Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN NGHIỆM THỨC DINH DƯỠNG LÊN NĂNG SUẤT CÀ TÍM EG203 LÀM GỐC GHÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐÁI VĂN THÔNG

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN NGHIỆM THỨC DINH DƯỠNG
LÊN NĂNG SUẤT CÀ TÍM EG203 LÀM GỐC GHÉP

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ – 2012

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT
Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN NGHIỆM THỨC DINH DƯỠNG
LÊN NĂNG SUẤT CÀ TÍM EG203 LÀM GỐC GHÉP

Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. Trần Thị Ba

Sinh viên thực hiện:
Đái Văn Thông


MSSV: 3087631
Lớp: Trồng Trọt - K34

Cần Thơ – 2012
iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng Trọt, với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN NGHIỆM THỨC DINH DƯỠNG
LÊN NĂNG SUẤT CÀ TÍM EG203 LÀM GỐC GHÉP

Do sinh viên Đái Văn Thông thực hiện.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Trần Thị Ba

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết

quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Đái Văn Thông

iii
v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN NGHIỆM THỨC DINH DƯỠNG
LÊN NĂNG SUẤT CÀ TÍM EG203 LÀM GỐC GHÉP

Do sinh viên Đái Văn Thông thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:.....................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:.............................................

DUYỆT KHOA


Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Chủ tịch Hội đồng

iv
vi


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Đái Văn Thông

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 09/07/1989

Dân tộc : Hoa

Nơi sinh: Vĩnh Long
Họ tên cha: Đái Ái Kỳ
Họ tên mẹ: Châu Thu Thảo
Quê quán: 146, Tổ 2, Ấp Tân Lộc, xã Tân Lược, huyện Bình Tân, Thành phố
Vĩnh Long
Quá trình học tập:
Năm 1995 đến năm 2000: học tại trường tiểu học Tân lược, xã Tân Lược
Năm 2000 đến năm 2004: học tại trường THCS Tân Lược, xã Tân Lược
Năm 2004 đến năm 2007: học tại trường THPT Tân Lược, xã Tân Lược
Năm 2008 đến năm 2012: sinh viên Ttrường Đại Học Cần Thơ, ngành Trồng

trọt, khóa 34, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, Ninh Kiều – Cần Thơ
Ngày … tháng … năm 2012
Người khai ký tên

Đái Văn Thông

vi


LỜI CẢM TẠ
Kính dân
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lại sự nghiệp của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Trần Thi Ba và chị Lê Thị Thúy Kiều đã quan tâm, động viên, tận tình
hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
Cô Võ Thị Bích Thủy đã đống góp nhiều ý kiến quan trọng về nội dung lẫn hình
thức để tôi hoàn thành tốt bài luận văn này. Các bạn Lâm Cảnh Hạc, Trần Viết Vương,
Cao Bá Lộc, Nguyễn Thanh Thức, Đỗ Khánh An, Trần Thanh Duy, Đỗ Trung Thành
lớp Trồng Trọt K34 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm và
hoàn chỉnh bài luận văn.
Thân gửi người thân và bạn bè tôi lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc
sống.

Đái Văn Thông

vii



ĐÁI VĂN THÔNG, 2012.“Ảnh hưởng của bốn nghiệm thức dinh dưỡng lên năng
suất cà tím EG 203 làm gốc ghép’’. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt, Khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS.Trần Thị Ba.

