Đề tài : Triết học Mác Lê Nin , thế giới quan , phương pháp luận
khoa học của hoạt động nhận thức và thực tiễn .
A.
Đặt vấn đề
a.Lí do chọn đề tài
Khi bắt đầu làm quen với môn Triết học các bạn sinh viên năm thứ
nhất thường rất lúng túng và cảm thấy mơn Triết học thực sự rất khó hiểu
. Với 1 số lựơng kiến thức lớn với hơn 500 trang của giáo trình thì đó là 1
thử thách nếu chúng ta không hiểu ngay từ đầu ý nghĩa của việc học mơn
Triết học nói chung và Triết hoc Mác nói riêng
Đề tài này có nội dung tương đối tổng quát về cả 1 hệ thống Triết
hoc Mác,
bắt đầu từ sự ra đời của triết học và quá trình xuất hiện
những tư tưởng thời đại làm sản sinh ra triết học chủ nghĩa Mac Le
Nin . Sau đó tư duy biện chứng cộng với thế giới quan duy vật làm cho
triết học Mac trở thành một khoa học giải thích về thế giới đặc biệt là
trong xã hội và tư duy logic . Điều đó giúp cho chúng ta có thể nắm bắt
được hình thức nội dung muốn trình bày của giáo trình ngay từ những
bước đầu tiên .
b.Mục đích và u cầu của đề tài
Vì đề tài mang tính chất dẫn phương hướng học mơn Triết học tơi
nghĩ cần nêu rõ ràng các khái niệm tiêu biểu và tác dụng của từng phần
được nói đến trong đề tài .
Đề tài gồm 3 phần
-
Triết học nói chung và Triết học Mác nói riêng
-
Nguồn gốc và vai trị mang tính lịch sử của Triết học
-
Thế giới quan và phương pháp luận khoa học của hoạt
Mác
động nhận thức và thực tiễn .
1
B.
Nội dung
I.Triết học nói chung và Triết học Mác nói riêng
Triết học là gì ? Triết học là khoa học về các quy luật chung nhất
mà cả tồn tai (giới tự nhiên và xã hội)lẫn tư duy của con người , quá trình
nhận thức đều phải phục tùng . Triết học là một trong những hình thái ý
thức xã hội , xét cho cùng bị quy định bởi các quan hệ kinh tế của xã hội .
Thuật ngữ “triết học“ bắt gặp làn dầu tiên ở Pi-Ta-Go và Platon là người
đầu tiên đã tách nó ra thành một khoa học riêng . Triết học đã ra đời
trong xã hội chiếm hưu nơ lệ với tính cách 1 khoa học hợp nhất toàn thể
tri thức của con người về thế giới khách quan và về bản thân mình. Trong
tiến trình phát triển của thực tiễn sản xuất xã hội và của sự tích luỹ các tri
thức khoa học , đã diễn ra quá trình tách ra của các khoa học riêng biệt
khỏi triết học và đồng thời quá trình tách triết học thành 1 khoa học độc
lập . Triết học với tính cách khoa học nảy sinh do sự cần thiết phải xây
dựng 1 quan điểm chung về thế giới , phải nghiên cứu các nguyên lý
chung và các quy luật của thế giới , do nhu cầu phải có phương pháp tư
duy hợp lý và có căn cứ đối với hiện thực , do nhu cầu phải có lozic và lí
luận nhận thức .
Vấn đề cơ bản của triết học với tính cách một khoa học đặc biệt –
đó là vấn đề quan hệ của tư duy đối với tồn tại , của ý thức đối với vật
chất . Mọi hệ thống triết học đều là giải quyết 1 cách cặn kẽ , cụ thể vấn
đề này ngay dù cho “vấn đề cơ bản“ ở đây không được nêu lên trực tiếp .
Cả sự phân cực của triết thành hai khuynh hướng đối lập nhau , thành chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,cũng gắn liền với điều đó ; nhị
nguyên luận giữ vị trí trung gian giữa 2 khuynh hướng nói trên . Cuộc
đấu tranh giữa chủ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuyên qua
toàn bộ lịch sử triết học như là sợi chỉ chủ yếu , nó làm thành trong
2
những động lực chính của triết học . Cuộc đấu tranh này gắn chặt với sự
phát triển của xã hội , với các quyền lợi kinh tế , chính trị và tư tưởng của
các giai cấp .Việc giải thích rõ thêm các vấn đề riêng biệt của khoa học
triết học , sự tách ra trong bản thân nó những mặt khác nhau với tính
cách những bộ phận tương đối độc lập và đôi khi rất khác nhau . Các bộ
phận đó là : bản thể luận , nhận thức luận , logic học , đạo đức học , mỹ
học , tâm lý học , xã hội học và lịch sử triết học. Đồng thời do còn nhiều
những tri thức cụ thể nên triết học tìm cách thay thế các mối liên hệ và
các tính quy luật cịn chưa biết hết của thế giới bằng những điều tưởng
tượng ; do đó nó biến thành một khoa học đặc biệt đứng trên tất cả các
ngành khoa học khác , trở thành “ khoa học của các khoa học” . Đối với
giới tự nhiên , triết học này đóng vai triết học tự nhiên ; đối với lịch sử nó
đóng vai trị triết học của lịch sử . Triết học của HêGhen là một hệ thống
cuối cùng thuộc loại này . Song , cùng với sự phát triển và sự phân hoá
của các tri thức , mọi cơ sở của sự tồn tại của triết học với tư cách khoa
học của các khoa học đã biến mất . Sự hiểu biết sáng rõ về cái nhu cầu
khoa học đã làm nảy sinh triết học với tư cách là một tư cách đặc biệt , sự
hiểu biết về địa vị và vai trò của triết học trong thành phần của nền văn
hoá tinh thần , và do đó , cả phạm vi các vấn đề của triết học (đối tượng
của triết học) đã đạt được lần đầu tiên trong chủ nghĩa Mác Lê nin .
