Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên trung học phổ thông Modul 24 kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.82 KB, 17 trang )

KỸ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
A. MỤC TIÊU:
Thực hiện theo kế hoạch của Sở GD & ĐT Tiền Giang về việc bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2016–
2017;
Căn cứ chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT ban hành kèm
theo thông tư số 32/2011/TT- Bộ GD & ĐT ngày 08/08/2011 của Bộ trưởng bộ giáo
dục và đào tạo;
Căn cứ thông tư số 26/2012/TT - Bộ GD & ĐT ngày 10/07/2012 của Bộ trưởng
bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Hiệu Trưởng trường THPT Phước
Thạnh trong năm học 2016- 2017. Nay tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường
xuyên theo Module 24:
I. Kiến thức:
 Nắm được kĩ thuật biên soạn các loại đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học.
 Nắm được kĩ thuật xây dựng các dạng câu hỏi kiểm tra, đánh giá trong dạy học.
II. Kĩ năng:
 Thiết kế được các loại đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học.
 Xây dựng được quy trình kiểm tra, đánh giá chung và đánh giá tổng kết trong
quá trình dạy học.
III. Thái độ:
Học viên tích cực sử dụng các kĩ thuật hiện đại trong biên soạn các loại đề kiểm
tra, đánh giá trong dạy học; coi trọng việc kiểm tra, đánh giá khách quan kết quả học
tập của học sinh.


B. THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG.
- Thời lượng tự học : 5 tiết.
- Thời lượng thảo luận tổ: 5 tiết.


C. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG.
Câu 1: Các bước cần thực hiện trong quá trình biên soạn đề kiểm tra?
-Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra: người biên soạn đề kiểm tra cần căn
cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để
xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra cho phù hợp với từng lớp.
-Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra:
+ Đề kiểm tra tự luận.
+ Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
+ Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi
dạng trắc nghiệm khách quan.
-Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
-Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận: Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận
cần đảm bảo: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định,
mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái
niệm.
-Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm:
+ Nội dung: khoa học và chính xác.
+ Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề
kiểm tra
-Bước 6: Điều chỉnh (nếu thấy cần thiết)
Câu 2: Trắc nghiệm khách quan có những loại câu hỏi nào? Cách viết các loại
câu hỏi như thế nào?
2.1. Những loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
- Câu trả lời ngắn: trả lời một câu hoặc điền thêm vào một câu cho hợp nghĩa bằng
một từ, một nhóm từ, một kí hiệu, một công thức...
- Câu hỏi đúng sai.
- Câu hỏi nhiều lựa chọn.
+ Phần dẫn.
+ Phần lựa chọn hay các phương án lựa chọn thường là 4-5 đáp án: gồm một
lựa chọn đúng (đáp án) và các lựa chọn sai (câu nhiễu, câu bẫy).

- Câu ghép đôi.
- Câu điền khuyết.

Trang 2


2.2. Cách viết các loại câu hỏi:
2.2.1. Cách viết câu trả lời ngắn:
- Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.
- Viết theo hình thức đặt câu hỏi.
- Câu trả lởi phải là một cụm từ ngắn gọn, một từ hoặc một con số.
- Trừ chỗ trống ở cuối câu.
- Tránh dùng lời lẽ trong sách giáo khoa.
- Để trống một từ quan trọng .
- Chỉ để một đến hai chỗ trống.
- Độ rộng của các chỗ trống cần bằng nhau và cùng một hình thức như
trong các câu hỏi khác.
- Có câu hướng dẫn cho học sinh để học sinh có câu trả lời chính xác.
- Tránh lỗi ngữ pháp hay để lộ các manh mối.
2.2.2. Cách viết câu trả lời đúng-sai:
- Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.
- Lấy các ý kiến quan trọng.
- Viết các ý có tính chất hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai.
- Tránh dùng lời lẽ trong sách giáo khoa.
- Các câu hỏi nên có cùng một độ dài bằng nhau kể cả câu đúng và câu sai.
- Tránh các đáp án có tính lặp đi lặp lại.
- Tránh các manh mối về từ vựng.
- Nêu rõ nguồn gốc của ý kiến nếu câu hỏi trình bày một ý kiến của ai đó.
- Chỉ tập trung vào một ý kiến quan trọng hoặc mối quan hệ giữa các ý kiến.
2.2.3. Cách viết câu hỏi nhiều lựa chọn:

- Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.
- Đặt một câu hỏi trực tiếp hoặc tạo một tình huống cụ thể.
- Viết lại bằng ngôn ngữ của mình chứ không sử dụng câu, từ chính xác như
trong sách giáo khoa.
- Viết các lựa chọn thật khéo để những học sinh không biết câu trả lời đúng
không thể dùng phương pháp loại trừ một cách quá dễ dàng.
- Các yếu tố nhiễu nên dựa trên các lỗi thông thường hoặc hiểu sai ý (nếu có
thể)
- Câu trả lời cho từng câu hỏi không nên phụ thuộc vào các đáp án của các
câu hỏi khác.
- Dùng từ và các cấu trúc câu đơn giản để viết câu hỏi.
- Các lựa chọn nên được viết một cách nhất quán và phù hợp với nội dung
của câu dẫn.
- Chỉ có duy nhất một đáp án đứng.
- Tránh các lựa chọn như “tất cả các đáp án trên” hay “không có đáp án nào
đúng”.

Trang 3


4. Cách viết câu hỏi ghép đôi:
- Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.
- Đặt ra các giả thuyết và các câu trả lời.
- Các câu trả lời là các lựa chọn hợp lí cho từng giả thuyết.
- Viết câu bên phần giả thuyết dài hơn so với các câu bên phần trả lòi.
- Cần viết câu hướng dẫn làm bài thật rõ ràng yêu cầu ghép đôi.
- Nếu có thể hãy sắp xếp các câu trả lời một cách hợp lí nhất.
- Tránh loại ghép đôi “hoàn hảo"
- Viết không quá 10 câu trả lời.
- Đánh số thứ tự cho các câu bên phần giả thuyết và đánh chữ thứ tự cho các

câu bên phần trả lời.
5. Cách viết câu hỏi tự luận:
- Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.
- Yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới.
- Chỉ rõ nhiệm vụ học sinh cần thực hiện bằng các hướng dẫn cụ thể.
- Sử dụng độ khó phù hợp với mức độ trưởng thành của học sinh.
- Yêu cầu học sinh thể hiện mình nhiều hơn chứ không chỉ kiểm tra trí nhớ về sự
kiện, định nghĩa, hoặc các loại thông tin khác.
- Viết câu hỏi theo cách mà học sinh sẽ phải đưa ra các câu trả lời theo ý bạn.
- Nêu rõ cho học sinh các vấn đề sau:
+ Độ dài bài viết
+ Mục đích của bài viết.
+ Lượng thời gian cần thiết để viết bài.
+ Các tiêu chí mà bài viết sẽ được tính điểm.
Câu 3: Xác định quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan? Làm thế nào
để biên soạn đề kiểm tra được tốt ?
3.1. Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan
3.1.1. Dự thảo câu hỏi:
- Thu thập các tài liệu nguồn.
- Kiểm tra quyền tác giả của các tài liệu và xin phép sử dụng nếu cần thiết.
- Phân chia tiêu chí kĩ thuật đề kiểm tra.
- Phân bố việc hướng dẫn viết câu hỏi.
- Những tham số ảnh hưởng đến đề kiểm tra.
- Rà soát các đề kiểm tra trước đó.
- Xác định những câu hỏi mẫu và các dạng câu hỏi.
- Dự thảo câu hỏi sử dụng cấu trúc của câu hỏi.
3.1.2.Viết câu hỏi:
- Dùng từ để hỏi trong câu dẫn.
- Viết những câu hỏi dạng khẳng định.
- Diễn đạt nhiệm vụ rõ ràng.

