Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.51 KB, 25 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU THOA

VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2018


Công trình được hoàn thành tại: Khoa Xã hội
học - Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. Bùi
Quang Dũng

Phản biện 1: ..............................................................................................................................

................................................................................................................................

Phản biện 2: ..............................................................................................................................

.................................................................................................................................................................

Phản biện 3: .............................................................................................................................



................................................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm
luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa
học xã hội vào hồi giờ phút, ngày tháng
năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư Viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân luôn gắn
liền với ruộng đất đây là hai nhân tố quan trọng nhất trong xã
hội nông thôn. Ruộng đất đối với người nông dân vừa là nơi
canh tác tạo ra sản phẩm tiêu dùng, tạo ra của cải tích lũy và tài
sản thừa kế. Trong các giai đoạn lịch sử, đất đai nói chung và
ruộng đất người nông dân nói riêng luôn là câu chuyện trung
tâm của mọi hành động, mâu thuẫn và xung đột chính trị. Đầu
thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra khắp nơi trên
thế giới, Việt Nam với vấn đề “Ruộng đất cho dân cày” chính là
lực hút quan trọng, hấp dẫn để người nông dân thay đổi tâm
thức và đi theo cách mạng.
Trong bối cảnh thực tiễn và chính sách nói trên, việc
nghiên cứu về phương diện khoa học xã hội đối với vấn đề
ruộng đất nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long hết sức
quan trọng. Nghiên cứu vấn đề này một cách thấu đáo có thể
cung cấp những giải pháp chính sách quan trọng cho việc phát

triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Do những giới hạn về
nguồn lực và thời gian, Luận án sẽ giới hạn việc nghiên cứu vấn
đề ruộng đất tại địa bàn tỉnh Long An.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và thực tiễn về tình hình ruộng đất, nông dân ở đồng bằng sông
Cửu Long, thông qua trường hợp tỉnh Long An; làm rõ thực
trạng các quan hệ ruộng đất và cơ cấu xã hội tại địa bàn nghiên
cứu trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị giải pháp để phát

1


triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Long An nói riêng và đồng
bằng sông Cửu Long nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu các xuất bản phẩm liên quan tới
vấn đề ruộng đất ở Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu
Long nói riêng; Phân tích, đánh giá thực trạng các quan hệ
ruộng đất tại địa bàn nghiên cứu; Phân tích tình hình và xu
hướng của cơ cấu xã hội gắn liền với các quan hệ ruộng đất tại
địa bàn nghiên cứu; Đề xuất kiến nghị giải pháp đối với tình
hình các quan hệ ruộng đất tại địa bàn nghiên cứu, mở rộng cho
đồng bằng sông Cửu Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận
án là “vấn đề ruộng đất”, được hiểu cụ thể là tình hình quan hệ
ruộng đất, cơ cấu xã hội tại điểm nghiên cứu.
Không gian: Nghiên cứu tại 02 xã An Vĩnh Ngãi thuộc

thành phố Tân An và xã Tân Lân thuộc huyện Cần Đước tỉnh
Long An.
Thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu khoảng thời
gian từ năm 2010 - 2016 ở đồng bằng sông Cửu Long.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
án
4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Luận án được thực hiện dựa trên những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề ruộng đất.
Luận án cũng vận dụng các lý thuyết xã hội học hiện
đại để luận giải về các vấn đề ruộng đất ở địa bàn nghiên cứu,
của tỉnh Long An, mở rộng ra là đồng bằng sông Cửu Long

2


hiện nay. Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông
nghiệp, nông thôn và nông dân được coi là quan điểm nền tảng
giúp cho việc luận giải các vấn đề đặt ra từ thực tiễn quan hệ
ruộng đất và cơ cấu xã hội nông thôn Long An nói riêng và toàn
bộ vùng sông Cửu Long nói chung.
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phân tích tài liệu có sẵn; Điều tra bằng bảng hỏi; Phỏng vấn sâu
và Nhập xử lí dữ liệu
4.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
a. Tình hình của các quan hệ ruộng đất tại hai xã vào
thời điểm nghiên cứu như thế nào?
b. Tình hình cơ cấu xã hội gắn liền với các quan hệ
ruộng đất tại hai xã như thế nào?

Các giả thuyết nghiên cứu: Quan hệ ruộng đất của 02
xã tại thời điểm nghiên cứu mang những đặc trưng chung của cả
vùng. Quá trình tích tụ ruộng đất tác động đến sự phân hóa
nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án trình bày có hệ thống tình hình quan hệ ruộng
đất và cơ cấu xã hội tại 02 xã thuộc tỉnh Long An. Dữ liệu mà
luận án thu thập và phân tích có thể đóng góp vào nỗ lực chung
hiện nay nhằm hiểu rõ hơn tình hình quan hệ ruộng đất và cơ
cấu xã hội tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Luận án cũng đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm
góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn quan hệ ruộng
đất và cơ cấu xã hội tại địa bàn nghiên cứu; các kiến nghị này,
trong một chừng mực nhất định, có thể mở rộng cho toàn tỉnh

