Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát đến tài nguyên và môi trường nước ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 40 trang )

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tập này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Đào Thị
Minh Châu, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết báo cáo.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong viện Công nghệ hóa sinh- Môi
trường, Trường Đại Học Vinh đã tận tình truyền đạt kiến thức giúp em hoàn
thành tốt bài báo cáo.
Mình xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp 56B- KHMT đã tạo điều
kiện và giúp đỡ mình trong quá trình hoàn thành bài tập này.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô, dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các bạn trong lớp 56B- KHMT luôn
dồi dào sức khỏe, học tập tốt và đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công
việc.
Mặc dù đã cố gắng học tập nghiên cứu trong suốt thời gian qua, song từ lí
thuyết để đi vào thực tế là cả con đường rất khó khăn. Mặt khác, thời gian
nghiên cứu đề tài ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Em xin chân thành cảm ơn !

2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày nay ngày một phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các nhu cầu
của con người như nơi ăn, chốn ở, khu vui chơi giải trí... Đòi hỏi của con người
ở cuộc sống không chỉ dừng lại ở mức độ đủ, mà còn đòi hỏi chất lượng cao
hơn, tính thẩm mĩ cao hơn và hơn hết là theo kịp xu hướng của xã hội. Do đó
các ngành nghề luôn ở trạng thái vừa cạnh tranh vừa hỗ trợ nhau để tạo nên


những sản phẩm phục vụ cuộc sống một cách tốt nhất. Ngành xây dựng là một
trong những ngành nổi lên nhanh chóng và được cả xã hội quan tâm, chú trọng
đầu tư phát triển. Ngành xây dựng đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đồng thời nó cũng thúc đẩy một số ngành khai khoáng phát triển như: đất,
đá, cát, sỏi, khoáng sản... Song nhu cầu ngày một tăng cao, các hoạt động khai
thác vượt khỏi tầm kiểm soát của con người và khả năng duy trì của tự nhiên,
gây ô nhiễm môi trường, trong đó có hoạt động khai thác cát, sỏi. Như chúng ta
đã biết tỉnh Hà Tĩnh đang trên đà phát triển, và phấn đấu tới năm 2020 trở thành
một tỉnh công nghiệp, tốc độ đô thị hóa khá nhanh do đó nhu cầu xây dựng cơ sở
vật chất là rất lớn. Từ đó, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng là rất lớn. Mặt khác
tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An lại có nguồn tài nguyên cát, sỏi khá phong phú do đó
hoạt động khai thác cát, trên hai sông lớn (sông Lam và sông La) diễn ra hết sức
sôi động. Đức Thọ là một huyện trung du đồng bằng Sông La và hữu ngạn Sông
Lam phía bắc của tỉnh. Nhiều năm nay trên địa bàn huyện hoạt động khai thác
cát, diễn ra một cách rầm rộ, tiêu biểu là trước năm 2012 trên địa bàn đều diễn ra
hoạt động khai thác cát, với số lượng lớn. Hiện nay toàn bộ các xã trên địa bàn
huyện đã kí cam kết không cho các tổ chức, cá nhân khai thác cát, trái phép.
Song ở một số điểm, hoạt động khai thác cát, vẫn diễn ra gây ảnh hưởng xấu tới
môi trường và cảnh quan sinh thái. Từ thực tiễn trên, để góp phần nâng cao ý
thức người dân, cơ quan quản lý, hạn chế ảnh hưởng của hoạt động khai thác
cát, tới môi trường tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt

3


động khai thác cát đến tài nguyên và môi trường nước ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà
Tĩnh”
2, Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển tế xã hội của tỉnh Hà

Tĩnh, nhiều tiềm năng, lợi thế của các dòng sông đã được đưa vào khai thác tối
đa như phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái …. Riêng
lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, đến nay đã và đang có rất nhiều tổ
chức, cá nhân với nhiều ngành nghề khác nhau với các loại công cụ, máy móc từ
thô sơ đến hiện đại để khai thác triệt để các nguồn lợi của các dòng sông, đặc
biệt là khai thác cát nằm dưới dòng sông. Sự phát triển ồ ạt trên đã gây ra khó
khăn trong việc quản lý của các cơ quan Nhà nước. Tính đến thời điểm này, số
phương tiện khai thác được cấp phép là rất ít, chủ yếu là khai thác tự do dẫn đến
hiện tượng khai thác tràn lan, không theo quy hoạch đã làm thất thoát tài
nguyên, khoáng sản. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên toàn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
có hơn 110 doanh nghiệp khai thác đá,cát làm nguyên vật liệu xây dựng. Trên
dòng sông La, sông Lam, sông Rác hiện có 13 cơ sở chuyên khai thác cát chưa
được cấp phép. Tại huyện Đức Thọ, khu vực gần cầu Linh Cảm có nhiều đơn vị
khai thác cát làm cho dòng chảy của sông La ảnh hưởng đến bờ sông.
Việc khai thác là cần thiết nhưng nếu khai thác bừa bãi, không có sự tính
toán, quy hoạch, thêm vào đó là các tổ chức, cá nhân vì lợi ích kinh tế khai thác
tài nguyên thiên nhiên quá mức sẽ đem lại những hệ lụy khôn lường như làm
biến đổi dòng chảy, luồng chạy tàu, gây sạt lở đất đai canh tác và ảnh hưởng đến
môi trường, các công trình trên sông, ven sông, đê, kè, thuỷ lợi, thất thoát tài
nguyên quốc gia, gây mất trật tự an toàn giao thông trên các tuyến sông. Đặc
biệt, khi mưa lớn, nước sông dâng cao tạo ra những "mũi khoan nước" khổng lồ
xoáy sâu vào các chân cầu, bãi sông làm vỡ, đẩy trôi từng mảng đất lớn ven bờ,
lấn sâu vào bãi vườn, nương ruộng sản xuất của nhân dân.
Việc khai thác cát lòng sông nếu thực hiện đúng kỹ thuật, tại những địa
điểm dòng chảy bị ảnh hưởng bởi cát, luồng không thông thoáng lại có tác dụng
có lợi, làm cho dòng chảy lưu thông, luồng lạch đảm bảo cho hoạt động của tàu
thuyền. Đây chính là mặt mạnh của khai thác cát sỏi lòng sông cần phát huy.
4



