Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ TỈ LỆ TRÁI VUÔNG CỦA DƯA HẤU XUÂN LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN CAO TRƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ TỈ LỆ TRÁI
VUÔNG CỦA DƯA HẤU XUÂN LAN
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ – 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN CAO TRƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ TỈ LỆ TRÁI
VUÔNG CỦA DƯA HẤU XUÂN LAN
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. Trần Thị Ba
Ths. Võ Thị Bích Thủy


Cần Thơ - 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư nghành Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP LÊN SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ TỈ LỆ TRÁI
VUÔNG CỦA DƯA HẤU XUÂN LAN
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do sinh viên Nguyễn Cao Trường thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2008
Cán bộ hướng dẫn

TS. Trần Thị Ba


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận văn
nào trước đây.
Tác giả luận văn

Nguyễn Cao Trường


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
----oOo----

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ TỈ LỆ TRÁI
VUÔNG CỦA DƯA HẤU XUÂN LAN

Do sinh viên Nguyễn Cao Trường thực hiện và bảo vệ trước hội đồng:
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ....................................................

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Luận văn đã được đánh giá ở mức: .......................................................................
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2008
Chủ Tịch Hội Đồng



TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Cao Trường
Ngày, tháng, năm sinh: 07/01/1985
Con ông: Nguyễn Hữu Lành
Con bà Nguyễn Uyên Thâm
Quê quán: Thị Xã Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Trung Học Phổ Thông Thị Xã Sađéc,
tỉnh Đồng Tháp năm 2003.
Vào trương Đại Học Cần Thơ năm 2004.
Tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt năm 2008.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng!
Ba mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người, mang lại cho con niềm
tin và nghị lực để vượt qua tất cả khó những khăn trong cuộc sống.
Thành kính ghi ơn!
Cô Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, động viên và
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Quí Thầy, Cô và các anh chị trong bộ môn Khoa Học Cây Trồng đã tận tình
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học và tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn!
Cô chủ nhiệm Nguyễn Thị Xuân Thu đã quan tâm và dìu dắt lớp hoàn thành
tốt khóa học.
Chị Võ Thị Bích Thủy đã chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báo

trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.

Trung tâm
ChânHọc
thànhliệu
cảm ĐH
ơn! Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chị Thơi, anh Thương, anh Cang, anh Nguyễn và các bạn trồng trọt khóa 31
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Thân gửi về!
Các bạn lớp Trồng Trọt khóa 30 những lời chúc sức khỏe và thành đạt trong
tương lai.
NGUYỄN CAO TRƯỜNG


NGUYỄN CAO TRƯỜNG, 2008.”Ảnh hưởng của gốc ghép lên sự sinh trưởng, năng
suất và tỉ lệ trái vuông của dưa hấu Xuân Lan”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng
Trọt, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng
dẫn: Ts. Trần Thị Ba và Ths. Võ Thị Bích Thủy.

TÓM LƯỢC
Đề tài ”Ảnh hưởng của gốc ghép lên sự sinh trưởng, năng suất và tỉ lệ trái vuông
của dưa hấu Xuân Lan” vụ Đông Xuân 2007-2008 tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp,
khoa Nông nghiệp và SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ, được thực
hiện nhằm so sánh các gốc ghép và tìm ra gốc ghép thích hợp cho dưa hấu có sự sinh
trưởng mạnh, năng suất cao và đạt tỉ lệ trái vuông cao nhất.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại
và 3 nghiêm thức: (1) gốc ghép bầu Nhật 1; (2) gốc ghép bầu Nhật 3 và (3) gốc ghép bầu
Địa phương (đối chứng). Diện tích khu thí nghiệm 200m2, diện tích lô 12m2 (10 cây). Sử
dụng giống dưa hấu F1 Xuân Lan (vỏ sọc ruột vàng, chất lượng ngon) làm ngọn ghép với


Trung tâm
Học
ĐH mật
Cần
Thơ8.300
@cây/ha.
Tài liệu học tập và nghiên cứu
khoảng
cáchliệu
trồng 0,6m,
độ trồng
Kết quả thí nghiệm cho thấy gốc ghép bầu Địa phương luôn cho tăng trưởng tốt,
trọng lượng trung bình trái đạt 3,06 kg/trái, năng suất trái đạt 24,09 tấn/ha và tỉ lệ trái dưa
đạt hình vuông cao 87,50%. Gốc ghép bầu Nhật 3 cho tăng trưởng và tỉ lệ trái dưa đạt
hình vuông tương tự so với bầu Địa phương, về trọng lượng trung bình trái và năng suất
trái thấp hơn 2,28% và 7,08% so với bầu Địa phương. Ngược lại gốc ghép bầu Nhật 1
luôn cho tăng trưởng, trọng lượng trung bình trái và năng suất trái thấp nhất, về tỉ lệ trái
vuông thấp (56,25%) hơn so với 2 gốc ghép bầu Nhật 3 và bầu Địa phương. Có thể sử
dụng bầu Nhật 3 và bầu Địa phương làm gốc ghép cho dưa hấu Xuân Lan.


