Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẮT TỈA VÀ SỬ DỤNG KẾT HỢP DẦU KHOÁNG VỚI MỘT SỐ CHẾ PHẨM NÔNG DƯỢC LÊN CÔN TRÙNG GÂY HẠI DƯA HẤU TẠI TP. CẦN THƠ VỤ XUÂN HÈ, 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.64 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

Năm học: 2005-2006

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẮT TỈA VÀ SỬ
DỤNG KẾT HỢP DẦU KHOÁNG VỚI MỘT SỐ
CHẾ PHẨM NÔNG DƯỢC LÊN CÔN TRÙNG
GÂY HẠI DƯA HẤU TẠI TP. CẦN THƠ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần
@ Tài
học tập và nghiên cứu
VỤThơ
XUÂN
HÈ,liệu
2005

PHẠM NGUYỄN MINH TRUNG
HUỲNH THỊ MỘNG TIỀN

Luận văn kỹ sư
Chuyên ngành: Trồng trọt - Nông học

Cần Thơ 2/2006


MỤC LỤC
Trang
Danh sách hình
Danh sách bảng


Danh sách chữ viết tắt
Tóm lược
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................... 3
1.1

Nguồn gốc và đặc tính chung của cây dưa hấu ...................................... 3

1.1.1

Nguồn gốc, và sự phân bố ..................................................................... 3

1.1.2

Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và trong nước ........................ 3

1.1.3

Giá trị dinh dưỡng .................................................................................. 3

1.4

Đặc tính thực vật .................................................................................... 4

1.1.4.1

Rễ ........................................................................................................... 4

1.1.4.2

Thân ...................................................................................................... 5


Trung
tâm Lá
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
1.1.4.3
..........................................................................................................
5 cứu
1.1.4.4

Hoa ......................................................................................................... 5

1.1.4.5

Trái ......................................................................................................... 6

1.1.4.6

Hạt ......................................................................................................... 6

1.1.5

Điều kiện ngoại cảnh ............................................................................. 6

1.1.5.1

Nhiệt độ ................................................................................................. 6

1.1.5.2


Ẩm độ .................................................................................................... 6

1.1.5.3

Ánh sáng ................................................................................................ 7

1.1.5.4

Đất ......................................................................................................... 7

1.1.5.5

Nước ...................................................................................................... 8

1.1.6

Các thời kỳ sinh trưởng ......................................................................... 9

1.1.6.1

Thời kỳ tăng trưởng ............................................................................... 9

1.1.6.2

Thời kỳ ra hoa kết trái ........................................................................... 9

1.1.6.3

Thời kỳ phát triển trái .......................................................................... 10



1.2

Một số côn trùng gây hại chính trên dưa hấu ...................................... 10

1.2.1

Bù lạch ................................................................................................. 10

1.2.1.1

Phân bố và kí chủ ................................................................................ 10

1.2.1.2

Đặc điểm hình thía và sinh học ........................................................... 11

1.2.1.3

Tập quán sinh sống và cách gây hại .................................................... 12

1.2.1.4

Biện pháp phòng trị ............................................................................. 12

1.2.2

Sâu ăn tạp ............................................................................................. 13

1.2.2.1


Phân bố và kí chủ ................................................................................ 13

1.2.2.2

Đặc điểm hình thía và sinh học ........................................................... 13

1.2.2.3

Tập quán sinh sống và cách gây hại .................................................... 14

1.2.2.4

Biện pháp phòng trị ............................................................................. 14

1.2.3

Sâu xanh ăn lá....................................................................................... 14

1.2.3.1

Phân bố và kí chủ ................................................................................ 14

1.2.3.2

Đặc điểm hình thái và sinh học ........................................................... 15

1.2.3.3
quán
sinhĐH

sốngCần
và cách
gây @
hại Tài
....................................................
15 cứu
Trung
tâm Tập
Học
liệu
Thơ
liệu học tập và nghiên
1.2.3.4

Biện pháp phòng trị ............................................................................. 16

1.2.4

Nhện đỏ ................................................................................................ 16

1.2.4.1

Phân bố và kí chủ ................................................................................ 16

1.2.4.2

Đặc điểm hình thái và sinh học ........................................................... 16

1.2.4.3


Tập quán sinh sống và cách gây hại .................................................... 17

1.2.4.4

Biện pháp phòng trị ............................................................................. 17

1.2.5

Rầy mềm .............................................................................................. 18

1.2.5.1

Phân bố và kí chủ ................................................................................ 18

1.2.5.2

Đặc điểm hình thía và sinh học ........................................................... 18

1.2.5.3

Tập quán sinh sống và cách gây hại .................................................... 18

1.2.5.4

Biện pháp phòng trị ............................................................................. 19

1.3

Các kết quả nghiên cứu về biện pháp cắt tỉa trên dưa hấu .................. 20


1.4

Một số hoạt chất phòng trừ côn trùng gây hại trên dưa hấu ................ 21

1.4.1

Alpha cypermethrin ............................................................................. 21


1.4.2

Acetamiprid ......................................................................................... 22

1.4.3

Abamebtin ........................................................................................... 22

1.4.4

Dầu khoáng .......................................................................................... 24

Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................... 27
2.1

Phương tiện .......................................................................................... 27

2.2

Phương pháp ........................................................................................ 27


2.2.1

Bố trí thí nghiệm .................................................................................. 27

2.2.2

Kỹ thuật canh tác ................................................................................. 30

2.2.3

Thu thập số liệu ................................................................................... 32

2.3

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 34

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 36
3.1

Ghi nhận tổng quát ............................................................................... 36

3.2

Tình hình sâu hại .................................................................................. 36

3.2.1

Bù lạch .................................................................................................. 36

3.2.2

xanh
...............................................................................................
38 cứu
Trung
tâmSâu
Học
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
3.2.3

Sâu ăn tạp .............................................................................................. 40

3.2.4

Nhện đỏ ................................................................................................. 42

3.2.5

Rầy mềm ............................................................................................... 44

3.3

Tình hình tăng trưởng ........................................................................... 47

3.3.1

Chiều dài thân chính ............................................................................. 47

3.3.2


Số lá/thân chính .................................................................................... 48

3.4

Thành phần năng suất ........................................................................... 50

3.4.1

Trọng lượng trái .................................................................................... 50

3.4.2

Trọng lượng dây khô ............................................................................ 51

3.5.

Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế .............................................. 52

3.6

Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 55

3.6.1

Tổng chi ................................................................................................ 55

3.6.2

Tổng thu ................................................................................................ 55


3.6.3

Lợi nhuận .............................................................................................. 56


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 61
4.1

Kết luận ................................................................................................. 61

4.2

Đề nghị .................................................................................................. 61

Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 62
Phụ lục

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tựa bảng
Trang
2.1
Tổ hợp 10 nghiệm thức thí nghiệm dưa hấu tại TP Cần Thơ, 3 –
27
5/2005
3.1
Mật số bù lạch/dây chính của dưa hấu ở biện pháp ngắt đọt và xử

36
lý thuốc tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.2
Mật số sâu xanh/dây của dưa hấu ở biện pháp ngắt đọt và xử lý
39
thuốc tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.3
Mật số sâu ăn tạp/dây của dưa hấu ở biện pháp ngắt đọt và xử lý
41
thuốc tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.4
Mật số nhện đỏ/dây của dưa hấu ở biện pháp ngắt đọt và xử lý
43
thuốc tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.5
Tỉ lệ thiệt hại và chỉ số thiệt hại của rầy mềm trên dưa hấu ở biện
46
pháp ngắt đọt và xử lý thuốc tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005.
47
3.6
Chiều dài thân chính của dưa hấu ở biện pháp ngắt đọt và xử lý
thuốc tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005.
Số lá thân chính của dưa hấu ở biện pháp ngắt đọt và xử lý thuốc
49
tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.8
Trọng lượng trái và trọng lượng khô của rễ, thân, lá dưa hấu ở
50
biện pháp ngắt đọt và xử lý thuốc tại TP Cần Thơ, tháng 3Trung tâm5/2005
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.9
Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của dưa hấu ở biện pháp
53
ngắt đọt và xử lý thuốc tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.10 Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa hấu áp dụng biện pháp cắt tỉa
55
và sử dụng kết hợp dầu khoáng với một số chế phẩm nông dược
lên một số côn trùng gây hại dưa hấu tại TP. Cần Thơ, tháng 3 –
5/2005
3.7


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tựa hình
Trang
2.1
Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của biện pháp ngắt đọt và
29
sử dụng chế phẩm nông dược để kiểm soát dịch hại trên dưa hấu
trong vụ xuân hè 2005”
3.1
Mật số bù lạch/dây chính của dưa hấu ở biện pháp ngắt đọt và
37
xử lý thuốc tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005.
3.2
Mật số sâu xanh qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa hấu tại
40
TP. Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.3

Mật số sâu ăn tạp qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa hấu tại
42
TP. Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.4
Mật số nhện đỏ qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa hấu tại
44
TP. Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.5
Biến động tỷ lệ thiệt hại của rầy mềm qua các giai đoạn sinh
45
trưởng của dưa hấu tại TP. Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.6
Biến động chỉ số thiệt hại của rầy mềm qua các giai đoạn sinh
46
trưởng của dưa hấu tại TP. Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.7
Chiều dài thân chính của dưa hấu qua các giai đoạn sinh trưởng
48
tại TP. Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.8
Số lá/thân chính của dưa hấu qua các giai đoạn sinh trưởng tại
49
Trung tâmTPHọc
ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
Cần liệu
Thơ, tháng
3-5/2005
3.9
Trọng lượng trái dưa hấu ở biện pháp cắt tỉa và xử lý thuốc tại

51
TP. Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.10 Trọng lượng khô của rễ, thân, lá dưa hấu ở biện pháp ngắt đọt và
52
xử lý thuốc tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.11 Năng suất lý thuyết của dưa hấu ở biện pháp ngắt đọt và xử lý
53
thuốc tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005
3.12 Năng suất thực tế dưa hấu ở biện pháp ngắt đọt và xử lý thuốc
54
tại TP Cần Thơ, tháng 3-5/2005

cứu


Phạm Nguyễn Minh Trung. Huỳnh Thị Mộng Tiền. 2006. Ảnh hưởng của biện pháp
cắt tỉa và sử dụng kết hợp dầu khoáng với các chế phẩm nông dược lên côn trùng gây
hại trên dưa hấu, tại Cần Thơ, Xuân Hè 2005. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt –
Nông học. Khoa Nông Nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGs. Ts. Trần Văn Hai.

TÓM LƯỢC
Nhằm giúp nông dân đạt năng suất, lợi nhuận cao, bên cạnh hạn chế sử dụng
phân hoá học khi trồng dưa hấu, đề tài “Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa và sử dụng
kết hợp dầu khoáng với các chế phẩm nông dược lên côn trùng gây hại trên dưa hấu tại
Cần Thơ, vụ Xuân Hè 2005” được thực hiện tại Phường Long Tuyền, Quận Bình Thủy,
Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ, trong đó lô chính
TrungThành
tâmphố
Học

liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
gồm hai biện pháp ngắt đọt và không ngắt đọt và lô phụ gồm năm biện pháp phun
thuốc trừ sâu (dầu khoáng DS 98,8 EC, dầu khoáng DS 98,8 EC kết hợp với Abatimec
1,8 EC, dầu khoáng DS 98,8 EC kết hợp với Mospha 80 EC, dầu khoáng DS 98,8 EC
kết hợp với Abatimec 1,8 EC phun xen kẽ với Mospha 80 EC và đối chứng không
phun thuốc), ba lần lặp lại, với giống dưa hấu Bảo Long, kết quả thí nghiệm cho thấy:
Hiệu quả của biện pháp ngắt đọt: trồng dưa hấu trên màng phủ khi có áp dụng
biện pháp ngắt đọt có tác dụng hạn chế tốt mật số các loài côn trùng gây hại (bù lạch,
sâu xanh, sâu ăn tạp và rầy mềm) trong giai đoạn đầu (25 NSKT), càng về sau sự khác
biệt về mật số các loài sâu hại trên ở hai biện pháp là không đáng kể. Do thí nghiệm
khi bố trí có sẵn nguồn nhện đỏ, nên các nghiệm thức có mật số nhện đỏ cao từ rất sớm
(15 NSKT). Vì vậy không thể đánh giá được tác dụng của biện pháp ngắt đọt đến mật
số nhện đỏ trên dưa.