TÓM LƯỢC
Đề tài ‘‘Ảnh hưởng của của bốn nghiệm thức dinh dưỡng lên năng suất cà
tím EG203 làm gốc ghép” được thực hiện nhằm xác định loại dinh dưỡng nào ảnh
hưởng lên năng suất cà tím EG203 làm gốc ghép”. Thí nghiệm được bố trí theo thể
thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại với 4 nghiệm thức là giống cà tím EG203
làm gốc ghép: 1/ Đối chứng, 2/ Dinh dưỡng Risopla V, 3/ Dinh dưỡng Tomato, 4/ Dinh
dưỡng Super fish.
Phun dinh dưỡng Tomato bổ sung làm tăng số trái loại I (4,05 trái/cây), trọng
lượng hạt trên cây (39,62 g/cây) và năng suất hạt loại I (292,57 kg/ha) thực tế cao nhất.
Tưới Risopla V và phun Superfish bổ sung cho số trái loại I (3,48-3,35 trái/cây),
trọng lượng hạt trên cây (36,44-33,70 g/cây) và năng suất hạt loại I (236,88-215,34
kg/ha) ở mức trung gian.
Không phun thêm dinh dưỡng bổ sung (Đối chứng) cho số trái loại I (2,25
trái/cây), trọng lượng hạt trên cây (20,24 g/cây) và năng suất hạt loại I (172,76 kg/ha)
là thấp nhất.
Có thể nghiên cứu thêm nồng độ và số lần phun dinh dưỡng dinh dưỡng Tomato
lên cây cà tím EG203 để gia tăng năng suất trái và hạt.
Có thể trồng cà tím EG203 bổ sung thêm dinh dưỡng Tomato để gia tăng năng
suất hạt loại I.

viii


MỤC LỤC

Chương

Nội dung

trang

Tiểu sử cá nhân
Lời cảm tạ
Tóm lược
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
MỞ ĐẦU
Chương 1 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Một số kết quả nghiên cứu về cà tím
1.1.1 Nguồn gốc cà tím
1.1.2 Đặc điểm thực vật
1.1.3 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
1.2 Dinh dưỡng qua lá
1.2.1Công dụng
1.2.2 Cơ chế tác động
1.2.3 Phương thức sử dụng
1.3 Đặc tính của các loại dinh dưỡng phu qua lá sử dụng trong thí nghiệm
1.3.1 Risopla
1.3.2 Tomato
1.3.3 Super fish
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng trên dinh dưỡng phun qua lá
Chương 2 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
2.2.4 Phân tích số liệu

ix

v
vi
vii
viii
x
xi
1
2
2
2
2
3
5
4
5
5
6
6
6
7
7

9
9
9
9
9
9
11
12
14


Chương 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 Ghi nhận tổng quát
3.2 Tình hình bệnh khảm
3.3 Tình hình tăng trưởng
3.3.1 Chiều cao cây
3.3.2 Số lá trên thân chính
3.3.3 Đường kính gốc thân
3.4 Thành phần năng suất
3.4.1 Kích thước trái
3.4.2 Số trái trên cây
3.4.3 Trọng lượng trung bình trái và hạt trên cây
3.4.4 Trọng lượng trái trên cây và năng suất trái
3.4.5 Năng suất hạt, hạt loại I và hạt loại II
Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG


x

15
15
16
16
16
17
18
19
19
20
23
23
24
26
26
26
27
31


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

trang


2.1

Loại, lượng, thời kỳ bón phân cần bón cho cà tím EG203
(kg/1000 m2)

12

3.1

Trung bình nhiệt độ, ẩm độ không khí và lượng mưa từ tháng
10/2010– 03/2011 tại Cần Thơ. Trung tâm khí tượng thủy văn
Thành phố Cần Thơ.

15

3.2

Tỷ lệ cây bệnh khảm trên cà tím EG203 nhà lưới khoa NN &
SHƯD, ĐHCT (10/2010-3/2011)

16

3.3

Chiều cao cây (cm) của cà tím EG203 NSKT nhà lưới khoa NN
& SHƯD, ĐHCT (10/2010-3/2011)

17

3.4


Số lá trên cây cà tím EG203 NSKT, nhà lưới khoa NN & SHƯD,
ĐHCT (10/2010-3/2011)

18

3.5

Đường kính gốc thân (cm) trên cây cà tím EG203 NSKT, nhà lưới
khoa NN & SHƯD, ĐHCT (10/2010-3/2011)

18

3.6

Kích thước trái lớn loại I (cm) trên cây cà tím EG203 nhà lưới
khoa NN & SHƯD, ĐHCT (10/2010-3/2011)

