Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN LUẬT NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.27 KB, 11 trang )

1
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và
hoạt động ngân hàng cho các TCTD.
Đúng. Cơ sở pháp lý: Điều 18 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
2. Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong linh vực tiền
tệ - ngân hàng.
Sai. Người có thẩm quyền xử phạt vi pham hành chính không phải là chủ tịch Hiệp hội ngân
hàng mà bao gồm các chủ thể sau: Thanh tra viên Ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Thanh
tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và những chủ thể khác quy định tại
Điều 1 Nghị định 95/2011 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
3. NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của chính phủ.
Sai. Cơ quan quản lý nợ nước ngoài của chính phủ là Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại
4. NHNN Việt Nam chỉ cho tổ chức tín dụng là ngân hàng vay vốn.
Sai. NHNN Việt Nam còn cho chính phủ vay vốn (Điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam)
5. NHNN Việt Nam bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng chính
phủ.
Sai. NHNN Việt Nam chỉ bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ (Điều 25 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
6. Mọi tổ chức tín dụng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc.
Sai. Ngân hàng chính sách không phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Theo quy định tại Diều 17
Luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng chính sách được thành lập theo quyết định số
131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002. Theo đó, Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không
vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng 0% và một số ưu đãi khác.
CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LUẬT NGÂN HÀNG ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO
I. LUẬT NGÂN HÀNG LÀ GÌ?
- Luật ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về địa vị pháp lý của
ngân hàng trung ương và của các tổ chức tín dụng; các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản


lý nhà nước và các quan hệ giao dịch có liên quan đến hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân
hàng, các hoạt động ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể
khác trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tiền tệ.
- Giúp sinh viên nắm bắt những kiến thức lý luận về lĩnh vực ngân hàng cũng như các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước về tiền tệ, các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng. Trên cở
sở những kiến thức được lĩnh hội, sinh viên sẽ vận dụng để giải quyết các công việc như phụ trách
lĩnh vực pháp chế tại các tổ chức tín dụng, tư vấn pháp lý đối với các hoạt động liên quan đến lĩnh
vực ngân hàng, thực hiện các công việc có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo đúng quy định
của pháp luật.
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC LUẠT NGÂN HÀNG CHO HIỆU QUẢ
- Nắm vững kiến thức cơ bản của luật ngân hàng gồm:
+ Lược sử hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng trên thế giới và Việt nam. Khái niệm Luật
Ngân hàng, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Ngân hàng. Các yếu tố cấu
thành quan hệ pháp luật Ngân hàng.
+ Quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt nam, xác định


2
địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt nam trong Bộ máy nhà nước. Vai trò quản lý nhà nước
về tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt nam.
+ Quy định của pháp luật về ngoại hối và quản lý ngoại hối. Hệ thống các tổ chức tín dụng, quy định
của pháp luật về thành lập, giải thể, phá sản các tổ chức tín dụng. Chế độ pháp lý về hoạt động cấp
tín dụng của các tổ chức tín dụng. Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp tín dụng ngân
hàng.
+Quy định của pháp luật về các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, quyền và nghĩa vụ của
các bên trong quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng
Học đôi – học nhóm
+ Nhiều bạn thích học một mình, thích tự lầm nhẩm mà không cần ai hết. Nhưng đối với ngành luật
cách học đó thực sự không khoa học. Hãy chọn cho một mình một nhóm học. Hoặc ít nhất là một
bạn học để có thể trao đổi qua lại với nhau.

+ Không có gì quý giá hơn trước một môn vấn đáp bạn được tập duyệt trước với bạn nhóm của
mình.
Hiểu, liên tưởng, kết hợp tình huống
+ Hãy nắm vững những quy tắc này: Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn
học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.
+ Khi bạn đã hiểu thì liên tưởng ngay một tình huống nào đó trong thực tế. Và hãy đặt ví dụ cho bài
học đó
+ Nếu có thể bạn hãy tự đặt những câu hỏi ngược lại những vấn đề mình đang học và tự trả lời.
III.
CÁC VĂN BẢN THAM KHẢO
- Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
- Bộ luật dân sự 2015: quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân,
pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được
hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi
chung là quan hệ dân sự).
- Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt,
tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt
động ngân hàng.
- Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc
phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện.
Công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công
cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị
trường
- Pháp lệnh sửa đổi pháp lệnh ngoại hối 2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối:
- Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm quy định trình tự, thủ tục đăng ký và
cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký giao dịch bảo
đảm); tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý nhà nước về
đăng ký giao dịch bảo đảm

- Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.
quy định về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Giáo trình Luật Ngân hàng- Đại học Luật TPHCM,...