- Sử dụng những từ ngữ có nghĩa rõ ràng.
- Sử dụng những câu đơn giản.
- Đảm bảo rằng những đáp án đúng thực sự đúng.
- Kiểm tra lỗi ngữ pháp.
Trang 4


- Các phương án nhiễu cần có vẽ đúng.
- Không sử dụng “ Không có phương án nào”.
- Sắp xếp đề kiểm tra sao cho các phương án lựa chọn (A, B, C, D đối với
câu hỏi trắc nghiệm) được sắp xếp ngẫu nhiên.
- Phù hợp với khả năng của đối tượng học sinh được kiểm tra.
3.1.3. Làm việc nhóm chuyên gia/hội đồng thẩm định:
- Rà soát các câu hỏi thông qua một nhóm chuyên gia/hội đồng, trong đó có
một thành viên được bầu làm nhóm trưởng.
- Lựa chọn các câu hỏi để xem xét.
- Nhóm chuyên gia/hội đồng cần có nhiều câu hỏi.
- Đồng thời cần có nhiều phương án nhiễu hơn mức cần thiết cho mỗi câu hỏi.
- Thành lập một nhóm gồm tối đa 10 chuyên gia môn học.
- Bổ nhiệm một thành viên làm chủ tịch để kiểm soát quá trình rà soát câu hỏi.
- Lựa chọn các câu hỏi để rà soát.
- Cung cấp cho mỗi thành viên của hội đồng 1 câu hỏi.
- Đánh dấu các câu hỏi.
- Mỗi thành viên hội đồng sẽ rà soát câu hỏi mình được giao và ghi chú về
những lỗi sai/khuyến nghị để sửa các lỗi đó.
- Giữ những nhận xét đó và chuyển câu hỏi cho thành viên tiếp theo mà không
tháo luận về phần việc của mình.
3.2. Làm thế nào để biên soạn đề kiểm tra được tốt?
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ
kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi

do ma trận đề qui định. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần thỏa mãn các
yêu cầu sau:
* Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:
• Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình.
• Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm
tương ứng.
• Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể.
• Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa.
• Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh.
• Mỗi phương án nhiễu phải hợp lí đối với những học sinh không nắm vững kiến
thức.
• Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học
sinh.
• Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác
trong bài kiểm tra.
• Phần lựa chọn phải thổng nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn.
• Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.
- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có
phương án nào đúng, hoặc “Phương án khác”...
* Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận:
- Câu hỏi phải phản ánh được nội dung quan trọng của chương trình.
Trang 5


- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm
tương ứng.
- Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới
- Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo.
- Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu
cầu đó.

- Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.
- Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
tránh những câu hỏi yêu cầu học sinh học thuộc lòng.
- Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải đuợc hết những yêu cầu của giáo
viên ra đề đến học sinh.
- Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của
mình thì cần nêu rõ: bài trả lời cửa học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận
logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không
chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.

Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm:
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm
bảo các yêu cầu:
• Nội dung: khoa học và chính xác.
• Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu.
• Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
* Cách tính điểm đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan:
* Cách tính điểm đề kiểm tra kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Câu 4:
4.1 Tìm hiểu ưu, nhược điểm của các loại trắc nghiệm khách quan.
4.1.1. Câu trả lời ngắn:
* Ưu điểm:
• Dễ xây dựng.
• Người học không thể đoán mò.
* Nhược điểm:
• Thường chỉ được dùng để kiểm tra trình độ mức độ nhận biết thông hiểu.
• Đôi khi khó đánh giá đúng nội dung trả lời.

Trang 6



4.1.2. Câu hỏi đúng-sai:
* Ưu điểm:
• Dễ xây dựng;
• Có thể ra nhiều câu một lúc vì tốn ít thời gian cho mỗi câu, vì vậy khả năng
bao phủ chương trình rộng hơn.
* Nhược điểm:
• Thường chỉ được dùng để kiểm tra mức độ nhận biết, thông hiểu;
• Tỉ lệ đoán mò đúng cao (50%).
4.1.3. Câu hỏi tương thích/ghép đôi:
* Ưu điểm:
• Dễ xây dựng.
• Có thể hạn chế sự đoán mò bằng cách tăng số lượng thông tin trong bảng chọn.
* Nhược điểm:
• Chỉ chủ yếu dùng để kiểm tra khả năng nhận biết.
• Thông tin có tính dàn trải, không nhấn mạnh được những điều quan trọng hơn.
4.1.4. Câu hỏi lựa chọn một trong nhiều phương án:
* Ưu điểm:
- Có thể được sử dụng để kiểm tra các kĩ năng nhận thức bậc cao.
- Tránh được yếu tố mơ hồ so với loại câu hỏi trả lời ngắn.
- Tránh được nhược điểm người học chỉ biết một phát biểu là sai nhưng có
thể không biết phát biểu đúng là như thế nào .
- Yêu cầu lựa chọn phương án tốt nhất có thể hạn chế được khó khăn khi phải
xác định một phát biểu là sai hoàn toàn.
- Với nhiều phương án lụa chọn, có thể đánh giá xu hướng người học thường
sa vào những điểm yếu nào.
* Nhược điểm:
- Khó biên soạn các câu hỏi dùng để đánh giá các kĩ năng nhận thức bậc cao.
- Vì có nhiều phương án được chọn nên khó xây dựng các câu hỏi có chất lượng
cao.