Trước nhu cầu ngày càng cao về sử dụng vật liệu cát, sỏi cho việc xây
dựng các công trình, nhất là giai đoạn hiện nay đang càng tăng lên phục vụ xây
dựng nông thôn mới, để góp phần tạo nguồn cung về nguyên liệu cát, sỏi ổn
định thì việc quy hoạch đưa hoạt các động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát,
sỏi lòng sông đi vào trật tự, tạo nguồn thu ngân sách cho nhà nước và địa
phương, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho lao động nông nhàn, tránh gây thất
thoát tài nguyên, ảnh hưởng môi trường, môi sinh, gây sạt lở đất nông nghiệp,
cơ sở hạ tầng,…là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó tôi thực hiện đề tài bảo vệ môi
trường: “Điều tra, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát dọc trên
sông La huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đến tài nguyên và môi trường nước và
đề xuất giải pháp quản lý, khai thác hợp lý”.

Sông La- Đức Thọ
3.Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng khai thác cát của người dân địa phương thuộc địa
phận Đức Thọ. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác
sử dụng, quản lý bền vững nguồn tài nguyên và cải thiện đời sống kinh tế cho
người dân tại khu vực.
3.2

Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng khai thác cát của
người dân tại huyện Đức Thọ.

5


- Đánh giá thực trạng về việc ảnh hưởng khai thác cát tới tài nguyên và
môi trường nước ở các xã thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác cát ở huyện Đức Thọ,
tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý và sử dụng bền vững tài
nguyên cát trên khu vực huyện Đức Thọ.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nhiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
- Tích lũy được kinh nghiệm cho công việc khi làm việc ngoài thực tế
- Nâng cao kiến thức về thực tế và hoàn chỉnh kĩ năng thực hành
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được sự ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường nước từ hoạt
động khai thác cát, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác
động xấu tới môi trường trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các đối tượng như:
- Các hộ gia đình: Những người dân khai thác cát chủ yếu trên địa bàn xã.
- Cán bộ quản lý môi trường: Những người chịu trách nhiệm trong công
tác quản lý.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và những ảnh hưởng từ
việc khai thác cát đến tài nguyên và môi trường nước từ những người dân, tình
hình khai thác và công tác quản lý khai thác trên địa bàn xã để từ đó đề xuất

-

những giải pháp nhằm khai thác và quản lý bền vững nguồn tài nguyên.
Pham vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại khu vực dọc sông


-

La thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện dựa trên thu thập các tài liệu có liên
quan đến nội dung nghiên cứu từ năm 2012 đến đầu năm 2017. Thời gian thực
hiện đề tài từ ngày 09/04/2017 đến ngày 24/05/2017.
6


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để điều tra khai thác cát của người dân tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
đối với ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát đến tài nguyên và môi trường
nước tại địa bàn xã, tiến hành điều tra một số người dân trong xã.
6.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
6.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (secondary data)
- Thu thập, kế thừa chọn lọc từ nguồn internet và các website, thu thập từ
sách báo, báo cáo tốt nghiệp, báo cáo khoa học, luận văn luận án liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
- Thu thập số liệu cán bộ xã.
6.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (Primary data)
- Mục đích phỏng vấn:
+ Đánh giá một cách khách quan nhất hiện trạng khai thác cát trên địa
bàn
+ Bổ sung nguồn tài liệu phục vụ công tác đánh giá ảnh hưởng của hoạt
động khai thác cát, tới tài nguyên, môi trường nước và cuộc sống người dân
+ Là căn cứ để đánh giá chất lượng môi trường
+ Thu thập thông tin về mức độ quản lý
- Đối tượng phỏng vấn:Chính quyền địa phương; chủ hộ khai thác cát,

người dân sống xung quang khu vực khai thác cát
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp
- Quan sát chụp ảnh.
6.3 Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Thống kê các số liệu liên quan.
- Những số liệu, thông tin thu thập được được xử lý và tổng hợp thành các
số liệu phục vụ cho việc đánh giá chất lượng môi trường nước tại địa bàn đang
nghiên cứu.

