổ có màng chắn gọi là cửa sổ bầu
dục và cửa sổ tròn. Ốc tai là 1 ống dài và xoắn. Màng của ốc tai có 2
lớp trên đó có chứa tế bào thần kinh thính giác.

-

Những ống bán khuyên có phần đầu phình to tạo thành mào bóng, mặt
trong chứa những tế bào đặc biệt trên đầu có sợi tơ dài, ngâm trong 1
chất dịch. Ở các túi cũng có các tế bào tương tự.

2.1.2 Chức năng của tai:
-

Giúp thú nghe ngóng được để nhận biết thông tin về các biến cố của
môi trường bên ngoài. Đồng thời, tai còn là cơ quan thăng bằng của cơ
thể.

2.1.3 Một số bệnh thường gặp và phương pháp điều trị bệnh trên tai chó:
2.1.3.1 Bệnh viêm tai ngoài:

 Nguyên nhân: thường do 3 nguyên nhân cấu thành
-

Nguyên nhân nguyên phát: là những yếu tố gây viêm bao gồm:
 Dị ứng: là những nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tai ngoài
trên chó, chó có thể bị dị ứng với phấn hoa, rận, thuốc điều trị,


4


 Ngoại vật: khi lọt vào tai sẽ kích thích gây viêm. Ở 1 số trường
hợp, ngoại vật có thể gây tổn hại đến màng nhĩ thì tổn thương sẽ
nghiêm trọng hơn.
 Rối loạn sự sừng hoá, rối loạn tuyến tai: đây là bệnh trên lớp
nhầy dẫn đến sự hình thành vẩy hay dư thừa chất nhờn của da
hay ống tai. Bệnh này dẫn đến hoá vảy, nhiễm khuẩn da, tích tụ
nhiều ráy tai và gây ngứa nghiêm trọng.
 Ký sinh trùng: ghẻ Otodectes cynotis, mò bao lông Demodex
canis và ghẻ Trombicula autumnalis là những ký sinh điển hình
trong tai chó.
 Ngoài ra còn có thể kế phát do bệnh ngoài da.
-

Nguyên nhân dẫn đường: là những tình trạng hay chăm sóc dẫn đến
bệnh về tai nhưng bản thân chúng không gây viêm tai; bao gồm:
 Ngoai hình của tai:
o Loa tai: một số giống chó có loa tai mềm, nhiều lông làm
giảm sự lưu thông không khí, tạo môi trường nóng ẩm,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự viêm nhiễm và cũng làm

cho việv điều trị gặp nhiều khó khăn.
o Hình dạng và chiều dài của ống tai: một số giống chó có
ống tai dài và quanh co làm ống tai dễ bị viêm.
o Đầu đổ ra của ống tai dài hay hẹp: nếu thiếu phần mở
rộng của đầu ống tai làm giảm sự lưu thông không khí
trong ống tai dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
 Các yếu tố khác:
o Tắm thường xuyên sẽ bị tích nước trong tai, đó là điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm.

5


o Các yếu tố môi trường: khí hậu nóng ẩm tạo điếu kiện
cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
o Phương pháp điều trị không hợp lý: tổn thương ống tai
trong quá trình điều trị làm tổn hại lớp biểu mô trong ống
tai dẫn đến nhiễm trùng, thường do dụng cụ vệ sinh quá
cứng.
-

Nguyên nhân tiếp diễn: chủ yếu là vi khuẩn và nấm.
 Vi khuẩn phổ biến trong viêm tai là Pseudomonas aeruginosa,
Staphylococcus aureus và proteus mirabilis.
 Nấm Malassezia pachydermatic là nấm phổ biến trong viêm tai
ngoài. Viêm tai do nấm thường kết hợp với viêm da toàn thân.
 Triệu chứng:

-


Viêm tai do vi khuẩn : tai hôi, xuất hiện dịch mủ và loét.

