Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN: Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy môn Tiếng Anh lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.91 KB, 18 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá được Bộ
Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong những nhiệm vụ thiết yếu của giáo
dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giaó dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới
và phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Từ nhiều năm nay các trường học Phổ thông đã có những chuyển biến
tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều cuộc hội thảo trao đổi
chuyên đề được giáo viên tích cực tham gia tạo được không khí dạy - học sôi
nổi trong mỗi tiết học. Đổi mới phương pháp dạy học là “cần” và đổi mới kiểm
tra đánh giá là “đủ” chỉ có như thế mới nâng cao được chất lượng dạy và học.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai mặt
quan trọng có quan hệ mật thiết không thể tách rời nhau. Có phương pháp dạy
tốt nhưng kiểm tra - đánh giá không tốt thì kết quả giáo dục không đạt hiệu quả
và ngược lại kiểm tra - đánh giá tốt nhưng phương pháp dạy học không tốt - học
sinh học không hiểu bài, không làm được bài thì hiệu quả cũng như không. Nếu
kết quả kiểm tra đánh giá không phản ánh đúng với năng lực học tập của từng
học sinh, sẽ không thấy được sự nỗ lực cố gắng vươn lên của các em, vô tình
người thầy đã không những không động viên được học sinh vươn lên trong học
tập mà thậm chí còn làm giảm sức phấn đấu, sự cố gắng, niềm tin của của các
em trên con đường lĩnh hội tri thức.
Đổi mới kiểm tra bài cũ (kiểm tra miệng) là khâu hết sức quan trọng
trong đổi mới kiểm tra đánh giá vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên
liên tục. Tuy nhiên lượng kiến thức cần dạy trong các tiết học nhiều, nếu giáo
viên bỏ qua khâu kiểm tra bài cũ trong các buổi dạy, học sinh sẽ dần quên mất
thói quen học bài và quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn,
các em sẽ bị hổng các kiến thức kỹ năng cần có trong mỗi tiết học.
Việc kiểm tra miệng trong các tiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất
cập do áp lực của lượng kiến thức, kỹ năng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên
thời gian dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít. Bên cạnh đó phần lớn học
sinh rất thụ động, học chỉ để đối phó thậm chí một số em do mất kiến thức căn


bản nên lười nhác trong việc học bài cũ. Để giúp các em chủ động hơn trong học
tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ
học, tôi chọn “Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy môn Tiếng Anh lớp 11
trường THPT số 1 Bảo Yên” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1


2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài xác định cơ sở lí luận và các hình thức kiểm tra miệng môn Tiếng
Anh THPT nhằm đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh, giúp học sinh
nhận ra sự tiến bộ của mình khuyến khích, động viên việc học tập của các em,
đồng thời đưa công tác dạy và học đi vào thực chất có chiều sâu, phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Tiếng Anh.
Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm
yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phân đấu không ngừng nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy học
3. Tóm tắt nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải
thực hiện các nhiệm vụ sau:
1- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn các hình thức kiểm tra bài cũ.
2- Thao giảng, kiểm tra thử nghiệm.
3- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm.
4- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh, rút ra những
kinh nghiệm thiết thực trong các hoạt động đổi mới kiểm tra – đánh giá để từ đó
có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp.
1- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Tổng hợp, phân tích lí thuyết về cơ sở lí luận của kiểm tra đánh giá

- Nghiên cứu tài liệu: Tâm lí học
- Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học Tiếng Anh.
- Nghiên cứu các tài liệu về“ Phương pháp dạy học Tiếng Anh”, các tài
liệu chuyên đề về kiểm tra đánh giá đặc biệt các tài liệu hướng dẫn các hình thức
kiểm tra bài cũ
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: Dự giờ tiết học của giáo viên Tiếng Anh có kinh
nghiệm trong đó có sử dụng các hình thức kiểm tra bài miệng phối hợp các
phương pháp dạy họctích cực khác.
- Phương pháp phỏng vấn, phương pháp tham khảo ý kiến đóng góp của
một số giáo viên có kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trực tiếp dạy học một số tiết có sử
dụng các hình thức kiểm tra miệng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực
khác.
2


- Phương pháp điều tra: Giáo viên kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung
bài học của học sinh sau khi vận dụng phương pháp kiểm tra miệng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trung học phổ thông.
- Lớp thực nghiệm: Học sinh lớp 11A1 ở trường THPT số 1 Bảo Yên.
- Lớp đối chứng: Học sinh lớp 11A8 ở trường THPT số 1 Bảo Yên.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi
cấp học THPT tại đơn vị tôi đang công tác .
6. Thời gian nghiên cứu.
Năm học 2015-2016 tại trường THPT số 1 Bảo Yên.

