Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh Giá, Đo Lường Tác Động Của Các Nhân Tố Trong Chính Sách Tiền Tệ Đến Giá Vàng Là Yêu Cầu Cần Thiết Nhằm Tìm Ra Giải Pháp Kiểm Soát Giá Vàng Tại Thị Trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.49 KB, 53 trang )

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Do đặc điểm lịch sử xã hội của Việt Nam, với chiến tranh kéo dài, nên Vàng có
một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như đối với người dân. Hiện nay, cơ
chế kinh tế thị trường cùng với những bất ổn phát sinh trong quá trình điều hành và
quản lý, thì sự biến động của giá Vàng thể hiện “tình trạng sức khỏe” của nền kinh tế.
Thời gian gần đây, thị trường Vàng tại Việt Nam có những cơn biến động lớn, làm
ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô cũng như tâm lý của người dân. Ngân
Hàng Nhà Nước đã sử dụng nhiều chính sách mang tính hành chính để điều hành thị
trường như: đóng cửa sàn Vàng, cấm kinh doanh Vàng miếng, cấm các ngân hàng
huy động bằng Vàng… Điều này tác động đến tâm lý của dân chúng cũng như giới
kinh doanh và khiến giá Vàng dao động với biên độ lớn. Trong bối cảnh đó, việc
đánh giá, đo lường tác động của các nhân tố trong Chính sách tiền tệ đến giá Vàng là
yêu cầu cần thiết nhằm tìm ra giải pháp kiểm soát giá Vàng tại thị trường Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của chính sách tiền tệ đến giá vàng.

-

Đo lường tác động của các nhân tố (tỷ giá, lạm phát, lãi suất…) trong chính sách
tiền tệ đến giá Vàng tại thị trường Việt Nam.

-

Đề xuất một số giải pháp mang tính chính sách nhằm ổn định thị trường vàng tại
Việt Nam.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-



Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố của chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến giá
Vàng tại Việt Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu: Giá vàng SJC tại Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng để đo lường tương quan giữa

giá vàng trong nước với các nhân tố trong chính sách tiền tệ. Nguồn dữ liệu được lấy

1


theo tháng trong 10 năm, từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2011, thu được 132 quan sát,
và kiểm định qua 3 mô hình: Hồi quy đơn, hồi quy bội và hồi quy bội log-log.
Kết cấu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong 5 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan về mối quan hệ giữa vàng và chính sách tiền tệ tại Việt Nam qua
các giai đoạn.
Chương 2: Những nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và đo lường
Chương 4: Dữ liệu thu thập và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu là cơ sở dự báo giá vàng của dân chúng và giới kinh doanh
khi các nhân tố trong chính sách tiền tệ biến động. Đề tài cũng là cơ sở để Ngân
Hàng Nhà Nước tham khảo khi đưa ra các quy định nhằm quản lý, điều tiết hoạt động
kinh doanh và dự trữ Vàng cho quốc gia.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức, đề tài vẫn còn những hạn chế nhất định,

nhóm tác giả mong nhận được những góp ý từ quý độc giả và các nhà nghiên cứu để
hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VÀNG VÀ CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
1.1. Đặc điểm của Vàng, vai trò của Vàng và mối tƣơng quan với Chính sách tiền
tệ tại Việt Nam
1.1.1. Đặc điểm và tính chất của vàng:
Trong lòch sử phát triển của loài người, kim loại đóng góp một phần không
nhỏ vào sự tiến hóa. Từ thời đại đồ đá, chuyển sang thời đại đồ đồng, kim loại đã
đưa xã hội loài người tiến lên một tầm cao mới. Thế giới kim loại thật đa dạng và
phong phú, trong đó vàng được con người tôn vinh là “vua của các kim loại”.
-Vàng có tên Latinh là Aurum, ký hiệu hóa học là Au. Nguyên tố hóa học
nhóm I thuộc hệ thống tuần hoàn Mendeleep, số thứ tự nguyên tử là 74, nguyên tử
lượng là 196,967. Trong các hợp chất hóa học, số oxy hóa của vàng là +1 và +3.
Khối lượng riêng của vàng là d=19,32g/cm3 ở 20oC. Nhiệt độ nóng chảy là 1060oC.
Nhiệt độ sôi 2950oC. Vàng tinh khiết rất dẻo, người ta có thể dát mỏng được những
lá vàng dày 3m. Vàng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt. Vàng tinh khiết mềm, chòu mài mòn
tốt, có thể dùng móng tay vạch thành vết.
Trong tự nhiên vàng kim loại tồn tại dưới dạng vảy nhỏ lẫn trong đất, cát hay
phân tán trong các mỏ thạch anh. Hàm lượng của vàng trong vỏ Trái Đất khoảng
4,3.10-7 %. Trong nước biển, vàng chiếm một hàm lượng trung bình khoảng 5.10-7
Vàng kim loại không bò đơn axít và đơn hóa chất hòa tan, vàng chỉ hòa tan
trong các trường hợp sau:
+Vàng kim loại tan dễ dàng trong nước cường thủy (hỗn hợp axít HCl và axít
HNO3 tỷ lệ 3:1)
+Vàng kim loại hòa tan chậm trong dung dòch xyanua (NaCN hay KCN) khi

có mặt oxy (O2)
+Vàng kim loại hòa tan trong thủy ngân lỏng (Hg) tạo hỗn hống vàng. Hàm
lượng đạt 15% thì hỗn hống trở nên rắn.

3


+Vàng còn dễ dàng tác dụng với khí clo (Cl2) ở nhiệt độ 150oC, tạo ra những
chất oxy hóa rất mạnh nên dễ dàng dùng các chất khử để giải phóng vàng ra khỏi
hợp chất.
+Nguồn vàng chủ yếu hiện nay được khai thác từ quặng, trong đó mỗi tấn
quặng chỉ có khoảng vài gam vàng. Để khai thác vàng, quặng vàng được đem
nghiền nhỏ, đãi để làm giàu quặng, xyanua hóa, vàng sẽ hòa tan biến thành phức
chất NaAu(CN)2 rồi dùng Zn để giải phóng vàng kim loại.
- Kim loại vàng có vẻ đẹp sáng bóng, sắc vàng rực rỡ choáng ngợp nên được
con người sử dụng để làm đồ trang sức từ những năm trước công nguyên. Hàng ngàn
năm qua, phụ nữ trên thế giới luôn bò ánh sáng của vàng làm mê mẩn. Vì vậy,
ngành nữ trang kim hoàn đã phát triển từ thời rất xa xưa. Bên cạnh đó, vàng nguyên
chất có độ dẻo cao, dễ dát mỏng nên rất thuận lợi cho việc chế tác đồ kim hoà n, các
linh kiện điện tử kể cả các vi mạch.
1.1.2. Quá trình phát triển của vàng
1.1.2.1. Giá trò sử dụng:
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng vàng để làm các đồ tế tự, các pho tượng
thần linh. Dần dần, nghề thủ công mỹ nghệ kim hoàn hình thành và phát triển,
trước hết phục vụ cho các hoạt động tôn giáo và biểu thò quyền lực như các đồ dùng
bằng vàng, các công trình mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc vàng trong các đền chùa,
cung điện, trang sức của vua chúa, hoàng tộc. Khi vàng được khai thác nhiều hơn,
nó được dùng để làm vật trang sức, trang trí, đúc những tượng lưu niệm như : Cúp
bóng đá thế giới …
Ngày nay, vàng còn được dùng trong ngành nha khoa với các công dụng trám

