Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA ĐẬU PHỘNG MD7 TRỒNG TRÊN ĐẤT GIỒNG CÁT VỤ HÈ THU 2009 TẠI ẤP CÂY HẸ, XÃ PHÚ CẦN, HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-

Nguyễn Thị Thanh Tuyền

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT
CỦA ĐẬU PHỘNG MD7 TRỒNG TRÊN ĐẤT GIỒNG CÁT
VỤ HÈ THU 2009 TẠI ẤP CÂY HẸ, XÃ PHÚ CẦN,
HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

Nguyễn Thị Thanh Tuyền

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT
CỦA ĐẬU PHỘNG MD7 TRỒNG TRÊN ĐẤT GIỒNG CÁT
VỤ HÈ THU 2009 TẠI ẤP CÂY HẸ, XÃ PHÚ CẦN,
HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cán bộ hướng dẫn khoa học


Ts. Trần Thị Kim Ba

Cần Thơ - 2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt với đề tài

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT
CỦA ĐẬU PHỘNG MD7 TRỒNG TRÊN ĐẤT GIỒNG CÁT
VỤ HÈ THU 2009 TẠI ẤP CÂY HẸ, XÃ PHÚ CẦN,
HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

Do sinh viên Nguyễn Thị Thanh Tuyền thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

TS.Trần Thị Kim Ba

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
------------------------------------------------------------------------------------------------------


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT
CỦA ĐẬU PHỘNG MD7 TRỒNG TRÊN ĐẤT GIỒNG CÁT
VỤ HÈ THU 2009 TẠI ẤP CÂY HẸ, XÃ PHÚ CẦN,
HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

Do sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:. .......................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức: ...........................................

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010

DUYỆT KHOA

Chủ tịch Hội đồng

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


LỜI CẢM TẠ


Kính dâng!
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con.
Thành kính biết ơn!
TS.Trần Thị Kim Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, gợi ý,
động viên và giúp đỡ tôi trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Chân thành cảm ơn!
Quí thầy cô và cán bộ thuộc Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, khoa Nông
nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu và tạo điều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Thầy cố vấn học tập Trần Văn Hâu đã tận tình dìu dắt lớp hoàn thành tốt
khóa học.
Thân gởi đến!
Các bạn Trồng trọt A2 K33 lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai.

iv


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Giới tính: Nữ.

Ngày tháng năm sinh: 05-08-1989

Dân tộc: Kinh.

Nơi sinh: Ô Môn - Cần Thơ


Tôn giáo: Không.

Địa chỉ: Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, xã Tân Thạnh, huyện Thới
Lai, thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: 0979198110
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1995 đến 1999.
Trường: Tiểu học Viện Lúa.
Địa chỉ: Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Thời gian đào tạo từ năm 1999 đến 2000.
Trường: Tiểu học Ô Môn 2.
Địa chỉ: Khu vực 13 - Phường Châu Văn Liêm.
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm 2000 đến 2004.
Trường: Trung học cơ sở thị trấn Ô Môn.
Địa chỉ: Đường 26/3 - Phường Châu Văn Liêm.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm 2004 đến 2007.
Trường: Trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng.
Địa chỉ: Số 9, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.
Ngày tháng

năm 2010

Người khai ký tên

Nguyễn Thị Thanh Tuyền


v


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Tuyền

vi


MỤC LỤC

Chương

1

Nội dung

Trang

Danh sách hình

x


Danh sách bảng

xii

Danh sách chữ viết tắt

xiv

Tóm lược

xv

MỞ ĐẦU

1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Đặc tính thực vật, sự sinh trưởng và phát triển của đậu phộng

