MỤC LỤC
NỘI DUNG
STT
TRANG
I
Mở đầu
3
1
Lý do chọn sáng kiến
3
2
Điểm mới trong sáng kiến
4
II
Nội dung sáng kiến
6
1
Thực trạng cuả nội dung cần nghiên cứu
6
2
Nội dung của sáng kiến
8
Kết luận
12
1
Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến
12
2
Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng giải pháp
14
3
Kiến nghị, đề xuất
14
III
1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Tổng số học sinh
TSHS
Cuối học kì I
CHKI
Cuối học kì II
CHKII
Tỉ lệ
TL
Số lượng
SL
Học sinh
HS
Phần: Mở đầu.
2
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết chính tả là những qui ước chuẩn mực của xã hội trong
ngôn ngữ, mục đích của nó là làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết,
đảm bảo cho người viết và người đọc hiểu thống nhất nội dung của văn bản. Có thể
nói chính tả là sự qui định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng qui tắc
một cách linh hoạt mang tính sáng tạo cá nhân. Mà đã là qui định của xã hội thì
buộc mọi người phải tuân theo. Nhưng trong thực tế giảng dạy nhiều năm nay, tôi
nhận thấy học sinh Tiểu học viết sai lỗi chính tả quá nhiều. Kiểm tra vở Chính tả,
vở Tập làm văn của học sinh lớp tôi và của các lớp khác trong khối, tôi chỉ thấy
toàn những chữ sửa lỗi bằng mực đỏ của giáo viên. Lỗi chính tả và chữ viết của
học sinh hiện nay đang là mối lo ngại của các cấp quản lí giáo dục và của các thầy
cô giáo trực tiếp giảng dạy.
Để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, chúng ta đang cố gắng
sử dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức dạy chính tả nhằm giúp học sinh Tiểu
học hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt, Tiếng Việt
chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt“, cũng như xây dựng
chuẩn ngôn ngữ cho mỗi vùng miền của Tổ quốc. Trong đó nhà trường là môi
trường quan trọng bậc nhất đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa
ngôn ngữ và chữ viết. Phân môn Chính tả đảm nhận trọng trách to lớn này của
trường Tiểu học.
Trong thời gian qua đã có nhiều người cho rằng chính tả phải đi đôi với
chính âm, nghĩa là giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau, đọc như
thế nào thì viết như thế ấy, đọc đúng thì mới viết đúng, đọc ngọng thì viết ngọng.
Bản thân tôi luôn chú trọng rèn luyện cho học sinh luyện đọc đúng, luyện phát âm
chuẩn xác để các em viết đúng chính tả. Cách làm này tốn rất nhiều thời gian, công
sức nhưng hiệu quả đạt được vẫn không như mong muốn. Mặt khác nó còn làm
cho giờ học nặng nề, học sinh căng thẳng và mệt mỏi. Tôi thừa nhận rằng cách
phát âm theo địa phương là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi
chính tả. Nhưng chúng ta không thể rèn cho học sinh địa phương đọc đúng chính
âm được. Sau nhiều năm dạy học sinh Tiểu học ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều
kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, gần gũi với học sinh với
người dân, tôi đã có nhiều hiểu biết về văn hóa, về ngôn ngữ và thói quen của
người dân nơi đây. Vì vậy, tôi hiểu rằng dạy chính tả cho học sinh tiểu học ở địa
phương có hai dân tộc mà dựa vào cách phát âm chuẩn xác để viết đúng chính tả là
điều không thể. Bởi vì học sinh ở đây được sinh ra và lớn lên trong bầu không khí
của phương ngữ địa phương là người dân tộc, giọng nói, cách phát âm của các em
đã trở thành thói quen. Mặt khác, mỗi một vùng miền của Tổ quốc đều có một
chuẩn phát âm riêng biệt tồn tại hàng bao thế kỉ và đã trở thành đặc trưng ngôn ngữ
của vùng miền ấy. Cách phát âm theo phương ngữ cụ thể không được xem là lỗi
3
phát âm. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Tiểu học là phải giúp
các em hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, làm sao để các em có
thể phát âm theo phương ngữ nhưng vẫn viết đúng chính tả. Với cách làm này,
chúng ta mới có thể vừa giúp học sinh học tập tốt phân môn chính tả vừa giúp các
em bảo tồn được tiếng nói của địa phương vốn đã được gìn giữ và coi trọng từ bao
đời nay.
