Khách hàng xúc phạm bạn
Không có quy tắc nào yêu cầu khách hàng phải thích hoặc tôn trọng bạn, dù bạn có cố
gắng làm vừa lòng họ nhiều đến thế nào.
Họ thể hiện sự coi thường bằng một loạt những lời chê bai, phàn nàn hết sức nhỏ nhặt, vu
khống, bịa đặt về thái độ của bạn. Hoặc tệ hơn, họ chửi bạn ngay giữa công ty. Dĩ nhiên,
điều đó khiến máu bạn sôi lên và đầu bạn muốn bốc khói. Thật không đẹp, thật không hay
ho, thật không thể chấp nhận được, nhưng thật không may, đó lại là một phần của nghề
nghiệp. Cách xử lý của bạn sẽ cho thấy bạn trưởng thành và nhạy bén trong kinh doanh
như thế nào.
Làm thế nào để giữ được mối quan hệ kinh doanh?
Xem xét tình huống một cách khách quan nhất có thể. Hãy thảo luận với sếp hoặc đồng
nghiệp. Liệu đó là hành vi xúcphạm mang tính cá nhân hay là sự phàn nàn về chất lượng
dịch vụ, sản phẩm, giá cả một cách quá khích? Hay vị khách hàng đó có vấn đề về tâm lý?
Nếu bạn biết rõ rằng khách hàng thực sự không ưa bạn, hãy đề nghị với họ một cách bình
tĩnh và chuyên nghiệp rằng, vì lợi ích của cả hai bên, bạn sẽ tìm một người khác thay thế
bạn tiếp tục làm việc với họ. Như thế, bạn giữ được sự tự tin, giảm căng thẳng và tránh gây
hại cho công việc. Rất có thể, sự mạnh mẽ về tính cách của bạn sẽ khiến vị khách hàng đó
phải tôn trọng bạn đồng thời làm đẹp thêm hình ảnh bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.
Vẫn chưa có hàng gửi cho khách
Vị khách hàng quen thuộc của công ty bạn đặt ra thời hạn cuối cùng và bạn đã làm hết sức
có thể để đáp ứng đúng thời hạn đó. Thật không may, một trong những nhà cung cấp của
bạn lại trễ hẹn, thiết bị sản xuất của công ty bị lỗi hay quá nửa nhân viên của bạn bị cúm.
Bạn sẽ phải thông báo thất bại. Dù sự việc này không khiến bạn mất tất cả, nhưng giải
quyết nó chắc chắn sẽ đòi hỏi một số kỹ năng sáng tạo nhất định.
Làm thế nào để giữ được mối quan hệ kinh doanh?
Gọi điện cho khách hàng. Đừng lãng phí thời gian tới văn phòng của họ để gặp trực tiếp
trừ khi không còn cách cứu vãn tình hình. Đưa ra các gợi ý và nhờ họ cùng hỗ trợ giải
quyết vấn đề. Đề xuất thỏa hiệp và thương lượng dàn xếp sao cho thỏa đáng. Sự thành thực
và sẵn sàng làm mọi việc của bạn là cần thiết. Sự năng động sáng tạo của bạn có thể biến
một bàn thua trông thấy thành một cơ hội tạo dựng sự trung thành. Điều đó sẽ làm tăng
tầm vóc của bạn trong cộng đồng kinh doanh.
Có phàn nàn về vệ sinh cá nhân của nhân viên
Một ngày của bạn đã quá đủ bận rộn nếu như chưa phải giải quyết những lời than phiền
của nhân viên về mùi cơ thể hay hơi thở “kém” thơm tho của một nhân viên khác. Đây là
một vấn đề rất nhạy cảm.
Trước hết, cần phải chắc chắn rằng thực sự có vấn đề và sự than phiền đó không xuất phát
từ động cơ gây rắc rối cho đồng nghiệp. Mùi cơ thể hoặc hơi thở có thể là triệu chứng của
bệnh tật hoặc là sản phẩm của sự bất đồng về văn hóa.
Bạn xử lý tình huống này thế nào?
Hãy gặp riêng nhân viên bị than phiền, trò chuyện với họ về chính sách và những mong đợi
của công ty về cách thức ăn mặc, hành vi, thái độ và sự tương tác giữa các cá nhân với
nhau. Hãy nhấn mạnh rằng công ty đang ngày càng phát triển, vì thế hình thức bề ngoài
của một nhân viên có ảnh hưởng rất lớn tới sự đánh giá của khách hàng về công ty. Hãy
khéo léo để vừa có thể gợi ý họ rằng họ cần quan tâm hơn đến bản thân vừa không làm tổn
hại đến sự tự tin và lòng tự trọng của họ.