3



PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Qua thực tế giảng dạy có thể thấy kiểm tra, đánh giá là một khâu không
thể thiếu trong quá trình giáo dục, là công cụ quan trọng, chủ yếu để xác định
năng lực, nhận thức của người học, để điều chỉnh quá trình dạy và học, là động
lực của đổi mới phương pháp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc đổi mới kiểm tra miệng là giáo viên không chỉ kiểm tra ở đầu giờ
của mỗi tiết học mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong một tiết học, sẽ làm
giảm áp lực cho học sinh vào đầu tiết học, tạo cho các em một tâm lý học tập
thoải mái, tự nhiên. Đổi mới kiểm tra miệng không chỉ tạo ra một không khí học
tập sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học
đối phó, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh, khuyến
khích học sinh vận dụng linh hoạt các đơn vị kiến thức, kĩ năng đã học vào
những tình huống thực tế đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập.
2. Thực trạng của vấn đề
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc dạy và học ngoại ngữ mà đặc biệt là
Tiếng Anh đang là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước nhà nhằm đáp
ứng được sự phát triển xã hội. Song thực tế cho thấy việc dạy và học ngoại ngữ
vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các trường miền núi.
Trường THPT số 1 Bảo Yên nơi tôi đang dạy học là một trường miền núi
nên phần lớn học sinh trong trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc học Tiếng
Anh. Trong thực tế, để có thể học tốt Tiếng Anh, các em cũng cần phải có nhiều
thời gian để học bài, luyện các kỹ năng như nghe, viết… hay là dành thời gian
đọc sách, báo nâng cao vốn từ vựng cho mình. Tuy nhiên, đối với học sinh
trường Bảo Yên 1, có nhiều em sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh khó
khăn, đông anh chị em, nên sau thời gian học ở trường, trở về nhà các em đều
dành phần lớn thời gian để giúp đỡ gia đình, không có thời gian để học tập. Lâu
dần như thế, nhiều em không nắm được những kiến thức cơ bản, dẫn đến việc

các em sợ học và không yêu thích môn Tiếng Anh. Những điều này dẫn đến ý
thức tự giác học tập của học sinh chưa cao, để đối phó với việc kiểm tra của giáo
viên,các em thường chép bài tập của nhau hay sử dụng sách “Học tốt Tiếng
Anh” mà không chịu khó học từ vựng, làm bài tập hay thực hành các kỹ năng.
Không học, không thực hành, không nhớ dẫn đến là kiến thức của các em sẽ
không được khắc sâu, các em sẽ mau quên đi những kiến thức đã được học, nên
khi áp dụng vào kiểm tra kết quả làm bài thấp.
Nhằm khơi dậy hứng thú trong học của các em và đánh giá đúng năng lực
học tập của các em, giúp các nhận em ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích,
4


động viên việc học tập của các em để các em có thể phát huy được tính tích cực,
chủ động sáng tạo của mình trong học tập, tôi áp dụng những đổi mới cách kiểm
tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh của mình.
Việc kiểm tra bài cũ truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên
bảng trả lời câu hỏi. Việc này vừa tốn nhiều thời gian, nhàm chán lại gây tâm lý
căng thẳng cho học sinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng
một lúc. Có thể các em sẽ cố gắng học thuộc một bài hoặc chuẩn bị một bài để
xung phong lên bảng cho có điểm miệng, lần sau không cần phải học bài nữa,
Vì vậy không thể đánh giá được khả năng của học sinh, làm cho học sinh lười
nhác, thụ động trong học tập, chất lượng dạy và học không cao.
Đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh là trong suốt
quá trình dạy bài mới, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi phát vấn trao đổi
với học sinh và xem đó là một hình thức kiểm tra miệng tích cực, khuyến khích
cho điểm những học trò có câu trả lời hay, sáng tạo hay những em có những biểu
hiện cố gắng trong việc trả lời các câu hỏi…. Bằng cách này sẽ khuyến khích
học sinh tham gia xây dựng bài , tạo được môi trường học tập cho các em, giúp
các em từng bước tự tin hơn trong việc học môn Tiếng Anh. Đổi mới kiểm tra
miệng cũng giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và

điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng
cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
Muốn thực hiện được việc kiểm tra miệng đạt kết quả, công tác chuẩn bị
của giáo viên rất quan trọng, đặc biệt là chuẩn bị bài soạn. Bài soạn phải khơi
dậy sự sáng tạo của học sinh. Giáo viên phải lựa chọn nội dung, tình huống có
vấn đề không chỉ dừng lại ở kiến thức có trong SGK mà còn phải lựa chọn
những nội dung, tình huống nào cho phù hợp với khả năng tự phát huy tính tích
cực của từng học sinh. Học sinh phải huy động vốn tri thức đã có, vận dụng
phương pháp tư duy lôgic để giải quyết vấn đề. Hệ thống câu hỏi cần chính xác,
rõ ràng để tránh cho học sinh hiểu nhầm dẫn đến việc trả lời lạc đề gây mất
hứng thú cho các em. Mặc dù câu hỏi và cách giải quyết vấn đề đã được giáo
viên chuẩn bị trước, nhưng tùy theo tình hình học tập của học sinh trong buổi
học, tùy theo năng lực của từng học sinh mà giáo viên có thể thay đổi câu hỏi và
cách giải quyết vấn đề cho phù hợp, khuyến khích được tất cả các đối tượng học
sinh tham gia trả lời câu hỏi .
Đổi mới kiểm tra miệng yêu cầu học sinh sau mỗi bài học về nhà cần học
bài cũ để nắm được trọng tâm bài học, làm bài tập SGK, sách bài tập, và tài liệu
tham khảo nếu có. Đồng thời các em phải chuẩn bị bài mới bằng cách đọc lướt
qua nội dung bài học mới, xác định nội dung chính của bài và tập trả lời các câu
hỏi trong SGK.
5


3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1. Kiểm tra miệng truyền thống
Giáo viên thường chỉ tiến hành ở đầu tiết học, trước khi bắt đầu bài mới.
Kiểm tra nội dung của bài học vừa học ở tiết học trước đó của môn học. Học
sinh mang vở ghi, vở bài tập lên bảng, giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời theo
yêu cầu, GV nhận xét cho điểm và củng cố bài cũ, giới thiệu bài mới.
3.2. Đổi mới kiểm tra miệng theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

Giáo viên có thể thực hiện trong nhiều thời điểm khác nhau trong tiết học
như ở đầu tiết học để kiểm tra bài học cũ, việc chuẩn bị bài mới hoặc có thể
kiểm tra một kiến thức cũ có liên quan đến bài mới, đặt câu hỏi phát vấn trong
quá trình dạy, hay củng cố nội dung chính trong bài học…. Phạm vi kiểm tra
miệng theo hướng đổi mới rộng hơn, thậm chí ở lớp dưới, cấp học dưới, có tính
hệ thống, liên quan đến nội dung bài đang học. Giáo viên có thể khai thác ưu thế
trực quan của các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu… để áp
dụng các hình thức kiểm tra như trắc nghiệm khách quan, xem băng đĩa và nhận
xét hay thông qua các trò chơi, đóng kịch...
Thực hiện đổi mới kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực hiện vào
đầu của mỗi tiết học với các câu hỏi phát vấn bám sát vào nội dung kiến thức
của bài học trước mà tùy theo từng kỹ năng, kiến thức có thể thực hiện việc
kiểm tra vào đầu, giữa hay cuối của tiết học. Nếu giáo viên muốn việc kiểm tra
miệng đạt kết quả thì cần có những chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy của mình như
sau:
Với giáo viên.
* Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng.
Yêu cầu đầu tiên là giáo viên phải bám sát mục tiêu bài học và chuẩn kiến
thức, kĩ năng cần đánh giá. Xác định thật chính xác cần kiểm tra những gì, xác
định được mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được trong
quá trình học tập. Cần đưa ra các câu hỏi chính xác, rõ ràng để học sinh không
trả lời lạc đề.
Trong mỗi tiết dạy giáo viên có thể thiết kế lại các yêu cầu ,bài tập trong
sách giáo khoa hay ra các bài tập tương tự phù hợp với đối tượng học sinh trong
lớp để có thể đánh giá học sinh ở 3 cấp độ nhận biết, thông hiểu và vận dung.
Phần chuẩn bị này của giáo viên cũng tránh cho các em phụ thuộc vào
các lời giải trong sách “Hướng dẫn học tốt” hoặc các đáp án đã được điền vào từ
trước nhằm đối phó với giáo viên.
Giáo viên cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, kết hợp linh hoạt giữa
các dạng bài kiểm tra tự luận truyền thống với các dạng bài kiểm tra khác để