2

1.1.1 Sự nảy mầm của hạt

2

1.1.2 Sự phát triển của thân cành


3

1.1.3 Rễ và sự hình thành nốt sần

3

1.1.4 Sự ra hoa và đâm thư đài

4

1.1.5 Sự hình thành trái và chín

5

1.2 Nhu cầu về sinh thái của đậu phộng

5

1.2.1 Nhiệt độ

5

1.2.2 Nước

6

1.2.3 Ánh sáng

6


1.2.4 Đất

7

1.2.5 pH

7

1.3 Dưỡng chất khoáng lân

7

1.3.1 Vai trò của lân đối với cây trồng

7

1.3.2 Vai trò của lân đối với đậu phộng

10

1.3.3 Nhu cầu về lân của đậu phộng

10

1.3.4 Sự thiếu lân trên đậu phộng

11

1.3.5 Các loại phân lân chính


11

1.3.6 Hiệu lực của phân lân lên năng suất đậu phộng

11

vii


2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

13

2.1 Phương tiện

13

2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

13

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

13

2.2 Phương pháp thí nghiệm


3

13

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

13

2.2.2 Phân tích thành phần lý hóa khu đất thí nghiệm

15

2.2.3 Kỹ thuật canh tác

17

2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi

20

2.2.4.1 Chỉ tiêu nông học

20

2.2.4.2 Chỉ tiêu về nốt sần

21

2.2.4.3 Chỉ tiêu về năng suất và thành phần năng suất


22

2.2.4.4 Hiệu quả kinh tế

23

2.3 Phân tích số liệu

23

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

24

3.1 Ghi nhận tổng quát

24

3.2 Thành phần lý hóa khu đất thí nghiệm

25

3.3 Chỉ tiêu nông học

26

3.3.1 Chiều cao cây đậu phộng

26


3.3.2 Chiều rộng tán cây đậu phộng

28

3.3.3 Tỷ lệ cành bò lan

29

3.4 Chỉ tiêu nốt sần

30

3.4.1 Số lượng nốt sần trên cây

30

3.4.2 Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu trên cây

32

3.5 Thành phần năng suất và năng suất

34

3.5.1 Tổng số thư đài trên cây

34

3.5.2 Tổng số trái trên cây


35

3.5.3 Số trái chắc trên cây

36

3.5.4 Số hạt chắc, số hạt lép

37

viii


4

3.5.5 Trọng lượng 100 hạt

40

3.5.6 Tỷ lệ nhân

41

3.5.7 Tỷ lệ trái 1 hạt, 2 hạt và 3 hạt

42

3.5.8 Năng suất thực tế

43


3.6 Hiệu quả kinh tế

45

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

47

4.1 Kết luận

47

4.2 Đề nghị

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG 1
PHỤ CHƯƠNG 2

ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình


Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng tại ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần,
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

14

3.1

Tỷ lệ cành bò lan (%) trên giống đậu phộng MD7 ở các mức độ lân
khác nhau ở thời điểm thu hoạch tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

30

3.2

Số lượng các loại nốt sần trên cây ở các mức độ lân khác nhau trên
giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

31

3.3

Tỷ lệ các loại nốt sần hữu hiệu (%) trên cây ở các mức độ lân khác
nhau trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

32


3.4

Tương quan giữa tỷ lệ nốt sần và năng suất đậu phộng MD7 tại ấp
Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

33

3.5

Tổng số thư đài trên cây ở các mức độ lân khác nhau trên giống đậu
phộng MD7 ở thời điểm thu hoạch tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

34

3.6

Tổng số trái trên cây ở các mức độ lân khác nhau trên giống đậu
phộng MD7 ở thời điểm thu hoạch tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

35

3.7

Số trái chắc trên cây ở các mức độ lân khác nhau trên giống đậu
phộng MD7 ở thời điểm thu hoạch tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

36

3.8


Số hạt chắc, hạt lép trên cây ở các mức độ lân khác nhau trên giống
đậu phộng MD7 ở thời điểm thu hoạch tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà
Vinh

38

3.9

Tương quan giữa số hạt chắc/trái với năng suất thực tế của đậu phộng
MD7 tại ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

39

3.10

Tương quan giữa số hạt lép/trái với năng suất thực tế của đậu phộng
MD7 tại ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

39

3.11

Trọng lượng 100 hạt ở các mức độ lân khác nhau trên giống đậu
phộng MD7 ở thời điểm thu hoạch tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

40

3.12

Tỷ lệ nhân (%) ở các mức độ lân khác nhau trên giống đậu phộng

MD7 ở thời điểm thu hoạch tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

41

x


3.13

Tỷ lệ trái 1 hạt, 2 hạt và 3 hạt trên (%) cây ở các mức độ lân khác
nhau trên giống đậu phộng MD7 ở thời điểm thu hoạch tại huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh

43

3.14

Năng suất thực tế ở các mức độ lân khác nhau trên giống đậu phộng
MD7 ở thời điểm thu hoạch tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

44

3.15

Tương quan các mức độ phân lân với năng suất thực tế của đậu phộng
MD7 tại ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

44

xi



DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Hàm lượng P2O5 của một số loại đất (Đỗ Ánh và Bùi Đình Dinh,
1992).

8

2.1

Thang đánh giá pH (Ngô Ngọc Hưng , 2005)

15

2.2

Phân loại đất theo tỷ lệ % thành phần hạt (Nguồn USDAD, Mỹ)
(được trích bởi Lê Anh Tuấn, 2002).

16


2.3

Thang đánh giá độ dẫn điện EC (Western Agricultural
Laboratories, 2002).

