Xây dựng và Quản lý dự án
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THOẠI SƠN
PHÒNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN
Dự án:
THÍ ĐIỂM NUÔI GIA CÔNG LỢN TẠI ẤP BÌNH
THÀNH, XÃ BÌNH THÀNH, HUYỆN THOẠI SƠN,
TỈNH AN GIANG
Chủ dự án
PHÒNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN
1
Xây dựng và Quản lý dự án
TÓM TẮT DỰ ÁN
Tên dự án:
THÍ ĐIỂM NUÔI GIA CÔNG LỢN TẠI ẤP BÌNH THÀNH, XÃ BÌNH
THÀNH, HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
Thời gian thực hiện: 1 năm
Địa bàn: xã Bình Thành, huyện Thoại sơn, tỉnh An Giang
Chủ dự án: Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Thoại Sơn
Cơ quan phối hợp:
Sở Nông Nghiệp & PTNT huyện Thoại Sơn
Trung Tâm Khuyến Nông
Ủy Ban Nhân Dân xã Bình Thành
Tổng kinh phí: 709.000.000 đ
CP Việt Nam: 422.000.000 đ (vay tín dụng ưu đãi)
Ngân sách địa phương: 76.000.000 đ
Nông hộ: 200.000.000 đ (vay vốn)
2
Xây dựng và Quản lý dự án
I. BỐI CẢNH DỰ ÁN
Thế mạnh của xã Bình Thành chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, diện tích sản
xuất nông nghiệp là 2.561 ha, chiếm khoảng 90% diện tích đất tự nhiên toàn xa.
Tổng dân số của xã là 10.987 người, 1.822 hộ. Bình quân 5 đến 6 người trên hộ.
Xã Bình Thành hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng làm tăng sản lượng cung
cấp cho thị trường trong tỉnh và thị trường quốc tế những mặt hàng nông sản
chất lượng cao.
Xã Bình Thành được bao bọc bởi Thị trấn Óc Eo, Thị trấn Núi Sập, giáp với
Cần Thơ và Kiên Giang tạo điều kiện thuận lợi về giao thương, trao đổi và phát
triển kinh tế hàng hóa.
Bình Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt
cao đều trong năm, nắng nhiều, ít có thiên tai,…là những thuận lợi cơ bản cho
sản xuất nông nghiệp.
II. LUẬN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN
Người dân sống chủ yếu là trồng lúa, việc chăn nuôi cũng như nuôi trồng
thủy sản chỉ sản xuất theo quy mô hộ gia đình, chủ yếu theo tập quán gia đình
truyền thống, thiếu đầu tư và thiếu kiến thức về chăm sóc và thú y. Do đó, năng
suất thấp và bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và thời tiết.
Toàn xã có khoảng 6.592 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 4.287
người chiếm 85% trên tổng lao động trên địa bàn, lao động ngành nghề là 1.200
người chiếm 8%, còn lại là lao động khác. Quy mô lao động trên hộ là 3,62 lao
động trên hộ.
Với dân số như hiện nay là quá đông so với một xã lấy nông nghiệp làm
nòng cốt, dẫn đến nhiều hộ không có đất để sản xuất. Bởi vậy vấn đề dân số
đang là một áp lực rất lớn đối với đất đai.
Thông qua các hoạt động sản xuất có hiệu quả và vừa với trình độ, năng lực
kỹ thuật và quản lý của người dân để tận dụng tài nguyên sẳn có, lao động nhàn
rỗi tăng thu nhập, cải thiện đời sống, người dân nghèo sẽ có cơ hội vươn lên.
Do đó, việc đầu tư đồng bộ vừa hổ trợ vốn vừa tập huấn chuyển giao khoa
học kỹ thuật, vừa phát huy tính năng động sáng tạo và tự lực vươn lên của người
dân để tăng thu nhập sẽ là giải pháp thiết thực nhất để giảm nghèo hiện nay.
Dự án “Thí điểm nuôi gia công lợn tại ấp Bình Thành, xã Bình Thành, huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang” được xây dựng dựa trên các điều kiện cơ bản này.
Đây là mô hình thích hợp để chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân,
nhờ đó họ có cơ hội chuyển đổi từ sản xuất nhỏ thành kinh tế trang trại với quy
mô lớn, phương thức sản xuất hiện đại.
III. MỤC TIÊU DỰ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
Cải thiện đời sống, tận dụng lao động trong gia đình, tăng thu nhập, và phát
triển kinh tế cho nông hộ.
2. Mục tiêu cụ thể
3
Xây dựng và Quản lý dự án
- Phát triển mô hình chăn nuôi heo gia công kết hợp ứng dụng túi ủ
Biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi tại ấp Bình Thành.
- Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật cho cán bộ địa phương và nông
dân thông qua việc xây dựng và tăng cường hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật
và khuyến nông hổ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và bền vững
tại xã Bình Thành.
IV. CÁC SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Phát triển mô hình chăn nuôi heo gia công tại ấp Bình Thành, với 20 hộ, 15
– 16 tấn heo hơi, 200 Kg khí gas.
- Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật cho cán bộ địa phương và nông dân
thông qua việc xây dựng và tăng cường mạng lưới thông tin khoa học kỹ thuật
và khuyến nông hổ trợ phát triển sản xuất trong chăn nuôi có hiệu quả và bền
vững tại xã Bình Thành: 1 trạm thông tin kỹ thuật và khuyến nông, 2 cán bộ cơ
sở được đào tạo, 40 nông dân được tập huấn.
V. NỘI DUNG DỰ ÁN
- Chọn hộ: 20 hộ sẽ tham gia dự án theo tiêu chuẩn và quy trình chọn hộ
trong phần tổ chức và quản lý dự án.
- Thành lập tổ: 4 tổ, cùng tham gia và tự quản.
