Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận về đề tài sống thử PPKCKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.66 KB, 24 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN
----------

BÀI THI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHÓM MÔN HỌC: 05

Giảng viên: Đinh Thị Hương
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang
Lớp: D15CQCN09 – B
MSV: B15DCCN559
SDT: 0948774120

Hà Nội, 2017


MỤC LỤC

2


Câu 1:
Đê tai: Sinh viên vơi sông thư.
MƠ ĐÂU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, văn hóa nhiều nước du nhập vào nước ta, đặc

biệt là nền văn hóa phương Tây. Phong cách và lối sống của con người cũng


ngày càng thay đổi điện đại hơn. Giới trẻ là những người chịu ảnh hưởng nhiều
nhất và tiếp thu nhanh nhất những gì mới lạ, hiện đại. Trong đó có quan niệm
tình yêu theo lối sống của các nước Châu Âu, một hiện tượng mà ngày nay
chúng ta không khó bắt gặp đó chính là việc sống thử. Sống thử đang là vấn đề
cấp bách và nhức nhối hiện nay mà hầu như tất cả các bạn trẻ đều quan tâm và
có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Trào lưu đó như là “mốt” được các bạn
trẻ đua theo, học hỏi chứ chưa định hướng được chắc chắn tương lai là sẽ có
cưới nhau không. Ở Việt Nam, thì vấn đề này xem là đi ngược với đạo lý, không
phù hợp thuần phong mỹ tục mang lại tai tiếng cũng như dị nghị đến những
người này, điều đó là không thể chấp nhận cho lối sống buông thả và thực dụng
của các bạn trẻ.
Sống thử cũng trở thành một lối sống quen thuộc đối với thế hệ trẻ mặc cho
những ý kiến phản đối từ người lớn. Tác động từ môi trường sống không tốt, gia
đình không hạnh phúc và không quan tâm con cái, bạn bè rủ rê, lôi kéo, ăn chơi
sa lầy…đã kéo theo những mẫu thuẫn dẫn đến ảnh hưởng tâm lý; dễ dẫn đến
nhàm chán và không muốn ở cùng với nhau nữa; có thai và cuộc sống mơ mộng
kết thúc, hậu quả là tan rã và người nữ sẽ chịu nhiều điều tiếng nhất, con gái
thiếu vắng tình thương hoặc thậm chí là cha mẹ ruồng bỏ bằng cách phá thai và
từ đó họ sẽ phải trả giá cho sự nhìn nhận sai lệch, không những đau khổ về tinh
thần mà bản thân cũng phải chịu, di chứng đó sẽ kéo dài làm ảnh hưởng tương
lai vì những bồng bột thiếu suy nghĩ đó cơ hội hạnh phúc thật sự sẽ biến mất. Vì
vậy, sự tỉnh táo, tìm hiểu đúng đắn về luật pháp cũng như bài học về giáo dục
giới tính giúp bản thân của mỗi người có sự nhìn nhận chính xác nhất, để cuộc
sống luôn trọn vẹn.
3


Bộ phận sinh viên, những bạn trẻ sống xa nhà chính là những bạn chịu ảnh
hưởng nhiều nhất từ cách sống ấy. Vậy việc sống thử trong bộ phận sinh viên
xuất hiện do nguyên nhân nào? Tại sao các bạn chấp nhận và muốn sống thử?

