Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

LUẬT LAO ĐỘNG QUAN TRỌNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.68 KB, 52 trang )

BÀI 5
TUYỂN DỤNG LAO
ĐỘNG

1


I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
Khái niệm về tuyển dụng lao động
Tuyển dụng lao động là một quá trình tuyển chọn và sử
dụng lao động của các cơ quan Nhà nước, các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ
chức và cá nhân do Nhà nước quy định, nhằm đáp
ứng nhu cầu sử dụng lao động của mình.
1.

2


2. Ý nghĩa của việc quy định chế
độ pháp lý về tuyển dụng lao động
Thông qua công tác tuyển dụng lao động, Nhà nước

quản lý được nguồn nhân lực,
Đảm bảo cho người lao động khả năng lựa chọn công
việc phù hợp với trình độ chuyên môn và điều kiện
hoàn cảnh
Đơn vị sử dụng lao động có thể chủ động tuyển chọn,
sa thải, duy trì và phát triển lực lượng lao động cần
thiết


tạo điều kiện cho người lao động thực hiện quyền có
việc làm và nghĩa vụ lao động của mình.
3


3. Thủ tục tuyển dụng lao động
 B1. Trước khi tuyển dụng người tuyển dụng phải có

trách nhiệm giới thiệu nội dung và yêu cầu công việc,
điều kiện lao động, nội quy, tiền lương, tiền công,
tiền thưởng và các chế độ khác
B2. Sau khi nhận đủ hồ sơ của người lao động, người
tuyển dụng phải tiến hành thẩm tra lý lịch, kiểm tra
sức khỏe, trình độ nghề nghiệp.
B3. Người sử dụng lao động tiến hành lập hợp đồng
hoặc cơ quan nhà nước ra quyết định chính thức
nhận vào làm việc đối với tuyển dụng vào biên chế

4


Ở Việt Nam hiện nay có các hình thức tuyển dụng lao

động sau đây :
- Bầu cử
- Tuyển dụng vào biên chế nhà nước
- Tuyển dụng lao động thông qua hợp đồng lao động

5



II. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG - HÌNH THỨC
TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CHỦ YẾU
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Khái niệm, đối tượng áp dụng và các nguyên tắc của hợp
đồng lao động
a.
Khái niệm về hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện
lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao
động (Điều 15 Bộ luật lao động).
Có ba yếu tố cấu thành hợp đồng lao động :
 Có sự cung ứng một công việc;
 Có sự trả công lao động dưới dạng tiền lương;
 Có sự phụ thuộc về mặt pháp lý của người lao động trước
người sử dụng lao động.
1.

6


Hợp đồng lao động có những đặc tính sau đây
:
- Có bồi thường khi vi phạm.
- Là hợp đồng song vụ.
- Thực hiện liên tục và không có hiệu lực hồi tố

nhưng được tạm hoãn trong những trường hợp bất
khả kháng theo pháp luật để được tiếp tục thực hiện

sau đó và có thể ký lại trong điều kiện mới.
- Giao kết và thực hiện trực tiếp, không được giao
người khác làm thay nếu người sử dụng không chấp
nhận, không được chuyển công việc cho người thừa
kế nếu không có chính sách ưu đãi của người sử dụng
lao động
7


b. Phạm vi và đối tượng áp dụng hợp
đồng lao động
Hợp đồng lao động áp dụng cho các đối tượng người lao động
làm công ăn lương sau đây:
 - Người lao động (không phải là công chức nhà nước) làm việc
trong các đơn vị kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp quốc
phòng, các đơn vị kinh tế của lực lượng vũ trang nhân dân.
 - Người lao động làm việc trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc
doanh, làm việc cho các cá nhân, hộ gia đình, làm việc trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
 - Người lao động làm việc trong các công sở nhà nước từ trung
ương đến tỉnh, huyện và cấp tương đương, nhưng không phải
là công chức nhà nước.
8


 Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động quy định tại Điều 4

của Bộ luật Lao động gồm:
a) Những người thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức;
b) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách,

người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban
nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được
Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;
c) Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám
đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong
doanh nghiệp nhà nước;
d) Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;
đ) Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động
theo Quy chế của tổ chức đó;
e) Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các
doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;
g) Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền
công;
h) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức
trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
9


Các tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động
phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động:
 a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật










10

doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
c) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức,
viên chức nhà nước;
d) Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân sử
dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ;
đ) Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân có
sử dụng lao động;
e) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập;
g) Cơ quan, tổ chức, cá nhân, nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam
có sử dụng lao động là người Việt Nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
h) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài


c. Các nguyên tắc của hợp đồng lao
động
HĐLĐ được giao kết phải tuân thủ theo những

nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng
- Nguyên tắc không trái với pháp luật và thỏa ước
lao động tập thể: những thỏa thuận trong hợp
đồng không được trái với pháp luật và thỏa ước
lao động tập thể ở những nơi có ký kết thỏa ước
lao động tập thể.
- Nhà nước đảm bảo những quyền và lợi ích hợp
pháp của hai bên được thể hiện trong hợp đồng

