Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty CP khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ LY
Tên chuyên đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI CÔNG TY CP KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN THIÊN THUẬN TƯỜNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
QUẢNG NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên - 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ LY
Tên chuyên đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI CÔNG TY CP KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN THIÊN THUẬN TƯỜNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
QUẢNG NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K45 - TY - N03

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017


Giảng viên hướng dẫn:

TS. Lê Minh

Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cũng như thực tập tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y đã trang bị cho tôi những
kiến thức cơ bản để tôi vững tin bước vào cuộc sống và công tác sau này.
Nhân dịp ngày hôm nay, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ
nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Lê
Minh đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Đồng thời, cho tôi được gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ phần khai thác
khoáng sản Thiên Thuận Tường - thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành
tốt quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên


Bùi Thị Ly


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng thức ăn cho lợn nái ngoại giai đoạn chửa ........................... 12
Bảng 2.2. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ ...................................................... 15
Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại lợn ..................................................................... 32
Bảng 3.2. Chế độ ăn với nái chửa của trại ...................................................... 33
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại năm 2015 đến tháng 05/2017 ........... 39
Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn trực tiếp chăm sóc ....................................... 40
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện thao tác chăm sóc lợn ....................................... 41
Bảng 4.4. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại..................................... 41
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái sinh sản ............. 42
Bảng 4.6. Kêt quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại ................................... 43
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn con theo mẹ nuôi
tại trại bằng vắc xin ......................................................................................... 44
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh trên lợn nái tại trại ......................................... 46
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái tại trại....................................... 46
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên lợn con theo mẹ ............................. 47
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện một số công tác khác ...................................... 48


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
APP:


Bệnh viêm phổi dính sườn

CP :

Cổ phần

Cs :

Cộng sự

Kg :

Kilogam

MMA :

Mastitis - metritis - agalactia

TĐNL:

Trao đổi năng lượng

TS:

Tiến sỹ


iv

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện trang trại.................................................................................. 3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 4
2.1.3. Cơ sở vật chất của trại ............................................................................. 5
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của trại ................................................................ 6
2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề ...................................................... 7
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ................................................... 7
2.2.2. Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản giai đoạn chửa, đẻ và nuôi con ... 10
2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi.................................. 16
2.2.4. Một số bệnh thường gặp trên lợn nái sinh sản ...................................... 20
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 28
2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước .................................................. 28
2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước ................................................. 29
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH31
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 31


v


3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 31
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 31
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện ...................................... 31
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 31
3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 38
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 39
4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại ...................................................................... 39
4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh trên
đàn lợn nuôi tại trại ......................................................................................... 40
4.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc đàn lợn .................................... 40
4.2.2. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại........ 43
4.2.3. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin ......................................... 44
4.2.4. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái nuôi tại trại.... 45
4.2.5. Kết quả thực hiện một số công tác khác ............................................... 48
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những nước có ngành chăn nuôi phát triển,đặc
biệt là chăn nuôi lợn. Ngành chăn nuôi không chỉ cung cấp thực phẩm hàng
ngày cho con người mà còn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và phụ
phẩm cho ngành công nghiệp chế biến.

Với vị trí quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp một lượng thực
phẩm lớn cho tiêu dùng của người dân, ngành chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi lợn nói riêng đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc
phát triển. Bên cạnh đó là việc áp dụng phương thức chăn nuôi theo hướng
công nghiệp, quy mô chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc,
nuôi dưỡng tiên tiến, chế biến thức ăn chất lượng cao, các loại thức ăn thay thế,
thức ăn bổ sung, phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trong
đó, công tác thú y đã được đặc biệt chú ý đến.
Trong xu thế hội nhập, ngành chăn nuôi đứng trước nhiều cơ hội phát
triển song cũng gặp khó khăn như : khí hậu thay đổi, dịch bệnh xảy ra nhiều,
gây ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và con người, hợn nữa là gây tổn thất
nền kinh tế nước nhà. Nguyên nhân thường do: chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ,
do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng...
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành chuyên đề: “Thực
hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản
tại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, thành phố Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu
- Nắm được tình hình chăn nuôi tại trại lợn của công ty CP khai thác
khoáng sản Thiên Thuận Tường, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.


