Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm E.M – Bokasi trong xử lý chất thải tại các trang trại gà thuộc xóm Ao Vàng xã Cao Ngạn thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.91 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÓ ĐỨC CƯỜNG

Tên đề tài:

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG
CHẾ PHẨM E.M – BOKASI TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI
TẠI CÁC TRANG TRẠI GÀ THUỘC XÓM AO VÀNG,
XÃ CAO NGẠN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn



: Th.S Nguyễn Đình Thi

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Tài Nguyên và Môi Trường trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã tiến
hành thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm E.M –
Bokasi trong xử lý chất thải tại các trang trại gà thuộc xóm Ao Vàng, xã
Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”
Trong suất quá trình thực hiện đề tài này ngoài sự cố gắng rất nhiều của
bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
trong khoa và thầy cô tại viện khoa học sự sống. Với lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Các thầy cô trong trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Đặc biệt là
thầy cô trong khoa Môi Trường đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững
chắc về môi trường cũng như các phương pháp quản lý, xử lý bảo vệ môi
trường và nhiều lĩnh vực liên quan khác.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Nguyễn Đình Thi
– Khoa Quản lý Tài Nguyên, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ
em rất nhiều để em hoàn thành được nội dung đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị Ủy ban nhân dân xã
Cao Ngạn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập nghiên cứu tại cơ sở.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã hết
lòng động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần cho em
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Do trình độ và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài không
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các

bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên

Phó Đức Cường


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Ngạn...................................... 28
Bảng 4.2: Hiện trạng dân số xã Cao Ngạn .................................................... 31
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ ẩm phân gà trước và sau khi sử dụng
chế phẩm E.M – Bokasi ..................................................................... 36
Bảng 4.4: Bảng thể hiện số lượng vi khuẩn E.coli có mặt trong phân gà trước
và sau khi sử dụng chế phẩm E.M – Bokasi. ...................................... 37
Bảng 4.5: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong phân gà
trước và sau khi sử dụng đệm lót cho gà............................................. 37
Bảng 4.6: Hiệu quả làm khô ráo nền chuồng của chế phẩm .......................... 41
Bảng 4.7: Đánh giá về môi trường không khí xung quanh chuồng nuôi ....... 42
Bảng 4.8: Bảng thống kê ý kiến của người dân về khả năng sử dụng chế phẩm
E.M – Bokasi trong tương lai ............................................................. 44
Bảng 4.9: Tỷ lệ chế phẩm E.M – Bokasi phối trộn vào thức ăn
dành cho gà thịt trong các giai đoạn sinh trưởng ................................ 44
Bảng 4.10: Tỷ lệ chế phẩm E.M – Bokasi phối trộn vào thức ăn
dành cho gà đẻ trứng trong các giai đoạn sinh trưởng......................... 45
Bảng 4.11: Tổng chi phí làm đệm lót cho chăn nuôi gà ................................ 47


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện độ ẩm phân gà trước và sau khi sử dụng
chế phẩm E.M - Bokasi. ..................................................................... 36

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của một số chỉ tiêu dinh dưỡng
trong phân gà trước và sau khi sử dụng chế phẩm E.M - Bokasi ........ 38


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chữ viết tắt
ĐHQGHN
E.M
GS.TS
KHCN&MT
K
NN&PTNT
N
P
UBND
VH – TT - DL
HĐND


Diễn giải
Đại học Quốc gia Hà Nội
Effective Microorganisms
Giáo sư. Tiến sĩ
Khoa học Công nghệ và Môi trường
Kali
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Nitơ
Photpho
Ủy ban nhân dân
Văn hóa – Thể thao – Du lịch
Hội đồng nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.3. YÊU CẨU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 3
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 4
2.1.1. Khái niệm môi trường (MT) ................................................................. 4
2.1.2. Khái niệm chất thải ............................................................................... 4
2.1.3. Khái niệm chất thải chăn nuôi .............................................................. 4
2.1.4. Khái niệm chế phẩm E.M – Bokasi ...................................................... 4
2.1.5. Chế phẩm E.M...................................................................................... 4

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................. 11
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .................. 12
2.3.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới ................................. 12
2.3.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam ................................ 15
PHẨN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 17
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 17
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................... 17
3.2.1. Địa điểm thực hiện ............................................................................. 17
3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................. 17
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 17
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xóm Ao Vàng, xã
Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. ...................... 17


3.3.2. Khái quát tình hình chăn nuôi tại xóm Ao Vàng, xã Cao Ngạn, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. ................................................. 17
3.3.3. Định hướng đề xuất giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi gà bằng chế
phẩm E.M – Bokasi. ........................................................................... 18
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 18
3.4.1. Thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ......................................... 18
3.4.2. Tài liệu sơ cấp .................................................................................... 18
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ..................................... 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 27
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 29
4.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội của xã Cao Ngạn .......................................................................... 32
4.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TẠI ĐỊA PHƯƠNG ............ 33
4.2.1. Khái quát chung.................................................................................. 33
4.2.2 Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi đã và đang được áp dụng ...... 33
4.3. KẾT QUẢ SỬ DỤNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM E.M –
BOKASI VÀO XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI GÀ TẠI ĐỊA
PHƯƠNG ........................................................................................... 34
4.3.1. Các mô hình ứng dụng chế phẩm E.M – Bokasi trong xử lý chất thải
chăn nuôi gà tại địa phương................................................................ 35
4.3.2. Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà của
chế phẩm E.M – Bokasi ..................................................................... 35
4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM E.M – BOKASI
TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI GÀ TẠI ĐỊA PHƯƠNG ...... 38
4.5. PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH ......................................................... 45
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 48
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 48
5.2. ĐỀ NGHỊ .............................................................................................. 49


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi gia cầm nói chung hay chăn nuôi gà nói riêng là ngành sản
xuất truyền thống lâu đời của Nông Nghiệp nông thôn Việt Nam. Là nguồn
cung cấp thực phẩm trực tiếp cho gia đình và toàn xã hội, hỗ trợ phát triển
trồng trọt và tận dụng lao động nông thôn ở mọi lứa tuổi, tiết kiệm, tích lũy
vốn tăng thu nhập cho người dân, tạo ra sự cân bằng sinh thái Nông Nghiệp –
nông thôn.

