Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.27 KB, 42 trang )

MỤC LỤC

1.1.

Khái niệm, đặc điểm đầu tư quốc tế

1.1.1. Khái niệm :

- Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc
gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại
lợi ích cho các bên tham gia (Bách khoa toàn thư )
1.1.2. Đặc điểm

Đầu tư quốc tế mang đặc điểm của đầu tư nói chung, ngoài ra còn chịu ảnh
hưởng của quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao và xu thế chung của thế
giới.
- Mang đặc điểm của đầu tư nói chung: Có vốn đầu tư, Tính sinh lãi và
Tính rủi ro.
- Chủ sở hữu đầu tư là người/tổ chức nước ngoài hay công ty đa quốc
gia (TNCs hay MNCs)
- Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới.
1.2. Phân loại đầu tư quốc tế
1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

a. Khái niệm
Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn
đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia
điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
b. Đặc điểm
- Do đầu tư bằng vốn sở hữu của tư nhân nên họ tự quyết định sản xuất
kinh doanh, chịu trách nhiệm về lỗ lãi.


- Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có
ràng buộc về mặt chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền
kinh tế.
- Chủ đầu tư tham gia điều hành nếu góp nhỏ hơn 100% vốn và trực
tiếp tham gia điều hành mọi hoạt động nếu góp 100% vốn (công ty
100 % vốn đầu tư nước ngoài).
1


-

-

Thông qua FDI, nước chủ nhà tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học
hỏi kinh nghiệm quản lý, mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác
không giải quyết được.
Về nguồn vốn: ngoài vốn pháp định, còn bao gồm cả vốn vay trong
quá trình triển khai hoạt động, hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận thu được.

c. Các hình thức
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
 Liên doanh
 Đầu tư theo hợp đồng
 Đầu tư phát triển kinh doanh
 Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập mua lại công ty
d. Tác động
 Tác động đến nước chủ đầu tư
• Tích cực:
- Tận dụng nguồn lực nước khác, giảm chi phí sản xuất,
giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh, tăng thu lợi nhuận.

- Di chuyển những sản phẩm công nghiệp như máy móc,
thiết bị,… đang ở tình trạng “ lão hóa” sang các nước
đang phát triển.
- Mở rộng quy mô kinh doanh, bành trướng sức mạnh về
kinh tế và nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế.
• Tiêu cực
- Rủi ro cao do không hiểu rõ về môi trường nước đầu tư
sở tại.
- Có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám.
- Giảm dòng vốn tiết kiệm và tăng tỷ lệ thất nghiệp trong
nước.
 Tác động đến nước được đầu tư
• Tích cực
- Tiếp nhận chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, tạo
cơ hội tăng năng suất lao động, giải quyết vấn đề việc
làm.
- Cứu nguy cho các xí nghiệp có nguy cơ phá sản bằng
việc các nhà đầu tư mua lại.
- Tăng thu ngân sách từ thuế.
- Thúc đẩy tăng cường tính cạnh tranh cho các doanh
nghiệp trong nước.
2


Tiêu cực
- Tăng tính phụ thuộc.
- Trong quá trình cạnh tranh có thể làm các doanh nghiệp
trong nước bị phá sản, làm mất cân bằng cán cân thanh
toán do sự di chuyển các nguồn vốn.
- Có thể bị thiệt khi bị lợi dụng sơ hở về thuế, hay vi phạm

các quy định về môi trường hay các vấn đề khác.
1.2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI


a. Khái niệm
Là hình thức đầu tư vốn quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài
đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của các công ty nước sở tại (ở mức
khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực
tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
b. Đặc điểm:
- Phạm vi đầu tư có giới hạn (Chủ đầu tư chỉ quyết định mua cổ phần
của các doanh nghiệp có lãi và có triển vọng trong tương lai. Số
lượng cổ phần bị khống chế ở mức độ nhất định để không có cổ phần
nào chi phối doanh nghiệp (từ 10 - 25% vốn pháp định)
- Đồng thời, chủ đầu tư không tham gia điều hành, nước nhận đầu tư
có quyền chủ động hoàn toàn trong sản xuất và kinh doanh.
- Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cổ phiếu không cố định phụ
thuộc kết quả kinh doanh. Mặc dù đầu tư gián tiếp không có cơ hội
như FDI nhưng có cơ hội phân tích rủi ro kinh doanh trong những
người mua cổ phiếu.
c. Các hình thức
 Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt

Nam chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng
khoán Việt Nam và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh
nghiệp.
 Góp vốn, mua, bán cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam trên thị

trường đăng ký giao dịch (UPCOM) và thị trường chứng khoán niêm
yết và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.

 Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường

chứng khoán Việt Nam.

3


 Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú

là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.
 Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ,

công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ
ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy
thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác
đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
 Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (không

trực tiếp tham gia quản lý) trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công
ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
 Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.

d. Tác động
 Tác động đến nước chủ đầu tư


Tích cực
-




Đa dạng hóa cơ cấu đầu tư, tự do hóa vận động của dòng
vốn nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Khả năng san sẻ rủi ro nhạy bén và đa dạng hơn.
Tạo cơ hội cho việc tìm hiểu và thâm nhập các thị trường
mới.
Dễ bán, dễ chuyển nhượng để thay đổi mục đích đầu tư.

Tiêu cực

Rủi ro thị trường tài chính.
Các rào cản về thủ tục hành chính và thuế làm triệt tiêu
lợi nhuận.
- Chi phí giao dịch có thể cao hơn dự kiến.
- Không có điều kiện nắm chắc thông tin chính xác về dự
án.
 Tác động đến nước được đầu tư
• Tích cực
- Là kênh dẫn vốn có quy mô lớn.
-

4


Bên tiếp nhận vốn đầu tư có thể hoàn toàn chủ động
trong việc sử dụng vốn.
- Tăng khả năng thanh toán và hiệu suất của thị trường vốn
nội địa. Do đó nguồn lực được sử dụng một cách hiệu
quả, sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

• Tiêu cực
- Hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ, kỹ thuật, khả năng
quản lý.
- Không ổn định.
- Có thể gây ra những rủi ro vĩ mô.
- Có thể gây ra áp lực lạm phát trong trường hợp tỷ giá
được duy trì trong thời gian dài.
-