Sống thử đem đến lợi ích gì và những tác hại như thế nào? Để trả lời cho những
câu hỏi đó, những cuộc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu về vấn đề trên, lối sống
theo trào lưu phương Tây du nhập vào nước ta kể từ khi nền kinh tế chuyển từ
nền bao cấp sang kinh tế thị trường. Vì vậy, để khẳng định hiện trạng này khá
phổ biến thì đề tài nghiên cứu: ” Sinh viên với sống thử”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Các tranh luận và nghiên cứu chuyên sâu về đề tài sống thử ở các nước
phương Tây và một số quốc gia khác trên thế giới trở thành những vấn đề được
các nhà nghiên cứu quan tâm do sự gia tăng quá nhanh số cặp đôi sống chung
trước hôn nhân. Các nghiên cứu này không chỉ đưa ra các khái niệm mà còn
thống kê tỉ lệ sống chung trước hôn nhân như là một chỉ báo trong đời sống gia
đình nhằm giải thích các lý do dẫn đến quyết định sống chung và đánh giá kết
quả của việc sống chung trước hôn nhân của các cặp đôi.
Trong xã hội phương Tây đại diện là Mỹ và Anh việc nghiên cứu về vấn đề
sống chung trước hôn nhân chủ yếu tập trung vào tỉ lệ số cặp đôi sống chung
qua các thời kỳ, theo số liệu thống kê tỉ lệ sống chung không kết hôn ngày càng
cao và điều đó cho thấy tỉ lệ kết hôn ngày càng giảm xuống. Ví dụ ở Mỹ từ năm
1995 đến năm 2005 tỉ lệ các cặp sống chung không đăng ký kết hôn tăng từ 13%
lên 53%.
Sống thử là một hiện tượng nảy sinh trong quá trình của nền kinh tế thị
trường, do nhu nhập của văn hóa phương Tây tác động đến quan niệm sống, đến
các giá trị mới trong xã hội hiện đại. Vấn đề sống thử, sống chung trước hôn
nhân không còn là một hiện tượng mới trong cuộc sống của giới trẻ nói chung và
sinh viên nói riêng. Đã từ lâu hiện tượng này đã được nhắc tới trên một số báo
viết như: Phụ nữ Việt Nam, Gia đình, Thanh niên, Tuổi trẻ… và trên các báo
điện tử như: Dân trí, Vnexpress, Vietnamnet, tienphong, thanhnien…và một số
trang web khác.
4



3. Mục tiêu nghiên cứu

Muc tiêu tổng quát:
- Tìm hiểu thực trạng sống thử của sinh viên các trường Đại học trên
-

thành phố Hà Nội.
Đánh giá tình trạng sống thử hiện nay của sinh viên có những ảnh

-

hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học của các bạn.
Tìm hiểu nguyên nhân, những lợi ích, tác hại và kết thúc của việc
sống thử trước hôn nhân của sinh viên.

Mục tiêu cụ thể:
-

Tỷ lệ sinh viên sống thử thuộc các trường Đại học trên địa bàn

-

thành phố Hà Nội
Tỷ lệ sinh viên chấp nhận sống thử.
Mối quan hệ giữa giới tính và việc chấp nhận sống thử của sinh

-

viên.

Sống thử có những lợi ích và tác hại nào.
Lý do các bạn sinh viên sống thử.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên các trường Đại học ở Thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại các khu vực thuộc
Thành phố Hà Nội.
5. Ý nghĩa đề tài

Kết quả bài nghiên cứu sẽ giúp mọi người hiểu thêm về việc sống thử trong
giới sinh viên hiện nay nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng.
Qua đó cũng giúp hiểu hơn về thực trạng sống thử hiện nay của sinh viên, những
cái mới với nhiều khía cạnh như sống thử không chỉ có hại mà còn có ích. Đồng
thời giúp hiểu rõ hơn về việc có sự khác nhau hay không giữa nam và nữ khi
nhìn nhận về vấn đề sống thử và chấp nhận sống trước hôn nhân.
6. Phương pháp nghiên cứu

Để hiểu được vấn đề sống thử trong sinh viên chúng tôi đã dùng các phương
-

pháp nghiên cứu như:
Phương pháp khảo sát thực tiễn.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp nghiên cứu.
5


6



NÔI DUNG

1.1.

CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VÊ SÔNG THƯ
Khái niệm và phân loại sống thử

1.1.1. Khái niệm

“Sống thử” hay còn gọi là chung sống phi hôn nhân; chung sống trước hôn
nhân”, nghĩa là hai người khác giới chưa chính thức kết hôn hay đăng kí kết hôn
đã chung sống với nhau như vợ chồng, không được xã hội, pháp luật và gia đình
công nhận.
Đặc điểm: Đối tượng sống thử thường là giới sinh viên, công nhân sống xa
nhà thiếu thốn tình cảm. Những bạn trẻ không được giáo dục về giới tính đúng
đắn chưa trưởng thành hoặc chịu ảnh hưởng từ bạo lực gia đình, đua đòi và
muốn khẳng định bản than, tò mò, giải quyết nhu cầu kinh tế hay tâm sinh lý,
tìm hiểu nhau trước khi kết hôn.
Sống thử là một hiện tượng phổ biến của phương Tây và được du nhập vào
nước ta khoảng cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21. Việc sống thử ở phương Tây
thực chất là sống thật, sống nghiêm túc để tìm hiểu lẫn nhau có trách nhiệm với
nhau. Họ có lối sống thoáng và tự lập hơn các bạn trẻ Việt Nam hiện nay. Ở Việt
Nam, hiện tượng sống thử vẫn chưa được nhiều người lớn tuổi ủng hộ và có cái
nhìn khách quan.
Sống thử không nhất thiết phải đi đôi với tình dục [1], tuy nhiên đa số các
cặp sống thử luôn có hiện tượng tình yêu đi đôi với tình dục.
1.1.2. Phân loại