răng, bòt răng, làm răng giả … Trong ngành công nghiệp, vàng được dùng để chế tạo
các linh kiện, thiết bò chính xác trong công nghiệp điện tử, chế tạo dụng cụ quang
học, hàng không vũ trụ …
Và vai trò của vàng thật sự quan trọng trong đời sống con người khi nó mang
hình thái tiền tệ. Lúc đó, vàng có thể được chuyển hóa trực tiếp thành bất cứ hàng

4


hóa nào. Đây mới là động lực để con người không ngừng tìm kiếm, khai thác, chế
tác và tích trữ vàng trên khía cạnh giá trò nhiều hơn khía cạnh giá trò sử dụng.
1.1.2.2. Giá trò của vàng với tính chất tiền tệ:
a/ Thời kỳ trao đổi hiện vật
Thời cổ xưa, loài người sống tập trung trong từng bộ lạc, chủ yếu là săn bắt,
hái lượm rồi đònh cư, nuôi trồng, sản xuất, tự cung tự cấp. Khi xuất hiện nhu cầu trao
đổi cái đang có của mình để lấy cái cần có của người khác, vàng tham gia vào các
cuộc trao đổi hiện vật chỉ thuần tuý với tư cách là một hàng hóa. Nó có giá trò sử
dụng nhất đònh, thỏa mãn những nhu cầu cụ thể trong đời sống sinh hoạt con người
như những loại vật phẩm khác.
Dần dần, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú, quá trình
trao đổi đã xuất hiện một số vật đóng vai trò trung gian trao đổi. Đây là những hàng
hóa thỏa mãn các yêu cầu : phổ biến, giản dò, ở đâu cũng có, ai cũng biết, được mọi
người ưa chuộng, tiện dụng, thông dụng và có thể giữ được lâu ngày … Và các loại
quý kim - đặc biệt là vàng - đã thỏa mãn được những yêu cầu trên nên chúng có giá
trò trao đổi ngày càng cao
b/ Thời kỳ vàng là một loại tiền tệ:
Với những ưu điểm vượt trội hơn những hàng hóa khác được sử dụng là m vật
trung gian trao đổi như:
+ Đồng nhất về chất lượng
+ Dễ chia nhỏ

+ Dễ bảo quản, cất trữ, duy trì giá trò
+ Không quá hiếm nhưng cũng không dồi dào
Nhiều dân tộc đã chọn vàng để làm tiền - biểu hiện giá trò của hàng hóa trong quá
trình trao đổi của xã hội loài người
*Phát hành tiền vàng
Tiền vàng được tiêu chuẩn hóa và được phép lưu hành chính thức. Việc đúc
tiền vàng thể hiện quyền lực của các vua chúa và Nhà Nước, nó biểu thò uy quyền
của từng thời đại và là biểu tượng của mỗi quốc gia. Dân chúng không được tự ý

5


đúc vàng thành tiền vì dễ có sự khác biệt về hình thức, chất lượng, số lượng vàng
chứa trong mỗi đơn vò tiền mà Nhà Nước không thể kiểm soát được. Nhà Nước luôn
kiểm soát việc phát hành và lưu thông tiền vàng, hướng nó tác động vào các mục
tiêu chung của xã hội thời bấy giờ.
* Chức năng của tiền vàng
+Phương tiện thanh toán :
Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, giúp cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa trong xã hội được thuận lợi, dễ dàng,
thúc đẩy trình độ chuyên môn hóa cao và phân công lao động hợp lý giữa các
khu vực.
+ Thước đo giá trò:
Với việc sử dụng một đơn vò thanh toán chung khi quy đònh giá cả, mọi
sự giao dòch được đơn giản hóa rất nhiều, đồng thời còn cho phép thanh toán
với những kỳ hạn nhất đònh.
+Phương tiện tích trữ hữu hiệu :
Tiền vàng đóng vai trò là một loại của cải, tài sản an toàn không
những cho các cá nhân mà cho cả Nhà Nước dưới dạng tài sản quốc gia.
Ngân Hàng Nhà Nước dự trữ bằng tiền vàng nhằm giải quyết các khó khăn

về cán cân thanh toán và đảm bảo giá trò cho những loại tiền tệ khác nhau
đang lưu hành trong nước.
c/ Thời kỳ vàng đóng vai trò bảo đảm giá trò cho các loại tiền tệ khác ngoài
tiền kim loại (tiền vàng, tiền bạc)
Khi nền kinh tế phát triển cao hơn, các ngân hàng cấp cho thân chủ có ký gởi
vàng những tấm biên lai có đặc điểm chia thành nhiều tấm nhỏ có thể đổi ra vàng
tại ngân hàng ký phát hay chuyển nhượng cho người khác. Đây là tiền đề cho sự ra
đời của tiền giấy. Thời gian đầu, khi phát hành tiền giấy, phải chấp nhận một số
điều kiện kiểm soát của nhà nước như sau:
- Điều kiện khả hoán: Số tiền giấy phát hành bất cứ lúc nào cũng có thể đổi
lấy tiền thực (tiền vàng) tại ngân hàng phát hành

6


- Điều kiện dự trữ pháp đònh: để đảm bảo cho điều kiện khả hoán, ngân hàng
phải luôn tồn trữ một số vàng tương ứng số tiền giấy đã phát hành (khoảng 40-60%)
- Những người lãnh đạo ngân hàng được bổ nhiệm với sự phê chuẩn của nhà
nước.
- Ngân hàng phải trả một số thuế trên giá trò số tiền giấy phát hành thặng dư
so với số vàng bảo đảm
- Mỗi khi nhà nước cần tiền, ngân hàng phát hành phải cho vay không lấy lãi.
Đây là giai đoạn vàng đóng vai trò đảm bảo giá trò cho tiền giấy. Đến khi
tiền giấy không còn được chính quyền chấp thuận đổi ra vàng thì vai trò của vàng
có suy giảm đáng kể nhưng vẫn chưa bò loại hẳn ra khỏi các giao dòch thanh toán.
Sau nhiều biến động thăng trầm trong lòch sử, chúng ta đều nhận ra vàng luôn có giá
trò thực sự trong việc bảo toàn vốn, nhất là trong những lúc khó khăn về chính trò,
thiên tai, chiến tranh…
1.2. Những đặc trƣng lớn của Thị trƣờng Vàng tại Việt Nam từ năm 1975 đến
nay, và ảnh hƣởng của từng thời kỳ kinh tế đến giá Vàng