19

3.7

Kích thước trái lớn loại II (cm) trên cây cà tím EG203 nhà lưới
khoa NN & SHƯD, ĐHCT (10/2010-3/2011)

20

3.8

Kích thước trái lớn loại III (cm) trên cây cà tím EG203 nhà lưới

khoa NN & SHƯD, ĐHCT (10/2010-3/2011)

20

3.9

Số trái trên cây cà tím EG203 nhà lưới khoa NN & SHƯD,
ĐHCT (10/2010-3/2011)

21

3.10

Trong lượng trung bình của trái và hạt trên cây cà tím EG203
nhà lưới khoa NN & SHƯD, ĐHCT (10/2010-3/2011)

23

3.11

Trọng lượng trái trên cây và năng suất trái cà tím EG203 nhà lưới
khoa NN & SHƯD, ĐHCT (10/2010-3/2011)

24

3.12

Năng suất hạt, hạt loại I, hạt loại II của cà tím EG203 nhà lưới
khoa NN & SHƯD, ĐHCT (10/2010-3/2011)


25

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của bốn nghiệm thức dinh dưỡng
lên năng suất cà tím EG203”

10

3.1

Số trái trên cây cà tím EG203 giai đoạn mang trái ở bốn nghiệm thức
thí nghiệm bên phải toàn lô, bên trái một cây nhà lưới khoa NN &
SHƯD, ĐHCT (10/2010-3/2011)

22

xii



MỞ ĐẦU
Cà chua thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó đặc biệt là bệnh héo rũ
gây ra bởi vi khuẩn Ralstonia solanacearum. Đây là loài vi khuẩn rất nguy hiểm, bởi
chúng lây lan nhanh, gây chết hàng loạt, sống lâu nhất trong đất. Khi xâm nhập vào
cây, chúng lan truyền, sinh sản và nhanh chóng chiếm đầy mạch dẫn của cây làm
chúng bị tắc, vì vậy cây héo và chết. Tỷ lệ cây hỏng vì loại bệnh này thường từ 20 đến
30%, có khi cả vườn cà chua.
Để khắc phục khó khăn này, việc sử dụng cà tím gốc ghép nhằm tận dụng ưu
điểm của gốc ghép kháng bệnh đã được thực hiện và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất
hiện nay. Trong đó giống cà tím EG203 là một trong những gốc ghép có khả năng
kháng bệnh héo xanh và khả năng chịu úng tốt, chống được tuyến trùng rễ do
Meloigogyne incognital gây ra, chịu được bệnh thối gốc do nấm Sclerotium rolfsi gây
ra, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm và cho năng suất khá. Để nâng cao
năng suất của cà tím EG203 thì qua nhiều lần tham khảo và tìm hiểu về hiệu quả của
dinh dưỡng phun qua lá có thể làm tăng khả năng đậu trái và phẩm chất của hoa màu,
và làm tăng khả năng đậu trái của cà chua.
Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của bốn nghiệm thức dinh dưỡng lên năng
suất cà tím EG203 làm gốc ghép” được thực hiện nhằm xát định loại dinh dưỡng vi
sinh nào ảnh hưởng lên năng suất trái cà tím EG203 làm gốc ghép.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu tổng quan
1.1.1 Nguồn gốc cà tím
Cà tím hay cà dái dê (danh pháp khoa học: Solanum melongena) là một loài cây
thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm
thực có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn
gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Từ đây cà tím phát triển sang các nước lân cận
trong khu vực Đông Nam Á sau đó tiến đến Tây Á và châu Âu (Nguyễn Ngọc Thắng

