Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quan điểm và nhận thức của sinh viên Đai học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh về tình yêu tình dục sống thử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.76 KB, 15 trang )

PHẦN GIỚI THIỆU:
Sự tiến bộ của xã hội Việt Nam ngày nay,đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người
dân rất nhiều, nhất là quan niệm về tình yêu trong giới trẻ. Ở thôn quê, gia đình
nào cũng cố gắng dành dụm để cho con lên thành phố tiếp tục ăn học. Học tập và
làm việc xa nhà, cô đơn giữa nơi thị thành và sự quạn lý của gia đình là điều kiện
để nhiều bạn trẻ “góp gạo thổi cơm chung”.
Tranh cãi xoay quanh vấn đề này luôn nóng bởi quan điểm nên hay không nên.

A.

MỞ ĐẦU

I .Lý do chọn đề tài:
Đặt trong bối cảnh nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, đồng nghĩa
với việc chấp thuận hội nhập về văn hóa và lối sống ở các nước khác đặc biệt là
phương Tây. Chính vì thế con người Việt Nam hiện nay, đặc biệt là giới trẻ có
xu hướng hiện đại hóa cả lối sống cũng như suy nghĩ của mình. Giới trẻ có lối
sống hiện đại hơn, và quan trọng là quan niệm về giới tính “thoáng” hơn so với
trước đây rất nhiều. Vấn đê cấp thiết dẫn đến tình trạng của giới trẻ sống
“thoáng” bắt đầu từ tình yêu giới trẻ. Như các bạn đã biết tình yêu là một tình
cảm thiêng liêng và cao quý. Hay nói cách khác tình yêu là một sự kết nối, được
hình thành bởi dòng chảy cảm xúc tích cực mà bạn muốn chia sẻ với bất cứ ai.
Thế nhưng ngày nay giới trẻ, đặc biệt là sinh lại có xu hướng quá hiện đại, yêu
hết mình, thế hiện tình yêu một cách “thái quá”, vượt rào cản dẫn đến tình trạng
quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nhưng tình yêu bao gồm nhiều khía cạnh và
có nhiều cách thể hiện khác nhau, không nhất thiết xem tình dục là cách chứng
minh duy nhất. Yếu tố đầu tiên đó là sự gần gũi và thân thiết, thứ hai là sự cam
kết gắn bó và chung thủy và thứ ba là sự hấp dẫn về mặt giới tính. Giới trẻ hiện
nay chỉ quan tâm đến yếu tố thứ ba vì trong đó bao gồm có cả tình dục mà quên
đi hai yêu tố trên rất quan trọng để duy trì một tình yêu đẹp để rồi đánh mất đi ý
nghĩa của từ tình yêu. Không dừng lại ở đó nhiều cặp thanh niên yêu nhau đã


quyết định sống chung với nhau như vợ chồng trước hôn nhân, đó được gọi là
tình trạng sống thử.


Từ những vấn đề trên nhóm tôi quyết định chọn đề tài “ Quan điểm và nhận
thức của sinh viên Đai học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh về tình
yêu tình dục sống thử” để đưa vào bài tập nhóm mình nhằm thấy rõ được thực
tiễn quan niệm sống của các bạn sinh viên trong tình yêu và nhận thức của các
bạn trong vấn đề sống thử. Nhìn nhận được vấn đề này như thế nào? Sống thử
có đem lại lợi ích không? Tác hại hay không? Và để hiểu rõ hơn sau đây nhóm
tôi đã nghiên cứu thực trạng. Từ đó đưa ra mặt tiêu cực và tích cực để có cái
nhìn đúng đắn về vấn đề này.

II Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.

Mục đích:

“Sống thử” giờ đây vốn không còn là một vấn đề mới mẻ của giới trẻ đặc biệt
là sinh viên hiện nay. Có những bạn cho rằng sống thử không có gì xấu xa vì
nghĩ rằng sẽ sống với nhau đến trọn đời, nhưng các bạn không nhận thức cũng
như kiểm soát được tác hại của nó đối với cuộc sống sau này cũng như việc học
hiện tại. Để rồi dư luận sẽ phản ánh như thế nào về nó cũng như cảm nghĩ của
các bạn trẻ nói chung và sinh viên trường đại học Sư Phạm Kĩ Thuật Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng về hiện tượng này “sống thử”. Chính vĩ lẽ đó, đề tài
chúng tôi nghiên cứu nhằm thăm dò, cung cấp những cái nhìn toàn diện về quan
niệm sống thử của sinh viên trường đại học Sư Phạm Kĩ Thuật Thành phố Hồ
Chí Minh, cùng với đó là các ý kiến phần tích giúp chúng ta thấy được các mặt
tồn tại của vấn đề đáng báo động này để từ đó xem xét nguyên nhân, thực trạng
cũng như nhằm đưa ra những giải pháp hạn chế hiện tượng này.

Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát:

2.
-

+ Tím hiểu thực trạng sống thử của sinh viên đại học Sư Phạm Kĩ Thuật Thành
phố Hồ Chí Minh
+ Đánh giá tình trạng sống thử hiện nay của sinh viên có những ảnh hưởng như
thế nào đến cuộc sống và học tập của các bạn.
+ Tìm hiểu nguyên nhân, những lợi ích, tác hại và kết thúc của việc sống thử trước
hôn nhân của sinh viên.
-

Mục tiêu cụ thể


+ Tỷ lệ sinh viên sống thử trường đại học Sư Phạm Kĩ Thuật Thành phố Hồ Chí
Minh.
+ Tỷ lệ sinh viên chấp nhận sống thử
+ Mối quan hệ giới tính và việc chấp nhận sống thử của sinh viên
+ Sống thử có những lợi ích và tác hại nào
+ Lý do các bạn sinh viên sống thử

NỘI DUNG:
1)

Cơ sở khoa học:

-Về khoa học: Hầu hết sinh viên hiện nay đều trong lứa tuổi thanh

thiếu niên, lứa tuổi phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Trong đó nhu cầu
về tình cảm là một phần không thể thiếu. Xét từ gốc độ sinh lý, thanh
thiếu niên ngày nay xuất hiện những đặc trưng về giới tính sớm hơn từ
1-2 năm so với thời kỳ mười mấy năm về trước, và đối với thanh thiếu
niên ở thành thị thì đặc trưng giới tính lại xuất hiện sớm hơn nhiều. Lúc
này, cơ thể phát triển rất nhanh, ý thức về giới tính rất rõ. Những dấu
hiệu biến đổi trên cơ thể khiến ta tò mò muốn hiểu về chức năng của các
bộ phận, tò mò về vấn đề giới tính. Nhiều thành phần giới trẻ muốn trải
nghiệm “mùi vị” của tình yêu mà làm giả thành thật, nhất thời bộc phát
mà không thể ngăn chặn được. Từ áp lực về học tập do thầy cô, trường
lớp tác động, áp lực từ cha mẹ người lớn trong gia đình cũng không nhỏ
đối với họ. Lúc nào cũng phải học bài, thi phải đạt điểm cao... đã đẩy họ
đến chỗ mệt mỏi, thậm chí chán học. Và “yêu thử”’ ‘”sống thử ‘” là cách
để họ tự giải tỏa “sự chán chường”, một trong số họ cho rằng yêu đương
là cách để giải thoát... Suy nghĩ của họ rất đơn giản: khi yêu thì phải
“yêu cho hết mình”, dẫn đến hệ quả là nhiều sinh viên làm mẹ trong khi
chưa biết thế nào là kế hoạch hóa gia đình, là tránh thai, hậu quả không
lường về tác hại của việc nạo phá thai đối với sức khỏe bản thân trong
hiện tại và tương lai sau này. Có thể dễ dàng kể ra các căn bệnh thường
gặp như vô sinh, nguy cơ lây nhiễm về bệnh truyền nhiễm do thiếu kiến


thức cũng như biện pháp đảm bảo an toàm, thậm chí là nguy hiểm đến
tính mạng và hang loạt những dư chứng về tâm lý.
-Về pháp luật: Tình trạng thanh thiếu niên chung sống như vợ chồng
mà không đăng kí kết hôn là một thực trạng có thực và xuất hiện rất
nhiều tại Việt Nam. Căn cứ theo pháp luật Việt Nam, Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam không thừa nhận việc nam nữ chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001. Tại khoản 2
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định: Kết hôn là

việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Đồng thời, hệ thống pháp luật của
Nhà nước ta quy định việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, đó là một trong các cơ quan sau: Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi thường trú của công dân Việt Nam đăng ký việc kết hôn; Cơ quan
đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Kết hôn
làm phát sinh quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình, hai bên nam nữ
khi xác lập quan hệ vợ chồng thông qua việc kết hôn phải thể hiện được
các yếu tố sau: 1- Phải thể hiện ý chí hai bên nam nữ mong muốn kết
hôn với nhau khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện kết hôn theo Luật định.
2- Phải được Nhà nước thừa nhận. Ngoài ra Điều 11 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 quy định:"Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung
sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ
chồng". Tuy nhiên nếu ta nói việc yêu và sống thử của giới trẻ và sinh
viên hiện nay là vi phạm pháp luật là hoàn toàn sai. Theo Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan, việc nam nữ
chưa đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng không bị
coi là vi phạm pháp luật và không bị phạt hành chính hay xử lý hình sự.
Pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích việc nam nữ
chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Việc chung sống
như vợ chồng sẽ không được công nhận là vợ chồng khi có tranh chấp.
Khi chung sống với nhau như vợ chồng, nam, nữ có nghĩa vụ đăng ký


tạm trú theo quy định của Luật Cư trú. Nếu không đăng ký có thể bị xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2)


Thực trạng vấn đề:

Sống thử là một khái niệm trừu tượng, sống thử ở đây chủ yếu là do
các phóng viên đặt ra chỉ các đôi bạn sinh viên nam nữ sống chung như
vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn. Theo điều tra của nhóm
chúng em thì có đến 2.5% sinh viên sống thử trong tổng số 100sinh
viên được điều tra ở trường . Tỉ lệ sống thử ở sinh viên đến từ thành thị,
nông thôn, sống ở nhà trọ hay ký túc xá là khá phổ biến. Tỉ lệ “sống thử”
cao nhất ở những sinh viên ít giao tiếp với xung quanh. Có 47,1% sinh
viên “sống thử” cho rằng được sự đồng ý của gia đình, 45,1% sinh viên
đó “sống thử” trên 1 năm. 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục,
nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43,%
chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới.. Cũng theo một theo
một nghiên cứu của đại học Columbia cho biết chỉ có 14% các cặp đi
đến hôn nhân chính thức sau sống thử. Số 14% này cũng thường bất hòa,
không có hạnh phúc. Tờ Psychology Today công bố kết quả nghiên cứu
của nhà xã hội học Neil Bennett, đại học Yale cho biết những đôi kết hôn
sau thời gian sống thử có tỷ lệ ly dị trong 5 năm đầu cao hơn 80% so với
những đôi kết hôn mà trước đó không sống thử. Quá trình chung sống
cũng ít hạnh phúc hơn, bởi họ thường phàn nàn về người bạn đời thay
đổi quá nhiều từ khi chuyển sang "sống thật". Những phụ nữ đã sống thử
trung bình chỉ 3,3 năm sau khi kết hôn đã có ngoại tình với người khác.
Vậy đâu là nguyên nhân của việc yêu và sống thử ?
-Thứ nhất là sống thử để tiết kiệm. Đây là nguyên nhân mà hầu hết các
cặp đôi đã từng sống thử đều đưa ra. Xét về khía cạnh kinh tế, lý do này
tỏ ra rất hợp lý với cuộc sống của sinh viên. Trong khi giá cả kinh tế thị
trường đang từng bước leo thang, giá nhà, giá điện, giá các mặt hàng
tiêu dùng ngày càng tăng thì có người chia sẻ gắng nặng kinh tế cùng là
một việc hết sức hợp lý. Nhưng nhìn về thực tế, đó có phải là nguyên