Hiệu quả của các loại thuốc sử dụng: thuốc Abatimec 1,8 EC dùng kết hợp với
dầu khoáng DS 98,8 EC và luân phiên giữa hai loại thuốc Abatimec 1,8 EC với
Mospha 80 EC có kết hợp với dầu khoáng DS 98,8 EC cho hiệu quả cao trong phòng
trừ các loài côn trùng gây hại trên dưa hấu (đặc biệt là nhện đỏ, bù lạch và rầy mềm).
Mospha 80 EC hay dầu khoáng DS 98,8 EC khi sử dụng riêng lẽ chỉ có khả năng hạn
chế sâu hại trong giai đoạn đầu nhưng càng về sau không phát huy tác dụng.
Thí nghiệm còn cho thấy có sự tương tác giữa ngắt đọt với phun thuốc trong
phòng trừ bù lạch và rầy mềm gây hại dưa hấu. Phun thuốc trên dưa hấu được ngắt đọt
làm giảm mật số bù lạch và rầy mềm khi không ngắt đọt.
Hiệu quả kinh tế: nghiệm thức phun Abatimec 1,8 EC kết hợp với dầu khoáng
DS 98,8 EC ở cả biện pháp ngắt đọt và không ngắt đọt đem lại lợi nhuận cao cho người
trồng dưa hấu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu



MỞ ĐẦU
Dưa hấu Citrullus lanatus Thumb., họ Cucurbitaceae là loại rau ăn trái rất
phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 60 ngày),
trồng được quanh năm, phù hợp với chế độ luân canh trên nền đất lúa, hiệu quả
kinh tế cao. Vì vậy trong những năm gần đây, diện tích trồng dưa hấu ở các tỉnh
vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng ngày càng gia
tăng.
Tuy nhiên, dưa hấu thường bị nhiều loài côn trùng tấn công như bù lạch,
sâu ăn tạp, ruồi đục lòn, rầy mềm, rầy phấn trắng, sâu xanh, nhện đỏ,... Phần lớn
côn trùng gây thiệt hại nghiêm trọng chủ yếu tấn công trên phần đọt non của cây,
cây dưa hấu có đặc tính phát triển nhiều nhánh nên thích hợp cho côn trùng tấn
công. Trong khi đó, nông dân ít quan tâm đến việc cắt tỉa nhánh khi canh tác dưa
hấu. Theo Phạm Hồng Cúc (2002) dưa hấu là loại cây cần cắt tỉa chồi nhánh thì
mới đạt năng suất cao.

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ngoài sử dụng màng phủ nông nghiệp, việc kết hợp phun dầu khoáng với
thuốc trừ sâu thế hệ mới không những làm giảm mật số côn trùng và bệnh hại mà
còn đem lại hiệu qủa kinh tế trong sản xuất dưa hấu.Chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành thí nghiệm nhằm khảo sát: “Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa và kết hợp
dầu khoáng với một số chế phẩm nông dược để kiểm soát dịch hại trên dưa
hấu tại Cần Thơ vụ XuânHè, 2005”. Thí nghiệm tiến hành nhằm mục đích:
Làm giảm sự thất thu do côn trùng gây ra bằng cách tạo điều kiện bất lợi
cho côn trùng sinh sống và gây hại trong mùa khô bằng cách ngắt đọt, tỉa nhánh
và sử dụng dầu khoáng kết hợp một số chế phẩm nông dược một cách an toàn và
hiệu quả.



2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA CÂY DƯA HẤU
Dưa hấu, tên khoa học Citrullus lantanus (Thumb.), tên tiếng Anh
Watermelon, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae.
1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Dưa hấu có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Trung Phi, một phần phía Bắc
của sa mạc Sahara, được người Châu Âu trồng phổ biến từ thế kỷ VI (Purseglove,
1974, Mai Thị Phương Anh, 1996 và Trần Khắc Thi, 1999). Theo Ito (1994) dưa
hấu có nguồn gốc nam Châu Phi và được đưa vào Trung Quốc vào những năm
1600. Theo Phạm Hồng Cúc (2000), dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới khô và
nóng của Châu Phi và được canh tác rộng rãi trong vùng Địa Trung Hải cách đây

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hơn 3000 năm. Ngày nay, dưa hấu được trồng khắp các nước trên thế giới (Mu

Quiang Gao, 1995).
Ở Việt Nam, dưa hấu được trồng từ thời vua Hùng Vương thứ XVIII, dưa
hấu được xem là loại trái cây không thể thiếu vào ngày tết cổ truyền của nhân dân
ta, nên mùa dưa hấu tết là chủ lực (Trần Thị Ba, 2002). Các vùng trồng dưa hấu
truyền thống như: Hải Hưng, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang,
Long An,… thường cung cấp lượng hàng lớn nhất định để tiêu dùng nội địa (Mai
Thị Phương Anh, 1996). Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong vài
năm trở lại đây, dưa hấu được trồng quanh năm. Dưa hấu mùa mưa nhiều nhất ở
Tiền Giang, Long An chiếm hàng ngàn hecta nơi có truyền thống trồng dưa hấu tết,
dưa hấu Xuân Hè là Đồng Tháp, Cần Thơ (Trần Thị Ba, 2001).



3

1.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và trong nước
Sản lượng dưa hấu trên thế giới hàng năm đạt khoảng 30 triệu tấn với diện
tích canh tác gần hai triệu ha, trong đó 50% diện tích sản xuất trong vùng Đông
Nam Á (Phạm Hồng Cúc, 2000).
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất dưa hấu trong nước và trên thế giới (FAOSTAT,
2004).
Tình hình

Quốc gia

Diện tích

Năm
1985

2000

2003

Thế giới

1.873.230

3.050.359

3.667.336

(ha)


Việt Nam

14

19

20

Năng suất

Thế giới

14,9

24,7

22,6

(tấn/ha)

Việt Nam

8,9

10,5

12,2

Sản lượng


Thế giới

28.071.700

75.721.012

83.199.791

(tấn/năm)

Việt Nam

125

200

245.714

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Từ năm 1985 đến 2000, diện tích trồng dưa hấu nước ta đã tăng gấp đôi (2,1
lần) trong khi trên thế giới chỉ tăng 1,5 lần, nhưng về sản lượng trên thế giới tăng
2,4 lần còn trong nước chỉ tăng 2,3 lần. Vậy sự gia tăng sản lượng dưa hấu của nước
ta trong những năm 2000 trở về trước chủ yếu do tăng diện tích canh tác. Hiện nay
với nhiều biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng trên dưa hấu đem đến hiệu quả năng
suất cho người trồng dưa hấu.
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng của cây dưa hấu
Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng khá cao nhờ hàm lượng đường trong trái cao
(5 – 10 %), rất giàu carbohydrate, muối khoáng, vitamin A, C,… (Trần Thị Ba,
2000). Theo Mai Thị Phương Anh (1996) trong thịt quả có chứa 0,22 % K, 0,016 %

Na, 0,022 % Ca. Khi phân tích 1 kg chất khô quả dưa hấu có 12,1 g N, 2,9 g P và
117,9 g K (Trần Khắc Thi, 1999).