1.2.1. Giai đoạn 1975-1988:
Đây là thời gian cả nước Việt Nam đang đứng trước hàng loạt những khó
khăn như: khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại đất nước trên mọi mặt. Thời
kỳ này, chúng ta thực hiện nền kinh tế tập trung, bao cấp theo mô hình truyền thống
của các nước XHCN. Đặc điểm của nền kinh tế này không tạo được động lực phát
triển, làm suy thoái năng lực sản xuất xã hội, lạm phát gia tăng với tốc độ chóng
mặt, có khi lên đếân 700% khiến cho người dân càng mất tin tưởng vào giá trò đồng
tiền. Thêm vào đó là các chủ trương, chính sách như: đổi tiền, kiểm kê tài sản, kiểm
tra hành chính, điều chỉnh giá bán buôn - bán lẻû… khiến cho người dân luôn hoang
mang lo sợ. Đồng tiền cầm trong tay ngày càng teo tóp dần giá trò nên buộc họ phải
thường xuyên tích trữ vàng. Trong bối cảnh đó vàng nổi lên với vai trò hàng hóa
tiền tệ, là vật đảm bảo giá trò tiền đồng.
Không chỉ riêng người dân mà ngay cả các đơn vò sản xuất kinh doanh của
Nhà Nước cũng xem vàng và dollar là nơi trú ẩn tạm thời tốt nhất cho vốn lưu động

7


khi họ chưa mua được nguyên liệu. Giá của tất cả các loại hàng hóa đều được người
dân nhẩm tính và quy ra vàng. Vì vậy, nhu cầu của vàng và dollar trong giai đoạn
này tăng nhanh. Vàng đóng vai trò dự trữ, tích lũy đối với nhân dân và các tổ chức
tín dụng.
Bên cạnh đó, dù Nhà Nước không công khai thừa nhận vàng làm chức năng
lưu thông, thanh toán tiền tệ nhưng trong thực tế người dân đã trao đổi mua bán
bằng những đơn vò “tiền vàng”. Ví du: mua bán nhà cửa, xe cộ, hàng kim khí điện
máy… Nhất là đối với hoạt động phi mậu dòch và buôn lậu (mà trong thời gian này
xuất hiện rất nhiều do hàng hóa trong nước còn rất ít và hiếm) thì vàng vẫn có giá
trò thanh toán rất mạnh. Đặc biệt là những dòp Tết, cuối năm nhu cầu về vàng tăng
cao gây sức ép đẩy giá vàng lên. Như vậy, trong giai đoạn này ở một khía cạnh nào
đó vàng đã thay tiền đồng đóng vai trò thanh toán - là đơn vò thanh toán.

Trước tình hình đo,ù dù nhà nước không hề có chủ trương cho mua vàng bạc tư
trang nhưng nhu cầu của xã hội luôn cần thiết, do đó mạng lưới kinh doang vàng của
tư nhân đã phát triển bất hợp pháp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm hoạt động kinh
doanh, họ đã làm chủ thò trường vàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù vào thời
điểm này, ở thành phố Hồ Chí Minh đã có các cửa hàng kinh doanh vàng bạc nhưng
do thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, các cửa hàng này luôn hoạt động nằm ngoài thò
trường. Vì vậy, trong giai đoạn này, thò trường vàng thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu
là do tư nhân thao túng và đầu cơ, làm giá. Điều này dẫn đến hậu quả là Nhà Nước
thất thu thuế, không thể kiểm soát được tuổi vàng trên thò trường, khiến cho nhân
dân bò thiệt hại nhiều.
1.2.2. Giai đoạn 1989-1997
Đây là giai đoạn quản lý vàng theo cơ chế kinh tế thò trường dưới sự quản lý
của Nhà Nước. Trước những cơn sốt giá vàng quá mạnh, bắt đầu từ năm 1988 trở đi,
Nhà Nước đã ban hành nhiều quy đònh mới như:
- Tạo điều kiện dễ dàng cho các đơn vò, đòa phương được phép nhập vàng.
- Thừa nhận và cho phép tư nhân – các ngành kinh tế quốc doanh cũng được
kinh doanh vàng.

8


- Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức và cá
nhân dưới dạng vàng khối, thỏi, cục, cốm, lá, vàng tư trang …
- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được quyền cất giữ, vận chuyển hay gửi vàng ở ngân hàng.
…..
Chính từ một loạt các chính sách kinh tế “mở” theo cơ chế thò trường này mà
thò trường vàng - dollar - tiền tệ đã nhộn nhòp và rất sôi động, xuất hiện sự cạnh
tranh ráo riết giữa tư nhân và quốc doanh, giữa quốc doanh và quốc doanh … Các
cửa hàng không ngừng phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng vàng bán ra.

Trong giai đoạn này, một số đơn vò quốc doanh đã phát triển và đa dạng hóa
hoạt động, cải tiến phương thức kinh doanh … tạo được niềm tin đối với khách hàng
như : Công ty vàng bạc đá quý thành phố Hồ Chí Minh (SJC), Công ty vàng bạc đá
quý Phú Nhuận (PNJ). Chính các đơn vò quốc doanh có uy tín này đã góp phần tích
cực vào việc loại trừ tệ nạn thao túng giá vàng và hạn chế được việc hỗn loạn trong
tuổi vàng của thò trường tư nhân. Đặc biệt là sự ra đời của loại vàng miếng nhãn
hiệu “Rồng Vàng” của công ty SJC đã kòp thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội về
dự trữ và thanh toán, góp phần vào việc ổn đònh giá cả thò trường, hạn chế những
cơn sốt giá đột biến khiến thò trường hỗn loạn. Trong thời điểm tư nhân thao túng thò
trường vàng, người dân hoang mang, chỉ tin tưởng tìm mua vàng miếng hiệu Kim
Thành sản xuất từ trước 1975 còn lưu hành trên thò trường, nhưng số lượng rất ít, thì
sự xuất hiện vàng miếng hiệu “Rồng Vàng” do Nhà Nước chòu trách nhiệm về chất
lượng, phân phối, lưu thông … là một chỗ dựa rất đáng tin cậy cho nhân dân. Thêm
vào đó, mẫu mã vàng miếng “Rồng Vàng” rất đẹp, thuận tiện trong giao dòch, cất
trữ đã chiếm ưu thế. Và đặc biệt là hệ thống cửa hàng phân phối dày đặc ở miền
Nam và cả nước đã khiến cho thò phần vàng miếng SJC ngày càng được mở rộng và
đến được với mọi tầng lớp nhân dân. Và cho đến ngày nay, Công ty Vàng Bạc đá
quý thành phố Hồ Chí Minh (SJC) thực sự đã xác lập được thò phần và uy tín trên thò
trường thành phố Hồ Chí Minh và cả nước – thay thế cho nhãn hiệu Kim Thành –
một thời làm chủ thò trường vàng miền Nam và Đông Dương trước năm 1975.