Là một giáo viên dạy lớp 4 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm
rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Thấy các em viết sai lỗi chính tả nhiều, tôi rất
buồn lòng. Đặc biệt là khi chấm bài tập làm văn của các em thì thật là khổ sở. Các
em viết thì không dài nhưng để đọc và sửa lỗi cho các em thì thật là vất vả. Chất
lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp phần lớn là dựa vào việc viết đúng
chính tả. Có viết đúng chính tả thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như
các môn học khác. Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng
khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều yếu tố, nhiều
biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học. Nhưng việc gì càng khó khăn thì nó
lại càng quan trọng. Mà đã là quan trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết
tâm làm bằng được. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến là:
Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4B trường
tiểu học Ngọc Chiến A - huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
Phân môn chính tả là một phân môn có tầm quan trọng trong việc dạy học
Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Phân môn chính tả còn là phân môn có tính chất
công cụ, nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của các em. Nó
cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc học môn Tiếng Việt và các môn học khác.
Chính tả là hệ thống chữ viêt được xem là chuẩn mực của một ngôn ngữ. Vì vậy,
muốn viết đúng chính tả, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác
lập. Trong thực tế, học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều. Điều này ảnh hưởng tới kết
quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả
năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát. Chính vì lẽ đó, tôi
đã cố gắng thống kê, phân loại lỗi, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện
pháp “ để giúp học sinh viết đúng chính tả”, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi
giao tiếp, nhằm mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai năng động, sáng tạo
phù hợp với xu thế ngày càng phát triển như hiện nay
2. Mục tiêu của sáng kiến.
Tiếng việt là một môn khoa học xã hội cơ bản nó liên quan đến các môn học
khác và hoạt động giao tiếp trong cuộc sống. Để viết thành thạo chữ viết đối với
các em học sinh tiểu học, việc hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử
dụng tiếng việt (Đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động theo từng lứa tuổi.
4
Các nguyên tắc viết chữ không tách rời các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt.
Rèn chữ viết là phân môn có tính chất công cụ, tính chất thực hành làm cơ sở cho
việc dạy học các phân môn học khác của Tiếng Việt. Cùng với phân môn Tập viết,
Chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chất biểu
hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Mục đích của dạy chính tả là rèn luyện
khả năng “đọc thông, viết thạo”, chủ yếu là viết đúng chuẩn mực và dạng thức viết
của ngôn ngữ.
Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân
và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Với mong muốn giúp học sinh phát
huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ
bản như : Nghe, nói, đọc, viết; Kĩ năng hợp tác; kĩ năng học nhóm; kĩ năng giao
tiếp ngay từ bậc Tiểu học. Từ đó giúp các em có hứng thú, tự tin hơn và góp phần
cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết trong phân môn
Chính tả cho học sinh lớp 4B trường Tiểu học Ngọc Chiến A đồng thời bồi
dưỡng cho học sinh yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, gia đình, nhà trường
và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
3. Giới hạn của sáng kiến.
3.1. Về đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học Ngọc Chiến A, huyện Mường La, tỉnh
Sơn La. Năm học 2016-2017, vì lý do nêu trên, tôi quyết định đưa học sinh của tôi
trực tiếp vào thực nghiệm việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả để nhằm giảm thiểu
việc mắc lỗi khi viết chính tả của các em.
3.2. Về không gian.
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại lớp 4B Trung tâm, trường Tiểu học
Ngọc Chiến A, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
3.3. Về thời gian.
Tôi nghiên cứu đề tài này từ tháng 9 năm 2016 đến hết tháng 5 năm 2017
của năm học 2016 – 2017 và những năm học tiếp theo.
Phần nội dung.
I. Thực trạng của nội dung giải pháp cần nghiên cứu:
5
a. Việc dạy của giáo viên.
Qua các tiết dự giờ thăm lớp, hầu hết các tiết dạy chính tả chưa được giáo
viên đầu tư cao mà chủ yếu dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên là chính.
Một số giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm phương ngữ vùng miền nơi đang
công tác giảng dạy, không xác định rõ các lỗi chính tả cơ bản của học sinh trong
lớp nên việc rèn chính tả không đi vào trọng điểm, giáo viên ít củng cố và khắc sâu
cho học sinh nắm các quy tắc, mẹo luật chính tả qua bài viết hoặc qua bài tập. Hơn
nữa việc phát âm của giáo viên chưa được chuẩn dẫn đến hạn chế về học và viết
chính tả của học sinh.