7


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học đề tài nghiên cứu
2.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm môi trường
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Theo
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 chương 1, điều 3: “Môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và
phát triển của con người và sinh vật”.
Khái niệm tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là các thành tự nhiên được con người sử dụng
hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
Khái niệm khoáng sản
Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những
tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, lỏng, khí, hiện tại hoặc
sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà
sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản. Khoáng sản là tài nguyên
hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản

lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt
và lâu dài, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Khoáng sản có thể tồn tại ở trạng thái
rắn, lỏng, khí.
Khai thác khoáng sản
Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản
xuất các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu hồi khoáng sản
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
thì “Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc
năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con
người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường”.
8


Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Theo hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi chủ yếu
do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hại
cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí,
cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại.
Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo
ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội,
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kĩ thuật, y tế,
văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải
pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước

CHXHCNVN khoá XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCNVN thông qua ngày 21/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2013.
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước CHXHCNVN
khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010
Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11:11:1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm

9


- TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
- QCVN 08: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1.Tình hình khai thác cát tại một số địa phương trong cả nước
Hiện nay ở một số tỉnh thành trên cả nước, hoạt động khai thác cát diễn ra
hết sức phức tạp, đặc biệt là hoạt động khai thác cát trái phép. Hoạt động này
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao thông đường thủy, làm thay đổi
dòng chảy của nhiều con sông, gây sạt lở đất đai, nhà cửa và thất thoát lớn về
ngân sách do không khai nộp thuế. Trong đó tiêu biểu có một số xã của huyện
Đức Thọ, tĩnh Hà tĩnh như: xã Tùng Ảnh, Trường Sơn, Đức Hòa, Đức Quang,...

2.2.2. Tình hình khai thác cát trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà
Tĩnh
Hà Tĩnh và Nghệ An có một trữ lượng lớn tài nguyên cát, sỏi ở hai con
sông là sông La và sông Lam. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có một số địa bàn
được cấp giấy phép khai thác cát, song còn nhiều giấy phép vẫn chưa đi vào
hoạt động. Một khó khăn lớn trong công tác quản lý khai thác cát hiện nay là
tình trạng khai thác cát trái phép trên các lưu vực sông thuộc các huyện Đức
Thọ, Hương Sơn, Cẩm Xuyên,… hoạt động khai thác trái phép đang diễn ra
ngày một nghiêm trọng trong khi các cơ quan quản lý nhà nước lại thiếu cả về
vật chất lẫn nhân lực trong việc ngăn chặn và kiểm soát các hoạt động khai thác
trái phép. Tại một số địa phương trong tỉnh, hoạt động khai thác trái phép diễn ra
một cách công khai với quy mô và công suất cực lớn, trong khi đó lại không
thấy bất kỳ một biện pháp giải quyết nào từ các cơ quan chức năng, điển hình
như tại một số điểm của huyện Đức Thọ. Chủ tịch tỉnh đã ra quyết định đẩy
mạnh công tác thanh, kiểm tra, xử lý dứt điểm hoạt động khai thác cát trái phép
trên địa bàn, xong đến hiện nay tình trạng này vẫn còn tái diễn tại một số địa
phương và gây bức xúc trong nhân dân.

10


2.2.3.Tình hình khai thác cát tại huyện Đức Thọ giai đoạn trước
Giai đoạn từ năm 2012 trở về trước, hoạt động khai thác cát trên địa bàn
huyện Đức Thọ diễn ra rất sôi động, vào thời kì cao điểm số lượng xà lan hút cát
hoạt động mạnh. Trên địa bàn các vùng ven sông của huyện đều diễn ra hoạt
động khai thác cát. Tính đến cuối năm 2012, huyện đã tổ chức, huy động lực
lượng giải tỏa nhiều chiếc xà lan hoạt động khai thác cát trái phép tại các xã ven
sông thuộc địa bàn huyện dưới các hình thức như phạt, buộc tháo dỡ, cắt bỏ tàu,
tháo máy móc, di chuyển các phương tiện vi phạm lên trên bờ…và bàn giao lại
mặt bằng, bến bãi cho các xã để quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa

khai thác theo quy định. Tuy nhiên trong thời gian gần đây hoạt động khai thác
cát trái phép trên địa bàn có hiện tượng tái diễn lại ở một số xã như: Tùng Ảnh,
Trường Sơn, Đức Quang, .. gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ nguồn tài
nguyên khoáng sản trên địa bàn. Các cơ quan chức năng của huyện đã nhiều lần
gửi công văn đôn đốc đến các xã yêu cầu “xử lý dứt điểm và triệt để hoạt động
khai thác cát trái phép trên địa bàn”. Ngoài ra, phòng Tài Nguyên và Môi
Trường huyện đã nhiều lần phối hợp với các cơ quan chức năng khác tiến hành
bắt quả tang, lập biên bản và xử phạt các đối tượng tiến hành khai thác tái phép.
Song, hoạt động khai thác cát sỏi trái phép vẫn lén lút hoạt động với nhiều lý do
khác nhau. Trong đó có hai lý do chính: thứ nhất, nhiều đơn vị tiến hành khai
thác để tận thu nguồn cát, sỏi phục vụ cho các công trình xây dựng,.... thứ hai,
do là người dân lao động nghèo, không có công ăn việc làm, của cải của gia đình
đầu tư vào công cụ khai thác nên người dân lén lút hoạt động để có thu nhập
thêm cho gia đình.

Các xà lan khai thác cát ( Nguồn internet)
11


2.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Vị trí địa lý:
Đức Thọ là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh:
- Phía đông nam giáp huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
- Phía tây bắc giáp huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Phía đông bắc giáp huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
- Phía Tây giáp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
- Phía Nam giáp huyện Vũ Quang,huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
- Phía Đông giáp thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Tọa độ địa lý: 18,180-18,350 độ vĩ Bắc, 105,380-105,450 độ kinh Đông.

Đức Thọ có 28 đơn vị hành chính ( 1 thị trấn và 27 xã ), tổng diện tích đất
tự nhiên 20.248,81 ha.
Nhìn chung, huyện Đức Thọ có vị trí khá quan trọng đối với vùng kinh tế
phía bắc tỉnh, với những lợi thế cơ bản là nằm trên trục đường Quốc lộ 8A nối
QL 1A với cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo,.......có đường sắt Bắc Nam chạy qua, có
nhà ga, đường sông thuận lợi.

