Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh cho học sinh lớp 3 (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.37 KB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

ĐẶNG THỊ BÍCH NGỌC

RÈN KĨ NĂNG NHẬN BIẾT BIỆN PHÁP
TU TỪ NHÂN HÓA VÀ SO SÁNH
CHO HỌC SINH LỚP 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S LÊ BÁ MIÊN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN!
Bằng những kiến thức được thầy cô trong nhà trường trang bị trong
suốt thời gian học, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo
tận tình của các thầy cô giáo chúng tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô, đặc biệt là
thầy giáo Lê Bá Miên đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả riêng của bản
thân, không trùng với bất cứ một kết quả nào khác.


Xuân Hòa, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Đặng Thị Bích Ngọc


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 4
PHẦN THỨ NHẤT .......................................................................................... 1
Những vấn đề chung ......................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích ,yêu cầu ...................................................................................... 3
3.1. Mục đích ................................................................................................. 3
3.2. Yêu cầu ................................................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
4. 1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ học ................................................ 4
4. 2. Phương pháp khảo sát thực tế và thống kê số liệu................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
6.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4
6.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5
7. Kế hoạch nghiên cứu.................................................................................. 5
PHẦN THỨ HAI .............................................................................................. 6
Nội dung của khoá luận..................................................................................... 6
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn....................................................... 6
1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 6
1.1. Phép tu từ so sánh ................................................................................... 7
1.2. Phép tu từ nhân hoá ............................................................................... 10
1.3.Khái niệm về kĩ năng ............................................................................. 11
2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14

2.1. Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt 3 ...................................... 14
2.2. Về việc dạy và học của giáo viên và học sinh ...................................... 16
Chương 2: Các kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá ......... 18


1.Rèn kĩ năng đọc văn bản để nhận biết các biện pháp tu từ ...................... 18
1.1. Đọc thầm ............................................................................................... 19
1.2. Đọc thành tiếng ..................................................................................... 20
2.Kĩ năng dựa vào ngôn ngữ để nhận biết các biện pháp tu từ .................... 21
2.1. Kĩ năng dựa vào ngôn ngữ để nhận biết cấu trúc của các biện pháp tu
từ................................................................................................................... 21
2.1.1. Cấu trúc của biện pháp nghệ thuật so sánh ..................................... 22
2.1.2. Cấu trúc của biện pháp nghệ thuật nhân hoá .................................. 29
2.2. Kĩ năng dựa vào từ ngữ để nhận biết các biện pháp tu từ nhân hóa và so
sánh .............................................................................................................. 32
2.2.1. Dựa vào từ ngữ để nhận biết biện pháp nghệ thuật so sánh ........... 33
2.2.2.Dựa vào từ ngữ để nhận biết biện pháp tu từ nhân hoá ................... 34
3.Kĩ năng nhận biết hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá và
so sánh .......................................................................................................... 39
3.1. Hiệu quả nhận thức ............................................................................... 48
3.2. Hiệu quả biểu cảm ............................................................................... 53
3.3. Hiệu quả thẩm mỹ ................................................................................. 58
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 64
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 66


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng thống kê chất lượng về kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ
so sánh ............................................................................................................. 29
Bảng 2: Bảng thống kê chất lượng kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ

nhân hoá .......................................................................................................... 32
Bảng 3: Thống kê các hình ảnh so sánh trong các văn bản Tập đọc
ở lớp 3.............................................................................................................. 39
Bảng 4: Thống kê các hình ảnh nhân hoá trong các văn bản Tập đọc
lớp 3 ................................................................................................................. 44
Bảng 5: Bảng thống kê kết quả khảo sát học sinh lĩnh hội biện pháp tu từ so
sánh.................................................................................................................. 57
Bảng 6: Bảng thống kê kết quả khảo sát học sinh lĩnh hội biện pháp tu từ nhân
hoá ................................................................................................................... 61


