Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thuyết trình về quan hệ việt nam campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.28 KB, 12 trang )

Bài thuyết trình về quan hệ Việt Nam-Campuchia
I)

II)

Giới thiệ về Campuchia
1. Khái quát chung
Tên nước: Vương quốc Campuchia (The Kingdom of Cambodia)
• Quốc khánh: 09/11/1953
• Diện tích: 181.035 km2
• Thủ đô: Phnôm Pênh (Phnom Penh)
• Các tỉnh, thành phố lớn: Phnôm Pênh, Bắt-đom-boong
(Battambang), Kom-pông Chàm (Kompong Cham), Xi-ha-núc Vin
(Sihanouk Ville), Xiêm Riệp (Seam Reap).
• Vị trí địa lý: Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương,
phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông giáp
Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam
giáp biển (400 km). Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính
(Tônlê Thom, Tônlê Sap và Vịnh Thái Lan). Phân bố địa hình:
đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập trung ở hướng Nam và Đông
Nam, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước. (đưa ảnh bản đồ Việt
nam-Cam vào)
• Dân tộc: Người Khmer (90%), gồm nhiều loại như Khmer giữa
(tiếng Khmer là Khmer Kandal), Khmer Thượng (Khmer Loeur)
và Khmer Hạ (Khmer Krom). Các dân tộc thiểu số: người Mã Lai,
Chàm, Lào, Miến Điện, Việt Nam, Thái Lan, Hoa (10%).(làm biểu
đồ hình tròn chú thích ra ngoài)
• Ngôn ngữ: Tiếng Khmer (95%) là ngôn ngữ chính thức. Mọi công
dân Campuchia được gọi là người mang “quốc tịch Khmer”. Đạo
Phật (khoảng 90% dân số theo đạo Phật) được coi là Quốc đạo.
• Dân số: xấp xỉ 13,38 triệu người (nam 6,5 triệu, nữ 6,9 triệu) với tỉ


lệ tăng dân số 1,54%/năm (2008).
• Thu nhập bình quân đầu người: 818 USD năm 2008 (số liệu của
IMF)
Quan Hệ Việt Nam-Campuchia
1. Lịch sử quan hệ Việt Nam-Campuchia
• Việt Nam có chung đường biên giới dài 1.137 km với
Campuchia. Trong lịch sử, Campuchia đã bị mất đất về tay Việt Nam
và phải triều cống cho Việt Nam.
• Vào thế kỉ 19, cả hai đều trở thành thuộc địa của thực dân Pháp và
cùng với Lào tạo thành Đông Dương thuộc Pháp. Năm 1930, Đảng


Cộng sản Đông Dương ra đời, sau một thời gian lãnh đạo đã tách ra
thành 3 đảng độc lập (Đảng Lao động Việt Nam năm 1951; Đảng
Nhân dân cách mạng Lào năm 1955; Đảng Nhân dân cách mạng
Khmer năm 1951). Những nhà yêu nước của cả Việt
Nam và Campuchia đã cùng cộng tác để chống Pháp trong chiến tranh
Đông Dương (1945-1954) nhằm mục đích dành độc lập cho mỗi dân
tộc


Từ 1954-1970, chính quyền Xi-ha-núc thực hiện chính sách hoà bình
trung lập tích cực, từng bước có quan hệ tốt với các lực lượng cách
mạng Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước và thống
nhất tổ quốc của Việt Nam. Tháng 3/1965, Hội nghị nhân dân các
nước Đông Dương họp ở Phnôm Pênh, Mặt trận đoàn kết chống Mỹ
của nhân dân các nước Đông Dương được hình thành. Hai nước thiết
lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967