3
IV. PHƯƠNG PHÁP LÀ BÀI THI HIỆU QUẢ
Đề thi thường có 3 câu, một câu là về nhận định đúng sai giải thích, một câu lý thuyết còn câu
còn lại là bài tập tình huống. Mặc dù là 3 câu hỏi khác nhau nhưng về bản chất thì hoàn toàn giống
nhau khi đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức cơ bản vững và biết cách khai thác tài liệu hiệu quả
Đối với câu hỏi nhận định: Tập trung chú ý vào những nội dung liên quan đến đối chiếu giữa pháp
luật Việt Nam; Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Đặc trưng và hiệu lực pháp luật theo lãnh thổ
+ Như vậy, cần phải xác định phạm vi của câu nhận định để có thể biết nó là đúng hoặc sai rồi căn
cứ vào các văn bản để đối chiếu và nêu cơ sở pháp lý, giải thích nó kĩ càng.
+ Nêu quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề này để câu trả lời có cơ sở pháp lý (Theo Điểm c,
Khoản 1, Điều 28 về...quy định trong Luật Đất đai thì...) nên trích dẫn ngắn gọn, tránh chép điều
luật.
+ Phân tích ngắn gọn khẳng định trong bài đưa ra là ĐÚng hay Sai so với quy định pháp luật mà ta
nêu ở Đoạn 1.
+ Dành thời gian nêu lý do vì sao pháp luật lại quy định như vậy (khoảng 3 dòng) để thể hiện kiến
thức khá sâu của người viết
+ Đối với bài tập: Với câu hỏi bài tập thì cũng chủ yếu là đưa ra tình huống và nêu quan điểm cá
nhân để giải quyết một vụ việc nào đó. Thường thì đây giống như một câu hỏi mang tính chất hiểu
bài để áp dụng vào thực tế. Hãy trình bày câu trả lời của bạn thật đơn giản, thành những câu thật vắn
tắt. Gói gọn được càng nhiều ý trong một câu văn sẽ tốt hơn là viết cả một bài dài.
+ Đối với câu hỏi lý thuyết thì chủ yếu xem các bạn có hiểu bài hay không. Cho nên câu này thường
rơi vào câu hỏi giải thích một vấn đề gì đó. Cho nên trong lúc ôn tập các bạn cần đọc kĩ giáo trình và
biết cách phân tích luật tốt. Để xâu chuỗi lại kiến thức đơn giản mà khái quát được những gì đã học
thì mình khuyên bạn nên dẹp quyển giáo trình sang một bên và mở văn bản luật ra trước, hoặc nếu

bạn nào chịu khó ghi chép thì sử dụng vở ghi cũng rất hữu ích. Giáo trình rất dày, đừng bê giáo trình
ra ngồi tụng vô ích trong khi bạn có thể có điểm như ý nếu thực sự hiểu quy định trong văn bản luật.
V. ĐỀ THI MẪU
Phần 1: Nhận định Đúng – Sai. Giải thích ngắn gọn:
1.
Trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng không bao giờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ vốn lẫn nhau
Sai. Vì hoạt động ngân hàng được xây dựng và tồn tại rất nhiều từ lòng tin của người dân vào hệ
thống ngân hàng Vì tin tưởng người dân mới gửi tiền vào các ngân hàng và ngân hàng sử dụng tiền
huy động được để cấp tín dụng Do vậy, khi cần thiết, các ngân hàng cần hỗ trợ nhau để đảm bảo khả
năng thanh toán, củng cố lòng tin của người gửi tiền vào trong hệ thống ngân hàng, đảm bảo cho sự
phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng(
Phần 2: Câu hỏi lý thuyết
1.
Hãy chứng minh Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật NHNN thì “Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam là ngân
hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. NHNN sẽ cho các tổ chức tín
dụng (TCTD) vay vốn theo hình thức tái cấp vốn hoặc cho vay trong trường hợp đặc biệt (0,5 điểm)
theo qui định tại Điều 24 Luật NHNN và điều 151 Luật các TCTD
Nêu rõ thêm việc cấp tín dụng theo điều 24 Luật NHNN
Phần 3: Bài tập tình huống
Công ty cổ phần (CTCP) Tân Thành xây dựng nhà xưởng tại Bình Tân, Tp.HCM. Tuy nhiên do thiếu
vốn để xây dựng, công ty Tân Thành đã nộp đơn xin vay 20 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại cổ
phần (NHTMCP) Nga Úc. Ngân hàng thương mại Nga Úc đã yêu cầu CTCP Tân Thành cần có tài
sản đảm bảo cho khoản vay nói trên. CTCP Tân Đại Thành đã nhờ ông Hoàng, là cổ đông đang nắm