tăng cường tính chính xác, khách quan trong đánh giá kết quả học tập của học
6


sinh. Tránh cho học sinh cảm giác nhàm chán với một hình thức kiểm tra cứ lặp
đi lặp lại .
* Xây dựng môi trường tốt cho học sinh tham gia kiểm tra miệng.
Đổi tra mới kiểm tra miệng, yêu cầu người giáo viên phải tạo được điều
kiện thuận lợi để học sinh trong quá trình tham gia kiểm tra có thể bộc lộ một
cách tự nhiên đầy đủ nhất những hiểu biết của các em. Giáo viên dựa vào những
câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà hiểu rõ được kiến
thức và kỹ năng thật sự của từng học sinh
Trong đổi mới kiểm tra miệng thái độ và cách đối xử của giáo viên với
học sinh đóng vai trò quan trọng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, hiểu
biết về cá tính học sinh. Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi nếu học
sinh có thiếu sót hoặc sai, giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh, mà
nên xem xét sai sót nào cần sửa ngay cho các em và sai sót nào ơn có thể bỏ qua
nhằm giúp các em tự tin hơn trong học tập. Giáo viên nên thường xuyên khen
ngợi, khích lệ sự cố gắng, sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tham gia kiểm
tra. Sự tế nhị và những lời động viên kịp thời của giáo viên sẽ giúp cho những
học sinh còn thiếu tự tin dần mạnh dạn hơn, làm cho quá trình kiểm tra không
còn gò ép cứng nhắc nữa, các em sẽ tự giác, tích cực tham gia vào quá trình
kiểm tra miệng trong cả tiết học .
Giáo viên nên phối hợp linh hoạt các cách kiểm tra, giáo viên có thể sử
dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng để có thể hình dung được
chất lượng kiến thức thật của học sinh.
Với học sinh.
Chủ động tích cực tham gia vào quá trình kiểm tra. Thường xuyên học bài
cũ, làm bài tập SGK theo yêu cầu của giáo viên. Chuẩn bị tốt cho bài học mới
bằng cách xác định nội dung chính của bài, tìm hiểu các thông tin chính có liên

quan đến nội dung bài học và cố gắng trả lời cho các câu hỏi trong SGK.
3.3. Các cách đổi mới kiểm tra miệng
Như ta đã biết, đổi mới kiểm tra miệng là hoạt động diễn ra thường xuyên,
liên tục trong các tiết dạy. Vì vậy đòi hỏi hoạt động này phải đa dạng, linh hoạt
tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo không khí học tập tự nhiên, sinh động trong
lớp học và giúp cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh học tập có hiệu quả
hơn.
Chương trình Tiếng Anh lớp11 được dạy theo từng kỹ năng, vì thế tuỳ
theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ năng mà
giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng khác nhau cho phù hợp để có
thể huy động được nhiều học sinh tham gia vào quá trình kiểm tra.
- Cách 1: Trả lời câu hỏi về nội dung bài học trước, sau đó dạy bài mới.
7


- Cách 2: Kiểm tra miệng trên giấy: Cho học sinh làm nhanh trên giấy
không quá 5'.Tất cả các em đều phải làm, giáo viên thu bài lại, chấm điểm ở nhà,
nhưng chỉ ghi điểm cho 3 hoặc 4 em.
- Cách 3: Kiểm tra miệng ngay trong lúc giảng bài mới, nếu có kiến thức
nào cần cho các em khắc sâu, giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi có thể là câu hỏi
cho cá nhân trả lời, cặp, hay có thể là hoạt động nhóm. Giáo viên có thể kiểm
tra bằng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận. Giáo viên có thể cho điểm ngay
trong tiết dạy.
a. Đối với việc kiểm tra từ vựng.
Cách 1 ( Kiểm tra đầu giờ hoặc ở phần giới thiệu từ vựng): GV chuẩn bị
tranh (máy chiếu)
- Hs nhìn tranh và trả lời theo yêu cầu của từng câu hỏi.
Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 12- English 11.
Questions: Give the names of these sports .


basketball

volleyball

fencing

weightlifting

8


Cách 2: (GV có thể kiểm tra vào đầu giờ học hoặc sau phần giới thiệu từ
vựng) Gọi 2 hs: 1 hs đọc 5 từ mới liên quan đến bài học bằng tiếng Việt, 1hs
khác nói các từ đó bằng tiếng Anh. Hs thứ nhất lại nói 5 từ khác bằng tiếng Anh,
Hs thứ 2 nói bằng tiếng Việt.
Ví dụ:Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 3- English 11.
Hs 1: bữa tiệc, cây nến, bánh sinh nhật, món quà, đám cưới vàng
Hs 2: party, candles, birthday cake, present/ gift, golden anniversary
Cách 3: (Kiểm tra đầu giờ hoặc trước/ sau phần daỵ từ vựng) GV gọi một
lượt 3 học sinh lên bảng và đưa ra câu hỏi chung cho tất cả, học sinh nào trả lời
được trước thì giáo viên cho phép trả lời. Các học sinh còn lại sẽ trả lời các câu
hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước.
Ví dụ 1. Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 2- English 11
GV gọi 3 hs và đưa ra yêu cầu: “Write a word in English that means: lòng
trung thành
HS 1: đưa từ (loyal)
HS 2: xác định từ loại (adjective)
HS 3: Viết câu hoàn chỉnh có chứa từ đó.
VD: Two friends must be loyal to each other.
Ví dụ 2.Kiểm tra từ vựng của tiết Listening Unit 11- English 11.