9


Tuy nhiên thời gian này có nhiều thay đổi trong chính sách nhập khẩu vàng,
chủ yếu là sự thay đổi liên tục đơn vò cấp phép nhập khẩu vàng. Lúc thì do ngân
hàng trung ương thông quavụ quản lý ngoại hối chòu trách nhiệm, lúc thì do ủy ban
nhân dân thành phố cấp phép, lúc lại do tổng công ty vàng bạc đá quý Việt Nam …
khiến cho việc nhập khẩu vàng không kòp thời, mất thời cơ. Khi giá vàng quốc tế
thấp thì không được phép nhập, khi giá cao thì không nhập, làm phát sinh cung cầu

giả tạo.
Thêm vào đó, trong giai đoạn này, lượng dollar (USD) của nước ta rất khan
hiếm. Hàng năm, số lượng hàng xuất khẩu để đem ngoại tệ về rất ít nên Nhà Nước
ta lo ngại việc nhập vàng sẽ làm chảy máu ngoại tệ. Do đó, từ năm 1997 , Nhà
Nước ta đã không cấp quota nhập khẩu vàng nữa.
Bên cạnh đó, đây là thời gian chúng ta chuyển tiếp từ cơ chế kinh tế tập
trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế kinh tế thò trường có sự quản lý của Nhà Nước,
hành lang pháp lý và những chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà Nước vẫn chưa
được nhân dân tin tưởng lắm, nên người dân vẫn còn ngại ngần trong việc tiến hành
hoạt động kinh doanh trên cả nước. Tâm lý của người dân trong giai đọan này vẫn
rất ưa chuộng việc tích trữ vàng. Hậu quả chính sách tiền tệ sai lầm của giai đoạn
trước vẫn còn dư âm, khiến người dân luôn núp dưới bóng của vàng. Và vàng vẫn
đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam tuy mức độ đã giảm
nhẹ hơn nhiều so với giai đoạn trước
1.2.3. Giai đoạn 1997- 2007
Từ năm 1997 cho đến nay, tình hình kinh tế của Việt Nam có nhiều bước
chuyển đổi mạnh. Nền kinh tế thò trường có sự điều tiết của Nhà Nước dần đi vào
quỹ đạo chung, GDP hằng năm gia tăng đáng kể, kiềm chế được lạm phát.
Toàn bộ bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam đã đổi khác, nhiều thành phần
kinh tế trong xã hội được khuyến khích mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhiều chính
sách thông thoáng được ban hành cùng với sự kêu gọi đầu tư ở khắp các tỉnh thành
trong cả nước. Hành lang pháp lý dần được mở rộng và

10


đảm bảo cho lợi ích của người đầu tư. Do đó, người dân Việt Nam đã mạnh dạn hơn
trong việc đầu tư kinh doanh, mở rộng hoạt động sản xuất. Tâm lý người dân không
còn bò ám ảnh bởi tốc độ lạm phát chóng mặt như trước, không còn tâm lý mua vàng
cất trữ đề phòng lạm phát. Mà đã biết sử dụng tiền đầu tư vào nhiều lónh vực như :

mua bán bất động sản, đầu tư vào những giấy tờ có giá trò, bỏ vốn sản xuất kinh
doanh … Với sự kiềm giữ tốc độ lạm phát như trên, trong 3 năm từ 1999-2001, gần
như đồng tiền Việt Nam không bò mất giá là bao. Dân chúng đã sử dụng tiền đồng
trong mọi giao dòch mua, bán hàng hóa. Niềm tin của dân chúng vào tiền đồng đã
gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó việc kềm giữ lạm phát ở mức thấp đã có những hiệu
quả tích cực, mặc dù giá vàng trong nước có biến động do ảnh hưởng của giá vàng
thế giới thì cũng không ảnh hưởng đến mức lạm phát trong nước
Qua bảng phân tích trên ta thấy, mức biến động của giá vàng và các hàng
hóa khác trên thò trường Việt Nam là không tương ứng với nhau. Vàng không còn
ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Việt Nam như trước đây nữa. Năm 2000, giá
vàng giảm 1,7% nhưng giá các hàng hoá và dòch vụ khác chỉ giảm có 0,6%, còn
năm 2001, dù giá vàng tăng 5% do ảnh hưởng cuộc khủng bố ngày 11-9 nhưng giá
các hàng hoá và dòch vụ khác chỉ tăng 0,8%. Trong khi đó, năm 2002, giá vàng tăng
19,4% do ảnh hưởng bởi tình hình Mỹ muốn tấn công Iraq thì giá các hàng hoá và
dòch vụ khác cũng chỉ tăng 4%. Nhìn vào chi tiết các tháng trong năm ta cũng không
thấy được sự ảnh hưởng của giá vàng đến nền kinh tế Việt Nam, thể hiện rõ trong
năm 2002, từ tháng 4 trở đi, giá vàng tăng mạnh nhưng giá các hàng hoá và dòch vụ
khác cũng chỉ tăng ở mức rất thấp, không hề có sự đột biến như giá vàng, mặc dù
vào cuối năm, giá cũng chỉ nhích nhẹ lên do bò ảnh hưởng bởi giá xăng dầu thế giới
tăng.
Đặc biệt, từ năm 1997 cho đến năm 2001, Nhà Nước đã ngưng việc cấp quota
nhập khẩu vàng vào Việt Nam, do tư tưởng sợ chảy máu ngoại tệ. Điều này đã
khiến cho hoạt động chuyển vàng lậu từ Campuchia về Việt Nam diễn ra sôi động
mỗi khi có sự chênh lệch giá lớn giữa giá thế giới và giá trong nước, mà Nhà Nước
thì không thể kiểm soát nổi. Tuy nhiên, thò trường trong nước sẽ tự cân đối cung cầu,