PHẦN THỨ NHẤT
Những vấn đề chung
1. Lí do chọn đề tài:
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng,
Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong những
nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển
nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đặc biệt quan trọng đó là
giáo giục những mầm non, những thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Bởi vậy,
giáo dục ngay từ những cấp tiểu học là rất quan trọng.
Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể
hiện. Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người. Chính và thế
mà trong chương trình dạy học ở cấp tiểu học có rất nhiều các biện pháp tu từ
nhằm nâng cao khả năng cảm thụ của các em đồng thời giúp các em thấy
được cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Trong đó biện pháp tu từ so sánh và
nhân hoá góp một phần không nhỏ làm lên điều này.
Một mặt, so sánh có khả năng khắc hoạ hình ảnh và gây ấn tượng mạnh
mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác
dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái

biểu cảm. So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách
kín đáo và tế nhị. Như vậy đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang
chức năng nhận thức và biểu cảm.
Nhờ những hình ảnh bóng bảy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái
kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ
biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh tu từ giúp các em
hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang

1


tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý
thức, yêu quý Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh.
Song song với biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá là một biện pháp tu từ có khả
năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức
miêu tả sinh động, diễn đạt mọi sắc thái biểu cảm của sự vật được liên tưởng
giống như con người.Nhờ những hình ảnh nhân hoá trong thơ ca, đặc biệt là
văn, thơ viết cho thiếu nhi. Biện pháp tu từ nhân hoá giúp các em cảm nhận
được những cái hay, cái đẹp của phép liên tưởng nhằm đi đến phát hiện ra nét
cá biệt giống nhau (nét tương đồng)về thuộc tính, hoạt động giữa con người
và các đối tượng không phải là người từ đó góp phần mở mang tri thức làm
phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý
Tiếng Việt và gìn giữ sự trong sáng Tiếng Việt cho học sinh.
2. Lịch sử vấn đề:
So sánh và nhân hóa là hai biện pháp tu từ khá phổ biến, được dùng
nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn
chương nghệ thuật. Chính vì vậy đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều luận
văn nghiên cứu vấn đề này.
Điểm qua các tác giả có nghiên cứu về hai biện pháp tu từ nhân hoá và
so sánh có những tác giả sau:

Tác giả Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học Tiếng Việt có nghiên
cứu về so sánh và nhân hoá, cấu trúc của biện pháp tu từ nhân hoá, mối quan
hệ giữa các dạng nhận diện của biện pháp nghệ thuật so sánh.
Tác giả Cù Đình Tú trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng
Việt, tác giả nghiên cứu về so sánh và nhân hoá, mối quan hệ giữa các vế.
Tác giả Nguyễn Thái Hoà trong Từ điển tu từ - Phong cách thi pháp
học có nghiên cứu về 2 biện pháp nghệ thuật nhân hoá và so sánh.

2


Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy rằng biện pháp tu từ so sánh và
nhân hoá trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học đã rất nhiều tác giả đề cập
đến ở nhiều phương diện nhưng chưa có tác giả nào hệ thống các kĩ năng
nhận biết các biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh, đồng thời tìm hiểu năng
lực phân tích, cảm thụ và sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh.
Nhằm mục đích khai thác triệt để hiệu quả của biện pháp nghệ thuật nhân hoá
và so sánh trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh khối lớp 3 theo chương
trình sách giáo khoa Tiếng Việt .
3. Mục đích ,yêu cầu:
3.1. Mục đích
Đề tài này của chúng tôi nhằm ba mục đích:
Thứ nhất thông qua đề tài giúp học sinh nhận biết một cách rõ ràng và
chính xác các biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh trong các bài Tập Đọc, Tập
Làm Văn cũng như trong các văn bản khác.
Thứ hai giúp học sinh sử dụng và cảm thụ các biện pháp trong khi viết
văn bản, từ đó cung cấp cho giáo viên những phương pháp, cơ sở để giảng
dạy dạng bài tập này.
Thứ ba là nhằm nâng cao hiệu quả của việc học biện pháp tu từ so sánh
và nhân hoá ở Tiểu học, đặc biệt là lớp 3.