- Xây dựng quy chế và nội dung hoạt động: mổi tổ có 01 quy chế, 01 nội
dung hoạt động do tất cả thành viên tham gia thảo luận và xây dựng. Sinh hoạt tổ
hằng tháng kết hợp hoạt động tín dụng và tiết kiệm.
- Tập huấn: thực hiện 2 khóa tập huấn tại địa phương về kỹ thuật chăn
nuôi, quản lý kinh tế hộ.
- Hổ trợ vốn xây dựng mô hình: Dự án hổ trợ tổng cộng 76.000.000
đồng để giúp nông dân ứng dụng mô hình chăn nuôi heo gia công hiệu
quả và bền vững. Tạo điều kiện nhân rộng mô hình trong những năm tiếp
theo.
- Xây dựng Trạm thông tin kỹ thuật và khuyến nông xã: 01 Trạm thông tin
kỹ thuật và khuyến nông được thành lập tại trung tâm xã Bình Thành, vận hành
bởi 01 Ban Quản Lý do Ban Nông Nghiệp xã phụ trách, với sự hổ trợ tích cực
của Phòng Nông Nghiệp huyện Thoại Sơn, Trung Tâm Khuyến Nông, Sở Nông
Nghiệp và Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh An Giang. Hoạt động của Trạm là
cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường, tư vấn kỹ thuật; tổ chức các
lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề, họp sơ tổng kết và các hoạt động khuyến nông
theo yêu cầu sản xuất…. Đối tượng phục vụ là nông dân không chỉ trong phạm
vi dự án mà tất cả nông dân trong xã và những người có quan tâm.
- Đào tạo cán bộ địa phương: Cán bộ địa phương đóng vai trò quan trọng
trong việc thực hiện, hổ trợ, theo dỏi, giám sát và quản lý dự án, đồng thời là
người chịu trách nhiệm đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Nâng
cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng khuyến nông, …
- Hội thảo: 2 cuộc hội thảo sẽ được tổ chức để nâng cao nhận thức của người
dân về mô hình.
- Sơ, tổng kết: Một cuộc sơ kết sẽ được tổ chức giữa kỳ (6 tháng sau khi triển
khai thực hiện dự án) để đánh giá tiến độ của dự án, để có thể điều chỉnh kịp thời
4
Xây dựng và Quản lý dự án
và rút ra kinh nghiệm bổ ích cho giai đoạn còn lại của dự án. 6 tháng sau sẽ tổ
chức cuộc họp tổng kết để đánh giá kết quả của dự án.
VI. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Việc tổ chức và quản lý dự án sẽ được thực hiện theo phương pháp cùng
tham gia, phân cấp quản lý, dân chủ và công khai trong tất cả các công đoạn.
Ban Điều Hành dự án cấp huyện sẽ trực tiếp đối tác với nhà tài trợ (CP), chỉ
đạo trực tiếp, theo dỏi giám sát Ban Quản Lý dự án cấp xã.
Ban Quản Lý dự án cấp xã sẽ là người trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện
các hoạt động của dự án theo văn kiện thỏa thuận với các đối tác và nhà tài trợ,
báo cáo kịp thời cho Ban Quản Lý cấp huyện tiến độ thực hiện, hổ trợ kịp thời
và theo dỏi giám sát hoạt động của các tổ và phản ảnh kịp thời và chịu trách
nhiệm trước Ban Quản Lý dự án cấp huyện.
Ban Quản Lý dự án cấp xã sẽ tổ chức triển khai thực hiện việc chọn hộ xây
dựng mô hình đúng đối tượng theo tiêu chuẩn và quy trình đã thống nhất; lựa
chọn cán bộ để đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu dự án và định hướng phát triển
của địa phương, có tham khảo và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo các cấp các
ngành có liên quan.
Việc quản lý vốn đầu tư hổ trợ xây dựng mô hình sẽ thực hiện theo cơ chế
vay vốn tín dụng ưu đãi của công ty TNHH CP Việt Nam dưới sự giám sát chặt
chẽ của Ban Quản Lý dự án, theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành.
Các khoản đầu tư khác như xây dựng trạm thông tin kỹ thuật và khuyến
nông, tập huấn, hội thảo, sơ tổng kết và quản lý đề nghị hổ trợ không hoàn lại từ
dự án. Các chi phí nầy sẽ được thay thế dần điều kiện kinh tế của người hưởng
lợi trực tiếp đã được nâng lên tới một mức nhất định. Các quy định về sau sẽ
được bàn bạc cụ thể giữa người thụ hưởng trực tiếp, Ban Quản Lý dự án cấp xã,
Ban Điều Hành dự án cấp huyện, CP Việt Nam và các đối tác có liên quan.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
TIÊU CHUẨN CHỌN HỘ
ĐỐI TƯỢNG QUY TRÌNH
1. Muốn cải thiện thu nhập, tận dụng lao động gia đình
2. Tự nguyện tham gia
3. Có tinh thần tương trợ, sản sàng chia sẻ kinh nghiệm,
1. Dự kiến danh sách
2. Họp dân bình chọn
3. Kiểm tra, giám định
5
CP
VIỆT
NAM
BAN ĐIỀU HÀNH DỰ
ÁN CẤP HUYỆN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÃ
Trạm Thông
tin Kỹ thuật
và Khuyến
nông
Trưởng Ban:
UBND huyện
Phó Ban: Phụ nữ xã
Phó Ban: NN xã
Ủy viên:
Nông dân
T. niên
K. Nông
T. chính
4 Tổ trưởng
- Quản lý, điều
hành
- Tổ chức thực
hiện
- Kiểm tra,
giám sát
TỔ 4
BÌNH THÀNH
TỔ 3TỔ 2TỔ 1