16

2.4

Thang đánh giá lân tổng số (Nguyễn Xuân Cự và ctv., 2000).

17

2.5

Thang đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray
(Orgeon state university extension service, 2004).

17

2.6

Liều lượng các loại phân ở các thời kỳ sinh trưởng trên giống đậu
phộng MD7 của thí nghiệm được thực hiện tại ấp Cây Hẹ, xã Phú
Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

19

2.7


Liều lượng (kg/ha) các loại phân ở các thời kỳ sinh trưởng trên
giống đậu phộng MD7 ở nghiệm thức 1 được thực hiện tại ấp Cây
Hẹ, xã Phú Cần, Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

19

2.8

Liều lượng (kg/ha) các loại phân ở các thời kỳ sinh trưởng trên
giống đậu phộng MD7 ở nghiệm thức 2 được thực hiện tại ấp Cây
Hẹ, xã Phú Cần, Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

20

2.9

Liều lượng (kg/ha) các loại phân ở các thời kỳ sinh trưởng trên
giống đậu phộng MD7 ở nghiệm thức 3 được thực hiện tại ấp Cây
Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

20

2.10

Kích thước các loại nốt sần A, B và C.

21

3.1


Thành phần lý hóa khu đất thí nghiệm.

26

3.2

Chiều cao cây của cây đậu phộng MD7 ở 3 mức độ lân khác nhau
tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

27

xii


3.3

Chiều rộng tán của cây đậu phộng MD7 ở 3 mức độ lân khác nhau
tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

29

3.4

Hiệu quả kinh tế của đậu phộng MD7 ở ba mức độ lân tại huyện
Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

46

xiii



DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Nghiệm thức
Ngày sau khi gieo
Lặp lại

NT
NSKG
REP

xiv


NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN, 2010. “Ảnh hưởng của các liều lượng lân đến
năng suất đậu phộng MD7 trồng trên đất giồng cát vụ Hè Thu 2009 tại ấp Cây Hẹ,
xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Ts.Trần Thị Kim Ba.
TÓM LƯỢC
Đậu phộng vừa là cây công nghiệp vừa là cây thực phẩm có nhiều giá trị
kinh tế. Tuy nhiên, năng suất đậu phộng trong những năm qua ở nước ta nói chung
và Trà Vinh nói riêng vẫn còn thấp nên chưa thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vì vậy, đề tài này được thực hiện nhằm tìm ra liều lượng lân thích hợp để làm tăng
năng suất đậu phộng. Thí nghiệm được thực hiện tại ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện
Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh từ tháng 5/2009 đến tháng 8/2009.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm ba
nghiệm thức là ba liều lượng lân (80, 120, 160 kg P2O5/ha) và mỗi nghiệm thức có
ba lần lặp lại. Diện tích mỗi lô thí nghiệm là 32m 2 (1,6 m x 20 m). Tổng diện tích
thí nghiệm là 338,4 m 2. Sử dụng giống đậu phộng MD7 để làm thí nghiệm.

Kết quả thí nghiệm cho thấy khi sử dụng nghiệm thức 120 và 160 kg P2O5/ha
cho chiều cao cây và chiều rộng tán cao nhất, tỷ lệ cành bò lan cao nhất chiếm
92,3% và 92,6%, số lượng nốt sần nhiều (83,5 và 83,7 nốt sần loại A; 128,3 và
128,6 nốt sần loại B; 17,4 và 17,5 nốt sần loại C), cho tỷ lệ nốt sần hữu hiệu cao
chiếm 86,2% và 86,5%, tổng số thư đài nhiều (54,3 và 54,8), tổng số trái cao (36,2
và 37,0), số trái chắc cao (29,8 và 30,0), trọng lượng 100 hạt cao (63,1g và 63,5g),
tỷ lệ nhân cao (84,2%), tỷ lệ trái 2 hạt nhiều (89,9% và 90,7%) và năng suất đậu
phộng cao (8,9 và 9,0 tấn/ha). Ở nghiệm thức 160 kg P2O5/ha cho số hạt chắc cao
nhất (57,0), số hạt lép đạt thấp nhất (2,00 hạt). Nghiệm thức 120 kg P2O5/ha cho lợi
nhuận cao nhất đạt 25,3 triệu đồng/ha, kế đến là nghiệm thức 160 kg P2O5/ha (24,9
triệu đồng/ha) và nghiệm thức 80 kg P2O5/ha cho lợi nhuận thấp nhất 22,5 triệu
đồng/ha. Hiệu quả đồng vốn ở liều lượng 120 kg P2O5/ha cao nhất đạt 1,90; kế đến
là ở liều lượng 160 kg P2O5/ha với hiệu quả đồng vốn là 1,86 và hiệu quả đồng vốn
thấp nhất ở liều lượng 80 kg P2O5/ha (1,84).