4
giữ 5% cổ phần của NHTMCP Nga Úc dùng quyền sở hữu 10 ha đất tại Hóc Môn, Tp.HCM làm tài
sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên.
a. Việc ông Hoàng dùng quyền sử dụng lô đất 10 ha tại Hóc Môn, Tp.HCM đảm bảo cho khoản vay

nêu trên là đúng hay sai theo qui định của pháp luật? Tại sao?
b. Giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm không? Việc đăng ký giao dịch
đảm bảo này sẽ đem lại cho ngân hàng Nga Úc quyền và lợi ích gì?
c. Giả sử, ông Hoàng muốn vay vốn tại Ngân hàng Nga Úc và dùng cổ phiếu của Ngân hàng Nga Úc
làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình được hay không? Tại sao?
Trả lời:
a. Việc làm của ông Hoàng là đúng ). Vì tài sản này thỏa mãn các điều kiện: tài sản có thật, tài sản
thuộc sở hữu của ông Toàn, tài sản không bị hạn chế chuyển nhượng .Ngoài ra, ông Hoàng mặc dù là
cổ đông lớn nhưng ông không phải chủ thể đi vay mà chỉ là bên thứ ba bảo đảm cho khoản vay của
người đi vay. Vì vậy pháp luật không cấm.
b. Giao dịch trên cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm Vì căn cứ vào Khoản 1
Điều 12 NĐ 163/2006/NĐ-CP thì đây là trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm Việc
đăng ký này đem lại cho NH nhiều lợi ích: đảm bảo tính hiệu lực của giao dịch bảo đảm, đảm bảo
thứ tự ưu tiên thanh toán, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng, hạn chế rủi ro cho NH
c. Không. Vì theo Khoản 5 Điều 126 Luật các TCTD thì không đượcQui định này nhằm đảm bảo sự
an toàn cho TCTD khi cấp tín dụng
Phần 1: Các câu nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý
1. Quỹ tín dụng nhân dân không được cung ứng dịch vụ thanh toán.
(sai- quỹ tín dụng nhân dân trung ương đc cung ứng dv thanh tóan- ự tìm cơ sở pl nhé)
2. Công ty cho thuê tài chính không được thực hiện hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá.
(sai)
3. Ngân hàng NNVN bảo lãnh cho tổ chức vay vốn nước ngoài khi có chỉ định của Thủ
tướng Chính Phủ.
(sai- khi có quyết định cụ thể của ttg xem luật NHNN)
4. Ngân hàng không được cho vay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng đối với một
khách hàng vay.
(sai- có trường hợp ngọai lệ- xem Luật các TCTD phần hạn mức cho vay)
5. Tổ chức tín dụng không được góp vốn vào một doanh nghiệp vượt quá 11% vốn điều
lệ của tổ chức tín dụng.
(Sai- ko đc vượt quá 11% vốn điều lệ của Dn nhận vốn góp- xem luật các TCTD)

Phần 2: Bài tập.
A là chủ của Doanh nghiệp tư nhân X. Đồng thời A cũng sở hữu 12% vốn điều lệ của
công ty cổ phần Y. A là thành viên ban giám sát của công ty tài chính Z( có vốn điều lệ là
500 tỉ đồng)
1. Doanh nghiệp tư nhân X muốn vay của công ty tài chính Z trên và dựa trên tài sản bảo
đảm của ông A là quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản. Hỏi liệu công ty tài Z có đồng ý
cho vay hay không? Vì sao?
(không đc vì ông A là thành viên ban kiểm sóat công ty tài chính Z thuộc đối tượng ko dc
vay vốn- xem Quy chế cho vay và luật các tctd)
ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
Phần 1: Nhận định Đúng – Sai. Giải thích ngắn gọn