3.2. Yêu cầu:
Để đạt được những mục đích trên, chúng tôi đặt ra các yêu cầu sau:
Đọc và nắm chắc lí thuyết về hai biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh.
Thống kê tư liệu để xem khả năng của học sinh Tiểu học nhận biết các
biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh. Trên cơ sở đó để rèn kĩ năng nhận biết
các biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh cho trẻ.

3


4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để giải quyết tốt mục đích cũng như những nhiệm vụ của đề tài
, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4. 1. Phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ học
Phương pháp này được sử dụng để xem xét và phân tích cơ chế, cấu
tạo của hai biện pháp này.
4. 2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế và thống kê số liệu
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát và thống kê bài làm
của học sinh. Từ đó tìm hiểu xem khả năng nhận biết và tổng hợp các tư liệu
khảo sát qua bài làm của học sinh, tìm ra những lỗi sai, thống kê, phân loại lỗi
sai trong việc sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá cho học sinh. Cụ thể các
bước tiến hành như sau:
Bước 1: Đọc tài liệu lí luận liên quan đến đề tài
Bước 2 : Tiến hành thống kê, thu thập tư liệu nghiên cứu.
Bước 3: Vận dụng lí luận để phân tích, xử lí các tư liệu thống kê.
Bước 4: Viết khoá luận.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Giúp học sinh có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ, đồng thời rèn
luyện những kĩ năng nhận biết, phân biệt, biết các cách so sánh và nhân hoá tu
từ.Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên

có các phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so
sánh và nhân hoá ở lớp 3.
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
6.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hình thành và rèn kĩ năng nhận biết các biện
pháp tu từ nhân hoá và so sánh cho học sinh lớp 3

4


6.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu việc rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ
so sánh và nhân hoá cho học sinh lớp 3.
7. Kế hoạch nghiên cứu:
Tháng 10-2013 đến tháng 11-2013 : Nhận đề tài và hoàn thành đề cương
Tháng 12-2013 đến tháng 01-2014 : Tìm hiểu cơ sở lí luận.
Tháng 01-2014 đến tháng 03-2014 : Thu thập số liệu và tài liệu.
Tháng 03-2014 đến tháng 05-2014 : Xử lí số liệu và tài liệu.

5


PHẦN THỨ HAI
Nội dung của khoá luận
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lí luận:
So sánh và nhân hoá là hai biện pháp tu từ rất quan trọng trong quá
trình hình thành nhận thức, tình cảm và thẩm mỹ cho học sinh. Qua đó, học
sinh sẽ hiểu sâu hơn về thế giới nhân sinh quan cũng như có thể có cái nhìn
sâu sắc và tình cảm đúng đắn về cái đẹp, cái thiện hay cái xấu của cuộc sống.

Hai biện pháp tu từ này đã được rất nhiều các tác giả nghiên cứu .
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc [ 5 ] so sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so
sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai
đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn
toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một
lối tri giác mới mẻ về đối tượng.
Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm bốn yếu tố:
Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh
Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động.
Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh
Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh
Theo tác giả Cù Đình Tú [ 7 ] so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu
hai đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách
hình tượng phẩm chất bên trong của một đối tượng. So sánh tu từ bao giờ
cũng gồm hai vế: vế được so sánh (vế A) và vế so sánh (vế B). Mối quan hệ
giữa vế A và vế B được gắn với nhau theo công thức sau:
A như B (tựa, dường như)
B (hoặc A) bao nhiêu A (hoặc B) bấy nhiêu
A là B

6


Theo tác giả Nguyễn Thái Hoà [ 1 ]so sánh là hình thức diễn đạt tu từ
khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai đối tượng có
một tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mĩ
trong nhận thức của người đọc, người nghe. So sánh gồm bốn yếu tố: cái so
sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh và cái được so sánh.
Về biện pháp nhân hóa :
Theo GS Đinh Trọng Lạc [ 6 ] nhân hóa (còn gọi nhân cách hóa) là

một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc
tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng
không phải là con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần
gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm
tư, thái độ của mình.
Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo hai cách:
Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị
tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người.
Coi đối tượng như con người và tâm tình trò chuyện với nhau.
Cụ thể, trước hết, về biện pháp so sánh.
1.1. Phép tu từ so sánh:
a. Khái niệm:
So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người,
là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định
nhằm tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.
Ví dụ:
a.

Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng.
( TV3, T1, Tr.131 )

b. Cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế.
( TV3, T1, Tr.55 )

7


Các cách so sánh này gọi là so sánh logic. Cơ sở của phép so sánh
logic dựa trên tính đồng nhất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng và mục
đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng.

So sánh tu từ (còn gọi là so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ trong
đó người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét
tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong
nhận thức người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác ,càng tươi lòng vàng.
(TV3, T1, Tr.7)
Ở ví dụ trên, “bà” được ví như quả ngọt đã chín, bà càng có tuổi thì
tình cảm của bà càng sâu sắc, càng ngọt ngào như quả chín cây. Với sự so
sánh này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của
mình đối với bà.
Như vậy, so sánh tu từ khác với so sánh logic ở tính hình tượng, tính
biểu cảm và tính dị loại của sự vật. Nếu như giá trị của so sánh logic là xác
lập được sự tương đương giữa hai đối tượng thì giá trị của so sánh tu từ là ở
sự liên tưởng, sự phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mỹ ở người đọc, người nghe.
Hình thức đầy đủ nhất của so sánh gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tuỳ theo việc so
sánh là tích cực hay tiêu cực.
- Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái
của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phương
diện so sánh.

8


- Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang bằng như
nhau. Ngoài từ “như” còn có các từ “tựa”, “tựa như”, “giống”, “giống như”,
“là”, “như là”, “như thể”…
- Yếu tố (4) là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.

Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt ngữ
nghĩa của nó.
b.Chức năng của so sánh tu từ
- Chức năng nhận thức
Có ai đó cho rằng “Sức mạnh của so sánh là nhận thức”. Thật vậy, bản chất
của sự so sánh là lấy một hình ảnh cụ thể để miêu tả một hình ảnh chưa được
cụ thể.
Chẳng hạn:
- Gầy như cò hương
- Vui như hội
hoặc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chua ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
Nhờ “tiếng hát xa” mà người đọc có thể hình dung ra âm thanh của tiếng suối
và có tình cảm với tiếng suối. Nhờ “vẽ” mà người đọc hình dung ra rõ rệt độ
sáng và đường nét của cảnh rừng với đêm trăng.
- Chức năng biểu cảm - cảm xúc
Bên cạnh chức năng nhận thức, phép so sánh còn có chức năng biểu
cảm - cảm xúc. Trong lời nói này, chúng ta gặp rất nhiều cách ví von rất hay,
rất có hình ảnh, rất thấm thía. Mỗi một sự so sánh là một lời nhận xét mà ít có

9


cách nói nào diễn đạt hiệu quả hơn gầy như mắm, béo như lợn, hôi như cú,
gầy như quỷ…
Rõ ràng cũng nói về biển nhưng nói theo cách bình thường là “Biển rất

rộng và nước có màu xanh thẳm” thì sẽ không tác động nhiều đến người nghe
bằng cách nói ví von của Vũ Tú Nam “Mặt biển sáng trong như tấm thảm
khổng lồ bằng ngọc thạch” (TV3, tr.8). Bởi vì, ở cách nói thứ hai không chỉ
đơn thuần là thông tin, sự kiện mà nó còn thể hiện thái độ của người nói đối
với sự kiện đó. Đúng là cũng nói về biển nhưng qua xúc cảm của nhà văn,
biển trở nên đẹp và có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh trong
khi miêu tả.
Với chức năng biểu cảm, so sánh là “cách nói” dễ đi vào lòng người, dễ
chiếm được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu. So
sánh tu từ chính là một phương thức tạo hình, gợi cảm, là đôi cánh giúp cho
chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của trí tưởng tượng vô cùng phong phú.
Tóm lại, so sánh tu từ có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là một phương pháp làm
tăng hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ. Tất nhiên, mức độ hiệu quả tuỳ
thuộc vào khả năng cụ thể, vào vốn ngôn ngữ và sự rèn kĩ năng thường xuyên
ở mỗi người.
Khoá luận của chúng tôi dựa vào cơ sở lí thuyết của tác giả Đinh Trọng Lạc.
1.2. Phép tu từ nhân hoá
a. Khái niệm:
Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những
hoạt động, tính cách, suy nghĩ…giống như con người, làm cho nó trở nên sinh
động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn.
Ví dụ :
- Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun.
- Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.