Bản đồ sông La- Đức Thọ
Điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu của huyện Đức Thọ:
12


Địa hình Đức Thọ nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài theo đường
quốc lộ 8A là 16 km, chiều rộng tính theo trục đường tỉnh lộ 5 đi qua đường 8B
đến Đức Châu dài 25 km, với đầy đủ các dạng địa hình, có đồi núi, gò đồi, ven
trà sơn, thung lũng, đồng bằng, sông suối, với không gian hẹp, trong đó núi đồi
chiếm 10,5% diện tích đất tự nhiên. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và bị
chia cắt mạnh, phía Tây Nam của huyện chủ yếu là núi thoải chạy dọc ven trà
sơn, còn vùng núi dốc là ở những vùng giáp địa giới hành chính huyện Vũ
Quang, Can Lộc, xen lẫn giữa địa hình đồi núi là thung lũng nhỏ hẹp tạo ra
những đầm lầy sâu và bàu nước chảy ra lưu vực sông Ngàn Sâu đổ ra sông La,
chính các thung lũng và dọc 2 bên bờ sông này là vùng sinh sống của dân cư
nhằm để tận dụng tối đa khả năng đất đai màu mỡ do lượng phù sa hàng năm bồi
đắp.
Đức Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm còn chụi
ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, đặc trưng khí hậu
nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc,
do vậy Đức Thọ có hai miền khí hậu rõ rệt: mùa hè nhiệt độ ….
Trên địa bàn huyện có 2 con sông chính chảy qua đó là sông Ngàn Sâu và
sông La với tổng chiều dài là 37 km, có nước quanh năm, diện tích mặt nước

khoảng 1,5 vạn m3. Ngoài ra huyện còn có một hệ thống hồ đập giữ nước như:
Đập Trạ, đập Tràm, đập Đá Trắng, đập Trục Xối, đập Phượng Thành, đập Liên
Minh- Tùng Châu và một phần đập Khe Lang...Như vậy, với trữ lượng nước
hiện có là điều kiện thuận lợi phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và
nước sinh hoạt cho nhân dân.
Đức Thọ có 3.128,68 ha rừng và đất rừng chiếm 15,48 ha diện tích đất tự
nhiên, trong đó rừng trồng là 836,73 ha và trồng xung quanh các trục đường
giao thông, khuôn viên nhà trường, trụ sở và các khu dân cư, độ che phủ rừng
chiếm 38 %, rừng trồng chủ yếu là thông, bạch đàn và keo lá tràm. Hiện nay có
khoảng 500 ha rừng thông nhựa đã và đang đưa vào khai thác với sản lượng
hàng năm dự ước từ 500 đến 700 tấn, giá trị thu được từ bán nhựa thông 2,5 tỷ
đồng/năm.
13


Đức Thọ có mỏ măng- gan được hình thành nằm trên địa phận xã Đức
Dũng, Đức An và Đức Lập với trữ lượng khoảng trên 200.000tấn, mỏ cao lanh
để làm đồ gốm và đất chụi lửa làm vật liệu xây dựng ở xã Đức Hoà với trữ
lượng hàng triệu tấn, chưa kể đất sét làm gạch ngói. Ngoài ra Đức Thọ còn có
các khoáng sản như cát, than bùn, và mỏ sắt... nhưng chưa được đầu tư khai
thác.
Thuỷ văn và tài nguyên nước
Chế độ thuỷ văn của huyện ảnh hưởng chủ yếu bởi hệ thống sông ngòi
trong huyện. Những con sông lớn chảy qua như sông Ngàn Sâu ( dài 25km chảy
từ Hương Khê đổ về qua 10 xã của huyện), sông Ngàn Phố ( chảy từ Hương Sơn
về Đức Thọ qua địa phận xã Trường Sơn ), hai con sông này hợp lưu tại ngã ba
Linh Cảm tạo thành sông La.
Đức Thọ có nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khá phong phú đảm
bảo cho sinh hoạt và sản xuất.
2.3.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội

Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành
có hiệu quả của cấp uỷ và chính quyền các cấp cùng với sự nỗ lực phấn đấu của
cán bộ và nhân dân, những năm qua huyện Đức Thọ đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng và toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Đức Thọ là một huyện trung du đồng bằng Sông La phía Bắc tỉnh
Hà Tĩnh. Với hệ thống giao thông thuận lợi gồm: tuyến đường sắt Bắc Nam,
tuyến QL 8A từ thị xã Hồng Lĩnh sang nước bạn Lào và QL 15A đã tạo điều
kiện thuận lợi để Đức Thọ hòa nhập với quá trình phát triển năng động của các
địa phương và giúp người dân trên địa bàn huyện dễ tiếp nhận thông tin kinh tế
thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cũng như chuyển giao nhanh các công
nghệ và thiết bị công nghiệp hiện đại. Thời gian vừa qua huyện Đức Thọ đã nỗ
lực biến tiềm năng, lợi thế thành động lực tạo ra sự chuyển biến tích cực toàn
diện trong phát triển kinh tế - xã hội.

14


2.4. Thực trạng khai thác cát tại khu vực huyện Đức Thọ, tỉnh Hà
Tĩnh.
2.4.1 Khái quát tài nguyên cát trên địa bàn huyện Đức Thọ
* Vai trò của cát trên sông
- Cát được sử dụng trong xây dựng và làm đường giao thông như là vật
liệu tạo nền móng và vật liệu xây dựng trong dạng vữa (cùng vôi tôi hay xi
măng).
- Một vài loại cát (như cát vàng) là một trong các thành phần chủ yếu
trong sản xuất bê tông.
- Cát tạo khuôn là cát được làm ẩm bằng nước hay dầu và sau đó tạo hình
thành khuôn để đúc khuôn cát. Loại cát này phải chịu được nhiệt độ và áp suất
cao, đủ xốp để thoát khí và có kích thước hạt nhỏ, mịn, đồng nhất, không phản
ứng với kim loại nóng chảy.