- Tồn tại tỉ lệ đoán mò.
4.1.5. Câu hỏi gốc: là dạng câu hỏi ở dạng tổng quát, có thể được lắp ghép với các
nội dung cụ thể nhằm cho ra các câu hỏi trắc nghiệm hoàn chỉnh.
Một số dạng câu hỏi gốc:
- Hiểu biết khái niệm.
- Hiểu biết nguyên lý.
- Hiểu biết quy trình.

Trang 7


4.1.6. Câu hỏi trắc nghiệm liên kết: là một hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách
quan dựa trên một tập hợp số liệu/dữ kiện/giả thuyết chung. Các thông tin chung này
có thể ở dưới dạng bài viết bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hoặc tranh ảnh .
* Ưu điểm:
+ Có thể dùng các loại số liệu hoặc thông tin khác nhau (chữ viết, đồ thị, biểu
bảng...) cho câu hỏi.
+ Có thể đánh giá các kĩ năng nhận thức bậc cao.
+ Bài trắc nghiệm có bố cục gắn kết hơn so với loại trắc nghiệm khách quan
thông thường.
* Nhược điểm
+ Khó xây dựng hơn loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông thường.
+ Đòi hỏi người ra đề biết cách sưu tập, biên tập, phối hợp các loại số liệu, thông
tin.
4.2 Trong kiểm tra, đánh giá, khi nào sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan,
khi nào nên sử hình thức tự luận?
4.2.1.Khi nào sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan?
- Khi giáo viên cần kháo sát thành quả học tập của số đông học sinh, hay muốn
rằng bài khảo sát ấy có thể được sử dụng lại vào một lúc khác.
- Khi giáo viên muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ

quan người chấm bài.
- Khi giáo viên có nhiều câu hỏi trắc nghiệm tốt đã đuợc dự trữ sẵn để có thể
lựa chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới và muốn chấm nhanh để sớm công bố
kết quả.
- Khi giáo viên muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt.
4.2.2. Khi nào sử dụng hình thức tự luận?
- Khi nhóm học sinh được khảo sát không quá đông và đề khảo sát chỉ được sử
dụng một lần, không dùng lại nữa.
- Khi giáo viên cố gắng tìm mọi cách có thể được để khuyến khích sự phát
triển kĩ năng diễn tả bằng văn viết
- Khi giáo viên tin tưởng về khả năng phê phán và chấm bài của mình một cách
vô tư và chính xác hơn là vào khả năng soạn thảo những câu trắc nghiệm thật tốt
- Khi không có nhiều thời gian soạn thảo bài khảo sát nhưng lại có nhiều thời
gian để chấm bài
4.3. Cách tính điểm cho các câu hỏi trong đề kiểm tra.
4.3.1. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan:
- Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.
- Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời
đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.