Từ tháng 4/1975-7/1/1979: Chế độ diệt chủng Pôn-pốt cầm quyền ở
Campuchia. Chúng thi hành chính sách thù địch với Việt Nam, gây ra
nhiều cuộc xung đột ở khu vực biên giới Tây Nam và tiến hành cuộc
chiến tranh biên giới chống Việt Nam. Khi Việt Nam tiến quân vào
Campuchia năm 1979,đã đẩy lùi được Khmer Đỏ,một chế độ hà khắc
với những chính sách tàn ác đã giết hại gần 1.7 triệu người
Campuchia. Tuy nhiên, VN không rút quân ngay. Ngày 7/1/1979,
nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ra đời, và Việt Nam bắt đầu thời
kỳ hơn 10 năm đóng quân và ảnh hưởng (Việt Nam muốn diệt hoàn
toàn tàn quân Khmer Đỏ chứ không chỉ làm sụp đổ chính quyền cầm
quyền). Bản thân VN cũng cho rằng đây là một sai lầm chiến lược vì
Việt Nam đã “dính líu quá sâu và quá lâu vào vấn đề Campuchia”
(Hồi ký Trần Quang Cơ). Trong khi người Việt gọi đây là cuộc giải
phóng nước láng giềng anh em và giúp bạn xây dựng đất nước, thì
chính bản thân người Cam và hầu hết các tư liệu lịch sử ngoài biên
giới VN lại cho rằng đây là cuộc xâm lược .Cuối 1989, Việt Nam rút
hết quân khỏi Campuchia.



Việt Nam và CHND Campuchia đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch
sử năm 1982, Hiệp ước về Nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới


quốc gia giữa hai nước năm 1983, Hiệp định về quy chế biên giới năm
1983, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam-Campuchia
năm 1985; (nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng
Hun Xen tháng 10/2005, hai nước đã ký Hiệp ước Bổ sung Hiệp ước
Hoạch định Biên giới Quốc gia năm 1985).



Tháng 10/1991, Việt Nam tham gia ký Hiệp định Pa-ri về Campuchia.
Tháng 5/1993, Campuchia tiến hành Tổng tuyển cử do LHQ tổ chức
bầu Quốc hội lập hiến, sau đó Chính phủ Hoàng gia Campuchia được
thành lập.



Từ năm 1993 đến 2006, quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng
được củng cố và phát triển về mọi mặt. Đặc biệt, tại chuyến thăm
Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên
đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới
theo hướng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn
diện, bền vững lâu dài”.
2. Quan hệ ngoại giao

Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước đã ngày
càng phát triển tốt đẹp, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai
nước.
Hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến thăm viếng lẫn nhau của
lãnh đạo cấp cao hai nước như chuyến thăm Campuchia của Chủ
tịch nước Trần Đại Quang (tháng 6/2016); Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân (tháng 9/2016); chuyến thăm chính thức
Việt Nam của Thủ tướng Samdech Hun Sen (tháng 12/2016)…
Hợp tác về giáo dục - đào tạo, viễn thông, nông - lâm - ngư nghiệp,
du lịch, tài chính, ngân hàng, y tế, hàng không, năng lượng, dầu
khí… được quan tâm đẩy mạnh. Cụ thể, tính đến đầu năm 2017, có
gần 4.000 sinh viên Campuchia đang học tập và nghiên cứu tại Việt
Nam.

Khách du lịch Việt Nam đến Campuchia tiếp tục đứng vị trí thứ
nhất trong số khách nước ngoài đến Campuchia, liên tiếp trong 8