5
Hỏi: Trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng không bao giờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ vốn lẫn nhau.
Trả lời:
- Sai. (0,25)
- Giải thích: Vì hoạt động ngân hàng được xây dựng và tồn tại rất nhiều từ lòng tin của người dân
vào hệ thống ngân hàng (0,25). Vì tin tưởng người dân mới gửi tiền vào các ngân hàng và ngân hàng
sử dụng tiền huy động được để cấp tín dụng (0,25). Do vậy, khi cần thiết, các ngân hàng cần hỗ trợ
nhau để đảm bảo khả năng thanh toán, củng cố lòng tin của người gửi tiền vào trong hệ thống ngân
hàng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng(0,25).
Phần 2: Câu hỏi lý thuyết
Hỏi: Hãy chứng minh Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng.
Trả lời:
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật NHNN (0,25 điểm) thì “Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam
là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (0,25 điểm). NHNN sẽ cho
các tổ chức tín dụng (TCTD) vay vốn theo hình thức tái cấp vốn (0,5 điểm) hoặc cho vay trong
trường hợp đặc biệt (0,5 điểm) theo qui định tại Điều 24 Luật NHNN (0,25 điểm) và điều 151 Luật
các TCTD (0,25 điểm).

- Nêu rõ thêm việc cấp tín dụng theo điều 24 Luật NHNN (1 điểm)
Phần 3: Bài tập tình huống
Bài tập:
Công ty cổ phần (CTCP) Tân Thành xây dựng nhà xưởng tại Bình Tân, Tp.HCM. Tuy nhiên do thiếu
vốn để xây dựng, công ty Tân Thành đã nộp đơn xin vay 20 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại cổ
phần (NHTMCP) Nga Úc. Ngân hàng thương mại Nga Úc đã yêu cầu CTCP Tân Thành cần có tài
sản đảm bảo cho khoản vay nói trên. CTCP Tân Đại Thành đã nhờ ông Hoàng, là cổ đông đang nắm
giữ 5% cổ phần của NHTMCP Nga Úc dùng quyền sở hữu 10 ha đất tại Hóc Môn, Tp.HCM làm tài
sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên.
a. Việc ông Hoàng dùng quyền sử dụng lô đất 10 ha tại Hóc Môn, Tp.HCM đảm bảo cho khoản vay
nêu trên là đúng hay sai theo qui định của pháp luật? Tại sao?
b. Giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm không? Việc đăng ký giao dịch
đảm bảo này sẽ đem lại cho ngân hàng Nga Úc quyền và lợi ích gì?
c. Giả sử, ông Hoàng muốn vay vốn tại Ngân hàng Nga Úc và dùng cổ phiếu của Ngân hàng Nga Úc
làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình được hay không? Tại sao?
Trả lời:
a. Việc làm của ông Hoàng là đúng (0,25 điểm). Vì tài sản này thỏa mãn các điều kiện: tài sản có
thật, tài sản thuộc sở hữu của ông Toàn, tài sản không bị hạn chế chuyển nhượng (0,25 điểm). Ngoài
ra, ông Hoàng mặc dù là cổ đông lớn nhưng ông không phải chủ thể đi vay mà chỉ là bên thứ ba bảo
đảm cho khoản vay của người đi vay (0,25 điểm). Vì vậy pháp luật không cấm. (0,25 điểm)
b. Giao dịch trên cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm (0,25). Vì căn cứ vào Khoản 1
Điều 12 NĐ 163/2006/NĐ-CP (0,25 điểm) thì đây là trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo
đảm (0,25 điểm). Việc đăng ký này đem lại cho NH nhiều lợi ích: đảm bảo tính hiệu lực của giao
dịch bảo đảm, đảm bảo thứ tự ưu tiên thanh toán, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng, hạn chế rủi ro
cho NH (0,25 điểm)
c. Không (0,25 điểm). Vì theo Khoản 5 Điều 126 Luật các TCTD (0,25 điểm) ...thì không được (0,25
điểm). Qui định này nhằm đảm bảo sự an toàn cho TCTD khi cấp tín dụng (0,25 điểm)
………………..