3


Long An và phần nào cho vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu
Long.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm rõ những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin và đường lối chủ
trương của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề ruộng đất và phát triển
nông nghiệp nông thôn tại một nước nông nghiệp đang phát
triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Kết quả nghiên
cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy môn xã hội học nông thôn, xã hội học phát triển ở
Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp những bằng

chứng mới góp vào cuộc thảo luận chung hiện nay về vấn đề
ruộng đất và phát triển nông nghiệp nông thôn ở đồng bằng
sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu
tham khảo trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách
phát triển kinh tế - xã hội cũng như lựa chọn giải pháp có tính
khả thi để điều chỉnh ruộng đất trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Nội dung của luận án chia làm 04 chương trong đó:
Chương 1: Tổng quan một số công trình trong và ngoài nước
nghiên cứu về vấn đề ruộng đất và đặc biệt là nghiên cứu tại
đồng bằng sông Cửu Long, từ đó rút ra các định hướng cho việc
nghiên cứu vấn đề ruộng đất tại địa bàn được chọn thuộc tỉnh
Long An; Chương 2: Trình bày các cơ sở lý luận và thực tiễn
của nghiên cứu về vấn đề ruộng đất; Chương 3: Khái quát về
thực trạng quan hệ ruộng đất ở 2 xã của tỉnh Long An có đối
chiếu với các nguồn dữ liệu khác liên quan tới vùng đồng bằng
sông Cửu Long; Chương 4: Phân tích sự phân hóa nông dân ở
tại địa bàn nghiên cứu của tỉnh Long An. Phần kết luận: Tổng

4


hợp kết quả nghiên cứu và đề nghị các kiến nghị về chính sách
phát triển nông nghiệp nông thôn Long An và đồng bằng sông
Cửu Long.

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong luận án này chúng tôi sẽ tổng quan một số công
trình nghiên cứu cả nước ngoài và trong nước có liên quan đến
đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, là kết quả nghiên cứu một số công
trình được thực hiện tại đồng bằng sông Cửu Long.
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu nước ngoài
Trong mục này chúng tôi điểm luận một số công trình đã
xuất bản của các tác giả nước ngoài về chế độ ruộng đất ở Việt
Nam và đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đông Dương vào
thế kỷ XIX, đã có sự đối lập giữa các trung tâm dân cư truyền
thống tiến hành các kỹ thuật thâm canh lúa nước với những vùng
kém phát triển về mặt kỹ thuật. Ở những vùng trồng lúa gạo, quan
hệ giữa địa chủ và tá điền không bao gồm lao dịch và các hình thức
kiểm soát cá nhân. Trong khi đó, tại các vùng biên giới, ruộng đất
nhiều và hiếm nhân công, nông dân di trú quay lại dùng các kỹ
thuật quảng canh khá thô sơ. Các hình thức chiếm hữu ruộng đất
tại các vùng này khá giống với châu Âu Trung cổ. Mặc dù Scott đã
mô tả chế độ này như một điển hình của sự phát triển các quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa, đối lập với tình hình của Việt Nam. Có
lẽ ở đây khái niệm "tư bản" không thích hợp với tình trạng người
nông dân nghèo phải lao động trong các điền trang của chủ đất,
những kẻ mà họ mắc nợ về lao động, có bổn phận trung thành về
chính trị và cung cấp lao dịch.
1.2. Các nghiên cứu trong nước về ruộng đất và nông dân ở
đồng bằng sông Cửu Long
Các nghiên cứu trên chủ yếu mô tả tình trạng mất ổn
định và nguyên nhân của mất ổn định về an ninh trật tự trên

6



toàn quốc. Các công trình nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận
đảm bảo an ninh trật tự, chưa nghiên cứu xung đột xã hội về
ruộng đất. Bài viết “Hòa giải ở cơ sở khi có tranh chấp quyền
sử dụng đất” của tác giả Tưởng Duy Lượng (2007), đăng trên
tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2007. Tác giả phân tích những quy
định của pháp luật về hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất,
tầm quan trọng của công tác hòa giải và những bất cập khi tiến
hành hòa giải. Bài viết “Vai trò của pháp luật đất đai trong việc
kiềm chế những cơn sốt đất” của tác giả Phạm Duy Nghĩa đăng
trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2002. Những nghiên
cứu này các tác giả đều quan tâm đến sinh kế, việc làm và thu
nhập của người nông dân sau khi bị thu hồi đất, chuyển đổi mục
đích sử dụng, những bức xúc của người nông dân khi họ chưa
kịp chuyển đổi ngành nghề, các chính sách quy hoạch phát triển
của Nhà nước.
1.3. Cơ cấu xã hội trong nông thôn Việt Nam và tại đồng
bằng sông Cửu Long nói riêng
Có thể nói rằng hình thái kinh tế - xã hội ở đồng bằng
sông Cửu Long hiện nay vẫn còn tồn tại song hành và đan xen
giữa hai loại hình hoàn toàn khác biệt nhau, đó là loại hình kinh
tế tiểu nông (đại diện là tầng lớp trung nông lớp dưới, và một
phần tầng lớp trung nông lớp trên) và loại hình kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa (đại diện là tầng lớp kinh doanh nông
nghiệp và kinh doanh các ngành nghề, và một bộ phận của tầng
lớp trung nông lớp trên, cùng với tầng lớp nông dân nghèo
chuyên đi làm mướn) như tác giả Lê Minh Ngọc đã nhận xét:
một chính sách nông thôn thiên về lối tư duy bình quân chủ
nghĩa sẽ có hệ quả tất yếu chỉ càng cũng cố thêm chứ không tạo
điều kiện thoát ra được cái vòng kiềm tỏa của nền kinh tế tiểu

nông. Nhưng một chính sách ngả theo logic thị trường thuần túy
thì lại có nguy cơ đẩy xã hội nông thôn vào tình huống phân