MỤC LỤC
Trang
TIỂU SỬ CÁ NHÂN

v

LỜI CẢM TẠ


vi

TÓM LƯỢC

vii

MỤC LỤC

viii

DANH SÁCH BẢNG

xi

DANH SÁCH HÌNH

xii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm cây dưa hâu

2

1.1.1 Nguồn gốc cây dưa hấu

2


1.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu trong và ngoài nước

2

1.1.3 Thành phần dinh dưỡng của dưa hấu

3

tínhCần
thực vật
của dưa
Trung tâm Học1.1.4
liệuĐặc
ĐH
Thơ
@ hấu
Tài liệu học tập và nghiên 3cứu
1.1.5 Điều kiện ngoại cảnh

4

1.1.5.1 Nhiệt độ

4

1.1.5.2 Ánh sáng

4


1.1.5.3 Đất

4

1.1.5.4 Nước và ẩm độ

4

1.1.6 Một số yếu tố kỹ thuật chính ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng
5

suất dưa hấu
1.1.6.1 Màng phủ nông nghiệp

5

1.1.6.2 Phân bón

5

1.1.6.3 Ngắt đọt, tỉa nhánh

5

1.1.6.4 Hệ thống tưới nhỏ giọt

6

1.2 Dưa hấu ghép


6

1.2.1 Tình hình sản xuất dưa hấu ghép trong và ngoài nước

6

1.2.1.1 Tình hình sản xuất dưa hấu ghép ngoài nước

6


1.2.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu ghép ngoài nước
1.2.2 Ưu điểm và hạn chế của dưa hấu ghép bầu

7
7

1.2.2.1 Ưu điểm

7

1.2.2.2 Hạn chế

7

1.2.2.3 Một số kết quả nghiên cứu về dưa hấu ghép bầu

8

1.3 Tình hình sản xuất dưa hấu vuông trong và ngoài nước


8

1.3.1 Tình hình sản xuất dưa hấu vuông trong nước

8

1.3.2 Tình hình sản xuất dưa hấu vuông trong nước

9

1.3.3 Kỹ thuật tạo dưa vuông

9

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện

10

2.1.1 Địa điểm và thời gian

10

2.1.2 Tình hình thời tiết

10

2.1.3 Vật liệu


11

2.2 Phương pháp

11

Trung tâm Học2.2.1
liệuBốĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên11cứu
trí thí
nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật trồng dưa hấu ghép

12

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi

15

2.2.4 Phân tích số liệu

17

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát

18

3.2 Tình hình sinh trưởng


18

3.2.1 Chiều dài thân chính

18

3.2.2 Số lá trên thân chính của dưa hấu ghép trên 3 loại gốc bầu

20

3.2.3 Đường kính gốc thân

22

3.2.4 Vị trí lá mang trái và hoa cái cho trái/thân

24

3.2.5 Kích thước trái

24

3.3 Thành phần năng suất và năng suất
3.3.1 Trọng lượng trái

25
25



3.3.2 Trọng lượng toàn cây

26

3.3.3 Năng suất trái

26

3.3.4 Sinh khối của dưa hấu

27

3.4 Tỉ lệ trái vuông

27

3.4.1 Tỉ lệ trái đạt hình vuông

27

3.4.2 Tỉ lệ trái đạt hình vuông ở từng cỡ khuôn

28

3.4.3 Trọng lượng trái đạt hình vuông ở từng cỡ khuôn

29

3.4.4 Kích thước trái đạt hình vuông


30

3.4.4.1 Chiều cao trái

30

3.4.4.2 Chu vi hoành của trái

30

3.4.4.3 Chu vi đứng của trái

31

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ
4.1 Kết luận

33

4.2 Đề nghị

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

Trung tâm
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
PHỤHọc

CHƯƠNG


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1

Tựa bảng
Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam và trên Thế giới

Trang
3

(FAOSTAT, 2007).
1.2

Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt quả (ruột) dưa hấu

4

(Salunkhe and Desai, 1984).
2.1

Loại phân, liều lượng và thời kỳ bón phân cho thí nghiệm dưa

14

hấu tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐX 2007-2008.
3.1


Số lá trên thân chính dưa hấu Xuân Lan ghép trên 3 loại gốc

21

bầu tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐX 2007-2008.
3.2

Tốc độ tăng trưởng số lá trên thân dưa hấu Xuân Lan ghép

21

trên 3 loại gốc bầu tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐX

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2007-2008.