1.2.3. Tín dụng thương mại quốc tế IL
a. Khái niệm
Là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn dưới hình thức chuyển vốn ra
nước ngoài cho vay và thu lợi nhuận thông qua lãi suất tiền cho vay
b. Đặc điểm
- Ngân hàng cung cấp vốn tuy không tham gia vào hoạt động của doanh
nghiệp nhưng trước khi cho vay phải nghiên cứu tính khả thi của dự
án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để
giảm rủi ro.
- Chủ đầu tư thu lợi nhuận cố định (lãi suất tiền vay) theo khế ước độc
lập với kết quả kinh doanh của nước nhận đầu tư. Ngân hàng có quyền
sử dụng tài sản thế chấp và yêu cầu cơ quan bảo lãnh thanh toán, khi
bên vay không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, hình thức này có
độ rủi ro lớn và đối tượng vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp.
Về thực chất, đây cũng là hình thức đầu tư gián tiếp.
c. Tác động
 Tác động đến nước chủ đầu tư
• Tích cực
Có thu nhập ổn định là tiền lãi vay, khoản tiền này không phụ
thuộc vào kết quả sử dụng vốn.
• Tiêu cực

Không được tham gia vào quản lý nên rủi ro khủng hoảng nợ
tại nước tiếp nhận đầu tư cao.
 Tác động đến nước được đầu tư
• Tích cực
5


Dễ dàng chuyển đổi vốn vay thành các phương tiện đầu tư khác
vì khoản này dưới dạng tiền tệ.
• Tiêu cực
Doanh nghiệp luôn phải trả một khoản lãi vay mà không phụ
thuộc vào kết quả kinh doanh. Nên nếu doanh nghiệp nước sở
tại làm ăn thua lỗ thì áp lực trả nợ sẽ cao.
1.2.4. Hỗ trợ phát triển chính thức ODA
a. Khái niệm
Là hình thức tín dụng quốc tế nhằm hỗ trợ các nước cải thiện môi trường
đầu tư hoặc môi trường sống của quốc gia mình.
b. Đặc điểm
- Là nguồn vốn của các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc của Chính phủ
một nước đầu tư cho các nước đang phát triển/chuyển đổi nhằm hỗ
trợ quá trình phát triển/chuyển đổi kinh tế – xã hội nước đó.
- Bản chất của dòng vốn này chứa đựng yếu tố trợ giúp mang tính
quốc tế, nên còn gọi là dòng vốn tài trợ quốc tế.
c. Các hình thức
Theo phương thức hoàn trả:
 Viện trợ không hoàn lại: Là hình thức ODA mà phía nước
ngoài cung cấp viện trợ và bên nhận không phải hoàn lại.
 Viện trợ có hoàn lại: Là hình thức tín dụng ưu đãi có lãi suất
thấp, chỉ sử dụng ở các dự án có khả năng thu hồi vốn để trả
nợ nước ngoài.

 Hỗn hợp: Một phần không hoàn lại, một phần có hoàn lại và
một phần tín dụng thương mại.
Theo nguồn vốn hình thành:
 Nguồn vốn song phương: Là khoản viện trợ trực tiếp từ
nước này sang nước kia thông qua việc ký kết hiệp định
Chính phủ.
 Nguồn vốn đa phương: Là hình thức viện trợ ODA cho các
nước đang phát triển thông qua các tổ chức tài chính quốc tế
như WB, ADB, IDB, OPEC, UNDP, UNICEF, UNFPA,
WFP, IMF, NGOs, ….
Theo mục tiêu sử dụng vốn:
 Hỗ trợ theo dự án: Là hình thức đầu tư vào một công trình
để trực tiếp tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cho xã hội.
 Hỗ trợ theo chương trình: Lồng ghép một hoặc nhiều mục
tiêu với nhiều dự án.
6


Chương trình tăng cường cải cách cơ cầu kinh tế vĩ
mô và thể chế theo yêu cầu của các tổ chức quốc tế
• Chương trình hợp tác theo ngành kinh tế hoặc theo
lĩnh vực xã hội.
 Hỗ trợ về kỹ thuật: Đầu tư cho việc thuê chuyên gia tư vấn,
tổ chức đào tọa cán bộ, đi nghiên cứu khảo sát nước ngoài.
 Hỗ trợ ngân sách: Thường chỉ có ở giai đoạn đầu khi quan
hệ hợp tác giữa nước ta với các nước mới được nối lại.


d. Tác động
 Tác động đến nước chủ đầu tư

• Tích cực
- Tăng ảnh hưởng về kinh tế - xã hội đến nước nhận đầu
tư.
- Trực tiếp tham gia giám sát và điều chỉnh chương trình.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của mình thâm nhập
vào nước được đầu tư.
- Một số trường hợp, nước viện trợ ODA nhận lợi nhuận
tăng thêm do đồng tiền của quốc gia tài trợ lên giá.
- Là hình thức “ đền bù”.
• Tiêu cực
- Nếu không sử dụng hiệu quả thì sẽ gây ảnh hưởng đến
tình hình chính trị, xã hội và mối quan hệ giữa các bên
tham gia.
- Làm giảm nguồn vốn đầu tư cho cải thiện môi trường
kinh doanh và đời sống nhân dân.
- Nảy sinh tham nhũng, hối lộ trong quá trình chọn nhà
thầu, nhà đầu tư,…
 Tác động đến nước được đầu tư
• Tích cực
- Là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển ở các
nước đang phát triển.
- Góp phần nâng cao mức sống cho người dân nước nhận
đầu tư.
- Cải thiện môi trường kinh doanh.
- Góp phần phát triển giáo dục đào tạo.
• Tiêu cực
- Nếu không sử dụng hiệu quả thì nguy cơ vỡ nợ cao.
- Nhiều trường hợp bị đánh mất quyền làm chủ dẫn tới có
những dự án kém hiệu quả mà vẫn phải chịu nợ.
7



-

Bị lệ thuộc kinh tế, chính trị vào bên tài trợ.
Tham nhũng.

Chương 2: Thực trạng đầu tư quốc tế Việt Nam
2.1. Thực trạng đầu tư quốc tế vào Việt Nam
2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực năm 1988 đến nay,
dòng vốn FDI luôn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội của nước ta. Trải qua gần 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp một vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tổng lượng vốn FDI đăng ký (cộng
dồn) đến cuối năm 2016 đạt 336,757 triệu USD, tổng vốn thực hiện đạt
154.494 triệu USD đạt 44,23%.