và Trần Khắc Thi, 1999). Cà tím EG203 được các nhà khoa học ở trung tâm nghiên
cứu phát triển rau châu Á (AVRDC) khuyến cáo sử dụng làm gốc ghép cho cà chua để
tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi và bệnh hại từ đất (Phạm Văn Côn,
2007).
1.1.2 Đặc điểm thực vật
* Rễ
Rễ cà tím thuộc rễ cọc, nhưng do phương thức cấy chuyển (ươm cây con trong
khay sau đó đem ra trồng, trong quá trình nhổ cây con từ khay đem trồng làm cho hệ
thống rễ của cà tím bị đứt một phần) nên rễ cọc biến đổi thành hệ rễ gần giống với rễ
chùm, giống như rễ cà chua và ớt (Mai Thị Phương Anh, 1996). Bộ rễ cà tím rất khỏe,
ăn sâu vào đất do đó trong canh tác nên chọn đất tốt, tơi xốp để thuận lợi cho sự phát
triển của bộ rễ (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005).
* Thân
Cà tím là loại thân thảo sống hàng năm hoặc nhiều năm, có thân hóa gỗ. Thân cà
tím phân cành mạnh, chiều cao 0,8 – 1,2 m. Các chồi bên phát triển mạnh (đặc biệt là
chồi ở dưới chùm hoa thứ nhất và chùm hoa thứ hai) và cho năng suất tương đương


3

thân chính. Vì thế trong canh tác cà tím cần chú ý khoảng cách trồng cho phù hợp để
cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Trên liếp trồng 2 hàng với khoảng cách hàng
cách hàng là 60 – 80 cm và cây cách cây là 50 – 60 cm (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm
Anh Cường, 2007).
* Lá
Lá cà tím to, đơn giản, chia thùy và mặt dưới nhiều gai. Lá mọc so le nhau, mỗi
nách lá thường có một chồi. Tùy thuộc vào vị trí mà chồi có khả năng sinh trưởng và
phát triển khác nhau. Chức năng chính của lá là quang hợp, tổng hợp carbohydrate cần
thiết cho các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Vì vậy để cây phát triển tốt cần chăm
sóc bộ lá khỏe mạnh (Mai Thị Phương Anh, 1999).

* Hoa
Hoa cà to có màu tím sặc sở, hoa thuộc loại lưỡng tính, bao phấn nở cùng một
lúc với sự tiếp nhận của nhụy do vậy đảm bảo khả năng tự thụ, mặc dù có thể bị giao
phấn nhờ côn trùng. Hoa thường được nở từ 7-11 giờ sáng và sự thụ phấn thường xảy
ra từ 9 – 10 giờ, việc nở hoa và tung phấn tùy thuộc vào độ chiếu sáng ngày dài, nhiệt
độ và ẩm độ (Mai Thị Phương Anh, 1999).
* Trái
Trái cà tím EG203 thường có hình ovan, treo thòng xuống, khi còn non có màu
tím, khi chín chuyển sang màu vàng (Mai Thị Phương Anh, 1999).
* Hạt
Hạt được sinh ra trong giá thể noãn của thịt quả. Trong quả có rất nhiều hạt, hạt
nhỏ hình tròn, dẹp. Hạt cà tím thường có vỏ màu vàng nhạt, rất cứng và tương đối dày
(Ta Thu Cúc, 2005)
1.1.3 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây cà tím


4

* Khí hậu
Cây cà tím là cây ưa nhiệt độ cao, thích hợp trồng vụ hè. Nhiệt độ cho hạt nảy
mầm tốt nhất là 25 – 300C. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở 20 – 300C (Nguyễn
Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Theo Mai Thị Phương Anh (1999), khi nhiệt
độ ở mức 150C thì cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng trực tiếp đến sự
sinh trưởng ra hoa và đậu trái của cà tím. Cà tím là cây ưa ánh sáng mạnh, ít phảng ứng
với thời gian chiếu sáng nên có thể ra hoa và đậu trái quanh năm.
Cà tím có bộ rễ khỏe, ăn sâu nhưng do bộ lá lớn, tiêu hao nước nhiều nên cần đủ
ẩm độ đất để cây phát triển tốt. Ẩm độ đất tốt nhất khoảng 80% thì cây sinh trưởng tốt
đậu trái nhiều (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).
* Đất và dinh dưỡng
Theo Mai Thị Phương Anh (1999), cây cà tím rất dễ trồng, không kén đất, có