Trang 8


4.3.2. Cách tính điểm đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách
quan:
- Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần tự luận, trắc
nghiệm khách quan theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự
kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu trắc nghiệm khách quan có số điểm
bằng nhau.
- Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi

phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh
hoàn thành từng phần và mỗi câu trắc nghiệm khách quan trả lời đúng được 1 điểm,
sai được 0 điểm.
3. Cách tính điểm đề kiếm tra tự luận: Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ
bước 3 đến bước 7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Câu 5:
5.1. Để có bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan, cần phải thỏa mãn những yêu cầu
gì?
- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình.
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số
điểm tương ứng.
- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể.
- Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa.
- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh.
- Mỗi phương án nhiễu phải hợp lí đối với những học sinh không nắm vững
kiến thức.
- Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của
học sinh.
- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi
khác trong bài kiểm tra.
- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn.
- Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.
- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “Không
có phương án nào đúng”.
5.2. Nêu cách đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
5.2.1. Câu hỏi có nhiều lựa chọn
Hãy đặt ra các câu hỏi dưới đây đối với mỗi câu hỏi đã biên soạn. Nếu một câu hỏi
có câu trả lời là “không”, hãy xem:
- Câu hỏi có thể hiện nội dung, cấp độ nhận thức nêu trong Chuẩn chương trình
hay không?

- Câu hỏi có phù hợp với trọng số điểm hay không?
- Câu dẫn có đặt ra câu hỏi trực tiếp hay một vấn đề cụ thể hay không?
- Ngôn ngữ trình bày câu hỏi có tránh giống nguyên bản sách giáo khoa
không?
- Đáp án của câu hỏi này có độc lập với đáp án của câu hỏi khác không?
- Tất cả các phương án có đồng nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn
không?
- Có hạn chế phương án “tất cả các đáp án trên đều đúng”, “không có phương
án nào đúng” không?
- Mỗi câu trả lời có hợp lí đối với các câu hỏi không?
Trang 9


5.2.2. Câu ghép đôi
- Những câu trả lời có hợp lí đối với các câu hỏi không?
- Có ít hơn 10 câu trả lời trong câu hỏi ghép đôi không?
- Có tránh “ghép đôi hoàn hảo” không?
- Nếu có thể, các yếu tố trong phần trả lời có được sắp xếp theo thứ tự có nghĩa
không (logic, số thứ tự, bảng chữ cái…)?
5.2.3. Câu trà lời ngắn, điền khuyết
- Câu trả lời có thể hiện nội dung, cấp độ nhận thức nêu trong chuẩn chương
trình không?
- Câu hỏi có phù hợp với trọng số điểm hay không?
- Câu trả lời có phải là một cụm tự, một từ, một giá trị, một kí hiệu không?
- Câu hỏi có chỗ trống để học sinh điền câu trả lời không?
- Câu hỏi có tránh được trích dẫn từ nguyên bản sách giáo khoa không?
- Khoảng trống đề điền câu trả lời của câu hỏi này có cùng độ dài với khoảng
trống của câu hỏi khác không?
- Câu hỏi có chỉ rõ mức độ chi tiết, cụ thể, chính xác của câu trả lời không?
- Câu hỏi có tránh việc đưa ra các đầu mối để tìm ra câu trả lời không?

5.3. Những vấn đề cần tránh khi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trắc
nghiệm tự luận
- Các câu hỏi không phù hợp với trình độ học sinh
- Các câu hỏi diễn đạt không chính xác về mặt ngôn ngữ
- Đưa ra những gợi ý cho học sinh thông qua cú pháp hoặc từ liên quan.
- Những phương án nhiễu không gần với đáp án và không đồng đẳng với nhau.
- Câu hỏi không định hướng cho tư duy của học sinh
- Không chỉ có đáp án trả lời đúng.
- Sử dụng ngôn ngữ phủ định
- Sử dụng những câu hỏi “ đánh lừa” học sinh.
- Sử dụng “không có phương án nào”, “Tất cả phương án” hoặc “phương án
khác”
- Câu hỏi dựa trên những thực tế hiển nhiên.
- Nội dung không phù hợp với tất cả học sinh.
- Kiểm tra ý kiến trong những câu hỏi để đánh giá kiến thức đã học được của
học sinh.
- Sự phức tạp của ngôn ngữ không phù hợp với nội dung.
- Thể hiện định kiến.
- Phương án nhiễu không hợp lí.
- Phương án nhiễu cho phép học sinh đoán được câu trả lời.