Khơng thể có nhận thức lý luận về các hiện tượng của thế giới chung
quanh nếu khơng có 1 tư duy phát triển về mặt logic . Nhưng các phạm
trù và quy luật logic , do kết quả của sự phân cơng lao động đã hình
thành trong lịch sử giữa các khoa học , lại được chính triết học nghiên
cứu . Triết học mác xít lê nin nít đã phát triển và đã thực hiện triệt để
nguyên lý duy vật trong việc quan niệm thế giới khách quan và tư duy ,
đã làm cho nó phong phú thêm bằng quan niệm biện chứng ,đã xây dựng
3
logic biện chứng. Khi xem xét các hình thức và các tính quy luật logic
với tính cách là những hình thức và tính quy luật phát triển của các q
trình tự nhiên và lịch sử xã hội đã được toàn bộ thực tiễn của loài người
nhận thức và khảo nghiệm , triết học mác xít đã thủ tiêu sự phân biệt giữa
bản thể luận , logic học và lý luận nhận thức . Sự thống nhất giữa phép
biện chứng , logic học và lý luận nhận thức là nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Do đó lý luận triết học của chủ nghĩa Mác là
cách giải quyết duy vật biên chứng cặn kẽ cụ thể của vấn đề cơ bản của
triết học . Ở đây , các hình thức và các quy luật logic là những hình thức
và các quy luật phổ biến được phản ánh trong ý thức con người , của sự
diễn biến bất kì quá trình tự nhiên và lịch sử xã hội nào , là những trình
độ tái hiện về mặt lý luận các đối tượng phù hợp với sự phát triển hiện
thực của chúng . Phát triển trên cơ sở một quan niệm như vậy về vai trò
đối tượng và những nhiệm vụ hiện thực trong sự phát triển của văn hố
lồi người , triết học đóng vai 1 cơng cụ hùng mạnh của nhận thức và
hoạt động của con người , đóng vai 1 nhân tố tích cực của của sự phát
triển hơn nữa của nhận thức . Với quan niệm như vậy về triết học , các bộ
phận của nó – tâm lý học , luân lý học , mỹ học- ngày càng biến thành
các khoa học độc lập , chỉ được coi là triết học chẳng qua vì truyền
thống . Thực ra cái truyền thống này cũng có căn cứ , bởi vì các khoa học
vừa được nói đến đếu gắn liền nhiều nhất với các vấn đề triết học đặc
thù , cụ thể là với vấn đề quan hệ qua lại chủ thể và khách thể . Triết học
góp phần vào sự phát triển tự ý thức của con người , vào việc hiểu địa vị
và vai trò của các phát minh khoa học trong hệ thống phát triển chung
của văn hố nhân loại , do đó cung cấp 1 thước tỷ lệ để đánh giá chúng
và cho mối liên hệ giữa các khâu riêng lẻ của tri thức trong tính thống
nhất của thế giới quan . Những xu hướng phản triết học là cái vốn có
4
trong các lý luận tư sản hiện đại. Nó tuyên bố các vấn đề triết học là các
vấn đề giả hiệu , tìm cách thay thế sự phân tích triết học đối với sự phát
triển của tri thức hiện đại và của thực tiễn bằng sự phân tích ngơn ngữ
của khoa học , tức là bằng sự phân tích ngơn ngữ học - ngữ nghĩa học các
hình thức bên ngồi của tư duy – ngơn ngữ các hệ thống kí hiệu để biểu
diễn tư tưởng v..v Do đó về thực chất triết học với tư cách là 1 khoa học
đã bị thủ tiêu . Vì vậy cho nên con đường duy nhất để phát triển triết học
với tính cách 1 khoa học riêng bệt vẫn là con đường của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, con đường tiếp tục những truyền thống ưu tú của triết học
thế giới .
II.Nguồn gốc và vai trị mang tính lịch sử của Triết học Mác
Ở trên chúng ta cũng đã hiểu triết học là gì và trong lịch sử triết
học , ở mỗi giai đoạn lịch sử lại xuất hiện 1 dòng triết học mang tư tưởng
của thời đại đó . Triết học với khái niệm là 1 hình thái ý thức xã hội là
mơn khoa học nghiên cứu về các nguyên lý chung nhất của sự vận động
trong tư duy , xã hội và tự nhiên , như vậy thì ở mỗi 1 giai đoạn , những
phát hiện của con người cùng với nó là phê phán cái cũ những cái ko phù
hợp với trình độ nhận thức của con người đồng thời phát triển cái mới đã
dẫn đến sự thay thế những quan niệm trong thế giới quan của các trường
phái triết học trong lịch sử .
Sở dĩ chúng ta ca ngợi và đề cập nhiều đến triết học Mác vì sự
hồn bị của nó đem lại cho chúng ta 1 cơng cụ để giải thích thế giới , 1
phương pháp luận khoa học . Còn với chúng ta , sinh viên của 1 trường
đại học thuộc 1 quốc gia xa hội chủ nghĩa vận dụng triết học Mác để vạch
ra đường lối và phát triển đất nước lên CNXH , việc học tập nghiên cứu
Triết học là điều bắt buộc hiển nhiên
5
Có lẽ khi bắt đầu nghiên cứu 1 vấn đề nào đó ta ln đặt câu hỏi
vậy bản chất của vấn đề đó là gì , bản chất của 1 vấn đề nằm ở nguồn gốc
của nó và sự tồn tại của nó trong thực tiễn .
1.Những tiền đề ra đời của triết học Mác Lê Nin
a) Tiền đề kinh tế và xã hội
Xã hội tư sản hiện đại, với những QHSX và trao đổi tư sản của
nó , với chế độ sở hưu tư sản đã từng tạo ra những TLSX hết sức mạnh
mẽ như thế ,giờ đây giống như 1 tay phù thuỷ đã khơng cịn đủ sức trị
những âm binh mà y đã triệu lên … LLSX , mà xã hội sẵn có khơng giúp
cho QHSX tư bản phát triển nữa ; trái lại nó đã thành quá mạnh đối với
quan hệ sở hữu ấy , quan hệ sở hữu ấy lúc đó trở ngại cho sự phát triển
của LLSX ấy ; và mỗi khi LLSX xã hội bắt đầu khắc phục những trở lực
ấy thì nó lại đẩy toàn thể xã hội tư sản rơi vào tình trạng rối loạn và đe
doạ sự tồn tại của sở hưu tư sản . Những quan hệ tư sản đã trở thành quá
chật hẹp , không đủ để chứa những của cải được tạo ra trong lịng nó nữa.