Năm

Số dự
án

Vốn đăng
ký (Triệu
USD)

Quy mô
(Triệu
USD)/dự

án

So với năm trước
Số dự
án

Vốn đăng ký Quy mô

2010

1237

19,886.8

15.94

102.6%

85.5%

83.3%

2011

1186

15,598.1

13.15


95.87%

78.4%

82.5%

2012

1287

16,348.0

12.70

108.5%

104.8%

94.0%

2013

1530

22,352.2

14.60

118.8%


136.7%

114.9%

2014

1843

21,921.7

11.89

120.4%

98.1%

81.4%

2015

2120

24,115.0

11.38

115%

110.0%


95.7%

2016

2613

26,890.5

10.29

123.3%

111.5%

90.42%

8


9/201
7

1844

25,48

Tổng

167,35


310,19

Giai đoạn 2010 đến nay, nhìn chung đạt được kế hoạch thu hút FDI đề ra,
bình quân trên dưới 20 tỷ USD/năm, tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2013
lên tới 36%, vốn giải ngân có tăng trưởng tốt. Tổng vốn đăng ký cấp mới và
tăng thêm năm 2013 là 22.35 tỷ USD, tăng 35.9% so với cùng kỳ năm 2012,
năm 2014 là 21.92 tỷ USD, bằng 98.1% so với cùng kỳ năm 2013 và trong
năm 2015 là 22.757 tỷ USD, tăng 3.8% so với 2014
Năm 2014, vốn FDI đăng ký giảm so với năm 2013 nhưng vốn giải ngân
tiếp tục tăng. Điều này cho thấy, Việt Nam vẫn thu hút sự quan tâm rất lớn
của các nhà đầu tư nước ngoài. Xu thế tích cực này được tiếp tục duy trì
trong năm 2015.Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn phải đối mặt với
nhiều khó khăn ( Cải cách thể chế kinh tế còn chậm; thủ tục hành chính còn
làm mất nhiều thời gian; hệ thống ngân hàng trong 2014 còn gặp nhiều khó
khăn ảnh hưởng lớn đến tiếp cận vốn của DN, làm giảm khả năng hợp tác,
cạnh tranh của các DN trong nước; cơ sở hạ tầng nhìn chung còn yếu kém
chưa đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các DN…), con số trên
cho thấy, vốn FDI thực hiện trong 2014 là một điểm sáng. Như vậy, đóng
góp về vốn của FDI 2014 tới kinh tế Việt Nam là không nhỏ và FDI trong
hơn 26 năm qua đã chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; 45% giá
trị sản xuất; 65% giá trị xuất khẩu; 20% GDP (tăng từ 2% trong năm 1992);
20% thu ngân sách.
Trong năm 2015, cả nước có 2,120 dự án ĐTNN mới được cấp giấy chứng
nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 24,115 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ
năm 2014.
Kết thúc 2016 đánh dấu 1 năm Việt Nam tham gia AEC, tính chung đến
31/12/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ
phần đạt 26,9 tỷ USD, tăng 11.5% so với 2015. Trong năm 2016, ước tính
các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 15.8 tỷ USD, tăng
9% so với cùng kỳ năm 2015. Về vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm chỉ tăng

nhẹ so với cùng kỳ năm 2015 do trong năm 2016 không có nhiều dự án quy
mô lớn được cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư.

9


Lũy kế đến ngày 20/9/2017, cả nước có 24.199 dự án còn hiệu lực với tổng
vốn đăng ký 310,19 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài ước đạt 167,35 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn
hiệu lực.
Trong 9 tháng đầu năm 2017 cả nước đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
được hơn 25.48 tỷ USD tăng 34.3% so với cùng kỳ năm 2016, với 1.844 dự
án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Con số này đã gần chạm với mức
thu hút của cả năm 2016 và đạt mức thu hút FDI cao kỷ lục. Tuy nhiên, đáng
chú ý là sự xuất hiện nhiều dự án có giá trị dưới 1 triệu USD. Thực tế cho
thấy, cùng một lĩnh vực đầu tư thường các doanh nghiệp nước ngoài luôn nổi
trội từ năng lực tài chính, kinh nghiệm và thị trường. Vì thế, nếu không có
một sự chọn lọc khắt khe hơn với những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
có giá trị nhỏ sẽ tạo ra sự cạnh tranh bất lợi cho các doanh nghiệp trong
nước.
a) Theo hình thức đầu tư
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 12 tháng năm 2015 theo hình thức
Vốn
Số
Vốn đăng
Vốn đầu tư
đăng ký
Số dự
lượt
ký cấp mới

Hình thức đầu
đăng ký
tăng
TT
án cấp
dự án
và tăng

cấp mới
thêm
mới
tăng
thêm (triệu
(triệu USD)
(triệu
vốn
USD)
USD)
100% vốn nước
1
1,742 10,274.34 726 6,729.4 17,003.7
ngoài
2
Liên doanh
255
2,508.88
87
449.0
2,957.9
Hợp đồng BOT,

3
3
2,772.36
2,772.4
BT, BTO
Hợp đồng hợp
4
13
22.02
1
1.3
23.3
tác KD
Tổng số
15,577.6
814 7,179.7
22,757

10


Lũy kế đến 31/12/2015 cả nước đã thu hút được 20,069 dự án FDI còn hiệu
lực với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 267 tỷ USD.
Dẫn đầu là các dự án FDI đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với
15628 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 183.35 tỷ USD (chiếm 77.87%
tổng số dự án và 68% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước)
Hình thức liên doanh đứng thứ hai với 1,367 dự án và 62.8 tỷ USD
đăng ký (chiếm 15.8%tổng số dư án và 23.5% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Tiếp theo là 4 hình thức đầu tư còn lại, lần lượt theo thứ tự là: hình thức hình
thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển

giao (BT) có 15 dự án với 10.87 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký; hình thức hợp
đồng hợp tác kinh doanh có 228 dự án với 5.15 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký;
hình thức công ty cổ phần có 193 dự án với 4.5tỷ USD vốn đầu tư đăng ký;
cuối cùng là hình thức công ty mẹ con.
Biểu đồ 3:

Với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, quyền điều hành hoàn toàn
thuộc về chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp (hoặc thuê người) quản lý toàn bộ
và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
dự án FDI, vì vậy tạo tâm lý thoải mái, tự chủ, không chịu sự rằng buộc cho
nhà đầu tư. Có thể thấy đây là ưu điểm lớn để hình thức này luôn chiếm ưu
thế trong cơ cấu vốn FDI của cả nước so với các hình thức đầu tư khác.
b) Theo đối tác đầu tư
Lũy kế đến 31/12/2016, đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực
tiếp vào Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2017 con số này đã được tăng lên
126 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần 55.8 tỷ USD chiếm 18%
tổng vốn đầu tư (tăng hơn 5 tỷ USD so với lũy kế đến hết 2016 và gần 10
tỷ so với lũy kế 2015), với một số dự án lớn sau:
- Dự án tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên giai đoạn 2 với tổng
vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD;
- Dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung CE Complex tại TP. Hồ Chí Minh,
vốn đầu tư đăng ký 1.4 tỷ USD;
- Dự án Công ty TNHH Samsung Display Bắc Ninh, tổng vốn đầu tư đăng
ký 1 tỷ USD, năm 2017 điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD

11


- Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/4/2016, tổng vốn đầu tư

đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display co.,ltd đầu tư.
Nhật Bản đứng thứ hai với 46.1 tỷ USD chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư, (tăng
trên 3.2 tỷ USD so với lũy kế đến hết 2016 và 6.7 tỷ so với lũy kế 2015), với
một số dự án lớn được cấp phép năm 2017 sau:
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu
tư 2,79 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hoá với mục tiêu
thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt
than, công suất (thuần) khoảng 1.200 MW.
- Dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,27 tỷ
USD do nhà đầu tư Nhật Bản liên doanh với PVN và PVGAS Việt Nam đầu
tư với mục tiêu xây dựng, vận hành đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn tại
Kiên Giang.
Tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng
Kông,..
c) Theo lĩnh vực đầu tư
Đến hết năm 2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành
trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp
chế biến, chế tạo vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 172.7 tỷ USD (tăng trên
12 tỷ USD so lũy kế đến hết 2015), chiếm 61% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là
các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 52.2 tỷ USD (tăng trên 1.4 tỷ USD
so với lũy kế đến hết 2015) (chiếm 18% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân
phối điện, khí nước với đã tăng lên gần 0.4 tỷ USD so với lũy kế đến hết
2015 đạt 12.9 tỷ USD (chiếm gần 5% tổng vốn đầu tư).
d) Theo vùng
Bảng 5 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo vùng (bao gồm cả
dầu khí)
TT

Địa phương


Số dự án

Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn
đăng ký (USD)
đầu tư

1

Đông Nam Bộ

11.961

130.500,1

44.47%

2

Đồng bằng sông Hồng

7.031

78.531,4

26.7%

3

Bắc T Bộ và DH miền Trung


1.364

49.054,9

16.8%

12


4

Đồng bằng sông Cửu Long

1.326

18.549,1

6.2%

5

Trung du và miền núi phía Bắc

723

13.533,7

4.65%

6


Dầu khí

50

2.768,7

0.92%

7

Tây Nguyên
139
762.5
0.26%
Nguồn: Tổng cục Thống kê (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến năm
2016)
Đông Nam Bộ là khu vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với
11.961 dự án vốn đăng ký lên tới 130.500,1 triệu USD, chiếm 44.47%. Tiếp
theo là đồng bằng sông Hồng, với 7.031 dự án vốn đăng ký lên tới 78.531,4
triệu USD, chiếm 26.7%. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 1.364
dự án số vốn đăng ký là 49.054,9 triệu USD, chiếm 16.8%. Tây Nguyên là
địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp nhất có 139 dự án, tổng số
vốn đầu tư 762.5 triệu USD, đạt 0.26%.
Có thể thấy nguồn vốn FDI thời gian qua khá chênh lệch giữa các vùng, giữa
đồng bằng và miền núi, giữa nơi có điều kiện phát triển kinh tế với nơi còn
gặp nhiều khó khăn. Các dự án FDI tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông
Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Điều này
cũng dễ hiểu vì đây là các vùng tập trung công nghiệp lớn có hệ thống cơ sở
hạ tầng tốt, các dịch vụ như tín dụng ngân hàng, vận tải phát triển nên có

sức hút lớn đối với các nhà đầu tư.
2.1.3. Đầu tư gián tiếp nước ngoài:
a) Tổng quan:
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam xuất hiện khá sớm ( Kể từ năm 1991
với quỹ Việt Nam Fund), sau khi trải qua các cuộc khủng hoảng liên quan
đến tài chính như Khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997- 1998, và cuộc
khủng hoảng năm 2007- 2008, tình hình đầu tư gián tiếp gặo nhiều khó
khăn. Có những giai đoạn gần như tắc nghẽn. Trong giai đoạn năm 2010 –
2017, thực trạng đầu tư gián tiếp có nhiều biến động
Biểu đồ dưới đã cho thấy bức tranh toàn cảnh của dòng vốn đầu tư
gián tiếp từ năm 2010 đến năm 2016. Năm 2011 do còn chịu ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới, cùng với sự bất ổn nội tại của kinh tế trong
nước, làm việc thu hút ngồn vốn ngoại đầu tư gián tiếp giảm mạnh từ 2.383
tỷ USD năm 2010 xuống còn 1.064 tỷ USD (giảm 1.319 tỷ USD. Tiếp theo
đến năm 2013 thị trường đã có những bước phục rồi, tuy không bằng năm
2010 nhưng cũng khá đáng kể. Năm 2014, một lần nữa thị trường đầu tư

13


gián tiếp vào nước ta lại tiếp tục giảm mạnh. Điển hình như năm 2015, các
nhà đầu tư đã bán ròng khoảng 650 triệu USD trên thị chứng khoán
Nguyên nhân là do thị trường tài chính bị tác động từ biến động của
nền kinh tế toàn cầu, sụt giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, giá dầu lao
dốc, Mỹ tăng lãi suất..Trong đó, xu hướng chung của thị trường chứng
khoán thế giới là sụt giảm, nhiều thị trường giảm mạnh như Anh, Pháp, Mỹ,
Trung Quốc đến Malaysia… đều giảm. Mức từ 6-15%, có thời điểm giảm
20%. Chỉ mỗi lần lãi suất của FED dự kiến tăng cũng đã gây tác động, đồng
thời khi lãi suất được điều chỉnh tăng chính thức vẫn gây tác động.Việc khối
ngoại giảm mua trong vài năm vừa qua cũng có thể nói là do chiến lược trên

toàn cầu trước lo ngại FED sẽ tăng lãi suất. Trong năm 2015, việc FED nâng
lãi suất đã khiến khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trong những tháng cuối năm,
chỉ riêng trong tháng 11 khi FED tăng lãi suất đến gần, dòng vốn đi ra khỏi
nước ta khoảng 70 triệu USD. Ngoài ra, từ diễn biến cuộc bầu cử Tổng
thống Mỹ 2016, dòng vốn cũng có xu hướng đổ mạnh vào các quỹ của Mỹ
khi họ kỳ vọng các doanh nghiệp tại quốc gia này sẽ được hưởng lợi từ
chính sách của D.Trump.
Sang năm 2017, thị trường dần đi vào ổn định. Lũy kế quý II năm 2017, giá
trị đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta đã đạt hơn 400
triệu USD.
Đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán dù chưa rõ nét nhưng có
những nét phục hồi và phát triển đáng kể. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư vẫn
đóng vai trò nhất định trong đầu tư gián tiếp tại Việt Nam
b) Các quỹ đầu tư tại Việt Nam
Kể từ năm 1991, với quỹ đầu tư đầu tư đầu tiên xuất hiện, Việt Nam Fund đã
đóng một vai trò quan trọng cho các nhà đầu tư muốn đổ vốn vào Việt Nam.
Từ đó, càng ngày càng có nhiều quỹ đầu tư xuất hiện tại Việt Nam. Tính đến
nay, đã xuất hiện tổng cộng gần 60 quỹ đầu tư.
Bảng: TOP 5 quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo giá trị tài sản ròng
(2016)
Xếp hạng
1
2