Trang 10


Phần 2: VẬN DỤNG: Thiết kế ma trận và soạn 1 đề kiểm tra đánh giá học sinh
theo hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm (tự luận: 7 điểm, trắc nghiệm: 3
điểm – 12 câu ) hoặc theo hình thức trắc nghiệm khách quan (40 câu).
*Sau đây là thiết kế ma trận bài kiểm tra 45 phút, môn Tin học 10:
I. Yêu cầu
a. Kiến thức

* Biết được:
• Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
• Biết các đơn vị xử lý trong văn bản (ký tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang).

Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản tiếng Việt
• Biết màn hình làm việc của Word
• Biết khái niệm và các thao tác tìm kiếm và thay thế.
• Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và cột.
• Biết soạn thảo và định dạng bảng.
* Hiểu được:
• Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: mở tệp văn bản, gõ văn
bản, ghi tệp.
• Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản,
định dạng trang văn bản, danh sách liệt kê, chèn số thứ tự trang. Biết cách in
văn bản.
* Vận dụng:

Tự thực hiện soạn thảo văn bản trên máy tính, trình bày và in văn bản ra
giấy
b. Kỹ năng:
• Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản.
• Thực hiện được các thao tác mở tệp, đóng tệp, tạo tệp mới, ghi tệp văn
bản.
• Định dạng được văn bản theo mẫu
• Thực hiện được tìm kiếm và thay thế một từ hay một câu
• Thực hiện được tạo bảng, các thao tác trên bảng và soạn thảo văn bản
trong bảng.

Trang 11



II. Ma trận đề:
Chủ đề

Biết
TNKQ

Một số khái
Câu
niệm cơ
hỏi
bản
Làm quen
Câu
với Word
hỏi
Một số
Câu
chức năng
hỏi
soạn thảo
văn bản
Làm việc
Câu
với bảng
hỏi
Tổng số câu

BT


Mức độ nhận thức
Vận dụng (thực
Hiểu
hành)
TN KQ BT TN KQ
BT
1

2, 4,7,
8

3

5, 9,10

6

11,12
12

III. NỘI DUNG
A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
1. Trong các cách sắp xếp trình tự công việc dưới đây, trình tự nào hợp lý nhất
khi soạn thảo một văn bản
A. Gõ văn bản > Chỉnh sửa > In ấn > Trình bày.
B. Gõ văn bản > Trình bày > In ấn > Chỉnh sửa
C. Chỉnh sửa > Trình bày> Gõ văn bản> In ấn.
D. Gõ văn bản > Chỉnh sửa > Trình bày > In ấn.
2. Trong các lệnh ở bảng chọn File (của Microsoft Word) sau đây, lệnh nào cho
phép chúng ta ghi nội dung tệp đang soạn thảo vào một tệp khác có tên mới

A. New...
B. Print...
C. Save
D. Save As...
3. Trong các bộ phông chữ dưới đây trong hệ điều hành Windows, phông chữ
nào dùng bảng mã TCVN3
A. .Vn Times
B. VnTimes
C. Times New Roman
D. VNI-Times
4. (Chọn phát biểu đúng nhất) Microsoft Word là :
A. Phần mềm soạn thảo văn bản được dùng duy nhất hiện nay.
B. Một phần mềm soạn thảo văn bản
C. Phần mềm soạn thảo văn bản được dùng phổ biến hiện nay.
D. Phần mềm soạn thảo văn bản tiếng Việt.

Trang 12


5. Định dạng trang, ta cần thực hiện lệnh:
A. Edit / Page Setup
C. File / Page Setup

B. Format / Page Setup
D. File/ Print Setup

6. Giả sử ta có một tập tin gồm 10 trang, để in văn bản trang thứ 4, ta thực hiện:
A. Insert/ Print...xuất hiện hộp thoại Print, tại mục Pages ta gõ vào 4/ OK
B. File/ Print...xuất hiện hộp thoại Print, tại mục Pages ta gõ vào 4/ OK
C. Edit/ Print...xuất hiện hộp thoại Print, tại mục Pages ta gõ vào 4/ OK