năm qua. Thương mại hai nước đạt gần 3 tỷ USD trong năm 2016.
Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng; công tác
phân giới cắm mốc biên giới trên bộ tiếp tục được thúc đẩy một
bước và giao lưu giữa các địa phương có chung biên giới ngày càng
sôi động.
Hai bên đã trao đổi và thỏa thuận về phương hướng và các biện
pháp nhằm gia tăng hơn nữa hợp tác toàn diện giữa hai nước trong
thời gian tới. Theo đó, hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác giáo dục,
chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo; thúc đẩy hợp tác kinh tế,
thương mại và đầu tư, đồng thời quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp
tháo gỡ khó khăn, triển khai hiệu quả các dự án đã được cấp phép
và sớm ký kết các thoả thuận hợp tác mới để phấn đấu nâng kim
ngạch thương mại hai nước đạt 5 tỷ USD trong thời gian tới.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh
vực như tài nguyên môi trường, nông - lâm - ngư nghiệp, năng
lượng, dầu khí, lao động, y tế... và triển khai kết nối hai nền kinh tế,
nhất là trong lĩnh vực giao thông, viễn thông, tài chính, ngân hàng
và du lịch như thỏa thuận của Thủ tướng Chính phủ hai nước.
Hai bên nhất trí thực hiện hiệu quả Hiệp định Khuyến khích, bảo hộ
đầu tư, sớm ký Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định
Thương mại biên giới thay thế Hiệp định Mua bán, trao đổi hàng
hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia, Hiệp
định Hợp tác lao động, Bản Ghi nhớ về chiến lược hợp tác giao
thông vận tải giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn 2030.
Hai bên khẳng định quyết tâm sớm hoàn thành công tác phân giới
cắm mốc biên giới trên bộ nhằm xây dựng đường biên giới hòa

bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển; nhất trí tiếp tục hợp tác chặt
chẽ trong công tác tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ
quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong thời kỳ chiến tranh ở
Campuchia; khẳng định lại nguyên tắc không cho phép bất kỳ lực
lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ nước này để tiến hành các hoạt
động chống phá an ninh nước kia.


Hai bên cũng nhất trí thực hiện việc đảm bảo các quyền chính đáng
của kiều dân hai nước được làm ăn, sinh sống bình thường như các
kiều dân khác tại mỗi nước.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng bền
vững nguồn nước sông Mekong; tăng cường hợp tác với các nước
trong khuôn khổ Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Ủy hội
Sông Mekong (MRC), Tam giác Phát triển ba nước Campuchia Lào - Việt Nam (CLV) và hợp tác bốn nước Campuchia - Lào Myanmar - Việt Nam (CLMV), Chiến lược Hợp tác kinh tế ba dòng
sông Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS)… Hai bên
nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong khuôn khổ ASEAN,
ASEM và các diễn đàn quốc tế khác.
Hai bên tiếp tục triển khai hợp tác trong thời gian tới, đưa mối quan
hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền
vững lâu dài giữa hai nước ngày càng phát triển bền vững.
2.1.

Về Kinh Tế, Văn hóa

Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng gần gũi với
hơn 1.000 km đường biên giới chung và "sợi dây tự nhiên" - sông
Mekong liên kết. Campuchia có 9 tỉnh biên giới giáp với 10 tỉnh
của Việt Nam. Giữa 2 nước có 10 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu
quốc gia, có 25 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, địa hình bằng

phẳng, hệ thống kênh rạch tốt, đi lại rất thuận tiện… Đây là những
điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác kinh tế,
thương mại song phương.
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, quan hệ hợp
tác kinh tế thương mại giữa hai nước còn nhận được sự quan tâm
đặc biệt của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Tại các cuộc gặp gỡ giữa
Lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên đều khẳng định tầm quan trọng
của hợp tác kinh tế, thương mại và cam kết tiếp tục mở rộng, nâng
cao hiệu quả hợp tác cho tương xứng với mong muốn và tiềm năng
to lớn của hai nước. Lãnh đạo cấp cao của hai nước đã nhất trí
quyết tâm đưa kim ngạch thương mại hai chiều tăng gấp hai lần, đạt
5 tỷ USD trong thời gian tới.


