- - - - - -
Tiểu Luận
Cách thức yêu cầu thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh
trong bảo lãnh ngân hàng
1
Mục lục
Lời mở đầu 2
I. Khái quát chung về bảo lãnh ngân hàng. 3
1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng. 3
2. Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. 4
3. Chủ thể trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng 5
3.1. Bên bảo lãnh. 6
3.2 Bên được bảo lãnh. 6
3.3 Bên nhận bảo lãnh. 7
4. Hình thức, nội dung và thủ tục bảo lãnh ngân hàng. 8
4.1. Hình thức và nội dung của giao dịch bảo lãnh.
4.2. Thủ tục bảo lãnh. 9
II.Cách thức yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong bảo lãnh ngân hàng. 10
1. Cách thức yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh với bên
bảo lãnh (tổ chức tín dụng). 10
2. Cách thức bên bảo lãnh (tổ chức tín dụng) yêu cầu bên được bảo lãnh
(khách hàng) thực hiện nghĩa vụ. 13
3.Thực trạng về pháp luật bảo lãnh ngân hàng ở nước ta cũng như cách
thức yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 15
Kết bài 18
Danh mục tài liệu tham khảo 20
Lời mở đầu
2
Trên thực tế, rất nhiều người khi tham gia vào các hợp đồng dân sự
trong cuộc sống họ đều không đủ điều kiện về vốn cũng như năng lực tài
chính phù hợp với yêu cầu của bên đối tác. Nếu chỉ vì lý do đó mà họ bỏ qua
các cơ hội làm ăn chính đáng thì thật đáng tiếc. Chính vì vậy mà rất nhiều
người đã tìm đến dịch vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng. Từ khi luật tổ
chức tín dụng ra đời năm 1997 và sửa đổi bổ sung năm 2004 và đặc biệt là
luật tổ chức tín dụng mới được Quốc hội thông qua năm 2010 và có hiệu lực
ngày 01/01/ 2011 càng mở ra nhiều cơ hội cho mọi ngưởi tiếp cận dịch vụ
này của các ngân hàng bởi trong luật thực định đã có nhiều quy định rất rõ
ràng đến vấn đề này. Theo quy định thì bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng
văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực nghĩa vụ đã cam kết
với bên nhận bảo lãnh; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín
dụng số tiền đã được trả thay. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề yêu cầu thực
hiện nghĩa vụ trong bảo lãnh ngân hàng lại là một vấn đề gặp nhiều khó
khăn cho các bên tham gia. Chính thế mà em quyết định chọn đề tài “ cách
thức yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng” để làm
bài tập cuối kỳ với hy vọng có thể bổ sung thêm kiến thức cũng như những
kinh nghiệm cho mình để sau này có thể áp dụng kiến thức này vào cuộc
sống.
I. Khái quát chung về bảo lãnh ngân hàng.
1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng.
3
Bảo lãnh theo điều 361 Bộ luật dân sự năm 2005: “ Bảo lãnh là việc
người thứ ba (sau đây là gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây
gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau
đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả
thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. Với định nghĩa này, sự bảo
lãnh được hiểu theo nghĩa là hành vi bảo lãnh mang tính chất đối vật, nghĩa là
bảo lãnh bằng tài sản hoặc bằng cách thực hiện công việc nhất định. Trong đời
sống dân sự cũng như thương mại, những cam kết bảo lãnh như vậy có thể được
xác lập và thực hiện một cách không chuyên nghiệp bởi các tổ chức, cá nhân
hoặc có tính chất chuyên nghiệp bởi các tổ chức kinh tế đặc biệt như tổ chức tín
dụng. Những hành vi bảo lãnh có tính chất chuyên nghiệp do các tổ chức tín
dụng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng được gọi là bảo lãnh ngân hàng.
Bảo lãnh ngân hàng dưới góc độ kinh tế thường được quan niệm như là
nghiệp vụ cấp tín dụng, bởi lẽ thông qua nghiệp vụ bảo lãnh, tổ chức tín dụng
có thể giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu về vốn trong kinh doanh hoặc tiêu
dung. Còn dưới góc độ pháp lý thì bảo lãnh ngân hàng được hiểu là việc ngân
hàng cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực nghĩa vụ đã
cam kết với bên nhận bảo lãnh; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ
chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Như vậy, có thể nói trong bảo lãnh ngân
hàng tồn tại cam kết bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (người bảo lãnh) với
bên có quyền (người nhận bảo lãnh) về việc người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa
vụ tài sản thay cho khách hàng (người được bảo lãnh) khi người này không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ với bên có quyền và khách
hàng phải nhận nợ với tổ chức tín dụng và có nghĩa vụ hoàn trả cho tổ chức tín
dụng số tiền đã được trả thay. Ta thấy trong hợp đồng bảo lãnh ngân hàng có
hai quan hệ pháp luật song song cùng tồn tại độc lập với nhau nhưng có ảnh
hưởng chi phối lẫn nhau. Điều này thể hiện ở chỗ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh
làm phát sinh nghĩa vụ phát hành cam kết bảo lãnh của tỏ chức tín dụng bảo
lãnh, vì thế hợp đồng bảo lãnh mới được xác lập giữa tổ chức tín dung với bên
có quyền. Ngược lại, việc xác lập và thực hiện hợp đồng bảo lãnh là bằng
4
chứng chứng minh tổ chức tín dụng bảo lãnh đã thực hiện đúng cam kết với
khách hàng được bảo lãnh trong hợp đồng dịch vụ bảo lãnh.
2. Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Với ý nghĩa là loại hình bảo lãnh đặc thù, bảo lãnh ngân hàng vừa có
những đặc điểm của bảo lãnh nói chung đồng thời cũng có những đặc điểm
riêng để phân biệt với các hình thức bảo lãnh khác. Vậy các đặc điểm của hoạt
động bảo lãnh ngân hàng là:
Thứ nhất, bảo lãnh ngân hàng là loại giao dịch thương mại đặc thù. Tính
chất thương mại trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng thể
hiện ở chỗ hoạt động bảo lãnh này vừa do các tổ chức tín dụng thực hiện trên
thị trường với mục đích thu lợi nhuận, có tính chất chuyên nghiệp như một nghề
nghiệp kinh doanh. Sự bảo lãnh chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng còn được
quan niêm như là một giao dịch thương mại đặc thù. Tính đặc thù này thể hiện
ở một mặt bảo lành ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện một cách
chuyên nghiệp, mặt khác khi bảo lãnh có tính chất chuyên nghiệp như vậy, các
tổ chức tín dụng phải sử dụng đến những kĩ thuật chuyên môn nghiệp vụ ngân
hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho đồng vốn của mình bỏ ra khi chấp nhận
đóng vai trò thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho khách hàng. Chính vì thế mà
hoạt động bảo lãnh ngân hàng phải làm thủ tục đăng kí kinh doanh tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, về chủ thể hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ
thể đặc biệt là tổ chức tín dụng đặc biệt thực hiện. Sở dĩ pháp luật quy định như
vậy là vì bản than hoạt động của bảo lãnh ngân hàng vốn dĩ là là loại hình kinh
doanh có độ rủi ro cao, chỉ các tổ chức tín dụng chuyên nghiệp mới có đủ vốn,
trình độ chuyên môn kĩ thuật cũng như kinh nghiệm mới có thể thực hiện được
hoạt động này.
Thứ ba, trong bảo lãnh ngân hàng các tổ chức tín dụng không chỉ có tư
cách là người bảo lãnh mà có them tư cách của nhà kinh doanh ngân hàng. Vì
thế, việc quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng trong bảo lãnh
ngân hàng cũng không giống hoàn toàn với quyền và nghĩa vụ của người bảo
lãnh trong quan hệ dân sự.
Thứ tư, giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả là tạo lập hai
hợp đồng gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh (cam kết bảo
5
lãnh). Hai hợp đồng này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau nhưng độc lập với nhau vể cả phương diện chủ thể cũng như phương diện
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên.
Thứ năm, giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch của hai
bên hay ba bên mà là giao dịch “kép”. Sở dĩ có thể nói như vậy là vì để đạt
được mục đích và động cơ chủ yếu của mình là phát hành cam kết bảo lãnh theo
yêu cầu của khách hàng và gửi cho bên có quyền (bên nhận bảo lãnh để nhận
tiền thù lao dịch vụ) thì tổ chức tín dụng phải đồng thời tiến hành kí kết cả hai
loại hợp đồng theo thứ tự: hợp đồng dịch vụ bảo lãnh được kí kết trước và hợp
đồng bảo lãnh được giao kết sau.
Thứ sáu, việc thực hiện hợp đồng bảo lãnh phải theo thông lệ quốc tế, có
nghĩa là bảo lãnh ngân hàng không thể đơn phương huỷ ngang bởi những người
đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng bảo lãnh.
Thứ bảy, bảo lãnh ngân hàng là giao dịc được xác lập và thực hiện trên
chứng từ. Tính chất này thể hiện ở chỗ khi các tổ chức tín dụng phát hành cam
kết bảo lãnh cũng như cũng như khi người nhận bảo lãnh thực hiện yêu cầu hay
khi tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh, các chủ thể đều bắt
buộc thiết lập bằng văn bản.
Thứ tám, bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện. Tính chất
vô điều kiện của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ các tổ chức tín dụng bảo
lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với người nhận bảo lãnh ngay sau khi người
này xuất trình được các giấy tờ phù hợp với nội dung của cam kết bảo lãnh do
tổ chức tín dụng phát hành mà không phụ thuộc vào việc người được bảo lãnh
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của họ hay không.
3. Chủ thể trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng.
Nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng vốn mang bản chất là hoạt động
thương mại nên có cấu trúc pháp lý khá đặc thù, bao gồm sự gắn kết giữa hai
loại hợp đồng – hợp đồng bảo lãnh (được kí kết giữa bên bảo lãnh với bên nhận
bảo lãnh) và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh (được kí kết giữa bên bảo lãnh với bên
nhận bảo lãnh). Chính vì các loại hợp đồng của bảo lãnh trong ngân hàng mà ta
thấy được chủ thể trong quan hệ này bao gồm các bên sau: Bên bảo lãnh (các tổ
chứ tín dụng), bên được bảo lãnh (khách hàng) và bên nhận bảo lãnh. Cả ba chủ
6
thể này có quan hệ mật thiết với nhau trong bảo lãnh ngân hàng và quyền cũng
như nghĩa vụ của họ đều liên đến nhau.
3.1. Bên bảo lãnh.
Theo điều 58_ Luật các tổ chức tín dụng năm 2004, bên bảo lãnh trong
nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện theo
luật định. Các tổ chức tín dụng này bao gồm ngân hàng thương mại nhà nước,
ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng
hợp tác, ngân hàng chính sách và một số tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng
nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng. Vậy ta
thấy bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng, họ phải có đủ
điều kiện như luật định. Khi tham gia bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng
không chỉ có tư cách pháp lý là người bảo lãnh mà họ còn có cả tư cách pháp lý
là người cung ứng dịch vụ bảo lãnh. Vì thế, trong học khi xem xét vấn đề tư
cách pháp lý của tổ chức tín dụng trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, không thể
nhìn nhận một cách phiến diện mà phải xem xét toàn diện cả hai tư cách pháp lý
này trong mối quan kệ biện chứng giữa chúng với nhau.