nhân căn bản để các cặp đôi dọn đến ở chung với nhau? Hẳn là không
đúng hoàn toàn. Vì thay bằng lựa chọn sống với người mình yêu, các
bạn sinh viên hoàn toàn có thể tìm những người bạn cùng giới của mình
để chia sẻ gánh nặng đó. Những đôi uyên ương trẻ khi mới yêu thường
cần rất nhiều thời gian ở bên nhau. Họ ở bên nhau cả ngày mà vẫn cảm
thấy chưa đủ. Bởi vậy mà cái nguyên nhân sống thử để tiết kiệm được
hầu hết các cặp đôi đưa ra, nhưng thực chất đó lại không phải là mấu
chốt để họ dọn đến ở với nhau. Vậy tại sao hầu hết các đôi lại đều đưa ra
lý do này là chính? Một phần họ vẫn còn e ngại sự xăm soi của người
đời, nói lí do đó có vẻ như sẽ được những người nhìn vào và thông cảm
cho họ. Thế nhưng họ đã quá quen với cái cảnh này của các sinh viên, có
lẽ không mấy ai còn thấy lí do này là chính đáng. Một phần các bạn đưa
ra lí do sống thử để tiết kiệm cũng để tự miễn hoặc chính mình, để
không tự hỏi xem sống như vậy có đúng với chuẩn mực đạo đức của
nước ta hay không.
-Thứ hai là sống thử đang là một trào lưu thật sự. Khi yêu nhau, dọn về
góp gạo thổi cơm chung thì bạn sẽ được gì? Bạn có nhiều thời gian bên
nhau, để nuôi dưỡng tình yêu, chăm sóc cho nhau và giảm rất nhiều chi
phí, bạn sẽ được hưởng cuộc sống gia đình thực sự. Nhưng bù lại bạn lại
mất đi khá sớm một khoảng đời hồn nhiên, tự do không ràng buộc và đa
phần chia tay nhau vì muốn tìm lại cuộc sống tự do này hơn là không
hợp nhau. Vì vậy nếu bạn đã tìm hiểu rõ cuộc sống gia đình như thế nào
thì sống thử sẽ mang lại hạnh phúc và sẽ tiến tới hôn nhân bền vững.
Còn nếu chỉ muốn chạy theo trào lưu thì chắc chắc bạn sẽ bị mất nhiều
thứ: công việc, học tập ... và thứ quý nhất là đánh mất bản thân, tuổi
thanh xuân (sự mất mát này không riêng gì ở nam hay nữ nhưng ở nữ
thường chịu nhiều thiệt thòi do định kiến xã hội).
-Thứ ba là những cặp đôi yêu nhau cảm thấy cần có thêm thời gian bên
nhau. Trong muôn vàn những lí do mà các đôi tình nhân sống thử với

nhau đưa ra thì có lẽ đây là lí do quan trọng nhất và thực tế nhất. Khi
mới yêu nhau, hầu hết mỗi người đều cảm thấy hạnh phúc khi được ở
bên người mình yêu, họ gần nhau ban ngày thôi chưa đủ, vì vậy mà đã


dọn về ở với nhau để được gần nhau cả về ban đêm mặc những ngăn cản
của bạn bè xung quanh, mặc sự soi xét của hàng xóm láng giềng. Hầu
hết các đôi khi yêu nhau đều cho rằng càng sống gần nhau họ sẽ càng
hiểu nhau và yêu nhau hơn. Cũng chính vì lí do này mà các đôi yêu nhau
đã không ngại dọn về ở với nhau. Chỉ sau khi vỡ mộng thì họ mới nhận
ra rằng tình yêu chỉ đẹp khi người ta giữ một khoảng cách nào đó.
Những sinh hoạt đời thường đã bóp chết sự lãng mạn của tình yêu.
Những chi ly trong bài toán ăn tiêu cũng làm tình yêu hết thi vị. Ngoài
những lý do trên thì còn tỉ tỉ những lý do mà những cặp đôi sống thử có
thể kể ra như: chán nản chuyện học hành, gia đình….
Mọi thứ đều có hai mặt của nó. Sống thử chưa hẳn đã xấu, việc sống thử
có thể giúp cho cả hai có được trải nghiệm đúng đắn về nhau như những
mặt xấu của hai phía, tăng khả năng giải quyết mâu thuẫn và giúp cả hai
nâng cao khả năng quản lý tài chính trong việc chi tiêu hằng ngày.
Nhưng mặt khác, sống thử cũng kéo theo hang loạt những hậu quả và hệ
lụy khôn lường.
*Thứ nhất: là không thể trưởng thành. Đó là tình trạng của một số
ít trong những cặp đôi sống thử. Khi người nữ hoặc người nam tỏ ra quá
đảm đang ( Nhưng đa phần rơi vào phái nữ ) sẽ khiến cho chính người
yêu của mình rơi vào thế bị động hay nói khác hơn là quen với thói ỉ lại
mà tỏ ra thụ độn trong công việc. Đó cũng là những nguy hiểm cho xã
hội khi những cá nhân đó bước ra ngoài làm việc. Xã hội ngày càng phát
triển thì càng cần những cá nhân năng động và sáng tạo để có những
sáng kiến, những ý tưởng mang tính đột phá. Nếu cứ đào tạo ra những cá
nhân thụ động thì xã hội sẽ chỉ ngày càng đi xuống mà thôi.