thể trồng trên đất thịt nặng đến pha cát. Nhưng do thời gian sinh trưởng tương đối dài
nên cần đất tốt giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, độ pH thích hợp trồng cà tím là 5,5 –
6.0
Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv (2005), Cây cà tím cần nhiều chất dinh dưỡng,
nhất là đạm, lân và kali. Đạm và lân giúp cây phát triển về thân lá và hình thành mầm
hoa, tăng kích thước quả, kali giúp quá trình hình thành trái thuận lợi, tăng chất lượng
trái và khả năng chống bệnh. Ngoài các nguyên tố đa lượng, các nguyên tố trung và vi
lượng cũng rất cần thiết cho hoạt động sống của cây như: Ca, Mg, Bo… biểu hiện thiếu
dinh dưỡng thường ít thấy trên cây cà tím. Vậy dinh dưỡng khoáng rất cần thiết cho
cây, góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất cho cây (Mai Thị Phương Anh, 1999)
1.2 Dinh dưỡng phun qua lá
1.2.1 Công dụng


5

Theo Nguyễn Xuân Thành (2010), các loại phân bón qua lá là các hợp chất dinh
dưỡng có thể là các hợp chất nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng được hòa tan
trong nước và phun lên lá cây hấp thu, phun qua lá phát huy hiệu lực nhanh. Tỷ lệ cây
sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở mức cao, cây sử dụng đến 95% chất dinh dưỡng
bón qua lá, trong khi bón qua đất cây sử dụng chỉ 45-50% (Chu Thị Thơm và ctv.,
2005).
1.2.2 Cơ chế tác động
Theo Lê Văn Bé (2007), lá cây được quan sát bằng kính hiển vi cho thấy trên bề
mặt lá có vô số lổ hổng. Từ các lổ hổng này không khí, nước, ánh sáng, chất dinh dinh
dưỡng dễ dàng thấm qua. Từ những thực tế đó một ý nghỉ sử dụng các chất dinh dưỡng
tinh khiết để bón qua lá là việc làm có nhiều hiệu quả cả về mặt kinh tế lẩn kỹ thuật.
Dưới tác động của emzym, phảng ứng hóa học được tăng cường, các chất dinh dưỡng
được phân hủy và thấm vào tế bào, chỉ trong một thời gian ngắn chúng được dòng
nhựa chuyển đi khắp nơi để nuôi cây.

1.2.3 Phương thức sử dụng
Theo Nguyễn Xuân Thành (2010), Sử dụng phân bón lá phải ở nồng độ thích
hợp theo hướng dẫn trên bao bì. Nồng độ bón qua lá không được cao. Nếu cao cây sẽ
bị bội thực (ngộ độc) và chết. Nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. Nên phun
lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất do cây hấp thụ phân bón qua lá qua khí khổng.
Phân bón lá không nên sử dụng khi cây đang ra hoa, đất bị khô hạn và trời bị
nóng. Nên phun vào buổi sáng có nắng nhẹ khoảng 8 – 10 giờ, phun ướt cả mặt dưới lá
( />1.3 Đặc tính của các loại dinh dưỡng phu qua lá sử dụng trong thí nghiệm
1.3.1 Risopla V


6

Risopla V là sản phẩm của công ty Lan Anh được sản xuất tại xí nghiệp Risopla
151 Quốc lộ 1A. P. Bình Chiểu Q.Thủ Đức Tp.HCM
* Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng: Risopla V là hợp chất thiên nhiên, hoạt
chất chính gồm: chất hữu cơ (C) 50%, lưu huỳnh 3%, vi lượng Cu, Zn, Mg, Mn, Co ≥
500 ppm.
* Công dụng: Giảm hiện tượng chùn đọt, xoắn lá, tăng năng suất, chiết, giâm
cành mau ra rễ, hoa màu sắc đẹp lâu tàn.
* Sử dụng: sau khi trồng 15–20 ngày, Risopla V gói 100 g + 100 lít nước sử
dụng cho 1000 m2 , sau khi pha Risopla V trong nước, tưới vào gốc cây, chu kỳ 7 - 10
ngày/lần. ( />1.3.2 Tomato
Tomato là sản phẩm sản xuất ở Mỹ, nhập khẩu và đống gói công ty Đất Nông
67 Phan Đình Hồ Q.8 Tp.HCM
* Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng (%): N-P2O5-K2O: 18-19-30, Mg: 0,5,
Cu: 0,05, Fe: 0,1, Mn: 0,05, Zn: 0,05, độ ẩm: 7.
* Công dụng: làm tăng vị ngọt, phẩm chất màu sắc cho các loại cây ăn quả, các
loại rau cải và cây công nghiệp, làm tăng hàm lượng đường, tạo nhiều màu sắc bông
đẹp, độ đồng điều cao, giúp các sản phẩm sau thu hoạch được bảo quản lâu hơn. Nâng