7


hóa xã hội ngoài vòng kiểm soát và lệ thuộc một cách tai hại
vào nền kinh tế đô thị và nền kinh tế công nghiệp - điều mà hiện
nay chúng ta có thể nhận thấy đã xuất hiện một số dấu hiệu
[95].
Với câu hỏi: “Chế độ ruộng đất cùng với các quá trình
xã hội gắn liền với nó dưới tác động của chính sách hiện nay ra
sao”, tác giả Trần Hữu Quang đã phân tích tầng lớp nông dân
nghèo phải đi làm mướn trong nông nghiệp (loại hộ II) không
giảm bao nhiêu về tỷ trọng trong tổng số hộ (18% năm 2008, so
với 23% năm 1978), nhưng lại giảm mạnh về số ruộng đất sở
hữu (3% năm 2008, so với 8% năm 1978). Mức ruộng đất bình
quân đầu người năm 2008 chỉ có 308 m2, chỉ bằng một phần tư
so với mức 1.256 m2 vào năm 1978. Điều này có nghĩa là tầng
lớp này ngày nay phải đi làm mướn nhiều hơn để sinh nhai”
[100, tr 31].
Tác giả Lê Thanh Sang và Bùi Thế Cường cho biết xu
hướng chuyển ruộng đất từ những nhóm hộ nghèo vào nhóm hộ
khá giả tuy có diễn ra trong những năm qua ở vùng Tây Nam bộ
“nhưng ở mức độ vừa phải và chưa tạo ra sự phân hóa sâu sắc
giữa những nhóm hộ này”, và quá trình này diễn ra “tương đối
chậm” [119, tr 29 - 32].
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NGHIÊN CỨU VỀ RUỘNG ĐẤT
Lần lượt các nội dung sau đây sẽ được trình bày: Các lý

thuyết sử dụng trong luận án; các khái niệm cơ bản, khung phân
tích và một số vấn đề về phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu.
2.1. Các lý thuyết sử dụng trong luận án
Như chúng tôi đã trình bày rõ trong phần mở đầu, luận
án tập trung phân tích “vấn đề ruộng đất” tại điểm nghiên cứu

8


(2 xã thuộc tỉnh Long An). Khái niệm “vấn đề ruộng đất” được
hiểu là các hình thái quan hệ xã hội về ruộng đất tại những thời
điểm cụ thể và do đó là một cấu trúc giai cấp xã hội đặc thù
hình thành trên cái nền của các quan hệ ruộng đất. Với những
hàm ý như trên, chúng tôi lựa chọn 2 lý thuyết sau làm kim chỉ
nam cho những phân tích cụ thể của luận án: i) Lý thuyết hình
thái kinh tế xã hội của Marx và ii) Lý thuyết về phân tầng xã
hội trong di sản của chức năng luận và thuyết xung đột.
Lý thuyết về hình thái là quan trọng và thiết thực đối
với chủ đề ruộng đất, đặc biệt trong bối cảnh phát triển của Việt
Nam hiện nay chuyển hóa từ một xã hội nông nghiệp đi vào
công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Lý thuyết về phân tầng xã hội
có thể là cơ sở để đi vào phân tích mối quan hệ giữa một hình
thái quan hệ ruộng đất đặc thù với cấu trúc phân tầng.
2.2. Những quan điểm chỉ đạo của Đảng về vấn đề ruộng đất
Thể chế hóa chủ trương, đường lối chính sách đất đai
của Đảng, trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013, hệ
thống pháp luật đất đai đã được hình thành và từng bước hoàn
thiện phù hợp với yêu cầu đổi mới kinh tế. Pháp luật đất đai đã
quy định cụ thể những nội dung quản lý sử dụng đất nông
nghiệp liên quan đến tích tụ ruộng đất, trong đó có quy định về

thời hạn và hạn mức sử dụng đất nông nghiệp, hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Luật Đất đai năm 2013 đã thể chế hóa đúng và đầy đủ
các quan điểm đổi mới của Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, thể hiện được ý chí, nguyện vọng
của đa số các tầng lớp nhân dân. Nhằm tạo động lực cho đẩy
mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững, Luật Đất đai 2013 đã quy định nâng thời

9


hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức cho hộ gia đình, cá
nhân từ 20 năm lên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông
nghiệp (đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất lâm
nghiệp). Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính
sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó Nghị
quyết số 19-NQ/TW đề ra 06 quan điểm chỉ đạo trong đó tiếp
tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, quyền sử dụng đất là
một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt, nhưng không phải là
quyền sở hữu.

2.3. Khung phân tích
Điều kiện tự
nhiên và điều
kiện KT-XH

Đặc điểm
nông dân:
Giới tính,
Tuổi, Trình
độ học vấn,
Nghề nghiệp,
KT…..

Vấn đề
ruộng đất

Quan hệ ruộng
đất

Nguồn
gốc đất
đai

Diện
tích sở
hữu

Các chính
sách về
ruộng đất

Cơ cấu xã hội

Mục10
đích sử

dụng
đất…

Nghề
nghiệp

Phân
tầng xã
hội…


2.4. Các khái niệm
2.4.1. Khái niệm “Vấn đề ruộng đất”
Khái niệm “vấn đề ruộng đất” là khái niệm mang những
nội dung kinh tế chính trị và xã hội học khá phức tạp; và trong
luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm “vấn đề ruộng đất”
theo định nghĩa nói trên, bao hàm hai nội dung cụ thể: tình hình
các quan hệ ruộng đất và cơ cấu xã hội gắn liền với đó. Việc
triển khai cuộc điều tra xã hội học tại hai xã (thuộc tỉnh Long
An) – cơ sở thực nghiệm để viết hai chương 3 và 4 của luận án
được tiến hành trên cơ sở thao tác hóa khái niệm “Vấn đề ruộng
đất” với những nội dung vừa trình bày.
2.4.2. Khái niệm “Nông dân”
2.4.3. Khái niệm về quyền sở hữu Ruộng đất
2.4.4. Khái niệm phân tầng xã hội
2.5. Điểm nghiên cứu
Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt và thuận lợi,
là một trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, ở vị trí
bản lề giữa Đông và Tây Nam Bộ. Long An được xác định là
vùng kinh tế động lực và có vai trò đặc biệt quan trọng trong

chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG
QUAN HỆ RUỘNG ĐẤT VÀ SỰ PHÂN HÓA NÔNG DÂN
TẠI 2 XÃ THUỘC TỈNH LONG AN
3.1. Một vài đặc trưng của nông hộ với sở hữu ruộng đất
Vai trò của gia đình trong mọi xã hội luôn giữ vai trò
quan trọng. Bởi một gia đình nông dân không đơn giản là một
đơn vị sản xuất, đó cũng là một đơn vị tiêu dùng. Gia đình nông
dân không chỉ nuôi dưỡng các thành viên của nó mà còn cung

11


cấp cho họ những hoạt động khác. Người già được chăm sóc
cho tới lúc chết. Kết hôn và các hình thức thừa kế đảm bảo tái
sản xuất đơn vị gia đình cả về mặt sinh học cũng như về mặt xã
hội.
Bảng 3.1: Vị trí sở hữu đất canh tác
Đất canh tác
Tần số
Tỷ lệ %
457
91,4
Cùng xã
25
5,0
Khác xã
10
2,0
Khác huyện

8
1,6
Tỉnh khác
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài, 2015
Số liệu khảo sát cho thấy trong tổng số 500 hộ gia đình
được khảo sát có tổng số 43 hộ gia đình (chiếm 8,6%) hộ có
diện tích đất canh tác và sở hữu ở khác xã, khác huyện và số ít ở
khác tỉnh. Trước đó, các nghiên cứu về ruộng đất vùng ĐBSCL
đã làm rõ khái niệm “phụ canh” cũng như ý nghĩa của hiện
tượng phụ canh. Trong đó có Trần Thị Thu Lương đã bình luận
về hiện tượng phụ canh ở Nam Bộ rằng chính điều này “phản
ánh mỗi giao lưu sở hữu giữa các địa phương với nhau trong
bối cảnh quản lý ruộng đất lỏng lẻo của nhà nước phong kiến”
hay sự “giao lưu kinh tế giữa các địa phương” (Trần Thị Thu
Lương, 1994: 211, 178). Và hiện tượng phụ canh hiện vẫn còn
hiện diện trong các làng xã thuộc các tỉnh ĐBSCL nó chứng tỏ
tính mở của không gian kinh tế trong làng xã. Điều này có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình phân công lao động xã hội và
tạo điều kiện cho quá trình chuyên môn hóa theo định hướng
của nền kinh tế thị trường.
3.2. Nguồn gốc sở hữu ruộng đất và việc sử dụng
Liên quan tới nguồn gốc ruộng đất của các hộ gia đình,
thì kết quả cuộc điều tra cho thấy ở 2 xã An Vĩnh Ngãi và xã

12


Tân Lân như sau. Số lượng người có đất từ 80.000 m2 đến
100.000 m2 chiếm 0,2% tổng số đất canh tác. Đây được xem là
trường hợp hiếm có vì diện tích đất quá lớn (cách gọi của người

dân địa phương 1000 m2 = 1 công/ 1 cao; 10.000m2 = 1 mẫu).
Đây là cách gọi duy nhất ở ĐBSCL đặc biệt ở Long An. Người
có ruộng đất nhiều chủ yếu ở xã Tân Lân, diện tích trên 50.000
m2 chỉ có ở xã Tân Lân). Tuy nhiên, số người sở hữu diện tích
đất từ 5000 – 10.000 m2 lại chiếm tỷ lệ cao hơn so với xã Tân
Lập (92,0% so với 50,88%).
Tổng số diện tích đất nông nghiệp của xã Tân Lân
nhiều hơn xã An Vĩnh Ngãi. Hiện nay xã An Vĩnh Ngãi có diện
tích tự nhiên 678,60 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp
477,05 ha; đất phi nông nghiệp 231,55 ha. Diện tích trồng lúa
263 ha, năng suất bình quân 55 tạ/ha/vụ . Một nông dân xã Tân
Lân cho rằng hiện thu nhập bình quân đầu người của Tân Lân
đạt 31,9 triệu người/năm (PVS, nam giới 45 tuổi, đại học;công
chức, quản lý). Hiện nay xã Tân Lân đã có cánh đồng mẫu
(PVS, nữ, 48 tuổi, đại học; công chức, quản lý). Đối chiếu với
kết quả chúng tôi thấy xã Tân Lân luôn chiếm ưu thế hơn xã An
Vĩnh Ngãi trong lĩnh vực làm nông nghiệp. Diện tích đất trồng
lúa của xã Tân Lân cao hơn An Vĩnh Ngãi (39,2% với 35,0%).
Diện tích đất sử dụng cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
của xã An Vĩnh Ngãi cao hơn xã Tân Lân (5,6% và 1,8%).
3.3. Lao động và sự dịch chuyển lao động
Kết quả khảo sát được tác giả tập trung vào 3 trường
hợp sử dụng lao động trong nông nghiệp: Trường hợp 1: Số
ngày công người được khảo sát bỏ ra trong 1 năm để làm việc
trên phần ruộng đất của mình; Trường hợp 2: Số ngày công
người được khảo sát bỏ ra trong 1 năm để làm thuê trên phần
ruộng đất của người khác; Trường hợp 3: Số ngày công người