- Là một trong các thành phần chủ yếu để sản xuất thủy tinh.
- Cát đã phân loại bằng sàng lọc cũng được dùng như là một vật liệu mài
mòn trong đánh bóng bề mặt bằng phun cát áp lực cao hay trong các thiết bị lọc
nước.
- Các xí nghiệp sản xuất gạch ngói có thể dùng cát làm phụ gia để trộn lẫn
với đất sét và các vật liệu khác trong sản xuất gạch.
- Cát đôi khi được trộn lẫn với sơn để tạo ra bề mặt ráp cho tường và trần
cũng như sàn chống trượt trong xây dựng.
- Các loại đất cát thích hợp cho một số loại cây trồng như dưa
hấu, đào, lạc cũng như là vật liệu được ưa thích trong việc tạo nền móng cho các
trang trại chăn nuôi bò sữa vì khả năng thoát nước tốt của nó.
- Cát được sử dụng trong việc tạo cảnh quan như tạo ra các ngọn đồi và
núi nhỏ, chẳng hạn trong xây dựng các sân golf.
- Cát được dùng để cải tạo các bãi tắm.
- Các bao cát được dùng để phòng chống lũ lụt và chống đạn.
- Xây dựng lâu đài cát cũng là một hoạt động khá phổ biến. Có nhiều cuộc
thi về nghệ thuật xây dựngcác lâu đài cát.
15


- Hoạt hình cát là một kiểu nghệ thuật biểu diễn và là công cụ kỹ thuật để
sản xuất phim hoạt hình.
- Các bể nuôi sinh vật cảnh đôi khi cũng dùng cát và sỏi.
- Trong giao thông đường bộ và đường sắt người ta đôi khi sử dụng cát để
cải thiện khả năng bám đường của bánh xe trong một số điều kiện thời tiết khắc
nghiệt.
2.4.2 Trữ lượng cát trên sông
Theo báo cáo của huyện Đức Thọ năm 2015, trên địa bàn huyện Đức Thọ
có 17/28 xã, thị trấn với chiều dài gần 30km; có đất bãi bồi ven sông (Sông
Lam, Sông La, Sông Ngàn Sâu). Đất bãi bồi ven sông của các xã, thị trấn thường

được bồi tụ và sạt lỡ, nên có sự thay đổi diện tích hàng năm.Vì vậy, việc quản lý
giao đất, cho thuê đất đối với loại đất này gặp rất nhiều khó khăn.Diện tích loại
đất này chủ yếu được giao khoán hàng năm, giao ổn định lâu dài cho các hộ gia
đình trồng màu và một phần lớn diện tích đang còn bỏ hoang. Tình hình ở các xã
cụ thể như sau:
Xã Đức Dũng: Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 102.415 m 2, trong
đó diện tích đất trồng màu là 81.065 m 2, được UBND thị trấn giao khoán cho
các hộ gia đình và thu tiền thuê đất hàng năm, Diện tích đất chưa sử dụng là
21.350 m2
Xã Đức Quang: Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 116.035 m 2, trong
đó diện tích đất trồng màu là 99.663 m2, được UBND xã giao cho các hộ gia
đình sử dụng ổn định theo Nghị định 64/CP, Diện tích đất chưa sử dụng là
16.372 m2
Xã Yên Hồ: Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 324.778 m2, trong đó
diện tích đất trồng màu là 214.000 m2, được UBND xã giao khoán cho các hộ
gia đình và thu tiền thuê đất hàng năm, Diện tích đất chưa sử dụng là 110.778
m2
Xã Đức Hòa: Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 556.645 m 2, trong đó
diện tích đất trồng màu là 154.009 m2, được UBND xã giao khoán cho các hộ

16


gia đình và thu tiền thuê đất hàng năm, Diện Diện tích đất chưa sử dụng là
402.636 m2 (Trong đó có 217.527 m2 đất bãi bồi nằm ở giữa lòng sông)
Xã Tùng Ảnh: Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 514.258 m2, trong đó
diện tích đất trồng màu là 462.447 m2 (có 74.889 m2 được UBND xã giao khoán
cho các hộ gia đình, thu tiền thuê đất hàng năm và 387.558 m 2 được giao cho
các hộ gia đình sử dụng ổn định theo Nghị định 64/CP), Diện tích đất chưa sử
dụng là 51.811 m2.

