Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sáng Kiến Một Số Trò Chơi Nhằm Phát Triển Thể Lực Cho Học Sinh Trường Tiểu Học Giao Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.44 KB, 20 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO THỦY
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO XUÂN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO XUÂN

Tác giả: Vũ Thị Chà My
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ: Giáo viên dạy môn Thể dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Giao Xuân

Giao Xuân, ngày 16 tháng 3 năm 2016


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:“Một số trò chơi nhằm phát triển thể lực cho học sinh Trường
Tiểu học Giao Xuân ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Thể dục
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016
4. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Chà My
Năm sinh: 1992
Nơi thường trú: Giao Hải - Giao Thuỷ - Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Giao Xuân
Địa chỉ liên hệ: Giao Xuân - Giao Thuỷ - Nam Định
Điện thoại: 0986205592
5. Đồng tác giả:
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến


Tên đơn vị: Trường Tiểu học Giao Xuân
Địa chỉ: Giao Xuân - Giao Thuỷ - Nam Định
Điện thoại: 03503895710


Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: MỘT SỐ TRÒ CHƠI
NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO XUÂN
--------------------I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
1. Lý luận chung.
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người ”
Với lời dạy quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta lấy đó
là nền tảng cho công tác giáo dục thế hệ trẻ, là những chủ nhân tương lai của đất
nước.
Ngoài việc giáo dục các mặt: trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức còn có các công tác
giáo dục thể chất cho các em. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng trong
góp phần hình thành con người phát triển toàn diện, cân đối về mọi mặt, đặc biệt
là đối với học sinh. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công
tác giáo dục thể chất trong nhà trường, coi sức khỏe là vốn quý nhất của con
người. Chúng ta không thể có ngay một thế hệ thanh niên với sức khỏe dồi dào,
thể chất cường tráng để tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, nghiên cứu
khoa học để thúc đẩy phát triển đất nước. Mà có được lực lao động trẻ, khỏe
mạnh, sáng tạo đó thì ngay từ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng họ phải được giáo dục
phát triển toàn diện, khỏe mạnh về thể chất, phẩm chất đạo đức trong sáng, phát
triển trí tuệ để khi trưởng thành họ đáp ứng được vai trò to lớn của mình là lớp
người kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, sẵn sàng bước vào cuộc
sống lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây chính là mục tiêu của Đảng và



nhà nước ta khi đưa ra chương trình giáo dục thể chất vào hệ thống giáo dục trong
các trường.
Mục đích của giáo dục thể chất là giáo dục những kỹ năng vận động cơ bản
của các em. Nhưng bên cạnh đó, cũng có một điều quan trọng hơn đó là phát triển
các tố chất thể lực như: tố chất sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo, ... Ở
đây tôi chỉ đi sâu vào vấn đề giáo dục thể chất trong Trường Tiểu học Giao Xuân.
Đó là việc sử dụng các phương pháp giáo dục tố chất vận động cơ bản cho các em.
Ở cấp tiểu học, phương tiện được sử dụng rộng phổ biến và mang lại hiệu quả cao
nhất chính là các bài tập trò chơi vận động. Các trò chơi vận động được sử dụng
trong quá trình giáo dục thể chất đều mang tính mục đích rõ ràng: hoàn thiện các
năng lực vận động, tạo cho các em hứng thú và thực hiện các bài tập một cách tự
giác tích cực, trong quá trình tham gia trò chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ
ràng, vui mừng khi chiến thắng, buồn bã khi thua. Nên trong quá trình chơi, các
em phải thể hiện hết mọi khả năng về sức lực, tập trung chú ý, trí thông minh, sự
sáng tạo của mình để giúp cho đội thắng cuộc. Đây chính là điểm thuận lợi trong
quá trình giáo dục thể chất để nâng cao và phát triển các tố chất thể lực của học
sinh khi sử dụng các bài tập trò chơi vận động.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục thể chất và tác dụng
của trò chơi vận động, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một số trò chơi nhằm
phát triển thể lực cho học sinh Trường Tiểu học Giao Xuân”.
2. Mục đích và phương pháp tổ chức nghiên cứu:
a. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là tìm ra được hệ thống bài tập trò chơi để phát triển
thể lực cho học sinh và ảnh hưởng của trò chơi vận động có tác dụng đến sự phát
triển thể lực cho học sinh.