Phân loại theo chủ thể:
- Sinh viên: “sống thử” theo mốt, theo phong trào.
- Công nhân: “sống thử” để tiết kiệm chi phí.

1[] Tình dục: Nhận thức và cảm xúc về cơ thể, khả năng và nhu cầu gần gũi tình cảm với một ai đó, có những
suy nghĩ và tình cảm giới tính.

7


- Công chức và những người thành đạt: “sống thử” vì nhu cầu tình
cảm.


Phân loại theo hình thức:
- Sống thử vì nhu cầu tình cảm.
- Sống thử theo mốt, phong trào.
- Sống thử vì lợi ích kinh tế.
1.2.

Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử
Sống thử là tình trạng phổ biến của sinh viên hiện nay. Việc sống thử tồn tại

khách quan, nhưng nó lại có nguyên nhân từ quy luật tâm sinh lý chủ quan trong
mỗi con người. Có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử. Sau đây
là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc song thử của sinh viên hiện nay.
1.2.1. Nguyên nhân bản thân.

Do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất, hoặc có thể vì đua đòi
và đi theo não trạng sai lạc do chủ nghĩa “duy thế tục”[2] được tự do quảng bá

dưới mọi hình thức trong đời sống xã hội. Một số bạn không thích kết hôn khi
sự nghiệp chưa vững vàng và càng không thể để "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi
đấy". Tư tưởng mạnh mẽ giúp họ cởi mở hơn trong quan niệm tình dục và không
còn e dè dư luận xã hội trước kia. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm
lý Đại học sư phạm TPHCM cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến
giới trẻ sống trước hôn nhân là các bạn sống quá tự do, sống xa nhà, thiếu thốn
tình cảm, sống buông thả[3]”.
Hơn nữa, nhiều bạn đã tự nguyện sống thử, đặc biệt là các bạn nữ sinh viên
và công nhân. Các bạn thích một cuộc sống hưởng thụ, không tôn trọng chuẩn
mực đạo đức của cộng đồng hay luật lệ của tôn giáo. Rất nhiều bạn không
những coi thường luật pháp mà còn tự hạ thấp nhân phẩm của mình, không coi

2[] Duy thế tục: chỉ xã hội bị tục hóa, xã hội vô thần, xã hội xa sút vầ luận lý, một xã hội duy hưởng thụ.
3[] Sống buông thả: là sống theo sở thích ích kỉ của bản thân, đi ngược lại kỷ cương, phép tắc và những chuẩn
mực đạo đức của gia đình xã hội, sống thiếu lí tưởng, thiếu văn hóa, thiếu nhân cách.

8


trọng giá trị của đời sống gia đình, cho dù biết hành động mình đang làm là sai
trái với chuẩn mực cuộc sống nhưng vẫn cố tình bước vào.
1.2.2. Nguyên nhân từ gia đình.

Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh xào xáo, chửi bới và cãi vã
thường ngày trong gia đình chính là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn nghĩ
đến hôn nhân; ngược lại, coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ
như cơ hội để người ta lợi dụng nhau.
Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình,
không động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường, thì
làm sao chúng không hư hỏng? Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết:

“Do cha mẹ chỉ biết kiếm tiền, không quan tâm đến đời sống của con cái. Mà
thực ra, cha mẹ đâu chỉ có kiếm tiền cho con là đủ mà còn phải biết đồng hành
với con cái, nhất là ở lứa tuổi đang chập chững biết yêu”. Còn theo tiến sĩ
Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TPHCM thì cho rằng:
“Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” ở giới trẻ là do sự
giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các
em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ”.
1.2.3. Nguyên nhân xã hội.

Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ tình
dục và sống thử trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn trẻ
thật dễ dãi, cho rằng “việc đó” là bình thường, không ảnh hưởng gì. Theo tiến sĩ
tâm lý Vũ Gia Hiền: “Việc các bạn trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh
hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi của các bạn.
Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ quan niệm về
tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi tình yêu tốc độ[4]”.
Hơn nữa, do ảnh hưởng của truyền thông, các bạn nghe nhạc, đọc tiểu
thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về tình dục là điều không thể tránh khỏi. “Tai
nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống thử để biết”, và
“sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung đấy
4[] Tình yêu tốc độ: yêu chớp nhoáng, tình yêu sét đánh, yêu vì tướng mà không yêu vì tâm.

9


thôi”.Một bạn sinh viên chia sẻ: “Phòng em có ba người ở, hai bạn của em có
người yêu, em cảm thấy rất buồn và quyết định kiếm đại một người yêu để vơi
đi nỗi buồn. Nhưng sau thời gian khi chiếm được thân xác em, anh ta đã cao
chạy xa bay rồi”. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn trẻ dễ thả
mình theo sống thử, không thấy hợp thì chia tay, không còn xem trọng việc hệ

trọng cả đời là hôn nhân và gia đình. Theo TS tâm lý học Trương Thị Bích Hà:
“Do đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì mình
cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời. Mặt khác, do hội nhập văn
hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức của
con người”.
Tiểu kết: Đây là một đề tài phổ biến, và thiết thực nhưng còn khá nhạy cảm đối
với đại đa số mọi người. Tuy nhiên, việc hiểu về sự hình thành, nhận định về
khái niệm, cùng những nguyên nhân khách quan, chủ quan của vấn đề này là hết
sức cần thiết. Bởi nhờ đó, chúng ta sẽ nhận thức được phần nào những hệ quả
mà nó mang lại trong cuộc sống. Hơn hết, chúng ta hiểu rằng nguyên nhân chính
là do tâm sinh lý, suy nghĩ của bản thân mỗi người. Để từ nguyên nhân quan
trọng đó mà đưa ra những đề xuất phù hợp khắc phục phần nào tình trạng này.

10


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỐNG THƯ
2.1.

Tình trạng sống thử trong sinh viên
Sống thử đang trở thành xu hướng của một bộ phận trẻ Việt Nam trong

thời đại hiện nay. Đặc biệt là đối với các sinh viên xóm trọ vốn phải sống xa
nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khan trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh
để bươn chải vào đời…
Ở một góc độ nào đấy có thể coi “sống thử” là một chiêu bài để thử
nghiệm. Nếu coi “sống thử” như “sống thật” thì đây là cơ hội để trải nghiệm, để
tích lũy cho việc xây dựng cuộc sống hôn nhân bền vững sau này.
Theo điều tra của một trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, có 6,5% sinh
viên sống thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra. Tỉ lệ sống thử ở sinh

viên đến từ thành thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay kí túc xá là khá phổ biến. Tỉ
lệ “sống thử” cao nhất ở những sinh viên ít giao tiếp với xung quanh. Có 47,1%
sinh viên “sống thử” cho rằng đươc sự đồng ý của gia đình, 45,1% sinh viên đó
“sống thử” trên 1 năm. 100% sinh viên “sống thử” có quan hệ tình dục, nhưng
chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43% chọn giải pháp nạo
phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới.
Rất nhiều bạn mới chập chững bước vào đời sinh viên đã vội bước vào
sống thử vì rất nhiều lí do khác nhau như không tìm được nhà trọ, tiết kiệm chi
phí, do đã yêu nhau từ trước đó… Thế nhưng, vấn đề mấu chốt vẫn là những
quan niệm lệch lạc về lối sống
2.1.1. Những kết quả của việc sống thư
2.1.1.1. Kết thúc có hậu
Là trường hợp hai người chung sống khi trên tay đã đeo nhẫn đính hôn và
ngày cưới đã ấn định. Chưa có bằng chứng nào cho thấy chung sống trong một
khoảng thời gian nhất định trước hôn nhân sẽ khiến hai người sau này không thể
trọn đời vui vẻ, hạnh phúc. Tuy nhiên hiếm có cặp đôi nào sống thử trong điều
kiện chín muồi để có được “kết thúc có hậu” như vậy. Đa phần các bạn dọn về
với nhau khi còn đang đi học, công việc chưa ổn định, tương lai về một đám
cưới rất mù mờ.
2.1.1.2. Kết thúc tan vơ
11