3.2 Bên được bảo lãnh.
Nếu trong quan hệ bảo lãnh (nói chung), bên được bảo lãnh có thể là
mọi tổ chức, cá nhân có yêu cầu bảo lãnh có các nghĩa vụ tài sản của mình
đối với bên có quyền thì trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng (nói riêng), bên
được bảo lãnh thông thường là các chủ thể kinh doanh theo luật định. Theo
quy định của pháp luật hiện hành, những chủ thể là khách hàng được bảo
lãnh bởi các tổ chức tín dụng bao gồm các tổ chức và cá nhân trong nước và
ngoài nước, trừ những trường hợp sau đây:
a,Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng
giám đốc (phó giám đốc) của các tổ chức tín dụng.
b, Cán bộ, nhân viên của các tổ chức tín dụng đó thực hiện thẩm định, quyết
định bảo lãnh;
c, Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát,
tổng giám đốc, phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của tổ chức tín dụng. Nếu
khách hàng đề nghị bảo lãnh là bố, mẹ, vợ, chồng, con của giám đốc, phó
7
giám đốc chi nhánh của các tổ chức tín dụng thì việc chấp nhận bảo lãnh hay
không sẽ do tổ chức tín dụng xem xét quyết định.
Theo quy định hiện hành, những chủ thể này muốn được tổ chức tín dụng
xem xét và chấp thuận bảo lãnh, cần phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
1, Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
2, Mục đích đề nghị tổ chức tín dụng bảo lãnh là hợp pháp;
3, Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được tổ chức tín dụng trong
thời hạn cam kết;
4, Tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam nếu khách hàng
đề nghị bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định giới hạn bảo lãnh đối với khách hàng, theo
đó tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không
được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng số dư bảo lãnh của
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với mối khách hàng không được vượt
quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài. Số dư bảo lãnh này bao gồm
tổng số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng
từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín dụng trả ngay được khách hàng kí quỹ đủ
hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán.
Sau khi xem xét các điều kiện và giới hạn bảo lãnh trên, việc chấp nhận bảo
lãnh hay từ chối bảo lãnh là quyền của các tổ chức tín dụng.
3.3 Bên nhận bảo lãnh.
Bên nhận bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng là người có
quyền thụ hưởng món nợ do người được bảo lãnh thanh toán nghĩa vụ trong
các hợp đồng (hợp đồng về xây dựng cơ bản, hợp đồng tín dụng, hợp đồng
mua bán hàng hoá…) hay các nghĩa vụ thanh toán ngoài hợp đồng ( nghĩa
vụ nộp thuế, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại…)
Trong bảo lãnh thanh toán xây lắp công trình hay lắp đặt máy móc
thiết bị, bên nhận bảo lãnh chính là nhà thầu.
Trong bảo lãnh hợp đồng tín dụng, bên nhận bảo lãnh chính là người
cho vay (tổ chức tín dụng)
Để tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng cần thoả mãn các điều kiện
sau:
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
8
- Có các giấy tờ, tài liệu hay bằng chứng khác chứng minh quyền chủ
nợ trong một nghĩa vụ cần được bảo đảm.
4. Hình thức, nội dung và thủ tục bảo lãnh ngân hàng.
4.1. Hình thức và nội dung của giao dịch bảo lãnh.
Về phương diện hình thức, pháp luật quy định việc bảo lãnh của các tổ
chức tín dụng đối với khách hàng phải được lập thành văn bản. Các văn bản này
có thể phải chứng thực nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Các
loại văn bản trong giao dịch bảo lãnh của tổ chức là giấy đề nghị bảo lãnh và
thư cam kết bảo lãnh. Giấy bảo lãnh là văn bản do tổ chức, cá nhân có nhu cầu
được bảo lãnh lập theo mẫu quy định của tổ chức tín dụng và được gửi cho tổ
chức tín dụng. Hành vi này có thể được coi là hành vi đề nghị giao kết hợp
đồng. Nếu trong giấy đề nghị bảo lãnh có đầy đủ các yếu tố của một hợp đồng
dịch vụ bảo lãnh và các tổ chức tín dụng tiếp nhận hồ sơ đó thì xem như hợp
đồng dịch vụ bảo lãnh đã được hình thành.
Nội dung của hợp đồng bảo lãnh gồm các vấn đề sau: Tên, địa chỉ của tổ
chức tín dụng bảo lãnh và khách hàng được bảo lãnh; giá trị nghĩa vụ được bảo
lãnh; số tiền bảo lãnh và mức phí bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh và điều kiện thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh; mục đích bảo lãnh; hình thức bảo đảm bằng tài sản cho
nghĩa vụ hoàn lại đối với người bảo lãnh; quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng dịch vụ bảo lãnh.
Cam kết bảo lãnh là văn bản do tổ chức tín dụng lập theo luật định. Văn
bản có thể là cam kết đơn phương của tổ chức tín dụng bảo lãnh đối với bên
nhận bảo lãnh hoặc là cam kết song phương và đa phương giữa tổ chức tín dụng
với bên nhận bảo lãnh và khách hàng được bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ
thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng không thực hiện đúng nghĩa
vụ của họ đối với bên nhận bảo lãnh.
Đối với cam kết bảo lãnh (bao gồm thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh và
các hình thức khác), phải hội đủ các nội dung chủ yếu như tên, địa chỉ của tổ
chức tín dụng bảo lãnh, khách hàng được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh; ngày
phát hành bảo lãnh và số tiền bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh và các điều kiện thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4.2. Thủ tục bảo lãnh.