xv


MỞ ĐẦU
Trà Vinh là một trong những tỉnh có diện tích đất giồng cát lớn nhất Đồng bằng
sông Cửu Long (với trên 15.000 hecta) (Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Trà Vinh, 2008). Đây là một lợi thế rất lớn của tỉnh nếu biết sử dụng đất này một cách
hợp lý và khoa học, nhất là trong xu thế chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện
nay. Việc đưa cây màu xuống ruộng để đạt giá trị tổng sản lượng hàng hóa 50 triệu
đồng/ha thì cây đậu phộng là cây trồng có ưu thế nhất trên vùng đất giồng cát do đậu
phộng là một trong những loại cây trồng vừa có giá trị về mặt công nghiệp vừa là cây
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (hạt đậu phộng là nguồn thức ăn có chứa hàm
lượng dầu và protein cao nên được dùng làm thực phẩm cho con người). Bên cạnh đó,
đậu phộng thuộc vào nhóm có thời gian sinh trưởng ngắn rất thuận lợi cho việc trồng
xen, luân canh trên các vùng đất bạc màu, đất xấu nhằm cải tạo đất cho hoa màu ở các

vụ tiếp theo.
Thực tế trong những năm qua, năng suất đậu phộng ở nước ta nói chung và ở
tỉnh Trà Vinh nói riêng vẫn còn thấp và chưa ổn định. Để mở rộng diện tích và tăng
năng suất một cách hiệu quả bên cạnh việc chọn giống tốt cho năng suất cao, thì biện
pháp canh tác cũng góp phần quan trọng trong việc gia tăng năng suất. Trong đó, yếu
tố quan trọng đóng góp vào sự gia tăng sản lượng là phân bón, đối với cây đậu phộng
đạm là loại dinh dưỡng hàng đầu, cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây
nhưng bên cạnh đó thì lân cũng là một nguyên tố quan trọng không kém, bởi vì lân rất
cần thiết cho các quá trình sinh lý sinh hóa của cây nên đậu phộng không thể phát triển
được nếu thiếu lân vì thế trong dân gian có câu “Không lân, không vôi thôi trồng đậu
phộng”.
Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Ảnh hưởng của các liều lượng lân đến năng
suất đậu phộng MD7 trồng trên đất giồng cát vụ Hè Thu 2009 tại ấp Cây Hẹ, xã Phú
Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh ” được thực hiện nhằm xác định mức lân thích
hợp, từ đó có thể đưa ra công thức khuyến cáo phù hợp để nâng cao năng suất đậu
phộng cho vùng đất này.


2

Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT, SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA ĐẬU PHỘNG
1.1.1 Sự nảy mầm của hạt
Đây là giai đoạn mở đầu cho chu kỳ sinh trưởng của cây đậu phộng. Hạt bắt
đầu chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Quá trình này bao gồm: sự
hút nước của hạt và hoạt động của các men phân giải và các hoạt động sinh lý của
quá trình nảy mầm (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996). Theo Lê Song Dự và

Nguyễn Thế Côn (1979), muốn hạt đậu phộng nảy mầm tốt cần chú ý một số điều
kiện như: nhiệt độ, ẩm độ, hàm lượng oxy… Khoảng nhiệt độ 27-370C là điều kiện
nảy mầm tốt nhất. Ngưỡng tối thấp là 12-150C. Do kích thước hạt đậu phộng tương
đối lớn nên muốn nảy mầm hạt cần một lượng nước đáng kể từ 35-40% trọng lượng
hạt. Trong điều kiện thiếu oxy hạt hô hấp kém dẫn đến mầm sinh trưởng kém,
nghiêm trọng hơn sẽ làm thối hạt, chết mầm.
Khi hạt hút đầy nước, men bắt đầu hoạt động để chuyển vận các chất trong lá
mầm vào phôi cung cấp cho các tế bào mới hình thành ở những bộ phận đang sinh
trưởng. Song song với quá trình này, hô hấp của hạt tăng lên, thúc đẩy quá trình
chuyển hóa béo thành đường cung cấp cho mầm non sinh trưởng (Lê Song Dự và
Nguyễn Thế Côn, 1979). Biểu hiện đầu tiên của quá trình nảy mầm là trục phôi hạ
diệp (phôi rễ) phá vỡ vỏ hạt, mọc dài ra rất nhanh (sau 3 ngày nảy mầm có thể đạt
1-2 cm), phát triển thành rễ chính đầu tiên và cắm sâu vào đất. Trục phôi hạ diệp
tiếp tục dài ra, đẩy 2 lá mầm lộ ra khỏi mặt đất. Trục phôi thượng diệp cũng lớn
nhanh khiến 2 lá mầm tách nhau ra và từ đó những lá đầu tiên được hình thành (Lê
Song Dự và Nguyễn Thế Côn, 1979; Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996). Nguyễn
Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba (2005) còn cho biết sự nảy mầm hoàn tất vào ngày thứ
mười và trục hạ diệp dài khoảng 10-11 cm, lúc này đã chuyển sang màu nâu như rễ.
Sau 4 tuần, không còn phân biệt được giữa trục hạ diệp và rễ cọc.