cao năng suất chất lượng nông sản, tăng sức sống của cây, giúp cây đâm chồi đẻ nhánh
nhiều, bộ lá xanh và quang hợp mạnh, gia tăng sức đề kháng cây, chống hạn, bệnh, sự
khủng hoảng lúc cây sinh sản và sau thu hoạch. Giúp kích thích cho ra hoa nhiều và trổ
đồng loạt, chống rụng hoa và trái non, gia tăng tỷ lệ đậu quả, đậu trái.
* Sử dụng: pha 5-10 g/8 lít, phun định kì 7-10 ngày/lần phun ướt điều trên lá,
thân cây và phun xung quanh gốc, phun vào giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn ra hoa
và cho trái ( />

7

1.3.3 Super fish (Phân cá)
Super fish là sản phẩm của công ty Gino Seed & Agriculture 146/6A Võ Thị
Sáu Q. 6 Tp. HCM
* Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng: chất hữu cơ (C) 15%, N-P205-K20 3-52%, Độ ẩm 25%.

* Công dụng: cung cấp N, P, K, Ca, Axit amin, Iốt và các nguyên tố vi lượng
cây trồng dễ hấp thu, tốt lá, thân, rễ, củ phát triển mạnh và bền, quả to bóng bẩy, hoa
lâu tàn.
* Sử dụng: 2 lá mầm 20-50 cc/8 lít, 7-10 ngày/lần giúp cung cấp N, L, K, Ca,
Axit amin, Iốt và các nguyên tố vi lượng cây trồng dễ hấp thu tốt lá, thân, rễ, củ phát
triển mạnh và bền, quả to bóng bẩy, hoa lâu tàn. Ta kết hợp bón vào giai đoạn bón thúc
1, thúc 2, thúc 3 ( />
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng trên dinh dưỡng phun qua lá
Theo Lê Văn Tri (2000), cho rằng các dẫn xuất của acid flattic có hiệu ứng rất
rõ trong việc điều chỉnh ra hoa cái của cây dưa chuột khi dung dung dịch muối dikali
của acid flattic (flatat kali) ở nồng độ 0,5% phun cho cây thì tỷ lệ hoa cái có thể tăng
3–4 lần. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng như IBA, NAA, IAA và GA ở 25 ngày sau
khi trồng và khi cây trổ hoa, đậu trái điều giúp cây tăng năng suất và phẩm chất cà
chua (Phạm Hồng Cúc 2005).
Theo Thái Hoàng Phúc (2009), khi trồng xà lách TN102 sử dụng dinh dưỡng D

(được pha ở bộ môn Khoa Học Cây Trồng) phun qua lá sẽ cho sinh trưởng, năng suất
và phẩm chất tốt. Dưa Kim Cô Nương khi phun dinh dưỡng qua lá Comcat 150 WP
(công ty Hóa Nông Lúa Vàng) cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao (Ngụy Kim Yến,
2010).