3.3

Vị trí lá mang trái/thân và hoa cái cho trái/thân của dưa hấu

24

Xuân Lan Ghép trên 3 loại gốc bầu tại trại Thực nghiệm Nông
nghiệp, ĐX 2007-2007.
3.4

Kích thước trái dưa hấu Xuân Lan lúc thu hoạch tại trại Thực
nghiệm Nông nghiệp, ĐX 2007-2008.

25



DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1

Tựa Hình
Điều kiện thời tiết từ tháng 12/2007-2/2008 (Đài khí tượng

Trang
10

thủy văn thành phố Cần Thơ, 2008).
2.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của gốc ghép lên sự sinh

12

trưởng, năng suất và tỉ lệ trái vuông của dưa hấu Xuân Lan”.
2.3

Vị trí trái và lá mang trái trên cây của dưa hấu Xuân Lan ghép

16

trên 3 loại gốc bầu, trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT
(ĐX 2007-2008).
3.1


Chiều dài thân chính và tốc độ tăng trưởng chiều dài thân

19

chính của dưa hấu Xuân Lan tại trại Thực nghiệm Nông
nghiệp, ĐX 2007-2008.
3.2

Đường kính gốc thân ngọn ghép/gốc ghép: (a) ngọn ghép, (b)

23

Trung tâm Học
Thơ @tạiTài
tậpNông
và nghiên cứu
gốc liệu
ghép,ĐH
(c) Cần
tỉ lệ ngọn/gốc
trại liệu
Thựchọc
nghiệm
Nghiệp, ĐX 2007-2008.
3.3

Trọng lượng trái dưa hấu Xuân Lan tại trại Thực nghiệm

25


Nông nghiệm, ĐX 2007-2008.
3.4

Trọng lượng toàn cây (kg) và tỉ lệ TL trái/TL toàn cây của dưa

26

hấu Xuân Lan ghép trên 3 loại gốc bầu, trại Thực nghiệm
Nông nghiệp, ĐHCT (ĐX 2007-2008).
3.5

Năng suất trái và sinh khối tươi của dưa hấu Xuân Lan tại trại

27

Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐX 2007-2008.
3.6

Tỉ lệ (%) trái dưa hấu Xuân Lan đạt hình vuông ở các gốc
ghép tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐX 2007-2008.

28


3.7

Tỉ lệ trái đạt hình vuông ở từng cỡ khuôn trên dưa hấu Xuân

29


Lan tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐX 2007-2008
3.8

Trọng lượng trái dưa hấu Xuân Lan đạt hình vuông ở từng cỡ

30

khuôn tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐX 2007-2008
3.9

Kích thước trái dưa hấu Xuân Lan đạt hình vuông ở từng cỡ

32

khuôn tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐX 2007-2008

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


MỞ ĐẦU
Dưa hấu chưng tết từ ngàn xưa đến nay đều dạng hình tròn nhưng do chất
lượng cuộc sống ngày càng tăng nên nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng cũng tăng
việc tạo ra hình dáng dưa mới sẽ tạo nên tính phong phú trong ngày tết. Việc dưa
hấu vuông ra đời đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo Ozlem và ctv.
(2007) thì việc ghép dưa hấu trên gốc bầu không những cải thiện được sự sinh
trưởng, năng suất mà còn làm gia tăng chất lượng trái. Chính vì vậy mà việc tìm ra
gốc ghép phù hợp cho sự sinh trưởng tốt, năng suất cao sẽ góp phần tạo nên sự
thành công của trái dưa vuông vì sự sinh trưởng tốt sẽ dẫn đến khả năng hình thành
trái vuông sớm nên khả năng đạt tỉ lệ vuông sẽ cao hơn. Đề tài “Ảnh hưởng của
gốc ghép lên sự sinh trưởng, năng suất và tỉ lệ trái vuông của dưa hấu Xuân Lan”

được thực hiện nhằm mục đích xác định loại gốc ghép cho sự sinh trưởng, năng
suất và đạt tỉ lệ dưa ép khuôn vuông cao nhất.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc Điểm Cây Dưa Hấu
1.1.1 Nguồn gốc cây dưa hấu
Dưa hấu xuất có nguồn gốc vùng nhiệt đới Trung Phi, một phần phía bắc sa
mạc Sahara (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Mai Thị Phương Anh (1996) và
Trần Khắc Thi (1996) thì dưa hấu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới khô và nóng của
Châu Phi. Theo Phạm Hồng Cúc (2002) dưa hấu được canh tác rộng rãi trong vùng
Địa Trung Hải cách đây hơn 3.000 năm. Ở Việt Nam dưa hấu được trồng từ thời
vua Hùng Vương Thứ XVIII, cách đây 2.500năm (Trần Thị Ba và ctv, 1999).
1.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu trong và ngoài nước
Ngày nay dưa hấu được trồng hầu hết ở các nước trên thế giới (Gao Mu
Qiang, 1993). Theo FAO (1996) trên thế giới diện tích trồng dưa hấu năm 1980
khoảng 2 triệu hecta, đến năm 2006 tăng lên khoảng 4 triệu hecta, trong khi sản
lượng năm 1980 khoảng 30 triệu tấn/năm đến năm 2006 khoảng 100 triệu tấn/năm.