13



được khảo sát phải thuê, mướn người khác làm việc trên ruộng
đất của mình trong 1 năm. Trong đó, kết quả được phân chia
theo các nhóm, nhóm 1 dưới 50 ngày, nhóm 2 từ 50 đến 100
ngày, nhóm 3 từ 100 đến 150 ngày, nhóm 4 từ 150 đến 200
ngày, nhóm 5 từ 200 đến 250 ngày, nhóm 6 từ 250 đến 300
ngày, nhóm 7 trên 300 ngày.
3.4. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân
hiện nay
Trong sản xuất nông nghiệp người dân ĐBSCL có một
nét đặc trưng chính là việc sẵn sàng áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất mà còn vận động khuyến khích người dân trong
cùng thôn/ấp, họ hàng áp dụng. Qua kết quả khảo sát, số lượng
trâu, bò được các hộ nông dân nuôi chiếm tỉ lệ cao nhất (73,4%)
(trung bình 10 hộ có đến 7 hộ chăn nuôi trâu, bò). Tuy nhiên, tại
hai xã An Vĩnh Ngãi và xã Tân Lân đã sử dụng máy móc cơ
giới thay cho sức kéo trâu bò, hiện nay người dân nuôi trâu/bò
như một loại hình kinh tế chăn nuôi lấy thịt và sữa (chủ yếu
nuôi bò).
Các nguồn thông tin mà người dân tại hai xã tìm tới để
hiểu biết về những kỹ thuật sản xuất mới hay cách thức làm ăn
mới khá đa dạng, nhưng tập trung nhiều nhất là: Trung tâm
khuyến nông (56,6%), Hội, đoàn thể (nông dân, phụ nữ) (54,8);
Chính quyền xã (51,4%), Hợp tác xã (47,4%); Đặc biệt nguồn
thông tin mà người dân tiếp cận được là từ các hộ gia đình nông
dân trong xã (48%) cho thấy mối quan hệ gắn kết giữa người
nông dân trong làng xã rất cao;
3.5. Thu nhập hộ gia đình
Xét tương quan trong mối quan hệ giữa Diện tích đất
canh tác và thu nhập hộ gia đình: Diện tích đất canh tác lớn đem

lại thu nhập cao cho hộ gia đình. Trong đó có 75% hộ gia đình

14


có diện tích đất nông nghiệp 50.000 m2 cho thu nhập trên 85
triệu/năm; Các hộ gia đình có diện tích đất canh tác nhỏ thu
nhập chủ yếu ở mức từ 25-45 triệu. Số người thu nhập thấp nằm
trong nhóm có ít ruộng đất và tuổi đời trên 68 tuổi. Nhóm có
thu nhập cao từ trên 85 triệu đồng chủ yếu do buôn bán. Nhóm
có thu nhập cao do nông nghiệp mang lại nằm trong số những
hộ gia đình sở hữu diện tích ruộng lớn (trên 50.000 m2). Hiệu
quả kinh tế do nông nghiệp mang lại từ 30 triệu đến 100 triệu
chiếm nhiều trường hợp khảo sát nhất, trung bình hiệu quả từ
nông nghiệp mang lại cho 1 hộ/1 năm vào khoảng 50 triệu
đồng, tương đương diện tích đất canh tác trung bình 30.000 m2.
CHƯƠNG 4. PHÂN HÓA NÔNG DÂN ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỘNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4.1. Thực trạng mua bán và tích tụ ruộng đất
Xu hướng biến động, phát triển về sở hữu ruộng đất ở
đồng bằng sông Cửu Long chính là xu hướng tích tụ, tập trung
dần ruộng đất vào một bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp
hiệu quả, có khả năng đầu tư mua thêm ruộng đất. Cũng như
nhiều vùng nông thôn nước ta, ở đồng bằng sông Cửu Long, xu
hướng tích tụ ruộng đất, tập trung ruộng đất có mối quan hệ
tương hỗ với sự phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội trong
nông thôn, hai quá trình này diễn ra đồng thời với nhau. Bởi
một khi nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá ở đồng bằng sông
Cửu Long ngày càng phát triển tất yếu tạo ra quá trình phân hoá

xã hội giữa các hộ nông dân, sự phân hoá giàu nghèo diễn ra rõ
nét ở hầu hết các nơi trong đời sống nông thôn. Song, mặt tích
cực của sự phân hoá này là tạo ra những điều kiện khách quan
huy động tối đa tiềm năng tư liệu sản xuất, đất đai, vốn, lao
động ... tập trung vào các quá trình sản xuất, làm gia tăng sản
lượng nông sản hàng hoá. Do vậy, ruộng đất được dần dần tập