b. Các phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài, các phương pháp

đặt ra trong quá trình bao gồm:
*) Phương pháp đọc và phân tích:
Phương pháp này tôi sử dụng để tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài
nhằm tìm hiểu tình hình phát triển thể dục thể thao nói chung và phát triển các tố
chất thể lực, nâng cao sức khỏe của học sinh tiểu học nói riêng. Các tư liệu có liên
quan nhằm mở rộng thêm kiến thức lý luận, phương pháp giáo dục. Đặc biệt là tìm
hiểu sâu về trò chơi vận động cho học sinh tiểu học.
*)Phương pháp phỏng vấn:
Tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp các giáo viên dạy
trường tiểu học trong huyện đã giúp tôi khẳng định hướng giải quyết các nhiệm vụ
đề tài.
*) Phương pháp quan sát sư phạm:
Là phương pháp quan sát thực tế, có sự ghi chép cẩn thận. Đối với phương
pháp này tôi sử dụng để theo dõi việc thực hiện các bài tập của học sinh.
*) Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là chứng minh hiệu quả của việc ứng
dụng trò chơi vận động vào các giờ thể dục nội và ngoại khóa của học sinh Tiểu
học, đối với việc nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực cho học sinh của các em.
3. Cơ sở lý luận:
Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng được
coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh.Thể
dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố, tăng cường sức khỏe cho học


sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc và thể lực, giáo dục đạo
đức thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng ở nhà
trường phổ thông.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cơ sở thực tiễn cần thực hiện như thế nào ?
4. Cơ sở thực tiễn:
Muốn học tốt các môn thể dục thể chất nói chung và trò chơi vận động nói

riêng thì đòi hỏi các em phải có một thể lực tốt. Trò chơi vận động giúp các em có
điều kiện hòa nhập vào tập thể, các em được thoải mái trong giờ học thể dục cũng
như vui vẻ, thoải mái để bước vào môn học tiếp theo.
II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
*) Hiện trạng
Trường Tiểu học Giao Xuân nằm trên địa bàn xã Giao Xuân, một xã ven biển,
đa số người dân trong xã đều làm nghề nông nghiệp và đi biển.Trong những năm
gần đây, điều kiện kinh tế - xã hội trong xã đã có nhiều phát triển, vì vậy việc đầu
tư cho giáo dục, đặc biệt các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học
trong nhà trường đã được phụ huynh và địa phương quan tâm, trú trọng hơn.
Đối với trường tiểu học, ngoài việc đầu tư các điều kiện, đồ dùng phục vụ việc
dạy và học các môn văn hóa, nghệ thuật nhà trường còn chú ý xây dựng các điều
kiện phục vụ học tập môn thể dục.
Về thuận lợi: Trường đã có giáo viên chuyên dạy thể dục, có bãi tập tương đối
bằng phẳng. Học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đều được học môn thể dục đầy đủ, đa số
các em đều say mê hứng thú trong việc học môn thể dục. Hằng năm, nhà trường
đều tổ chức hội khỏe Phù Đổng vào dịp 22-12, để tuyển chọn những em có năng


khiếu sau đó bồi dưỡng, huấn luyện để các em dự thi thể dục thể thao cấp huyện,
cấp tỉnh.
Đối vối môn thể dục, việc dạy thể dục đã được đưa vào tiết chính khóa đối với
khối 1 dạy 1 tiết/ tuần và khối 2;3;4;5 là 2 tiết/ tuần cùng với một số hoạt động
ngoại khóa khác. Từ thực tế này đã giúp cho học sinh có điều kiện học tập và rèn
luyện để nâng cao sức khỏe, tiếp thu tốt hơn các nội dung yêu cầu của môn thể
dục.
Năm học 2015 - 2016 tôi được phân công giảng dạy ở 14 lớp trong đó có 5 lớp
khối 1 với 159 học sinh, 3 lớp khối 2 với 87 học sinh, 3 lớp khối 4 với 97 học sinh
và 3 lớp khối 5 với 87 học sinh. Phần lớn các em đều có ý thức học tập tốt, ngoan