Trung tâm
Học
liệu
Thơ
Tài
liệu
Ở Việt
Nam

diệnĐH
tích Cần
trồng dưa
hấu@
năm
1980
là 9học
ngàntập
hectavà
đếnnghiên
năm 2006cứu
khoảng 28 ngàn hecta (FAOSTAT, 2007).
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam và trên Thế Giới (FAOSTAT,
2007)
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2006

Diện tích (ha)
Thế giới
2.362.930
2.487.534
2.748.265

2.919.394
3.050.359
3.232.397
3.240.576
3.667.336
3.780.000

Việt Nam
18.500
19.000
19.000
19.000
19.000
19.000
19.000
20.000
28.000

Năng suất (tấn/ha)
Thế giới
19,7
23,5
21,7
24,4
24,7
25,1
25,3
22,6
26,6


Việt Nam
10,8
10,5
10,5
10,5
10,5
12,9
12,9
12,2
15,2

Sản lượng (tấn/năm)
Thế giới
Việt Nam
46.577.823
200.000
58.487.116
200.000
59.770.033
200.000
71.281.836
200.000
75.281.836
200.000
81.069.724
244.714
81.839.727
244.714
83.199.791
244.714

100.600.000
420.000


Bảng 1.2 Khối lượng nhập và xuất khẩu dưa hấu của Việt Nam (Hồ sơ nghành
hàng rau quả)
Đơn vị tính: tấn

Nhập
khẩu
Xuất
khẩu

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

1.523


3.361

8.651

1.433

1.149

52

786

2.648

3.720

2.924

2004

2005

468

1.407

1.290

178


241

19.794

64.406

44.413

66.773

132.856

1.1.3 Thành phần dinh dưỡng của dưa hấu
Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng khá nhờ hàm lượng đường trong trái cao (510%) và chứa nhiều vitamin A và C (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Bảng 1.3 Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt quả (ruột) dưa hấu (Salunkhe
and Desai, 1984)

Trung

Thành phần
Số lượng
Nước(g)
94,0
Năng lượng(cal)
21,0
Protein(g)
0,4
tâm
Học liệu ĐH Cần

Tinh bột(g)
5,3
Chất béo không đáng kể

Khoáng (mg)
Ca
P
Fe
Thơ
@ Tài
Na
K

Số lượng Vitamin (mg)
Số lượng
5,0 Vit. B
0,02
8,0 Vit. PP
0,20
0,3
Vit.
C
5,00cứu
liệu4,0
học tập và nghiên
120,0

1.1.4 Đặc tính thực vật của dưa hấu
Dưa hấu Citrullus lanalus Thumb thuộc họ Cucurbitaceae. Rễ cái mọc từ
phôi, khi có lá thật rễ phát triển đầy đủ cả rễ cái rễ con. Bộ rễ rất phát triển ăn rộng

4-5m, sâu 5-6m (Trần Khắc Thi, 1996). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) thì bộ rễ
dưa hấu phát triển mạnh, rễ chánh có khả năng ăn sâu 0,6-1,0m nên khả năng chịu
hạn rất tốt. Rễ phụ ăn lan trên mặt đất trong phạm vi 50-60cm cách gốc (Phạm
Hồng Cúc, 2002).
Dưa hấu thuộc dạng leo bò, dài 1,5-5,0m, thân mềm có gốc cạnh và nhiều
lông trắng. Dưa hấu có hoa đơn tính đồng chu đôi khi có hoa lưỡng tính (Phạm
Hồng Cúc, 2002, Tạ Thu Cúc, 2000). Hoa nhỏ, có kích thước khoảng 2,5-3 cm
thường thụ phấn nhờ côn trùng (Trần Thị Ba và ctv., 1999 và Phạm Hồng Cúc,
2002). Trái thuộc loại phì trái, có hình dạng thay đổi từ hình cầu, hình trứng đến


hình bầu dục tùy theo giống (Đào Mạnh Khuyến, 1986). Hột dưa có màu nâu nhạt,
nâu đậm đến đen, kích thước hột thay đổi tùy giống, trọng lượng hột trung bình từ
25-30 hột/gam (Trần Khắc Thi, 1996).
1.1.5 Điều kiện ngoại cảnh
1.1.5.1 Nhiệt độ
Dưa hấu là loại cây ngắn ngày thích nhiệt độ cao hột nẩy mầm tốt ở 30o