2

- Nắm được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
- Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương
pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn của công ty CP khai thác

khoáng sản Thiên Thuận Tường, tổ 2, khu I, phường Cửa Ông, TP. Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản
nuôi tại trại lợn của cơ sở.
- Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái sinh sản và áp dụng các
biện pháp phòng và trị bệnh trên đàn lợn.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Điều kiện trang trại
* Vị trí địa lý
Trại lợn nái sinh sản của công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận
Tường nằm trên địa phận tổ 2, khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh. Phường Cửa Ông có địa hình khá phức tạp, phía Bắc là
những dải núi cao. Độ cao trung bình 600 m, thuộc cánh cung bình phong
Đông Triều – Móng Cái.
Phía đông giáp sông Mông Dương – Huyện Vân Đồn.
Phía Tây giáp phường Cẩm Phú, xã Dương Huy.
Phía Nam giáp biển.
Phía Bắc giáp Phường Mông Dương.
* Điều kiện khí hậu
Cẩm Phả là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở vùng Đông Bắc
Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, trại lợn của Công
ty CP khai thác khoáng sảnThiên Thuận Tường cũng chịu ảnh hưởng chung
của khí hậu vùng.
- Nhiệt độ trung bình năm là 23oC, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là

39oC, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 12oC.
- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.567,8 mm/năm. Lượng
mưa hàng năm tương đối lớn, chế độ mưa chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tổng lượng mưa cả năm gần như tập trung
vào mùa mưa, chiếm 80% - 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô thì lượng
mưa rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 10% - 20% tổng lượng mưa cả năm.


4

- Độ ẩm: độ ẩm tương đối trong khu vực khá cao, trung bình tháng
thấp nhất đạt 78% (tháng 10) và độ ẩm tương đối trung bình tháng cao nhất
đạt 88% (tháng 3).
- Bão, giông: mỗi năm tỉnh Quảng Ninh (trong đó có thành phố Cẩm
Phả) chịu ảnh hưởng trung bình của 5 - 6 đợt bão, năm nhiều có thể lên tới 9 10 đợt. Bão thường tới cấp 8 - 9, đặc biệt đã có những cơn bão cấp 12. Tháng
7, tháng 8 là những tháng bão hay đổ bộ vào Quảng Ninh. Các cơn giông
thường xảy ra trong mùa hè, trung bình mỗi tháng có 5 ngày.
- Chế độ gió mùa: mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3, tháng 4 năm sau
thường chịu ảnh hưởng của gió Bắc, Đông Bắc, mỗi tháng từ 3 - 4 đợt. Mùa
hè từ tháng 5 đến tháng 9, chủ yếu là gió Nam, Đông Nam. Tốc độ gió trung
bình năm là 3 - 3,4 m/s.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại
Cơ cấu tổ chức của trại được tổ chức như sau:
01: chủ trại là giám đốc công ty.
01: trưởng trại.
01: kỹ thuật trại.
02 : kỹ thuật hỗ trợ của thức ăn chăn nuôi Pro Conco
16: công nhân
03: sinh viên thực tập
02: bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại.

Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên như trên, trại phân ra làm các tổ
khác nhau gồm: tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, tổ chuồng cai sữa, tổ
chuồng thương phẩm. Mỗi tổ thực hiện chuyên biệt công việc hàng ngày một
cách nghiêm túc và đúng quy định của trại.