Bên cạnh đó còn tồn tại một thực trạng phổ biến hiện nay là: Nhiều giáo
viên chưa nghiên cứu kĩ về chính tả cho bản thân mình và cho học sinh trong giờ
dạy các môn học khác. Giáo viên chỉ phát âm đúng trong giờ tập đọc, chính tả còn
các môn khác phát âm theo kiểu bình thường của người địa phương. Ta vẫn biết
rằng việc phát âm không đúng chuẩn cũng ảnh hưởng rất lớn đến chính tả.
Chính vì thế, nếu ta không hiểu nghĩa của từ thì khó mà viết đúng. Việc phát
âm chưa chuẩn ấy luôn diễn ra trước học sinh trong lớp, trong trường và ngoài xã
hội.
b. Học chính tả của học sinh .
Mấy năm gần đây các trường tiểu học trong huyện Mường La nói chung và
trường Tiểu học Ngọc Chiến A nói riêng, phong trào chữ viết đã được chú trọng và
ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, qua khảo sát bài viết của học sinh khối lớp 4 còn
nhiều hạn chế. Nhiều em chưa nắm vững các quy tắc, mẹo luật chính tả, có em
phát âm sai dẫn đến bài viết sai nhiều lỗi chính tả.
Mặt khác một số em do thiếu cẩn thận nên để thừa hoặc thiếu một số nét,
thiếu dấu dẫn đến sai lỗi chính tả (chủ yếu thiếu dấu thanh do học sinh dân tộc phát
âm không chuẩn đặc biệt là dân tộc Thái)
c. Lỗi chính tả của học sinh.
Qua kiểm tra chính tả ở lớp 4B của tôi, sau khi khảo sát bài chính tả tôi
thống kê được học sinh mắc phải lỗi như sau :
Khảo sát chất lượng HS đầu năm tháng 9
TSHS
Đầu năm
30
Viết đúng chính
tả, chữ đẹp
TS
TL(%)
6
Về lỗi âm đầu:
6
20,0
Viết đúng chính tả
TS
TL(%)
10
33,33
Viết sai lỗi
chính tả
TS
TL(%)
14
46,66
Ghi
chú
HS thường viết sai các cặp phụ âm: tr/ch, s/x, r/d/gi, ng/ngh, g/gh. Trong
đó lỗi chính tả tập trung ở r/d/gi, ch/tr , s/x.
Về lỗi phần vần:
HS vẫn còn lẫn lộn các cặp vần : ơi/uơi , in/inh, ăn/anh, ưu/ươu,
iêu/iu hoặc viết sai ở các vần khó như: uya, uyn, uyt, ươt
Về lỗi dấu thanh:
Chủ yếu là sai thanh huyền/thanh ngã, đặc biệt do các từ láy hoặc từ Hán –
Việt, các em thường không phân biệt thanh huyền- thanh ngã.
2. Nguyên nhân học sinh mắc lỗi chính tả
- Qua nghiên cứu phân tích, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc viết sai lỗi
chính tả của học sinh là do phát âm sai thanh huyền/ thanh ngã lẫn lộn.
Ví dụ: suy nghĩ / suy nghí
nghĩ ngợi / nghĩ ngợi
cũ kĩ / cú kí
Do đặc điểm phương ngữ của học sinh còn phát âm sai các tiếng có phụ âm
đầu tr/ch, s/x, d/r/gi, l/n, nên dẫn đến việc phát âm sai các tiếng có phụ âm này
cũng dẫn đến viết sai lỗi chính tả:
Ví dụ: giải phóng/dải phóng; rì rào/dì dào có lúc viết thành rì rào/gì giào
xúc động /súc động
truyền thống/chuyền thống
Theo thống kê số âm tiết sai về vần cũng chiếm tỉ lệ đáng kể. Nguyên nhân
của hiện tượng này là do HS chưa nắm vững cấu tạo nên còn viết lẫn lộn
Ở một số cặp vần khó phân biệt hay do phát âm sai ( không chuẩn ) dẫn đến
viết sai:
Ví dụ: ươu / ưu; con hươu / con hưu/con hiu
ưu / iu: nghỉ hưu / nghỉ hiu
ươi / ui: quả chuối / quả chúi/quả chối
Với các cặp vần có âm ă, â học sinh thường hay nhầm lẫn như sau:
Ví dụ: bà cháu / bà chấu
gặp gỡ / gập gỡ/gặp gớ
thứ sáu / thứ sấu
Vậy nguyên nhân chính dẫn đến mắc lỗi chính tả của học sinh là:
7
Thứ nhất, do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương
Thứ hai, do chưa hiểu biết đầy đủ về các quy tắc chính tả và nội dung ngữ
nghĩa của các từ.