3

1.1.2 Sự phát triển của thân cành
Chiều cao thân cây đậu phộng phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống
và điều kiện ngoại cảnh. Những giống dạng bụi thường có chiều cao thân đạt
khoảng 70-150 cm (Chu Thị Thơm và ctv., 2006). Tốc độ tăng trưởng chiều cao
thân tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. Tốc độ này tăng nhanh trong
thời kỳ ra hoa và cuối thời kỳ ra hoa, đạt tốc độ cao nhất khoảng 0,7-1,5 cm/ngày.
Ngay sau đó khi cây chuyển sang giai đoạn đâm thư đài, hình thành trái, tốc độ tăng

chiều cao thân giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng 0,2-0,5 cm/ngày (Đoàn Thị Thanh Nhàn,
1996).
Cũng theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), đậu phộng phân cành từ nách hai lá
mầm, khi cây bắt đầu nở hoa thì số lượng cành hầu như đạt mức tối đa. Quy luật
phân cành của đậu phộng như sau: cành cấp một phát triển từ nách lá thân chính,
thường có 4-6 cành. Hai cành đầu tiên phát triển từ nách lá mầm, xuất hiện khi cây
có 2-3 lá thật. Cành cấp hai thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp một đầu tiên. Vị trí
cành cấp hai thường ở hai đốt đầu tiên của cành cấp một. Như vậy, thường chỉ có
bốn cành cấp hai, xuất hiện khi cây có 5-6 lá trên thân chính.
1.1.3 Rễ và sự hình thành nốt sần
Được xếp vào loại rễ cọc, bộ rễ đậu phộng gồm cổ rễ, rễ chính và rễ phụ.
Chiều dài rễ chính tùy thuộc vào đặc tính của loại đất canh tác (Nguyễn Bảo Vệ và
Trần Thị Kim Ba, 2005). Rễ cọc có thể ăn sâu đến 1,3 m. Tuy nhiên, đại bộ phận rễ
phụ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt 0-30 cm (Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn,
1979). Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., (1996), bộ rễ phát triển sớm và khỏe là
cơ sở quan trọng để tăng năng suất. Trọng lượng rễ sẽ thay đổi tùy theo điều kiện
canh tác, tính chất đất đai và chế độ nước trong đất.
Vào thời điểm 15-30 ngày sau khi gieo (tức giai đoạn 4-5 lá thật) những nốt
sần đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Đây là kết quả phản ứng của rễ khi bị vi khuẩn
Rhizobium spp. xâm nhập. Các tế bào ở gần gốc rễ, nơi bị vi khuẩn xâm nhập, phân
chia nhanh một cách bất thường và phình to ra để khu trú vi khuẩn tại một khu vực


4

(Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996). Từ lúc vi khuẩn xâm nhập vào rễ đến khi nốt
sần cố định được N phải mất khoảng 3-5 tuần. Lúc cây ra hoa cũng là lúc số lượng
nốt sần đạt đỉnh điểm về trọng lượng và kích thước (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv.,
1996; Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005). Cũng trong thời kỳ này, 90%
lượng đạm cố định được cung cấp cho cây. Do Rhizobium spp. là loài sinh vật hiếu