Xã Bùi Xá: Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 101.162 m 2. Diện tích
đất trồng màu là 101.162 m2, được giao cho các hộ gia đình sử dụng ổn định
theo Nghị định 64/CP.
Xã Đức Thanh: Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 285.575 m 2, trong
đó diện tích đất trồng màu là 247.079 m2, được UBND xã giao cho các hộ gia
đình sử dụng ổn định theo Nghị định 64/CP, Diện tích đất chưa sử dụng là
38.496 m2.
Xã Liên Minh: Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 960.695 m 2, trong
đó diện tích đất trồng màu là 514.000 m 2 (có 314.000 m2 được UBND xã giao
khoán cho các hộ gia đình và thu tiền thuê đất hàng năm và 200.000 m 2 được
giao cho các hộ gia đình sử dụng ổn định theo Nghị định 64/CP), Diện tích đất
chưa sử dụng là 446.695 m2.
Xã Đức Đồng: Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 527.388 m 2. Diện
tích đất trồng màu là 527.388 m2, được giao cho các hộ gia đình sử dụng ổn định
theo Nghị định 64/CP.
Xã Trường Sơn: Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 859.466 m 2, trong
đó diện tích đất trồng màu là 260.000 m2, được UBND xã giao cho các hộ gia
đình sử dụng ổn định theo Nghị định 64/CP. Diện tích đất trồng cây lâu năm là
73.934 m2, được UBND giao cho các hộ gia đình sử dụng ổn định theo Nghị
định 64/CP. Diện tích đất chưa sử dụng là 525.532 m2.
TT Đức Thọ: Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 1.185.614 m 2, trong
đó diện tích đất trồng màu là 1.002.708 m 2 (có 329.918 m2 được UBND xã giao
khoán cho các hộ gia đình và thu tiền thuê đất hàng năm và 672.790 m 2 được
17


giao cho các hộ gia đình sử dụng ổn định theo Nghị định 64/CP), Diện tích đất
chưa sử dụng là 182.906 m2.
* Thực trạng khai thác:
Qua thu thập, điều tra phỏng vấn kết hợp với khảo sát thực địa cho thấy từ

năm 2010 đến nay, tình trạng khai thác cát sỏi trái phép trên sông Lam, sông La,
sông ngàn Sâu đoạn chảy qua huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh diễn ra khá phổ
biến, phức tạp trong đó tập trung nhiều nhất là đoạn chảy qua Thị trấn Đức Thọ,
các xã Trường Sơn, Liên Minh...
Mặc dù đã có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng nhưng
tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Bảng 2.2. Thực trạng khai thác cát sỏi ven sông La đoạn chảy qua
huyện Đức Thọ giai đoạn 2010-2015
Nội dung

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Số bến KD cát sỏi

19

22

18


20

18

21

Tổng số xà lan

42

42

42

56

82

97

6930

6930

6930

9240

13530


16790

Trữ lượng khai thác/ngày

(m3/ngày)
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy thực trạng khai thác cát sỏi ven sông La
đoạn chảy qua huyện Đức Thọ giai đoạn 2010-2015có biến động. Về số bến cát
kinh doanh cát sỏi từ năm 2010 đến 2011 tăng từ 19 bến lên 22 bến tuy nhiên
đến năm 2012 giảm xuống còn 18 bến. Có sự biến động như vậy là do năm 2011
nhu cầu cát sỏi cho xây dựng tăng lên cũng như thấy được lợi nhuận từ việc kinh
doanh cát sỏi nên các tổ chức cá nhân tự ý mở bến mặc dù chưa được cấp
GPKD. Trong năm 2012 chính quyền các xã trên địa bàn huyện đã thường
xuyên tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra để xử lý các trường hợp khai thác
kinh doanh cát trái phép diễn ra trên sông nên đã bắt buộc đình chỉ ngừng kinh
doanh của các bến kinh doanh cát không có giấy tờ thủ tục theo quy định của
nhà nước nên số bến cát đã giảm còn 18 bến trong năm 2012. Từ năm 2013 đến
2014 trên địa bàn huyện chỉ mở thêm 02 bến kinh doanh cát sỏi ven sông La.

18


Nhưng từ năm 2014 đến 2015 trên địa bàn huyện c mở thêm 03 bến kinh doanh
cát sỏi ven sông La.
Số xà lan khai thác cát sỏi giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 vẫn giữ
nguyên 42 thuyền, còn giai đoạn 2012 đến 2015 số thuyền khai thác cát trên
sông Lam tăng nhanh. Từ 42 thuyền tăng lên 56 thuyền (2013) và đến năm 2014
tăng thêm 26 thuyền, từ 2014 - 2015 tăng 15 thuyền hoạt động khai thác cát sỏi
trên sông Lam đoạn chảy qua huyện, nguyên nhân do tình trạng khai thác cát sỏi
trái phép đang diễn ra ngày càng phức tạp.
Từ nhiều năm nay, tình trạng khai thác cát sỏi trái phép trên sông La đoạn

chảy qua huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh diễn ra khá phổ biến, trong đó tập trung
nhiều nhất là đoạn chảy qua các xã Liên Minh, Trường Sơn, thị trấn Đức Thọ..
Theo các hộ dân sống dọc sông La, đoạn chảy qua huyện Đức Thọ, trong
hai tháng trở lại đây với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng nên
các đối tượng khai thác cát trái phép chỉ tiến hành vào ban đêm. Còn trước đó,
các xà lan, thuyền sắt ngang nhiên thọc "vòi rồng" xuống lòng sông La khai thác
cát trái phép cả ngày lẫn đêm.
Hiện nay, hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn xã Tùng Ảnh và
Trường Sơn diễn ra hết sức phức tạp, hầu như các đối tượng khai thác cát trên
sông La đều không có giấy phép khai thác. Do hoạt động khai thác trái phép nên
rất khó để có thể quản lý về số lượng phương tiện, khu vực hoạt động, phương
thức khai thác và các quy định về bảo vệ môi trường. Tuy về số lượng phương
tiện khai thác có giảm nhiều so với những năm về trước, song ảnh hưởng đến
môi trường có vẻ nặng nề hơn và có chiều hướng ngày càng xấu đi. Lý do dẫn
đến tình trạng này như sau:
- Nguồn tài nguyên ở lòng sông đã bị khai thác cạn kiệt, không còn để
khai thác nên các đối tượng đã mua các bãi bồi, ruộng đất ven sông của người
dân để tiến hành khai thác. Hoạt động này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Tuy
chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng qua điều tra thực địa và lấy ý kiến người
dân, hoạt động khai thác cát trái phép đã làm sạt lở khoảng vài ha diện tích bãi
19


bồi ven sông trên tại địa bàn huyện, đặc biệt là ở các xã Tùng Ảnh và Trường
Sơn:
- Hoạt động khai thác cát, sỏi không có quy hoạch, không có quản lý nên
các đối tượng khai thác không tuân thủ các quy định về độ sâu, khu vực khai
thác và cách thức khai thác gây ảnh hưởng tới lưu lượng dòng chảy, hướng
dòng chảy và mực nước ngầm ở địa phương.