8

Theo Lê Thế Trung (2010), khi phun phân bón lá Bayfolan 2 lần vào lúc trước
và sau khi trổ bông 7 ngày giúp lúa tăng trọng lượng ngàn hạt là 6,1% và năng suất
thực tế là 13,6% so với đối chứng không phun. Khi sử lý khoáng đa lượng vi lượng và
chất điều hòa sinh trưởng ở thời điểm 8 ngày sau khi hoa rụng cánh thì cho chi phí thấp
nhất và hiệu quả tốt nhất trong việc nâng tỷ lệ hột chắc trên gương sen (Nguyễn Trung
Hiếu, 2009).
Nguyễn Quốc Thể (2010), khi phun dinh dưỡng Tomato trên cà Cherry cho
chiều cao thân chính (209 cm), số trái trên cây (182,30 trái/cây), trọng lượng trái trên
cây (1,29 kg/cây), năng suất tổng và năng suất thương phẩm (37,39 tấn/ha – 34,68
tấn/ha), tỷ suất lợi nhuận (208) cao nhất. Chế phẩm Tomato đạt cao nhất về năng suất
(20,69 tấn/ha), tỷ suất lợi nhuận (1,58), số trái thương phẩm (81,19 trái), số chùm hoa (
19,68 chùm), các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao thân chính, đường kính gốc ghép, số
lá) (Nguyễn Văn Sang, 2011)


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Địa điểm và thời gian
* Địa điểm: nhà lưới Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng (NN &
SHƯD), Trường Đại học Cần Thơ.
* Thời gian: tháng 10/2010 – 03/2011

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
* Giống: cà tím EG203 làm gốc ghép do Viện nghiên cứu Rau-Quả Hà Nội
cung cấp.
* Giá thể xơ dừa, khay ươm, màng phủ nông nghiệp khổ 1,6 m, nhà lưới.
* Phân bón: NPK (16-16-8), Kali (60%), DAP, dinh dưỡng (Ripsola V, Tomato,
Superfish).
* Nông dược: thuốc trừ sâu Thiamectin 0.50 ME, Confidor 100 SL, Actara 25
WG, Peran 50 EC, dầu khoáng DS 98,8 EC.
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm
thức với 4 lần lập lại.
1. Đối chứng
2. Tưới Risopla V
3. Phun Tomato
4. Phun Super fish (phân cá)


10

Diện tích lô 4,5 m x 1,2 m = 6 m2, 11 cây/lô, tổng diện tích thí nghiệm 114 m2 =
19 m x 6 m, cả hàng bìa.

REP I

REP II

REP III

RI


SF

TO

TO

RI

DC

SF

DC

SF

REP IV
RI

SF

TO

19 m
DC

RI

TO


DC

6m

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của bốn nghiệm thức dinh dưỡng lên năng
suất cà tím EG203”


11

2.2.2 Kỹ thuật canh tác
* Chuẩn bị đất: đất dọn sạch cỏ, cuốc liếp, bón vôi và phơi đất khoảng 2 tuần, bón
lót, rồi sau đó trải màng phủ.
* Chuẩn bị cây con: hạt giống ngâm 2 giờ trong nước nóng (2 sôi 3 lạnh), sau
đó đem ủ trong khăn ẩm. Hạt nảy mầm, đem gieo vào khay ươm, cây con được 28–30
ngày tuổi thì đem trồng.
* Trồng cây: trồng theo hàng, cây cách cây 45 cm, đem trồng lúc chiều mát,
tưới ẩm trước khi trồng ra đồng. Đào hốc sâu 6 cm và rộng 9 cm, rãi Basudin 10H
ngừa kiến cắn phá cây con … Sau khi trồng cố định với mỗi cây cà tím là một cây trúc
được cấm thẳng đứng, lấy nilong buộc hở giúp cho cây khỏi ngã trước gió.
* Chăm sóc
- Trồng dặm: trồng lại những cây đã chết trong tuần lễ đầu tiên
- Tỉa cành: cây cà tím mọc được 7-9 lá thì bắt đầu có trái. Lúc đó những nhánh
dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này rất yếu, hoa quả
hình thành chậm, các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm
rạp, thiếu ánh sáng tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển
nhiều. Cần tỉa nhánh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm trái thứ nhất, các nhánh
khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời kỳ sinh trưởng của cây cà mọc
thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy cần

tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều nhánh
* Tưới nước: sau khi trồng tưới 1-2 lần/ngày nhằm giữ ẩm giúp cây hồi phục.
Giai đoạn 10 ngày sau khi trồng tưới 1 lần/ngày bằng cách vén màng phủ phun bằng
vòi và đánh rãnh giữa 2 liếp để thoát nước khi mưa to. Thời gian sau (15 NSKT). Tưới
bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới nhiều lúc ra hoa và giai đoạn phát triển.