4

Bảng 1.2 Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong 100 g dưa hấu.
Đơn vị tính

Giá trị dinh dưỡng

g

91,51

Kcal

32

Protein

g

0,62

Carbohydrate

g

7,18


Ca

mg

8

K

mg

116

P

mg

11

Vitamin C

mg

9,6

Vitamin A

IU

366


Nước
Năng lượng

(Nguồn: USDA Nutrient Database for Standard Reference, Release 14/07/2001)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.4 Đặc tính thực vật
Dưa hấu thuộc dạng thân leo bò, là cây hằng niên thân thảo. Gần đây đã xuất
hiện dạng cây bụi, dùng để tạo những giống sinh trưởng hữu hạn (Tạ Thu Cúc và
ctv., 2000).
1.1.4.1 Rễ
Dưa hấu có hệ thống rễ phát triển mạnh, rễ chính có khả năng ăn sâu 50 –
100 cm (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Rễ phụ ăn lan trên mặt đất trong phạm vi 50 –
60 cm cách gốc, phân bố ở chiều sâu 20 – 30 cm cách mặt đất, ở giai đoạn phát triển
tối đa rễ phụ lan rộng khắp cả mặt liếp. Vì vậy, dưa hấu có khả năng chịu hạn khá.
Rễ dưa hấu không có khả năng phục hồi khi bị đứt, do đó trồng hoặc chăm sóc cần
phải giảm đi lại trên mặt liếp để tránh làm đứt rễ dưa (Trần Thị Ba, 1999).


5

1.1.4.2 Thân
Là cây thân thảo hằng niên, thân chính dài 1 – 6 m, thân m ềm có gốc cạnh và
mang nhiều lông tơ dài, màu trắng, lông nhiều hay ít tùy theo giống và tuổi cây.
Thân dưa hấu có nhiều mắt, mỗi mắt có một lá, một chồi nách và một vòi bám có
phân nhánh. Chồi có khả năng phát triển thành dây nhánh như dây chính, thường sự
phát triển của chồi nách chịu sự ức chế của ngọn thân chính, nên những chồi gần
gốc phát triển mạnh hơn những chồi gần ngọn. (Trần Thị Ba, 1999).
1.1.4.3 Lá

Dưa hấu có lá mầm lớn, hình trứng, có ý nghĩa lớn trong việc quang hợp tạo
vật chất nuôi cây và là lá thật đầu tiên, do đó cần bảo vệ lá mầm khỏi sự thiệt hại
của côn trùng và bệnh. Lá thật là lá đơn, mọc xen hình chân vịt, xẻ thùy nhiều ít hay
sâu cạn tùy theo giống, các lá đầu tiên không xẻ thùy sâu. Trong điều kiện tăng
trưởng tốt, các lá dưa kể cả lá mầm vẫn giữ xanh trên cây cho đến khi trái chín

Trung tâm
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(TrầnHọc
Thị Ba,
1999).
1.1.4.4 Hoa
Hoa đơn tính, đồng chu, hoa nhỏ mọc đơn ở nách lá với năm lá đài xanh và
năm cánh đính màu vàng, đôi khi có hoa lưỡng tính. Kích thước hoa 2,5 – 3 cm, hoa
thụ phấn nhờ côn trùng. Số lượng hoa đực và hoa cái không cân đối, hoa đực
thường xuất hiện sớm, sau đó vài hoa cái mới mọc một hoa đực xen kẽ trên thân.
Hoa đực có 3 – 5 tiểu nhị, chỉ ngắn, bao phấn hợp thành khối. Hoa cái có vòi
nhụy ngắn, nướm nhụy phân ba thùy, bầu noãn hạ với ba tâm bì. Hoa cái ở phần
gốc thường nhỏ do đó cho trái chín sớm, hoa cái ở xa gốc ra sau nên cho trái chín
muộn, chỉ có hoa cái ở vị trí lá 12 – 20 dễ đậu trái và cho trái tốt (Trần Thị Ba,
1999).


6

1.1.4.5 Trái
Trái dưa hấu thuộc phì quả to và có nhiều nước. Trái có hình dạng thay đổi
từ hình cầu, hình trứng đến hình bầu dục tùy theo giống, nặng từ 1,5 – 3 kg. Vỏ trái
cứng, láng có nhiều gân và hoa văn, màu sắc thay đổi từ đen, xanh đậm, xanh nhạt

hay có sọc. Khi trái chín gân nổi rõ trên mặt vỏ. Thịt trái có màu đỏ đậm đến vàng,
chứa nhiều hạt nằm lẫn trong thịt quả, trung bình 200 – 700 hạt/trái (Trần Thị Ba,
1999).
1.1.4.6 Hạt
Hạt có màu nâu nhạt, nâu đậm đến đen, kích thước hạt thay đổi tùy giống,
trọng lượng hạt trung bình 25 – 30 hạt/gam. Hạt có nhiều chất béo từ 20 – 40 % nên
dùng làm nguyên liệu chế biến có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt thường rất dễ mất sức
nẩy mầm, tùy vào từng giống dưa khác nhau mà có số lượng hạt nhiều ít khác nhau
(Trần Thị Ba, 1999).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.5 Điều kiện ngoại cảnh
1.1.5.1 Nhiệt độ
Dưa hấu thuộc cây ngắn ngày, thích nhiệt độ cao trong suốt quá trình sinh
trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nẩy mầm là 30 – 350C, cho sự sinh
trưởng và phát triển là 25 – 300C, dưới 200C và trên 35 0C ảnh hưởng đến sự đậu trái
và năng suất (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996; Trần Thị Ba, 1999 và Trần Khắc
Thi, 1999). Cây dưa hấu có thể trồng khắp vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nhưng phát
triển tốt nhất là nơi có khí hậu khô và nóng cùng với sự cân bằng về điều kiện chiếu
sáng (Purseglove, 1974).
1.1.5.2 Ẩm độ
Theo Đường Hồng Dật (2002), dưa hấu thuộc nhóm rau thích nghi với ẩm độ
thấp. Khí hậu khô ráo là điều kiện tốt để trồng dưa hấu, mặt đất khô cũng thuận lợi