ngoãn và có tinh thần tự giác trong học tập
Khó khăn: Còn một số học sinh việc tiếp thu bài, luyện tập các bài thể dục, các
trò chơi chưa tốt, chưa tự giác và nghiêm túc.
- Vào đầu năm học các em học sinh từ mẫu giáo mới vào lớp Một, một số
em chưa hiểu biết về môn giáo dục thể chất là gì và thể lực của các em vẫn còn
yếu. Qua đó tôi nhận thấy để tạo cho các em một không khí vui tươi trong giờ học
nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường để các em có một sức khỏe tốt.
- Trước khi áp dụng các phương pháp tập như trên, tôi thấy học sinh chưa
nắm được yêu cầu và mục đích của trò chơi và tình hình thể lực của các em vẫn
chưa tốt. Do đó các em phải nắm được cách chơi và thường xuyên tổ chức ở nhà
thì các em mới đạt được kết quả như mong muốn.
- Từ những thực tế trên nên tôi chọn lựa một số trò chơi vận động vừa tạo
nên một sự hứng thú, từ đó nâng cao thể lực rèn luyện sức khỏe phục vụ tốt cho
học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày của các em.
Như chúng ta đã biết giờ thể dục trên lớp của các em là rất quý giá và cần
thiết nhưng với thực tế giảng dạy giáo dục thể chất của trường hiện nay thì chưa


giúp ích được nhiều cho các em, chưa có sức lôi cuốn các em, các em ít được vận
động vì vậy mà thể lực của các em còn yếu so với các em cùng với độ tuổi ở thành
thị. Dưới đây là bảng thống kê kết quả thực hiện các bài tập thể lực của môn học
Thể dục:
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ
TT
Khối 1
Khối 2
Khối 4
Khối 5

Tổng số


Hoàn

Tỉ lệ

học sinh

thành

(%)

159
87
97
87

89
54
62
71

56
62,1
63,9
81,6

Chưa
hoàn
thành
70

33
35
16

Tỉ lệ
(%)
44
37,9
36,1
18,4

2. Mô tả pháp giải pháp sau khi có sáng kiến:
- Hướng tới mục tiêu nâng cao thể lực cho học sinh tôi đã vận dụng những
biện pháp sau: Ngay từ giờ học đầu tiên của bộ môn giáo dục thể chất cần thiết
phải gây hứng thú cho học sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau, nói chuyện
ngoại khóa hay kể chuyện về môn giáo dục, thể chất. Nhất là các trò chơi vận động
tạo nên sự hấp dẫn của từng nội dung trò chơi.
Ví dụ: Mèo đuổi chuột là một trò chơi dân gian để hướng dẫn các em trò
chơi tôi đã thực hiện các bước sau:
+ Đầu tiên bản thân tôi cùng các em đã ôn lại bài đồng giao để tạo sự hứng
thú ban đầu cho học sinh.
+ Tôi nhắc lại luật chơi và cách chơi cho cả lớp cùng ghi nhớ .
+ Tôi cho cả lớp nắm tay nhau xếp thành đội hình vòng tròn và mời 2 học
sinh lên tham gia thử trò chơi.
+ Cuối cùng tôi cho cả lớp nhận xét về phần chơi của 2 bạn xem có đúng
luật chơi không, rồi cho cả lớp cùng tham gia trò chơi.


- Cho các em thấy được tác dụng của môn giáo dục thể chất, ngoài ra còn
rèn luyện cho các em có một sức khỏe tốt. Giáo dục thể chất có tác dụng tích cực

đối với sự phát triển hoàn thiện thể chất học sinh. Nhằm đào tạo con người mới
phát triển phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước,
giữ vững an ninh quốc phòng. Đó là lớp người “ Phát triển cao về trí tuệ, cường
trán về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
- Bên cạnh đó người giáo viên phải tạo cho các em những kiến thức cơ bản
phải xác định rõ các phương pháp dạy ở từng bài, từng buổi tập thật sinh động ở
các giờ học cho học sinh hứng thú trong giờ học thể dục thể chất. Luôn thay đổi
các hình thức dạy học giúp các em ham thích học môn thể dục:
Ví dụ: Môn thể dục lớp 1, cùng dạy bài “Tâng cầu”. Song ở mỗi tiết dạy học
khác nhau. Trước hết tôi nghiên cứu kĩ luật chơi, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích
rõ ràng từng chi tiết, yếu tố kĩ thuật động tác để giúp học sinh hiểu và nắm bắt


ngay. Hoặc nếu không tôi cho học sinh quan sát kĩ tranh minh họa hoặc có thể bồi
dưỡng cán sự, chọn những em có năng khiếu tốt để làm mẫu thay cho giáo viên khi
dạy trò chơi mới. Khi giảng giải phân tích luật trò chơi nên ngắn gọn, chính xác,
xúc tích, dễ hiểu.