Quyết tâm và mong muốn của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã
được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Đã có nhiều hiệp định,
thỏa thuận tạo thuận lợi về kinh tế, thương mại được hai nước ký
kết từ năm 1994 cho đến nay. Một số hiệp định quan trọng có thể kể
đến như: Hiệp định về Hợp tác kinh tế thương mại (1994); Hiệp
định về thành lập Uỷ ban Hỗn hợp về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ
thuật (1994); Hiệp định Thương mại (1998); Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư (2001); Hiệp định mua bán, trao đổi hàng
hoá và dịch vụ thương mại khu vực biên giới Việt Nam Campuchia (2001), Hiệp định quá cảnh hàng hóa (2008)… và gần
đây nhất là Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại Việt Nam Campuchia giai đoạn 2012-2013 được ký ngày 17/2/2012. (nhiều
hiệp đinhk đã được kí)
Hai bên nhất trí thực hiện hiệu quả Hiệp định Khuyến khích,
bảo hộ đầu tư, sớm ký Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định
Thương mại biên giới thay thế Hiệp định Mua bán, trao đổi hàng
hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia, Hiệp
định Hợp tác lao động, Bản Ghi nhớ về chiến lược hợp tác giao

thông vận tải giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn 2030.
Khách du lịch Việt Nam đến Campuchia tiếp tục đứng vị trí thứ
nhất trong số khách nước ngoài đến Campuchia, liên tiếp trong 8
năm qua. Thương mại hai nước đạt gần 3 tỷ USD trong năm 2016.
Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng; công tác
phân giới cắm mốc biên giới trên bộ tiếp tục được thúc đẩy một
bước và giao lưu giữa các địa phương có chung biên giới ngày càng
sôi động.
Hợp tác kinh tế giữa hai nước đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận, Việt Nam hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ ba và
đứng thứ năm trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Campuchia.
Về thương mại, việc thông thương qua các cửa khẩu đã có
nhiều thuận tiện, số phương tiện, người và hàng hoá qua lại tăng
theo từng năm, tác động tích cực tới thương mại hai nước. Kim
ngạch thương mại song phương trong năm 2015 đạt 3,370 tỷ USD.
Quý I/2016, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 944,6 triệu USD


(tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015). Hai nước phấn đấu đạt mục
tiêu kim ngạch thương mại 5 tỷ USD trong thời gian tới.
Campuchia đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam.
Nhóm các mặt hàng công nghiệp (sản phẩm từ sắt thép, phân bón,
dệt may, máy móc thiết bị phụ tùng, chất dẻo…) là nhóm mặt hàng
chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
Campuchia.
Đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đã liên tục tăng theo
hàng năm, trải rộng trên 16/25 khu vực tỉnh/thành phố của
Campuchia trong thời gian qua. Tính đến tháng 5/2016, Việt Nam
đã đầu tư vào Campuchia 172 dự án, là nước đứng thứ 5 trong tổng
số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Campuchia. Hoạt động

đầu tư của Việt Nam trải khắp trên 15 ngành lĩnh vực của
Campuchia. Trong đó, tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực nông, lâm
nghiệp; năng lượng; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; bưu chính,
viễn th ông ; chế biến, chế tạo, vận tải kho bãi, thương mại xuất
nhập khẩu, y tế, xây dựng… Về du lịch, du khách Việt Nam vẫn
luôn đạt số lượt người cao nhất sang Campuchia hàng năm . Năm
2015 có khoảng 1 triệu lượt khách Việt Nam thăm Campuchia,
khách Campuchia sang Việt Nam đạt khoảng gần 210.000 lượt
khách.
Bên cạnh đó, các cơ chế hợp tác song phương: Ủy ban Hỗn hợp
Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật đã họp được 14 kỳ, Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh
biên giới Việt Nam-Campuchia đã họp được 8 lần. Các Bộ, ngành,
địa phương liên quan của hai nước cũng được quan tâm thúc đẩy,
hỗ trợ lẫn nhau về phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu văn hóa,
hợp tác y tế và giao lưu nhân dân, thường xuyên gặp mặt, ký kế
hoạch hợp tác thường niên
VD: Tỉnh Kon Tum đã tổ chức phiên chợ bán hàng Việt về huyện
biên giới, tổ chức hội chợ thương mại và hàng tiêu dùng ở hội biên
giới nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, quảng bá sản phẩm cho
người tiêu dùng trong tỉnh và các nước bạn như Lào, Campuchia,...
Hiện có 1 doanh nghiệp Kon Tum đầu tư tại tỉnh Rattanakiri
là Công ty TNHH Quốc Vỹ liên doanh với XNTN Đức Cường