*Thứ hai: là bị mang tiếng. Khi sống thử, các bạn nữ phải chịu
nhiều điều tiếng. Thế nhưng đó cũng là điều không ít bạn nam phải chịu.
Sau khi sống thử và đổ vỡ tình yêu, họ vẫn chưa tìm được một ai khác.
Đơn giản bởi các cô gái hầu như nghe đến chuyện cậu đã từng sống thử
đều bỏ chạy. Cái tiếng đã từng sống thử luôn đeo đuổi họ, mà muốn giấu
thì không thể được. Lúc sống thử ai cũng nghĩ đến chuyện sẽ tiến tới hôn


nhân. Đến khi chia tay rồi mới thấy khó kiếm được tình yêu mới.
Chuyện này cũng dễ hiểu bởi tâm lý các bạn nam cũng như nữ, có thể
chấp nhận người mình yêu đã từng yêu ai đó chứ khó có thể chấp nhận
người mình yêu đã từng sống với người khác. Ví dụ: Một bạn sinh viên
đã kể: “Đó nhiều lần em ngỏ lời với những người con gái khác nhưng
đều bị từ chối, cũng bởi em đã từng có thời gian sống cùng người yêu
cũ. Có người không biết chuyện cũng đã nhận lời yêu em. Thế rồi qua
tìm hiểu cô ấy cũng biết và chúng em chia tay sau đó không lâu”
*Thứ ba: là việc trở thành ông bố, bà mẹ trẻ. Đây là một vấn đề mà
không ít bạn nam khi sống thử mắc phải. Mặc dù đã bảo nhau có kế
hoạch nhưng nhiều khi vẫn có “sự cố” ngoài ý muốn. Cũng bởi chủ quan
và ít kinh nghiệm cho nên khi quá muộn rồi mới phát hiện ra. Không thể
phá thai, các bạn phải chấp nhận là bố, làm mẹ dù đang ngồi trên ghế
giảng đường đại học, kéo theo là những hậu quả về sức khỏe sinh sản và
tâm lý sau này. Sống thử dần được xã hội nhìn nhận với con mắt thông
cảm hơn. Thế nhưng đó cũng không phải là lý do để các bạn trẻ có thể
đơn giản chuyện này. Khi sống thử, sẽ có rất nhiều vấn đề không chỉ của
riêng các bạn nữ. Các bạn nam cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Các
bạn trẻ đang yêu nên cân nhắc kỹ để không chỉ bảo vệ được tình yêu mà
còn cả tương lai phía trước.
Vậy đã có ai trong các bạn tự hỏi rằng đâu là cái kết của việc
sống thử của những cặp đôi này ? Ta có thể kể ra ba trường hợp điển

hình nhất:
-Loại có cái kết thúc có hậu. Là trường hợp hai bạn sống chung khi trên
tay đã đeo nhẫn đính hôn và ngày cưới đã ấn định, hay ít nhất, cả hai
cùng biết rằng: “Không lâu nữa, chúng ta sẽ kết hôn với nhau”. Chưa có
bằng chứng nào cho thấy chung sống trong một khoảng thời gian nhất
định trước hôn nhân sẽ khiến hai người sau này không thể trọn đời vui
vẻ, hạnh phúc. Chưa kể một số ích lợi từ thực tế cần được công nhận:
Hai người có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt, đủ đầy “chuyện ấy” ở cái
tuổi “chẳng thể đừng được” và bạn cũng có thời gian để nhìn ngắm xem


liệu anh ấy đã sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của hai người
chưa. Tuy nhiên hiếm có cặp đôi nào sống thử trong điều kiện chín muồi
để có được “kết thúc có hậu” như vậy. Đa phần các bạn dọn về với nhau
khi còn đang đi học, công việc chưa ổn định, tương lai về một đám cưới
rất mù mờ. Những bạn trẻ này rơi vào trường hợp thứ hai.
-Loại đi đến đổ vỡ: Kiểu chung sống mà chưa định rõ mối quan hệ của
hai người sẽ dẫn tới đâu là điều hết sức nên tránh. Bạn chuyển đến với
người yêu vì hợp đồng thuê nhà của mình đã hết, vì như thế thì tiện
chăm sóc nhau hơn, tiết kiệm chi phí sinh hoạt hơn v.v. tất cả chỉ là
những lý do nhất thời, có phần bồng bột. Sống thử dẫn đến chia tay cũng
giống như một cuộc ly hôn nhỏ. Hậu quả là bạn đã mất thời gian cho
người “không phải một nửa đích thực” của mình.
-Còn loại cuối cùng là kiểu ‘Tiến thoái lưỡng nan’. Đó là tình trạng của
một số người, khi bước vào sống thử họ mới nhận ra rằng, người mình
yêu không giống như những gì mình suy nghĩ. Đáng ra đó sẽ là thời
điểm nói chia tay của những người có thể gọi là trơ, chẳng để ý đến dư
luận. Thế nhưng với những người biết suy nghĩ thì khác. Họ sẽ cảm thấy
bối rối khi chuyện tình cảm, chẳng biết nên dừng lại hay kết thúc, theo
kiểu ‘bỏ thì thương mà vương thì tội’.