Giá trị tài sản ròng
(triệu USD)

Quỹ đầu tư
Vietnam Enterprise Investment Ltd
(Dragon Capital)

Vietnam Opportunity Fund
14

974
864


(VinaCapital)
3

Vietnam Phoenix Fund
(Duxton Asset Management)

369

Pyn Elite
351
(Pyn Fund Management)
JPMorgan Vietnam Opportunities Fund
5
159
(JPMorgan Asset Management)
Nguồn: (DoBF))
Tổng tài sản ròng của 5 Quỹ ước đạt khoảng 2,7 tỷ USD, tương đương
3,75% giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết Việt Nam (72 tỷ USD).
Trong đó VEIL là Quỹ có NAV lớn nhất với 974 triệu USD.
Để đo tính hiệu quả của một quỹ đầu tư gián tiếp, người ta dùng chỉ tiêu tăng
trưởng NAV ( Net Assets Value), trong đó NAV được xác định bằng hiệu
giữa tổng tài sản mà quỹ nắm giữ với tổng nợ mà quỹ phải trả. Trong năm
2016, trung bình các quỹ ngoại tăng trưởng NAV đạt 15,9%, gấp hơn hai lần

tốc độ tăng trưởng bình quân của các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi khu
vực châu Á (NAV đạt 7.4%); gấp gần hai lần tốc độ tăng trường bình quân
vào thị trường mới nổi toàn cầu (NAV đạt 8%) (Nguồn: Citywire Selector)
Bằng chỉ tiêu này người ta đã thống kê được 5 quỹ đầu tư có tính hiệu quả
cao nhất tại Việt Nam năm 2016.
Bảng : TOP 5 tăng trường NAV quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2016
4

Xếp
hạng
1
2
3
4
5

Quỹ đầu tư
Vietnam Alpha Fund (APS AM)
VOF (VinaCapital)
Nikko Vietnam Fund (SMBC Nikko
Bank)
VEIL (Dragon Capital)
Vietnam Opportunities Fund
(Amund AM)

Tăng trưởng
NAV (%)
30%
25.5
25%

22.8%
20.8%

(Nguồn: DoBF)
Quỹ đạt kết quả ấn tượng nhất Vietnam Alpha Fund trực thuộc công
ty quản lý quỹ APS đặt tại Singapore. Thành lập từ 09/2011 dưới hình thức
quỹ mở, Vietnam Alpha Fund tiếp tục duy trì hiệu quả đầu tư đáng kinh
ngạc, trung bình 17,4%/năm trong 5 năm qua. Quỹ này đã đánh dấu một
năm 2016 thành công nữa với mức tăng trưởng NAV lên tới gần 30%. Quỹ
15


này đã dành 70% danh mục đầu tư vào cổ phiếu tại Việt Nam, với top 5 cổ
phiếu tại thời điểm cuối năm là ACV, BMP, HPG, CVT, KBC.
Đứng thứ hai trong danh sách tăng trưởng là quỹ VOF quản lý
bởi VinaCapital với NAV tăng 25,5%. Giá trị tài sản ròng của VOF tại thời
điểm 31/12/2016 đạt 863,7 triệu USD (tăng 125 triệu USD so với 2015), cập
nhật tại thời điểm kết thúc tháng 1/2017, Giá trị tài sản ròng của VOF tăng
lên 873 triệu USD, hiện HPG đang nằm trong top các cổ phiếu có tỷ trọng
lớn nhất trong danh mục của VOF, ngoài ra VOF cũng đầu tư vào Vietjet Air.
Đứng thứ ba là Nikko Vietnam Fund quản lý bởi SMBC Nikko Bank, với
NAV đạt 25%
VEIL quản lý bởi Dragon Capital, đứng thứ 4 trong danh sách, với hiệu
quả đạt 22,8%. Tại thời điểm 31/12/2016, NAV của VEIL đạt 974,3 triệu
USD (tăng 443 triệu USD so với 2015). Năm trước, VEIL thắng lớn nhờ
nắm giữ cổ phiếu MWG, GAS, HPG, và hai cổ phiếu mới giao dịch là
Novaland và ACV. VNM vẫn là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh
mục của VEIL. Tháng 1/2017 tổng tài sản quản lý của VEIL đã vượt 1 tỷ
USD. Trong 5 năm qua, giá trị tài sản ròng của VEIL đã tăng 125%.
Xếp thứ 5 là quỹ Vietnam Opportunities Fund quản lý bởi công ty QLQ

Amundi chi nhánh Singapore, đầu tư tại Việt Nam từ 2007 và đây là một
trong những năm tốt nhất của họ với NAV đạt 20.8%
Thị trường những năm gần đây có nhiều biến động do sự mạnh lên của đồng
USD, kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, kết quả việc bán cổ phần Vinamilk,
niêm yết hàng loạt doanh nghiệp lớn như Novaland, Cảng hàng không Việt
Nam, Vietnam Airlines… làm ảnh hưởng khá nhiều cho việc đánh giá lại
danh mục các quỹ.
Tuy vậy trong năm 2016, so với tổng số 39 quỹ được lấy số liệu so sánh
đánh giá thường xuyên, chỉ có 4 quỹ lỗ ( bao gồm 2 quỹ ETF, TCM Vietnam
High Dividend Equity và Mirae Asset Vietnam Securities Investment
Company 1). Nhìn chung sự thành công của các quỹ là minh chứng rõ ràng
cho ưu thế của việc đầu tư cơ bản trong năm qua, hứa hẹn triển vọng về sự
phát triển của các quỹ đầu tư ở thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
c) Các lĩnh vực đầu tư gián tiếp nước ngoài chủ yếu.
Những nhà đầu tư thường đổ vốn đầu tư gián tiếp vào những lĩnh vực
nhà đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, trái phiếu chính phủ, tài sản
vốn, tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thông,…
16