khí nên nốt sần tập trung phần lớn ở vùng gần gốc rễ, 40-50% lượng nốt sần hữu
hiệu nằm ở lớp đất 0-25 cm và giảm rõ rệt ở độ sâu trên 25 cm (Đoàn Thị Thanh
Nhàn và ctv., 1996).
Kích thước, vị trí, màu sắc bên trong của nốt sần có liên quan đến khả năng
cố định đạm. Nốt sần ở rễ chính và gần rễ chính có kích thước lớn hơn, dịch hồng
đỏ là những nốt sần hoạt động cố định đạm mạnh (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim
Ba, 2005).
1.1.4 Sự ra hoa và đâm thư đài
Khi đậu phộng được 5-7 lá thì bắt đầu phân hóa mầm hoa. Hoa màu vàng,
mọc từ nách lá, gồm các bộ phận như: đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhụy cái
(Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005). Hoa đậu phộng thường phát triển
thành chùm gồm 2-7 hoa, có khi lên đến 15 hoa (Lê Song Dự và Nguyễn
Thế Côn, 1979).
Sau 25-30 ngày kể từ khi nẩy mầm, mầm hoa nhú lên hoa đầu tiên xuất hiện
ngay ở gốc, cứ thế hoa nở tăng dần và đạt đến đỉnh điểm khi cây được 50-60 ngày.
Những hoa xuất hiện đầu tiên có tỷ lệ thụ phấn và đậu trái cao nhất (Nguyễn Bảo
Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005).
Trong kỹ thuật trồng trọt, phải tạo điều kiện cho hoa ra tập trung, thời kỳ hoa
rộ chỉ ngắn 10-15 ngày nhưng số lượng hoa nhiều, vì sau đợt rộ số hoa thường
không đáng kể và hầu hết là hoa vô hiệu (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996).
Sau khi thụ tinh lớp tế bào ở đầu cuống hoa phân chia mạnh tạo thành tư đài.
Thư đài mọc dài ra, đưa các tế bào noãn đã được thụ tinh đâm xuống đất. Khi xuống
sâu khoảng 3-7 cm, thư đài phình ra, phát triển theo chiều ngang và hình thành trái.


5

Trong trường hợp thư đài phát triển dài hơn 15 cm mà không tiếp xúc được đất sẽ bị
héo rụi (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005).
1.1.5 Sự hình thành trái và chín

Sau khi thư đài đâm xuống đất, đầu thư đài bắt đầu phình to thành trái. Trong
điều kiện bình thường, thời gian từ khi hoa nở đến khi hạt chín hoàn toàn khoảng
65-70 ngày (Nguyễn Danh Đông, 1984). Nếu gặp điều kiện bất lợi sẽ rút ngắn thời
gian của quá trình trên làm giảm trọng lượng trái và hạt, làm tăng trái một hạt
(Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005).
Và cũng theo Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba (2005), không phải thư
đài nào cũng tạo ra 1 trái vì có những thư đài cho trái lép. Tỷ lệ hạt chắc/lép phụ
thuộc vào giống, kĩ thuật canh tác (bón phân, tưới nước, làm cỏ,…) và môi trường
(sa cấu, nhiệt độ, ánh sáng,…).

1.2 NHU CẦU VỀ SINH THÁI CỦA ĐẬU PHỘNG
1.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có tương quan đến thời gian sinh
trưởng của cây. Cây đậu phộng đòi hỏi nhiệt độ nóng và ẩm. Nhiệt độ thích hợp
nhất là từ 25-300C và có thể thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây
(Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005).
Theo Nguyễn Danh Đông (1984), nếu nhiệt độ không khí quá cao (30-35 0C)
cây sẽ rút ngắn thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng làm giảm chất khô tích lũy và giảm
số hoa trên cây, do đó, làm giảm số trái và trọng lượng hạt. Nhiệt độ thuận lợi cho
sự ra hoa của đậu phộng từ 24-330C. Nhiệt độ tối thấp là 15-200C, nhiệt độ vượt qúa
34-35 0C làm giảm số hoa có ích. Trong thời kỳ chín, yêu cầu về nhiệt độ là 25280C. Nhiệt độ thấp dưới 200C sẽ gây cản trở quá trình vận chuyển chất vào hạt và
làm giảm trọng lượng hạt.


6

1.2.2 Nước
Cây đậu phộng có khả năng chịu hạn tốt hơn so với đậu nành, đậu xanh và
các loại cây trồng khác. Tuy nhiên để có năng suất cao phải cung cấp nước đầy đủ.
Ở mỗi giai đoạn phát triển, cây đậu phộng bị thiếu nước có những ảnh hưởng sau:

- Giai đoạn mọc mầm: giảm tỷ lệ nảy mầm, cây con mọc yếu ớt sau này.
- Giai đoạn cây tơ: rễ chính phát triển nhiều nhưng ít rễ phụ, ít nốt sần, rễ hấp
thu dinh dưỡng kém.
- Giai đoạn mới trổ: làm giảm tốc độ ra hoa, giảm tỷ lệ đậu trái, thời gian trổ
hoa kéo dài, tỷ lệ hoa có ích giảm đi do quá trình thụ phấn bị cản trở.
- Giai đoạn thư đài phát triển: thư đài sẽ không đủ dài để chui vào trong đất.
- Giai đoạn phát triển trái: trái chín sớm, hạt nhỏ nhăn nheo, lép nhiều, giảm
trọng lượng trái và hạt.
Như vậy, trong suốt quá trình sinh trưởng cây rất cần tưới nước đầy đủ, chủ
động nguồn nước tưới chính là nhân tố quyết định đến năng suất. Tuy nhiên, lúc thu
hoạch cần thời tiết phải khô ráo để thu hoạch trái được khô, sạch, màu vỏ đẹp và
không bị nấm mốc gây hại.
Ngoài ra, tác hại của sự ngập úng cũng rất lớn, làm hạn chế sự sinh trưởng và
phát triển của cây. Đất bị ngập úng rễ không hấp thu được oxy, hô hấp kém, mất
khả năng hấp thụ dưỡng chất nuôi cây, đồng thời ngập úng cũng hạn chế hoạt động
của vi khuẩn cố định đạm. Nếu thời gian ngập úng kéo dài gây bệnh thối rễ, lá úa
vàng, rụng, không quang hợp được, khả năng đậu trái kém. Cần lưu ý đào mương
thoát thủy ở vùng đất sét nặng và tiêu úng cục bộ ở vùng đất cát, đất thịt pha cát
trong mùa mưa ở đất giồng cát (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005).
1.2.3 Ánh sáng
Đa số các giống đậu phộng hiện được trồng ở nước ta đều không mẫn cảm
với độ dài ngày và có khả năng thích nghi với điều kiện ánh sáng ít. Tuy nhiên, theo
Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba (2005) cho rằng số lượng hoa nhiều hay ít của
đậu phộng phụ thuộc vào số giờ chiếu sáng. Cho nên khi trồng độc canh cây đậu


7

phộng, vấn đề xác định thời vụ thích hợp cho từng giống ở từng vùng là hết sức
quan trọng, hơn nữa cần lưu ý đến mật độ trồng phải phù hợp sao cho cây đậu

phộng có thể nhận đầy đủ ánh sáng để cây sinh trưởng và phát triển tốt, không làm
ảnh hưởng đến năng suất (Phạm Văn Thiều, 2002).
1.2.4 Đất
Đất trồng đậu lý tưởng phải thoát nước nhanh và dễ tưới. Đất phải có sa cấu
nhẹ, xốp, thông thoáng để thư đài có thể đâm vào đất dễ dàng và giúp cho trái phát
triển tốt hơn, nghĩa là đất phải có nhiều cát, thịt pha cát và ít thành phần của sét như
đất giồng cát. Đất tơi xốp, thoáng khí còn là môi trường thích hợp cho các loài vi
sinh vật, nhất là vi sinh vật cố định đạm phát triển, đồng thời khi thu hoạch nhổ
được dễ dàng hơn (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005).
1.2.5 pH
Đậu phộng là loại cây có khả năng chịu được đất chua, có thể trồng đất có độ
pH khoảng 4,5. Tuy nhiên, pH thích hợp nhất cho đậu phộng là từ 6-7. Nếu pH
giảm thì cây sinh trưởng kém vì các nấm khuẩn sẽ phát triển nhanh hơn vi khuẩn.
Vi khuẩn Rhizobium của đậu phộng sẽ chết hoặc không còn khả năng để tổng hợp
đạm của khí trời do các vi khuẩn Rhizobium này chỉ phát triển tốt trong đất có pH từ
6,5-7,0 (Vũ Công Hậu và ctv., 1995).

1.3 DƯỠNG CHẤT KHOÁNG LÂN (P)
1.3.1 Vai trò của lân đối với cây trồng
Hiện nay lân là yếu tố hạn chế năng suất, chi phối độ phì nhiêu thực tế của
đất và đã trở thành vấn đề chiến lược đối với nông nghiệp nước ta vì hàm lượng lân
ở các loại đất đều thấp (Bùi Đình Dinh và ctv., 1993).


8

Bảng 1.1 Hàm lượng P2O5 của một số loại đất (Bùi Đình Dinh và ctv., 1993).

Loại đất


% P2O5

Đất phù sa nâu tươi không glây

0,06

Phù sa glây

0,05

Phù sa chua trên nền phèn

0,05

Đất phèn

0,04

Đất xám

0,05

Lân cần thiết cho hầu hết các quá trình sinh lý sinh hóa xảy ra trong cây.
Thiếu lân năng suất cây trồng giảm nghiêm trọng, phần lớn đất Việt Nam nghèo lân
nên bón lân rất có tác dụng (Bùi Đình Dinh và ctv., 1993). Trong cây tỷ lệ lân biến
động trong phạm vi 0,08-0,14% so với chất khô (Vũ Hữu Yêm, 1995), phần lớn lân
được dự trữ trong hạt. Trong cây lân chủ yếu nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ có 10-12%
là lân vô cơ. Khi hạt chín thì lân vô cơ giảm dần và chuyển sang dạng Fytin. Cây có
thể đồng hóa được lân vô cơ của acid orthophosphorie. Một ít muối của acid
metaphosphoric (H3PO4) và acid pyrophosphoric.