9
Trên nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín
dụng, pháp luật cho phép các tổ chức tín dụng dược quyền quy định cụ thể về
trình tự, thủ tục và điều kiện được bảo lãnh phù hợp với các đặc điểm của từng
tổ chức tín dụng và các loại hình nghiệp vụ bảo lãnh. Trong thực tế nghiệp vụ
bảo lãnh ngân hàng thường được thực hiện theo các quy trình sau:
Bước thứ nhất: khách hàng có nhu cầu sủ dụng dịch vụ bảo lãnh phải gủi
hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến tổ chức tín dụng do họ lựa chọn. Các tài liệu có
trong hồ sơ đề nghị bảo lãnh có thể do tổ chức tín dụng cung cấp cho khách
hàng theo mẫu in sẵn hoặc do chính khách hàng chuẩn bị và đưa vào hồ sơ đề
nghị bảo lãnh.
Bước hai: Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị bảo lãnh từ khách hàng, tổ
chức tín dụng phải tiến hành thẩm định hồ sơ dựa trên các điều kiện bảo lãnh do
pháp luật quy định và có nghĩa vụ thông báo cho khách hàng biết ý kiến chấp
thuận hay từ chối bảo lãnh. Việc chấp thuận hay từ chối phải thể hiện bằng văn
bản. Nếu chấp thuận bảo lãnh các bên lập văn bản hợp đồng dịch vụ bảo lãnh
hay hợp đồng cấp bảo lãnh với đầy đủ các điều khoản theo pháp luật.
Bước ba: Tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ kí kết hợp đồng
bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh vì quyền lợi của khách hàng đề nghị bảo lãnh.
Văn ban bảo lãnh phải được kí kết giữa bởi người đại diện theo pháp luật hoặc
người địa diện theo uỷ quyền của tổ chức tín dụng bảo lãnh.
Bước bốn: Tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo
yêu cầu hợp lệ của bên nhận bảo lãnh, phù hợp với cam kết bảo lãnh và thời
gian bảo lãnh. Ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tổ chức tín dụng bảo
lãnh phảo báo cho khách hàng được bảo lãnh biết về việc thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh của mình và đồng thời có quyền ghi nợ cho khách hàng được bảo lãnh
về số tiền mình đã trả thay. Khi đó khách hàng đóng vai trò là người mắc nợ tổ
chức tín dụng và có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đó.
Như vậy, từ các quy định của hợp đồng bảo lãnh ta thấy việc bảo lãnh chỉ được
thực hiện nếu có sự đồng ý của người bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ
thay cho khách hàng. Những hành động của những người khác không thể hiện ý
chí trên thì không được coi là bảo lãnh. Ví dụ như không coi là hợp đồng bảo
lãnh bằng những lời khẳng định về khả năng trả nợ của khachs hàng vay vốn
10
hoặc việc yêu cầu bên cho vay – tổ chức tín dụng gia hạn nợ cho khách hàng
vay vốn.
II.Cách thức yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong bảo lãnh ngân hàng.
Như đã nói ở trên, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng thực chất là một dạng
hợp đồng “kép” giữa bên bảo lãnh với khách hàng và bên bảo lãnh với bên nhận
bảo lãnh. Khi bên khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hoặc không thực hiện
đúng nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh sẽ yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên khách hàng. Đó chính là quyền của bên nhận bảo lãnh, vì
trong trường hợp này họ có vai trò không những là chủ nợ của khách hàng mà
đông thời còn là chủ nợ của các tổ chức tín dụng. Ta lại nói thêm là khi giao
kết hợp đồng bảo lãnh thì các bên phải tuân thủ những quy định của pháp luật
như là việc giao kết hợp đồng phải bằng văn bản có giá trị pháp lý cao nên khi
bên nhận bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cũng phải căn cứ vào
những hợp đồng này và phạm vi cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Bên
nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ
ngoài phạm vi cam kết bảo lãnh.
1. Cách thức yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh với bên
bảo lãnh (tổ chức tín dụng).
Mặc dù trình tự thủ tục thực hiện bảo lãnh mang tính chất nghiệp vụ của
các ngân hàng nhiều hơn là một quy phạm pháp luật, nhưng pháp luật thực định
vẫn có những qui định cụ thể về trình tự này nhằm thúc đẩy thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh của các bên, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch bảo
lãnh. Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được quy định trong Khoản 1 Điều
25 qui chế bảo lãnh ngân hàng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Nghĩa vụ đến thời hạn thực hiện.
- Bên nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị tổ chức tín dụng thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh.
Thứ nhất; theo quy định tại quy chế bảo lãnh ngân hàng cũng như tại luật
các tổ chức tín dụng thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình
mà nghĩa vụ đó vẫn còn thợi hạn yêu cầu thực hiện.
11
Thứ hai; trong văn bản yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
của bên nhận bảo lãnh cần có những nội dung sau đây:
+ Trong văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải ghi rõ như tên,
địa chỉ của tổ chức tín dụng bảo lãnh, khách hàng được bảo lãnh và bên nhận
bảo lãnh; ngày phát hành bảo lãnh và số tiền bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh và các
điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+ Ghi rõ phạm vi bảo lãnh, số tiền bảo lãnh và thời hạn thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh.
Gồm các tài liệu có liên quan là:
+ Các tài liệu chứng minh bên khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, nếu cam kết
bảo lãnh đê cập như một điều kiện để thực hiện nghã vụ bảo lãnh
+ Bên nhận bảo lãnh phải đưa ra được bản hợp đồng giữa mình với khách
hàng được bảo lãnh; hợp đồng cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng hoặc
văn bản cam kết bảo lãnh của ngân hàng;
+ Gửi hồ sơ hết hạn thanh toán của khách hàng cho bên bảo lãnh cùng
với lý do bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ đối với mình.