II. Nội dung sáng kiến.
1. Bản chất của giải pháp mới.
*Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4:
Muốn học sinh viết đúng chính tả giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho
bản thân mình để từ đó luyện cho học sinh phát âm đúng và chính xác như với
những tiếng có thanh ngã thì ta phải đọc nặng giọng và hơi ngân dài hơn so với
những tiếng có thanh sắc. Những tiếng có âm cờ thì ta phải đọc nặng giọng hơn so
với những tiếng có chứa âm tờ. hoặc những tiếng có chứa âm cuối là âm ngờ thì
khi đọc ta phải ngân dài hơn so với những tiếng có chứa âm cuối là âm nờ …
Là giáo viên dạy lớp 4 phải bổ sung, điều chỉnh mục đích của môn chính tả
sao cho phù hợp với lớp mình phụ trách, cũng như trong việc lựa chọn để cho học
sinh làm bài tập chính tả. Vì bài tập chính tả có phân định rõ: một là phần bài tập
bắt buộc; hai là bài tập lựa chọn dành cho các vùng có phương ngữ khác nhau .
Nên nhắc nhở phân tích các từ ngữ mà học sinh viết sai và thường gặp trong các
môn học khác để các em hiểu nghĩa từ và luôn viết đúng.
- Rèn học sinh viết đúng chính tả là rất quan trọng và cần thiết. Nên ngay từ
đầu năm học tôi đã điều tra và cập nhật các thông tin về học sinh thông qua giáo
viên chủ nhiệm năm trước, phụ huynh học sinh và bạn đồng nghiệp.
Sai âm: tr/ch; l/n; s/x (7em)
Sai vần: an/ang; uôn/ uông; iêc/ iêt (5 em)
Sai về luật chính tả: g/gh; ng / ngh (10em)
Dựa vào điều tra, cập nhật và phân loại học sinh. Tôi đưa ra một số biện
pháp thực hiện như sau:
1.1. Biện pháp 1: Đọc mẫu - Hướng dẫn cách viết:
Việc đọc đúng, rõ ràng rành mạch, mạch lạc, đọc hay, đọc chuẩn của giáo
viên là quan trọng nhất. Không những đọc đúng mà còn phải viết đúng, đẹp, đúng
quy cách chữ hiện hành do Bộ Giáo dục quy định. Trình bày khoa học trong dạy
học (nhất là ghi trên bảng lớp vì chữ viết chính là dụng cụ trực quan hữu hiệu mà
các em có thể dựa vào đó để bắt chước, rèn luyện).
Như chúng ta đã biết muốn viết đúng thì phải đọc đúng. Vì vậy khi hướng
dẫn học sinh viết chính tả phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ nhất là khi phân tích từ khó,
8
tiếng khó. Giáo viên vừa cho học sinh viết vừa đánh vần kết hợp với đọc để khi các
em viết đỡ bị sai.
Hướng dẫn viết chữ đầu câu ta phải viết như thế nào?(Viết hoa chữ cái đầu
tiếng) .
Danh từ riêng phải viết như thế nào?( Viết hoa ) .
Tùy từng bài cụ thể mà giáo viên hướng dẫn học sinh viết hoa danh từ riêng
cho đúng với quy tắc.
Sau dấu câu phải viết như thế nào? (Viết hoa chữ cái đầu câu).
Đối với bài văn ta viết và trình bày như thế nào? (Viết thụt vào một ô li chữ
đầu bài và sau khi hết một đoạn so với lề vở).
Đối với bài thơ ta viết và trình bày như thế nào? Bài thơ có 4,5 tiếng thì các
chữ đầu dòng thơ phải viết hoa chữ cái đầu của tiếng và viết bằng nhau. (các chữ
đầu dòng thơ phải viết thẳng hàng ) .
Bài thơ lục bát phải trình bày theo thể thơ: Dòng 6 tiếng viết thụt lùi vào 2 ô
li so với lề vở. Dòng thơ 8 tiếng dịch ra 1 ô li so với lề vở và cứ như thế cho đến
hết bài thơ. Các chữ đầu dòng thơ đều phải viết hoa.
