Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Gợi ý giáo trình học ngữ pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.93 KB, 3 trang )

I.GIÁO TRÌNH HỌC NGỮ PHÁP:
Nhìn chung, trong đề luyện Ngữ Pháp của 3 cấp từ N3 -> N1 thì 3 quyển giáo trình dưới đây
được học 1 cách phổ biến nhất. BCCB chọn lựa ra 1 giáo trình mà mình ưng ý để học cho
nhất quán nhé:
1.MIMIKARA
Được thiết kế theo Unit, có khoảng 9 Unit/ quyển, 12 mẫu ngữ pháp/ Unit.
A. Ưu điểm
Giải thích toàn bộ NP bằng tiếng Nhật.
Từ vựng và cách đặt câu đơn giản.
Ví dụ dễ hiểu và được đặt trong nhiều bối cảnh đa dạng.
Có file nghe ngữ pháp -> tiện cho việc ôn luyện.
B. Nhược điểm
Bài tập không quá khó -> chủ yếu chỉ để hiểu ý nghĩa ngữ pháp
Ít đề tổng hợp thi thử ngữ pháp
★ Lý tưởng cho: thuộc ý nghĩa ngữ pháp

2.SOUMATOME
Sách được thiết kế theo 6-8 tuần học. 7 ngày/ tuần. 3-4 mẫu ngữ pháp/ ngày. Giáo trình giải
thích bằng tiếng Anh.
A. Ưu điểm
Nhiều ngữ pháp đủ để đi thi
Hướng dẫn rất rõ cách chia thể đi kèm (động từ, danh từ, tính từ)
Có bài tập tổng hợp thi thử sau mỗi tuần.
B.Nhược điểm
Giải thích NP khá mơ hồ, không hiểu sâu.
Sử dụng tiếng Anh -> gây khó khăn cho người không mạnh về tiếng Anh. Đôi khi câu dịch
cũng không sát nghĩa lắm.
★ Lý tưởng: thuộc cách chia

3. SHINKANZEN
A.Ưu điểm


Nhiều ngữ pháp -> liệt kê theo mẫu giống nhau.
Giải thích ngữ pháp khá kĩ.


Có hướng dẫn làm bài Mondai 2 (điền từ 1 câu) và Mondai 3 (điền từ cả đoạn văn).
B. Nhược điểm
Từ vựng và hán tự khá khó -> nếu chưa vững 2 phần này thì khó học giáo trình này.
★Lý tưởng cho: phân biệt ngữ pháp và cách dùng.
KHUYÊN: Nếu bạn muốn điểm cao và học chắc về ngữ pháp thì nên học thật kĩ bộ NP
Shinkanzen. Nếu có nền tảng ngữ pháp từ N3 thì N2 và N1 bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất
nhiều.


II. PHÂN LOẠI NGỮ PHÁP
Để dễ học ngữ pháp 1 cách đơn giản hơn, bọn mình chia NP ra làm 3 loại:
⭕ 1. NP = Hán Tự: nhìn vào hiểu ngay
Ví dụ: に対して (Đối) : đối với
に沿って (Duyên) : dọc theo
に関して (Quan) : liên quan đến
➡ Lấy đơn cử trong 141 Ngữ Pháp N2, ta đã có gần 50 NP là Hán Tự. Xem như là 1/3 trên
tổng số. Vậy thì nếu như bạn nắm chắc được Hán Tự -> việc học NP chắc chắn sẽ k là 1
nỗi bận tâm nữa.
⭕ 2. NP = Từ vựng: có thể phân tích được. Phân tích thử nhé:
Ví dụ: か~ないかのうちに
か~ないか: chưa hay chưa
のうちに: trong khi
---> か~ないかのうちに: trong khi chưa biết là chưa hay chưa thì ....
VD: 食べるかたべないかのうちに、寝てしまいました。
(Trong lúc chưa biết là bản thân đã ăn hay chưa thì tui đã ngủ mất tiêu rôi).
➡ Rất dễ đúng không? Bạn không cần phải học thuộc quá nhiều mà vẫn hiểu được bản

chất Ngữ Pháp nhờ vào việc phân tích từ vựng.
⭕ 3. Ngữ Pháp chính cống: đành phải học thuộc lòng, vì nó không phải là Hán Tự, cũng
không phân tích được như Từ Vựng
Ví dụ như: ばかりか (không những mà còn), ことだ (nên), べきではない (không nên) v.v...



×