Giai cấp tư sản khắc phục nhưng cuộc khủng hoảng ấy như thế nào? Một
mặt bằng việc huỷ diệt 1 cách bắt buộc một số lớn LLSX ; mặt khác ,
bằng việc chiếm những thị trường mới và bóc lột triệt để hơn nữa những
thị trường cũ . Như thế thì đi dến đâu ? Đi đến chỗ sửa soạn cho những
cuộc khủng hoảng phổ biến hơn và ghê gớm hơn và giả bớt những thủ
đoạn ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng ấy .
Những vú khí mà giai cấp tư sản đã dung để đánh đổ chế độ
phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào ngay giai cấp tư sản . Nhưng
giai cấp tư sản không những đã rèn vũ khí sẽ giết mình ; nó cịn sinh ra
những người sử dụng vũ khí ấy , những cơng nhân hiện đại , những người
vô sản .
6
Cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản , thì giai cấp vơ sản ,
giai cấp cơng nhân hiện đại cũng phát triển , học chỉ có thể sống với điều
kiện là kiếm được việc làm , và chỉ kiếm được việc làm nếu lao động của
họ làm tăng thêm tư bản. Những công nhân ấy buộc phải tự bán mình để
kiếm ăn từng bữa một , họ là 1 món hàng hố , tứ là 1 món hàng đem bán
như bất cứ món hàng nào khác ; vì thế họ phải chịu hết mọi sự may rủi
của cạnh tranh , mọi sự lên xuống của thị trường ……
Giai cấp vô sản trải qua nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau .
Cuộc đấu tranh của họ chống giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ lúc họ mới
ra đời.
Nhưng sự phát triển của công nghiệp không những đã làm tăng
thêm số người vơ sản , mà cịn tập hợp họ lại thành những khối quần
chúng lớn hơn; lực lượng của những người vô sản tăng thêm và họ giác
ngộ về lực lượng của mình hơn . Máy móc càng xoá bỏ mọi sự khác nhau
trong lao động và càng rút tiền công hầu khắp mọi nơi xuống một mức
thấp ngang nhau , thì lợ ích , điều kiện sinh hoạt của những người vô sản
càng dần dần bằng nhau . Vì bọn tư sản ngày càng cạnh tranh với nhau
hơn , và vì khủng hoảng thương mại do sự cạnh tranh ấy sinh ra , cho
nên tiền công ngày càng trở nên bấp bênh: việc cải tiến máy móc khơng
ngừng và ngày càng nhanh chóng hơn làm cho tình cảnh của người cơng
nhân ngày càng bấp bênh , những xung đột cá nhân giữa công nhân và tư
sản ngày càng có thêm tính chất xung đột giữa hai giai cấp . Công nhân
bắt đầu liên hợp lại chống bọn tư sản để bảo vệ tiền cơng của mình .
Thậm chí họ đi tới chỗ lập thành những đồn thể thường xuyên để chuẩn
bị trước cho những cuộc xung đột bất thần xảy ra. Đây đó , đấu tranh nổ
thành bạo động . ………………
7
Khi người ta nói đến những tư tưởng đang cách mạng hoá cả 1
xã hội , tức là người ta chỉ nêu ra sự thật sau đây : trong lòng xã hội cũ ,
đã hình thành những yếu tố của 1 xã hội mới và sự tan rã của những tư
tưởng cũ đi đôi với sự tan rã của những điều kiện sinh hoạt cũ
b)Tiền đề khoa học tự nhiên
Trong suốt thời kì lâu dài từ ĐêCactơ đến HêGhen và từ Hỗ
Xơ đén PhơBach cái thúc đẩy các nhà triết học tiến lên, hồn tồn khơng
phải chỉ riêng sức mạnh của tư duy thuần tuý , như họ tưởng tượng . Trái
lại , cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến lên chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ ,
ngày càng nhanh chóng và ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và
của công nghiệp . Ở những người duy vật chủ nghĩa , thì điều đó hiện ra
rõ ràng ngay từ đầu.
Siêu hình học cũ cho rằng các sự vật được cấu tạo một lần là
song , siêu hình học đó là sản phẩm của một thứ khoa học tự nhiên
nghiên cứu những vật vô sinh và những vật hữu sinh của tự nhiên như là
những vật cấu tạo một lần là xong .Nhưng khi chuyển sang nghien cứu có
hệ thống những biến đổi của những sự vật đó ở ngay trong tự nhiên , thì
lúc đó ở ngay trong lãnh vực triết học giờ cáo chung của siêu hình học cũ
cũng đã điểm . Và thực vậy nếu như , đến cuối thế kỉ trước khoa học tự
nhiên chủ yếu là một môn khoa học sưu tạp tài liệu , một môn khoa học
các sự vật nhất thành bất biến thì ở trong thế kỉ của chúng ta , khoa học
tự nhiên thực chất đã trở thành 1 khoa học chỉnh lý tài liệu , khoa học về
các quá trình , về sự phát sinh và sự phát triển của các sự vật đó và về
mối liên hệ kết hợp q trình đó của tự nhiên thành một chỉnh thể lớn .
Sinh lý học nghiên cứu các quá trình trong cơ thể thực vật và động vật ;
bào thai học nghiên cứu sự phát triển của từng cơ thể một , từ trạng thái
mầm mống đến khi trưởng thành , và địa chất học nghiên cứu sự hình
8
thành dần dần của mặt đất , tất cả các khoa học đó là con đẻ của thế kỷ
chúng ta .
Sự nhận thức về mối liên hệ lẫn nhau của các quá trình diễn ra
trong tự nhiên đã tiến lên 1 cách rất nhanh chóng , đặc biệt là nhờ vào 3
phát hiện vĩ đại sau đây :
-Thứ nhất là nhờ phát hiện ra tế bào coi như là một đơn vị mà
từ đó tồn bộ cơ thể của thực vật và động vật phát triển lên bằng cách
tăng bội thêm và phân hố . Sự phát hiện đó khơng chỉ làm cho chúng ta
tin chắc rằng sự phát triển và trưởng thành của tất cả các cơ thể đều tiến
hành theo 1 quy luật phổ biến duy nhất , mà nó cịn chỉ rõ năng lực biến
hố của tế bào, do đó cũng chỉ ra con đường dẫn tới những biến hoá về
chủng của các cơ thể .