Thông qua phân môn Tập đọc và các môn học khác…..Hoặc giờ ra chơi
hằng ngày tôi gọi một vài em hay mắc lỗi để tìm hiểu nguyên nhân mà các em sai
về từ, chữ, âm, vần thường mắc phải. Cùng trò chuyện trao đổi giúp các em đọc
đúng luyện thanh từ đó sẽ nhớ lâu hơn. Rồi dần dần đọc đúng, đến viết đúng.
Ví dụ: Các em đọc sai l/n
“Lính leo lên lầu
Lính lấy lưỡi lê
Lính lấy lộn lưỡi liềm”
Nếu học sinh đọc âm l thành âm n thì dẫn đến tình trạng viết sai chính tả rất
nhiều.Vì các em đọc sao viết vậy. Do vậy giáo viên cần phải luyện đọc cho thật
chuẩn, chính xác.
Với cách luyện đọc đúng thường xuyên dần dần các em sẽ khắc sâu hơn và
hình thành viết đúng chính tả. Như câu nói “Mưa dầm thấm đất”
1.2. Biện pháp 2: Phân tích từ khó:
Khi viết chính tả bài: “ Tà áo dài Việt Nam’’ đến phần phân tích từ khó giáo
viên phải phân tích cách hiểu nghĩa từ “Áo dài’’ để khi viết học sinh viết đúng
không lẫn lộn với từ “dày’’. Giáo viên phân tích: áo dài, luôn viết i(ngắn) nói
chung “áo dài” của người phụ nữ thường dùng để mặc vào các ngày lễ hội,...và là
y phục truyền thống thì luôn viết i (ngắn) mới đúng. Còn áo “dày” tức là áo không
9
thấy lộ rõ khi nhìn không nhìn ra bên ngoài được thì viết y (dài) và chữ “dày” đi
với chữ khác tạo thành từ có nghĩa thì viết y (dài) như: dày công, dày đặc…
Với cách giải thích như thế tôi chắc rằng khi viết chính tả ở bất kỳ môn học
nào thì học sinh dần dần có thói quen viết đúng chính tả. Ở phần lên lớp trong
bước hướng dẫn học sinh viết đúng từ khó, giáo viên nên chú ý giải thích nghĩa của
từ và có sự so sánh phân tích kĩ để học sinh hiểu được nghĩa của từ đã học thì học
sinh mới viết đúng từ ấy ở mọi lúc mọi nơi.
1.3. Biện pháp 3: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của từ :
Khi dạy chính tả giúp học sinh hiểu nghĩa của từ là rất quan trọng. Các em
hiểu nghĩa từ thì sẽ viết đúng.Thông qua các môn học Tập đọc, luyện từ và câu.
Tôi còn giúp các em có vốn từ rất phong phú thông qua các trò chơi học tập như
“ Bộ sưu tập từ của em”.
Ví dụ:
Dạy bài chính tả nghe viết: Về ngôi nhà đang xây
Qua bài tập 3 tìm những tiếng những tiếng thích hợp với mỗi ô trống để
hoàn chỉnh mẩu chuyện vui.
1. Chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi.
2. Chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d.
Tôi cho các em tìm những từ theo nội dung bài tập yêu cầu (theo nhóm).Sau
đó cho các em tổng hợp từ vào bảng nhóm theo cột (làm bộ sưu tập từ) của nhóm
cho các em trình bày nhóm nào điền đúng nhiều hơn là nhóm thắng cuộc - tuyên
dương.
1.4. Biện pháp 4: Chấm chữa bài:
+Việc chấm chữa bài cho học sinh sau khi viết chính tả, cũng không kém
phần quan trọng thường giáo viên thu tất cả vở học sinh để tự mình chấm.Như vậy
giáo viên đã bỏ qua bước cho học sinh tự sửa lỗi trên vở của mình hoặc của
bạn ( học sinh đổi vở cho nhau để bắt lỗi). Bằng cách này giáo viên chỉ có một
điểm lợi là giảm bớt thời gian trên tiết dạy. Nhưng có điểm bất lợi rất lớn là học
sinh không được tiếp xúc với bài mình vừa viết, không tự phát hiện ra những lỗi
viết sai với sự hướng dẫn sữa chửa của giáo viên. Như vậy việc tự bản thân học
sinh sửa lỗi chính tả cho mình hoặc sửa lỗi cho bạn sẽ giúp học sinh khắc sâu và
nhớ lâu hơn những lỗi chính tả mà mình mắc phải.