7

cho dưa phát triển. Theo Phạm Hồng Cúc (2002) mưa nhiều làm mặt đất ẩm ướt
sinh ra nhiều rễ bất định trên thân và hấp thụ nhiều dinh dưỡng, nước làm dây lá ra
nhiều ảnh hưởng đến ra hoa kết trái. Nếu ẩm độ không khí cao (trên 65 %) lá và trái

dễ bị bệnh thán thư, thân cũng dễ nứt (Phạm Hồng Cúc, 1999) đồng thời dễ bị bệnh
đốm phấn trên lá (Trần Thị Ba, 1999).
Dưa hấu thuộc nhóm cây chịu hạn, bộ rễ lúc phát triển nhất đạt 3 – 4 m theo
chiều sâu và 5 – 8 m đường kính. Tuy vậy, hệ số thoát nước lớn (gần 600) nên nhu
cầu giữ ẩm đất cho cây thường xuyên vẫn cần thiết nhất là giai đoạn đầu (Mai Thị
Phương Anh và ctv., 1996).
1.1.5.3 Ánh sáng
Cây dưa hấu là loại cây hằng niên rất ưa ánh sáng, cần nhiều ánh sáng ngay
từ khi xuất hiện lá mầm cho đến khi kết thúc sinh trưởng. Nắng nhiều và nhiệt độ
thích hợp là hai yếu tố ngoại cảnh làm tăng năng suất và chất lượng trái (góp phần
quanHọc
trọng liệu
trong ĐH
quá trình
thành
lập @
đường
trong
trái).
Chính
kiện ngoại
Trung tâm
Cần
Thơ
Tài
liệu
học
tậpnhờvàđiều
nghiên
cứu

cảnh này mà dưa hấu Xuân Hè luôn luôn cho phẩm chất ngon hơn dưa hấu tết (Trần
Thị Ba, 1999).
Độ dài ngày có ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng cây, số giờ chiếu sáng
trong ngày từ 8 – 10 giờ sẽ làm cây ra hoa sớm và số lượng hoa cái cũng nhiều, làm
tăng khả năng đậu quả cao hơn (Mai Thị Phương Anh, 1996). Theo Purseglove
(1974) dưa hấu phát triển tốt ở vùng khô nóng với sự dồi dào về ánh sáng. Mưa
nhiều, trời âm u thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, ít đậu trái và dễ nhiễm bệnh
(Trần Thị Ba, 1999 và Phạm Hồng Cúc, 2002).
1.1.5.4 Đất
Đất thích hợp nhất là đất thịt nhẹ hoặc cát pha (trên đất nặng dưa dễ bị nứt
trái), đồng thời đất phải dễ thoát nước, có tầng canh tác sâu và pH từ 5,5 – 7,0 (Trần
Thị Ba, 1999). Theo Trần Khắc Thi (1999) thì đất phải có pH từ 6,2 – 6,5 và cày
bừa kỹ trước khi lên luống. Dưa hấu phát triển tốt trên vùng đất cát mà đặc biệt là


8

vùng đất cát ven sông (Purseglove, 1974). Theo Nguyễn Phi Hạnh (1980), dưa hấu
ưa đất cát, có độ chua thấp (pH = 5), trồng được ở các xứ nóng và khí hậu khô. Đất
phù sa ven sông, đất thịt nhẹ hay đất cát pha đều là đất lý tưởng để trồng dưa, chỉ
cần chú ý tưới nước và bón phân. Đồng thời, cần phải luân canh với cây họ bầu bí
trung bình 3 năm (Phạm Hồng Cúc và ctv., 1999).
Ngoài ra, cũng có thể trồng dưa hấu trên đất gò, đất liếp, bờ kinh khi có đủ
nước tưới tiêu (Trần Văn Hoà và ctv., 2001). Theo Kuo Shui Ching (2002) cho biết
diện tích bề mặt lá dưa hấu rất lớn, lượng nước bốc hơi khá cao, lượng nước trong
quả cũng nhiều, sức hấp thu nước của cây khá mạnh. Vì vậy đối với khu vực đất cao
phải chọn nơi thuận lợi cho việc tưới tiêu. Dưa đòi hỏi phải luân canh triệt để với
cây họ bầu bí để tránh sâu rầy và bệnh gây hại. Thông thường chế độ luân canh tốt
nhất là 3 – 5 năm, dưa còn có thể luân canh với lúa nước, bắp, đậu (Phạm Hồng
Cúc, 2002 và Kuo Shui Ching, 2002). Tuy nhiên, theo Kuo Shui Ching (2002) luân

canh với các loại cây họ đậu không thích hợp cho việc trồng dưa hấu, ngược lại đất
có trồng các loại cây như mía, lúa mì, ngô là thích hợp nhất. Tuy nhiên sau khi
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trồng mía phải chú ý đến phòng tuyến trùng.

1.1.5.5 Nước
Dưa hấu thuộc nhóm tiêu hao nước ít, hút nước mạnh, lá to, trên lá thường có
lông nên bốc thoát hơi nước ít, bộ rễ khỏe và ăn sâu vào đất (Đường Hồng Dật,
2002). Theo Phạm Hồng Cúc (2002) dưa chịu úng kém, úng nước gây thối rễ, vàng
lá và chết cây. Dưa hấu có nguồn gốc nhiệt đới khô nên cây có khả năng chịu hạn
cao, nhất là khi cây ra hoa kết trái, khi trái gần chín phải giảm lượng nước tưới để
trái tích luỹ nhiều đường, ngon ngọt hơn (Phạm Hồng Cúc, 2002). Theo Phạm Hồng
Cúc (2002), Trần Thị Ba và ctv., (1999) và Kuo Shui Ching (2000) cần cung cấp
nước cho cây đều đặn, nếu hạn lâu ngày mà gặp mưa đột ngột hay tưới nước quá
ướt thân, trái dễ bị nứt, hình dạng lồi lõm không đều, vị nhạt không ngon.
Theo Phạm Hồng Cúc và ctv., (2001), nhu cầu nước của cây dựa vào khả
năng hút nước của rễ và khả năng tiêu hao nước của thân lá trên mặt đất. Việc tưới


9

nước cho dưa hấu nên tiến hành vào buổi sáng là tốt nhất bởi vì sau khi tưới đất sẽ
bị ánh sáng chiếu, nhiệt độ tăng lên, bộ rễ của dưa hấu phát triển tương đối nhanh,
đồng thời phần nước tưới còn đọng lại trên lá cũng khô nhanh hạn chế bệnh trên lá
(Kuo Shui Ching, 2002).
1.1.6 Các thời kì sinh trưởng của dưa hấu
1.1.6.1 Thời kì tăng trưởng
Được tính từ lúc gieo hột đến khi cây bắt đầu ra hoa (khoảng 21 ngày). Ở
thời kì này dưa tăng trưởng chậm, ra lóng ngắn, thân dưa mọc thẳng. Trong giai

đoạn này cây chưa phân cành, tốc độ ra lá chậm, tốc độ phát triển của rễ cũng chậm
nhưng nhanh hơn tốc độ phát triển của thân lá. Một tuần sau khi gieo, thân cây cao
trung bình 6 cm có 2 lá mầm, hai tuần sau khi gieo thân cao 15 cm có 4 lá thật, ba
tuần sau khi gieo thân dài 25 cm và có 7 – 8 lá thật (Trần Thị Ba, 1998).

