Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Luật lao động các bài tập về giải quyết tình huống trong luật lao động các vấn đề thường xuyên gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.43 KB, 7 trang )

1. Tình huống
Nguyễn Văn B sinh năm 1978 là công nhân công ty may Q.
Công nhân Nguyễn Văn B có thời gian tham gia BHXH như sau:
Từ tháng 1/ 2005 đến tháng 6/ 2006 hệ số lương: 1,67 + 0,4 phụ cấp khu vực
Từ tháng 1/ 2007 đến tháng 6/ 2008 hệ số lương: 1,67 ( từ tháng 1/ 2007 BHXH
không đóng phụ cấp khu vực)
Anh nguyễn văn B có ý định xin nghỉ việc tại công ty may Q
Tháng 4/ 2008 anh B chưa thực sự nghỉ việc tại công ty Q, đến ngày 27/4/2008
trên đường đi công tác anh bị tai nạn và tử vong. Gia đình anh đã gọi báo công ty
Q và được công ty hỗ trọ tiền mai táng cho anh Nguyễn Văn B.
Đến tháng 9/ 2009 Công ty Q gọi điện cho gia đình anh B để thủ tục giải quyết chế
độ cho anh B. Tuy nhiên khi tới công ty Người nhà anh B được phòng tổ chức
công ty đưa ra một bản quyết định nghỉ việc với anh B vào 2/4/2008 và hướng dẫn
đề nghị hưởng trợ cấp 1 lần – mẫu 14- HSB . Do không hiều biết về luật BHXH
nên gia đình anh B về quê xin xác nhận và nhận trợ cấp 1 lần. Tuy nhiên khi nhận
chế độ 1 lần ông mới biết rằng nên nhân chế độ tử tuất thì sẽ đúng hơn. Và ông làm
đơn đề nghị hưởng chế dộ tử tuất cho anh B.
2. Phân tích tình huống
Tình huống có những điểm đúng sai như sau:
Anh Nguyễn văn B vẫn làm việc tại công ty may Q đến tháng 4 năm 2008. Và anh
chết 26/4/2008 ( quyết định nghỉ việc 02/4/2008). Như vậy anh B thuộc đối tượng
bảo lưu lao động đóng BHXH theo quy định tại điều 51 luật bảo hiểm xã hội và bị
chết trong thời gian bảo lưu. Gia đình anh đã thông báo cho công ty Q và được


công ty hỗ trợ chi phí mai táng. Như vậy công ty Q đã biết về cái chết của anh B,
công ty cần phải hướng dẫn người nhà anh B làm thủ tục để hưởng chế độ tử tuất
theo điều 63. 67 luật BHXH thay vì làm thủ tục hưởng chế độ 1 lần.
Như vậy có thể thấy rằng với chế độ này đã gây ra hậu quả làm thiệt quyền lợi cho
người lao động, người lao động mất niềm tin vào chế độ BHXH.
3. Phương án


Không thực hiện chi trả 1 lần cho gia đình anh B. Đồng thơi tiếp nhận đơn có xác
nhận của trình quyền địa phương về sự việc trên và làm thủ tục hưởng chế độ tử
tuất cho anh B.
Ưu điểm:
Đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Tạo niềm tin cho người lao động
Nhược điểm:
Nếu thực hiện phương án này thì còn chủ quan, thiếu sự kiểm tra thực tế dẫn đến
làm sai hồ sơ, gây thất thoát ngân sách cho nhà nước.

Tình huống đặt ra:
Nhà chị A ở Bắc Ninh, có 2 chị em, hiện nay, tính đến thời điểm tháng
9/2014, chị A đã và đang đi làm tại một công ty có trụ sở tại Hà Nội (chị A đã làm
cho công ty từ tháng 10/2013 đến nay) và chị A thực hiện đóng bảo hiểm xã hội
đúng theo quy định của công ty và quy định của pháp luật. Tháng 2/2014, em gái
chị A là cô B, do chưa đủ 18 tuổi nên đã mượn hồ sơ của chị A và xin đi làm tại 1
công ty ở quê tại Bắc Ninh. Cô B cũng đã đóng bảo hiểm xã hội ở công ty tại quê,


nhưng tháng 8/2014 cô B đã xin nghỉ việc.
Tình huống đặt ra là, chị A hiện có 2 sổ BHXH cùng đứng tên chị A, nhưng
lại ở 2 tỉnh khác nhau. Hỏi như thế có đúng pháp luật không? Và tình huống này
nên xử lý ra sao?
Giải quyết tình huống:
Trước hết xin khẳng định rằng, chị A đã vi phạm Luật BHXH.
Tuy nhiên trường hợp của chị A vẫn có thể xử lý 1 trong 2 cách như sau:
Cách 1: Em gái của chị A sẽ về công ty cũ để làm thủ tục xin thoái thu thời gian
tham gia do mượn hồ sơ (giả mạo hồ sơ). Vấn đề này được hay không còn tùy
thuộc vào đơn vị và cơ quan BHXH nơi tham gia. Điều này đồng nghĩa với việc
BHXH này sẽ được thu hồi và thực hiện hoàn trả cho đơn vị, người lao động theo

quy định tại Điểm 3.3, Khoản 3 Điều 48 luật Bảo hiểm xã hội.
Cách 2: Sổ đã được chốt thì thực hiện thanh toán BHXH một lần với danh
nghĩa chị A. Tuy nhiên không dám chắc sau này khi thanh toán BHXH một lần
hoặc hưu trí thì có xảy ra vấn đề phát sinh không.
Tuy nhiên, theo tôi, cách tốt nhất là chị A nên thực hiên theo cách 1,nên xem xét
và đồng thời hãy thực hiện đúng Luật BHXH cũng như tuyên truyền cho người
thân, bạn bè thực hiện đúng để sau không bị ảnh hưởng đến quyền lợi.
Tình huống :