Bên cạnh đó, tôi tổ chức cho học sinh tập luyện theo nhóm, tổ. Từ đó học sinh
trao đổi, góp ý, giúp việc tiếp thu kiến thức tốt và đạt hiệu quả hơn.
- Đối với môn học ngoài trời lượng vận động có một vai trò đặc biệt quan
trọng. Tùy thuộc vào từng trò chơi, từng đối tượng học sinh mà người giáo viên lựa
chọn lượng vận động cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Qua quá trình giảng dạy tôi đã nhận thấy một số trò chơi vận động giúp các
em phát triển thể lực như sau:
TT

Tên trò
chơi


Lượng vận động
SL

TG

QN

Mục đích trò chơi Yêu cầu thực hiện
Rèn luyện kỹ
năng

1

Nhanh lên
bạn ơi

3lần

20’

3’

chạy

Học sinh đứng

phát đúng vị trí của

triển sức bền tốc minh, tự giác tích
độ, sự khéo léo cực trong khi chơi.

tinh thần tập thể
tính kỷ luật.


Phát triển sức

Tự giác tích cực

nhanh, sự thông trong
2

Mèo đuổi
chuột

1lần

minh,

10’

sáng

khi

chơi,

tạo, không được vượt

mềm dẻo, khéo léo quá xa vòng tròn.
định


hướng

tốt

trong không gian
Phát triển sức

Thực hiện động

mạnh bền, khắc tác liên tục trên 1
3

Lò cò tiếp
sức

3lần

20’

3’

phục trọng lượng chân. Vòng qua vật
cơ thể nâng cao chuẩn đúng quy
tinh thần tập thể

định, tự giác tích
cực

Rèn luyện kỷ

năng

Giành cờ
4

chiến

3lần

20’

3’

thắng

chạy,

Sân bãi rộng rãi

khả bằng

phẳng

khi

năng phối hợp vận chơi phải tự giác,
động nhanh nhẹn tích cực đúng luật
khéo léo, phát triển
sức bền tốc độ
Rèn luyện khéo


Học sinh lăn bóng

léo, mềm dẻo của theo
5

Lăn bóng
tiếp sức

hình

Zích

học sinh, phát triển Zắc, qua đó chạy
5lần

20’

3’

khả năng phối hợp về đưa bóng cho
vận động và cảm đồng đội.
giác

tốt

trong

không gian
6


Bóng
chuyền 6

3lần

15’

5’

Phát triển sức

Thực hiện đúng

bền, khả năng phối luật chơi, tự giác


hợp, sự khéo léo, tích

cực

không

cảm giác chính xác được xô đẩy đối
trong không gian phương khi tranh
tinh thần đồng đội.

bóng

Ví dụ: Đối với học sinh lớp 2 thể lực của các em còn hạn chế nên khi lựa

chọn trò chơi " Mèo đuổi chuột" vào tiết học tôi cho các em vận động 1 lần trong
khoảng thời gian là 10phút.
- Để giúp học sinh học tốt môn thể dục ở bậc Tiểu học, giáo viên cần tìm
hiểu kĩ tình hình học sinh trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các
em, tình hình sức khỏe, bệnh tật…để có hình thức tập luyện khác nhau. Có thể tập
luyện riêng theo từng nhóm, hoặc học sinh trong lớp giúp đỡ nhau. Mặt khác trong
mỗi tiết dạy, giáo viên nên sử dụng phương pháp phù hợp, đảm bảo tính vừa sức
hấp dẫn, kích thích các em say mê luyện tập, đảm bảo học tốt môn thể dục.
- Quá quá trình giảng dạy tôi nhận thấy trò chơi vận động trong tiết học
được các em HS rất quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt là các trò chơi tập
thể đòi hỏi khả năng phối hợp, sự khéo léo và tinh thần đồng đội.
Tùy thuộc vào từng khả năng vận động của học sinh ở từng khối lớp tôi đã
xác định được một số trò chơi nhằm phát triển thể lực cho các em như sau:
+ Khối lớp 1: Trò chơi qua đường lội