Kiểu chung sống mà chưa định rõ mối quan hệ của hai người sẽ dẫn tới
đâu là điều hết sức nên tránh.
Sống thử dẫn đến chia tay cũng giống như một cuộc ly hôn nhỏ. Hậu quả
la ban đa mât thơi gian cho ngươi “không phai môt nưa đich th ưc” c ua
mình.
2.1.1.3. Tiến thoái lương nan
Đó là tình trạng của một số người, khi bước vào sống thử họ mới nhận ra

rằng, người mình yêu không giống như những gì mình suy nghĩ. Đáng ra đó sẽ
là thời điểm nói chia tay của những người có thể gọi là trơ, chẳng để ý đến dư
luận. Thế nhưng, với nhưng người biết suy nghĩ thì khác. Họ sẽ cảm thấy bối rối
khi chuyện tình cảm không như mình mong muốn. Bỏ cũng không nỡ mà tiếp
tục chắc chắn là không thể.
2.2. Những quan điểm về sống thử
2.2.1. Quan điểm của những người trong cuộc
Cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay khiến nhiều người đã thay đổi cách
suy nghĩ của mình. Nếu như cách đây vài chục năm, việc sống thử trước hôn
nhân bị xem là tội lỗi, thì ngày nay, giới trẻ thường nghĩ nên sống thử trước hôn
nhân hơn và xem đó là một thời thượng. Rất nhiều sinh viên hiện nay ủng hộ lối
sống thử và họ đã đưa ra những lí do như: Sống thử cũng là biểu hiện của tình
yêu vì nó mang lại lợi ích cả về mặt sinh lý và tình cảm, sự chia sẻ vật chất, tiền
bạc và khó khăn giữa hai bên. Sống thử không bị ràng buộc về mặt pháp lý,
không bị nặng nề về mặt lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân.
Một số khác cho rằng sống thử chỉ là một dạng quan hệ cộng hưởng theo
kiểu đôi bên cùng có lợi. Bởi đa số sinh viên đều sống xa gia đình, sự thiếu thốn
về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý chính là con đường dẫn các
sinh viên gần gũi nhau và chung sống với nhau theo kiể góp gạo thổi cơm
chung, đồng thời chia sẻ với nhau về mặt tình cảm.
Chấp nhận “sống thử” là một quan niệm tiến bộ nếu người trong cuộc có
đủ chín chắn và có trách nhiệm. Nhưng trên thực tế, một khi sinh viên nam và
sinh viên nữ sống với nhau như vợ chồng thì sự chung sống đó không còn là thử
mà là một cuộc sống thật.
12


Bạn Phan Lê Hoài Anh – Trường Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội tâm sự:
“Theo tôi nghĩ, hiện giờ sống thử như một trào lưu. Điều cần thiết lúc này không
phải là phán xét mè nên giúp cho giới trẻ trang bị kiến thức giới tính và quan hệ

một cách an toàn. Nhiều đôi sống thử, họ đã đủ nhận thức và kinh nghiệm để
hiểu thì tôi chẳng có ý kiến gì, thậm chí còn nói là ủng hộ. Vì họ có trách nhiệm
và biết đâu đấy khi sống chung với nhau họ mới biết được những khuyết điểm
mà bù đắp cho nhau”.
Thật sự, nếu với ý nghĩa như thế thì “sống thử” không hẳn là đáng chê
trách mà còn có các khía cạnh tốt. Một số sinh viên cho rằng “sống chung là một
cách thử nghiệm hội nhập vợ chồng, là sự trải nghiệm và học cách hòa nhập
trong các mối quan hệ của nhau, cùng quyết định chi tiêu, cùng nhượng bộ chấp
nhận lẫn nhau và bày tỏ mong muốn của mình”. Điều này càng ý nghĩa hơn, nếu
ta nhìn nhận được rằng đó là một hành động có ý thức, sự tự chủ bản thân chứ
không phải là một sự thỏa mãn, lợi dụng nhau.
Sống thử trước hôn nhân luôn đòi hỏi bản lĩnh của người trong cuộc và cả
may mắn nữa. Xấu hay tốt, về hạnh phúc cá nhân, người ngoài không nên xâm
phạm và can thiệp. Đôi khi lạt mềm buộc chặt, nhưng cũng có khi buộc lỏng, thì
cũng phải chấp nhận.
2.2.2. Quan điểm của những người ngoài cuộc
Bên cạnh ý kiến đồng ý với sống thử thì còn có một luồn ý kiến khác. Đó
là quan điểm của những người ngoài cuộc.
Phần lớn các bậc phụ huynh đều đưa ra ý kiến không đồng tình với sống
thử. Họ cho rằng bát nước hắt xuống đất rồi thì không thể múc lại cho đầy được
nữa. Bố mẹ nào sinh con ra chẳng muốn con sống trưởng thành, chín chắn,
thành đạt. Ai mà chẳng giận khi con cái không nghe lời cha mẹ, bỏ ngoài tai lời
răn dạy để chạy theo một lối sống hưởng thụ, ích kỷ, xem thường tương lai.
Không bàng hoàng sao được khi chuyện “sống thử” lại rơi vào toàn sinh
viên. Đây có thể coi là thế hệ tương lai của đất nước. Những cô cậu cử nhân, kỹ
sư, luật sư, bác sĩ mang trong mình nền tri thức tiến bộ, được tiếp thu văn hóa,
được thừa hưởng truyền thống cũng như hiện đại.
2.2.3. Ý kiến của các chuyên gia
13