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà đã rất được đầu tư, chú trọng
về: cải tiến con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y. Do đó quy mô chăn nuôi gà
ở nông thôn ngày càng tăng về số lượng, chủng loại và chất lượng đem lại
hiệu quả kinh tế cao, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhưng
bên cạnh những lợi ích đó là vấn đề môi trường chăn nuôi, ô nhiễm môi
trường do chăn nuôi gà đang là vấn đề được thể hiện rõ nét trên các vùng
nông thôn nước ta. Chất thải chăn nuôi gà có mùi hôi, thối gây ô nhiễm môi
trường không khí, ô nhiễm đất, nước là môi trường cho các loại dịch bệnh
sinh sôi, phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gà, giảm hiệu quả kinh tế
và ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Đặc biệt với hiện trạng chăn nuôi
gà ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, việc xử lý chất thải theo
phương pháp thủ công nên rất khó quản lý và áp dụng các giải pháp xử lý chất
thải một cách hữu hiệu.
Chăn nuôi gà tại xóm Ao Vàng, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên đã hình thành, phát triển từ lâu đời và ngày càng được chú
trọng, phát triển mạnh mẽ về cả quy mô, số lượng và chất lượng. Bên cạnh
những quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, Xóm Ao Vàng đã có rất nhiều hộ gia đình
táo bạo đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn như: Trang trại chăn nuôi gà lấy thịt,
lấy trứng đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện chất lượng cuộc sống cho
người dân. Tuy nhiên, các trang trại này vẫn nằm xen kẽ khu dân cư và việc
xử lý chất thải chăn nuôi gà còn chưa được quan tâm đúng mức nên ô nhiễm
môi trường, thiệt hại về kinh tế là điều không thể tránh khỏi.


2

Hiện nay với nền khoa học phát triển, đã có rất nhiều giải pháp hữu
hiệu để xử lý chất thải chăn nuôi gà, điển hình là ứng dụng công nghệ vi sinh
vật với những chết phẩm sinh học hiệu quả trong cả xử lý ô nhiễm môi
trường, lại có khả năng phòng bệnh cho gà. Việc xử dụng các chế phẩm sinh

học vào xử lý chất thải chăn nuôi đang là mối quan tâm của các cấp chính
quyền và người dân. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn làm sao? Sử dụng chế
phẩm nào để đáp ứng được nhu cầu: chi phí đầu tư thấp, nguyên liệu rễ kiếm,
cách làm đơn giản mà hiệu quả cao, sử dụng lâu dài. Với chăn nuôi gà giải
pháp sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học, trộn vào thức ăn, nước
uống cho gà và đặc biệt là sử dụng chế phẩm rất thân thiện với môi trường.
Từ thực tiễn trên việc nghiên cứu thực trạng và đề ra hướng giải pháp
xử lý chất thải chăn nuôi tại các trang trại gà thuộc xóm Ao Vàng không chỉ
giải quyết vấn đề mà còn đóng góp về kinh tế cho địa phương. Việc nghiên
cứu hiện trạng và đưa ra giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi gà bằng ứng dụng
chế phẩm sinh học nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn là cải thiện, nâng cao
chất lượng môi trường và nâng cao hiểu quả kinh tế chăn nuôi địa phương
một cách bền vững trong giai đoạn hiện nay, dưới sự hướng dẫn chủa thầy
giáo Ths. Nguyễn Đình Thi, em nghiên cứu thực hiện đề tài “Xây dựng mô
hình ứng dụng chế phẩm EM – Bokasi trong xử lý chất thải tại các trang
trại gà thuộc xóm Ao Vàng, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi tại các trang trại gà ở địa phương: về
quy mô, số lượng và các biện pháp xử lý chất thải phát sinh.
- Xây dựng một vài mô hình thí điểm ứng dụng chế phẩm EM – Bokasi
làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà.
- Đánh giá hiệu quả của chế phẩm bằng việc theo dõi các mô hình thực
tiễn và việc lập phiếu điều tra các hộ gia đình xung quanh mô hình thí điểm từ
đó đưa ra các kiến nghị ứng dụng rộng rãi chế phẩm trong chăn nuôi và xử lý
môi trường tại địa phương.
- Từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường chăn nuôi tại
địa phương.



3

1.3. YÊU CẨU CỦA ĐỀ TÀI
- Yêu cầu số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Xây dựng mô hình phải đảm bào quy trình, kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn.
- Nâng cao sự hiểu biết, đánh giá hiệu quả của chế phẩm EM – Bokasi
trong xử lý chất thải chăn nuôi gà.
- Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất thải chăn nuôi theo hướng thân
thiện với môi trường.
- Là cơ sở để ứng dụng chế phẩm EM – Bokasi trong chăn nuôi gà tại
địa phương.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×