Sau khi nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm các
văn bản trên ngân hàng tiến hành xác minh, kiểm tra tài liệu. Nếu bên ngân
hàng thấy không phù hợp phải tiến hành từ chối văn bản và nêu rõ lý do. Nếu
bên ngân hàng thấy phù hợp phải tiến hành thực hiện nghĩa bảo lãnh. Theo
thông lệ và tập quán quốc tế, bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh độc lập
vô điều kiện và không thể huỷ ngang. “Những tính chất này của bảo lãnh ngân
hàng rất quan trọng và đặc biệt có lợi cho người nhận bảo lãnh, đến mức trong
thư bảo lãnh có ghi chữ “huỷ ngang” thì ngay lập tức người nhận bảo lãnh sẽ
không chấp nhận thư bảo lãnh đó, vì việc huỷ ngang trong thư bảo lãnh sẽ gây
nhiều bất lợi cho phía bảo lãnh”(luận văn tốt nghiệp của Hà Thuỳ Linh về đề
tài: Pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam, 2006). Ta thấy bên
tổ chức tín dụng phải có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vì như đã nói ở
trên thì tổ chức tín dụng khi thực hiện dịch vụ bảo lãnh ngân hang phải tự mình
kí hai hợp đồng, một kí hợp đồng bảo lãnh với bên khách hàng, một hợp đồng
cam kết bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. Khi kí hai hợp đồng này bên bảo lãnh
đã chịu ràng buộc vào hai hợp đồng này và phải tuân thủ đúng những nghĩa vụ
12
đã cam kết trong hai hợp đồng này. Trong trường hợp này ta còn thấy một điều
nữa là khi bên tổ chức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không phải là chỉ thực hiện
nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh mà còn là thực hiện nghĩa vụ với bên được bảo
lãnh. Có quan điểm cho rằng khi bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên tổ chức thực
hiện nghĩa vụ là việc chuyển giao thực hiện nghĩa vụ từ bên được bảo lãnh
sang cho bên bảo lãnh. Quan điểm này là không đúng, vì ta biết khi kí kết hợp
đồng bảo lãnh ngân hàng các tổ chức tín dụng phải kí hợp đồng “kép” nên khi
xảy ra sự kiện bảo lãnh là bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ thì bên nhân bảo lãnh mới có quyền yêu cầu bên bảo lãnh
thực hiện nghĩa vụ. Còn nếu là chuyển giao thực hiện nghĩa vụ trong dân sự thì
bên được bảo lãnh có đề nghị với bên nhận bảo lãnh để cho bên ngân hàng thực
hiện nghĩa vụ thay mình, nhưng ở đây ta thấy cả bên được bảo lãnh và ngân
hàng bảo lãnh đều có nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh. Có nghĩa là trong trường
hợp này bên nhận bảo lãnh đồng thời là chủ nợ của bên bảo lãnh (tổ chức tín
dụng bảo lãnh) nên họ có quyền yêu cầu bên tổ chức tín dụng phải thực hiện
nghĩa vụ với mình.
Song trong trường hợp thư bảo lãnh đã được ngân hàng gửi đi mà người
nhận bảo lãnh chưa nhận được thì về nguyên tắc ngân hàng phát hành thư bảo
lãnh hoàn toàn có khả năng rút lại thư bảo lãnh đó, trước khi nó đến tay người
nhận, vì đây cũng chỉ là một trường hợp của đề nghị giao kết hợp đồng trong
dân sự mà thôi .Tuy nhiên, tổ chức tín dụng vẫn có quyền từ chối thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ
nghĩa vụ cho nhau.
Một vấn đền cần quan tâm trong quá trình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
ngân hàng đó là bên nhận bảo lãnh chuyển giao quyền yêu cầu ngân hàng thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho một người khác. Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng
không có quy định về việc bên nhận bảo lãnh chuyển giao quyền yêu cầu theo
cam kết bảo lãnh đối với ngân hàng bảo lãnh. Trên thực tế bên nhận bảo lãnh
vẫn thường chuyển giao quyền yêu cầu của mình đối với bên được bảo lãnh và
đồng thời chuyển giao luôn quyền yêu cầu theo cam kết bảo lãnh. Về nguyên
tắc, theo quy định của bộ luật dân sự về chuyển giao yêu cầu có biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người thế quyền yêu cầu theo cam kết bảo
lãnh ngân hàng. Với thực tế này sẽ dẫn đến một số hạn chế là làm cho bảo lãnh
13
ngân hàng mất đi tính độc lập và sẽ không phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi lẽ,
để đảm bảo tính độc lập của bảo lãnh ngân hàng thì tính chính xác của yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải được tuân tủ nghiêm ngặt. Khi luật cho phép
việc chuyển giao quyền và yêu cầu theo cam kết bảo lãnh đối với ngân hàng
bảo lãnh thì sẽ dẫn đến thực tế đương nhiên bên nhận chuyển giao cũng có
quyền lập văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tức là tính chính xác
của yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bị phá vỡ. Vì bên bảo lãnh chỉ kí kết
hợp đồng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh chứ không phải kí kết với người thứ
ba nên họ không thể có quyền yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh.
2. Cách thức bên bảo lãnh (tổ chức tín dụng) yêu cầu bên được bảo lãnh
(khách hàng) thực hiện nghĩa vụ.
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh, tổ chức tín dụng yêu cầu bên
được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với mình theo Điều 367 Bộ luật dân sự 2005
có quy định: “Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu
bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh,
nếu không có thoả thuận khác”. Cách thức yêu cầu như sau:
Bước một: Tổ chức tín dụng thông báo cho khách hàng kèm theo các tài
liệu liên quan yêu cầu hoàn trả số tiền mà tổ chức tín dụng đã trả thay cho bên
khách hàng. Đây là một trong những quyền rất cơ bản của ngân hàng bảo lãnh.