- Thứ hai là nhờ phát hiện ra sự chuyển hoá của năng lượng , nó
chỉ cho chúng ta thấy rằng tất cả những cái gọi là lực hoạt động trước hết
có trong tự nhiên vô cơ, lực cơ giới, thế năng , nhiệt phóng xạ(ánh sáng
và xạ nhiệt), điện từ , năng lượng hố học; là những hình thức biểu hiện
khác nhau của 1 sự vận động phổ biến chuyển từ cái nọ sang cái kia theo
những quan hệ nhất định về số lượng , thành ra khi một số lượng nào đó
của 1 hình thức khác xuất hiện và như vậy toàn bộ sự vận động ở trong tự
nhiên quay lại thành 1 q trình chuyển hố khơng ngừng từ một hình
thức này sang 1 hình thức khác.
- Cuối cùng , thứ ba là nhờ sự chứng minh có mạch lạc do Đácuyn là người đầu tiên đề ra,.Theo sự chứng minh đó thì tất cả những cơ
thể hiện nay đang bao quanh ta , kể cả con người , đều sinh ra do kết quả
của một quá trình phát triển lâu dài từ một số nhỏ mầm mống đơn bào lúc
đầu mà những mầm mống này thì lại hình thành từ một chất nguyên
sinh .
9
Nhờ 3 phát hiện vĩ đại đó và nhờ những thành tựu lớna lao
khác của khoa học tự nhiên, mà ngày nay chúng ta có thể vạch ra trong
những nét chung và tồn bộ, khơng những mối liên hệ giữa các quá trình
của tự nhiên trong các lĩnh vực riêng biệt , mà cả mối liên hệ giữa các
lĩnh vực riêng biệt ấy. Do đó , có thể trình bày một bức tranh tổng quát về
toàn bộ tự nhiên coi như 1 chỉnh thể cố kết , dưới một hình thức khá có
hệ thống, bằng cá tài liệu do chính các khoa học tự nhiên thực nghiệm đã
cung cấp cho.
c) Tiền đề lý luận xã hội
Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chứng tỏ rất rõ rệt
rằngchủ nghĩa Mác khơng có gì là giống “ chủ nghĩa bè phái” , hiểu theo
nghĩa 1 học thuyết bo bo chỉ biết có mình và cứng nhắc, nảy sinh , ở
ngoài con đường phát triển của văn minh thế giới . Trái lại thiên tài của
Mấc ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà nhân loại tiên tiến đã nêu
ra. Học thuết của ông ra đời là thừa kế thẳng và trực tiếp học thuyết của
các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong khoa kinh tế chính trị và
trong chủ nghĩa xã hội.
Học thuyết Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết
chính xác . Nó là một học thuyết cân đối và hồn bị: nó cho mọi người
một thế giới quan có mạch lạc chặt chẽ , khơng thoả hiệp với bất cứ một
sự mê tín nào , một hành vi phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp
bức của tư sản . Nó là thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp
nhất mà loài người đã tạo ra hồi thế kỷ 19: triết học Đức , chính trị kinh
tế học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp.
III. Thế giới quan và phương pháp luận khoa học của hoạt
động nhận thức và thực tiễn
10
Chủ nghĩa duy nhật biện chứng là thế giới quan của Đảng MácLêNin. Gọi là duy vật biện chứng vì cách nó nhìn nhận những hiện tượng
tự nhiên , phương pháp nó nghiên cứu cứu những hiện tượng tự nhiên và
phương pháp nó nhận thức những hiện tượng đó là biện chứng cịn cách
nó giải thích những hiện tượng tự nhiên , quan niệm của nó về những
hiện tượng tự nhiên , lý luận của nó là duy vật…
Vậy thì biện chứng là gì và TGQ duy vật là gì ?
Phép biện chứng duy vật không hề hư cấu hay huyền bí, trái lại đó là
khoa học về nhận thức của chúng ta nhằm không chỉ đề cập tới những vấn
đề thường ngày trong cuộc sống mà còn cố gắng đạt tới những hiểu biết về
cả những quá trình phức tạp. Quan hệ giữa phép biện chứng và logíc hình
thức giống như quan hệ giữa toán học cao cấp và tốn học sơ cấp.
Tơi sẽ cố gắng phác hoạ nội dung của vấn đề một cách ngắn gọn và
súc tích. Logíc của Aristot về phép tam đoạn luận đơn giản bắt nguồn từ
định đề cho rằng 'A' bằng 'A'. Định đề này đã được chấp nhận như một tiền
đề cho vô số hoạt động thực tiễn của con người và cho những khái quát hoá
cơ bản. Thế nhưng trong thực tế 'A' khơng bằng 'A'. Điều này có thể dễ dàng
được chứng minh nếu chúng ta quan sát hai chữ cái này dưới kính hiển vi chúng hồn tồn khác nhau. Tuy nhiên, có người sẽ phản đối, vấn đề khơng
phải là kích thước hay hình dạng của các chữ cái, bởi vì chúng chỉ là những
ký hiệu cho những lượng bằng nhau, chẳng hạn, một cân đường. Thực chất
một cân đường không bao giờ bằng một cân đường – một chiếc cân chính
xác hơn sẽ ln chỉ ra sự khác biệt giữa chúng. Có người sẽ lại phản đối:
nhưng một cân đường phải bằng chính nó. Điều này cũng lại không đúng –
Tất cả sự vật đều không ngừng biến đổi về kích thước, trọng lượng, màu sắc
v.v. Chúng khơng bao giờ bằng chính bản thân nó. Người nguỵ biện sẽ đáp
11
lại rằng một cân đường phải bằng chính bản thân nó tại một 'thời điểm' nhất
định.
Ngồi những giá trị thực tiễn cực kỳ mơ hồ của 'tiền đề' này, nó cũng
không chịu đựng nổi những phê phán về mặt lý thuyết. Chúng ta thực sự
hiểu từ 'thời điểm' như thế nào? Nếu đó là một khoảng thời gian vơ cùng
nhỏ, vậy thì một cân đường thuộc về quá trình của 'thời điểm đó' tất yếu phải
biến đổi. Hay có phải 'thời điểm' chỉ là một sự trừu tượng thuần tuý tốn
học, nghĩa là, một điểm khơng thời gian? Thế nhưng tất cả đều tồn tại trong
thời gian; và tồn tại tự nó đã là một q trình khơng ngừng biến đổi; thời
gian là một nguyên lý cơ bản của tồn tại. Do vậy tiền đề 'A' bằng 'A' nghĩa là
một thứ bằng chính bản thân nó nếu nh nó khơng biến đổi, tức là, nó khơng
tồn tại.