Trung tâm
Học
liệu
1.1.6.2
Thời
kì raĐH
hoa Cần
kết tráiThơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Sau khi gieo 21 ngày, dưa ngã ngọn và bắt đầu bò, lúc này dưa tăng trưởng
rất nhanh, thân chuyển sang dạng bò và hình thành vòi bám, chiều dài thân mỗi
ngày tăng 7 – 10 cm và ra 0,6 – 0,8 lá/ngày (Nhâm Thanh Tùng, 1998). Trong thời
kì này nhánh phụ phát triển rất nhanh và cây bắt đầu ra hoa, cây chuyển từ sinh
trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng thực và phát triển song song nhau. Những hoa
đầu tiên thường là hoa đực và có kích thước nhỏ, hạt phấn ít, nếu có ra hoa cái thì
hoa cái cũng rất nhỏ, bầu noãn nhỏ và cuống ngắn, những hoa này nếu phát triển
được thành trái thì trái cũng rất nhỏ nên đợt ra hoa này thường không được chú ý
trong canh tác(Trần Thị Ba, 1998).
Khi dưa có 15 – 16 lá (30 ngày sau khi trồng) thì hoa cái và hoa đực ra hoa
tập trung nhiều trên dây chính và dây nhánh. Hoa cái có kích thước to và bầu noãn
phát triển tròn đầy, trong giai đoạn này quá trình thụ phấn dễ dàng xãy ra và cho trái
to về sau. Ở dưa hấu thời gian ra hoa thường kéo dài trong nhiều ngày, nhưng trong


10


lúc trồng để có dưa thu hoạch đồng loạt thì cần tạo điều kiện cho dưa thụ phấn đầy
đủ trong 3 – 7 ngày. Giai đoạn 40 ngày sau khi trồng dây dưa có hoa cái không
được thụ phấn, đậu trái có thể xem dây dưa đó bị mất năng suất vì trái đậu trễ sẽ
chín trễ không to (Trần Thị Ba, 1998).
1.1.5.3 Thời kì phát triển trái
Hoa sau khi được thụ phấn thì phát triển thành trái rất nhanh trong 20 ngày
đầu sau đó chậm lại dần cho đến khi trái chín. Thời kì này quyết định năng suất dưa
rất nhiều nên cần cung cấp nhiều nước chất dinh dưỡng để dây dưa tập trung nuôi
trái. quá trình tăng trưởng thân lá ở thời kì này tương đối chậm (Trần Thị Ba, 1998).
Giai đoạn cuối của sự phát triển trái là thời kì trái chín. Trong thời kì này sự
biến đổi sinh hóa quan trọng diễn ra trong trái như: sự biến đổi đường từ dạng
glucose sang dạng fructose làm trái trở nên ngọt, sự tạo lập sắc tố đỏ bên trong thịt
trái,… (Trần Thị Ba, 1998).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2 MỘT SỐ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CHÍNH TRÊN DƯA HẤU

1.2.1 Bù lạch
Tên khoa học: Thrips palmi Karny (Thripidae – Thysanoptera)
1.2.1.1 Phân bố và ký chủ
Bù lạch được mô tả bởi Karny từ năm 1925 ở Sumatra và Jara (Indonesia).
Bù lạch xuất hiện ở nhiều châu lục như Châu Phi (Mauritaus Sudan), Bắc Mỹ
(USA), Trung Mỹ, Caribê, miền bắc Châu Úc, Guam, New Caledonia, miền tây
Samoa, Walls, quần đảo Futuna, đặc biệt là gia tăng mạnh mẽ trên sản phẩm rau cải
ở các nước châu Á (Smith và ctv., 1992).
Bù lạch là loài côn trùng thuộc nhóm chích hút, chúng tấn công và gây hại
trên 50 loài cây trồng thuộc 20 họ thực vật, gây hại trên nhiều vụ cây trồng. Bù lạch
gây hại quan trọng trên các họ cà (cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá,…), họ bầu bí (dưa



11

chuột, dưa hấu, bí rợ, bí xanh,…), họ đậu (đậu tây, đậu đũa, đậu nành,…) và các
cây khác như: hoa cúc, bông vải, hoa anh thảo, thược dược, phong lan,…Thêm vào
đó, nhiều loài cỏ khác nhau cũng bị tấn công (Lê Thị Sen, 1999).
1.2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học
Bù lạch có kích thước nhỏ, khoảng 1mm, màu nâu nhạt. Miệng phát triển
cho việc chích hút. Chân của bù lạch có cấu tạo rất đặc biệt là đốt bàn không có
móng mà tận cùng là một mảnh nhỏ, cơ thể có màu vàng hoặc sọc đậm (Lê Thị
Sen,1999).
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bù lạch, nhiệt độ 15 – 300C
thích hợp nhất. Vòng đời bù lạch kéo dài 70, 57, 30 ngày, tương ứng150C, 200C và
300C. Trong điều kiện nhiệt độ ấm áp, hoạt động sinh sản của bù lạch diễn ra liên
tục (khoảng 15 thế hệ /năm), nhiệt độ lạnh hoạt động sinh sản bị giảm rõ rệt (1 – 2
thế hệ) ( CABI, 2001; Mc Donal và ctv.,1999). Bù lạch sinh sản đơn tính và không
cần giao
vẫn tiếp
tụcThơ
đẻ ra con
Sen,học
1996).tập
Bù lạch
không những
Trung tâm
Họcphối
liệumàĐH
Cần
@ (Lê
TàiThịliệu
và nghiên

cứu
ăn phá cây trồng mà chúng còn truyền bệnh virus cho cây trồng (William, 1994 và
Lê Thị Sen, 1999).