Theo Quyết Định số 196/QĐ-NH ngày 16/9/1994 thì bên được bảo lãnh phải
làm giấy nhận nợ với ngân hàng bảo lãnh số tiền đã được trả thay và chịu lãi
suất nợ quá hạn là bằng 150% tính theo lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng. Bên
được bảo lãnh có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng bảo lãnh số tiền mà ngân hàng
đã trả nợ thay. Hơn nữa, nguyên tắc chung về bảo lãnh đã được xác định, bên
bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với mình khi
thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh. Do vậy, đối với việc quy định về quyền yêu
cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng bảo lãnh cần phải quy
định theo nguyên tắc là nghĩa vụ của bên được bảo lãnh với bên bảo lãnh. Việc
quy định giấy nhận nợ với ngân hàng thì bên được bảo lãnh vẫn có nghĩa vụ
hoàn trả cho ngân hàng bảo lãnh số tiền đã trả nợ thay. Vì vậy trong quy định
của bảo lãnh ngân hàng chỉ cần quy đinh quyền và nghĩa vụ hoàn trả của bên
14
được bảo lãnh là đủ, có thể quy định thêm về bằng chứng của số nợ hoặc quy
định theo đó ngân hàng bảo lãnh lập văn bản yêu cầu trả tiền. Tuy nhiên có
những trường hợp vì lý do khách quan như thiên tai, hoả hoạn, những khó khăn
vê tài chính tạm thời và những lý do khách quan khác hoặc việc trả nợ cho bên
bảo lãnh không phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh, khách hàng chưa thực
hiện đúng nghĩa vụ trả nợ với bên bảo lãnh, trên cơ sở đề nghị của khách hàng
trong văn bản xác nhận nợ, tổ chức tín dụng có thể xem xét định kì trả nợ và áp
dụng lãi suất cho vay thông thường đối với số tiền mà tổ chức tín dụng đã bỏ ra
để trả nợ thay.
Bước hai: Nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ thì tổ
chức tín dụng có thể xử lý tài sản đảm bảo theo thoả thuận ( như đấu giá tài
sản)hoặc khởi kiện ra toà án theo luật định. Trong trường hợp bảo lãnh đối
xứng, xác nhận bảo lãnh cũng phải tuân thủ các trình tự trên. Đối với trường
hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng
tham gia thực hiện thì các bên tham gia có trách nhiệm hoàn trả nợ hoặc nhận
nợ với tổ chức tín dụng theo tỉ lệ tương ứng với phần nghĩa vụ của mình trong
nghĩa vụ chung. Nếu một bên tham gia không thực hiện phần nghĩa vụ của
mình thì tổ chức tín dụng có thể yêu cầu bất cứ bên nào trong số các bên tham
gia thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho mình.
Trường hợp bảo lãnh về hối phiếu, lệnh phiếu thì trình tự thủ tục thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về thương phiếu.
Pháp luật thực định cũng có những quy định cụ thể về trường hợp miễn
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Theo Điều 26 quy chế bảo lãnh ngân hàng có
ghi: trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho tổ
chức tín dụng thì khách hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ với bên bảo lãnh trừ
trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp tổ chức tín dụng trong nhiều tổ chức
tín dụng đồng thời bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng được miễn thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho mình thì những tổ chức tín dụng khác vẫn phải chịu
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình nhưng không phải chịu trách nhiệm của
mình về phần nghĩa vụ của tổ chức tín dụng được miễn.
Ta thấy quy định của pháp luật về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh với
bên được bảo lãnh rất hợp lý. Bởi vì khi bên khách hàng yêu cầu bên tổ chức tín
dụng đứng ra bảo lãnh cho mình, có nghĩa là bên tổ chức tìn dụng đứng ra nhận
15
lấy phần nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng. Chính vì vậy mà trong trường
hợp này ngân hàng có quyền yêu cầu bên khách hàng đã được bảo lãnh phải
thực hiện nghĩa vụ với mình. Hơn nữa, ta còn thấy trong bảo lãnh ngân hàng là
một hoạt động dịch vụ của bên các tổ chức tín dụng, khi họ cung cấp các hoạt
động dịch vụ này đồng thời họ cũng mong muốn có thể lấy lại được phần phí
dịch vụ mà mình đã cung cấp cho bên khách hàng. Còn cách thức tính lãi suất
đối với trường hợp bên khách hàng chậm thực hiện nghĩa vụ với bên tổ chức tín
dụng theo tôi cũng hợp lý. Bởi vì theo quy định của bộ luật dân sự thì cách tính
lãi của các hợp đồng cho vay dân sự thông thường cũng không vượt quá 150%
lãi suất cơ bản của ngân hàng. Ở trong trường hợp này các ngân hàng quy định
nếu mà bên khách hàng không thực hiện nghĩa vụ ngay sẽ phải chịu lãi suất
bằng lãi suất nợ quá hạn. Đây là mức lãi suất áp dụng chung cho mọi trường
hợp và các bên đã có thoả thuận trước với nhau nên có thể nói là nó tương đối
phù hợp. Song cũng cần phải nói thêm rằng nếu trong trường hợp vì lý do
khách quan như thiên tai, hoả hoạn, những khó khăn vê tài chính tạm thời và
những lý do khách quan khác hoặc việc trả nợ cho bên bảo lãnh không phù hợp
với chu kì sản xuất kinh doanh thì theo người viết thì lãi suất này cũng cần phải
xem xét lại cho phù hợp với tình hình tài chính của bên khách hàng hơn. Theo
tôi trong trường thì các bên có thể thoả thuận lại mức lãi suất.