6

Nhận định Luật Ngân hàng
Câu 1. Mọi TCTD đều hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận
Nhận định SAI
Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô
và quỹ tín dụng nhân dân.
Trong đó có ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm thực hiện
các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
CSPL: Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng
2. Tổ chức tín dụng được nộp đơn xin phá sản khi hoạt động thua lỗ mà không muốn khôi
phục hoạt động.
Nhận định SAI.
Theo quy định của pháp luật thì khi NHNN có văn bản về việc chấm dứt kiểm soát đặc biệt
hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh
toán mà TCTD vẫn lâm vào tình trạng phá sản thì TCTD mới được nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá
sản.
CSPL: Điều 155 Luật CTCTD.
Câu 3. Ban kiểm soát đặc biệt nộp đơn xin phá sản tổ chức tín dụng khi hết kiểm soát mà tổ
chức tín dụng không thể hoạt động bình thường
Nhận định SAI
Ban Kiểm soát đặc biệt chỉ có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ
tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản chứ không tự mình nộp đơn.
CSPL: Điểm đ Khoản 2 Điều 148 Luật các tổ chức tín dụng 2010
Câu 4. Công ty tài chính không được tiến hành mở tài khoản cho khách hàng
Nhận định SAI
Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
CSPL: Khoản 4 Điều 109 Luật các tổ chức tín dụng.
Câu 5. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì chỉ được
thành lập dưới hình thức duy nhất là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài.

Nhận định SAI
Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam còn có thể được thành
lập dưới hình thức: văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài,
công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên
doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
CSPL: Khoản 8 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010
Câu 6. Cá nhân có thể nắm giữ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần.
Nhận định sai
Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín
dụng.
CSPL: Khoản 1 Điều 55 Luật CTCTD 2010.
Câu 7. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng vàng
Nhận định SAI
Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các


7
hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo
thỏa thuận.
Tổ chức tín dụng chỉ được nhận tiền gửi bằng tiền.
CSPL: Khoản 13 Điều 4 Luật CTCTD 2010
Câu 8. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ.
Nhận định ĐÚNG
Vì đối với các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thì có thể thực hiện các giao
dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước trong đó có hoạt động nhận tiền gửi bằng ngoại tệ.
CSPL: khoản 1 Điều 1 Thông tư 15/2015/TT-NHNN
Câu 9. Khoản vay đặc biệt không cần hoàn trả khi sau khi hết kiểm soát đặc biệt mà tổ chức
tín dụng phải phá sản hoặc sáp nhập với tổ chức tín dụng khác
Nhận định SAI

Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ
có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng hoặc được chuyển đổi thành phần vốn góp, vốn cổ phần tại
tổ chức tín dụng liên quan quy định tại Điều 149 của Luật CTTCTD 2010.
CSPL: Khoản 2 Điều 151 Luật CTCTD 2010.
Câu 10. Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với TCTD bị mất khả năng thanh toán.
Nhận định SAI
Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân
hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
CSPL: Khoản 1 Điều 146 Luật CTCTD 2010.
Câu 11. Ban kiểm soát đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền quyết định gia hạn hoặc chấm dứt
thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Nhận định SAI.
Ban kiểm soát đặc biệt không quyền quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc
biệt đối với tổ chức tín dụng mà chỉ có thể kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định gia hạn hoặc
chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
CSPL: điểm d, khoản 2, Điều 148 Luật CTCTD
Câu 12. Ban kiểm soát đặc biệt được quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc biệt.
Nhận định SAI.
Ban kiểm soát đặc biệt không có quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc biệt mà chỉ
có quyền kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt đối với TCTD.
CSPL: Điểm d, Khoản 2, Điều 148 Luật CTCTD
13. Chỉ có Thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm
soát đặc biệt.
Nhận định SAI.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cũng có quyền ra quyết định đặt TCTD (cụ thể là
quỹ tín dụng nhân dân) vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi được Thống đốc NHNNVN ủy quyền.
CSPL: Điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư số 07/2013/TT-NHNN.
Câu 14. Mọi TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Nhận định SAI.
Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì các TCTD được nhận tiền gửi thì phải tham gia

bảo hiểm ngoại trừ ngân hàng chính sách. Như vậy, không phải mọi TCTD đều phải tham gia bảo
hiểm tiền gửi.
CSPL: Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.