GV gọi 4 hs và đưa ra yêu cầu: “Write a word in English that means: có
thể thay thế
HS 1: đưa từ (renewable)
HS 2: xác định từ loại (adjective)
HS 3: đưa ra từ trái nghĩa (nonrenewable)
HS 4: Viết câu hoàn chỉnh có chứa từ đó .
VD: Water power is a renewable resource.
Cách 4 (Kiểm tra đầu giờ hoặc trước/ sau phần daỵ từ vựng): Gọi 4 học
sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo 1 tờ giấy có đánh số thứ
tự từ 1 đến 10, những học sinh trong lớp còn lại sẽ dùng vở nháp để ghi các từ
do giáo viên yêu cầu
GV đọc các từ lần lượt từ 1 đến 10 bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh
ghi các từ đó tương ứng bằng tiếng Anh. Sau đó thu bài của các em này và một
vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm điểm. Mỗi từ đúng tương ứng với 1
điểm
GV cũng có thể áp dụng cách này cho phần kiểm tra Pronunciation của
học sinh, GV phát các handouts có một số từ và yêu cầu học sinh chọn từ có
phần gạch chân đọc khác với các từ còn lại .
9


b. Đối với tiết học Reading.
Cách 1: (Kiểm tra đầu giờ - để dẫn vào nội dung bài học):
Ví dụ: Tiết Reading Unit 8- English 11.
GV chuẩn bị tranh (máy chiếu) hình ảnh về các hoạt động ngày tết - Hs
nhìn tranh và trả lời câu hỏi - 3 phút (Hs làm theo cặp: Hỏi - Đáp).
1. What are they doing?
2. What do you often do at Tet?

Cách 2: GV có thể kiểm tra để lấy điểm miệng ngay trong các hoạt động

While- Reading .
Ví dụ 1: Reading -Unit 9 – English 11: T- F statements
10


- Giáo viên phát handouts, học sinh làm theo cá nhân, đọc bài text rồi bài
tập này trong khoảng 5 phút. Sau khoảng thời gian qui định, giáo viên thu bài
của một số em, Gọi học sinh trả lời và chấm điểm ngay tại lớp.
- Exercise :Decide whether the statements are true (T) or false(F).
1. Thanh Ba Post Office opens at 7.30 a.m every day.
2. You can send a parcel which is less than 31.5 kg.
3. There are only two different ways of sending a letter.
4.You can make a phone call at Thanh Ba Post Office at 10 p.m everyday.
5. The post office offers a special mail service which is particular fast.
Ví dụ 2: Reading -Unit 3 - English 11: Multiple choice:
- Giáo viên phát handouts, học sinh làm theo cá nhân, đọc bài text làm bài
tập trong 4 phút. Sau khoảng thời gian qui định, giáo viên thu bài của một số
em, yêu cầu học sinh trả lời và chấm điểm ngay tại lớp.
- Exercise: Choose the best option:
1. Today Linda is……..year old.
A. six
B. seven
C. eight
D. nine
2. Linda …… toys, clothes from her family and friends on her birthday.
A. receives
B. gives
C. lends
D. borrow
3. In American ,many people over 30 don’t like to talk about their………

A. children
B. age
C. families
D. jobs
4. Husbands and wives give flowers or gifts to each other at the 50 th
wedding anniversaries and they are called………….anniversaries.
A.silver
B. bronze
C.gold
D. glass
Ví dụ 3 : Reading -Unit 1 - English 11: Answer the questions.
Đây là hình thức kiểm tra miệng trên giấy: Cho học sinh trả lời các câu
hỏi trong SGK hoặc các câu hỏi do giáo viên chuẩn bị (4 câu hỏi), Tất cả các em
đều phải làm nhanh trên giấy, thời gian không quá 5 phút, giáo viên thu bài lại,
yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, còn bài kiểm tra GV sẽ chấm điểm ở nhà,
nhưng chỉ ghi điểm cho 3 hoặc 4 em, hình thức kiểm tra này sẽ tránh được việc
các em có điểm rồi lười học bài và chuẩn bị bài.
-Task 3: Answer the questions.
1. What is the first quality for true friendship and what does it tell you?
2. Why are changeable and uncertain people incapable of true friendship?
3. What are the third quality for true friendship and what does it tell you?
4. Why must there be a mutual between friends?
Cách 3: Cách kiểm tra này yêu cầu khá cao, hs cần phải có khả năng ghi
nhớ, phân tích, tổng hợp, nên ở hình thức kiểm tra này tôi gọi những em học
11