3.Thực trạng về pháp luật bảo lãnh ngân hàng ở nước ta cũng như cách
thức yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Trong lịch sử hoạt động của ngân hàng, giao dịch bảo lãnh ngân hàng
xuất hiện từ khá sớm. Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động bảo lãnh ngân hàng trên
thực tế mới chỉ được hình thành và phát triển khoảng 20 năm trở lại đây, kể từ
khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường. Mặc dù hoạt động bảo lãnh ngân hàng nước ta mới hình
thành chưa lâu và trên thực tế các ngân hàng nhà nước cũng chưa có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này. Song về phương diện nhà nước,
việc tạo ra cơ sở pháp lý ban đầu cần thiết cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng
từng bước góp phần đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại cũng như thoả mãn nhu cầu, lợi ích chính đáng cảu
khách hàng được bảo lãnh và người thụ hưởng. Nhà nước ta đã ban hành các
văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này như trong Bộ luật dân sự Việt
16
Nam năm 2005 từ điều 366 đến điều 376, Luật tổ chức tín dụng năm 1997 và
được sửa đổi bổ sung 2004 và hàng loạt các văn bản có liên quan khác. Các loại
hình bảo lãnh đã được mở rộng và các bên đã thực sự thấy lợi ích của mình khi
tham gia vào quan hệ bảo lãnh ngân hàng.
Các hạn chế còn tồn tại.
Theo người viết khái niệm về bảo lãnh ngân hàng của nước ta vẫn chưa
thực sự phù hợp so với tình hình kinh tế nước ta hiện nay cũng như với quan
niệm về bảo lãnh ngân hàng theo các chuẩn mực quy phạm quốc tế. Bởi vì theo
các văn bản pháp luật hiện hành về bảo lãnh nói chung và bảo lãnh ngân hàng
nói riêng đều không có điều khoản nào khẳng định giao dịch bảo lãnh ngân
hàng hoàn toàn độc lập với các giao dịch khác có liên quan (giao dịch thương
mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam-
tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyền). Điều này có nghĩa rằng hiệu lực pháp lý của giao
dịch bảo lãnh ngân hàng cũng như việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh từ
giao dịch bảo lãnh ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng pháp lý của
giao dịch khác có liên quan. Chẳng hạn, nếu giữa người nhận bảo lãnh và khách
hàng được bảo lãnh có khả năng bù trừ nghĩa vụ cho nhau thì khi đó ngân hàng
bảo lãnh không phải thực hiện chức năng của người bảo lãnh; hoặc trường hợp
có bằng chứng chứng minh rằng nghĩa vụ được bảo lãnh không tồn tại hoặc tuy
tồn tại nhưng đang có tranh chấp giữa người nhận bảo lãnh và khách hàng được
bảo lãnh thì ngân hàng bảo lãnh cũng có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh. Rõ ràng, các quy định trên đây tuy có tác dụng bảo vệ quyền lợi của người
bảo lãnh trước những khả năng lạm dụng tín nhiệm để trục lợi bất chính của
người nhận bảo lãnh nhưng điều này cũng làm nản lòng các khách hàng có nhu
cầu bảo lãnh cũng như người nhận bảo lãnh, do đó làm hạn chế khả năng cấp
tín dụng bằng phương thức bảo lãnh ngân hàng của các ngân hàng.
Các văn bản pháp luật hiện hành thể hiện sự mâu thuẫn về khái niệm hợp
đồng bảo lãnh. Thật vậy, theo tinh thần quy định tại khoản 1 điều 366 Bộ luật
dân sự thì hợp đồng bảo lãnh được kí kết giữa người bảo lãnh và người nhận
bảo lãnh. Nhưng theo quy định của tại khoản 6 điều 2 quy chế bảo lãnh ngân
hàng ban hành kèm theo quyết định số 283/200/QĐ-NHNN14 “hợp đồng bảo
lãnh là văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng về quyền lợi và
nghĩa vụ các bên trong việc bảo lãnh và hoàn trả”. Theo tôi, quan niệm như
17
khoản 6 điều 2 quy chế bảo lãnh ngân hàng là không chính xác và trái với quan
niệm về hợp đồng bảo lãnh trong bộ luật dân sự. Điều này được lý giải bởi lý do
về nguyên tắc, hợp đồng bảo bảo lãnh phải thể hiện cam kết giữa người bảo
lãnh và người nhận bảo lãnh về việc người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho người thứ ba, nếu đến hạn mà họ không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ của mình. Còn mối quan hệ pháp lý giữa người bảo lãnh và
người được bảo lãnh về lý thuyết có thể là một dạng quan hệ hợp đồng. Đối với
mối quan hệ pháp lý giữa ngân hàng bảo lãnh và khách hàng được bảo lãnh, do
mục đích cung cấp bảo lãnh của ngân hàng là để thu phí bảo lãnh và nhằm tiêu
thụ số vốn mà mình đã huy động được thông qua thực hiện nghĩa vụ tài sản thay
cho khách hàng được bảo lãnh khi có yêu cầu hợp lệ của người nhận bảo lãnh
nên không bao giờ ngân hàng lại đơn phương đồng ý cấp bảo lãnh cho khách
hàng mà không dựa trên hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng. vì thế, theo
người viết thì cần phải hiểu rõ mối quan hệ pháp lý giữa ngân hàng bảo lãnh với
khách hàng được bảo lãnh là “hợp đồng dịch vụ bảo lãnh”, theo đó ngân hàng
bảo lãnh có tư cách là bên cung úng dịch vụ bảo lãnh, còn khách hàng được bảo
lãnh là bên hưởng thụ dịch vụ bảo lãnh và phải trả phí dịch vụ bảo lãnh cho
ngân hàng bảo lãnh theo thoả thuận giữa hai bên.