Thoạt nhìn dường như sự 'tỉ mỉ' nêu trên là vơ ích. Thực tế chúng lại
có ý nghĩa cực kỳ quyết định. Một mặt tiền đề 'A' bằng 'A' là nguồn gốc cho
mọi hiểu biết của chúng ta, mặt khác nó cũng là nguồn gốc của tất cả những
sai lầm trong kiến thức của chúng ta. Chỉ trong những giới hạn nhất định
mới có thể sử dụng tiền đề 'A' bằng 'A' mà không gây ra hậu quả gì. Khi sự
biến đổi về lượng là khơng đáng kể thì chúng ta có thể coi 'A' bằng 'A'. Đây
chính là trường hợp khi người bán và người mua cân nhắc về một cân đường. Hoặc khi chúng ta quan tâm đến nhiệt độ của mặt trời. Chúng ta coi
khả năng thanh toán của một đồng dollar cũng theo cách này. Nhưng khi sự
biến đổi về lượng vợt quá giới hạn nhất định nó sẽ chuyển thành những biến
đổi về chất. Một cân đường khi đem so với nước hay dầu về mặt tác dụng thì
nó khơng cịn là một cân đường nữa. Một đồng dollar trong tay một vị tổng
thống cũng khơng cịn là một đồng dollar nữa. Để xác định được chính xác
khoảng khắc tại điểm tới hạn mà chất biến đổi thành lượng là một trong
12
những nhiệm vụ quan trọng nhất và khó khăn nhất trong mọi lĩnh vực tri
thức trong đó bao gồm cả xã hội học.
Mọi công nhân đều hiểu rằng không thể có hai sản phẩm giống hệt
nhau. Trong khi chế tạo trụ lót và đệm hình cơn, đệm hình cơn này chỉ đợc
phép có một sai lệch nhất định khơng vợt quá giới hạn cho trước (gọi là
dung sai). Và bằng cách đối chiếu với chỉ tiêu về dung sai, các lõi sẽ được
coi như bằng nhau. ('A' bằng 'A'). Khi dung sai vượt quá lượng dẫn đến sự
biến đổi về chất, nói cách khác, đệm hình cơn trở thành loại sản phẩm kém
phẩm
chất
hay
hồn
tồn
vơ
giá
trị.
Những tư tưởng khoa học chỉ là một phần thực tiễn tổng quát của chúng ta,
trong đó bao gồm cả kỹ thuật. Đối với những quan niệm cũng tồn tại 'dung
sai' được thiết lập không phải bởi logic hình thức bắt nguồn từ tiền đề 'A'
bằng 'A', mà bởi logic biện chứng bắt nguồn từ tiền đề tất cả đều khơng
ngừng vận động biến đổi. 'Lý trí thơng thường' đợc đặc trưng bởi một thực tế
là nó thường vượt quá 'dung sai' biện chứng một cách có hệ thống.
Những ý nghĩ thông tục cho rằng những quan niệm như chủ nghĩa tư bản,
đạo đức, tự do, nhà nước của công nhân, v.v là cố định, trừu tượng; cho rằng
chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa tư bản, đạo đức bằng đạo đức v.v. Tư duy
biện chứng phân tích tất cả mọi vật và hiện tượng trong sự biến đổi khơng
ngừng của chúng, trong đó quyết định bởi những điều kiện vật chất của sự
biến đổi trên tới mức vợt q giới hạn nhất định thì 'A' khơng cịn là 'A', nhà
nước của cơng nhân khơng cịn là nhà nước của công nhân.
Sai lầm cơ bản của suy nghĩ thơng thường nằm trong thực tế là nó
mong muốn tự bằng lòng với những dấu ấn bất động của thực tại, cái luôn
13
bao gồm cả sự vận động bên ngoài. Suy nghĩ một cách biện chứng, bằng
những xấp xỉ kỹ lưỡng, sẽ đem lại cho các khái niệm sự đúng đắn, sự cụ thể
hoá, sự phong phú về nội dung và sự linh hoạt; tơi có thể nói rằng thậm chí
một độ chín muồi về nội dung mà trong chừng mực nhất định làm cho các
khái niệm tiến gần sát hơn với những hiện tượng sống động. Không phải chủ
nghĩ tư bản nói chung mà là chủ nghĩ tư bản trong một giai đoạn phát triển
nhất định. Không phải nhà nước của giai cấp cơng nhân nói chung mà là một
nhà nước của giai cấp công nhân ở một đất nước lạc hậu đang bị đế quốc bao
vây.
Tư duy biện chứng quan hệ với tư duy thông thường cũng giống như
quan hệ giữa một hình ảnh động và một bức ảnh tĩnh. Hình ảnh động khơng
hề loại bỏ sự tồn tại của bức ảnh tĩnh mà trái lại nó bao gồm một chuỗi các
ảnh tĩnh tuân theo những định luật chuyển động nhất định. Phép biện chứng
không phủ nhận tam đoạn luận, mà dạy cho chúng ta phải biết kết hợp với
tam đoạn luận theo cách nào đó để đem lại cho chúng ta sự hiểu biết sát hơn
với thực tại bên ngồi ln biến đổi. Trong cuốn Logic của Hêgen, ơng đã đưa ra một loạt các quy luật: sự biến đổi về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất,
sự phát triển thông qua mâu thuẫn, sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức,
sự gián đoạn trong liên tục, sự biến đổi từ khả năng đến tất yếu, v.v., đây là
những quy luật thực sự quan trọng đối với quá trình tư duy cũng như đối với
các nhiệm vụ đơn giản hơn trong phơng pháp tam đoạn luận đơn giản.
Hêgen đã viết ra trước cả Đác-uyn và trước cả Mác. Nhờ có sự thúc
đẩy mạnh mẽ đến tư tưởng từ cuộc Cách Mạng Pháp, Hêgen đã báo trước sự
chuyển biến sâu sắc trong khoa học. Nhưng bởi nó chỉ là một sự dự đoán, dù
là của một thiên tài, nó đã tiếp nhận từ Hêgen bản chất duy tâm. Hêgen coi
rằng ý thức hệ vơ hình là thực tại cuối cùng. Mác đã chứng minh sự vận
14
động của ý thức hệ vơ hình này khơng phải cái gì khác mà trái lại chính là sự
vận động của vật chất.