sinh khá để hỏi và trả lời về nội dung bài đọc mà các em đã học ở tiết trước
(Không sử dụng SGK). Hs thứ nhất đặt 1 câu hỏi về nội dung trong bài và gọi hs
thứ hai trả lời câu hỏi, Hs thứ 2 sau khi trả lời câu hỏi sẽ đặt ra 1 câu hỏi để hs

thứ ba. Hs thứ 3 trả lời câu hỏi của hs thứ 2 và sẽ đặt ra 1 câu hỏi để hs thứ nhất
trả lời .
Cách kiểm tra này phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều
kiện để kích thích tư duy, tính năng động về mọi hoạt động ở trên lớp theo
hướng “lấy học sinh là trung tâm”. Với cách kiểm tra đổi mới này giáo viên phải
linh hoạt, gợi ý cho học sinh đặt câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần kiểm tra,
để không bị lạc đề và đỡ tốn thời gian .
Cách kiểm tra để tự học sinh đặt câu hỏi này còn có thể áp dụng với cả tiết
Listening, Language Focus .
Ví dụ 4 : Reading -Unit 10 - English 11: Answer the questions.
1. What are the four ways by which human beings are changing the
world?
2.What are the serious consequences of people’s interference with the
environment?
3. What has been done to protect the environment?
c. Đối với tiết học Speaking.
Trong học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng thì Speaking là
một kỹ năng rất quan trọng nhưng học sinh thường rất ngại nói trong các giờ dạy
kỹ năng này, một phần do vốn từ của các em còn hạn chế, một phần do các em
sợ nói sai. Giáo viên tùy theo từng đối tượng hs mà nên có những yêu cầu phù
hợp nhằm khuyến khích và động viên các em mạnh dạn tham gia trong các tiết
thực hành nói. Tùy theo yêu cầu của từng task mà các em có thể thực hành theo
cặp, nhóm hoặc cá nhân. Để khuyến khích các em tham gia thực hành tôi có
thưởng thêm 1 điểm cho các em xung phong thực hành trước lớp theo cặp hoặc
nhóm, đặc biệt là những em học còn yếu, nhút nhát, rụt rè… Với những học sinh
này yêu cầu trong phần kiểm tra miệng của tôi đối với các em chỉ cần thực hành
nói những câu ngắn, đơn giản, những lỗi nhỏ có thể bỏ qua.
Ví dụ 1: Unit 13 : Speaking -Task 1( English 11)
- Với hs còn rụt rè, nhút nhát các em chỉ cần thực hành nói theo mẫu câu
đơn giản: I would like to….. because it is…, but I wouldn’t like to….. because it

is…
Với các em hs khác sẽ thực hành theo cặp như yêu cầu của task 1.
S1: Which of the hobbies would you like to do?
S2: …... I like it best because I find it ……
A: And which one wouldn’t you like to do?
B: …... because………………………
12


Ví dụ 1: Unit 3: Speaking -Task 1( English 11).
Giáo viên yêu cầu hs đọc kỹ phần yêu cầu của task 2, đồng thời khuyến
khích hs khá trong lớp cùng làm mẫu thực hành luôn (cho điểm nếu thực hành
tốt ). Hs thực hành theo cặp ( Hs yếu chỉ cần chọn 3 hoặc 4 việc/hoạt động mà
mình muốn nói tới). Giáo viên đi quan sát và giúp đỡ hs nếu cần. Mời một vài
cặp thực hành trước lớp. Giáo viên và các hs khác nhận xét, chấm điểm về phần
thực hành của các em.
1.Whose pary was it?
It was Nhung’s birthday party
2. What activities did you do there?
I danced with some my frends and played games.
3.Where was the party?
It was held in her sittingroom and it was decorated by balloons and
flowers.
….
Ví dụ 2: Unit 4 : Speaking -Task 2( English 11)
Hs đọc kỹ yêu cầu của task 2. Giáo viên yêu cầu hs chú ý phần thực hành
mẫu của giáo viên và một hs khá trong lớp hoặc 2 hs khá trong lớp (Cho điểm
nếu hs làm tốt). Hs trong lớp thực hành theo cặp. Giáo viên đi quan sát và giúp
đỡ hs nếu cần. Một vài cặp thực hành trước lớp. Giáo viên và các hs khác nhận
xét, chấm điểm về phần thực hành của các em.