(Gia Lai) thực hiện dự án trồng, chăm sóc và kinh doanh cây cao
su tại huyện Andongmeas, tỉnh Rattanakiri với nguồn vốn đầu tư
62 tỷ 350 triệu đồng.
Các hoạt động giao lưu văn hóa đã được các cấp, các ngành chú
trọng; tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong công tác

phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại khu
vực biên giới, phòng chống HIV/AIDS.
 Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng chính là những

khó khan
Hàng trăm người mỗi ngày vượt biên qua các cửa khẩu tại Long
An để sang Campuchia đánh bạc. Giấc mơ đổi đời chưa thấy nhưng
hàng loạt tệ nạn như trộm cướp, bắt cóc, tống tiền, tự tử… đã thường
xuyên xảy ra.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Long An, tại các khu vực biên
giới Campuchia giáp với cửa khẩu Mỹ Quý Tây- Đức Huệ và cửa
khẩu Bình Hiệp- Thị xã Kiến Tường có 7 casino và 80 trường gà đang
hoạt động. Tất cả các địa điểm đỏ đen trên đều do phía Campuchia mở
ra và quản lý. Tại đây, các đối tượng chủ yếu hoạt động chơi bài, cá
độ bóng đá, ghi số đề theo một hệ thống chuyên nghiệp.
Để lôi kéo khách hàng, các casino đều phục vụ ăn uống miễn
phí, cho vay tiền đánh bạc, chi trả các chi phí qua lại qua biên giới.
Ngoài ra, các đối tượng dẫn dắt người đến tham gia tại các tụ điểm
trên cũng được nhận từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/người. Do
“cơ chế” tốt nên hàng ngày có hàng trăm người dân kéo về đây để
thỏa mãn cơn bạc và ôm mộng làm giàu bất chính.
Tại cửa khẩu Mỹ Quý Tây - Đức Huệ hiện có 4 bãi giữ xe, có
khoảng 150 người chạy xe ôm đưa rước người sang Campuchia. Nếu
khách hàng có hộ chiếu thì có người đưa qua cửa khẩu với số tiền
80.000 đồng/lượt. Nếu khách không có hộ chiếu các “cò” sẽ đưa qua
bằng đường mòn với số tiền 300.000 đồng/lượt. Số tiền trên được chủ
các sòng bài, trường gà chi trả. Số người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu
khoảng 650-680/người/ngày (nam chiếm 45%, nữ chiếm 55%).
Trong đó, dân trong tỉnh chiếm 15%, ngoài tỉnh chiếm 85%
(chủ yếu từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh,



Bến Tre, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đồng Tháp). Tại cửa khẩu Bình Hiệp
có khoảng từ 70 đến 80 người/ngày (nam 40%, nữ 60%) người dân
trong tỉnh khoảng 10-20 người còn lại là ngoài tỉnh, hình thức bằng hộ
chiếu, hằng ngày nghỉ qua đêm ở Campuchia khoảng 25-30 người chủ
yếu là dân các tỉnh đi An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang.
Tình trạng người dân ồ ạt kéo qua Campuchia chơi bài đã gây
ra nhiều tệ nạn nghiêm trọng. Nhiều gia đình tán gia bại sản phải cầm
cố tài sản khiến nợ nần chồng chất. Nhiều con bạc cũng bị “bắt cóc”
lại sòng bạc để đợi tiền chuộc khiến an ninh khu vực bất ổn trong suốt
nhiều năm qua.
2.2.

Về an ninh quốc phòng

Được tăng cường, hai bên phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông
tin, giải quyết tốt các vụ việc phát sinh trên biên giới, tăng cường,
duy trì tuần tra chung trên biển, hợp tác chặt chẽ trong công tác tìm
kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt
Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia;
Tiếp tục khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng
thù địch sử dụng lãnh thổ nước này chống phá an ninh, ổn định của
nước kia.
Hai bên phấn đấu hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới
trên bộ vào thời gian sớm nhất.
Hai nước đã phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cất bốc và
hồi hương liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh
tại tỉnh Rattanakiri về nước. Từ năm 2011 đến nay đã cất bốc được
77 hài cốt liệt sỹ hy sinh tại Campuchia hồi hương về nước.