15


trung vào những hộ làm ăn giỏi, có khả năng sản xuất nông
nghiệp, sử dụng ruộng đất hiệu quả, những hộ này sẽ giàu lên
và có thêm điều kiện thuận lợi tích tụ, tập trung ruộng đất.
4.2. Đất nông nghiệp và khác biệt giữa các nông hộ
Phần này sẽ tập trung phân tích sự khác biệt của các
nông hộ căn cứ trên những chỉ số về mua bán sản phẩm, đầu tư
và tín dụng. Kết quả nghiên cứu thu được từ địa bàn khảo sát:
tổng số diện tích đất nông nghiệp của xã Tân Lân nhiều hơn xã
An Vĩnh Ngãi. Hiện nay xã An Vĩnh Ngãi có diện tích tự nhiên
678,60 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 477,05 ha; đất
phi nông nghiệp 231,55 ha. Diện tích trồng lúa 263 ha, năng
suất bình quân 55 tạ/ha/vụ . Một nông dân xã Tân Lân cho rằng
hiện thu nhập bình quân đầu người của Tân Lân đạt 31,9 triệu
người/năm (PVS, nam giới 45 tuổi, đại học;công chức, quản lý).
Hiện nay xã Tân Lân đã có cánh đồng mẫu (PVS, nữ, 48 tuổi,
đại học; công chức, quản lý). Đối chiếu với kết quả chúng tôi
thấy xã Tân Lân luôn chiếm ưu thế hơn xã An Vĩnh Ngãi trong
lĩnh vực làm nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa của xã Tân
Lân cao hơn An Vĩnh Ngãi (39,2% với 35,0%). Diện tích đất sử
dụng cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của xã An Vĩnh

Ngãi cao hơn xã Tân Lân (5,6% và 1,8%).
4.3. Hiện tượng xuất cư nông thôn và tầng lớp “công nhân
nông nghiệp”
Xuất cư nông thôn cũng là một hiện tượng đáng lưu ý ở
đồng bằng sông Cửu Long. Theo kết quả khảo sát, chúng tôi
nhận thấy có một bộ phận dân cư nông thôn có xu hướng đổ về
đô thị, đó là những hộ nghèo nhất, và không chỉ nơi lớp trẻ mà
kể cả nơi một số người đứng tuổi. Tình hình sinh kế khó khăn
trong lĩnh vực nông nghiệp đã khiến cho ngày càng có nhiều lao
động chuyển sang làm những ngành nghề phi nông nghiệp và

16


rời bỏ nông thôn, nhất là lớp trẻ dưới 30 tuổi. Hệ quả là nhiều
nông hộ chỉ còn lại người lớn tuổi. Theo kết quả điều tra tại xã
An Vĩnh Ngãi và xã Tân Lân có 11, 8% người dân đi làm thuê
trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là con cái trên 15 tuồi, thu
nhập khoảng 3,5 triệu/ năm và đóng góp 0,2% thu nhập. Có thể
thấy ở các hộ gia đình được khảo sát, dù là hai hay ba thế hệ thì
hoạt động tạo thu nhập cho hộ cũng xoay quanh vai trò của vợ
và chồng.
4.4. Nghề nghiệp và dự định chuyển đổi nghề nghiệp
Xu thế rời bỏ nông nghiệp chỉ trở thành tiến bộ xã hội
khi người nông dân kiếm được một nghề khác có thu nhập
không chỉ cao hơn mà còn nâng cao được chất lượng sống của
họ. Số hộ gia đình lựa chọn “vẫn tiếp tục làm nghề nông chiếm
(62,2%); “chuyển nghề khác” (28,8%) và “chưa biết thế nào”
(9,0%). Vấn đề đặt ra là làm sao tìm ra những giải pháp thực
tiễn và giải pháp chính sách nhằm tạo điều kiện hình thành và

thúc đẩy sự khuếch trương của các ngành nghề ở nông thôn phù
hợp với lợi thế của từng địa phương, đặc biệt ở đồng bằng sông
Cửu Long.
Bảng 4.1: Tương quan giữa diện tích đất sở hữu và dự định
chuyển đổi nghề nghiệp
Đơn vị: %
Diện tích đất
Dự định

Vẫn tiếp tục làm
nghề nông

Trên
50,000
m2

30,000
50,000
m2

10,000
30,000
m2

5,000
10,000
m2

Dưới
5,000

m2

50,0

66,7

62,4

62,7

40,0

17


Chuyển
nghề
khác
Chưa biết thế nào

50,0

8,3

22,2

31,1

40,0


0,0

25,0

16,2

6,2

20,0

Nguồn: Kết quả điều tra do tác giả thực hiện, 2015
Xét trong mối tương quan giữa diện tích đất sở hữu và
dự định của hộ gia đình có thể thấy được mối quan hệ giữa việc
lựa chọn chuyển đổi nghề nghiệp cụ thể: các hộ gia đình có diện
tích đất sở hữu lớn việc lựa chọn “vẫn làm tiếp tục nghề nông”
cao hơn so với những hộ sở hữu diện tích đất nông nghiệp nhỏ
trên 50,0% so với 40,0% lựa chọn việc tiếp tục làm nông
nghiệp.
Tiếp đến khi được hỏi giả sử có số tiền lớn thì người
dân sẽ sử dụng vào việc gì thì kết quả khảo sát tại 02 xã thu
được: chủ yếu “mua thêm ruộng đất” (24,2%); “đầu tư mở rộng
sản xuất” (19,6%) ; một số gia đình lựa chọn “cất giữ ở nhà để
đề phòng” (17,6%); trong số 500 hộ khảo sát thì có 57 hộ tương
ứng (11,4%) lựa chọn việc “gửi tiền ngân hang” giả sử có số
tiền lớn. Ngoài ra, còn một số hộ chọn việc đầu tư cho việc
“xây nhà” (2,2%); “mua xe gắn máy” (1,8%) và “mua sắm đồ
dùng, tivi..” (3,0%)… Như vậy, có thể thấy rằng việc lựa chọn
sử dụng tiền nếu có vào các mục đích tương ứng với việc chi
tiêu thực tế của hộ gia đình chính là đầu tư chủ yếu vào sản
xuất, đầu tư cho mua sắm các vật dụng phục vụ cho cuộc sống.