8
Câu 15. Người gửi tiền là thành viên HĐQT thì không được bảo hiểm theo chế độ bảo hiểm
tiền gửi.
Nhận định SAI.
Người gửi tiền phải là thành viên của HĐQT của chính TCTD đó thì mới không được bảo
hiểm theo chế độ bảo hiểm tiền gửi.
CSPL: Điều 19 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012.
Câu 16. Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi.
Nhận định SAI.
Vì không phải mọi khoản tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi mà các khoản tiền
gửi sau đây sẽ không được bảo hiểm tiền gửi:
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ
chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội
đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám
đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng
giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
CSPL: Điều 19 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012.
Câu 17. Bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng cho TCTD có nhận tiền gửi.
Nhận định SAI.
Vì căn cứ vào Điều 2 thông tư số 24/2014/TT-NHNN hướng dẫn về một số nội dung về hoạt
động bảo hiểm tiền gửi thì: Đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 2 là:
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

2. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gồm: ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.
3. Người được bảo hiểm tiền gửi.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Điều đó cho thấy ngoài TCTD thì còn có các chủ thể khác là đối tượng áp dụng của bảo hiểm
tiền gửi.
CSPL: Điều 2 thông tư số 24/2014/TT-NHNN.
Câu 18: Tổ chức có thể sở hữu 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Nhận định ĐÚNG
Đối với TCTD là công ty TNHH hai thành viên trở lên thì nếu tổ chức là pháp nhân thì có thể
sở hữu tối đa lên đến 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
CSPL: khoản 1 Điều 70 LTCTD
Câu 19 : Tổ chức tín dụng không được sở hữu giấy tờ có giá do TCTD khác phát hành.
Nhận định SAI
Vì căn cứ Điều 104 LCTCTD thì ngân hàng thương mại (thuộc một trong các đối tượng của
TCTD) được quyền tham gia thị trường tiền tệ, được tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán
công cụ chuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có
giá khác trên thị trường.Và pháp luật về các TCTD không cấm trường hợp này.
CSPL: Điều 104 LCTCTD
Câu 20. Hoạt động tín dụng của NHNN và hoạt động tín dụng của TCTD là giống nhau.

Nhận định SAI


9

- Về nội dung hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng của ngân hàng gồm: tái cấp vốn cho các TCTD (Điều 11 Luật Ngân hàng
NNVN), tạm ứng cho NSNN (Điều 26 Luật NHNNVN), bảo lãnh cho các TCTD (Điều 25 Luật
NHNNVN).

Hoạt động tín dụng của TCTD gồm: hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng
(Khoản 14 Điều 4 Luật các TCTD)
- Về đối tượng cấp tín dụng: NHNN hạn chế hơn. VD: Cho vay chỉ cho các đối tượng như
TCTD là ngân hàng hoặc TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả và có nguy cơ gây mất an
toàn cho hệ thống TCTD (Điều 24 Luật NHNNVN). Chỉ bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn
nước ngoài (Điều 25 Luật NHNNVN).
TCTD: rộng hơn, có khả năng thực hiện đối với các đối tượng như của NHNN, đối tượng của
TCTD là mọi tổ chức cá nhân có nhu cầu và đủ điều kiện được cấp tín dụng
Câu 21. Khi TCTD tổ chức bầu các chức danh Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, thành viên Ban Kểm
soát phải được NHNN chấp thuận danh sách dự kiến
Nhận định SAI

