Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí phục vụ cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Nghinh Tường huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.16 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0----------

NÔNG VĂN SÁNG

Tên đề tài:
“ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÔNG THÔN THEO 19 TIÊU CHÍ
PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI XÃ NGHINH TƯỜNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH
THÁI NGUYÊN ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Địa chính môi trường
: Quản lý Tài nguyên
: 2010 - 2014

Thái Nguyên, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0----------


NÔNG VĂN SÁNG

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÔNG THÔN THEO 19 TIÊU CHÍ
PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI XÃ NGHINH TƯỜNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH
THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học

: Chính quy
: Địa chính môi trường
: Quản lý Tài nguyên
: K42 – ĐCMT - N02
: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn : T.S VŨ THỊ QUÝ
Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường ĐHNL Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN !
Với phương châm "Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn".

Mục đích đào tạo ra người cán bộ giỏi về lý thuyết, vững về tay nghề.
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng giúp cho sinh viên củng cố
và hệ thống hoá những kiến thức đã học và làm quen với thực tế. Đây là cơ hội
để mỗi sinh viên trước khi ra trường có một phong cách làm việc mới, kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài
Nguyên phân công thực tập tốt nghiệp tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên từ ngày 10/02/2014 đến ngày 30/04/2014 với đề tài “ Đánh
giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí phục vụ cho công tác quy hoạch
xây dựng nông thôn mới tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên ”.
Trong thời gian thực tập tôi được sự giúp đỡ của UBND xã Nghinh
Tường, cán bộ phòng địa chính, các trưởng thôn và bà con nông dân trong xã,
các thầy cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình
của cô giáo hướng dẫn T.S. Vũ Thị Qúy đã dìu dắt giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập cũng như hoàn thiện bản báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ quý báu đó.
Do kinh nghiệm chuyên môn còn nhiều hạn chế bản thân em vừa làm vừa
học cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để khoá luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Nghinh Tường, ngày 30 tháng 05 năm 2014


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa


MTTQ

Mặt trận tổ quốc

HND

Hội nông dân

VAC

Vườn ao chuồng



Quyết định

TT

Thông tư

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân



MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………… 1
1.2 Mục đích nghiên cứu …………………………………………………… 1
1.3 Yêu cầu của đề tài ……………………………………………………….. 1
1.4 Ý nghĩa của đề tài ……………………………………………………….. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận …………………………………………………………….. 3
2.1.1 Khái niệm về nông thôn mới ………………………………………….. 3
2.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ……………………………. 3
2.1.3 Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội …………… 5
2.1.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới …………………………………… 6
2.1.5 Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới …………………………………. 7
2.2 Cơ sở thực tiễn …………………………………………………………... 7
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng nông thôn mới trên thế giới 7
2.2.1.1 Hàn quốc …………………………………………………………….. 7
2.2.1.2 Đài loan ……………………………………………………………… 8
2.2.1.3 Nhật Bản …………………………………………………………….. 8
2.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở việt nam …………………………………... 8
2.2.3 Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ……….. 9
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu …………………………………………………….. 10
3.2 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………… 10
3.2.1 Điều tra thực tế ………………………………………………………… 10


3.2.2 Thu thập số liệu ……………………………………………………….. 10
3.2.3 Tổng hợp và phân tích số liệu …………………………………………. 10
3.3 Phạm vi không gian, thời gian ……………………………………………10
3.3.1 Phạm vi không gian ……………………………………………………. 10

3.3.2 Phạm vi thời gian ……………………………………………………… 10
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội………………………………….

11

4.1.1 Điều kiện tự nhiên ……………………………………………………... 12
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ………………………………………………. 13
4.1.2.1 Dân số và lao động …………………………………………………... 13
4.1.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng ……………………………………………… 13
4.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã nghinh tường ……………….. 14
4.2.1 Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới
………………………………………………………………………………. 14
4.2.2 Các hoạt động thúc đẩy mục tiêu phát triển đến năm 2020 của xã Nghinh
Tường ………………………………………………………………………. 15
4.2.3 Ban quản lý dự án nông thôn mới …………………………………….. 17
4.3 Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã nghinh tường ………. 17
4.3.1 Vai trò các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến xây dựng nông thôn mới
……………………………………………………………………………….. 17
4.3.2 Đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí nông thôn mới xã Nghinh tường
.......................................................................................................................... 20
4.3.2.1 Nhóm tiêu chí quy hoạch ……………………………………………. 20
4.3.2.2 Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội ….. 21
4.3.2.3 Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất 25


4.3.2.4 Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường
………………………………………………………………………….……. 25
4.3.2.5 Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí hệ thống chính trị ………. 27
4.4 Kết quả đạt được ...........................................…………………………... 27

4.4.1 Kết quả đạt được từ xây dựng nông thôn mới ………………………… 27
4.4.2 Một số hoạt động xây dựng nông thôn mới tại xã Nghinh Tường ……. 32
4.5 Đánh giá thuận lợi và khó khăn ................................................................ 32
4.5.1 Thuận lợi ………………………………………………………………. 32
4.5.2 Khó khăn ………………………………………………………………. 33
4.6 Định hướng và giải pháp ........................................................................... 35
4.6.1 Định hướng ……………………………………………………………. 35
4.6.2 Giải pháp ………………………………………………………………. 35
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận …………………………………………………………………. 38
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 38


1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một chủ chương lớn của đảng và nhà nước ta.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Nông thôn nước ta đã đạt được
thành tựu khá toàn diện và to lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh
tế, xã hội, chính trị, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân, tuy
nhiên những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa
đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. phát triển nông nghiệp còn kém
bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản
xuất, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế,
sản xuất nhỏ phân tán, năng xuất chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng còn
thấp. Xuất phát từ những khó khăn và hạn chế nêu trên nên chương trình xây
dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất to lớn. Công tác xây dựng nông thôn mới ở
địa phương còn gặp nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp, nhiều tiêu chí chưa
đạt được, nguồn lực hạn chế, tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, sự

tham gia của người dân còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Nên việc nghiên cứu,
đánh giá các hoạt động xây dựng nông thôn mới tại các địa phương là rất cần
thiết và đưa ra các định hướng nhằm xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả
tốt hơn.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí phục vụ cho công tác quy
hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được khái quát đặc điểm, điều kiện của xã Nghinh Tường.
- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Nghinh Tường.
- Đánh giá được tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Nghinh Tường.
- Đánh giá được kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Nghinh Tường.
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới
tốt hơn ở địa phương.


2

1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên vận dụng
được những kiến thức đã học vào thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Nâng cao hiểu biết về lĩnh vực quản lý đất đai nói chung và công tác
xây dựng nông thôn mới nói riêng.
+ Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
+ Bổ sung tư liệu cho học tập.
+ Làm cơ sở tham khảo đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
xây dựng nông thôn mới.



3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về nông thôn mới
Theo nghị quyết số 26 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng (Khóa X)
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì Nông Thôn Mới được hiểu là:
- Có kết cấu hạ tầng kinh tế - Xã hội hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
- Xã hội – Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của đảng được tăng
cường.
2.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn của đảng và nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản.
Những nội dung trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như xem
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở... Đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, nhà nước đã phối hợp với
các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội trong nước để xóa đói giảm nghèo, cải
thiện môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn. Các chủ trương
của đảng, chính sách của nhà nước đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc, tự
cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa.
Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời
ký đổi mới là rất to lớn. Tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm

ẩn những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như:
Thứ nhất: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×