Lân là một trong những chất cần thiết nhất của quá trình trao đổi chất, do lân
có trong thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng nhất của cây. Các quá
trình hình thành và tích lũy carbon hydrat, protid, chất béo… đều có sự tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp của lân (Lê Văn Căn, 1978).
Theo Đỗ Ánh (2003) lân là thành phần của adenosine triphosphate (ATP),
lân có tác dụng thúc đẩy quá trình chín, lân là nguồn năng lượng vận chuyển và bảo
tồn vật chất, lân cần thiết cho hình thành acid nucleic và phospholipid, thúc đẩy đẻ
nhánh trổ bông và tăng cường chất lượng hạt.
Lân còn giúp cho việc phân chia tế bào được dễ dàng hơn, tạo thành chất béo
và protein. Lân giúp rễ cây phát triển mạnh, ăn sâu lan rộng, giúp cây đứng vững,
hút được nhiều dưỡng chất khác trong đất. Thúc đẩy việc ra rễ bên đặc biệt là lông
hút. Lân tồn tại ở trong cây dưới hai dạng phosphate hóa trị I và II


9

HPO42- + H2O  H2PO4- + OHH2PO4-  HPO42- + H+
Bằng việc thay đổi hóa trị tạo khả năng điều hòa những thay đổi đột ngột về phản
ứng môi trường cho cây, hình thành hệ thống đệm trong cây làm cho dịch cây có
tính đệm cao, đồng thời cung cấp H+ (để khử NO3- thành NH3) cần thiết cho quá
trình hình thành protein. Đó chính là vai trò của lân trong việc thu hút đạm, hạn chế
tác hại của việc bón thừa đạm. Do đó làm tăng khả năng điều chỉnh pH, làm tăng
hoãn xung của nguyên sinh chất tế bào. Ngoài ra, còn làm cho cây có sức chịu đựng
với môi trường hơn. Nói cách khác lân có tác dụng giải độc cho cây (Lê Văn Căn,
1985).
Lân làm tăng cường phẩm chất của nông sản. Lân là yếu tố quyết định phẩm
chất hạt giống, làm cho hạt giống cây có tỷ lệ nảy mầm cao, hạt đầy đặn (mẩy), màu
sắc đẹp, hấp dẫn (Nguyễn Như Hà, 2006). Nếu bón đầy đủ lân, sản phẩm sẽ chứa
nhiều vitamine thuộc nhóm B2 (Maccoi, 1951 trích bởi Lê Ngọc Xem, 1980). Lân
làm tăng cường khả năng hấp thu đạm do nó có tác dụng chống chế độ độc của hàm

lượng đạm khoáng, tăng cường việc chuyển biến đạm khoáng thành đạm protit.
Bón lân làm tăng quá trình chuyển hóa đạm nitrate, do đó làm giảm mạnh
nồng độ đạm nitrate trong cây. Nếu không bón lân 1 tấn thóc tiêu tốn 24-26N, có
bón lân chỉ cần 16-21N (Bùi Đình Dinh và ctv., 1993).
Lúc còn nhỏ, bộ rễ còn yếu và cây cần thiết tạo ra nucleoproteit cho các nhân
tế bào nên vai trò của lân rõ nhất. Khi cây lớn, lân giúp cây rút ngắn thời gian sinh
trưởng, tăng tỷ lệ hạt so với rơm rạ.
Lân còn có tác dụng giúp cây tăng các khả năng chống chịu với điều kiện bất
thuận như: khả năng chịu rét, chịu hạn và khả năng chống chịu sâu bệnh hại cây
trồng (Nguyễn Như Hà, 2006).
Khi cây thiếu lân, có hiện tượng lân chuyển từ các lá già về các bộ phận non
của cây, nên biểu hiện thiếu lân ở cây thường thể hiện ở các lá già trước, lá có màu
đỏ tím hay xanh đậm. Cây thiếu lân sinh trưởng chậm, yếu, đẻ nhánh kém, chín
muộn, năng suất thấp, phẩm chất hạt kém. Cây họ đậu thiếu lân ảnh hưởng xấu đến
sự hình thành nốt sần… Chưa thấy hiện tượng ức chế cây trồng do bón quá nhiều


×