4.5. Những thay đổi trong lối sống
Lối sống tiểu nông Việt Nam bao gồm những thói quen,
tập quán, phong tục, hành vi và thái độ ứng xử... của người
nông dân sản xuất nhỏ, được hình thành dưới ảnh hưởng trực
tiếp của nền kinh tế tiểu nông và những điều kiện sinh hoạt
trong nông nghiệp, nông thôn, nó thể hiện mối quan hệ giữa cá
nhân và cộng đồng trong đời sống xã hội. Qua khảo sát 500 hộ
gia đình tại 2 xã An Vĩnh Ngãi và xã Tân Lân, thì 100% các hộ

18


gia đình hiện nay không sử dụng ti vi đen trắng, 100% các hộ
đều có ti vi màu và xe máy, điện thoại di động, có 90.4% có các
hộ gia đình có đầu DVD. Chứng tỏ đời sống của người dân
càng ngày càng cao.
KẾT LUẬN
Một trong những vấn đề then chốt mà tất cả các nhà
nước trung ương trong các xã hội nông nghiệp là phải xử lý
đúng đắn vấn đề ruộng đất. Từ những năm 1950 trở đi đến khi
cả nước, trong đó có xã hội nông thôn châu thổ sông Cửu Long
bước vào sự nghiệp Đổi mới, hai phần ba thế kỷ đã trôi qua với
rất nhiều biến đổi có tính chất cách mạng sâu sắc ở Việt Nam,
quan hệ tới sự thay đổi và phát triển ở đồng bằng sông Cửu
Long.
Như trên ta đã thấy, một mặt đồng bằng sông Cửu Long
được khai phá và xác lập thành vùng nông nghiệp trồng lúa trù
phú trên cơ sở của sở hữu tư nhân của những người tham gia
khẩn hoang và lập nghiệp. Suốt cả thế kỷ, sở hữu tư nhân về sau
mặc dù bị bọn phong kiến kiêm tính, do đó bị tổn thương, song

về cơ bản vẫn được truy trì. Sau đó, trong quan hệ với sản xuất
lúa hàng hóa và xuất khẩu, nền sở hữu tư nhân được tăng
cường. Mặt khác, chính sản xuất hàng hóa, mặc dù chưa có cơ
sở vững chắc của mình, nhưng do hoạt động xuất khẩu gạo của
người Pháp, và sự phát triển của công nghiệp, thương mại của
Sài Gòn, Gia Định, và cả miền Đông Nam Bộ, đã đặt sản xuất
lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long thành sản xuất hàng hóa.
Chính sản xuất lúa hàng hóa đã đặt người nông dân bước một
chân ra khỏi khung khổ của kinh tế tiểu nông. Có thể sở hữu tư
nhân và sản xuất hàng hóa như căn tính của kinh tế nông dân,
khiến cho họ trở nên tự chủ và năng động hơn nhiều người dân
đồng bằng sông Hồng. Xét về mặt kinh tế và kỹ thuật, quá trình
tích tụ ruộng đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ giới

19


hóa và hợp lý hóa quy trình sản xuất, từ đó mới có thể thoát ra
khỏi nền kinh tế tiểu nông và bước vào quá trình công nghiệp
hóa nông nghiệp và nông thôn. Nhìn chung, có thể nói rằng xu
hướng tích tụ ruộng đất nói riêng và xu hướng phân hóa xã hội
nói chung trong thời gian qua ở nông thôn hai xã khảo sát và
nông thôn Nam bộ tuy có diễn ra nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ
và với mức độ khá yếu ớt. Nhận định này cũng phù hợp với sự
ghi nhận của Lê Thanh Sang và Bùi Thế Cường khi hai tác giả
này cho rằng xu hướng chuyển ruộng đất từ những nhóm hộ
nghèo vào nhóm hộ khá giả tuy có diễn ra trong những năm qua
ở vùng Tây Nam bộ “nhưng ở mức độ vừa phải và chưa tạo ra
sự phân hóa sâu sắc giữa những nhóm hộ này”, và quá trình
này diễn ra “tương đối chậm” (Lê Thanh Sang, Bùi Thế Cường,

2010, tr. 29, 32).
Mặt khác, theo chúng tôi cũng cần xác định cho đúng
về bản chất của tình trạng nông dân không đất tại điểm nghiên
cứu và trong nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay,
cũng như ở quy mô cả nước nói chung. Nghiên cứu của chúng
tôi ủng hộ cho quan điểm cho rằng việc không đất không nhất
thiết gắn với sự nghèo đói.
Sống trong môi trường sản xuất hàng hóa, người nông
dân đồng bằng sông Cửu Long có độ nhạy bén với thị trường và
khả năng thích nghi cao với những tiến bộ kỹ thuật trong nông
nghiệp, mặc dù trong không ít trường hợp vẫn bị rơi vào cái
vòng luẩn quẩn trồng và chặt do chạy theo cây này, bỏ cây kia.
Tuy nhiên, nếu nói đến đầu óc tính toán, đầu óc kinh doanh hay
tính duy lý kinh tế thì những năng lực này chỉ thực sự tồn tại
trong một số tầng lớp lớp của nông dân. Các lớp tập huấn hay
hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi ngày nay đã khá phổ
biến khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng trình độ
học vấn khá thấp của nông dân vẫn còn là một vấn đề phải đặt