11


giá trong nước sẽ dần giảm xuống bằng hoặc thấp hơn giá thế giới thì vàng lậu sẽ

không tuồn về nữa. Chính từ việc không thể quản lý được lượng vàng tuồn về mỗi
đợt chênh lệch giá, cộng thêm việc thất thu thuế do vàng nhập lậu, nên đến năm
2002, Nhà Nước ta đã cho phép cấp quota nhập vàng cho một số đơn vò có đăng ký
kinh doanh vàng.
Tuy nhiên qua khảo sát giá vàng thế giới và giá vàng SJC ở thò trường thành
phố Hồ Chí Minh , chúng ta nhận thấy rằng:
- Chênh lệch giữa giá thế giới và giá trong nước chỉ xảy ra trong thời gian
ngắn
- Tốc độ biến động của giá trong nước thấp hơn so với tốc độ biến động của
giá thế giới
- Từ năm 2002, đã bắt đầu có quota nhập vàng nhưng do chênh lệch giá thế
giới và giá trong nước không nhiều nên mức nhập vàng vẫn rất thấp.
1.2.4. Giai đoạn 2007 đến 2010
Đây là giai đoạn thị trường vàng của Việt Nam biến động nhiều nhất, do có sự ra
đời của các sàn Vàng trên cả nước. Hoạt động giao dịch nhộn nhịp và vượt ngồi tầm
kiểm sốt của cơ quan Nhà Nước. Sàn vàng đầu tiên ra đời vào ngày 25/5/2007, chỉ hơn
một năm sau, thị trường Việt Nam có 7 sàn vàng lớn hoạt động, với khối lượng khớp
lệnh và giá trị giao dịch tăng hơn trước rất nhiều.
Với đặc điểm giao dịch được sử dụng “đòn cân nợ”, nghĩa là khách hàng chỉ cần
ký quỹ 7% thì có thể giao dịch 100%, phần 93% còn thiếu, sàn sẽ cho khách hàng vay
với lãi suất bằng với lãi suất ngân hàng. Với những nét hấp dẫn như vậy, sàn vàng đã
thu hút lượng người tham gia rất lớn và độ nở rộ của các sàn vàng cũng rất nhanh.
Tuy nhiên, đặc điểm giao dịch như trên đã tạo nên lượng cầu về vàng “ảo” trên
thị trường. 93% giao dịch trên tài khoản đã tạo nên áp lực cầu trên thị trường thực, đẩy
giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới rất nhiều.
Cụ thể, trong ngày 17/9/2008, chỉ riêng 4 sàn giao dịch vàng lớn ở Tp.Hồ Chí
Minh đã có số liệu như sau:

12



Bảng 1: Số liệu giao dịch tại sàn vàng ngày 17/9/2008.
Tên sàn vàng

Khối lƣợng khớp lệnh

Giá trị giao dịch (tỷ

(lƣợng)

đồng)

1

ACB Bank

268.300

4.465

2

Việt Á Bank

13.560

228

3


SJC-EXIMBANK

11.100

187

4

Phương Nam Bank

4.150

69

297.110

4.949

Tổng cộng

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
Giá vàng trên sàn xác định bởi lượng mua và bán trên sàn, nhưng nó cũng quyết định
giá vàng ở thị trường tự do bên ngoài sàn. Khi lực cầu về vàng tăng cao, giới kinh
doanh lại gom USD để nhập vàng về, điều này gây xáo trộn trên thị trường ngoại hối.
Bên cạnh đó, thời gian này chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ để quy định rõ quyền
và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch trên sàn vàng. Đã xảy ra rất nhiều tranh
chấp giữa nhà đầu tư và sàn vàng xuất hiện trong quá trình giao dịch ở thời gian này.
Vì những lý do đó, đến tháng 3/2010, Nhà Nước cho đóng cửa hoàn toàn các sàn vàng,
đưa hoạt động kinh doanh vàng ở thị trường Việt Nam trở về với những hoạt động giao
dịch vàng vật chất thuần túy.

1.2.5. Giai đoạn 2011 đến nay
Giai đoạn 2011 đến nay, thị trường Vàng đã được Nhà Nước quản lý chặt chẽ bằng
Nghị Định 24/2012/NĐ-CP. Theo đó, mọi hoạt động về giao dịch Vàng đều bị hạn chế.
Sàn Vàng đóng cửa, nguồn cung Vàng ra thị trường chỉ do Nhà Nước đảm nhận bằng
các đợt đấu thầu, đưa vàng ra thị trường. Hoạt động mua và bán vàng miếng chỉ do một
số đơn vị đảm nhiệm, hệ thống cửa hàng vàng dày đặc từ Bắc chí Nam chỉ được giao
dịch nữ trang, không giao dịch vàng miếng. Hoạt động kinh doanh vàng được Nhà
Nước kiểm soát nghiêm ngặt, vàng được xem như hàng hóa đặc biệt, chịu sự chi phối
của Nhà Nước. Hàng loạt các công ty sản xuất vàng miếng phải đóng cửa xưởng sản
xuất, bỏ dỡ thương hiệu đang xây dựng và chấm dứt mua bán những loại vàng miếng
khác, ngoại trừ SJC.

13


Cụ thể là từ sau Nghị Định 24 ban hành vào năm 2012, thị trường vàng tại Việt
Nam có những thay đổi lớn. Hàng loạt các thương hiệu vàng miếng phải đóng cửa như
vàng Phượng Hoàng của PNJ, Vàng Bông Lúa của Ngân hàng ACB, Vàng AAA của
Ngân Hàng Agribank hay Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu. Trên thị
trường chỉ giao dịch duy nhất một loại vàng SJC do Ngân Hàng Nhà Nước quản lý mọi
mặt, từ nguồn cung ra thị trường, cho đến giá cả các phiên đấu thầu. Hoạt động kinh
doanh thị trường vàng miếng được Nhà Nước kiểm soát chặt chẽ. Ngân hàng Nhà nước
tổ chức cung cấp vàng ra thị trường qua các phiên đấu thầu công khai, tùy vào tình hình
cung cầu trên thị trường.
Tóm lại: Từ sau năm 1975 đến nay, thị trường vàng Việt Nam đã có những bước
chuyển biến dài, với những dấu mốc quan trọng, đánh dấu vị trí và vai trò quan trọng
của vàng trong nền kinh tế Việt Nam. Tùy vào đặc điểm của mỗi thời kỳ kinh tế khác
nhau mà giá vàng tại thị trường Việt Nam biến động, phản ánh tình hình của mỗi thời
ký khác nhau. Việc tham gia điều tiết và kiểm soát thị trường vàng của Nhà Nước là
cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ, chính sách nào để điều hành thị trường thì

cần phải có nhiều thông tin cụ thể và chính xác hơn.

14


Chƣơng 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết về giá cả
Để nghiên cứu biến động của giá vàng và mức độ tác động của các nhân tố trong
chính sách tiền tệ, tác giả nghiên cứu khung lý thuyết hình thành giá cả hàng hóa
nói chung và giá cả vàng nói riêng. Nhóm tác giả sử dụng lý thuyết về cung cầu
hàng hóa để giải thích cho sự hình thành giá vàng tại thị trường Việt Nam.
2.1.1. Lý thuyết về cầu:
2.1.1.1. Khái niệm cầu:
Cầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó mà người tiêu dùng muốn mua vả
có khả năng mua, sẵn sảng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất
định.
2.1.1.2. Lượng cầu:
Lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng mua tại một mức giá nhất định
với các yếu tố khác không đổi.
Chúng ta có thể biểu diễn mối tương quan giữa giá và lượng cầu bằng đồ thị.
Hình dưới đây minh họa đường cầu giản đơn nhất.
Hình 1: Biểu đồ minh họa đƣờng cầu đơn giản

P
P1
P2

Q1


2.1.1.3.