Bản thân giáo viên luôn luôn phát âm chuẩn ở mọi lúc, mọi nơi, trong lớp,
trong trường tạo thành một thói quen để cho học sinh có ý thức viết đúng chính tả.
Ngoài việc phát âm chuẩn tôi còn kết hợp giải nghĩa từ giúp học sinh hiểu nghĩa từ
và phân biệt nghĩa từ của các chữ cần viết.
10
Ví dụ:
Cháu (cháu nội, cháu ngoại) cháu có nghĩa là người thuộc thế hệ sau không
phải là con.
Cháo (cháo gà, cháo lòng) cháo có nghĩa là thức ăn lỏng.
Đối với học sinh thường viết sai thanh sắc, thanh ngã tôi thường hướng dẫn
các em phân biệt cách phát âm hai dấu thanh này. Ngoài ra tôi còn cho học sinh
học thuộc luật chính tả với thanh hỏi, thanh ngã là: ngang-sắc-hỏi ( có nghĩa là
tiếng không có dấu thanh hoặc có thanh sắc thì thường đi với tiếng có thanh hỏi)
huyền-ngã -nặng( có nghĩa là tiếng có thanh huyền hoặc thanh nặng thường đi
chung với tiếng có thanh ngã). Nhưng luật trên chỉ tương đối thôi chứ không tuyệt
đối.
Ví dụ:
Vất vả, chăm chỉ, sư tử, số lẻ.
Buồn bã, giã gạo, gìn giữ, giữa đường.
Hoặc để viết đúng thanh ngã tôi cho học sinh học thuộc 13 chữ thường gặp
đó là: cũng, chỗ, đã, giữ (gìn), giữa (đường), lẽ (phải), mãi mãi, mỗi, (một), nỗi
(niềm),học (nữa), những, sẽ (làm), vẫn (còn).
Hoặc để viết đúng dấu sắc tôi cho thuộc 13 chữ sau: hất hủi, đắt đỏ, tất cả,,
ở lớp tiến sĩ, chất phác, công trường.
Sau đó tôi cho HS làm bài tập điền thanh sắc, thanh ngã các từ sau đây:
não nức thì điền dấu gì? ( dấu sắc)
Giữa đường thì điền dấu gì? (dấu ngã)
Viết đúng chính tả không chỉ là cách viết đúng tiếng từ mà gồm cả cách viết
hoa, cách dùng dấu câu.Vì thế tôi luôn nhắc nhở học sinh không viết hoa tuỳ tiện
và kết hợp với giảng dạy phân môn luyện từ và câu để hướng dẫn học sinh cách sử
dụng dấu câu.
Điều quan trọng nhất là lúc nào giáo viên cũng trang bị cho học sinh, nhắc
nhở học sinh viết đúng chính tả ở tất cả các phân môn khác và chú ý chữa lỗi chính
tả cho học sinh mặc dù đang học phân môn khác và rèn luyện chữ viết cho học
sinh.
Giáo viên phải hoà mình gần gũi với học sinh khuyến khích động viên các
em học tập, khen thưởng kịp thời, phê bình đúng lúc.
Tổ chức trò chơi cho các em hứng thú học tập.
11
Tạo cho học sinh niềm vui, niềm tin trong học tập. Các em cảm nhận nhà
trường là mái ấm là nguồn vui không thể thiếu. Các em ngày càng yêu trường mến
lớp và ham thích học tập hơn.
* Hiệu quả
Với những biện pháp trên cộng với lòng tận tụy của bản thân và sự nỗ lực
học tập của thọc sinh lớp tôi chủ nhiệm ngày càng tiến bộ đạt kết quả khả quan
hơn .
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng tại lớp. Kết quả đạt được tăng lên
rõ rệt. Kết hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học đã thu được kết quả đáng
khích lệ. Điều này chứng tỏ khi dạy chính tả cần nắm vững trọng điểm chính tả của
lớp và đặc điểm phương ngữ nơi mình dạy để giúp học sinh rèn luyện, khắc phục
sửa lỗi chính tả. Việc cung cấp các mẹo luật chính tả cho học sinh lớp 4 là cần thiết
giúp các em viết đúng chính tả.
Đối với giáo viên, cần nắm vững phương pháp giảng dạy của bộ môn để
phối hợp vận dụng vào thực tế lớp mình đang dạy nhằm góp phần nâng cao chất
lượng phân môn chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung
Khi bài chính tả viết đúng, trình bày đẹp cũng như các môn học khác cũng
tăng lên rõ rệt .