20


ra. Sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, nông dân được
quyết định bởi sự thay đổi trong phương thức sản xuất, của kết
cấu kinh tế gắn với công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập
quốc tế. Hiện nay nông nghiệp, nông thôn, nông dân đồng bằng
sông Cửu Long đang chuyển biến chịu sự chi phối của các quy
luật nền kinh tế thị trường. Vậy các vấn đề nông nghiệp, nông
thôn và nông dân không chỉ bó hẹp trong nội bộ ấp, xã nông
thôn, phải xây dựng quan niệm phát triển thành thị và nông thôn

song hành với nhau, xoá bỏ ngăn cách giữa nông thôn với thành
thị, đưa vấn đề phát triển nông nghiệp vào trong bố cục phát
triển kinh tế quốc dân, đưa tiến bộ nông thôn vào tiến bộ chung
của toàn xã hội, phải xem xét mục tiêu gia tăng thu nhập nông
dân trong hệ thống phân phối và tái phân phối thu nhập quốc
dân. Chỉ có như vậy mới hy vọng giải quyết tận gốc bản chất
các vấn đề của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hiện nay
đồng bằng sông Cửu Long đang có cơ cấu quy mô ruộng đất
của các nông hộ khá giống với Nhật Bản. Khi so sánh kinh
nghiệm nông nghiệp ở Mỹ (diện tích trung bình một trang trại là
193 ha) và ở Nhật Bản (diện tích trung bình là 1,4 ha), Vũ
Quang Việt nhận xét rằng: “con đường của nông nghiệp Việt
Nam có lẽ cũng không khác nhiều so với Nhật” [142; tr50.51].
Trong quá trình chuyển kinh tế hộ nông dân lên thành kinh tế
nông trại gia đình, hy vọng người nông dân sẽ trở thành doanh
nhân nông nghiệp, hay những người làm việc trong công nghiệp
và dịch vụ nông thôn. Điều đó sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu
Long nói riêng và nông thôn, nông nghiệp Việt Nam nói
chung.
Trong thực tế, nền kinh tế và xã hội 2 xã nghiên cứu
vẫn nắm trong giới hạn của một xã hội tiểu nông, xét về mặt
kinh tế lẫn cơ cấu xã hội, văn hóa. Về lý thuyết, sự tan rã và giải

21


thể kinh tế tiểu nông, hay nông nghiệp nhỏ hộ nông dân là kết
quả của sự thay đổi có tính chất cách mạng của phương thức
sản xuất và kết cấu kinh tế xã hội, mà nội dung của nó là: quá

trình thị trường hóa, quá trình kinh doanh hóa, doanh nghiệp
hóa nền nông nghiệp .Ta thấy, trong quá trình đổi mới vừa qua,
thị trường hóa mới dừng ở chỗ tái lập hộ nông dân với tính cách
là đơn vị kinh tế tự chủ và thúc đẩy sản xuất hàng hóa nhỏ hộ
gia đình. Đây mới chỉ là bước đầu, hình thành những tiền đề
cho quá trình thị trường hóa mà thôi. Thêm vào đó những chính
sách hạn điền, chính sách an toàn lương thực, nhất là thể chế đất
đai thuộc sở hữu toàn dân đã đặt ruộng đất ra ngoài khung khổ
của kinh tế thị trường, ngăn cản quá trình tách lao động ra khỏi
ruộng đất. Thực tế này đã ngăn cản quá trình biến ruộng đất và
lao động thành hàng hóa, và hình thành thị trường lao động và
ruộng đất, khiến cho sản xuất lúa trở thành một lĩnh vực kinh
doanh và xác lập nông trại với tính cách là những doanh nghiệp
kinh doanh ngành trồng lúa.
Như vây, công nghiệp hóa, hiện đại hóa kém đã khiến
cho kinh tế tiểu nông vẫn còn luẩn quẩn trong vòng nghèo khổ.
Những chuyển biến trong đó bị cản trở nặng nề và có tính chất
nửa vời. Đương nhiên, điều này khiến sự giải thể kinh tế và xã
hội tiểu nông cũng chậm chạp và nửa vời. Nói khác đi, sự phát
triển của nông nghiệp, nông thôn và sự giải thể kinh tế tiểu
nông của đồng bằng sông Cửu Long, cũng như sự phát triển
được quyết định bởi sự phát triển tổng thể, ở cuộc cách mạng
trong phương thức sản xuất và trong kết cấu của toàn nền kinh
tế.

22


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thu Thoa, “Tích tụ ruộng đất ở đồng bằng sông
Cửu Long xu thế tất yếu của sự phát triển”, Tạp chí Trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh, số 6/2015, tr 99
– 105.
2. Nguyễn Thị Thu Thoa, “Một số trao đổi xung quanh khái
niệm nông dân – xu thế nông dân trong thời đại mới”, Tạp chí
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh số
7/2015, tr 69 – 73.
3. Nguyễn Thị Thu Thoa, “Nông dân và ruộng đất đồng bằng
sông Cửu Long xét trên khía cạnh xã hội”, Tạp chí Trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh số 8/2016, tr 63
– 68.
4. Nguyễn Thị Thu Thoa, “Một vài vấn đề ruộng đất đồng bằng
sông Cửu Long hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Long
An)”, Tạp chí Trường Đại học Sài Gòn, số 19(44)- Tháng
8/2016, tr 99 – 108.
5. Nguyễn Thị Thu Thoa, “Vấn đề chuyển dịch sở hữu ruộng
đất tác động tới kinh tế hộ gia đình và chuyển dịch lao động ở
đồng bằng sông Cửu Long (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Long
An”, Tạp chí Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tập
14, số 2/2017, tr 179 - 188.


×