VD:Tỉnh Kon Tum cũng đã dành các nguồn lực để hỗ trợ lực
lượng quân đội và nhân dân tỉnh Rattanakiri, Campuchia: Cấp cho
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức khảo sát và khám bệnh, cấp thuốc,
tặng hàng cứu trợ cho nhân dân các huyện giáp biên thuộc tỉnh
Rattanakiri (Campuchia) với tổng kinh phí trên 250.000.000đ, hỗ
trợ xây nhà làm việc cho Đồn biên phòng Kon Tui Neak trị giá 1 tỷ
đồng.


Hai bên duy trì trao đổi thông tin về tình hình hoạt động của
tội phạm ma tuý và các loại tội phạm khác; xây dựng kế hoạch phối
hợp đấu tranh với các hoạt động buôn bán vũ khí, chất nổ, chất
cháy, chất ma tuý, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới.
Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân hai
bên biên giới nắm vững chủ trương của hai Nhà nước về phân giới,
cắm mốc biên giới, không xâm canh, xâm cư qua biên giới, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác phân giới, cắm mốc. Tính đến nay, biên
giới Việt Nam - Campuchia cơ bản đã hoàn thành công tác phân
giới cắm mốc trên thực địa, hai bên đã cắm xong 25 vị trí/30 cột
mốc; phân giới đường biên giới được trên 120
2.3.

Về giáo dục

Năm 2015, chính phủ Việt Nam cấp cho chính phủ Campuchia
1.045 suất học bổng dài hạn và ngắn hạn các chuyên ngành kinh tế,
văn hóa, khoa học, kĩ thuật, quốc phòng, an ninh...
Có khoảng 3000 lưu học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục
ĐH Việt Nam diện hiệp định và diện tự túc, trong đó số sinh viên
học sau DDH chiếm khoảng 20-25%. Các chuyên ngành thu hút

nhiều sinh viên campuchia là y, dược, nông nghiệp, kinh tế, kiến
trúc, kĩ thuật-công nghệ...
Với lưu học sinh Việt Nam tại Campuchia, theo diện hiệp định,
hằng năm chính phủ Campuchia cấp khoảng 15 suất học bổng cho
cán bộ, SV Việt Nam theo học tại các trường ĐH của Campuchia
bậc ĐH. Ngoài ra Campuchia cũng cấp cho Việt Nam khoảng 20
học bổng ngắn hạn học tiếng khmer trong vòng 2 năm tại
Campuchia. và có khoảng 200 sinh viên Việt Nam đang học tập tại
Campuchia.
Chung tay tăng cường hiệu quả hợp tác.
Theo đánh giá của các đại biểu, bên cạnh những thuận lợi, vẫn
còn những khó khăn trong đào tạo du học sinh Campuchia như chế
độ học bổng của lưu học sinh diện hiệp định còn khá khiêm tốn so
với chi phí sinh hoạt và học tập của du học sinh Lào và Campuchia.


Điều kiện sinh hoạt và học tập tại 1 số cơ sở đào tạo còn khó
khăn, đặc biệt là chỗ ở cho lưu học sinh còn chật chội, thiếu thốn.
Sinh viên campuchia chưa được học Tiếng Việt như 1 ngôn ngữ
trong suốt quá trình học ĐH tại Việt Nam. Việc trao đổi đoàn công
tác cấp bộ còn ít nên công tác triển khai thực hiện các thỏa thuận
hợp tác còn hạn chế. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lí với
cơ sở đào tạo chưa chặt chẽ.
Tại hội nghị, các đại biểu đề xuất một số các giải pháp nhằm
tăng cường hiệu quả hợp tác: Bộ giáo dục và đào tạo cần chủ động
hơn nữa trong việc trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao hằng năm,
nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác. Cần trao đổi thống nhất trong
việc tiếp tục kí Nghị định thư về hợp tác GD giai đoạn 2016-2020
và tiếp tục xây dựng và ký kết các kế hoạch hợp tác hằng năm giữa
hai bộ.