Đặc biệt trong các lần kiểm tra sau thì điểm khá đã tăng lên nhiều.
Khi chữ viết tiến bộ thì các em sẽ cẩn thận hơn, đua nhau chăm học hơn và
ham học nhiều hơn.
Chữ viết tiến bộ thì chất lượng đạo đức cũng tăng lên. Đây là một trong
những thành công lớn của quá trình vận dụng nghiên cứu trên.
12
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến
1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến.
Qua thực tiễn việc rèn “Chính tả” trong phân môn Chính tả ở tiểu học nói
chung, ở lớp tôi phụ trách năm học 2016 - 2017 nói riêng. Tôi rút ra một số bài học
sau:
Để dạy tốt phân môn chính tả, rèn chữ viết cho học sinh giáo viên cần phải
nắm vững chương trình của lớp mình dạy.
Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp về phương pháp
dạy môn chính tả nhằm giúp học sinh nhận thức được viết đúng, viết đẹp là rất
quan trọng. Ông bà xưa thường nói: “Nét chữ nết người”.
Tìm hiểu đặc điểm tính cách của từng em.
Rèn cho học sinh ngồi đúng tư thế.
Rèn cho học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
Tập cho học sinh có thói quen ghi chép những điều cần lưu ý vào sổ tay.
Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Tạo không khí sôi nổi trong giờ học phát huy tính tích cực của học sinh.
Vì vậy người giáo viên cần thấy được vai trò và vị trí quan trọng của phân
môn Chính tả. Cần sử dụng quỹ thời gian dành cho môn Chính tả một cách triệt để
và có hiệu quả
Tiến hành soạn giảng có đổi mới nội dung và lựa chọn phương pháp sát hợp
với trọng điểm chính tả của lớp và bổ sung thêm các dạng bài tập nhằm nâng cao
hiệu quả dạy phân môn chính tả. Vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy
của phân môn. Chú trọng phương pháp dạy học có ý thức sẽ rèn cho các em kĩ xảo
viết đúng tạo tiền đề cho HS học tốt các môn học khác và đặc biệt là trong giao
tiếp bằng văn bản được chính xác hơn.
Giáo viên tiểu học cần trang bị cho bản thân các kiến thức về ngôn ngữ học,
ngữ âm học, ngữ nghĩa học, chuẩn chính tả, các mẹo luật, các ngoại lệ của việc viết
chính tả. Ngoài ra giáo viên còn phải là người nắm vững cơ sở tâm lí học trong
giảng dạy chính tả.
Đề tài này được thực hiện ở địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nhưng đã thu được kết quả khả quan. Vì vậy
việc xác định trọng điểm chính tả theo ngôn ngữ vùng để xây dựng bài giảng là
việc cần thiết cần được vận dụng và nhân rộng ở một số nơi khác.
* Phạm vi áp dụng
Bản thân tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề ra những biện pháp rèn học
13
sinh viết đúng chính tả ở trường tiểu học nói chung và áp dụng vào dạy học lớp 4B
trường Tiểu học Ngọc Chiến A -huyện Mường La-tỉnh Sơn La
IV. Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến
Qua thực tế giảng dạy tôi đã áp dụng những biện pháp, giải pháp trên đối với
HS lớp 4B bản Mường Chiến tôi đang chủ nhiệm. Kết quả thu được sau một thời
gian kèm cặp, một số em HS yếu cũng đã có sự tiến bộ rõ rệt về chữ viết như em :
Lèo Văn Hà, Lò Thị Hiện, Lò Thị Nguyệt,...ý thức rèn chữ, giữ vở sạch chữ đẹp
của các em cũng được nâng cao hơn so với đầu năm. Đó là những dấu hiệu đáng
mừng, song nhìn chung các em viết vẫn chưa được đẹp, trong khi viết bài vẫn còn
sự cẩu thả đặc biệt là khi không có GV chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy, nhắc nhở.