Q2

Q

Các nhân tố ảnh hƣởng tới cầu

a/Tác động của giá tới lượng cầu
*Đường cầu: Là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và
lượng cầu trên trục tọc độ.
*Luật cầu: Với hàng hóa thông thường, khi giá cả tăng thì lượng
cầu giảm và ngược lại.

15


b/ Tác động của các yếu tố khác tới cầu
*Thu nhập
*Thị hiếu
*Giá của hàng hoá liên quan
*Quy mô thị trường
*Cơ chế chính sách của nhà nước
2.1.1.4.Hàm cầu
*Khái niệm: Hàm cầu là một hàm số biểu diền mối quan hệ giữa lượng cầu và các
nhân tố ảnh hưởng tới cầu
Qua nghiên cứu các yếu tố của cầu, chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa
lượng cầu đối với hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng dưới dạng hàm số tổng quát sau:
Q Dx = f (PX, PY, Pz, I, Ntd, CP, E...)
Trong đỏ:

Q Dx :Lượng cầu đối với hàng hoá X
PX : Giá của lượng hàng hoá X
Py :Giá của lượng hảng hoá Y
PZ : Giá của lượng hàng hoá Z
I: Thu nhập của người tiêu dùng
Ntd :SỐ lượng người tiêu dung
CP: Các chính sách vĩ mô
E : Kỳ vọng của người tiêu dùng
2.1.2. Lý thuyết về cung:
2.1.2.1. Khái niệm cung:
Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mả người sản xuất muốn bán và có khả
năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định
2.1.2.2. Lượng cung:
Lượng cung là số lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp muốn bán tại một mức
giá đã cho với các yếu tố khác không đổi.
2.1.2.3.Đường cung: Đường cung lả đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng
cung và giá cả trên một trục toạ độ.

16


Hình 2: Biểu đồ minh họa đƣờng cung đơn giản

P
P1
P2

Q2

Q1


Q

2.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung
* Tác động của giá đến lượng cung
Giá cả và lượng cung có mối quan hệ tỷ lệ thuận, giá tăng thì cung tăng, giá giàm
thì cung giảm với khả năng sản xuất không thay đổi.
* Tác động của các yếu tố khác đến cung
+ Công nghệ sản suất
+ Giá cả các yếu tố đầu vào
+ Chính sách thuế
+ Số lượng người sản xuất
+ Số lượng người lao động
+ Các kỳ vọng
2.1.2.5. Hàm cung
Khái niệm: Hàm số cung là hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và các
nhân tố ảnh hưởng đến cung.
Chúng ta biểu diễn mối quan hệ giữa cung và yếu tố khác dưới dạng tổng quát sau:
QSX=f (PX , Pi, Nsx, CN,Cp, E..)
Trong đỏ:
QSX : là lượng cung hàng hoá X
PX : là giá của X
Pi : là giá của yếu tố đẩu vào
Nsx : là số lượng người sản xuất
CN : là công nghệ của máy móc thiết bị

17


Cp : Là cơ chế chính sách của nhả nước

E : Kỳ vọng của doanh nghiệp trong tương lai
2.1.3. Cân bằng thị trƣờng
2.1.3.1.

Khái niệm điềm cân bằng: cân bằng là một trạng thái của thị
trường mà ở đó lượng cung bằng với lượng cầu, xác định mức
giá cả chung gọi là giá cả thị trường.
Tác động qua lại giữa cung và cẩu xác định giá cả và sản lượng
hàng hoá, dịch vụ được mua và bán trên thị trường. Đường cẩu
cho biết lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua tại các
mức giá khác nhau và đường cung cho biết số lượng hàng hóa
mà các doanh nghiệp muốn bán tại các mức giá khác nhau. Khi
tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán
một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rẳng thị
trường trong trạng thái cân bằng. Đó là trạng thái mà cả người
mua và người bán đều không thích thay đổi hành vi của họ. Mức
giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của
họ được gọi lả mức giá cân bằng. Sản lượng được mua và bán
tại mức giá cân bằng gọi là lượng cân bằng.

Mô hình cân bằng cung cầu thị trường
Hình 3: Biểu đồ minh họa cân bằng cung cầu trên thị trƣờng

P

D

S

E

P1

Q1

Q

Xác định cân bằng thị trường bằng toán học
Chúng ta có thề xác định cân bằng thị trường bằng công cụ toán học nhờ việc sử
dụng phương trình cung cầu;

18


Qs = QD
Giải phương trình, ta thu được giá trị cân bằng và sản lượng cân bằng
2.2. Chính sách tiền tệ và những nhân tố trong chính sách tiền tệ
2.2.1. Định nghĩa chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của Ngân hàng Trung Ương để
hướng tới một lãi suất mong muốn nhằm mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế.
2.2.2. Phân loại chính sách tiền tệ
Tùy vào mục tiêu mà người ta chia chính sách tiền tệ thành các loại như sau:
Bảng 2: phân loại chính sách tiền tệ theo mục tiêu
Chính sách tiền tệ

Biến số tác động

Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu lạm phát


Lãi suất của nợ qua đêm

Cố định tỷ lệ lạm phát

Mục tiêu mức giá

Lãi suất của nợ qua đêm

Cố định mức giá

Tổng cung tiền

Tốc độ tăng cung tiền

Cố định tỷ lệ lạm phát

Cố định tỷ giá

Tỷ giá

Tỷ giá

Bản vị vàng

Giá vàng

Lạm phát thấp đo bằng giá vàng

Chính sách tổng hợp


Lãi suất

Tỷ lệ thất nghiệp + Lạm phát

2.2.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ gồm có 6 công cụ sau:
2.2.3.1.Công cụ tái cấp vốn
Đây là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng
thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung
ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo
bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
2.2.3.2.Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Là tỷ lệ giữa số lượng giữ lại trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh
khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.

19


2.2.3.3.Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Là hoạt động của Ngân hàng Trung ương trong việc mua bán giấy tờ có giá ngắn
hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối
lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín
dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
2.2.3.4. Công cụ lãi suất tín dụng
Đây là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi
suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể
làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi
suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân
hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời
kỳ nhất định.

2.2.3.5.Công cụ hạn mức tín dụng
Đây là công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung
ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức
tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương
mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
2.2.3.6.Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó
vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ
giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất
nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động
một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài
chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về
thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay
đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền
kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.