5

2.1.3. Cơ sở vật chất của trại
- Trại lợn của công ty CP khai thác khoảng sản Thiên Thuận Tường có
khoảng 6,5 ha đất để xây dựng trang trại, nhà điều hành, nhà ở cho công nhân,
bếp ăn, vườn ổi, vườn rau và các công trình phục vụ cho công nhân và các
hoạt động khác của trại.
- Khu nhà ở của công nhân được xây ở đầu hướng gió; nhà ở được lợp
ngói đỏ; có một dãy nhà ở là nhà hai tầng rất khang trang và sạch sẽ.
- Khu nhà ăn xây dựng sạch sẽ. Khu nấu ăn được trang bị tủ lạnh, bếp
ga để thuận tiện cho việc bảo quản và chế biến thức ăn.
- Khu chăn nuôi chia làm hai khu riêng biệt gồm chăn nuôi lợn và chăn
nuôi gà. Trong đó, khu chăn nuôi lợn được bố trí xây dựng chuồng trại cho
gần 600 nái với các giống sản xuất như: Landrace, Yorshire, Duroc được nhập
từ nước ngoài về. Về chăn nuôi gà chủ yếu nuôi các giống gà đẻ trứng như: gà
Ai Cập, gà Lương Phượng.
- Trại được chia làm hai khu: khu điều hành và khu sản xuất. Khu điều
hành gồm nơi làm việc của quản lý trại và nơi ăn, ở của công nhân. Khu sản
xuất gồm: 2 chuồng nái đẻ, 1 chuồng nái chửa, 1 chuồng đực giống, 1 chuồng
hậu bị và 1 chuồng cai sữa và 2 chuồng lợn thương phẩm. Một số công trình
phụ khác phục vụ cho chăn nuôi như: kho cám, kho thuốc, phòng pha tinh,
phòng sát trùng.
- Hệ thống chuồng được xây dựng khép kín và tự động hoàn toàn.
Trang thiết bị trong chuồng hiện đại, được nhập từ Đan Mạch. Đầu mỗi

chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng là hệ thống quạt thông gió. Riêng
đối với chuồng nái đẻ thì cuối chuồng còn có hệ thống xử lý mùi và trong
chuồng có hệ thống cảm biến nhiệt độ.


6

- Hệ thống chăn nuôi có silo thức ăn tự động từ chuồng nái chửa,
chuồng nái đẻ, chuồng cai sữa đến chuồng hậu bị nên tiết kiệm được nhân lực
và mang lại hiệu quả sản xuất cao.
- Phòng pha tinh có các dụng cụ hiện đại như: kính hiển vi, hệ thống
cảm biến nhiệt, nồi hấp cách thủy, tủ sấy và các dụng cụ khác.
- Trong khu chăn nuôi đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu đều
được đổ bê tông và có hố sát trùng.
- Nguồn nước thải rửa chuồng trại, xả gầm đều được xử lý qua hệ thống
thoát nước ngầm.
- Xung quanh trại còn trồng rau, cây ăn quả, đào ao thả cá tạo môi
trường thông thoáng.
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của trại
* Thuận lợi
- Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư, thuận tiện đường
giao thông.
- Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, có tinh
thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Công nhân có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm
với công việc.
- Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại,
do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay.
* Khó khăn
- Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa

bệnh cao.
- Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng
cao gây ảnh hưởng tới chăn nuôi của trang trại.


7

- Lợn giống nhập ngoại nên khả năng thích nghi với khí hậu Việt Nam
kém, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc đặc biệt.
2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
* Sự thành thục về tính:
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục
và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục
đã phát triển hoàn thiện, con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục.
Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối.
Sự thành thục về tính của lợn sớm hay muộn phụ thuộc vào: giống, chế
độ chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu, chuồng trại ...
- Giống: các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau:
những giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống
thuần hóa muộn, những giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn
những giống có tầm vóc lớn.
Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [7] cho rằng, tuổi động dục đầu tiên
ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ 20 - 25kg.
Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn sơ với lợn nội thuần, ở lợn lai
F1 (có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể
đạt 50 - 55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc động
dục 6 - 7 tháng khi lợn có khối lượng 60 - 80 kg. Tuỳ theo giống, điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý mà có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Lợn
Ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158 ngày

tuổi) các giống lợn ngoại (Yorkshire, Landrace) có tuổi động dục lần đầu
muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng: theo John Nichl (1992) [15], chế độ dinh dưỡng
ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn cái. Thường những lợn