Bảng 9: Các lĩnh vực đầu tư của các quỹ đầu tư nước ngoài.
Tên quỹ

Lĩnh vực đầu tư
Đầu tư chứng khoán và kinh doanh tài
nguyên thiên nhiên
Bất động sản, cơ sở hạ tầng ( Năng lượng,
vận tải, nước, viễn thông), đầu tư công
nghệ.
Đầu tư cho các công ty tư nhân trong lĩnh

vực sản xuất, phân
Chứng khoán
Trái phiếu chính phủ, chứng khoán, tài sản
vốn

Dragon Capital
Mekong Capital
Indochina Capital
PXP
Prudential

d) Đầu tư trên thị trường chứng khoán và tài chính trung gian.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn với sự tăng
trưởng chậm lại của Trung Quốc, các nước mới nổi; giá dầu và các hàng hóa
cơ bản có xu hướng giảm; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất,…
TTCK Việt Nam vẫn có diễn biến tương đối ổn định, được đánh giá có mức
tăng trưởng khá và là điểm sáng thu hút dòng vốn gián tiếp.
Cùng với sự phát triển chung của thị trường chứng khoán những năm
gần đây, đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán tuy
có nhiều biến động xong cũng có những bước tiến. Bên cạnh sự gia tăng và
lớn mạnh củac các công ty chứng khoán, thì các công ty liên doanh quản lý
quỹ giữa Việt Nam và nước ngoài tham gia trên thị trường chứng khoán
cũng phát triển. Tính đến cuối năm 2016, có 48 công ty quản lý quỹ trong đó
có 21 văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài. Có thể kể đến
những công ty như Công ty liên doanh quản lý quỹ giữa Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển (BIDV) và công ty Partner của Mỹ, Dragon Capital, Mekong
capital, PXP, Finasa, Indochina…
Tính đến 31/7/2017, sau hơn 20 năm, Việt Nam đã xây dựng được
một thị trường chứng khoán vận hành suôn sẻ với trên 1.000 doanh nghiệp
đại chúng đưa cổ phiếu vào giao dịch tập trung, quy mô vốn hóa cổ phiếu

niêm yết trên 70 tỷ USD, thu hút 1,6 triệu nhà đầu tư trong và ngoài nước,
trong đó tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 21.718 tài khoản. Hiện
tổng danh mục đầu tư vào thị trường của nhà đầu tư ngoại đạt hơn 18,5 tỷ
17


USD, giá trị tài khoản bao gồm cả tiền vả cổ phiếu của nhóm đầu tư này đạt
hơn 20 tỷ USD.
2.1.3. Tín dụng thương mại quốc tế
Vay nợ nước ngoài theo hình thức tự vay tự trả của DN phổ biến vào năm
1996. Lúc đó, nhiều DN nhập khẩu đã vay nợ nước ngoài dưới hình thức sử
dụng thư tín dụng (L/C) trả chậm với thời hạn 9-12 tháng không tính lãi. Các
DN trong nước tận dụng nguồn vốn để kinh doanh và ngân hàng (NH) “bắt
tay” với DN để tận dụng nguồn ngoại tệ này.
Tuy nhiên, sau đó tỷ giá USD có những biến động mạnh, trong khi tiền
không thu hồi kịp nên nhiều DN đã lỗ nặng, các khoản nợ này tăng lên hàng
trăm triệu USD ảnh hưởng đến hoạt động DN và một số NHTM phải “đóng
cửa” hình thức này. Sau sự cố này, NHNN quản lý chặt hơn việc vay nợ
nước ngoài qua L/C.
Từ đó đến năm 2012, do VNĐ liên tục mất giá so với USD, rủi ro của việc
vay nợ nước ngoài cao hơn nên nhu cầu vay vốn của DN, nhất là vay ngắn
hạn, cũng giảm xuống. Năm 2013, NHNN tuyên bố sẽ ổn định tỷ giá, tăng
trong biên độ nhất định, nhưng lãi suất VNĐ và ngoại tệ của các NHTM vẫn
mức cao so với khả năng của DN, nên nhiều DN mạnh dạn hơn trong việc
vay nợ nước ngoài để có được nguồn vốn lãi suất thấp.
Lợi ích của việc vay nợ nước ngoài là DN có thể vay ngoại tệ với lãi suất 12,5%/năm, trong khi năm 2013 lãi suất cho vay USD trong nước trên lý
thuyết 4-7%/năm nhưng thực tế cao hơn. Với chênh lệch lớn như vậy, các
DN đủ điều kiện vay vốn nước ngoài đều tận dụng cơ hội để có được lãi suất
thấp. Dù chưa tiếp cận được các NH nước ngoài, nhưng DN đã linh hoạt vay
vốn với nhiều hình thức như vay của đối tác theo dạng mua máy móc trả

chậm, đầu tư góp vốn từ đối tác hoặc vay của cá nhân quen biết ở nước
ngoài.
Trong khi đó, các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động tại Việt
Nam vay vốn từ NH hoặc chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam theo chỉ
định của công ty mẹ, hay vay từ công ty mẹ.
Dù thông tin về những khoản nợ DN vay nước ngoài ít được công bố, nhưng
với vài thống kê cho thấy số tiền DN vay nợ nước ngoài không nhỏ. Vào
cuối năm 2014, Bộ Tài chính công bố bản tin nợ công lần thứ 3 cho thấy,
năm 2013 tổng số tiền DN trả nợ nước ngoài cao gấp gần 17 lần so với
khoản tiền Chính phủ trả.
18


Cụ thể, số tiền DN trả nợ 654.258 tỷ đồng, còn Chính phủ trả 38.752 tỷ
đồng. Mới đây, NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, tại TPHCM lũy kế đến
cuối năm 2014 có 750 DN trong nước và FDI được xác nhận vay nợ nước
ngoài trung, dài hạn với kim ngạch tương đương 6,25 tỷ USD. Dư nợ nước
ngoài của DN trên địa bàn đến cuối năm 2014 là 3,65 tỷ USD, gồm các
khoản vay bằng tiền (gần 3,5 tỷ USD) và vay bằng hàng hóa. So với cuối
năm 2013, dư nợ vay ngoại tệ từ nước ngoài đã tăng 9,7%.
Theo bản tin nợ công lần thứ 5 cho thấy tính đến hết năm 2015, tổng dư nợ
vay nước ngoài của Việt Nam lên tới 1,759 triệu tỷ đồng, tương ứng 80,84 tỷ
USD. Trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ lên tới 39,6 tỷ USD, nợ nước
ngoài của doanh nghiệp đạt 41,22 tỷ USD.
Hiện nay, nhiều NHTM mời chào DN FDI vay USD với lãi suất 33,5%/năm, nhưng do các DN này vay ngoại tệ tại các NH nước ngoài theo
chỉ định của công ty mẹ với lãi suất chỉ 1%/năm, hoặc từ tập đoàn mẹ với lãi
suất 0,5%/năm, nên rất khó tiếp cận. Với DN trong nước, do mức lãi suất
vay NH nước ngoài 1-2%/năm hoặc cao nhất cũng chỉ 2,5%/năm, đã tận
dụng cơ hội để tiếp cận nguồn vốn nhằm tăng cường sức cạnh tranh.
Đặc biệt, khi vay vốn, DN không cần chứng minh nguồn thu ngoại tệ như