Vòng đời của bù lạch gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng (gồm 2 thời kỳ nhỏ),
nhộng (gồm 2 thời kỳ nhỏ) và thành trùng. Thành trùng, trứng và hai thời kỳ nhỏ
trong giai đoạn ấu trùng được tìm thấy trên cây.
Trứng: nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hay vàng nhạt. Dài khoảng 0,25
mm, đường kính xấp xỉ với chiều dài trứng. Trứng được đẻ trên lá, hoa và trái. Giai
đoạn trứng kéo dài 6; 7,5 và 4,3 ngày tương ứng với các nhiệt độ 15; 26 và 320C
(Capinera, 2000).
Ấu trùng: Theo Capinera (2000) thì ấu trùng của bù lạch có hình dạng tương
tự với thành trùng nhưng có kích thước và mắt nhỏ hơn đồng thời không có cánh.
Giai đoạn ấu trùng được chia thành hai thời kỳ nhỏ, hai thời kỳ này bù lạch có khích
thước tương đương nhau vào khoảng 0,5 mm đến 0,9 mm. Giai đoạn ấu trùng bù
lạch thường tập trung thành từng nhóm dọc theo gân chính của lá để gây hại. Giai


12

đoạn ấu trùng kéo dài 14; 5 và 4 ngày tương ứng với nhiệt độ 15; 26 và 320C, kết
thúc giai đoạn ấu trùng bù lạch chuyển xuống đất để hóa nhộng.
Nhộng: Giai đoạn nhộng, bù lạch không cắn phá và được chia thành 2 thời kì
nhỏ là tiền nhộng và nhộng. thời kỳ nhộng có 2 cánh dài hơn so với thời kỳ tiền
nhộng. Theo Capinera (2000), thì cả giai đoạn nhộng kéo dài 12; 4 và 3 ngày tương
ứng với nhiệt độ 15; 26 và 32 0C.
Thành trùng: theo Capinera (2000), thành trùng của bù lạch có màu vàng
cam, cơ thể dài gấp đôi so với thời kỳ ấu trùng và con đực có khả năng di chuyển
nhanh hơn đồng thời có màu sáng hơn so với con cái. Trên cơ thể có nhiều lông,
cánh có màu trắng nhạt. Không giống như giai đoạn ấu trùng, bù lạch trong giai

đoạn thành trùng thường gây hại ở những phần non của cây. Thời gian của giai
đoạn thành trùng kéo dài 10 đến 30 ngày ở con cái và 7 đến 20 ngày trên con đực.
1.2.1.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theoliệu
Lê Thị
(1999)
bù lạch
trú ẩn
trong
trưởng đẻ
Trung tâm Học
ĐHSenCần
Thơ
@ thường
Tài liệu
học
tậpđỉnh
vàsinh
nghiên
cứu
trứng trong mô lá, ấu trùng và thành trùng thường sống ở mặt lá hay chui vào gân lá
để trốn, chúng có khả năng sinh sản dữ dội trên phạm vi lớn của cây ký chủ. Từ thói
quen đó nên bù lạch còn là vectơ truyền bệnh cho cây trồng. Theo Lewis (1997) bù
lạch gây thiệt hại trên mặt lá bởi vết dài hút nhựa lá để sống (Lê Thị Ngọc Hoa,
2003). Lá bị hút nhựa sẽ quăn queo, lá non xoăn đọt hay bị biến dạng và cong
xuống phía dưới làm hạn chế sự quang hợp (Gabystol, 1986). Ngoài ra, phân bù
lạch thải ra thu hút nhiều nấm men bao quanh làm ảnh hưởng tới sự phát triển trái
(Lê Thị Sen, 1999).
1.2.1.4 Biện pháp phòng trị
Đốt tàn dư thực vật, dùng bẩy màu vàng đặt từ khi cây con đến lúc trổ hoa để

xác định mật số và quyết định khi nào nên phun thuốc. Bù lạch rất khó trị vì khả
năng kháng thuốc cao. Mặt khác bù lạch thường trú ẩn trong đỉnh sinh trưởng, mặt
dưới lá non nên thuốc trừ sâu rất khó tiếp xúc. Biện pháp kỹ thuật canh tác như: cài


13

ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng diệt cỏ dại trước khi trổ hoa giúp hạn chế một phần
thiệt hại do bù lạch gây ra (Dibble, 1994; Gabystol, 1986). Theo Jayma và
ctv.,(1992) cho biết sử dụng màng phủ plastic hạn chế thiệt hại do bù lạch nhất là
giai đoạn cây còn nhỏ. Nên thay đổi thuốc hoá học thường xuyên để tránh hiện
tượng kháng thuốc ở bù lạch (Lê Thị Sen, 1996).
1.2.2 Sâu ăn tạp
Tên khoa học: Spodoptera litura Fabricius (Noctuidae – Lepidotera)
1.2.2.1 Phân bố và ký chủ
Trên thế giới sâu phân bố rộng, có thể gây hại trên 200 loài cây, sâu thường
hiện diện trên nhiều cây họ đậu, họ cà ớt, họ bầu bí dưa,… nên gọi là sâu ăn tạp (Lê
Thị Sen, 1994). Ngoài ra, sâu ăn tạp còn tấn công trên bắp, khoai lang, đậu xanh
(Dương Minh, 1999).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Trần Văn Hai và ctv., (1999) sâu non mềm có màu tối khoang đen lớn
phía sau lưng và sau đầu. Thành trùng là loại bướm to, giữa cánh nâu có vạch trắng,
đẻ trứng thành từng ổ ở mặt dưới lá có lông che phủ. Trứng hình bán cầu, đường
kính 0,4 – 0,5 mm. Trứng mới đẻ có màu trắng vàng sau chuyển thành màu vàng
tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Theo Phạm Thị Nhất (2000), sau khi đẻ khoảng 2 –
6 ngày trứng nở. Ấu trùng có 5 đến 6 tuổi tùy điều kiện môi trường, kéo dài 20 đến
25 ngày, sâu có hình ống tròn. Trên cơ thể có một sọc vàng chạy ở hai bên hông từ

đốt thứ nhất đến đốt cuối của bụng, mỗi đốt có chấm đen nhỏ, nhưng hai chấm đen
ở đốt thứ nhất là rõ nhất. Nhộng có màu nâu hoặc nâu tối, cuối bụng có gai, thời
gian phát triển kéo dài 7 – 10 ngày. Thành trùng là bướm đêm, to, kéo dài khoảng
16 – 20 mm, cánh trước xòe rộng 37 – 42 mm, màu nâu vàng trên cánh có nhiều
đường vân hẹp. Cánh trước hình bầu dục, giữa cánh màu sẫm, xung quanh có màu
vàng. Cánh sau màu trắng xám. Ngài hoạt động về ban đêm đẻ trứng ở lá, một con