20


2.3. Phân biệt giữa giao dịch vàng vật chất và vàng tài khoản
2.3.1. Giao dịch Vàng vật chất
Giao dịch vàng vật chất là hình thức mua bán vàng thông thường, có sự xuất
hiện của hàng hóa (ở đây là vàng) và tiền trao đổi. Khối lượng và số tiền giao
dịch đúng bằng với khối lượng hàng hóa xuất hiện và tính theo giá cả thị
trường. Ở Việt nam, giao dịch vàng vật chất thường sử dụng giá vàng trong
nước niêm yết tại thời điểm giao dịch để tính toán.
Hầu hết các giao dịch vàng được phép hoạt động tại Việt nam là giao dịch
vàng vật chất.
2.3.1. Giao dịch vàng tài khoản
Giao dịch vàng tài khoản là hình thức mua bán không có sự xuất hiện của

hàng hóa (ở đây là vàng), nhưng dùng đơn vị là vàng để quy đổi và tính toán
giá trị tiền trao đổi trên một tài khoản. Mọi giao dịch vàng tài khoản đều sử
dụng phần mềm chuyên dụng, tính toán trên số dư tài khoản và có một vài
điều khoản được quy ước riêng giữa 2 bên mua bán như: mở tài khoản, số
tiền đặt cọc, mức ký quỹ ban đầu, mức ký quỹ duy trì... Ở Việt nam, từ năm
2007-2010, với sự xuất hiện của sàn vàng, giao dịch vàng tài khoản dùng giá
vàng trong nước niêm yết trên thị trường để giao dịch. Khi không còn sàn
vàng, hầu hết các giao dịch vàng tài khoản đều sử dụng giá vàng thế giới để
giao dịch. Từ sau năm 2010, giao dịch vàng tài khoản không được cho phép
hoạt động chính thức tại Việt Nam.
2.4. Những nghiên cứu về biến động giá vàng
Vàng có một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế, nên khi đề cập đến vàng, nhiều
tác giả trong nước và ngoài nước đã nghiên cứu về biến động của giá vàng. Theo các
tác giả trong và ngoài nước, giá vàng biến động phụ thuộc vào các nhân tố của chính
sách tiền tệ chủ yếu như: giá vàng thế giới, tỷ giá, lạm phát, lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Khi đề cập đến giá vàng thế giới tác động đến giá vàng trong nước, tác giả Ký Viet
Tran (2009) đã sử dụng mô hình SVAR để đo lường tác động của những cú sốc giá
vàng có liên quan đến tỷ giá và lạm phát trong nước. Kết quả cho thấy có sự tương
quan giữa giá vàng trong nước với tỷ giá và lạm phát. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này,

21


tác giả không chỉ đo lường các nhân tố của chính sách tiền tệ mà tác giả đo lường tác
động của các nhân tố trong chính sách tiền tệ với nhau, và giá vàng tác giả sử dụng ở
đây là mức chênh lệch của giá vàng trong nước và thế giới. Vì vậy, trong nghiên cứu
này chưa thấy rõ được tác động của các biến lạm phát và tỷ giá đến giá vàng, dù có đưa
ra bằng chứng là có sự tương quan.
Năm 2004, tác giả Vuong Quan Hoang đã phân tích giá vàng và tỷ giá USD tại thị
trường Việt Nam. Tác giả đã sử dụng mô hình ARMA-GARCH để ước lượng chuỗi dữ

liệu thời gian từ đầu năm 1998 đến tháng 5/2004. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác
giả nghiên cứu những nhân tố tác động đến cả vàng và USD, chứ không chỉ tập trung
vào các yếu tố tác động đến vàng.
Trong khi đó, vào năm 2011- TS Nguyễn Minh Phong-TS Nguyễn Thị Kim Nhã
trong bài “Kinh doanh vàng trong thời lạm phát” ở Tạp chí Thị Trường Tài Chính Tiền
Tệ số 8 ngày 15/4/2011- cho rằng giá vàng chịu tác động của: giá thế giới, lạm phát, sự
suy giảm lòng tin vào thị trường nên làm tăng tâm lý tích trữ của người dân. Ở đây, các
tác giả sử dụng phương pháp định tính, thống kê mô tả để lý luận tại thị trường Việt
Nam. Vì vậy nên kết quả chưa có số liệu cụ thể.
Cũng trong năm 2011- TS.Nguyễn Đại Lai trong bài “Bình luận và đề xuất giải
pháp ổn định tỷ giá” ở Tạp chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ số 6 ngày 15/3/2011- cho
rằng giá vàng tăng không phải do mãi lực tăng mà tăng theo giá thế giới, theo giá USD
và theo kỳ vọng lạm phát.
Khi đề cập đến giá vàng tại Việt Nam - Ông Đinh Nho Bảng – Phó chủ tịch kiêm
Tổng Thư Ký Hiệp Hội kinh Doanh Vàng Việt Nam cho rằng: giá vàng Việt Nam bị tác
động bởi: giá vàng thế giới, lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỷ giá và cơ chế điều hành
xuất nhập khẩu vàng phải có giấy phép hiện nay.
Trên đây là những nghiên cứu của các tác giả Việt Nam có liên quan đến đề tài.
Trên thế giới, cũng có nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở các quốc gia khác nhau như:
Ganesh Mani and Srivyal Vuyuri khi nghiên cứu về giá vàng ở Ấn Độ, đã dùng
phương pháp hồi quy với số liệu theo năm từ 1996 đến 2002 và lấy log đối với các biến
phân tích. Kết quả hồi quy như sau: giá vàng tại Ấn Độ có ảnh hưởng bởi các nhân tố
sau đây: lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỷ giá, thị trường chứng khoán, giá vàng thời kỳ
trước, giá kim loại bạc và các sự kiện làm ảnh hưởng đến giá vàng.