Chị Nguyễn Thị B từ tháng 1 đến tháng 6/2014 làm tại 1 công ty A, làm việc với hợp đồng lao
động 6 tháng thay thể chị nghỉ thai sản
Không biết cơ duyên sao chị B từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2014 làm việc tại công ty em cũng dạng
temp thay thế chị nghỉ thai sản


Như công ty trước, chị ấy được hưởng trợ cấp thôi việc mức 1/2 tháng lương = 10tr * 1/2 = 5tr
Với công ty tiếp theo cũng vậy, tổng cộng quá trình làm việc là 12 tháng (với 2 công ty) tổng tiền thôi việc
là 10tr
Nếu với 2 công ty trên đều tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì sau 1 năm không may thất nghiệp
chị B có thể lãnh thất nghiệp số tiền = 180% * 10tr = 18tr

Văn bản:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP
Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là công dân
Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động
quy định tại Điều 3 Nghị định này:
a) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
b) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
Trong khi tại điều 15 đã nói điều kiện để được hưởng BHTN

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị
mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động

TẠI SAO PHẢI QUY ĐỊNH HỢP ĐỒNG THỜI GIAN TỪ 12 THÁNG TRỞ LÊN. CÔNG TY MUỐN CHẾ ĐỘ TỐT
CHO NLD THAM GIA BHTN THEO THÍ DỤ TRÊN CÓ ĐƯỢC HAY KHÔNG?
Câu hỏi:

Trả lời :


Khi tham gia đóng Bảo hiểm thì NLĐ & Cty phải đóng phí BH và hưởng quyền lợi từ quỹ bảo hiểm
(một dạng quỹ tài chính). Tức là hưởng chế độ bù đắp rủi ro sau khi đã thực hiện một nghĩa vụ nộp tiền
phí, Tiền phí này cần thời gian sinh lợi để có khoản chi phí cho đền bù rủi ro. Nếu vừa đóng phí đã hưởng
quyền lợi thì quỹ có khả năng nhanh chóng vỡ dù nó còn có những nguyên tắc tồn tại khác như lấy số
đông bù số ít.

Khi áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc, hai bên không có đóng khoản tiền phí nào cho ai mà nghĩa
vụ nằm hết ở người sử dụng lao động. NLĐ nghỉ việc mà Công ty lại phải trợ cấp là vì Nhà nước muốn
hạn chế việc tự do cho NLĐ nghỉ (mất việc) của NSDLĐ. Đó là cách làm cũ không còn phù hợp (chỉ còn áp
dụng cho một số trường hợp tàn dư hoặc ngoài phạm vi của BHTN) đã được thay thế bởi một cơ chế
tiến bộ hơn là bảo hiểm thất nghiệp.

TÌNH HUỐNG MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
Nội dung tình huống:
Làm gì khi doanh nghiệp không trả sổ bảo hiểm xã hội?
Anh A đi làm tại công ty X từ tháng 1/2013 và anh bắt đầu đóng bảo hiểm
xã hội từ khi đó. Tới tháng 6/2014 vừa qua, anh A xin nghỉ việc và đã được công
ty X thanh toán các quyền lợi. Nhưng đến nay đã qua 2 tháng kể từ khi nghỉ việc,
anh A vẫn chưa nhận được sổ bảo hiểm xã hội, khi anh A hỏi công ty thì được
công ty trả lời cơ quan bảo hiểm chưa chốt sổ.

Anh A phải làm thế nào trong trường hợp này?
Giải thích lại nội dung tình huống:
Anh A đi làm viêc cho công ty X từ tháng 1/2013 tới tháng 6/2014 thì nghỉ
việc. Trong thời gian làm việc, công ty X có đóng bảo hiểm xã hội cho anh A đầy
đủ và anh A được cấp sổ bảo hiểm xã hội. Theo quy định của luật lao động thì khi
nghỉ việc công ty X phải trả sổ này cho anh A, nhưng đã qua 2 tháng mà công ty X
chưa trả anh A sổ. Khi anh A hỏi công ty X thì công ty X trả lời là cơ quan bảo
hiểm chưa chốt sổ. Anh A phải làm gì trong trường hợp này để lấy lại sổ bảo hiểm
xã hội của mình?
Cách giải quyết theo luật lao động:
Theo khoản 1 Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hộ, sổ bảo hiểm xã hội được cấp đối


với từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao
động có trách nhiệm “bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời
gian người lao động còn làm việc” và “trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
khi người đó không còn làm việc”.
Đồng thời, tại khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động quy định “Trong thời hạn
7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm
thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp
đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Người sử dụng lao động
có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những
giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Trong trường hợp của anh A, anh A và công ty đã chấm dứt hợp đồng lao
động theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đã 3 tháng kể từ ngày chấm dứt
hợp đồng lao động mà bạn vẫn chưa nhận được sổ bảo hiểm xã hội. Hành vi người
sử dụng lao động cố tình không trả số bảo hiểm xã hội cho anh A đúng thời hạn đã
vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều

135 Luật bảo hiểm xã hội - “không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo
hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của luật này”.
Vì vậy, nếu anh A có đầy đủ bằng chứng chứng minh phía doanh nghiệp
thiếu trách nhiệm, cố tình chậm trễ việc trả sổ bảo hiểm xã hội, chốt sổ bảo hiểm
xã hội cho bạn thì anh A có thể làm đơn khởi kiện đến tòa án.
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 31; điểm c khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004 thì “tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về
lao động” thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở. Như vậy, anh A có thể nộp đơn khởi kiện doanh nghiệp về việc
chậm trả sổ bảo hiểm xã hội đến tòa án để giải quyết quyền lợi cho mình.




×