Chúng tơi gọi phép biện chứng của mình là duy vật bởi gốc rễ của nó
chẳng phải ở trên thiên đàng hay ở sâu thẳm trong 'ý chí tự do' của chúng ta
mà là ở trong thực tại khách quan, trong tự nhiên. ý thức nảy sinh từ vô thức,
tâm lý nảy sinh từ sinh lý, hữu cơ nảy sinh từ vơ cơ, thái dương hệ được
hình thành từ các tinh vân. Trên mọi nấc thang của quá trình phát triển này,
những biến đổi về lượng sẽ chuyển thành biến đổi về chất. Tư duy của
chúng ta, bao gồm cả tư duy biện chứng, chỉ là một trong những hình thức
biểu hiện rằng vật chất đang biến đổi. Trong hệ thống này khơng hề có chỗ
cho thượng đế, hay quỷ xứ, hay linh hồn bất diệt, hay quy tắc vĩnh viễn cho
những quy luật và luân lý. Phép biện chứng trong tư duy, nảy sinh từ phép
biện chứng của tự nhiên, do vậy nó ln có bản chất duy vật xuyên suốt.
Học thuyết Đác-uyn, giải thích sự tiến hố của các lồi thơng qua sự biến đối
về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất, đã là một thắng lợi cao nhất của phép
biện chứng trong toàn bộ lĩnh vực vật chất hữu cơ. Một chiến thắng vĩ đại
khác là sự khám phá ra bảng khối lượng nguyên tử của các yếu tố hoá học
cơ bản và hơn thế nữa là sự biến đổi từ yếu tố này sang yếu tố khác.
Với những sự biến đổi này (biến đổi của lồi, các yếu tố hố học, v.v)
rất gần với một vấn đề rất quan trọng trong tự nhiên cũng như trong khoa
học xã hội, đó là vấn đề phân loại. Hệ thống phân loại của Linnaeus (thế kỷ
18), sử dụng điểm xuất phát là tính bất biến của các lồi, đã bị hạn chế trong
sự mơ tả và phân loại thực vật theo những đặc tính bề ngồi của chúng. Thời
kỳ trứng nước của thực vật học cũng tương tự như thời kỳ trứng nước của
15
logic vậy, bởi vì ý thức của chúng ta phát triển cũng giống như mọi vật có sự
sống khác. Chỉ có sự bác bỏ một cách kiên quyết ý tưởng cho rằng lồi là cố
định, chỉ có sự nghiên cứu lịch sử tiến hoá của thực vật và những giải phẫu
về chúng, mới đặt đợc cơ sở cho sự phân loại thực sự khoa học.
Mác, khác biệt với Đác-uyn, là một nhà biện chứng ý thức, đã đặt nền
tảng cho sự phân loại xã hội loài người trong sự phát triển của lực lợng sản
xuất và trong cấu trúc của mối quan hệ sở hữu cấu thành nên cấu trúc xã hội.
Học thuyết Mác đã thay thế cho sự phân loại có tính chất mơ tả thơ thiển về
xã hội và nhà nước, cái mà thậm chí cho đến nay vấn còn hưng thịnh trong
các trường đại học, bằng một sự phân loại biện chứng duy vật. Chỉ thông
qua việc sử dụng phương pháp của Mác mới có thể xác định đúng đắn khái
niệm về nhà nước và thời điểm suy sụp của nó.
Tất cả, như chúng ta thấy, khơng hề chứa đựng điều gì 'siêu hình' hay
'giáo điều', như những khẳng định ngu dốt kiêu ngạo. Logic biện chứng biểu
hiện ở những quy luật về vận động trong tư tởng khoa học đương thời. Trái
lại cuộc đấu tranh chống lại phép biện chứng duy vật lại biểu hiện ở quá khứ
xa xôi, ở sự bảo thủ của giai cấp tiểu tư sản, ở sự tự phụ của những kẻ thủ
cựu trong các trường đại học và...ở một tia hy vọng vào kiếp sau.
ABC về phép biện chứng duy vật
(Leon Trotsky)
a) Triết học Mác Lê Nin là thể thống nhất của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử , CNDV LS trong thực tiễn
16
Việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, hay nói đúng hơn ,
sự áp dụng triệt để của chủ nghĩa duy vật vào lãnh vực những hiện tượng
xã hội , đã loại bỏ được 2 khuyết điểm căn bản của những lý luận lịch sử
trước kia. Một là , những lý luận này cùng lắm thì cũng chỉ xem xét
những động cơ tư tưởng của hoạt động lich sử của con người , chứ khơng
tìm nguồn gốc của những động cơ đó , khơng phát hiện ra những quy luật
khách quan chi phối sự phát triển của hệ thống quan hệ xã hội và không
nhận thấy rằng trình độ phát triển của sản xuất vật chất là nguồn gốc của
những quan hệ ấy . Hai là , những lý luận trước kia đã khơng nói đến
chính ngay hành động của quần chúng nhân dân , còn chủ nghía duy vật
lịch sử thì lần đầu tiên đã giúp ta nghiên cứu , một cách chính xác như
khoa học tự nhiên , những điều kiện xã hội của đời sống quần chúng và
những biến đổi của những điều kiện ấy . Khoa xã hội học và kịch sử học
trước Mác thì nhiều lắm cũng chỉ tích luỹ được những sự kiện ngun
xi , góp nhặt 1cách tình cờ , và chỉ trình bày 1 số mặt nào đó của quá
trình lịch sử. Chủ nghĩa Mác mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi và
tồn diện q trình phát sinh , phát triển và suy tàn của các hình thái
kinh tế và xã hội , bằng cách xem xét toàn bộ những xu hướng mâu thuẫn
nhau , bằng cách quy những xu hướng ấy vào điều kiện sinh hoạt và sản
xuất dã được xác định rõ ràng của các giai cấp trong xã hội , bằng cách
gạt bỏ chủ nghĩa chủ quan và thái độ tuỳ tiện khi lựa chọn những tư
tưởng chủ đạo hay khi giải thích những tư tưởng ấy , bằng cách vạch ra
nguồn gốc của mọi tư tưởng và mọi xu hướng khác nhau trong trạng thái
của lực lượng sản xuất vật chất , không trừ một tư tưởng , 1 xu hướng
nào cả Người ta làm ra lịch sử của chính mình , nhưng cái gì quyết định
những động cơ của người ta và nói đúng hơn của quần chúng nhân dân ?