vay trong nước. Khi DN nhập vật tư máy móc thiết bị sản xuất từ đối tác
không thanh toán bằng VNĐ, phải dùng ngoại tệ, vay nợ nước ngoài sẽ giải
quyết nhu cầu này dễ dàng hơn.
Theo các chuyên gia, việc DN vay vốn nước ngoài theo hình thức tự vay tự
trả là điều bình thường, vì trong nền kinh tế thị trường DN có quyền lựa
chọn đối tượng đầu tư, NH đầu tư, đối tác từ các khu vực khác nhau. Khi
DN Việt Nam vay nợ nước ngoài có thể phải đối mặt với rủi ro tỷ giá.
Chẳng hạn, khi tỷ giá thấp sẽ có lợi cho việc trả nợ và vay với lãi suất thấp,
nhưng nếu ngoại tệ tăng giá, chênh lệch cao DN phải trả thêm chi phí. Theo
quy định, những khoản vay ngắn hạn dưới 1 năm DN không phải đăng ký
với NHNN, đã gây ra lo ngại không quản lý được quy mô số nợ nước ngoài
ngắn hạn này. Tuy nhiên, quy định này phù hợp với thông lệ, nguyên tắc thị
trường; dòng vốn ngắn hạn là vay vốn lưu động, chuyển dịch và quay vòng
nhanh, nếu có rủi ro cũng chỉ trong khoảng thời gian ngắn là khôi phục ngay.
Còn vốn vay trung và dài hạn thường vay theo dự án, DN cũng có kế hoạch
rõ ràng hơn và đăng ký với NHNN nên có thể kiểm soát được.
Bên cạnh đó, DN tư nhân vay vốn thường là công ty FDI vay từ công ty mẹ
hay được công ty mẹ bảo lãnh vay vốn tại NH nước ngoài. Còn DN trong
nước được vay vốn ngoại theo hình thức đầu tư cho các hợp đồng hay dự án,
19


bên cho vay chỉ chuyển vốn khi DN có tài sản đảm bảo. DN tư nhân vay nợ
nước ngoài tự vay tự trả nên sử dụng vốn chặt chẽ, do đó khả năng ảnh
hưởng đến nợ quốc gia hay chỉ số tín nhiệm quốc gia không lớn.
2.1.4. Hỗ trợ phát triển chính thức
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và
sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài
trợ thời kỳ 2011 – 2015”.Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài
trợ giai đoạn 2011 – 2015 được dự kiến vốn cam kết khoảng 32 – 34 tỷ

USD, vốn giải ngân khoảng 14 – 16 tỷ USD (tương đương khoảng 6% tổng
đầu tư xã hội), trong đó khoảng 50% vốn giải ngân từ các chương trình và
dự án ký kết trong giai đoạn 2006 – 2010 chuyển sang.Như vậy, bình quân
hàng năm trong thời kỳ 2011 – 2015 vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân
sẽ đạt khoảng 2,8 – 3,2 tỷ USD.Chính phủ Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với
các nhà tài trợ và dành mọi nỗ lực để phấn đấu thực hiện các mục tiêu và
nhiệm vụ này.

Thời kỳ
2006-2010
2010-2014

Cam kết

Ký kết

Giải ngân

31.756,25

20.645,56

13.860

20.872,77

23.436,63

18.470


3.85 triệu usd

1.9 tỷ

5,38 tỷ usd

3,7 tỷ usd

700 triệu usd

410 triệu usd

2015
2016
4tháng đầu năm
2017
(Nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư)
Các dự án thành công cụ thể :

20


-Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn : dự án giảm thiểu lũ
lụt và hạn hán vùng sông mê kông mở rộng,thủy lợi Phước Hòa….
- Trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ,
nhà máy nhiệt điện Phả lại 2…
- Trong lĩnh vực giao thông ự vận tải và bưu chính viễn thông: cảng Sài
Gòn, cầu Cần Thơ, cầu bãi cháy…
- Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo: tiêu biểu có dự án xây dựng trường đại
học Việt Đức.

Thành công của Việt Nam trước hết đến từ sự lãnh đạo có tầm nhìn và đầy
quyết tâm của Chính phủ cũng như nỗ lực vượt khó của người dân Việt Nam
(Và cho biết đến nay đã có khoảng 52 tỉ USD vốn ODA được ký kết cho
Việt Nam, trong đó 66% dành cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng và còn lại cho lĩnh
vực nông thôn, xã hội, y tế, môi trường.)
Do đặc tính ưu việt là thời gian vay thường dài 10-30 năm lãi suất thấp chỉ
có nguồn vốn với điều kiện cho vay uwu đãi như vậy Chính phủ các nước
đang phát triển có thể tập trung đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế
như đường xá, điện nước và cấc hệ thống xã hội như là giáo dục y tế . Theo
tính toán của các chuyên gia WB khi oda tăng1 % gdp thì tốc độ tăng trưởng
tăng thêm 0.5%
2.2. Thực trạng đầu tư quốc tế của Việt Nam ra nước ngoài
2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
* Tổng quan: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam biến động khá
nhiều trong giai đoạn 2006-2016. Từ năm 2006-2008 tăng trưởng mạnh về
cả số dự án lẫn vốn đăng ký; trong năm 2006 Chính phủ đã ban hành Nghị
định 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 tạo điều kiện khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài tập trung vào cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ. Sau năm 2008 có giảm về đầu tư nước ngoài nhưng
không đáng kể. Sự sụt giảm mạnh nhất là trong giai đoạn 2010-2012 do hậu
quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến việc đầu tư , đặc
biệt là đầu tư ra nước ngoài. Mặc dù trong giai đoạn tiếp theo 2013-2016 có
sự giảm nhưng tổng quan đến hết năm 2016 cụ thể là đến tháng 1 năm 2017
(biểu đồ k thể hiện nhưng có tìm hiểu đến số liệu mới nhất) đã có 1188 dự án
đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam với tổng số vốn đăng
ký là gần 21,4 tỷ USD tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Biểu đồ 7: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn
2010 – 2016
21