35 C (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999)
thì hột dưa hấu nẩy mầm tốt ở 35-40oC, do đó cần phải ủ trước khi gieo. Nhiệt độ
thích hợp cho sự sinh trưởng của dưa hấu là 20-35oC, dưới 20oC và trên 35oC sẽ
ảnh hưởng đến sự đậu trái và năng suất (Mai Thị Phương Anh, 1996).
1.1.5.2 Ánh sáng
Dưa hấu thuộc nhóm cây ngày ngắn (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Dưa
hấu là cây ưa ánh sáng, cần nhiều ánh sáng từ khi xuất hiện lá mầm cho đến khi kết
thúc sinh trưởng. Nắng nhiều, nhiệt độ cao là 2 yếu tố làm tăng chất lượng trái dưa
hấu (Phạm Hồng Cúc, 2002). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) thì số giờ chiếu

Trung tâm
liệu

Cần
liệu học tập và nghiên cứu
sángHọc
tối thiểu
cần ĐH
thiết cho
dưaThơ
hấu là @
600 Tài
giờ/vụ.
1.1.5.3 Đất
Dưa yêu cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại đất
(pH= 6-7) từ đất cát đến sét nặng (Phạm Hồng Cúc, 2002). Theo Trần Khắc Thi và
Trần Ngọc Hùng (2005) thì đất trồng dưa hấu cần thoát nước tốt, giàu chất dinh
dưỡng, nhiều mùn thì rất thích hợp cho dưa hấu phát triển.
1.1.5.4 Nước và ẩm độ
Theo Phạm Hồng Cúc (2002) thì dưa chịu úng kém, úng nước gây thối rễ,
vàng lá và chết cây. Dưa hấu có nguồn gốc nhiệt đới nên cây có khả năng chịu hạn
(Tạ Thu Cúc và ctv., 2000).Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) dưa hấu có khả năng
chịu hạn cao nhất là khi cây đã ra hoa kết trái. Ngoài ra ẩm độ không khí cao hơn
65% trái dể bị thán thư và bị nứt than (Phạm Hồng Cúc, 1999). Theo Mai Văn
Quyền và ctv. (1995) thì ẩm độ thích hợp cho dưa phát triển là 70-75%.


1.1.6 Một số yếu tố kỷ thuật chính ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất dưa
hấu
1.1.6.1 Màng phủ nông nghiệp
Tác dụng của màng phủ nông nghiệp là hạn chế sâu bệnh, hạn chế cỏ dại,
điều hòa ẩm độ, giữ cấu trúc đất, giữ ẩm mặt đất và giữ phân bón (Trần Thị Ba và
ctv., 1999). Ngoài ra thì phủ bằng plastic còn làm tăng năng suất dưa hấu (Toshio,

1991). Một số kết quả nghiên cứu của trường Đại Học Cần Thơ từ năm 1996-1998
cho thấy trồng dưa trên đất bạc màu tại trại giống Phước Sang tỉnh Bình Phước (vụ
Đông Xuân 96-97) có màng phủ cho năng suất 36,26 tấn/hecta trong khi phủ rơm
chỉ có 24,25 tấn/hecta. Trong năm 2000 nông dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long, đặc biệt là tỉnh Tiền Giang đã áp dụng màng phủ trong sản xuất dưa hấu đạt
hiệu quả cao, nhất là có thể sử dụng trong mùa nghịch. Theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Văn Nhẫn (2001) thì cũng cho kết quả là nghiệm thức sử dụng màng
phủ trên dưa hấu Xuân Lan cho năng suất cao hơn so với nghiệm thức phủ bằng
rơm.

Trung tâm
Học
liệu
1.1.6.2
Phân
bón ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Trần Khắc Thi (1996) và Tạ Thu Cúc và ctv. (2000) sự cân bằng ba
yếu tố N-P-K là yêu cầu quan trọng đến sự tăng trưởng, sản lượng và chất lượng
trái dưa hấu. Tuy nhiên, bón phân không cân đối là nguyên nhân giảm hiệu lực
phân bón 20-50%, bón phân không đúng cách giảm 5-10% (Nguyễn Thị Quý Mùi,
1995). Đạm là dưỡng chất quan trọng hàng đầu giúp tăng năng suất cây trồng nói
chung, cây dưa hấu nói riêng. Khi thiếu hay thừa đạm dẫn đến giảm tích lũy
carbonhydrate, sự thành lập và phát triển trái giảm cuối cùng năng suất thấp (Gao
Mu Qiang, 1993)
1.1.6.3 Ngắt đọt, tỉa nhánh
Khi cây được 4-5 lá thật thì bấm ngọn dây chính cho chồi nhánh phát triển,
chọn và giữ lại 2 dây nhánh mọc mạnh nhất và tỉa bỏ các nhánh khác. Trong kỷ
thuật trồng dưa hấu, việc tỉa nhánh là rất cần thiết để tránh hao phí chất dinh
dưỡng, dây dưa mập nhanh, giúp dể chăm sóc và tuyển trái sau này (Phạm Hồng
Cúc, 2000). Đồng thời việc tỉa bớt các dây chèo còn tạo điều kiện thoáng khí cho