8

được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những
lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém, lợn nái được nuôi trong điều
kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng
tuổi) với khối lượng cơ thể là 80 kg và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục
về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là
48,4 kg. Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động
xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh
hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng
trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt
khác do béo quá ảnh hưởng tới các hocmon oestrogen và progesterone trong
máu làm cho hàm lượng của trong trong cơ thể không đạt mức cần thiết để
thúc đẩy sự thành thục.
- Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Dwane và cs (1992) [5] cho biết, mùa
vụ và thời kỳ chiếu sáng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi động dục. Mùa hè
lợn nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều đó có thể do
ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp
trong các tháng nóng bức. Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành
thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17
ngày (mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với
các mùa khác trong năm, bóng tối còn làm chậm tuổi thành thục về tính so với
những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày.
- Tuổi thành thục về tính của gia súc: tuổi thành thục về tính thường

sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về
tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn
nuôi. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [7] cho rằng, không nên cho phối
giống ở lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳ này cơ thể lợn chưa phát triển đầy
đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách


9

hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần
bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần đầu rồi mới cho phối giống.
* Sự thành thục về thể vóc:
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [9], tuổi thành thục về thể vóc là
tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc
ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục
về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu
tiên. Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong
giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt, vì lợn
mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt,
nên chất lượng đời con kém, đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương
chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm.
Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên
cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 110 kg mới nên cho phối.
* Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ
thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có
hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn
bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Song song với quá trình
thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng

loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý. Tất cả các biến đổi
đó được lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính.
Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [22], chu kỳ tính của lợn nái thường
diễn ra trong phạm vi 19 - 21 ngày. Thời gian động dục thường kéo dài
khoảng 3 - 4 ngày (lợn nội) hoặc 4 - 5 ngày (lợn lai, lợn ngoại), và được chia


10

làm ba giai đoạn: giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu), giai đoạn chịu đực
(phối giống), giai đoạn sau chịu đực (kết thúc).
+ Giai đoạn trước khi chịu đực: lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết,
chưa cho phối và lợn chưa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tượng
trên đối với lợn ngoại và lợn nái lai là 35 - 40 giờ, với lợn nội là 25 - 30 giờ.
+ Giai đoạn chịu đực: lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên
lưng gần mông, âm hộ giảm độ sưng, nước nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên
khi có đực đến gần và cho đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày, nếu được
phối giống lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30 giờ.
+ Giai đoạn sau chịu đực: lợn trở lại bình thường, âm hộ giảm độ nở,
đuôi cụp và không chịu đực
- Thời điểm phối giống thích hợp
Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [22], trứng rụng tồn tại
trong tử cung 2 - 3 giờ và tinh trùng sống trong âm đạo lợn cái 30 - 48 giờ.
Thời điểm phối giống thích hợp nhất đối với lợn nái ngoại và lợn nái lai cho
phối vào chiều ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, tính từ lúc bắt đầu động dục.
Đối với lợn nái nội hơn một ngày vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 do
thời gian động dục ở lợn nái nội ngắn hơn. Thời điểm phối giống có ảnh
hưởng đến tỷ lệ đậu thai và sai con. Phối sớm hoặc phối chậm đều đạt kết quả
kém nên cho nhảy kép hoặc thụ tinh nhân tạo kép vào thời điểm tối ưu.
2.2.2. Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản giai đoạn chửa, đẻ và nuôi con

* Chế độ dinh dưỡng
Yếu tố quan trọng đối với lợn nái mang thai và nuôi con là phải cung cấp
đầy đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết để có hiệu quả sinh sản
cao. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: dinh dưỡng năng lượng, dinh dưỡng protein,
ảnh hưởng của khoáng chất, nguyên tố đa vi lượng và ảnh hưởng của vitamin.