Các chuyên gia đều nhìn nhận sống thử là vấn đề tế nhị, nhiều người ngại
đề cập. Tiến sĩ Triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn
Linh Khiếu cho rằng: “Không nên dùng từ sống thử mà là chung sống trước hôn
nhân. Đối với Việt Nam, hiện tượng này còn mới nhưng ở phương Tây việc sống
chung trước hôn nhân rất bình thường. Đấy không phải là sống thử mà sống thật.
Sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình
dục, chi tiêu đều là thật”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái giảng viên Đại học Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn cho rằng hiện tượng sống thử mang trong mình nhiều yếu tố tiêu cực
hơn là tích cực, không thuận lợi cho sự phát triển của xã hội. Tiêu cực ở chỗ
sống thử làm con người tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt nó tàn
phá tình yêu – món quà thượng đế ban tặng. Tích cực thì như bạn trẻ nói là thỏa
mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi phí sinh hoạt. “Tuy nhiên, tiện ích do sống
thử mang lại không thể bù đắp những tổn thất do nó gây ra”, bà Thái nhấn mạnh.
Dưới góc độ văn hóa, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng phần lớn người
Việt Nam hiện dại gốc gác là những nông dân, khó mà chấp nhận sống thử.
Nhưng đó là một thực tế phũ phàng của xã hội hiện đại nên buộc phải chấp
nhận. Nếu các bạn trẻ muốn sống thử theo cách của xã hội phương Tây thì nên
nhìn nhận nó từ góc nhìn văn hóa phương Đông để điều chỉnh và chọn lọc cho
phù hợp, nên tiếp thu tư tưởng triết học khỏe mạnh của phương Tây. Đó là thái
độ học tập, tự chịu trách nhiệm về tình cảm và hành động của mình. “Trong quá
trình sống chung, đôi nam nữ rất cần phải đối thoại thẳng thắn với nhau về tất cả
vấn đề. Còn nếu cứ duy trì một cuộc sống thử vô nguyên tắc, tối tăm, mụ mị mà
phải nhận lấy quả đắng thì ráng chịu”, đó là lời khuyên của tiến sĩ Thái.
Với lập luận gia đình bền vững là cốt lõi của xã hội, tiến sĩ Nguyễn Thị
Hoài Đức cho rằng nếu xã hội mà toàn thanh niên chỉ thích sống thử, không
thích xây dựng gia đình ổn định thì sẽ bất an vô cùng, sẽ không bao giờ có được
các nhà bác học thiên tài. Thực tế đa số thiên tài như Beethoven, Mozart, Bill
Gates đều sinh ra trong những gia đình nề nếp, có căn bản vững chắc.

Dù chưa nghiên cứu, song tiến sĩ Đức cho rằng sau quá trình sống thử, rất
ít bạn trẻ tiến đến hôn nhân. Lý do là khi yêu mọi thứ đều rất đẹp nhưng khi
14


sống với nhau thì va chạm rất nhiều. “Chưa đăng kí kết hôn chưa có sự ràng
buộc về luật pháp, trách nhiệm thì người ta có thể dễ dàng bỏ nhau, hậu quả thì
vô cùng nặng nề”, bà Đức nói.
Từng là bác sĩ Bệnh viện Phụ sản trung ương, chứng kiến rất nhiều bi kịch
của lối sống thử, bác sĩ Đức chỉ ra những hậu quả: Đứa trẻ sinh ra trong điều
kiện kinh tế khó khan, thiếu điều kiện để phát triển toàn diện. Đấy là may mắn
còn có con, một số do nạo phá thai quá nhiều ở những nơi không đủ điều kiện
hành nghề dẫn đến vô sinh sau này thậm chí chết người.
2.3.