líp, hạn chế bệnh nứt thân chảy nhựa trên dưa (Trần Văn Hòa và ctv., 2000). Tỉa
chừa một thân chính và một hoặc hai nhánh phụ sẽ cho năng suất cao hơn không
tỉa (Đồng Thanh Liêm, 2001).
1.1.6.4 Hệ thống tưới nhỏ giọt
Israel là quốc gia đi tiên phong trong việc phát triển những công nghệ nông
nghiệp hiện đại như hệ thống tưới nhỏ giọt ().
Phương pháp này đạt hiệu quả cao, tiết kiệm nhiều nước, thường được áp dụng
trong nhà lưới (Đại Học Pen State, 2003 và Stewart và Nielson, 1990). Hiện nay
phương pháp này được áp dụng trong trồng rau có phủ líp bằng bạc plactic (Lê
Sâm, 2002 và Austin và Whifort, 1996). Ưu điểm nổi trội của hệ thống tưới nhỏ
giọt trong nhà kính và ngoài trời của Israel là tưới nước nhỏ giọt vào đúng bộ rễ
cây, có thể tưới kèm phân bón, tiết kiệm được 30 – 60 % lượng nước, phân bón và
cho sản lượng cao.( www.hoinongdan.org. vn)
1.2 Dưa hấu ghép.
1.2.1 Tình hình sản xuất dưa hấu ghép trong và ngoài nước

Trung tâm
Học
Cần
@ Tài
1.2.1.1
Tìnhliệu
hìnhĐH
sản xuất
dưaThơ
hấu ghép
ngoàiliệu
nướchọc tập và nghiên cứu

Năm 1927 khi sản xuất rau bị thiệt hại nặng nề bởi các bệnh héo do vi
khuẩn, nấm nên người dân Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử dụng phương pháp ghép
để tránh bệnh héo Fusarium sp. trên cây dưa hấu. Phương pháp này mở ra một
hướng mới để phòng trừ các bệnh sinh ra từ đất đối với cây rau, bởi vì 68 % các
trường hợp bị bệnh của rau bắt nguồn từ đất (Takahashi, 1984).
Theo Oda (1993) để chống bệnh héo rũ do nấm Fusarium Oxysporum gây
hại dưa hấu người ta đã ghép dưa hấu với bầu. Chính việc sử dụng giống bầu làm
gốc ghép cho dưa hấu mà diện tích cây dưa hấu ở Nhật Bản tăng 59 % năm 1930
so với năm 1929. Hơn thế nữa công nghệ ghép đã được người dân tỉnh Phúc Kiến
(Trung Quốc) ứng dụng để cứu nguy cho 5000 hecta dưa hấu bị bệnh héo rũ do
nấm Fusarium Oxysporum (He, 1998). Theo Phạm Văn Côn (2007) thì ở Trung
Quốc và Đài Loan người ta thường ghép dưa hấu trên bí đỏ để trồng trên ruộng sản
xuất. Gốc cây bí đỏ chống chịu được một số bệnh nhiễm từ đất như héo xanh do vi
khuẩn, héo rũ do nấm Fusarium sp.


Ở Hy Lạp, việc ghép dưa hấu rất phổ biến đặc biệt là khu vực phía nam,
vùng có tỉ lệ diện tích sản xuất dưa hấu khoảng 90-100% mỗi vụ trồng dưa hấu
(Marsic và ctv., 2004)
1.2.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu ghép trong nước
Ghép dưa hấu đã được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1968, chủ yếu là ở Sóc
Trăng không chỉ nhằm mục đích kháng bệnh héo rũ mà còn tăng kích thướt trái
(Trần Thị Ba, 2006). Theo Phạm Hồng Cúc và ctv. (1999) cho biết bệnh héo rũ do
nấm Fusarium Oxysporum gây hại, nông dân còn gọi là bệnh chạy dây, xuất hiện
rất nặng trên dưa hấu trồng không ghép trên nền đất trồng liên tục nhiều năm tại
huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng, nhưng không gây hại trên dưa hấu ghép bầu và cho
năng suất cao hơn 31,7-34,2 %. Theo Ngô Quang Vinh và ctv. (2004) thì nông dân
các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang đã trồng dưa hấu ghép để phòng chống
bệnh héo rũ do nấm Fusarium hoặc Pythyum gây ra. Ngoài ra thì theo nguồn của
Báo Nông Nghiệp và Nông Thôn (2007) và Báo Bà Rịa- Vũng Tàu (2008) thì ở