Hơn nữa, khái niệm bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật hiện hành được
quan niệm và xây dựng hoàn toàn trên cơ sở khái niệm bảo lãnh nói chung được
quy định trong bộ luật dân sự. theo tôi cách tiếp cận này là đúng nhưng chưa
đủ, bởi lẽ “ bảo lãnh ngân hàng không chỉ đơn thuần là một giao dịch đảm bảo
có chức năng đảm bảo nghĩa vụ tài sản cho người có nghĩa vụ đối với bên có
quyền mà hơn nữa nó còn là một phương thức kinh doanh của ngân hàng
thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận thông qua việc thu phí dịch vụ bảo lãnh.
Vì thế khái niệm bảo lãnh ngân hàng vừa phải thể hiện được cơ bản thuộc về
bản chất của giao dịch đảm bảo nói chung, vừa phản ánh được đặc trung của
giao dịch thương mại.
Vì những cách hiểu khái niệm về bảo lãnh ngân hàng khác nhâu như vậy
mà trong việc thực thi luật về phần bảo lãnh trong ngân hàng này gặp nhiều khó
khăn và trên thực tế nó đã bộc lộ rất nhiều hạn chế như sau. Ta thấy pháp luật
chỉ có những quy định rất chung về hồ sơ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh và
pháp luật trao quyền đó cho các ngân hàng để họ tự thực hiện theo điều kiện
18
của mình. Điều này dẫn đến việc không thống nhất giữa các ngân hàng trong cả
nước và nó gây ra sự khó khăn rất lớn đối với khách hàng yêu cầu bảo lãnh và
người nhận bảo lãnh. Có thể cùng một nội dung về nhưng các ngân hàng lại có
các quy định khác nhau dẫn đến sự khó hiểu cho khách hàng và làm cho họ
không còn mặn mà tha thiết với dịch vụ bảo lãnh cho lắm. Và, một điều cần nói
thêm là khi nước ta là thành viên chính thức của WTO thì các doanh nghiệp
của Việt Nam có những mối quan hệ làm ăn rất nhiều đối với các đối tác nước
ngoài, việc luật quy định như thế này đã gây ra khó khăn rất lớn đối với khách
hàng là người nước ngoài tham gia vào quan dịch vụ bảo lãnh của các ngân
hàng trong nước và đương nhiên làm hạn chế cơ hội làm ăn của các doanh
nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy mà người viết đề nghị các nhà làm luật cần có
những văn bản quy định một cách rõ ràng hơn nữa về hình thức bảo lãnh cũng
như hình thức của hợp đồng bảo lãnh để các ngân hàng trên cả nước sử dụng
một mẫu chung nhất, như thé sẽ tốt hơn cho mọi người tham gia vào hoạt động
này.
Hơn nữa trong hầu hết các văn bản pháp luật về bảo lãnh ngân hàng của
nước ta dường như là đã bỏ qua quy định của việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ
trong bảo lãnh ngân hàng. Trong Bộ luật dân sự 2005 chỉ có quy đinh vỏn vẹn
là: “Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được
bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có
thoả thuận khác” hoặc trong quy tắc thống nhất về bảo lãnh ngân hàng theo yêu
cầu bản số 458 cảu phòng thương mại Pari mà Việt Nam tham gia mới có quy
định sơ qua về cách thức yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong bảo lãnh, còn trong
các văn bản chuyên ngành thì không thấy có quy định này. Chính vì thế nó càng
làm tăng sự khó khăn cho những người muốn tham gia vào hoạt động bảo lãnh
ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Theo người viết thì các nhà làm luật cần có
những quy định trong các văn bản pháp luật sắp tới để giúp cho những người áp
dụng pháp luật có thể có những cách hiểu đúng đắn hơn về hoạt động dịch vụ
này cũng như để hoạt động bảo lãnh ngân hàng càng phát triển hơn nữa trong
cuộc sống của nước ta hiện nay.
19
Kết bài
Như vậy ta thấy hoạt động bảo lãnh trong ngân hàng là một loại hình dịch
vụ của ngân hàng bảo lãnh cung ứng cho khách hàng có nhu cầu bảo lãnh.
Nhưng khi thực hiện dịch vụ này phía bảo lãnh phải thực hiện kí kết hợp đồng
“kép” giữa khách hàng được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Chính từ những
quy định này cho thấy bên nhận đồng thời có tư cách chủ nợ với cả bên khách
hàng và bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên ta cũng nhận thấy rằng việc thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh trên thực tế còn nhiều vấn đề cần quan tâm, nhất là trong luật
thực định vấn đề này chưa được quy định một cách chặt chẽ dẫn đến các ngân
hàng mỗi người quy định một kiểu. vì vậy tôi hi vọng trong tương lai không xa
thì trong luật của nước ta có những quy định cụ thể hơn về vấn đề cách thức
thực hiện nghĩa vụ trong bảo lãnh ngân hàng để hoạt động dịch vụ này trở nên
gần gũi với đời sống và nhất là nó cảng thúc đây sự phát triền của nên kinh tế
nước ta hiện nay.
20
Tài liệu tham khảo
1. giáo trình luật ngân hàng Việt Nam trường đại học luật Hà Nội
2. luận văn tốt nghiệp của Hà Thuỳ Linh về đề tài: Pháp luật về hoạt động bảo
lãnh ngân hàng ở Việt Nam, 2006
3. giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam- tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyền
4. luật các tổ chức tín dụng
5. bộ luật dân sự Việt Nam 2005
6. quyết định số 283/200/QĐ-NHNN14
21