3)

Giải pháp:

-Để giảm thiểu tình trạng sống thử của sinh viên hiện nay, cần có sự
chung tay góp sức của gia đình và nhà trường. Về phía gia đình có con
trong độ tuổi sinh viên cần có những biện pháp nhắc nhở, kiểm soát,
giáo dục các bạn trẻ nhận ra sai lầm của việc sống thử. Các bậc phụ
huynh nên đặt mình vào hoàn cảnh của con để chúng ta có thể cảm nhận
được con mình suy nghĩ những gì ? Muốn gì ? để chúng ta có những
biện pháp thích hợp và giáo dục con mình tốt hơn.
-Về phía nhà trường, trước hết phải giáo dục tuyên truyền về vấn đề giới
tính và sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên. Đồng
thời cần bổ sung đội ngũ giáo viên có chuyên môn, kinh nghiệm, am
hiểu tâm lý sinh viên để có thể đưa ra những tư vấn cần thiết cho sinh


viên. Ngoài ra cũng cần phải tổ chức những buổi sinh hoạt, học tập
ngoại khóa để học sinh sinh viên có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm
sống với nhau.
-Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan cần quan tâm hơn nữa
về vấn đề nhà ở của sinh viên, phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh
viên. Tuyên truyền lối sống văn hóa, lành mạnh trong các khu trọ, kí túc
xá sinh viên, tạo ra tinh thần đoàn kết giữa các sinh viên.
Nói chung cấm đoán chưa bao giờ là biện pháp hữu hiệu, nhất là với
những nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như tình yêu, tình dục. Chỉ
có một cách duy nhất là giáo dục sức khỏe giới tính. Sinh viên là những
người trí thức và có kiến thức tương đối vững vàng vì vậy họ sẽ chọn
cho mình cách sinh hoạt đúng đắn nhất.



Kết Luận
Nên gọi là sống thử hay sống lợi dụng nhau?
Sẽ chẳng có gì là lạ nếu ta đi vào bất cứ một xóm trọ nào đó mà bắt gặp
một trai một gái trong phòng, ăn chung, ngủ chung bởi bây giờ tình
trạng sống thử là khái niệm khá phổ biến và chẳng có gì là lạ. Sống thử
như một phép toán nhất định, phép toán ấy sẽ có kết quả nhưng nó đúng
hoặc sai còn tùy thuộc vào người làm và cách làm.
Sống thử đi kèm với nó là rất nhiều hệ quả đau đớn.

Theo nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty tư vấn
tâm lý An Việt Sơn): “Tại các nước châu Âu, sống thử mang đúng nghĩa
tích cực của nó. Người ta sống thử trước hôn nhân xem có gì cần bù đắp
từ cả hai phía thì sẽ bù đắp và cái gì bất khả kháng thì sẽ cùng nhau giải
quyết. Hai bên đã yêu nhau, quyết định đến với nhau nên muốn hiểu rõ
hơn về nhau xem có thể tự điều tiết lẫn nhau (không phải là điều chỉnh)
hay phải nhờ giải pháp khoa học để có hôn nhân lành mạnh.
Còn ở nước mình, các bạn trẻ cũng sống thử nhưng nhìn vào thực tế các
bạn sống khá bậy bạ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân cảm tính, mang nhu
cầu bản năng của động vật mà không trên tinh thần bù đắp thiếu sót cho
nhau.
Hai bạn đến với nhau dựa trên nhu cầu về tiền bạc, nơi ở, tình cảm… và
khi đã có mục đích ngay từ ban đầu thì sẽ nhanh chóng dẫn tới nhàm
chán. Bởi nhu cầu của cá nhân là vô hạn, sẽ tới một giai đoạn nào đó cái
tôi ích kỷ bộc lộ, khi đó một trong hai phía hoặc cả hai đều chỉ muốn
nhận mà không muốn cho. Trường hợp của bạn nữ sinh bị người yêu đào
mỏ, phải bỏ tiền ăn uống, tiền nhà, thậm chí tiền lô đề, cá độ cho người
yêu là một ví dụ”.