Dọc trên sông La đoạn từ xã Tùng Ảnh đến xã Trường Sơn, huyện Đức
Thọ (Hà Tĩnh), nạn “cát tặc” hoành hành đã khiến các cánh đồng sản xuất của
nhân dân dần bị thu hẹp.
Một lái đò cho biết: “Ban ngày thì nhìn tĩnh lặng như vậy nhưng ban đêm
thì kinh khủng lắm. Chúng tôi trước đây đánh bắt cá trên sông La nhưng mấy
năm lại đây không bám nghề nữa vì ban đêm thuyền hút cát nhiều vô kể, không
chỉ người địa phương mà còn có người ở các huyện khác cũng về, dòng sông sắp
trơ đáy”.
Khi được hỏi về lý do tái diễn khai thác thì các chủ phương tiện lấy lý do
không có công ăn việc làm nên vẫn bám trụ phương tiện đã đầu tư, mặt khác là
để tận thu nguồn tài nguyên vốn có của địa phương để xây dựng các công trình
nông thôn mới. Để quản lý tốt hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn huyện
Đức Thọ cần có sự tham gia của các ban ngành địa phương và sự tuân thủ pháp
luật của người dân và các đối tượng khai thác.
Thực tế cho thấy, tình trạng này không những làm mất đi dòng chảy tự
nhiên của con sông mà kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. Lực lượng chức năng
đã xử lý hàng trăm vụ khai thác cát lậu nhưng đến nay, vấn đề “cát tặc” lộng
hành vẫn còn tái diễn phức tạp. Trước tình trạng khai thác cát trên sông La ngày
càng phức tạp các cơ quan chức năng gồm chính quyền xã, phòng TNMT, Công
An, quân đội….tiến hành ngăn chặn tình trạng khai thác cát. Nhưng do số lượng
thuyền bè các nơi khác tập trung đến hút nên khó khăn trong công tác quản lý
các chủ thuyền lợi dụng đêm khuya thanh vắng, ngày nghỉ tiến hành hút cát.
20


Ông Thắng, trú xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ cho biết: “Tình trạng hút
cát trên dòng sông La thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp, mỗi đêm có
hàng chục xà lan hút cát. Người dân chúng tôi rất lo sợ trước tình trạng này.
Hàng đêm tiếng máy hút cát gầm rú ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân
chúng tôi, tiếng máy hoạt động ầm ầm khiến ai nấy không tài nào ngủ được, tội

nhất là bọn trẻ đang tuổi ăn tuổi học…”

Việc hút cát diễn ra thường xuyên dẫn đến sạt lở dọc bờ sông La, nông
dân bị mất dần đất sản xuất (Ảnh internet)

Trong năm 2015, các cơ quan chức năng huyện Đức Thọ đã thường xuyên
tuần tra, kiểm soát trên dọc tuyến sông La nhưng tình trạng “cát tặc” vẫn không
thể ngăn chặn được triệt để.
Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho biết: “Xã đã tích cực vận động các
tàu, phà tại địa phương ngừng khai thác cát, tuy nhiên, có nhiều tàu, phà từ nơi
khác đến nên rất khó xử lý. Trước sự lộng hành của “cát tặc”, xã đã thành lập
đội phòng chống, cắt cử công an viên túc trực liên tục cùng với thuyền cắm cờ
đẩy đuổi và bắt giữ nếu sang địa phận của xã. Xã đã lập biên bản nhiều trường
hợp vi phạm, nhưng vì lợi nhuận cao nên “cát tặc” tiếp tục khai thác trái phép”.
21


Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Xuân Thọ, Trưởng phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Đức Thọ cho biết: “Thường những ngày giáp tết Nguyên đán,
nhu cầu xây dựng gia tăng và lợi nhuận từ cát lậu rất lớn nên bất chấp thủ đoạn,
các “cát tặc” ngang nhiên khai thác. Chúng tôi túc trực thường xuyên nhưng vẫn
không thể kiểm soát nổi tình trạng này. Thẩm quyền chúng tôi chỉ xử phạt được
10 triệu đồng/xà lan. Thời gian tới chúng tôi tập trung hơn nữa công tác tuyên
truyền và xử lý nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng khai thác cát trên sông La.
Khó khăn lớn nhất là lực lượng để ngăn chặn tình trạng hút cát là mỏng và trang
thiết bị thiếu”.
Ngày 7/1, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49)
Công an tỉnh Hà Tĩnh và Công an huyện Đức Thọ đã mật phục bắt giữ nhiều xà
lan đang tiến hành hút cát lậu trên Sông La.
Các chủ thuyền, xà lan bị hầu như là người dân địa phương sống tại hai xã

này.
Các chủ xà lan đã lợi dụng sự sơ hở của lực lượng chức năng, tiến hành
lén lút khai thác vào ban đêm. Tiếng máy hút cát gầm rú như một đại công
trường xé nát dòng sông La.