Trò chơi chuyển bóng tiếp sức

Trò chơi chạy tiếp sức

Trò chơi nhảy ô tiếp sức

+ Khối lớp 2: Trò chơi nhanh lên bạn ơi


Trò chơi nhóm 3 nhóm 7

Trò chơi vòng tròn

+ Khối lớp 4: Trò chơi trao tín gậy

Trò chơi dẫn bóng


+ Khối lớp 5: Trò chơi chạy nhanh theo số
Trò chơi bóng chuyền sáu
- Năm học 2015-2016 trường Tiểu học Giao Xuân đã áp dụng mô hình dạy
học kiểu mới VNEN vì thế mà vai trò của hội đồng tự quản được đề cao. Trong
môn thể dục thì hội đồng tự quản cũng đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ
hướng dẫn các bạn tập luyện mà còn cùng giáo viên tổ chức các trò chơi tập thể.
Từ chỗ biết luật chơi cách chơi và tham gia trò chơi thì các em sẽ mạnh dạn tổ
chức các trò chơi cho các bạn trong lớp, các bạn cùng xóm đội. Qua đây rèn luyện
cho các em sự tự tin và tinh thần đoàn đội.
Dạy trò chơi cho học sinh là nhằm rèn luyện cho các em có được một tác
phong nhanh nhẹn, hoạt bát, có tính chủ động và tính kỷ luật cao trong tập luyện
cũng như trong khi chơi do đó tôi đã cùng với hội đồng tự quản của lớp thực hiện
các bước sau:
- Chuẩn bị sân bãi và phương tiện
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chơi trò chơi
- Tổ chức đội hình cho học sinh chơi: tổ chức đội hình sao cho phù hợp với
trò chơi, luôn thay đổi các loại đội hình khác nhau để tạo sự hấp dẫncho
học sinh trong khi chơi
- Nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp với làm mẫu động tác: ngắn gọn, dễ
-

hiểu, hấp dẫn
Cùng hội đồng tự quản điều khiển trò chơi
Cho học sinh chơi thử và chơi thật
Đánh giá kết quả trò chơi
Đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia trò chơi


III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại :
1. Hiệu quả kinh tế:
- Sau một thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy một số trò chơi được lựa chọn
và áp dụng trong các giờ học của trường học đã mang lại kết quả tốt. Đa số là các


em thích thú trong các trò chơi các em nắm được cách chơi và tự tổ chức các trò
chơi trong các giờ học ngoại khóa, tuy nhiên do điều kiện dụng cụ, sân tập, cơ sở
vật chất còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng đến các vấn đế tổ chức các trò chơi.
- Qua một học kỳ của năm học và áp dụng những biện pháp đề ra, các em
đạt được chứng cứ về trò chơi vận động và tình trạng thể lực sức khỏe của các em
cũng tốt hơn, thay đổi vượt bậc.
Dưới đây là bảng thống kê kết quả thực hiện các bài tập thể lực môn Thể dục
sau khi áp dụng một số trò chơi vận động
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ
TT
Khối 1
Khối 2
Khối 4
Khối 5

Tổng số

Hoàn

Tỉ lệ

học sinh

thành


(%)

159
87
97
87

143
82
89
85

90
94,3
91,8
97,7

Chưa
hoàn
thành
16
5
8
2

Tỉ lệ
(%)
10
5,7

8,2
2,3

- Phần lớn các em đã mạnh dạn, tự tin và biết tổ chức các trò chơi tập thể tuy
nhiên vẫn còn một số em biết cách chơi mà chưa tổ chức được ở những nơi khác
và tham gia chơi vẫn còn sai sót.
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi thấy rút ra những kết luận sau: Trong
giờ học giáo dục thể chất của Trường Tiểu học Giao Xuân còn nhiều hạn chế, cơ sở
vật chất phục vụ tập luyện còn nhiều thiếu thốn, nội dung và phương pháp giảng
dạy còn chưa hợp lý, nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục thể chất của học sinh
2. Hiệu quả về mặt xã hội:
- Tôi nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là một chặng đường
khó khăn, vất vả, mong rằng, những người thầy phải có tâm huyết với nghề hết