10


b. Các hình thức nhân hóa
- Nhân hóa để tả hình dáng

Ví dụ : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai
- Nhân hóa để tả hoạt động
Ví dụ:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
- Nhân hóa để tả tâm trạng
Ví dụ : Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.Cây gạo chấm dứt
những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.
- Nhân hóa để tả tính cách
Ví dụ :
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
( Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo)
Khoá luận của chúng tôi dựa vào cơ sở lí thuyết của tác giả Đinh Trọng Lạc.
1.3.Khái niệm về kĩ năng:
Theo GS. TS Đặng Vũ Hoạt và TS Phó Đức Hoà [ 3 ], trong quá trình
học tập, học sinh tiểu học độc lập di chuyển tri thức thành kĩ năng kĩ xảo. Có
như vậy, các em mới có khả năng vận dụng những điều đã học vào thưc tiễn.
Ở đây , giữa tri thức và kĩ năng, kĩ xảo có mối quan hệ mật thiết với
nhau . Tri thức là cơ sở để hình thành kĩ năng kĩ xảo. Nếu chỉ dừng lại ở chỗ
nắm tri thức thì học sinh sẽ rơi vào tình trạng lí luận suông; tri thức của loài
người sẽ biến thành của người học khi và chỉ khi tri thức đó đã rở thành kĩ
năng kĩ xảo; tuy nhiên nếu chỉ chú ý rèn luyễn kĩ năng , kĩ xảo mà không dựa
vào tri thức thì kĩ năng kĩ xảo đó khó hình thành và nếu có hình thành thì

11


chúng sẽ có tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa, khó có thể vận dụng sáng tạo

linh hoạt được.
Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh luyện tập một cách có
hệ thống , trong đó chú ý uốn nắn các động tác sai lệch và ứng dụng tri thức
vào thực tiễn nhằm giải thích các hiện tượng, nhất là góp phần giải quyết
những vận động do thực tiễn đặt ra một cách sâu sắc. Trong khi luyện tập và
ứng dụng tư duy, giáo viên cần giúp cho học sinh nắm được tri thức khoa học
cũng như tri thức về các tháo tác để có thể rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo có cơ sở
khoa học. Ở bậc Tiểu học, các phương thức nhằm hoàn thiện tri thức ( củng
cố, ôn tập thường xuyên, luyện tập…) có tác động qua lại với nhau và có ý
nghĩa rất quan trọng để đạt được tính bền vững và sự hoàn thiện tri thức đã
học.
- Ôn tập thường xuyên là quá trình liên tục nhắc lại những tri thức đã học,
được thực hiện ngay trong mỗi giờ học, giữ vai trò chủ chốt trong việc học
sinh lĩnh hội vững chắc tri thức.
- Ôn tập khái quát có ý nghĩa đối với tính bền vững tri thức và phát triển trí
tuệ cho học sinh. Kết quả này nhằm giúp cho học sinh nhìn thấy tư tưởng chủ
đạo, tầm bao quát rộng của tài liệu và tính chất sống động của nó.
Các tri thức khi vận dụng sẽ được chuyển hóc thành kĩ năng, kĩ xảo.
Kĩ năng là tri thức về hành động. Trong kĩ năng cần phân biệt rõ hai mặt: kĩ
năng được xem như sự sẵn sang về năng lực áp dụng tri thức vào thực tiễn, và
kĩ năng được xem như hệ thống thủ thuật ( vận động hay trí tuệ ) đảm bảo
năng lực đó. Như vậy, kĩ năng là hệ thống thủ thuật bảo đảm cho người ta sẵn
sang và có năng lực hoàn thành công việc một cách có ý thức và độc lập, với
chất lượng cần thiết và trong thời gian tương ứng trong những điều kiện mới.
Những kĩ năng mà học sinh tiểu học nắm trong quá trình học tập là rất đa
dạng kĩ năng quan sát và rút ra kết luận đúng đắn từ quan sát,kĩ năng trình bày