Vì chỉ đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty TNHH thì mới có quy định về việc chấp
thuận danh sách dự kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước trước khi bầu, bổ nhiệm các chức
danh Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm Soát. CSPL: Khoản 1 Điều 51 Luật
Các tổ chức tín dụng.
Bài tập 1.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tây Dương được ngân hàng cấp phép thành lập và hoạt
động năm 2005. Tới đầu năm 2013, Ngân hàng có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng. Trong năm
2013, Ngân hàng Đại Tây Dương có một số hoạt động sau:
1. Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 6 tháng với số tiền huy động lên đến 20 tỷ đồng.
Hoạt động ĐÚNG
Ngân hàng thương mại được phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn
CSPL: Khoản 2 Điều 98 Luật CTCTD 2010
2. Ký hợp đồng cho thuê tài chính với công ty vận tải Đại An để cho công ty Đại An thuê 10 xe
vận tải 50 chỗ theo chỉ định của công ty Đại An trong thời hạn 10 năm.
Hoạt động SAI
Ngân hàng thương mại Đại Tây Dương không được tự mình ký hợp đồng cho thuê tài chính
với công ty vận tải Đại An. Ngân hàng thương mại Đại Tây Dương phải thành lập hoặc mua lại công
ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính.

CSPL: Điểm b Khoản 2 Điều 103 Luật các TCTD 2010
3. Sử dụng 20 tỷ trong phần vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm để thành lập
công ty An Tín nhằm kinh doanh trong lĩnh vực in ấn các loại giấy tờ.
Hoạt động SAI
Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần.
Ngân hàng không được dùng vốn huy động để thành lập công ty và cũng không được quyền thành
lập công ty để in ấn giấy tờ, vì không thuộc trường hợp được thành lập, góp vốn quy định Điều 103
Luật CTCTD
CSPL: Điều 103 Luật CTCTD 2010
4. Thành lập trung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt động môi giới bất động sản


10
Hoạt động SAI.
Hoạt động thành lập trung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt động môi giới bất
động sản không nằm trong các hoạt động được quy định hoạt động của ngân hàng thương mại thuộc
điều 103 Luật CTCTD.
CSPL: Điều 103 Luật CTCTD
Bài tập 2:
Công ty tài chính X được thành lập năm 2004 theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Đến cuối năm 2006, vốn tự có của X là 1.000 tỷ đồng.
Công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Đối với các hoạt động năm 2013 của công
ty tài chính X thì:
1. Nhận tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn 6 tháng của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn với số tiền
50 tỷ.
Hoạt động trên là sai. Vì công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được nhận
tiền gửi của cá nhân, chỉ được nhận tiền gửi của các tổ chức.
CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn 18 tháng để huy động vốn của dân chúng với tổng
giá trị đợt phát hành là 60 tỷ.

Hoạt động trên là sai.
Vì công ty tài chính X chỉ được phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn từ các tổ chức.
Không được huy động vốn từ cá nhân.
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng.
3. Cho công ty M vay 20 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu.
Hoạt động trên là đúng.
Vì hoạt động cho vay là hoạt động của công ty cho thuê tài chính (bao gồm cả vay trả góp và
vay tiêu dùng) được pháp luật quy định.
CSPL: Điểm d khoản 1 Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng.
4. Bảo lãnh phát hành trái phiếu cho công ty cổ phần Hoàng Hà.
Hoạt động trên là đúng.
Công ty tài chính X có thể bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Chính phủ và cho doanh nghiệp
(Công ty cổ phần là doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp) do đó công ty X có thể bảo lãnh phát hành
trái phiếu cho công ty cổ phần Hoàng Hà.
CSPL: Khoản 4 Điều 111 Luật các tổ chức tín dụng.
5. Bảo lãnh phát hành cổ phiếu cho công ty xây dựng Minh Hoàng.
Hoạt động trên là sai.
Công ty tài chính X chỉ được bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, không có hoạt động
bảo lãnh phát hành cổ phiếu (Công ty tài chính chỉ có hoạt động phát hành cổ phiếu không có hoạt
động bảo lãnh phát hành cổ phiếu).
CSPL: khoản 4 Điều 111 luật các tổ chức tín dụng.
6. Nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền từ nước ngoài để cho các công ty thành viên thuê
lại theo phương thức thuê vận hành.
Hoạt động trên là sai.
Theo quy định của pháp luật về các hoạt động kinh doanh của công ty tài chính thì không có
hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền để cho các công ty thành viên thuê lại theo


11
phương thức thuê vận hành. Mà hoạt động này là hoạt động chỉ quy định trong hoạt động của công

ty cho thuê tài chính.
CSPL: Khoản 6 Điều 112 Luật các tổ chức tín dụng.



×