lòng thương yêu học sinh, có như vậy mới có chất lượng giáo dục và sức khỏe,
kiến thức vào trong cuộc sống.
- Sau khi áp dụng sáng kiến, nhược điểm về thể chất, hiểu biết về giáo dục
thể chất của học sinh đã được thay đổi rất nhiều, tỉ lệ học sinh hiểu bài, tích cực tập
luyện tăng cường sức khỏe cũng được cải thiện hơn lúc trước, các em thích thú và
ham học giờ giáo dục thể chất.
- Áp dụng được cho các trường tiểu học, từ học sinh lớp Một đến lớp Năm.
Đặc biệt là áp dụng cho học sinh lớp Một.
- Cần tăng cường số tiết học thể dục ở lớp Một, đa số các em còn nhỏ trí nhớ
mau quên.
- Khi dạy trò chơi vận động cần chuẩn bị địa điểm, phương tiện.
Ví dụ như trước khi tổ chức trò chơi " lăn bóng bằng tay" giáo viên cần
chuẩn bị sân tập rộng sạch sẽ, bóng, còi, cờ, ...
- Nên chia học sinh số lượng bằng nhau không nên lệch người.
- Học sinh tiểu học còn nhỏ chưa làm chủ được bản thân nên các em thường

làm theo ý nghĩ của mình tự chơi và không đúng luật vì thế giáo viên cần hướng
dẫn kỹ cách chơi luật chơi cho học sinh.
- Hiện nay xã hội ngày càng phát triển các em dần đã tiếp xúc nhiều với phát
triển của khoa học công nghệ mà xa rời với các trò chơi tập thể, truyền thống. Với
việc đưa các trò chơi vận động vào tiết học tôi mong muốn ngoài việc nâng cao thể
lực cho các em thì nó còn góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc, giúp các em giải trí
sau những giờ học văn hóa. Có rất nhiều trò chơi dân gian đã được đưa vào
chương trình học tiểu học nhưng tôi chú trọng đến trò chơi “ bịt mắt bắt dê”


Giáo dục thể chất, vận động cho học sinh tiểu học mà tôi đã áp dụng là một
việc cần thiết, cấp bách hiện nay. Vì con người muốn đảm bảo, duy trì được sức
khoẻ tốt phải thường xuyên tập luyện và phải có học tập, biết thực hành cho đúng
cách. Do vậy, người thầy phải có lòng say mê với nghề nghiệp yêu thích bộ môn
mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó tìm tòi học hỏi ở các đồng nghiệp
khác để giáo dục thể chất, vận động có hiệu quả tốt cho học sinh trường mình được
giao. Đồng thời phải giáo dục cho các em tuyên truyền vận động mọi người xung
quanh ở cộng đồng học tập, luyện tập theo nhằm nâng cao và duy trì tốt sức khoẻ
của mình.
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết trong quá trình tạo ra sáng kiến không sao chép hoặc vi phạm
bản quyền của bất cứ cá nhân nào.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi được rút ra trong những năm
công tác vừa qua. Tôi rất mong sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô để đề tài
của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


Giao Xuân, ngày 16 tháng 3 năm 2016


CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
(xác nhận )
........................................................
........................................................
........................................................
........................................................
........................................................

TÁC GIẢ VIẾT SÁNG KIẾN
(ký ghi rõ họ tên)

Vũ Thị Chà My
(ký tên, đóng dấu)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(xác nhận, đánh giá xếp loại)
(LĐ phòng ký tên, đóng dấu)
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
......................................................................................................
................................................................................................................................


Tài liệu tham khảo
- Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khỏe thể chất trong nhà
trường các cấp (Nhà xuất bản TDTT).
- Thể dục 1- Sách giáo viên (Nhà xuất bản giáo dục)
- Thể dục 2- Sách giáo viên (Nhà xuất bản giáo dục)

- Thể dục 3- Sách giáo viên (Nhà xuất bản giáo dục)
- Thể dục 4- Sách giáo viên (Nhà xuất bản giáo dục)
- Thể dục 5- Sách giáo viên (Nhà xuất bản giáo dục)



×