Nguyên nhân những xung đột giữa những tư tưởng mâu thuẫn và giữa
17
những nguyện vọng mâu thuẫn là gì ? Tổng hồ tất cả những xung đột ấy
trong toàn thể xã hội loài người là như thế nào ? Những điều kiện khách
quan của sự sản xuất ra đời sống vật chất , tức là nhưng điều kiện làm cơ
sở cho mọi hoạt động lịch sử của con người là những gì ? Mác đã lưu ý
đến tất cả những vấn đề ấy và vạch ra con đường nghiên cứu lịch sử một
cách hoa học, coi lịc sử là 1 quá trình thống nhất và bị những quy luật chi
phối , mặc dầu q trình đó cực kỳ phức tạp và có rất nhiều mâu thuẫn
………..
Một khi đã thấy rõ tính chất hoàn toàn sai lầm của chủ nghĩa duy
tâm Đức trước kia , thì tất nhiên phải quay về với chủ nghĩa duy vật ,
nhưng không phải quay về với chủ nghĩa duy vật thuần t siêu hình ,
hồn tồn máy móc của thế kỷ XVIII . Trái với chủ nghĩa duy vật cũ ,
cách mạng 1 cách ngay thơ và gạt bỏ 1 cách đơn giản toàn bộ lịch sử đã
qua , chủ nghĩa duy vật hiện đại thấy rằng lịch sử là quá trình phát triển
của nhan loại , và nhiệm vụ của nó là phải tìm ra những quy luật vạn
động của q trình đó . Trái với quan niệm về tự nhiên đã chi phối cả
những người Pháp thế kỷ 18 lẫn Hêghen , thứ quan niệm coi tự nhiên
như 1 tồn bộ trước sau vẫn khơng hề thay đổi và vậ động trong những
vịng tuần hồn chật hẹp , với những thiên thể vĩnh cửu theo những
thuyết của Niu ton , với những loại hữu cơ bất di bất dịch theo như
thuyết của LinNe – trái với quan niệm đó , CNDV hiện đại đã khái quát
những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên và cho rằng bản thân
giới tự nhiên cũng có lịch sử của nó trong thời gian ; các thiên thể , cũng
như các giống sinh vật có thể sống trong những điều kiện thích đáng trên
các thiên thể , đều có sinh có diệt ; và những vịng tuần hồn của vũ trụ ,
nếu quả là như vậy,thì đều có những quy mô vô cùng to lớn hơn . Trong
cả hai trường hợp chủ nghĩa duy vật hiện đại về bản chất là biện chứng ,
18
nên nó chẳng cần đến 1 thứ triết học đứng trên cá khoa học khác . Khi
mà mỗi khoa học địi hỏi phải làm sáng tỏ vị trí của mình trong mối liên
hệ chung của cá sự vật và của sự nhận thức các sự vật , thì bất cứ 1 khoa
học đặc biệt nào về mối liên hệ chung ấy cũng trở thành thừa . Vậy thì
trong tồn bộ nền triết học cũ , chỉ còn lại học thuyết về tư duy và những
quy luật của nó – logic hình thức và phép biện chứng – là có ý nghĩa độc
lập. Mọi cái khác đều thuộc vào khoa học thực nghiệm về tự nhiên và
lịch sử .
Nhưng trong sự biến chuyển nói trên trong quan niệm về tự nhiên
chỉ có thể thực hiện được dần dần tuỳ theo sự nghiên cứu khoa học đã
đưa lại 1 số lượng tương đương những tài liệu thực nghiệm cho nhận
thức , thì những sự kiện lịch sử đã xảy ra sớm hơn nhiều và đã dẫn tới
một bước ngoặt quyết định trong quan niệm về lịch sử . Năm 1831 , cuộc
khởi nghĩa thứ nhất của công nhân nổ ra ở Ly-ông ; từ 1838 đến 1842,
phong trào toàn quốc đầu tiên của công nhân , phong trào hiên chương ở
nước Anh , đạt tới mức cao nhất của nó. Cuộc đấu tranh giai cấp giữa
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản chuyển lên hàng đầu trong lịch sử các
nước tiên tiến nhất ở châu Âu, một mặt là tương đương với sự phát triển
của đại công nghiệp và mặt khác là tương đương với sự phát triển của
quyền thống trị chính trị mà giai cấp tư sản mới giành được . Sự thật
ngày càng vạch trần ra rằng những học thuyết kinh tế tư sản nói về sự
nhất trí giữa lợi ích của tư bản và lợi ích của lao động về sự hoà hợp phổ
biến và sự thịnh vượng phổ biến nhờ cạnh trnh tự do mà có , đều là
những thuyết giả dối cả . Người ta khơng thể khơng tính đến sự thật ấy ,
cũng như khơng thể tính đến chủ nghĩ xã hội Pháp và Anh , tuy nó cịn
có nhiều chỗ chưa được hồn thiện, nhưng vẫn là biểu hiện lý luận của
những sự thật ấy .Nhưng quan diểm duy tâm cũ về lịch sử , 1 quan điểm
19
chưa bị gạt bỏ , khơng hề biết gì về các cuộc đấu tranh giai cấp dựa trên
lợi ích vật chất và nói chung khơng hề biết cả đến lợi ích vật chất nữa.
Sản xuất và tất cả các quan hệ kinh tế chỉ được xem như những nhân tố
thứ yếu của lịch sử nền văn minh . Những sự thật mới buộc phải đưa ra
xét lại toàn bộ lịch sử đã qua và người ta thấy rằng toàn bộ lịch sử trước
kia ( trừ xã hội nguyên thuỷ ) đều là lich sử dấu tranh giai cấp ; rằng
những giai cấp xã hội đấu tranh với nhau ấy bao giờ cũng là sản phẩm
của các quan hệ sản xuất và quan hệ trao đổi , tóm lại là sản phẩm của
các quan hệ kinh tế của thời đại của các giai cấp ấy ; do đó , cơ cấu kinh
tế của thời đại nhất định bao giờ cũng vẫn là cơ sở hiện thực mà xét đến
cùng , thì cần phải dựa vào cơ sở này mới giải thích được tất cả kiến trúc
thượng tầng về thể chế pháp lý và chính trị , cũng như vàê những quan
niệm tôn giáo , triết học và các quan niệm khác của mỗi thời kỳ lịch sử
… Bấy giờ thì chủ nghĩa duy tâm đã bị tống ra khỏi cái hầm chú ẩn cuối
cùng của nó là quan niệm về lịch sử ; một quan niệm duy vật lịch sử đã
ra đời , và người ta đã tìm thấy được phương pháp lấy sự tồn tại của con
người để giải thích ý thức con người , chứ không lấy ý thức con người
đer giải thích sự tồn tại của con người như ntừ xưa đến nay người ta vẫn
làm .