Nguồn: Tổng cục thống kê
* Theo ngành:
Bảng 10: FDI VIệt Nam ra nước ngoài theo ngành đến hết năm 2016

Số dự án

Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)
(*)

TỔNG SỐ

943,0

19.669,7

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

104,0

3.034,8

56,0

8.061,7

113,0

1.002,5


Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hoà không khí

8,0

1.483,7

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác
thải, nước thải

2,0

0,6

51,0

23,7

251,0

338,7

Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo

Xây dựng
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy
và xe có động cơ khác
22



Số dự án

Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)
(*)

Vận tải, kho bãi

26,0

55,0

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

48,0

152,2

Thông tin và truyền thông

73,0

2.600,8

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

21,0


687,7

Hoạt động kinh doanh bất động sản

30,0

780,1

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

56,0

235,7

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

36,0

65,4

Giáo dục và đào tạo

10,0

5,1

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

6,0


13,5

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

4,0

1.001,4

48,0

127,1

Hoạt động dịch vụ khác

Chú thích : (*) Chỉ tính phần vốn của nhà đầu tư Việt Nam; bao gồm cả vốn
tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các linh vực nông
nghiệp, khai khoáng, sản xuất điện, viễn thông, tài chính ngân hàng, bất
động sản, chế biến chế tạo. Cụ thể:
- Đặc biệt, trong tổng số vốn 21.4 tỷ USD vốn tập trung nhiều nhất vào
các ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp. Nổi bật nhất là ngành
khai khoáng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 56 dự án và vốn
đăng ký lên đến hơn 8 tỷ USD, vốn thực hiện trên 3 tỷ USD; Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam (PVN) là doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động đầu
tư vốn trực tiếp ra nước ngoài. Thống kê cho thấy, PVN đã đăng ký 17
dự án vốn đầu tư với trữ lượng thăm dò khoảng 170 triệu tấn quy đổi.
- Nông nghiệp : Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được mở rộng
về số lượng và quy mô dự án. Đến cuối năm 2016, vốn thực hiện của
doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này đạt gần 750 triệu USD. Các

dự án đầu tư vốn ra nước ngoài tập trung vào ngành Nông-lâm nghiệp
23


còn ngành thuỷ sản và ngư nghiệp chưa được quan tâm nhiều. Đáng
chú ý có các dự án trồng cây cao su hay cây công nghiệp tại Lào của
Hoàng Anh Gia Lai.
- Dich vụ: Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào lĩnh vực này đa
dạng, phong phú nhiều ngành nghề như : thông tin truyêng thông , y
tế, giáo dục đào tạo, tài chính ngân hàng, bất động sản, kho bãi, giao
thông vận tải, nghệ thuật giải trí… Đáng chú ý nhất trong lĩnh vực này
phải kể đến ngành Thông tin truyền thông với số vốn đăng ký trên 2,6
tỷ USD. Điểm sáng về thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này
là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel (đã đầu tư và kinh doanh tại
9 quốc gia ở 3 châu lục; tổng doanh thu từ đầu tư nước ngoài luỹ kế
đến 2016 là 6.5 tỷ USD, riêng năm 2016 đạt 1,4 tỷ USD)…

* Các quốc gia Việt Nam đầu tư:
10 quốc gia đứng đầu nhận đầu tư từ các DN Việt Nam, bao gồm:
Lào, Nga, Campuchia, Venexuala, Myanmar, An-gie-ri, Pê-ru, Malaysia,
Hoa Kỳ, Tanzani
Bảng 11: Các quốc gia đứng đầu nhận đầu tư từ Việt Nam lũy kế đến
31/12/2015
Tổng vốn đăng ký
Số dự án
(Triệu đô la Mỹ)(*)
TỔNG SỐ

943,0


19.669,7

..

..

194,0

4.768,4

13,0

2.831,3

163,0

2.730,4

2,0

1.825,1

Mi-an-ma

60,0

1.424,5

An-giê-ri


1,0

1.261,5

Pê-ru

4,0

1.249,0

16,0

859,6

133,0

491,7

Trong đó:
Lào
Liên bang Nga
Cam-pu-chia
Vê-nê-xu-ê-la

Ma-lai-xi-a
Hoa Kỳ
24


Số dự án

Tan-da-ni-a

4,0
Nguồn: Tổng cục thống kê.

Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)(*)
356,3

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đã đưa ra định hướng cụ thể như : Ưu tiên các dự án phát huy tiềm
năng từ bên ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước. Cụ thể tiếp
tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế Việt Nam
trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, Liên
bang Nga,… Từng bước mở rộng đầu tư sang các nước thị trường mới như
Mỹ La tinh, Đông Âu, châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực
của các thành phần kinh tế Việt Nam. Với các chính sách và định hướng
trên, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN Việt Nam đã phát
triển rộng trên khắp 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Lào đứng thứ
nhất trong tổng số 70 quốc gia Việt Nam triển khai đầu tư ra nước ngoài với
194 dự án và tổng vốn đăng ký là gần 5 tỷ USD. Vốn giải ngân của Việt
Nam sang Lào đạt khoảng 1,5 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
khoáng sản, năng lượng, nông nghiệp...; Cam-pu-chia với 163 dự án và tổng
vốn đăng ký là 2,7 tỷ USD. Các thị trường mới tiềm năng, có mức độ cạnh
tranh cao và đòi hỏi cao về công nghệ cũng được Việt Nam khai phá thành
công như Mỹ, Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru,..
2.2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Sau Nghị định 135/2015/NĐ-CP Quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
được Thủ tướng Chính phủ ban hành, mới đây Thông tư 105/TT-BTC của
Bộ Tài chính đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/08/2016. Theo thông tư,

việc đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam hiện mới chỉ áp dụng cho các tổ chức
kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng
khoán và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Đối với tổ chức kinh doanh
chứng khoán (CTCK, Công ty Quản lý quỹ), để được chấp thuận cho phép
đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, các tổ chức này cần nộp Hồ sơ đề nghị cấp
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép đầu tư gián tiếp ra
nước ngoài từ nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Trong mọi
trường hợp, tổng số tiền đầu tư gián tiếp ra nước ngoài không được vượt quá
giá trị được xác định bằng vốn chủ sở hữu trừ đi Số lớn hơn giữa vốn pháp
25


×