22


Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công
an tỉnh Hà Tĩnh mật phục bắt “cát tặc ” trên Sông La ( báo Hà Tĩnh)

Người dân ở xã Trường Sơn cho biết: “Nếu tình trạng hút cát như thế này
cứ xảy ra mãi thì ngôi làng chúng tôi dễ mà biến mất lắm, đất sạt lở hết rồi…”.
Cận kề dịp Tết nguyên đán, tình trạng “cát tặc” trên Sông La lại càng diễn
biến khó lường hơn. Mặc dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng vẫn
chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để.
Đại úy Lê Minh Chất, Trưởng Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về
môi trường (PC49) công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Cuối năm, tình trạng khai
thác khoáng sản, đặc biệt là cát lậu trên sông La diễn biến hết sức phức tạp. Tối
ngày 7/1, chúng tôi đã bắt giữ 2 xà lan đang hút cát trên sông La ở địa phận xã
Trường Sơn, huyện Đức Thọ. Chúng (cát tặc – PV) hoạt động hết sức tinh vi và
manh động”.

Các xà lan bị bắt giữ (báo Hà Tĩnh)
Được biết, trong những tháng cuối năm, nhu cầu về cát xây dựng lớn, “cát
tặc” càng lộng hành đã làm thay đổi môi trường dòng sông La, cũng như báo
động tình trạng sạt lở bờ sông ít nhiều có nguyên nhân của việc hút cá
23



Năm vừa qua, Công an huyện Đức Thọ đã phối hợp với các cơ quan chức
năng bắt giữ, xử phạt hàng trăm xà lan khai thác cát, nộp ngân sách nhà nước
hàng trăm triệu đồng nhưng tình trạng khai thác cát vẫn không dừng lại mà có
dấu hiệu gia tăng trong dịp cuối năm.
Người dân cho biết, tình trạng khai thác cát trái phép tại đây ngày một
gia tăng. Diện tích đất nông nghiệp, nhà dân và bờ đê các xã này đang bị sông
La “nuốt” dần. Cuộc sống của người dân đang ngày đêm bị đe dọa.Theo người
dân hiện nay bình quân mỗi đơn vị khai thác trên địa bàn huyện mỗi ngày từ 1525 xe được chở đi từ bãi tập kết tùy từng vị trí và nhu cầu xây dựng, mỗi xe
trung bình 10m3 trung bình mỗi ngày sản lượng khai thác từ 2000-3000m3 cát.
Dưới sông, việc khai thác cát trái phép diễn ra công khai. Trên bờ, hoạt động
mua bán cát diễn ra tấp nập. Do gần đường lớn dễ vận chuyển nên các bãi tập
kết cát mọc lên như nấm dọc hai bên bờ sông. Việc khai thác bừa bãi làm cho
bờ sông sụt lún, nước sông xâm thực.
Một người dân chỉ tay về phía con thuyền đang hút cát nói: “Dòng sông
La vốn hiền hòa thơ mộng, bây giờ chẳng khác gì một công trường khai thác
cát”.
-

Một người dân cho biết thường thì họ chỉ hút cát nhiều vào sau mùa lũ, có khi
thu được 2000m3 1 ngày và còn cho biết thêm thời gian này cũng thấy có người

-

xuống kiểm tra.
Trong 2016, lực lượng liên ngành huyện Đức Thọ đã bắt quả tang và lập biên
bản tạm giữ 56 phà hút cát trái phép, thu giữ vĩnh viễn các công cụ khai thác
như máy hút, hệ thống vòi và đã xử phạt 336 triệu đồng nộp vào ngân sách nhà
nước. Tuy nhiên việc khai thác cát trái phép trên địa bàn vẫn xảy ra thường
xuyên, các bến bãi tập kết, kinh doanh cát sỏi ngang nhiên hoạt động khi có sự
cho phép của cơ quan có thẩm quyền gây ô nhiễm môi trường nói chung và ảnh


-

hưởng đến dòng nước gây nguy cơ sạt lở bờ sông.(báo Hà Tĩnh)
Đầu năm 2017, Tổ công tác liên ngành huyện đã bắt giữ và xử phạt vi phạm
hành chính 72 trường hợp khai thác cát trái phép với số tiền 417 triệu đồng, tịch
thu 13 máy nổ hút cát.(báo an ninh).
24


Bãi tập kết cát (Ngày 10/04/2017)
Thực trạng quản lý:
- Công tác quản lý nhà nước về khai thác cát còn bộc lộ nhiều hạn chế:
+ Công tác quản lý nhà nước trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế,
bất cập, tình hình khai thác cát lòng sông trái phép còn diễn biến phức tạp và có
chiều hướng gia tăng, nhiều loại phương tiện có công suất lớn khai thác trái
phép, gần bờ vào ban đêm gây bức xúc cho người dân.
+ Chính quyền một số địa phương trong tỉnh chưa có các biện pháp tích
cực nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật còn hạn chế, chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp
thời các hoạt động khai thác trái phép nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên trên địa
bàn tỉnh.
+ Qua giám sát thực tế và xem xét các báo cáo do cơ quan chức năng cung
cấp thì phần lớn các mỏ thực hiện không đúng quy định về khai thác: khai thác
không đúng vị trí mỏ đã được cấp phép, khai thác vượt quá số lượng phương
tiện cho phép, không có phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy,
khai thác không đúng quy trình.
2.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
a) Ảnh hưởng tích cực
Về mặt kinh tế, con sông này cũng nổi tiếng không kém khi mà gần như

cả nước đều biết đến cát vàng, sỏi trắng - loại vật liệu quan trọng góp phần dựng
25


×