Task 2: Work in pairs. Practise the dialogue and make similar
conversation, using the activities that follow.
A.What kind of volunteer work are you participating in ?
B. We are taking part in directing the traffic.
A. What exactly are you doing?
B. We’re helping old people and young children to cross the road or
directing vehicles at the intersections.
A. Do you enjoy the work ?
B. Yes . I like helping people. It is very interesting.
Nếu học sinh thực hiện tốt việc kiểm tra miệng học sinh ở kỹ năng này, sẽ
có tác dụng rất lớn đối việc khuyến khích các em học môn Tiếng Anh .
d. Đối với tiết học Listening.
Một trong 4 kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung, học sinh THPT
nói chung nói riêng, thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học
đó là kỹ năng nghe. Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người
học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những
hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy
không còn mới mẽ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc THPT.
13


Tôi sẽ kiểm tra miệng các em vào đầu giờ của tiết học sau thông qua hình
thức vấn đáp để vừa kiểm tra được kỹ năng nghe, nói vừa kiểm tra được kiến
thức mà các em tiếp thu được từ bài cũ.
Kiểm tra miệng kỹ năng nghe là bài kiểm tra yêu cầu khá cao, học sinh
cần phải có kỹ năng nghe, nói và khả năng phân tích, tổng hợp nên tôi thường
gọi học sinh khá để trả lời một câu hỏi mà các em đã được học và củng cố rất kỹ
trong tiết trước.
Ví dụ 1: Listening Unit 13- English 11.
Các câu hỏi được dùng để kiểm tra miệng (đã được hỏi - đáp và nhấn

mạnh trong tiết dạy trước)
1. What is the writer’s hobby?
2.When did the writer start his hobby?
3. Why does the writer read books?
……
Ví dụ 2: Listening Unit 6- English 11.
Các câu hỏi để kiểm tra miệng đều đã được GV nhấn mạnh ở giờ học
trước.
1. Is the Boston Marathon held every year in the USA?
2.When did the Boston Marathon begin?
3.Who won the first Boston Marathon in the USA?
4.Were women officially allowed to participate in the races?
5. How many countries joined the Boston Marathon in 1984?
e. Đối với tiết học Writing.
Hình thức kiểm tra miệng này nhằm cung cấp thêm vốn từ vựng cho các
em trong kỹ năng viết. Để giúp các em tích cực hơn trong việc học kỹ năng viết,
giáo viên có thể thiết kế lại một số nội dung của bài viết để phù hợp với đối
tượng hs lớp mình, đồng thời tránh được tình trạng học sinh sử dụng sách tham
khảo để đối phó. Gv đưa ra các gợi ý, hs chuẩn bị ra giấy - làm theo nhóm hoặc
cặp, giáo viên thu một số bài, sửa và cho điểm một số cặp hoặc cho điểm theo
nhóm.
Ví dụ: Writing Unit 12- English 11: Using suggested words to write
complete sentences.
Gv đưa ra từ gợi ý để trả lời cho các câu hỏi ở task 3, yêu cầu hs viết
thành câu đầy đủ , mỗi hs được chọn 3 câu - 3 phút, sau đó hs làm việc theo
cặp/nhóm hoàn thiện phần viết cả bài. Gv thu một số bài để chấm tại lớp - sửa
sai cho hs, yêu cầu hs dựa vào thư mẫu, viết thành bức thư mời hoàn chỉnh.
1. I / organise / Vietnamese women Day party / next Saturday.
2. It / at home / 8.00 / this coming next Saturday.
3. I /invite / 10 people.

14


4. people / play cards/ sing karaoke competition/ nice prizes for the
winners.
5. pizzas and Coca-Cola / serve / at the party.
…..
Ví dụ 2: Writing Unit 12- English 11: Guided sentence building
1. We / have / a lot/ things/ do/ prepare/ coming Asian Games
2. We/ build/ one / National stadium/ sports building/ car park
3. We/ widen/ training areas/ roads / sports buildings
4. We/ equip/ hotels/ guest houses/ modern facilities
5. We/ promote/ advertise/ preparations / the Asian Games / the radio/ TV
6. We/ hold / competition / choose an offcial song
7. We/ recruit/ volunteers/ be/ good/ English/ serve the Games
F. Đối với tiết học ngữ pháp ( Language Focus).
Đối với tiết học bài mới, tôi thiết kế lại một số bài tập trong sách giáo
khoa để phù hợp với các đối tượng hs trong lớp, đồng thời ra thêm một số bài
tập mới để củng cố thêm kiến thức cho hs. Hs làm bài theo yêu cầu, Gv gọi học
sinh lên bảng làm bài tập để lấy điểm, Gv thu bài của một số em trong lớp để về
nhà chấm.
Ví dụ 1: Tiết Language Focus -Unit 3 –English 11: Tôi cho thêm một bài
tập để củng cố phần danh động từ và động từ nguyên thể có to .
Exercise: Complete the sentences with the correct form, gerund or
infinitive, using the words in brackets.
1. My uncle enjoys ( listen)……………………to classical music.
2. He want ( buy) ……………….. a new washing machine.
3. Many children like ( eat) …………………….. ice-creams.
4. We refused ( help) …………………that man .
5. Please go on ( call ) ………….. me I don’t mind ( wait)……………..