12

* Phân bón
Bảng 2.1 Loại, lượng, thời kỳ bón phân cần bón cho cà tím EG203 (kg/1000 m2)
Loại
phân

Lượng phân
(kg/1000 m2)

Bón lót

90
526
22
60

90
526
22
20

Vôi bột

Hữu cơ
DAP
16-16-8

Bón thúc (ngày sau khi trồng)
23
43
65
15

15

20

Công thức 150 Kg N + 180 Kg P2O5 + 150 Kg K2O cho 1 ha

2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi
* Ghi nhận
- Ngày gieo, ngày trồng cà tím.
- Thời gian từ trồng đến thu hoạch trái (NSKT), số lần thu hoạch.
- Thời gian kết thúc thu hoạch (NSKT).
- Theo dõi sâu bệnh chính: rầy phấn trắng, sâu ăn tạp, sâu đục trái, khảm.
* Chỉ tiêu bệnh hại
- Bệnh khảm (%): đếm tất cả số cây bệnh khảm trên lô tính từ khi bệnh xuất
hiện đến thu hoạch, rồi quy ra phần trăm cây bệnh trên mỗi nghiệm thức.
* Chỉ tiêu sự sinh trưởng và phát triển
Được lấy cố định vào các khoảng thời gian: lúc mới trồng, 20 ngày sau khi
trồng, lúc trên 50% số cây trên đồng trổ hoa và lúc kết thúc thu hoạch trên tất cả các
cây trên lô.



13

- Chiều cao thân chính (cm): đo bằng thước dây từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng
của thân chính.
- Đường kính gốc thân chính (cm): đo bằng thước kẹp 2 cạnh tại phần gốc thân
sát mặt đất.
- Số lá thân chính (lá): đếm từ lá thật thứ nhất lên đến đỉnh sinh trưởng của thân
chính (phiến lá ngọn phải lớn hơn hoặc bằng 2 cm).
- Kích thước trái (cm): dùng thước kẹp đo chiều dài và đường kính 10 trái đại
diện ở lần thu hoạch rộ (khoảng lần thứ 2–3), rồi tính kích thước trung bình của từng
lô.
* Chỉ tiêu về thành phần năng suất
Quan sát 10 cây cố định trên lô
- Trung bình trái (g): cân 10 trái ngẫu nhiên trên lô, sau đó tính trọng lượng
trung bình cho mỗi lô. Dụa vào trọng lượng trái để phân loại, trái loại I trọng lượng >
50 g, trái loại II 30 – 50 g, trái loại III < 30 g.
- Số trái trên cây: đếm rất cả số trái/cây qua các lần thu hoạch 10 cây/lô rồi tính
trung bình (trái/cây).
- Năng suất thương phẩm và trọng lượng trái trên cây (kg/cây): cân tất cả trái
thương phẩm trên cây ở mỗi đợt thu hoạch sau đó tính trọng lượng trái thương phẩm
thu hoạch trên từng cây. Trọng lượng trái trên cây bao gồm: trọng lượng trái thương
phẩm và trọng lượng trái không thương phẩm.
- Năng suất tổng (tấn/ha): cân trọng lượng trái/lô ở các lần thu hoạch trên diện
tích (m2) của lô rồi quy ra năng suất (tấn/ha).
- Năng suất thực tế: cân tất cả trọng lượng trái thu được trên lô qua các lần thu
hoạch, tính năng suất tổng của trái trên lô rồi quy ra năng suất trên hecta (tấn/ha).



×