-

Viêm tai do nấm: tăng sinh tuyến ráy, tạo chất bã màu kem hay đen,
ngứa, nổi mẫn đỏ, chó hay lắc đầu.
 Điều trị:

-

Làm vệ sinh tai sạch sẽ: cắt lông thừa, loại bỏ chất nhầy, dịch tiết, mủ
nhằm ngăn chặn môi trường thuận lợi cho vi khuẩ, nấm phát triển

-

Sử dụng chế phẩm điều trị tại chỗ như: Oridermyl , Otifar, …

-

Điều trị bằng thuốc như: ivermectin (trị ghẻ tai), ceftriaxone,
doxycycline, norfloxacin (diệt khuẩn), ketoconazol, itraconazole,
clotrimazole (trị nấm),….

6


2.1.3.2 Bệnh viêm tai giữa:
 Nguyên nhân :
-


Có thể do viêm lan từ tai ngoài sang, chấn thương, ung thư trong tai
giữa, hay do nhiễm nấm, viêm do vi khuẩn thường rất phổ biến.
 Triệu chứng:

-

Viêm tao giữa xảy ra thường khá nặng và đôi khi có sốt, biến ăn, nôn,
ngủ liệm … Cần chụp X – Quang để thấy ổ viêm bên trong.
 Điều trị :

-

Thường sử dụng phương pháp ngoại khoa.Trong trường hợp nghi ngờ
có mủ thì nên chích rạch màng nhĩ sớm, vết chính sẽ lành sau 1 – 2
ngày. Liệu pháp ngoại khoa được sử dụng với mục đích đem lại cho tai
chó 1 cấu tạo đơn giản hơn để tiện việc vệ sinh và điều trị.

-

Kết hợp với sử dụng dược phẩm (kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống
viêm, thuốc làm giảm sung huyết màng nhĩ và sát trùng mũi họng).

-

Viêm tai giữa có thể dẫn đến triển dưỡng ống tai không thể phục hồi lại
được.

2.1.3.3 Viêm tai trong:
-


Là kết quả của sự tiếp nối của viêm tai giữa, dễ làm cho thú bị điếc.
Viêm kéo dài sẽ dẫn đến abcess não hay viêm não, màng não.

7


2.1.3.4 Tụ máu vành tai:
 Nguyên nhân:
-

Thường do tổn thương, vết cắn, hoặc do chó lắc tai mạnh làm vỡ một
số mạch mái bên trong gây chảy máu và tụ lại ở vành tai (ở giữa lớp
sụn và lớp da của tai). Có thể xảy ra 1 phần hay toàn bộ tai, ở mặt trong
hay mặt ngoài của tai.

Hình 2.1 Vành tai chó bị tụ máu
 Điều trị: có 3 phương pháp:
-

Rút dịch trưc tiếp: trong trường hợp nhẹ, dùng syringe hút máu ra.

-

Phương pháp đặt ống dò.

-

Phẫn thuật: với phương pháp này dịch sẽ được lấy ra hết, đồng thời tai
không còn khoảng trống, dịch sẽ không đọng nữa.


-

Với bệnh tụ máu vành tai, thú có thể tự khỏi mà không cần sự can thiệp
của bác sĩ do dịch sẽ được hấp thu sau 1 thời gian dài. Tuy nhiên sự tự

8


phục hồi sẽ để lại nhiều sẹo cũng như sự khó chịu và đau đớn cho thú
trong thời gian dài.
2.1.3.5 Bệnh ghẻ tai:
 Nguyên nhân:
-

Do Otodectes cynotis. Ghẻ ký sinh trên mặt da của tai và ống tai, ăn
dịch nhờn và dịch tế bào gây viêm tạo thành những chỗ lở loét.

 Triệu chứng:
-

Thú hay cào gãi, chà sát tai vào vách chuồng, nền nhà, hay lắc đầu, tai
có màu nâu tối, ống tai bị loét với những mụn nhỏ và dịch nhờn.
 Phòng trị:

-

Dùng các dung dịch retenone, dimethyl phthalate hoặc pyrethrin rửa tai
hoặc lau tai thú 3 ngày 1 lần, lau hoặc rửa 4 lần liên tục.

-


Dùng ivermectin, tiêm dưới da cho chó.

-

Bôi thuốc cho chó. Trước khi bôi cần tắm trước bằng xà bông, lau khô
rồi bôi thuốc. Nếu ghẻ toàn thân tuỳ vào sức khoẻ của thú mà bôi ¼ hay
1/3 cơ thể. Những phần còn lại bôi vào 2 hoặc 3 ngày hôm sau, mỗi
ngày bôi 1/3 hay ¼ cơ thể. ( Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1999).