Theo nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi thì nữ giới nghĩ tới hôn nhân từ 22
tuổi trở đi còn đối với nam là 26 tuổi. Vì vậy các bạn sinh viên 18 đôi
mươi sống thử chỉ là thích nhau. Hơn 90% các cặp sống thử đã đổ vỡ,
nếu có kết hôn chỉ là gượng ép do gia đình bắt cưới.
Những hệ lụy đau đớn
Có thể nói rằng sau khi sống thử mà các cặp đôi có thể đến với nhau và
kết thúc bằng một cuộc sống hạnh phúc thì đó quả là một cái kết có hậu
nhất và chắc rằng sẽ không có quá nhiều người phản đối việc sống thử
trước hôn nhân làm gì. Đơn giản vì đó là cái kết mà tất cả các cặp đôi
sống thử đều mong muốn.
Nhưng trong cuộc sống hiện nay, sống thử vẫn bị xã hội lên án bị chỉ
trích? Phải chăng là do lối sống phong tục của người Việt Nam? Phải
chăng phản đối là do nhiều người còn quá trẻ chưa có kĩ năng chung
sống? Có bao nhiêu bạn sống thử trước hôn nhân mà được kết thúc bằng
một cuộc sống hạnh phúc?
Sống thử đó là một quan niệm sai lầm, vì chúng ta nên sống với nhau
bằng đam mê tình yêu, vì thực sự muốn sống bên nhau, dù cuối cùng
chuyện tình có kết thúc bằng một đám cưới hay không.
Đừng nghĩ dọn về chung hộ khẩu thì bạn cứ nhất nhất cho rằng mình sẽ
chỉ yêu và lấy anh thôi. Nếu bỏ nhau, sau này mình biết phải làm sao với
anh chàng đến sau. Bạn này, chưa có một ràng buộc gì và cũng chẳng ai
cam kết sẽ cưới bạn đâu nhé. Vì thế, vẫn phải chuẩn bị cho tình huống
đường ai nấy đi.
Sự thực là bạn đã hy sinh những gì quý báu nhất của mình để đổi lấy hy
vọng mong manh rằng bạn sẽ đạt được điều bạn mong muốn. Hậu là đến
một lúc bạn sẽ bực tức và thất vọng vì bạn trai vẫn tiếp tục gần gũi mà
không đáp lại điều bạn mong muốn là hôn nhân. Và lúc ấy, không có con
đường nào thông minh hơn là phải rời bỏ anh ta. Thế là, một cuộc tình
đáng lẽ ra sẽ dẫn đến hôn nhân hạnh phúc nhưng chỉ vì nôn nóng chung
sống trước hôn nhân mà thành ra dang dở một đời.



Hơn nữa với các bạn nữ giới, thái độ của bạn tác động rất lớn đến chàng
đấy. Bạn càng tỏ ra sợ mất người yêu và khăng khăng cái nghìn vàng
không còn là mất tất cả, bạn càng hạ thấp giá trị bản thân. Khi đó, chẳng
có gì ngạc nhiên khi chàng tỏ ra xem thường, chán ớn bạn và dứt áo ra
đi. Thôi bạn nhé, nếu không sẵn sàng trong việc sống chung, đừng nghĩ
đến nó làm gì!
“Sống thử tức là sống tạm bợ, chưa thật, được thì thôi, không phù hợp
thì bỏ và lâu dần “nhờn thuốc” sẽ phải sống thử đi thử lại nhiều lần.
Sống thử không thành công sẽ dẫn tới vết thương lòng sâu sắc. Thử lần
một, lần hai, lần ba con người ta sẽ trở nên chai sạn, không còn trong
sáng và mất đi sự lãng mạn của tuổi trẻ, nhiều người còn coi kết hôn là
lần thử cuối cùng. Đó là hiện tượng không hay lắm”- Nhà tâm lý Lê Thị
Túy khẳng định.
Một hậu quả mà không một người nào sống thử mong muốn đó là có
thai ngoài ý muốn. Chịu trách nhiệm ư? Có bao nhiêu người có khả năng
chịu trách nhiệm về những hành động của mình khi mà chính bản thân
mình còn phải cha mẹ nuôi? Hay chịu trách nhiệm bằng việc cưới vội,
cưới gấp? Hay là bằng việc nạo hút thai? Có biết bao nhiêu sinh linh bé
bỏng, vô tội lẽ ra các em phải được yêu thương, quan tâm mà chỉ vì lối
sống ích kỉ của người lớn các em đã bị mất đi sự sống của mình khi chưa
được biết mặt cha mẹ? Đến các bệnh viện không khó để ta có thể băt gặp
những bạn nữ còn rất trẻ một thân một mình đến khám thai, có thể nhìn
thấy sự lo lắng trên khuôn mặt của các bạn ấy. Tình trạng sống thử ở
Việt Nam đặc biệt là sống thử trong sinh viên ngày càng gia tăng và giờ
đây đang trở thành vấn đề đáng báo động trong giới trẻ. Sẽ chẳng có gì
là ngạc nhiên khi trung bình cả nước mỗi năm có khoảng 300000 ca nạo
hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70%.
Bạn đã suy nghĩ thật kĩ khi quyết định sống thử?