D. Format/ Print...xuất hiện hộp thoại Print, tại mục Pages ta gõ vào 4/ OK
7. Trong các bộ mã dưới đây, bộ mã nào không hỗ trợ tiếng Việt?
A. VNI
B. ASCII
C. Unicode
D. TCVN3
8. Chọn câu SAI:
A. Để lưu văn bản, ta có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + S
B. Để kết thúc phiên làm việc với Word, ta chọn lệnh File > Close.
C. Để xoá một ký tự, ta có thể dùng phím Delete hoặc Backspace.
D. Tên các tệp văn bản trong Word có phần mở rộng mặc định là .DOC
9. Để sao chép một đoạn văn từ vị trí này sang vị trí khác trong một văn bản
bằng cách kéo thả chuột, cần phải nhấn giữ phím nào trong khi kéo thả?
A. Nhấn giữ phím Ctrl
B. Nhấn giữ đồng thời Ctrl và Alt
C. Nhấn giữ phím Alt
D. Nhấn giữ phím Shift
10. Ta mở lệnh Format để:
A. Cài đặt máy in
B. Thay đổi phông chữ
C. Lưu văn bản vào đĩa
D. Đặt trang văn bản nằm ngang để chiều rộng trang văn bản lớn hơn
11. Để gộp nhiều ô thành một ô, sau khi bôi đen các ô cần gộp, ta thực hiện:
A. Table -> Insert -> Cell
C. Split cells

B. Table -> Merge Cell
D. Table -> Delete -> Cell

12. Chọn câu sai:

A. Table -> Split Cell có thể gộp ô B. Trong bảng không thể định dạng ký tự
C. Có thể tính toán trong bảng
D. Có thể sắp xếp dữ liệu trong bảng

Trang 13


B. THỰC HÀNH ( 7 điểm)
Soạn thảo văn bản theo nội dung sau và lưu vào thư mục D:\Lop….\Tên học sinh
(VD: D:\ Lop10A3\nguyenvankhang.doc

KỸ NĂNG BÁN HÀNG
BÀI HỌC
1.Giới thiệu bán hàng
theo nhu cầu

2. Các kỹ thuật
bán hàng

3.Các bước
bán hàng

4. Thực hành

NỘI DUNG CHÍNH
 Hệ thống bày bước bán
hàng
 Tiêu chuẩn của kỹ năng bán
hàng
 Đặc tính của nhân viên bán

hàng
 Nhu cầu của khách hàng

Đặc tính và lợi ích sản
phẩm
Câu lợi ích
Thăm dò
Xử lý phản đối
Kết thúc

 Xác định khách
hàng tiềm năng
 Sắp xếp cuộc hẹn
 Mục tiêu bán
hàng
 Chuẩn bị hàng
 5 bước bán hàng
theo nhu cầu
 Áp dụng các bước và các kỹ
thuật bán hàng chuyên
nghiệp
 Đánh giá và phản hồi thực
hành
 Tổng kết

KẾT QUẢ
♥ Trình bày các thuật ngữ và
khái niệm bán hàng theo nhu
cầu
♥ Xác định các yêu cầu và đặc

tính của người bán hàng thành
công
♥ Xác định nhu cầu khách
hàng

 Chuẩn bị các câu
lợi ích
 Thực hiện được
các kỹ thuật bán
hàng

• Đạt được các cuộc
hẹn với khách hàng
tiềm năng
• Hoạch định và
chuẩn bị cho việc
bán hàng một cách
có hệ thống
 Thực hiện 5 bước bán
hàng theo nhu cầu một
cách tự nhiên
 Xác định thành tựu và
lãnh vực cần hoàn thiện
để trở thành người bán
hàng chuyên nghiệp và
thành công

Yêu cầu:
1) Thực hiện gõ văn bản theo nội dung
2) Định dạng kiểu danh sách như mẫu

Dòng
Font chữ
Cỡ chữ
Tiêu đề Time New Roman 16
1
Time New Roman 14
2
Time New Roman 12
3
Arial
13
4
Tunga
14
5
Time New Roman 12

Trang 14


Trang 15


Phần 3: KIẾN NGHỊ,ĐỀ XUẤT: Không có
Phần 4: ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI:
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Kết quả tự đánh giá
của cá nhân
Kết quả đánh giá của
tổ chuyên môn

Kết quả đánh giá của
trường

Phần 1

Phần 2

TỔNG

XẾP LOẠI

4.5

4.5

9

GIỎI

Trang 16



×