2.2 TỔNG QUAN VỀ MẮT CHÓ:
2.2.1 Cấu tạo cơ thể học:

9


2.2.1.1 Áo ngoài của mắt:
-

Củng mạc (phần sau của nhãn cầu)là lớp sợi dày, màu trắng, liên tục
với giác mạc ở đằng trước và lớp vỏ cứng của thị thần kinh ở đằng sau.
Củng mạc tạo nên hình dáng nhãn cầu, bảo vệ nhãn cầu và là chỗ bám
cho các cơ ngoại mắt.

-

Giác mạc (phần trước của nhãn cầu) là phần trong suốt phía trước của
lớp áo sợi. Gồm 4 lớp từ ngoài vào trong:
o Biểu mô.
o Đệm giác mạc.

o Màng Descemet’s.
o Nội mô.

-

Phần chuyển tiếp giữa củng mạc và giác mạc gọi là rìa mắt.
2.2.1.2 Áo giữa của mắt: gồm 3 phần: mống mắt, thể mi và màng
mạch (chiếm phần lớn diện tích).

-

Mống mắt: là phần trước nhất của lớp áo giữa, ngăn cách tiền phòng và
hậu phòng. Đồng tử là phần miệng tròn ở giữa mống mắt và có kích
thước tuỳ thuộc vào sự hoạt động của cơ mống mắt. Mống mắt có nhiều
tế bào sắc tố, giàu mạch máu và thần kinh cảm giác.

-

Thể mi: là phần trải từ rễ mống mắt đến ora serrata, có 2 phần chính là
cơ thể mi và các nếp thể mi.
o Cơ thể mi: là nơi bám của các sợi chằng thuỷ tinh thể. Sự co
giãn của cơ thể mi tạo nên sự điều tiết của mắt.
o Các nếp thể mi: chủ yếu là các mao mạch, tiết ra thuỷ dịch nuôi
dưỡng giác mạc, thuỷ tinh thể và pha lê dịch.

10


-


Màng mạch: trải từ ora serrata đến đầu thị thần kinh, cấu tạo từ nhiều
lớp mạch cỡ nhỏ, vừa và lớn. Mạch mạc là cơ quan dinh dưỡng chính
cho võng mạc, pha lê dịch và thuỷ tinh thể, đồng thời là tấm ngăn ngấm
lại những tia sáng di xuyên luôn qua võng mạc.
2.2.1.3 Áo trong của mắt (võng mạc): từ trong ra ngoài, vách của
võng mạcgồm:

-

Tế bào võng mạc: là loại biểu mô sắc tố, tề bào phát ra những mõm bào
tương trùm lên tế bào nhận cảm ánh sáng. Nó có vai trò tiếp nhận kích
thích và dinh dưỡng đối với tế bào nhận cảm.

-

Tế bào nhận cảm ánh sáng: gồm 2 loại tế bào hình que và hình nón

-

Tế bào lưỡng cực thứ I: kích thích áng sáng từ tế bào hình que và hình
nón sẽ truyền đến sợi gai của tế bào này sau đó sẽ theo sợi trục của tế
bào đến các tế bào hạch ở dưới.

-

Tế bào hạch: hạch lớn tham gia hình thành cảm giác thấy, hạch nhỏ giữ
vai trò giao cảm liên lạc với các trung khu ở hành tủy.

-


Sau lớp hạch là lớp sợi thần kinh được tạo bởi nhánh trục của những tế
bào hạch để tạo ra thần kinh thị giác.
2.2.1.4 Pha lê dịch:

-

Là thể trong suốt, không màu, sáng như thạch, được bao bọc trong 1
màng kính trong suốt ngăn cách với thuỷ dịch ở hậu phòng, tiếp xúc với
thuỷ tinh thể, các sợi chằng, thể mi võng mạc và đĩa thị. Duy trì sự
trong suốt và hình dạng của nhãn cầu, đồng thời giữ cho giác mạc đúng
vị trí.