11

- Nhu cầu năng lượng: năng lượng không thể thiếu được cho cơ thể mẹ
duy trì nuôi thai, tiết sữa, nuôi con. Nhu cầu năng lượng khác nhau tùy thuộc tùng
giai đoạn. Cần phải đủ nhu cầu về năng lượng cho lợn nái, tránh cung cấp thừa
gây lãng phí thức ăn, giảm giá thành sản phẩm. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh
lý bình thường của con vật. Năng lượng được cung cấp dưới hai dạng: gluxit
chiếm 70 - 80%, lipit 10 - 13% tổng số năng lượng cung cấp.
- Ảnh hưởng của khoáng chất : trong cơ thể lợn khoáng chất chứa 3%
trong đó có tới 75% là canxi và photpho, xấp xỉ 25% là natri và kali, cũng có
một lượng nhỏ magie, sắt, kẽm, đồng, các nguyên tố khác ở dạng dấu vết.
- Nhu cầu về protein: protein là thành phần quan trọng trong khẩu phần
thức ăn cung cấp cho lợn, là thành phần không thể thay thế được cần thiết
trước tiên cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể và tham gia cấu tạo
nên các mô trong cơ thể. Do protein tham gia vào cấu tạo hoạt động trao đổi
chất nên hàng ngày luôn có một lượng nhất định protein mất đi. Trong quá
trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể thì hàng ngày luôn có các tế bào sinh
trưởng và phát triển, phân chia và các tế bào già cỗi được loại thải ra ngoài.
Do đó protein được cung cấp để bù đắp lại phần mất đi và một phần khác xây
dựng lên các tế bào mới, tạo sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên việc cung cấp
protein phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về các thành phần axit amin
không thay thế: lyzine, methionine, histidin, cystein, tryptophan... hay chính
xác hơn nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về axit amin. Ngoài ra

thức ăn phải có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa, hấp thu. Để đáp ứng tốt các
nhu cầu trên cần cho lợn ăn bằng nhiều loại thức ăn.
- Ảnh hưởng của vitamin: vitamin cần cho sự chuyển hóa bình thường
của mô bào, cho sức khỏe, sinh trưởng và duy trì. Một số vitamin lợn có thể
tự tổng hợp để đáp ứng nhu cầu như vitamin B12. Một số vitamin lợn hay
thiếu cần phải bổ sung (A, D, E). Nếu bổ sung không đúng, thừa hoặc thiếu
đều không tốt.


12

+ Thiếu vitamin A: lợn con chậm lớn, da khô, mắt kém, lợn nái mang
thai dễ xảy thai, đẻ non...
+ Thiếu vitamin D: thai kém phát triển, dễ bị liệt chân trước và sau khi đẻ.
+ Thiếu vitamin E: lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không
động dục hoặc chậm động dục.
Đặc biệt lợn nái mang thai nếu thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng tới khả năng
sinh sản. Do vậy dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn hợp lý, đáp ứng được nhu
cầu sinh trưởng, phát dục trước và sau khi đẻ, nuôi con... là một trong những
biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất sinh sản, hiệu quả chăn nuôi.
* Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa
- Dinh dưỡng lợn nái có chửa: theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [25]:
cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn nái có chửa để đáp ứng nhu cầu cho
sự phát triển của bào thai, nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ và tích lũy một
phần cho sự tiết sữa nuôi con sau này. Riêng đối với lợn nái tơ còn cần thêm
dinh dưỡng cho bản thân để tiếp tục lớn thêm nữa. Mức ăn cụ thể cho lợn nái
ngoại như bảng sau:
Bảng 2.1. Lượng thức ăn cho lợn nái ngoại giai đoạn chửa
(kg thức ăn/ nái/ ngày)
Thể trạng lợn nái