lao động.
11


2. Nội dung, hình thức, các loại hợp đồng
lao động
a. Nội dung của hợp đồng lao động
Nội dung của hợp đồng lao động là tổng thể các quyền
và nghĩa vụ của các bên được ghi nhận trong các điều
khoản của hợp đồng.
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu
sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn
hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao
động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
12


b. Hình thức của hợp đồng lao động
HÌNH THỨC CỦA HĐLĐ

HĐLĐ XÁC LẬP
BẰNG MIỆNG

13

HĐ XÁC LẬP
BẰNG VĂN BẢN



- Hợp đồng bằng miệng (bằng lời nói) chỉ áp dụng với

tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng.
- Hợp đồng lao động bằng văn bản được giao kết
hoàn toàn dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên
và phải lập bằng văn bản có chữ ký của các bên. Văn
bản hợp đồng phải theo mẫu thống nhất do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội ban hành và thống nhất
quản lý.(áp dụng cho loại hợp đồng không xác định
thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến
36 tháng, hợp đồng lao động theo công việc hoặc
theo mùa vụ mà thời hạn xác định dưới 12 tháng )

14


c. Các loại hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một

trong các loại sau đây:
1) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp
đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn,
thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
2) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà
trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm
dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ
đủ 12 tháng đến 36 tháng.
3) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một

công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng.
15


Các bên không được giao kết hợp đồng lao động theo

mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn
dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất
thường xuyên từ một năm trở lên, trừ trường hợp phải
tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân
sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất
tạm thời khác.

16


3. Giao kết hợp đồng lao động
 - Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao

động với người sử dụng lao động.
 - Hợp đồng lao động có thể được ký kết giữa người sử dụng
lao động với người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho
nhóm người lao động; trong trường hợp này hợp đồng có hiệu
lực như ký kết với từng người.
 - Người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao
động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải
bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết.
 - Công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết
thực hiện, không được giao cho người khác, nếu không có sự
đồng ý của người sử dụng lao động.

17


4. Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp
đồng lao động
a. Thực hiện hợp đồng lao động
 Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên phải tuân thủ hai
nguyên tắc cơ bản là: phải thực hiện đúng các điều khoản đã
cam kết trên phương diện bình đẳng và phải tạo ra những điều
kiện cần thiết để bên kia có thể thực hiện các quyền và nghĩa
vụ đó.
 Việc thực hiện hợp đồng của người lao động phải tuân thủ
tính đích danh chủ thể,
 Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh
nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử
dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế
tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng.
18


b. Thay đổi hợp đồng lao động
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu

bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì
phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày.
Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động có thể
được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng
lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động
mới.
Trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa

đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì
tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết
hoặc hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng.
19


c. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Sự tạm hoãn biểu hiện là sự tạm thời không thi hành

các quyền và nghĩa vụ lao động thuộc về người lao
động, hết thời hạn này sự thi hành có thể được tiếp
tục.
thường gọi đây là sự đình ước.

20


Hợp đồng lao động được tạm hoãn thực hiện trong các
trường hợp sau đây:
a) Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các
nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam;
C) Người lao động phải chấp hành quyết định áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
d) Lao động nữ mang thai
e) Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Sau khi hết hạn tạm hoãn
21



5. Chấm dứt hợp đồng lao động
Đây là một sự kiện rất quan trong vì nó thường để lại

những hậu quả rất lớn về mặt kinh tế xã hội
 Vì vậy, để bảo vệ quan hệ lao động và người lao
động, pháp luật xác định rõ các trường hợp chấm dứt
hợp đồng để bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các
bên trong quan hệ hợp đồng lao động.
a. Khái niệm về chấm dứt hợp đồng lao động
Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện người lao
động chấm dứt làm việc cho người sử dụng lao động
do hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt, do
người lao động bị sa thải, hoặc do một trong hai bên
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời
hạn.
22


Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ

Các trường hợp chấm dứt
HĐLĐ

ĐƯƠNG NHIÊN CHẤM
DỨT HĐLĐ

23

ĐƠN PHƯƠNG

CHẤM DỨT HĐLĐ

ĐƠN
PHƯƠNG
CHẤM
DỨT DO Ý
CHÍ CỦA
NGƯỜI
LAO ĐỘNG

ĐƠN
PHƯƠNG
CHẤM DỨT
DO Ý CHÍ
CỦA
NGƯỜI
SDLĐ


b. Hợp đồng lao động đương nhiên chấm
dứt

24

Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt trong những trường
hợp sau đây:
 1- Hết hạn hợp đồng;
 2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
 3- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;
 4- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm

công việc cũ theo quyết định của Toà án;
 5- Người lao động chết; mất NLHVDS, bị tuyên bố chết, mất
tích theo quyết định của Toà án.
 Thêm 3 trường hợp khác: tuổi hưởng lương hưu, NSDLĐ, kỷ
luật sa thải…


c. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trước thời hạn
c1) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người
lao động
 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời
hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo
mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới
12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước
thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc
hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả
thuận trong hợp đồng;
b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời
hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×