12



miệng, kĩ năng đọc và viết ý nghĩ của mình, kĩ năng suy nghĩ, so sánh, khái
quát hoá, kĩ năng giải các bài toán, kĩ năng vẽ, nặn thủ công…
Như vậy, “kĩ năng là hành động thực hành mà học sinh có thể thực
hiện trên cơ sở những tri thức thu nhận được và về sau, những hành động
thực hành này lại giúp cho học sinh thu nhận được tri thức mới”. [2,tr.114]
Kĩ xảo là năng lực hoạt động có mục đích nhằm hoàn thành một cách tự động
những hành động riêng biệt hợp thành hoạt động đó, không cần chú ý đặc biệt
đến chúng nhưng dưới sự giám sát của ý thức . Kĩ xảo là những hành động
được hình thành trong quá trình luyện tập ( hành động được lặp đi lặp lại
nhiều lần ) nằm trong cấu trúc của hành động phức tạp hơn ( tình huống đã
được biến đổi ). Nói cách khác, kĩ xảo là hành động đã được tự động hoá của
kĩ năng, đảm bảo hoàn thành kĩ năng đó một cách tốt đẹp và nhẹ nhàng.
Chẳng hạn, trong kĩ năng trình bày viết những ý nghĩ, thì bản thân việc viết
các chữ, tức là kĩ thuật viết, nhờ luyện tập đi luyện tập lại nhiều lần, sẽ trở
thành kĩ xảo.
Ở các lớp tiểu học , học sinh được luyện tập nhiều kĩ năng, kĩ xảo khác nhau.
Cũng như tri thức, các kĩ năng , kĩ xảo được phát triển dần, đào sâu thêm,
phong phú thêm. Chẳng hạn, kĩ năng giải những bài toán phức hợp bắt đầu
hình thành từ những lớp đầu cấp ( lớp 1-2 ). Lúc này học sinh chỉ sử dụng cả
4 phép tính học sinh lớp 4-5 khi giải các bài toán phải biết thuyết minh tóm tắt
đề bài…
Như vậy, Kĩ xảo bao gồm những hành động đã được tự động hoá. Nó
là những hành động thực hành, được áp dụng trong các tình huống khác nhau
đã biến đổi. [2,tr.115]
Dựa trên những lí luận có trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh luyện
tập một cách có hệ thống, trong đó chú ý uốn nắn các kĩ năng và kĩ xảo đảm
bảo việc thực hành phải làm đi làm lại nhiều lần để học sinh có thể tiếp thu

13



nhanh và có hiệu quả các biện pháp tu từ cũng như các dạng bài tập khác. Ở
bậc tiểu học, học sinh cần được củng cố, ôn tập thường xuyên và luyện tập
thực hành các dạng bài tập nhiều lần, lặp đi lặp lại để những tri thức ấy trở
thành kĩ năng, kĩ xảo cần có.
Ở đề tài này, chúng tôi hướng tới các kĩ năng nhận biết các biện pháp
tu từ trong đó có kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng dựa vào ngôn ngữ để
phân tích nhận ra cấu trúc của hai biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh, kĩ
năng nhận biết hiệu quả sử dụng của hai biện pháp tu từ này.
Những hiểu biết về kĩ năng kĩ xảo mà chúng tôi vừa trình bày sẽ là cơ sở để
chúng tôi rèn kĩ năng nhận biết các biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh cho
học sinh lớp 3.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Chƣơng trình và sách giáo khoa Tiếng Việt 3
Về sách giáo khoa, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện nay đã chú trọng
phương pháp thực hành nhưng những bài tập cấu tạo vẫn còn ít, đơn điệu,
kiến thức dạy học sinh còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp nhiều
khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới.
Về chương trình dạy học lớp 3, có tới 32 văn bản chứa các hình ảnh so sánh
như:
- Hai bàn tay em
- Cô giáo tí hon
- Người mẹ
- Mẹ vắng nhà ngày bão
- Ông ngoại
- Mùa thu của em
- Ngày khia trường
- Nhớ lại buổi đầu tiên đi học

