Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De thi hoc ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.68 KB, 3 trang )

ÔN THI HỌC KÌ II – HÓA 12 – BT01
Câu 1: Sắt tác dụng với chất nào sau đây thu được muối sắt (III)?
A. Cl2.
B. dung dịch CuSO4. C. dung dịch HCl.

D. S.

Câu 2: Một mẫu bột đồng có lẫn tạp chất là sắt, để loại bỏ tạp chất có thể sử dụng dung dịch nào dưới
đây?
A. Dung dịch AgNO3 dư. B. Dung dịch HNO3 loãng dư.
C. Dung dịch Pb(NO3)2 dư.D. Dung dịch H2SO4 loãng dư.
Câu 3: Cho 350 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl 3 1M. Sau khi phản ứng xong
thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 3,9.
B. 11,7.
C. 9,36.
D. 7,8.
Câu 4: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A. Al và Cr.
B. Fe và Al.
C. Fe và Cr.
D. Mn và Cr.
Câu 5: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +2; +4, +6.
B. +2, +3, +6.
C. +3, +4, +6.
D. +1, +2, +4, +6.
Câu 6: Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để tác dụng đủ với 91,2 gam FeSO 4 trong dung dịch (có môi
trường H2SO4) là
A. 58,8 gam
B. 29,4 gam


C. 176,4 gam
D. 88,2 gam
Câu 7: Cho các cấu hình electron sau đây:
(a) 1s22s22p63s2
(b) 1s22s22p63s23p64s2
(c) 1s22s1
(d) 1s22s22p63s23p2
Có bao nhiêu cấu hình electron của nguyên tử kim loại kiềm thổ?
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 8: Cho 5,8 gam Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được muối sắt có khối lượng là
A. 3,58 gam
B. 11,3 gam
C. 7,16 gam
D. 22,6 gam
Câu 9: Cho một mẫu kim loại kiềm M tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H 2
(đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 60ml.
B. 30ml.
C. 75ml.
D. 150ml.
Câu 10: Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là:
A. xiđerit, hematit đỏ, manhetit, pirit.
B. pirit, hematit, manhetit, xiđerit.
C. xiđerit, manhetit, pirit, hematit.
D. hematit nâu, pirit, manhetit, xiđerit.
Câu 11: Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe( NO3)3 + dNO2 + eH2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng:

A. 7.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 12: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z=26) thuộc nhóm
A. VIB.
B. VIIIB.
C. IIA.
D. VIIIA.
Câu 13: Trộn a gam crom (III) oxit với nhôm dư rồi nung ở nhiệt độ cao (không có không khí), thu
được 13 gam crom. Biết hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là 80%. Giá trị của a là
A. 19 gam
B. 15,2 gam
C. 47,5 gam
D. 23,75 gam
o
Câu 14: Cho bột nhôm lần lượt tác dụng với các chất hay dung dịch sau: O 2 (t ); Cl2 (to); dung dịch
NaOH; dung dịch H2SO4 đặc, nguội; FeO (to). Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là
Ôn thi HKII – BT1

GV: Lê Thanh Tâm

Trường THPT Lại Sơn


A. 4.

B. 3.

C. 5.


D. 2.

Câu 15: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?
A. Sắt.
B. Vàng.
C. Vonfam.
D. Crom.
Câu 16: Khử 21 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 2O3, Fe3O4 bằng CO ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu
được 17,8 gam Fe. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 8,96 lít
B. 4,48 lít
C. 6,72 lít
D. 2,24 lít
Câu 17: Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khoẻ con người là
A. cafein.
B. heroin.
C. nicotin.
D. cocain.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 23,1 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 bằng V lít dung dịch NaOH 1M vừa
đủ, phản ứng xong thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V bằng
A. 0,05 lít
B. 0,5 lít
C. 0,15 lít
D. 0,1 lít
Câu 19: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?
A. Ba.
B. K.
C. Mg.
D. Ag.

Câu 20: Hòa tan hòa toàn một hỗn hợp gồm Na, Ca trong nước thu được dung dịch X và 10,08 lít H 2
(ở đktc). Thể tích dung dịch HCl 3M vừa đủ để trung hòa hoàn toàn dung dịch X bằng
A. 300 ml
B. 900 ml
C. 200 ml
D. 500 ml
Câu 21: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:
A. Quặng đôlômit.
B. Quặng pirit.
C. Quặng hematit.
D. Quặng boxit.
Câu 22: Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ dòng điện 9A trong thời gian 30 phút, thu được 1,1
gam Al. Hiệu suất của quá trình điện phân là
A. 72,85%
B. 84,72%
C. 27,15%
D. 15,28%
Câu 23: Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là
A. Fe2O3.
B. Fe(OH)2.
C. Fe3O4.
D. Fe(OH)3.
Câu 24: Cho các kim loại: Cu, Be, Ba, Zn, Ca. Số kim loại thuộc nhóm IIA là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 25: Ngâm một đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào 200 ml dung dịch CuSO 4. Sau khi phản
ứng hoàn toàn, lấy đinh sắt ra rửa nhẹ, sấy khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 3,2 gam. Nồng độ
mol ban đầu của dung dịch CuSO4 là

A. 4M
B. 1M
C. 3M
D. 2M
Câu 26: Cho các chất: Na, Na2O, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl sinh ra
chất khí là
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 27: Cho 0,02 mol bột sắt vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO 3. Khi phản ứng hoàn toàn thu
được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 6,48.
B. 5,4.
C. 4,32.
D. 7,56.
2
Câu 28: Nguyên tử kim loại nào sau đây có cấu hình electron hóa trị 3s ?
A. Al.
B. Na.
C. Mg.
D. Fe.
Câu 29: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng hoàn toàn với H 2O (dư). Sau phản ứng thu được
0,336 lít khí H2 (đktc). Kim loại kiềm là
A. Li.
B. K.
C. Na.
D. Rb.
Câu 30: Hòa tan m (gam) Fe bằng dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư, thu được 1,344 lít khí SO 2 (sản
phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Giá trị của m là

A. 3,36.
B. 1,764.
C. 2,24.
D. 0,896.

Ôn thi HKII – BT1

GV: Lê Thanh Tâm

Trường THPT Lại Sơn


(Cho nguyên tử khối của các chất như sau: C=12, H=1, O=16, N=14, Br=80, S=32, P=31, Al=27,
Ba=137, Ca=40, Cs=133, Rb=85,5, Li=7, Zn=65, Cu=64, Mg=24, Na=23, K=39, Ag=108, Fe=56,
Cr=52, Cl=35,5)

Ôn thi HKII – BT1

GV: Lê Thanh Tâm

Trường THPT Lại Sơn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×