Bên cạnh đó, cứ cho rằng xã hội hiện đại người ta không quan tâm đến
truyện trinh tiết đi, vậy thử hỏi có bao nhiêu người con trai chấp nhận


yêu một người con gái không còn trinh tiết? Có bao nhiêu tình yêu chỉ vì
biết bạn gái của mình không còn trinh tiết mà dẫn đến chia tay? Có
người con trai nào dám đảm bảo là khi yêu người con gái và lấy người
con gái không còn trinh tiết về làm vợ mà cả một cuộc đời sẽ không xúc
phạm đến danh dự của vợ mình? Chắc là có nhưng liệu được bao nhiêu
người?
Nhờ sự tiến bộ của y học, việc vá lại “cái ngàn vàng” giờ đây không còn
là việc làm khó. Nhưng sao chúng ta không tận dụng quyền lợi tìm hiểu
và được tìm hiểu lẫn nhau để làm nền tảng cho tình yêu lâu dài? Nếu có
sống thử, tại sao không dùng thời gian quý báu đấy để tìm hiểu nhau,
điều tiết và thay đổi nhau cho phù hợp với mình?
Chúng ta hãy nhìn vào thực tế, hàng ngày vẫn có không biết bao nhiêu
cô gái viết tâm sự gọi điện đến các chuyên gia tâm lí xin lời khuyên,
than khóc thậm chí là còn có những ý định như tự tử vì bị người yêu,
chồng mình ruồng bỏ, xúc phạm đấy thôi. Lúc đó, họ như con thuyền
chơi vơi giữa bao sóng gió cuộc đời, có thể chìm nghỉm khi chưa nhận
ra đâu là bến bờ hạnh phúc. Những lúc như thế này người ta có bao giờ
cảm thấy hối hận vì mình đã sống thử?
Hậu quả của sống thử còn làm cho không biết bao nhiêu người phụ nữ
không có khả năng làm mẹ sau này chỉ vì trong quá khứ đã từng nạo hút
thai. Làm mẹ đó là khao khát của hầu hết tất cả những người phụ nữ khi
đã lâp gia đình? Vậy thử hỏi người ta sẽ thế nào nếu biết mình không thể
sinh con? Đó là áp lực tâm lí rất lớn đối với bất kì người phụ nữ nào, và
đó có lẽ là cái kết đáng buồn nhất của việc sống thử.
Những tổn thương về tâm lí trở thành áp lực, trở thành nỗi lo sợ và bị ám

ảnh của bất kì người phụ nữ nào và còn bất hạnh hơn nếu người phụ nữ
ấy không nhận được sự san sẻ, động viên của người thân, của cha mẹ
mình. Đó là tâm trạng của những người yếu đuối sau khi trải qua sống
thử, thế còn những người mạnh mẽ thì sao? Những người mạnh mẽ họ
vẫn cố gắng sống tốt, cố gắng hòa nhập với xã hội cộng đồng nhưng ai
dám chắc là trong cuộc đời của họ chưa một lần bị những quá khứ ám
ảnh?


Sống thử nên hay không? Đây là một câu hỏi rất khó để có câu trả lời và
nó phụ thuộc vào cách suy nghĩ cách sống của mỗi người. Nó không có
câu trả lời tuyệt đối được vì sống thử là một vấn đề nhạy cảm. Nhưng có
một thực tế mà ai cũng phải công nhận là hậu quả của việc sống thử để
lại là không thể lường trước được. Và nếu xem qua các diễn đàn, các
phương tiện truyền thông như internet, báo, đài thì các ý kiến không
đồng tình là chiếm đa số.
Vậy các bạn trẻ trước khi quyết định sống thử hãy suy nghĩ thật kĩ. Tại
sao chúng ta không sống thật mà lại phải sống thử? Tại sao chúng ta
phải mang cả cuộc đời của mình ra thử, ra nháp? Mong rằng, trước khi
chưa muộn màng, các bạn trẻ hãy thật sự tỉnh táo để tự hoàn thiện bản
thân, nhằm tránh khỏi sự cám dỗ về một "thiên đường sống thử" mà các
bạn vẫn hay mơ hồ ảo tưởng những điều tốt đẹp về nó.



×