Lạng Sơn và Ủy Ban Nhân Dân xã Đá Bạc (huyện Châu Đức) cũng đã thực hiện

Trung tâm
Học
ĐH bầu
Cần
Thơbệnh
@ héo
Tàirũliệu
học
tập và
cứu
mô hình
dưaliệu
hấu ghép
để chống
do nấm
Fusarium
sp. nghiên
gây ra.
1.2.2 Ưu điểm và hạn chế của dưa hấu ghép bầu
1.2.2.1 Ưu điểm
Ghép dưa hấu là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng dưa hấu
liên tục trong nhiều năm trên cung một nền đất mà không bị bệnh héo rũ (Phạm
Hồng Cúc, 2002). Cây ghép giữ được những đặc tính của giống muốn nhân, tăng
sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian chọn giống, chống lại
những bất lợi của môi trường (Lê thị Thủy, 2000 và Phạm Văn Côn, 2007).
1.2.2.2 Hạn chế
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) thì ghép dưa hấu tốn nhiều thời gian và giá
thành cây ghép cao hơn so với cây không ghép, bên cạnh đó thì thời gian sinh

trưởng của cây ghép chậm hơn cây trồng trực tiếp 1-2 tuần. Dụng cụ ghép phải
sạch và thao tác ghép phải nhanh gọn (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2006).


Theo Phạm Hồng Cúc (2007) thì gốc bầu hút phân và nước mạnh nên lớn
nhanh hơn thân dưa, làm vết ghép mở rộng, thân dưa rớt khỏi gốc bầu. Trồng cây
ghép phải tổ chức công nghệ sản xuất cây con.
1.2.2.3 Một số kết quả nghiên cứu về dưa hấu ghép bầu
Theo Phạm Hồng Cúc (2002) có nhiều giống bầu bí được các công ty chọn
lọc để làm gốc ghép cho dưa hấu. Theo kết quả nghiên cứu của Yestser và Sari
(2000) thì khả năng sống sót của dưa hấu ghép trên gốc bí thấp (65%) trong khi
ghép trên gốc bầu thì tỉ lệ sống sót cao (95%). Qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Quốc Thái (2004) trên dưa hấu cho thấy việc chọn gốc ghép bầu thì chồi ghép phát
triển tốt nhất. Theo kết quả thí nghiệm của Lê Văn Mác và Trần Thị Hồng Thơi
(2007) cho thấy tình hình tăng trưởng của dưa hấu ghép trên gốc bầu N2, N3 và
bầu địa phương sinh trưởng mạnh về chiều dài thân, số lá và về phản ứng đối với
bệnh héo rũ thì các gốc ghép bầu và bí Nhật thấp hơn so với gốc ghép bí đỏ địa
phương và đối chứng không ghép.
Qua kết quả nghiên cứu các tổ hợp ghép khác nhau của Oda (1999) còn

Trung tâm
liệumùi
ĐH
@dưa
Tàihấuliệu
học
vàghép
nghiên
nhậnHọc
thấy rằng

vị, Cần
độ BrixThơ
của quả
trở nên
tốttập
hơn do
dưa hấucứu
lên gốc bầu so với cây bí. Ở Nhật Bản, người dân thường sử dụng giống bầu nậm
(Lagenaria) để làm gốc ghép cho dưa hấu sẽ giúp vỏ dưa hấu mỏng hơn, tăng hàm
lượng đường nhiều hơn gốc ghép là bí ngô (Kobayashi, 1998). Theo Ozlem và ctv.
(2007) thì việc ghép dưa hấu trên gốc bầu cải thiện được sự sinh trưởng, năng suất
và ảnh hưởng tốt đến chất lượng trái.
1.3 Tình hình sản xuất dưa hấu vuông trong và ngoài nước
1.3.1 Tình hình sản xuất dưa hấu vuông ngoài nước
Nhật bản là nước đầu tiên thành công trong việc tạo ra trái dưa hấu vuông,
những người làm thành công dưa hấu vuông là những nông dân Zentsuji ở miền
Nam Nhật Bản làm ra (). Từ năm 2001 cho đến nay, hàng
năm nông dân Nhật Bản chỉ sản xuất được 400 trái dưa hấu vuông và hiện nay dưa
hấu vuông ở Nhật được bán trong các siêu thị và các quầy hàng lớn với giá 10.000
yên/trái (). Bên cạnh đó thì các công ty cung cấp lương thực thực
phẩm ở Brazil đã nghiên cứu và trồng dưa hấu vuông (www.lasan-


hienvuong.com). Ngoài ra thì ở Trung Quốc cũng sản xuất thành công dưa hấu
vuông trong năm 2007-2008 với vỏ bên ngoài có biểu tượng nổi là hình Olympic
Bắc Kinh năm 2008 (www.restaurants.com.vn) với giá mỗi quả là 200 đài tệkhoảng 100.000 đồng Việt Nam.
1.3.2 Tình hình sản xuất dưa hấu vuông trong nước
Dưa hấu vuông được trồng thành công tại Nhật từ năm 2001 thì đến cuối
năm 2004 diễn đàn trường Đại Học Cần thơ cũng xoay quanh vấn đề dưa hấu
vuông do thầy Đỗ Văn Xê-phó hiệu trưởng trường Đại Học Cần Thơ khởi xướng.