Kết quả cụ thể: Lớp 4B - Bản Mường Chiến qua các bài kiểm tra học kì I và
học Kì II nư sau:
Khảo sát chất lượng học kì I và kì II
(Thời gian tháng 1 + 5)
Học Kì
TSHS
Viết đúng chính
tả, chữ đẹp
Viết đúng chính
tả
Viết sai lỗi
chính tả
TS
TL(%)
TS
TL(%)
TS
TL(%)
CHKI
30
14
46,66
10
33,33
6
20,0
CHKII
30
17
56,66
12
40,0
1
3,33
Ghi chú
Kết quả thực nghiệm trên cho thấy học sinh đã có nhiều sự tiến bộ trong rèn
luyện chữ viết và thấy được sự cần thiết của việc viết đúng chính tả. Các em đã bắt
đầu ganh đua nhau để phấn đấu đạt điểm tốt trong giờ chính tả và cả các giờ học
khác.
Tôi sẽ tiếp tục áp dụng những biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh
đã nêu ở trên trong năm học với mong muốn các em sẽ hạn chế sai những lỗi chính
tả cơ bản thường hay mắc phải. Ngoài việc áp dụng những biện pháp, giải pháp mà
mỗi GV đưa ra để khắc phục lỗi chính tả cho HS bản thân tôi thiết nghĩ điều quan
trọng nhất vẫn là yếu tố “Thầy” và “trò”. Thầy phải tâm huyết, thực sự đầu tư thời
gian và công sức trong việc rèn giũa chính tả cho các em; còn trò các em cũng phải
thật sự kiên trì, quyết tâm khắc phục các lỗi chính tả.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng
kiến.
- Dạy Chính tả là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp. Vì vậy, điều
không thể thiếu trong quá trình dạy Chính tả là phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm
14
nguyên nhân gây lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết. Các
biện pháp cần khắc phục đó là: luyện phát âm; phân tích; giải nghĩa từ; ghi nhớ
mẹo luật chính tả; làm các bài tập chính tả. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện
pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi
chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ,
không được nóng vội. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng
cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi
vài tháng, thậm chí cả một học kì. Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn nóng thì
chắc chắn không thành công.
- Giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc
kết hợp từ, ... tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra, ... từ đó phát
hiện ra những khó khăn, vướng mắc hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để
kịp thời sửa chữa, uốn nắn.
- Giáo viên phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao
trình độ tay nghề. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh chữa
lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả.
- Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của
mỗi lớp, mỗi học sinh mình dạy mà có phương pháp dạy cho phù hợp.
2. Khả năng ứng dụng kết quả của sáng kiến trong thực tiễn.
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên
vận dụng có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào khả năng truyền đạt của người
giáo viên và sự chăm chỉ học tập của học sinh. Để học sinh đạt được kết quả cao
trong học tập, ngoài kinh nghiệm giảng dạy, người giáo viên phải luôn luôn theo
dõi những tiến bộ trong học tập của học sinh, qua đó kịp thời cải tiến, điều chỉnh
hoạt động dạy cho có hiệu quả hơn. Điều quan trọng là với lương tâm và trách
nhiệm, trí tuệ và tâm huyết, mỗi người giáo viên cần biết tự rèn luyện, tự học tập,
tự sáng tạo để trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu và rèn luyện, xứng
đáng với niềm tin của nhân dân, góp phần trong sự nghiệp phát triển giáo dục và
đào tạo.
Với kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được trong thực tế giảng dạy của bản thân, tôi
rất mong nhận sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm trong việc
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng đi lên.
3. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến
vào thực tiễn:
Các cấp quản lí chuyên môn tạo mọi điều kiện, khuyến khích giáo viên
chủ động trong việc khai thác nội dung, sáng tạo và xây dựng các kiểu bài tập
phù hợp để giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả cho học sinh.
Cung cấp các tài liệu về nghiên cứu Tiếng Việt, từ điển Tiếng Việt.
Tổ chức các chuyên đề về giảng dạy phân môn Chính tả.
Cung cấp kịp thời các phương tiện dạy học phục vụ cho môn học.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do những yếu tố khách quan và khả
năng lí luận có hạn, thời gian lại eo hẹp. Bởi vậy đề tài không tránh khỏi những
15
thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Ngọc Chiến, ngày 18 tháng 5 năm 2017
Xác nhận của cơ quan đơn vị
áp dụng sáng kiến
(Ký tên và đóng dấu)
Người viết sáng kiến
Quàng Văn Hoan
Xác nhận của hội đồng thẩm định
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
16
Tài liệu tham khảo
STT
Tên tài liệu
1
Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 tập 1 NXBGD
2
Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 tập 2 NXBGD
3
Thông tư 22/2016- BGDDT
4
Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 4 NXBGD
5
Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 NXBGD
6
Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 NXBGD
17