14



- Quê hương
- Đất quý, đất yêu
- Chõ bánh khúc của dì tôi
- Nắng phương Nam
- Cảnh đẹp non sông
- Người con của Tây Nguyên
- Vàm cỏ Đông
- Cửa Tùng
- Người liên lạc nhỏ
- Nhà bố ở
- Đôi bạn
- Về quê ngoại
- Anh Đom Đóm
- Ở lại với chiến khu
- Trên đường mòn Hồ Chí Minh
- Ông tổ nghề thêu
- Cái cầu
- Hội vật
- Hội đua voi ở Tây Nguyên
- Đi hội chù Hương
- Buổi học thể dục
- Con cò
- Mặt trời xanh của tôi
Và 18 văn bản chứa các hình ảnh nhân hoá:
- Quạt cho bà ngủ
- Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
- Người mẹ


15


- Cuộc họp của chữ viết
- Nhớ lại buổi đầu đi học
- Lừa và ngựa
- Bận
- Tiếng ru
- Nhà bố ở
- Anh Đom Đóm
- Ngày hội rừng xanh
- Đi hội chùa Hương
- Cóc kiện Trời
- Mưa
- Bài hát trồng cây
- Người đi săn và con vượn
- Mè hoa lượn sóng
- Cuộc chạy đua trong rừng
2.2. Về việc dạy và học của giáo viên và học sinh
Về phía giáo viên:
Người giáo viên còn gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất, phương
tiện dạy học và tài liệu tham khảo còn ít. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn
chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân
môn của môn
Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của
phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt.
Hiện nay giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn rất nhiều.
Đặc biệt trong sinh hoạt chuyên môn giáo viên đủ mạnh dạn đề ra những câu
hỏi, những phương pháp để dạy tốt hơn. Nhiều tiết dạy thể hiện năng lực tốt,
phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Song bên cạnh đó vẫn có


16


những tiết dạy Tiếng Việt còn nhiều hạn chế - giáo viên lúng túng chưa phát
huy được tính tích cực của học sinh do vậy học sinh không hứng thú trong
học tập vì vậy hiệu quả còn hạn chế.
Về phía học sinh:
Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn
giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh và nhân hoá còn
hạn chế. Vốn kiến thức văn học của học sinh, nhất là học sinh vùng thôn quê
của chúng tôi còn rất hạn chế do nguồn sách báo, tài liệu văn học còn ít ỏi. Vì
đa số các em đều là con em gia đình thuần nông. Một số em nhận biết về nghệ
thuật còn hạn chế, học sinh chỉ mới biết một cách cụ thể. Nên khi tiếp thu về
nghệ thuật so sánh và nhân hoá tu từ rất khó khăn.Vì vậy đòi hỏi trẻ phải hiểu
và có những kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh, hơn
nữa là các kĩ năng nhận biết các biện pháp tu từ . Những kĩ năng ấy là những
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng dựa vào ngôn ngữ, từ ngữ để nhận biết
được những biện pháp tu từ nhân hoá và nhận biết được hiệu quả sử dụng của
hai biện pháp tu từ này.

17


Chƣơng 2: Các kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá
1.Rèn kĩ năng đọc văn bản để nhận biết các biện pháp tu từ :
Giáo sư Hoàng Tuệ lúc sinh thời có nói rất đúng “ Kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết không hề giản đơn là kỹ năng của người có văn hóa mà là kỹ năng
lao động của con người. Phải có kỹ năng ấy con người mới có thể tham gia
thực sự vào hoạt động lao động xã hội hiện đại”.