Do quá ham thích nên Đinh Trần Nguyễn đã theo đuổi giấc mơ làm dưa hấu vuông
và sau một thời gian theo đuổi thì đến tết năm 2005 thị trường Cần Thơ cũng đã
xuất hiện những cặp dưa hấu vuông đầu tiên với giá 500.000 đồng/cặp
(). Cho đến nay thì hàng năm vào dịp tết cổ
truyền của Việt Nam dưa hấu vuông đã có mặt nhưng với số lượng rất ít.
1.3.3 Kỹ thuật tạo dưa hấu vuông
Theo Đinh Trần Nguyễn (nguồn Internet) thời gian sinh trưởng của dưa hấu

Trung tâm
Cần
@ Tài
liệuthìhọc
tậpépvà
nghiên
là 60Học
ngày, liệu
nhưngĐH
khi dưa
phátThơ
triển được
40 ngày
tiến hành
khung
tùy theocứu
giống và độ đồng đều của dưa. Việc đặt khung chỉ được tiến hành đặt một lần nếu
đặt quá sớm sẽ khó kiểm tra giống tốt hay xấu. Vật liệu làm khuôn tốt nhất là bằng
khuôn kiếng, độ dầy 8mm, vật liệu cố định khung ngoài bằng nhôm hoặc dây gút
và trái được đặt vào khuôn một lần lúc đường kính trái gần bằng chiều rộng của
khuôn (Đinh Trần Nguyễn, 2007).



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, khoa Nông nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ.
- Thời gian: vụ Đông Xuân (tháng 12/2007 đến tháng 02/2008).
2.1.2 Tình hình thời tiết
Điều kiện thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm (Đài Khí tượng Thủy
văn thành phố Cần Thơ, 2008) nhiệt độ không khí biến thiên từ 25,8-26,5oC, ẩm
độ không khí là 80%, lượng mưa dao động từ 2,0-17,8 mm. Lượng mưa lớn ở
tháng 1/08 là 17,8 mm cao gấp 9 lần so với tháng 12/07 và cao gấp 2 lần so với

Nhiệt độ (oC), Lượng mưa (mm)

tháng 02/08 (Hình 2.1 và Phụ chương 1)

30

100

24

80
17.8

18
12
6


60

8

40

Ẩm độ (%)

26 tập và nghiên cứu
26.5 Cần Thơ @
25.8 Tài liệu học
Trung tâm Học liệu ĐH

20

2

0

0

12/2007

01/2007
Thời gian thí nghiệm (tháng)

Nhiệt độ

Lượng mưa


12/2007

Độ ẩm

Hình 2.1 Tình hình thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm (Đài khí tượng thủy
văn thành phố Cần Thơ, 2008)


2.1.3 Vật liệu
* Ngọn ghép: dưa hấu Xuân Lan thời gian sinh trưởng là 58-60 ngày, dạng
hình oval. Màu vỏ trái xanh nhạt, sọc thưa màu xanh đậm, vỏ mỏng, ruột trái màu
vàng cam chắc thịt thơm ngon độ đường cao. Trọng lượng trái trung bình từ 3,84,0kg, có thể trồng quanh năm nhưng vụ chính là vụ Đông Xuân (Công ty giống
cây trồng Trang Nông, 2007).
* Gốc ghép: bầu Nhật 1, bầu Nhật 3 (nhập nội từ công ty Kurume của
Nhật) và bầu Địa phương (bầu sao).
* Vật liệu khác
- Phân bón: NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), Urea (46%), Chlorua Kali
(60%), Canxi nitrate (CaNO3), vôi bột (40%), phân hữu cơ.
- Thuốc trừ sâu: Copper B, Basudin 10H, Confidor 100SL, Regent 0,3G,
Actara 25WG, Dầu khoáng DS 98.8EC
- Thuốc trừ bệnh: Staner, Aliette, Master Cop, Avalon, Mataxyl

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Màng phủ nông nghiệp, thước kẹp, thước dây…
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3
nghiệm thức là 3 loại gốc ghép bầu, 4 lần lặp lại (Hình 2.2 và phụ chương 1). 3
nghiệm thức gồm:

1. Bầu Nhật 1 (N1)
2. Bầu Nhật 3 (N3)
3. Bầu địa phương (ĐP: làm đối chứng)
- Diện tích lô: 12m2 (ngang 4 x dài 3 m)
- Diện tích thí nghiệm: 200 m2
- Số cây/lô: 10 cây/lô (5 cây/hàng x 2 hàng), khoảng cách cây 60 cm
- Số cây thí nghiệm: 150 cây = (40 cây/giống x 3 giống = 120 cây) + 30 cây
bìa


×