6. Mr Hung gave up ( smoke)………………… 3 years ago.
7. He decided ( hire)…………….. a taxi because it was too late.
8. We love (fish)……….. at weekend .
Ví dụ 2: Tiết Language Focus -Unit 16 –English 11:
Exercise: Choose the best option:
1.The prisoner …….to have escaped by climbing over the wall.
a. is thought
b. are thought
c. think
d. thought
2. By the end of this month , Thao …………in this company for 3 years
a. will work
b. work
c. will have worked
d. have worked
3. By the time they got home, their children ………out
a. went
b. have gone
c. had gone d. has gone
15


4. Two people ………..to have been seriously injured in the accident.
a. are reported
b. is reported
c. reported d. report
5. We ……… our decision as soon as we come back
a. will make
b. make
c. made

d. would make
6. Tom and Ann haven’t met her since she ……………school
a. has left
b. left
c. leave
d. am leaving
Ví dụ 3: Tiết Language Focus -Unit 2 –English 11:
Choose the underlined part that needs correcting.
1. When I find my purse , someone had taken the money out of it.
A
B
C
D
2. The statue was broken while it was moved to another room.
A
B
C
D
3.When they got home , their son has left the house.
A B
C D
……………
4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào trong quá trình giảng dạy
bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Những kinh nghiệm
này rất phù hợp với chương trình SGK mới, tôi thấy tỷ lệ bài kiểm kiểm tra
miệng trên trung bình cao hơn, ý thức học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt, học
sinh chăm học, chịu khó nghe giảng hơn trước đây. Ngoài những kiến thức giáo
viên đã ghi trên bảng, các em đã biết chọn lựa ghi những kiến thức mà giáo viên
nhấn mạnh trong lúc dạy để bài học đầy đủ hơn, phong phú hơn. So với cách

dạy trước đây thì kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi nhiều
hơn, các em đã biết đặt ra nhiều câu hỏi nhằm tìm hiểu vấn đề sâu hơn, rõ hơn.
Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn
hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội
kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh
có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ
học. Đây cũng chính là những yếu tố đi đến những kết quả tương đối khả quan ở
lớp 11A1 mà tôi đã áp dụng phương pháp kiểm tra này, cụ thể là:

Lớp

TSHS

11A1
11A8

Giỏi

T.Bình

Khá

Yếu

Kém

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

28

5

17,9

14

50

7

25


2

7,1

0

0

33

0

0

5

15,2

24

72,7

4

12,1

0

0


16


PHẦN III. KẾT LUẬN
Từ nhận thức vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục phải gắn liền với đổi
mới kiểm tra đánh giá, mà khâu đổi mới kiểm tra miệng vô cùng quan trọng và
mang tính cấp bách mà giáo viên phải thực hiện thường xuyên để nâng cao chất
lượng giáo dục và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình
lĩnh hội kiến thức. Sau một thời gian áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy không khí
lớp học đã sinh động hẳn, đã tạo được môi trường ngoại ngữ trong giờ học, thái
độ học tập của các em mang tính tự giác cao, các em không còn tư tưởng học chỉ
để đối phó. Hơn nữa kết quả học tập của học sinh cũng được cải thiện đáng kể.
Chính điều đó cũng là động lực giúp giáo viên nhiệt tình, phấn chấn hơn trong
các giờ dạy. Thông qua các hình thức kiểm tra miệng thường xuyên này, giáo
viên sẽ phát hiện được khả năng của học sinh cũng như biết được em nào còn
yếu kém để kịp thời giúp đỡ các em bổ sung kiến thức và kỹ năng. Ngoài ra còn
giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học của mình cho phù hợp với trình độ
hiểu biết, nhận thức của học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc đổi mới kiểm tra miệng
nhằm góp phần đổi mới kiểm tra, đánh giá đã thu được một vài kết quả tuy chưa
được nhiều nhưng bước đầu đã có tính tích cực nhất định trong dạy học. Tuy
nhiên do năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài tôi
viết rất có thể còn chưa trở thành một sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện. Vì vậy
tôi mong nhận được sự đóng góp chân tình của các thầy cô và các bạn đồng
nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Bảo Yên, ngày 5 tháng 6 năm 2016
Người viết sáng kiến

Lý Thị Nga


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD và ĐT, Vụ GD Trung học, Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học,
kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN trong chương trình GD phổ thông năm
2010.
2. Quy chế 40 đánh giá xếp loại học sinh THCS-THPT.
3. SGK ,SGV môn Tiếng Anh
4. SGD& ĐT Thanh Hoá: Tài liệu hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra và xây
dựng câu hỏi bài tập cấp THPT, tháng 3- 2011
5. Nguyễn Thị Phương Hoa – Lý luận dạy học hiện đại.
6. Thái Duy Tuyên – Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB
Giáo dục 2008.

18



×