Giáo sư Trần Đình Sử có viết “Đọc là hoạt động cơ bản của con người
để chiếm lĩnh văn hóa”. Bản thân việc đọc đã có nhiều mức độ từ đọc thông,
đọc thuộc, không vấp váp về ngữ âm, nghĩa từ, biết ngừng giọng đúng chỗ là
một trình độ. Bước hai đọc kỹ, đọc sâu để biết được cách hành văn, sắp xếp ý,
dụng ý trong dùng từ, ngắt câu, chơi chữ lại là một trình độ khác. Bước thứ ba
là đọc hiểu cái thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc là một mức rất
cao. Nhưng đọc văn là để cảm, đế sống, để thưởng thức, để dùng, để tự phát
triển bản thân, cho nên đọc sáng tạo và đọc sử dụng là khâu cao nhất. Người
đọc phải tìm được cái nghĩa mà người đọc trước chưa thấy, thậm chí hiểu cái
nghĩa ngoài tầm kiểm soát của tác giả.
Việc đọc hiểu được sử dụng để tìm hiểu nội dung bài mới.Rèn đọc
hiểu giúp việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh, từ đó các em tự chiếm
lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. Những
yêu cầu về kĩ năng đọc đó là phải đọc đúng và đọc rõ ràng bài văn, bài thơ
đơn giản, hiểu được nghĩa các từ thông thường và ý của câu. Bên cạnh đó còn
kết hợp ôn luyện vần và luyện nói.
Trong những năm đầu bậc tiểu học quá trình đọc, ngày càng
nâng cao. Học sinh cần phải chiếm lĩnh văn bản cả về nội dung và nghệ thuật.
Vì thế, cần hình thành cho học sinh các bước tìm hiểu văn bản.
- Hiểu các từ, các cụm từ.
- Hiểu các câu.

18


- Hiểu các đoạn, những tập hợp câu dùng để phát biểu một ý kiến trọn
vẹn.
- Hiểu được cả bài thơ hay bài văn
Trong kĩ năng đọc có nhiều loại đọc khác nhau như: đọc thầm và đọc thành
tiếng.

1.1. Đọc thầm
Luyện kĩ năng đọc thầm:
-

Khi đọc thầm, do không phải phát ra thành tiếng, thành lời, nên người

đọc hao tổn sức lực, đỡ mệt mỏi hơn.
-

Đọc thầm không phải đọc tất cả các chữ mà có thể đọc lướt nên tốc độ

đọc thầm nhanh hơn đọc thành tiếng.
Đọc thầm giữ nguyên được sự yên tĩnh, không làm ảnh hưởng tới suy nghĩ,
tới công việc của người khác khi làm việc trong cùng một không gian hẹp.
Đọc thầm cho phép người đọc có điều kiện tập trung tư tưởng theo dõi văn
bản khi đọc và có thể đọc đi đọc lại những câu chữ mà mình chưa hiểu giúp
người đọc nắm chắc nội dung văn bản.
Luyện kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để nhận ra biện pháp tu từ:
Đọc thầm ( đọc lướt bằng mắt) để nhận biết nội dung thông tin có trong
văn bản. Đọc thầm vì không cần phát âm thành tiếng nên tốc độ đọc thường
nhanh hơn so với đọc thành tiếng
Đọc thầm có thể giúp các em tư duy một cách có hệ thống, phân tích được
đâu là những hình ảnh nhân hoá hay so sánh, những hình ảnh ấy có ý nghĩa
như thế nào trong bài.
Vì vậy , việc rèn luyện kĩ năng đọc lướt giữ vai trò hết sức quan trọng.
Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết biện pháp tu từ so sánh có trong bài “ Hai bàn
tay em” của tác giả Huy Cận, Tiếng Việt 3, tập 1, giáo viên gọi 1 đến 2 học
sinh đọc khổ thơ đầu của bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm để tìm hiểu bài qua câu

19



×