Bạn không thích ai đó trong công ty
Anh ta gây phiền phức cho bạn. Bạn không coi trọng khả năng chuyên môn của anh ta, bạn
không thích tính cách của anh ta, và anh ta là người mà bạn không muốn đếm xỉa đến.
Bạn xử lý tình huống này thế nào?
Hãy bình tĩnh. Ngừng tập trung vào những điều khiến bạn khó chịu, và dù rất khó, nhưng
bạn cố gắng tìm kiếm ở người đồng nghiệp ấy một điểm gì đó khiến bạn khâm phục. Cũng
cần xem xét lại liệu cách nhìn nhận của bạn về anh ta có phải ít nhiều bị tác động bởi
những lời bàn tán nói xấu của người ngoài hay vì điều gì đó mà anh ta đã làm trước đây.
Nếu anh ta vẫn làm bạn phát điên, hãy tiếp tục nhẫn nhịn và tha thứ cho anh ta. Cần phải
hiểu rằng, anh ta không chỉ gây bực mình cho riêng bạn. Những nạn nhân khác của anh ta
sẽ phải lên tiếng. Sếp sẽ ấn tượng vì bạn biết bình tĩnh vượt qua những bực tức nhỏ nhặt vì
sự tốt đẹp của công ty.
hảo luận các tình huống kinh doanh
hôm nay đi chỗ nestle có thấy mấy tính huống kinh doanh, tuy không khó nhưng giải
quyết được hết các cội nguồn thì không dễ. Là sv kinh tế nên các bạn cũng nên học
cách giải quyết tình huống trước nhé, bạn nào có tình huống kinh doanh nào hay
cùng đưa cho mọi người thảo luận nhé:
Tình huống 1: Công ty bạn là một công ty sữa có ký kết hợp đồng với 1 cửa hàng sẽ
trả cho cửa hàng 700.000vnd/tháng nếu daonh số cửa hàng bán sản phẩm là 9 triệu
đồng/tháng và họ phải trưng bày 100 mặt hàng (có thể cúng loại hoặc khác loại) của
công ty trong cửa hàng . Nhưng sau 3 tháng công ty phát hiện ra cửa hàng này 3
tháng qua k bán đủ doanh số, nhưng nhân viên công ty bạn lại có ý kiến rằng vẫn
nên trả tiền hoa hồng cho họ vì nếu không họ sẽ tẩy chay mặt hàng của mình vì cửa
hàng đó là cửa hàng lớn, có số lượng người mua hàng rất đông. Là một giám sát viên
bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Tình huống 2: Bạn là quản trị của một nhà Phân phối sản phẩm Nestle, Số lượng
nhập hàng là 1 tỷ đồng, điều kiện tồn kho là 500 triệu. Một tuần nhà phân phối sẽ
nhập hàng từ công ty 1 lần. Nhà phân phối có đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu
quả là cho các đại lý mua nợ (bằng cách khi mua hàng lượt này thì trả tiền hàng đợt
trc). do điều kiện kinh tế thị trường khó khăn, công ty thông báo với Nhà phân phối
là sẽ cho tăng giá các mặt hàng lên và sẽ áp dụng sau 1 tuần. Bạn sẽ giải quyết như
thế nào để đảm bảo doanh thu của nhà phân phối mà vẫn giữ đúng tỷ lệ hàng tồn
kho.
tình huống 3: Là một giám sát viên trẻ của công ty, khi bạn đi đến các nhà phân
phối thấy nhân viên làm việc rất trì trệ, không có nhiệt tình, chểnh mãng. Hỏi ra mới
biết là các nhân viên trả lương không đúng quy định, cuối tháng phải kê khai 2 bảng
lương, nhận dc ít mà phải kê khai nhiều lên. Quản lí nhà phân phối doạ là không dc
có ý kiến j với bên trên. Khi phát hiện ra tình huống như vậy thì bạn có gặp quản lí
nhà phân phối làm việc nhưng thái độ của họ không nhiệt tình vì chê hoa hồng kém
hay tỏ thái độ không quan tâm với mình nói (cái ni k đọc trực tiếp tình huống). bạn
sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 4: Có một nhân viên công ty bạn làm việc rất năg động nhiệt tình,
nhưng có 1 lần biển thủ tài sản của công ty. Nhưng công ty này chỉ kỷ luật mà không
đuổi việc cô này vì cô này làm việc hiệu quả rất tốt, có quan hệ rất lớn với khách
hàng. theo bạn phải giải quyết tình huống này như thế nào?