Về thời gian học tiếng Khmer, đối với lưu học sinh Việt Nam đi
học nên có hai khóa học riêng: từ 3-6 tháng cho người đã biết tiếng
Khmer đi học nâng cao (10-15 học bổng) và khoa học 2 năm cho
người chưa biết tiếng Khmer (10-15 học bổng).
Về phía Campuchia, bộ giáo dục, thanh niên và thể thao sớm lập
kế hoạch tuyển sinh và phối hợp với bộ giáo dục đào tạo Việt Nam
tổ chức thi tuyển đầu vào cho lưu học sinh học ĐH. Những thay đổi
chuyên ngành và chuyển trưởng của lưu học sinh phải do bộ giáo
dục thanh niên và thể thao Campuchia quyết định để tránh tình
trạng mất cân đối về đào tạo nguồn nhân lực cho phía Campuchia.

Từ khi có hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giữa Việt
Nam và Campuchia, bộ giáo dục và đào tạo đã nghiêm túc triển
khai, qua đó công tác quản lí lưu học sinh campuchia được đảm bảo
tốt. Các cơ sở có tiếp nhận lưu học sinh Campuchia đã nỗ lực đào
tạo và tạo điều kiện sinh hoạt, ăn ở. Từ đó góp phàn thúc hợp tác
đào tạo giữa Việt Nam và Campuchia đạt được kết quả khả quan.


Sự thành công đó có sự phối hợp, nỗ lực của bộ giáo dục và đào tạo
cùng các bộ, ngành liên quan và cơ sở giáo dục có tiếp nhận lưu học
sinh.
Sự hợp tác và đào tạo giữa Việt Nam và Campuchia có ý nghĩa to
lớn, giúp nước bạn Campuchia phát triển kinh tế, xã hội và qua đó
tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị bền vững giữa hai
nước...Bộ giáo dục và đào tạo sẽ tiếp thu những đề xuất để có giải
pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giáo dục đào tạo Việt NamCampuchia trong thời gian tới.
2.4.

Về Y tế

Sự hợp tác của Việt Nam trong công tác chăm sóc sức
khỏe, đặc biệt trong công tác khám chữa bệnh cho người dân
Campuchia tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh biên giới. Chính quyền các tỉnh giáp biên
hai nước đã hợp tác tốt trong việc kiểm tra, ngăn ngừa, ngăn
chặn các bệnh dịch truyền nhiễm như bệnh Ebola, H1N9,
bệnh đường hô hấp Trung Đông, bệnh Zika, Việt Nam đã tổ
chức nhiều đợt khám chữa bệnh tình nguyện cho người dân
Campuchia và tạo điều kiện cho người dân Campuchia trong
việc qua biên giới để khám chữa bệnh tại các bệnh viện của
Việt Nam.
Phía Campuchia cũng đánh giá cao trong công tác đào
tạo sinh viên Y khoa và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn cho cán bộ y tế của Campuchia.
Việt Nam-Campuchia thống nhất hợp tác trong lĩnh vực u
tế bao gồm: tổ chức hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về
chuyên môn, đẩy mạnh trao đổi thông tin và hợp tác ngăn
chặn dịch bệnh, ngăn chặn và chấn áp buôn bán dược phẩm
giả, dược phẩm kém chất lượng. Việt Nam tiếp tục tạo điều
kiện ưu đãi cho người dân Campuchia qua biên giới khám
bệnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế của Việt Nam, tiếp tục tổ
chức khám chữa bệnh cho người dân Campuchia…
VD: 9/2/2017 chuyển giao công nghệ hội chẩn trực tuyến
cho bệnh viện Campuchia



×