14

buớm cái có thể đẻ trên 1.000 trứng. Thời gian sống trung bình 1 – 2 tuần (Phạm
Thị Nhất, 2000).
1.2.2.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theo Lê Thị Sen (1999), sâu trú ẩn tập trung dưới phiến lá, lớn lên phân tán
dần. Bướm đêm bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn, ưa thích các mùi vị chua ngọt, có khả
năng di chuyển theo từng đàn rất nhanh. Trần Thị Ba (1999) cho rằng sâu ăn tạp ăn
các bộ phận của lá gây thủng lá hoặc cắt đứt ngang thân cây con, sau đó chúng ẩn
trong đất hay rơm rạ phủ trên mặt liếp, làm nhộng ở trong đất.
1.2.2.4 Biện pháp phòng trị
Làm đất kỹ để diệt sâu và nhộng trong đất, xử lý đất bằng thuốc hạt, ngắt bỏ
ổ trứng hoặc sâu non sống tập trung, luân phiên thay đổi cách phòng trị (Trần Văn
Hai và ctv., 1999).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.3 Sâu xanh ăn lá
Tên khoa học: Diaphanica indica Sauders (Pyradidae – Lepidotera)
1.2.3.1 Sự phân bố và kí chủ
Sâu xanh là loài có kí chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới. Đây là
một trong những loài côn trùng gây hại quan trọng cho nông nghiệp vùng nhiệt đới.
Đặc biệt ở vùng Đông Nam Á, sâu xanh là một trong những loài gây hại chủ yếu

trên bầu, bí, dưa, xuất hiện nhiều ở Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Lào
(Waterhouse, 1993 và EPPO, 1996). Đôi khi sâu xanh cũng tấn công trên cây họ
đậu và cả rau cải (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 1999). Tại ĐBSCL, loài này
là đối tượng gây hại trên bầu bí dưa, trên rau cải, sâu phá hại vào mọi thời kí sinh
trưởng của cây. Trên dưa hấu, sâu tấn công vào giai đoạn cây con và gây hại trên lá
vào giai đoạn cây lớn (Trần Thị Ba, 1999).


15

1.2.3.2 Đặc điểm hình thái và sinh học
Bướm có chiều dài thân 10 – 12 mm, sải cánh rộng 20 – 25 mm, cánh có
màu trắng bạc với một đường viền màu nâu đậm dọc theo hai cạnh trước của cánh,
cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau. Thời gian sống của bướm là 6 ngày. Một
bướm cái đẻ khoảng 200 trứng. Trứng có màu trắng đục, trước khi nở trở thành màu
trắng hơi vàng, được đẻ riêng lẻ trên cả hai mặt lá, nhất là đọt non và trái non. Thời
gian ủ trứng 4 – 5 ngày. Ấu trùng có 5 tuổi, thời gian ấu trùng 10 – 20 ngày. Nhộng
có màu nâu nhạt mới hình thành, vài ngày sau chuyển thành nâu đen, thời gian
nhộng 6 – 7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh, 1998). Theo Krishnaprasap và Rai (1978)
vòng đời của sâu xanh khoảng 20 – 40 ngày và có thể thay đổi theo nhiệt độ và loài
kí chủ. Theo Krishnaprasap và ctv., (1986) sâu xanh thường chết vào mùa đông.
Theo Ba – Angood (1979) thì chiều dài trứng, ấu trùng và nhộng sẽ giảm khi nhiệt
độ tăng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Những nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy, mật số sâu xanh tăng cao trong tháng 8

– 9 và thấp nhất tháng 11 – 12 (Peter và David, 1999). Ở Trung Quốc theo
Krishnaprasap và ctv., (1988), con trưởng thành chết cao nhất từ tháng 8 đến đầu
tháng 9 và không có ảnh hưởng nào được tìm thấy vào đầu tháng 7 và cuối tháng 11

(Krishnaprasap và ctv., 1986).
1.2.3.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Sâu nhỏ thường xuất hiện vào lúc dưa ra hoa, ăn phá hoa lá và cạp phá vỏ
trái (Phạm Hồng Cúc và ctv., 1993). Ấu trùng nhả tơ cuốn lá đọt non lại nằm ở
trong cắn phá lá. Sâu lớn có thể cắn trụi lá và chồi non và làm nhộng trong đọt. Khi
mật số cao tấn công cả trái non hoặc cạp phần vỏ ngoài của trái dưa làm mất giá trị
thương phẩm, sâu xanh ăn lá gây hại nặng trên dưa hấu cả mùa mưa lẫn mùa nắng
(Lê Thị Sen, 1996).


16

1.2.3.4 Biện pháp phòng trị
Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, cày sâu để chôn vùi xác bã thực vật sau khi
thu hoạch để hạn chế dịch hại và lặt bỏ lá gốc để làm giảm mật số bướm đến đẻ
trứng. Có thể dùng tay để bắt sâu khi mật số còn ít và áp dụng các biện pháp hóa
học với các loại thuốc thích hợp để diệt sâu. Bên cạnh đó, trồng bí đỏ xung quanh
ruộng dưa hấu để làm bẫy thu hút bướm sâu xanh ăn lá (Danidson, 1972 và Lê Thị
Sen, 1999). Theo Phạm Văn Lầm (1999), có thể dùng biện pháp canh tác để phòng
chống sâu xanh như: luân canh với lúa nước hoặc bón phân hóa học cân đối kết hợp
với dùng phân hữu cơ hoai mục để giúp cây dưa sinh trưởng và phát triển tốt, tăng
sức đề kháng đối với tác động của dịch hại. Tưới nước hợp lí bằng cách tưới theo
kiểu phun mưa vào khoảng thời gian từ lúc hoàng hôn đến tối để cản trở sự giao
phối và đẻ trứng của bướm.
1.2.4 Nhện đỏ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tên khoa học: Tetranychus sp (Tetranychidae – Acarina)

1.2.4.1 Phân bố và ký chủ

Nhện đỏ có diện phân bố rất rộng và gây hại trên nhiều loại cây khác nhau
như bầu bí dưa, chủ yếu là dưa hấu, cà chua, cà tím, các loại đậu, đu đủ...
1.2.4.2 Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm, thành trùng đực có
kích thước nhỏ, khoảng 0,3 mm. Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu
xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Nhện có 8 chân, thành trùng cái
màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây. Nhìn xuyên qua cơ thể có thể
thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn. Sau khi bắt cặp,
thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2 – 6 ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng.
Trứng rất nhỏ, hình cầu, bóng láng và được gắn chặt vào mặt dưới của lá, thường là


×