22


Khi phân tích về giá vàng -Christophe Faugère- Assistant Professor of Finance
School of Business, University at Albany trong bài “The Price of Gold – A Global

Required Yield Theory” cho rằng biến động của giá vàng bị ảnh hưởng bởi các nhân
tố: Tỷ lệ tăng của GDP, Tỷ giá, Lạm phát….
- Dr.Sindu – Associate Professor, School of Management Studies, Jawaharlal
Nebru Technological University Hyderabad, India (2013) nghiên cứu từ năm 2006 đến
2011 đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Ấn Độ, bao gồm: tỷ giá, giá dầu,
lạm phát và repo rate. Tác giả đã dùng ANOVA để tìm ra tác động của từng nhân tố
đến giá vàng tại Ấn Độ. Kết quả là tại Ấn Độ, giá dầu và lạm phát có quan hệ cùng
chiều với giá vàng, Tỷ giá có quan hệ nghịch chiều với giá vàng và repo thì có giai
đoạn quan hệ cùng chiều, và có giai đoạn quan hệ nghịch chiều.
2.5. Xác định hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Từ những nghiên cứu của các tác giả trên, nhóm tác giả nhận thấy ở Việt Nam, các
nghiên cứu chủ yếu mang tính định tính, những lý luận được đưa ra là kết quả của
kinh nghiệm theo dõi và quan sát từ thị trường. Những nghiên cứu mang tính định
lượng của tác giả trong nước, thì không có nghiên cứu nào dành riêng cho giá vàng,
mà chỉ ước lượng giá vàng như một nhân tố trong mô hình. Bên cạnh đó, những
nghiên cứu của nước ngoài mang tính định lượng nhiều hơn, các tác giả dùng các
công cụ thống kê để đo lường cụ thể. Vì vậy nhóm tác giả tìm hiểu các nhân tố của
chính sách tiền tệ tác động đến giá vàng của thị trường Việt Nam được đo lường
bằng phương pháp định lượng. Cụ thể là đo lường tác động của các nhân tố trong
chính sách tiền tệ như: lạm phát, tỷ giá, lãi suất…đến giá vàng tại thị trường Việt
Nam.

23


Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐO LƢỜNG
3.1. Mô hình kinh tế lƣợng sử dụng
Từ những phân tích về cơ chế hình thành giá ở trên, tác giả sử dụng phương
pháp định lượng để đo lường tác động của các nhân tố đến giá vàng tại thị
trường Việt Nam.

Khi đo lường tác động của các nhân tố, tác giả đề xuất sử dụng mô hình hồi quy
bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng với những kiểm định trong mô hình
OLS (Ordinary Least Squares – Bình phương bé nhất). Ở đây chúng ta xét giá
vàng trong nước biến động nhiều hay ít do tác động của các nhân tố sau đây:
-Giá vàng thế giới (Goldworld): phần lớn lượng vàng lưu thông trên thị trường
Việt Nam hiện hay là từ nguồn nhập khẩu, sản lượng vàng khai thác trong nước
rất ít và nhỏ giọt, chất lượng vàng thu được không cao. Hiện nay ở Việt Nam có
1 số mỏ vàng nhỏ nằm rải rác khu vực miền Trung như: mỏ vàng Bồng Miêu
(Quảng Nam),.. Hằng năm, nhà nước đều nhập vàng để lưu thong và cân đối
cung cầu trên thị trường. Vì vậy, giá vàng Việt Nam bám rất sát giá vàng thế
giới.
Tuy nhiên, khi vàng thế giới được nhập vào thị trường Việt Nam, thì với tác
động của một số nhân tố khác trong nước, khiến cho giá vàng biến động có độ
chênh lệch so với giá vàng thế giới. Có những thời điểm giá vàng trong nước còn
biến động ngược chiều so với giá vàng thế giới với những biên độ rất lớn.
Như vậy, bên cạnh việc bám theo giá vàng thế giới, dựa vào những phân tích từ
khung lý thuyết và vị trí của vàng trong nền kinh tế Việt Nam, nhóm tác giả ước
lượng các nhân tố khác có thể tác động đến giá vàng trong nước như sau:
-Tỷ giá USD so với VN (EXR: exchange rate): đây là nhân tố tác động rất lớn
vì muốn nhập khẩu vàng, các doanh nghiệp hay Ngân Hàng Nhà Nước phải sử
dụng đồng USD để nhập vàng. Và vì vàng có giá trị lớn, nên mỗi khi cần nhập
vàng, thì xuất hiện một mức cầu lớn về USD trên thị trường ngoại tệ. Điều này
tạo áp lực lên thị trường USD. Và vì vậy, tỷ giá USD cũng tác động đến giá vàng
trong nước.
- Lạm phát (CPI): Khi lạm phát tăng cao, giá trị của tiền đồng bị giảm đi, người
ta lại tìm đến vàng để mong bảo toàn giá trị cho số tài sản của mình. Vì vậy, nên
lạm phát cũng tác động đến giá vàng tại thị trường Việt Nam.

24



- Lãi suất tiền gửi ngân hàng: Khi cất trữ tài sản, kênh gửi tiền ngân hàng có
độ rủi ro cũng thấp nên kênh này thu hút tiền gửi của dân chúng nếu lãi suất hy
động tăng cao. Ngược lại, khi lãi suất giảm thấp, khi cân đối với lạm phát thì
không hiệu quả, lúc này người dân nghĩ đến việc giữ tài sản dưới hình thức mua
vàng để đảm bảo giá trị. Và như thế, sự biến động của tiền gửi ngân hàng ảnh
hưởng đến già vàng ở thị trường trong nước.
Khi đề cập đến giá vàng, có rất nhiều nhân tố bên ngoài, cả khách quan lẫn chủ
quan cùng tác động đến giá vàng, ví dụ như:
+Chính trị: một tác động nhỏ của chính trị cũng làm giá vàng thay đổi, ví dụ:
Khi Trung Quốc đem giàn khoan Hải Dương vào cắm ở vùng biền của Việt
Nam, gây mâu thuẫn trong quan hệ giữa 2 nước, thì giá vàng tại Việt Nam cũng
thay đổi mức độ lớn.
+Thị trƣờng bất động sản: Việc chuyển đổi tài sản tích lũy của người dân Việt
Nam dưới dạng vàng hay bất động sản, thay đổi tùy tình hình. Nếu thị trường bất
động sản sôi nổi, người ta lại bán vàng và mua bất động sản, nhưng khi thị
trường bất động sản đóng băng, người ta lại muốn nắm giữ bằng vàng. Vì có mối
tương quan như vậy, nên thị trường bất động sản cũng có ảnh hưởng đến thị
trường vàng.
Như vậy, có nhiều nhân tố cùng tác động đến giá vàng, nhưng trong giới hạn của
bài viết này, tác giả chỉ đo lường tác động của các nhân tố trong chính sách tiền
tệ tác động đến già vàng. Vì vậy, nhóm tác giả đã sử dụng các biến sau đây để
đưa vào mô hình phân tích.
Cụ thể mô hình được diễn giải như sau:
Giá vàng trong nước (Giavang) là một phương trình bao gồm 4 biến độc lập sau:
giá vàng thế giới, tỷ giá USD, lãi suất tiền gửi và lạm phát.
Giavang = f(goldworld, exr, cpi, lendrate)
-

Đề xuất mô hình kinh tế lượng tương ứng:

Giavang = β0 + β1 goldworld + β2 exr + β3 cpi + β4 lendrate
Để đo lường tác động của 4 biến độc lập goldworld, exr, cpi và lendrate lên biến

phụ thuộc giavang, nhóm tác giả viết phương trình tương quan giữa các biến, kiểm định
mô hình bằng các phương pháp: hồi quy đơn, hồi quy bội và hồi quy lấy log.

25


×