Trong khi phát triển sâu rộng chủ nghĩa duy vật triết học, Mac đã
đưa học thuyết đó tới chỗ triệt để và mở nhận thức xã hội loài người .
chủ nghĩa duy vật lịch sử của mac là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng
khoa học. một lý luận khoa học hết sức chặt chẽ và cân đối đã thay cho
sự hỗn độn và độc đoán, từ trước đến nay vẫn thống trị trong các quan
niệm về lịch sử và chính trị…
Hai phát hiện vĩ đại ấy: quan niệm duy vật về lịch sử và việc dùng
giá trị thặng dư để bóc trần bí mật của sản xúât tư bản chủ nghĩa , hai
20
phát hiện ấy là công lao của Mac . Nhờ hai phát hiện ấy nên chủ nghĩa xã
hội đã trở thành một khoa học , và ngày nay , vấn đề trước hết là phải
phát triển nó thêm nữa trong mọi chi tiết và mọi liên hệ của nó
b) Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc tối cao của
triết học Mac Lê Nin
Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật trước kia , kể
cả chủ nghĩa duy vật của PhơBách , là ở chỗ: sự vật hiện thực cảm tính
được xét chỉ dưới hình thức khách thể hay dưới hình thức trực quan chứ
khơng phải với tính cách là hoạt động cảm tính của con người là thực
tiễn . Đó là lẽ tại sao mặt hoạt động lại được chủ nghĩa duy tâm phát triển
, ngược lại với chủ nghĩa duy vật, nhưng chỉ được phát triển một cách
trừu tượng thơi, vì chủ nghĩa duy tâm tất nhiên không hiểu được sự hoạt
động hiện thực , cảm tính với tính cách như vậy .
Thứ học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm
của hoàn cảnh và của giáo dục , rằng do đó , con người đã được biến đổi
là sản phẩm của những hoàn cảnh khác và của 1 sự giáo dục đã biến đổi ,
thứ học thuyết đó qn rằng hồn cảnh được biến đổi bởi chính con
người và bản thân nhà giáo dục cũng phải được giáo dục. Bởi thế , học
thuyết ấy không tránh khỏi dẫn tới chỗ phân chia xã hội thành hai bộ
phận mà một trong hai bộ phận đó đứng lên trên xã hội
Sự phù hợp giữa sự biến đổi của hồn cảnh và hoạt động cảu con
người chỉ có thể xét và hiểu một cách hợp lý như là thực tiễn cách mạng
PhơBach xuất phát từ sự thực là có sự tự tha hố về mặt tơn giáo ,
có sự phân thế giới thành hai: thế giới tôn giáo tưởng tượng và thế giới
hiện thực. Công việc của ông là quy thế giới tôn giáo trở về cơ sở thế
gian của nó. Nhưng ơng khơng nhận thấy rằng sau khi hồn thành cơng
việc ấy , cái chủ yếu vẫn cịn chưa làm được . Cụ thể là : cơ sở thế gian
21
tự tách rời khỏi bản thân nó , bay lên mây mù thành một vương quốc độc
lập , điều đó chỉ có thể giải thích bằng sự tự phân biệt và tự mâu thuẫn
của cơ sở thế gian ấy . Vậy trước hết phải hiểu bản thân cơ sở thế gian
trong mâu thuẫn của nó để rồi cách mạng hố nó một cách thực tiễn bằng
cách bài trừ mâu thuẫn đó . Do đó , chẳng hạn một khi người ta tìm thấy
rằng gia đình ở trần thế là cái bí mật của cái gia đình thần thánh thì từ
nay bản thân gia đình ở trần thế là cái mà chúng ta phải phê phán về mặt
lý luận và phải cải tạo trong thực tiễn bằng cách mạng
Đời sống xã hội về bản chất là có tính chất thực tiễn . Tất cả những
sự thần bí đang đẩy lý luận vào con đường chủ nghĩa thần bí , đều được
giải quyết một cách hợp lí trong thực tiễn của con người và trong sự hiểu
biết về thực tiễn đó
Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách
khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới
Mac và AngGhen nói rằng thực tiễn của con người chứng minh sự
đúng đắn của lý luận duy vật về nhận thức , và gợi ý những ý định không
dựa vào thực tiễn để giải quyết vấn đề cơ bản của lý luận về nhận thức là
triết học kinh viện và là những lối đánh trống lảng trong triết học
Sức mạnh và sức sống của chủ nghĩa Mac Lê nin là ở chỗ , trong
hoạt động thực tiễn nó dựa chính vào những nhu cầu của sự phát triển
đời sống vật chất của xã hội , không bao giờ tách rời khỏi đời sống hiện
thực của xã hội
Sức mạnh và sức sống của chủ nghĩa Mac Lê nin là ở chỗ nó dựa
vào một lý luận tiền phong, phản ánh đúng những nhu cầu của sự phát
triển sinh hoạt vật chất của xã hội , ở chỗ nó đề cao lý luận một cách
thích đáng và cho mình có nghĩa vụ triệt để lợi dụng sức mạnh động
viên, tổ chức và cải tạo lý luận ấy
22
Đó là cách chủ nghĩa duy vật lịch sử giải quyết vấn đề quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội , giữa những điều kiện phát triển của
sinh hoạt vật chất và sự phát triển của sinh hoạt tinh thần xã hội
C.Kết luận
Với số lượng bấy nhiêu trang viết đó tơi nghĩ thực vẫn chưa đủ để
nói được hết những thành tựu của triết học Mac , 1 thành quả vô cùng
quan trọng mà tôi chưa nói kĩ được trong đề tài đó là “ triết học Mac Lê
Nin là thế giới quan và phương pháp luận của giai cấp vơ sản “ . Vì thời
gian có hạn , sự gián đoạn đó mong các bạn có thể tự tìm hiểu .
Tài liệu tham khảo :
1.Giáo trình triết học Mac Lê nin
2. Tập trích những tác phẩm kinh điển
23