Giai đoạn

Nái gầy

Nái bình

Nái béo

thường

Từ phối giống đến 21 ngày

2,5

2,0

1,5+ Rau xanh

Từ 22 – 84 ngày sau phối giống

2,5

2,0

1,5+ Rau xanh

Từ 84 - 110 ngày sau phối giống

3,0


2,5

2,5

Từ 111 – 112 ngày sau phối giống 2,0

2,0

2,0

Ngày 113 sau phối giống

1,5

1,5

1,5

Ngày cắn ổ đẻ

0 - 0,5

0 – 0,5

0 – 0,5

Nước uống

Tự do


Tự do

Tự do


13

+ Nhu cầu dinh dưỡng của lợn chửa: đạm thô 13%, NLTĐ 2900
kcal/kg thức ăn.
+ Số bữa cho ăn/ ngày: ngày cho ăn 2 bữa, cho ăn thức ăn tinh trước, ăn
thức ăn rau xanh sau (nếu có).
+ Vào mùa đông những ngày nhiệt độ dưới 15ºC, lợn nái cần cho ăn
thêm 0,2 - 0,3 kg/con/ngày để bù phần năng lượng mất đi do chống rét.
- Không được cho lợn nái chửa ăn thức ăn ẩm mốc, khô dầu bông, lá đu
đủ do dễ gây sảy thai.
+ Trước khi đẻ 1 tuần cần giảm lượng thức ăn để phòng thức ăn chèn
ép thai, bệnh sưng vú do căng sữa sau khi đẻ.
- Chăm sóc lợn nái chửa: theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [25], kỹ thuật
chăm sóc, quản lý lợn nái có chửa nhằm phòng sảy thai, làm tốt công tác bảo
vệ thai, làm cho thai sinh trưởng phát dục bình thường.
+ Vận động: thời gian vận động hợp lý là 1 - 2 lần/ngày với 60 - 90
phút/lần. Lợn nái chửa kỳ II thì hạn chế vận động, trước khi đẻ 1 tuần chỉ cho
đi lại trong sân chơi. Khi thời tiết xấu và những nơi có địa hình không bằng
phẳng thì không cho lợn vận động.
+ Tắm chải: có tác dụng làm sạch da, thông lỗ chân lông để tăng cường
trao đổi chất, gây cảm giác dễ chịu, lợn thoải mái giúp kích thích tính thèm ăn
và phòng chống bệnh ký sinh trùng ngoài da. Tắm chải cần tiến hành hàng
ngày, đặc biết trong mùa hè, những ngày thời tiết nóng bức.
+ Chuồng trại: phải đảm bảo vệ sinh thú y, khô ráo, thoáng mát về mùa hè,
ấm áp về mùa đông. Chửa kỳ I mỗi lô 3 - 5 con, chửa kỳ II mỗi con 1 lô.

* Chăm sóc lợn nái đẻ và nuôi con
Mục đích chăn nuôi lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn
con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa nuôi con,
nâng cao chất lượng đàn con.


14

- Quy trình dinh dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16]: thức ăn dùng cho lợn nái đẻ
phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn
nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó,
hoặc ép thai chết ngạt. Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng
sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với
những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức
ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức
khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng
cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải
căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ
dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh
(0,5 kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ
có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn
cháo loãng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột
ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần
chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn
cho lợn nái.
- Quy trình chăm sóc
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16]: việc chăm sóc lợn nái mẹ có
vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn
mẹ và lợn con. Cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát

bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện
các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10
- 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ
ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu
chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu
độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ
1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân


15

bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm
hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp
xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho
lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng đẻ để lợn
quen dần với chuồng mới.
Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan
trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Ô úm rất quan trọng đối với
lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những
ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn
rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp
cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô
úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô
úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức
ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ô úm cho
lợn con. Kích thước ô úm: 1,2m x 1,5m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử
trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.
Bảng 2.2. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ
Trước khi đẻ


Dấu hiệu

0 - 10 ngày

Vú căng lên và cứng, âm hộ trương mọng

2 ngày

Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong

12 - 14 giờ

Nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa

6 giờ

Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa

2 - 4 giờ

Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài

30 phút - 2 giờ

Tăng nhịp thở, đi lại không yên

15 - 30 phút

Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng có lẫn phân su


15 giây - 5 phút

Nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép
bụng, ép đùi, quẩy đuôi rặn đẻ


16

Theo Hoàng Thị Phi Phượng và cs (2013) [18]: lợn con sau khi đẻ nên
sử dụng bột mistral để làm khô cơ thể giúp lợn con không bị lạnh, làm sạch và
nhanh khô cuống rốn đề phòng nhiễm trùng rốn. Lợn con nhanh cứng cáp sau
khi sinh, dễ dàng tiếp xúc với vú mẹ và sớm được bú sữa đầu. Đó chính là
nguồn năng lượng cũng như tăng khả năng miễn dịch từ mẹ truyền cho con.
Theo Nguyễn Văn Trí (2008) [23] nếu lợn nái đẻ bọc thì phải xé bọc
ngay, lấy nhanh hết dịch ở miệng và mũi, dùng vải mềm lau sạch mũi miệng
cho lợn con. Nếu lợn con đẻ ra mà bị ngạt thì hà hơi vào mồm lợn con, nâng 2
chân trước lên xuống trong 5 phút lợn con sẽ sống và khỏe dần.
2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi
* Phòng bệnh
Trong quy trình chăn nuôi, khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu,
nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế và ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các
biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, tập trung chủ yếu các
yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy, việc phòng bệnh cũng như trị,
bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.
- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt:
Theo Nguyễn Ngọc Phụng (2005) [17], bệnh xuất hiện trong một đàn
lợn thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc
không truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã
được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn
lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các

tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn.
Lê Văn Tạo và cs (1993) [20] cho biết, vi khuẩn E. coli gây bệnh ở lợn
là vi khuẩn tồn tại trong môi trường, đường tiêu hoá của vật chủ. Khi môi
trường quá ô nhiễm do vê ṣ inh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bi ṇ hiễm
vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bi ̣cảm


17

nhiễm E. coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vê ̣sinh, chăm sóc có một ý nghĩa
to lớn trong phòng bệnh. Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ
thuật là điều rất cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc
khoẻ mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái
phải được vê ̣sinh tiêu độc trước khi vào đẻ. Nhiệt độ trong chuồng phải đảm
bảo 27 - 30oC đối với lợn sơ sinh và 28 - 30oC với lợn cai sữa. Chuồng phải
luôn khô ráo, không thấm ướt. Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ kín, ấm áp
vào mùa đông và đầu xuân. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng
ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân
trắng mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16], từ 3 - 5 ngày trước dự kiến đẻ,
ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất như
Crezin 5% hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn
nái trước khi đẻ.
- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng
mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: rửa sạch, để khô sau
đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15
ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những
chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần

phải vệ sinh tổng thể và triệt để. Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử
lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng
và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các
dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn
trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa
chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun


18

sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30
ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa
vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.
- Phòng bệnh bằng vắc xin
Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu
quả nhất.
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [8], vắc xin là một chế phẩm sinh
học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm
nào đó đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa
học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới - vắc xin
công nghệ gen). Lúc đó, chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng
sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễm dịch
làm cho động vật có miễm dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm
bệnh tương ứng.
Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh
ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.
* Điều trị bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [8], nguyên tắc để điều trị bệnh là:
- Toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, sử
dụng thuốc.

- Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn
chế lây lan.
- Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.
- Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ
thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị
tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền.


×