11


2.2.1.5 Thuỷ tinh thể:
-

Là thể trong suốt, không màu, vô mạch, 2 mặt lồi với mặt sau cong hơn
mặt trước. Từ ngoài vào: capsule, biểu mô trước, các sợi thuỷ tinh thể
và 1 chất vô định hình liên kết các sợi thuỷ tinh thể lại với nhau. Thuỷ
tinh thể có nhiệm vụ tập trung ánh sáng lên võng mạc và kết hợp hoạt
động với thể mi, các sợi chằng để tạo nên sự điều tiết của mắt.
2.2.1.6 Một số bộ phận hỗ trợ:

-

Mí mắt : là những lớp da che trên nhãn cầu. Từ ngoài vào trong mí mắt
gồm: da, mô liên kết lỏng lẻo, cơ, sụn, và các tuyến meibomian và kết
mạc mí mắt. Bờ mí mắt có các lông mi bảo vệ. Mí mắt giàu mạch máu,

bạch huyết và thần kinh. Mí mắt ngăn bớt ánh sáng đến mắt, quét đi các
ngoại vật chạm đến giác mạc và giúp dẫn lưu nước mắt qua các kênh
thoát lệ.

-

Kết mạc: là một màng mỏng, nhầy, trong suốt phủ lên mặt sau của mí
mắt (kết mạc mí mắt) và mặt trước của củng mạc (kết mạc nhãn cầu).
Một nếp gấp dày, di động của kết mạc nhãn cầu được gọi là màng co
giật mi hay mí mắt thứ 3 rất phát triển trên chó. Các tuyến lệ được tìm
thấy ở hai bên sụn T của mí mắt thứ 3. Kết mạc giàu bạch huyết, mạch
máu và thần kinh cảm giác. Kết mạc là lớp áo bảo vệ củng mạc và giác
mạc, là hàng rào đầu tiên chống lại các si vinh vật xâm nhập vào mắt,
sản xuất nước mắt.

-

Lệ đạo: sản xuất nước mắt và dẫn nước mắt vào xoang mũi.

-

Màng nước mắt: làm trơn bề mặt mắt, nuôi dưỡng kết mạc và giác mạc,
tẩy rửa giác mạc và túi kết mạc đồng thời bảo vệ mắt.

-

Hố mắt.

12



-

Các cơ ngoại mắt: giúp mắt chuyển động lên xuống, xoay tròn hay rút
mắt lại khi có nguy hiểm.

-

Hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh.

2.2.2 Chức năng của mắt:
-

Mắt giúp động vật cảm nhận được bức xạ điện từ, thường thuộc vùng
phổ hồng ngoại gần đến tử ngoại gần, đến từ môi trường chung quanh;
giúp cho động vật định hướng trong môi trường và phản xạ lại với các
tác động của môi trường.

2.2.3 Một số bệnh về mắt trên chó và phương pháp điều trị:
2.2.3.1 Khối u ở hốc mắt:
 Nguyên nhân:
-

Có thể từ lúc mới sinh và không khác biệt gì so với mô mắt.
 Triệu chứng:

-

Khi chó mắc bệnh này sẽ xuất hiện 1 khối thịt màu hồng, tròn, ở góc
trong hốc mắt. Đa số đều là những khối u lành tính và chỉ xuất hiện 1

bên, không gây tổn thương nào cho mắt. Trừ một vài trường hợp là
dạng u nang ác tính và có thể lây sang mắt còn lại như Adenocarcinoma
và Sarcomaneurogens.

13


Hình 2.2 Khối u ở cả 2 bên hốc mắt
 Điều trị:
-

Can thiệp bằng ngoại khoa, cắt bỏ khối thịt ở hốc mắt.
2.2.3.2 Lồi mắt:
 Nguyên nhân:

-

Sự lồi ra của 1 hay 2 nhãn cầu gây ra bởi viêm phù, khối u hoặc tổn
thương của ổ mắt, bởi huyết khối xoang hang hoặc sự nở lớn của nhãn
cầu.

-

Nếu để lồi mắt lớn dần thì sự phơi trần của nhãn cầu có thể dẫn đến khô
giác mạc, nhiễm khuẩn và loét giác mạc.

-

Có thể do chấn thương.


14


Hình 2.3 Chó bị lồi mắt do chấn thương

Hình 2.4 Chó bị lồi mắt do chấn thương

15


×