Hậu quả không tốt của việc sống thử
Nói chung, các nhà nghiên cứu, chuyên gia đều không đồng tình với việc

sống thử trước hôn nhân ở sinh viên hiện nay, dù ở một khía cạnh nào đó sống
thử cũng có lợi. Lợi là sẽ biết trước được cảm giác và cuộc sống hôn nhân thế
nào nhưng hại sẽ nhiều hơn.
2.3.1. Ảnh hưởng đối với bạn nữ
2.3.1.1. Mang thai ngoài ý muốn.
Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi ám ảnh dai dẳng về tinh
thần. Không còn cách nào khác là phải bỏ cái thai cứ ngày càng lớn dần lên
trong bụng. Đó là sự lựa chọn cuối cùng và là tất yếu của nhiều bạn trẻ đã vội
“sống thử”, vội “cho” để minh chứng tình yêu với người yêu. Có thể bạn trẻ cho
rằng, “cố chịu đau một lát là xong chuyện”, nhưng sẽ có những chuyện mà cả
đời chúng ta không “xong” được, vì nhiều bạn trẻ do nạo hút nhiều lần sẽ mãi
mãi mất đi quyền làm mẹ. Hơn nữa, tỉ lệ của các cặp yêu đương có quan hệ tình

dục trước hay dễ dẫn đến những mâu thuẫn và sự nhàm chán. Hậu quả là những
bất trắc không đáng có sẽ xảy ra trong cuộc sống hôn nhân và đó lại là một lộ
trình buồn cho các gia đình trẻ. Cuối cùng sự bất hạnh lại đổ lên đầu những đứa
con.
2.3.1.2. Những tổn thương về tinh thần
Sau khi trót tin vào những lời hứa hẹn ngọt ngào của các đấng mày râu,
nhiều bạn gái rơi vào tình trạng hoang mang tột độ khi chàng “trở mặt” còn
mình thì đau đớn với những hậu quả về tổn thương tình cảm. Các bạn gái có xu
15


hướng mất niềm tin vào đàn ông. Và không ít bạn gái trở nên bất cần, buông
xuôi à sa vào lối sống bừa bãi sau khi “chẳng còn gì để mất”. Đó không phải là
cá tính, không phải là phong cách, mà đó là nguy cơ hủy hoại tương lai.
Về mặt tâm lí, các bạn nữ có thể mắc những bệnh sau: Mặc cảm tội lỗi,
khuynh hướng tự tử, cảm giác mất mát, buồn rầu, thương tiếc, hối hận, mất tự
tin, giảm sự tôn trọng bản thân, tâm lý thù địch, hành vi tự hủy hoại bản thân,
nóng giận, tâm lý tuyệt vọng,mất tự chủ,…
2.3.2. Ảnh hưởng đối với bạn nam
2.3.2.1. Tâm lý, tình cảm
Trong sống thử nhiều ý kiến cho rằng bạn nữ chịu nhiều thiệt thòi nhưng
bên cạnh đó thì các bạn nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định về tương lai
phía trước của mình nếu như hai người đổ vỡ. Một bạn nam đã từng sống thử sẽ
khó có thể nhận được sự chấp nhận của một người bạn nữ khác. Cho dù lúc đầu
chưa biết nhưng sau một thời gian thì bạn nữ này cũng sẽ rời xa, đơn giản là vì
họ không chấp nhận một người đã từng sống thử.
Khi bị cự tuyệt vì có một quá khứ không đẹp thì thường dẫn đến tâm lý
chán nản, buông thả,… dẫn đến những tệ nạn xã hội khác.
2.3.2.2. Không thể trưởng thành
Đó là tình trạng của một số ít cặp đôi sống thử. Khi người nữ tỏ ra quá

dảm đang sẽ khiến chính người yêu mình rơi vào thế bị động hay nói khác hơn
là quen với thói ỉ lại mà tỏ ra thụ động trong công việc. Xã hội ngày càng phát
triền thì càng cần những cá nhân năng động và sáng tạo để có những sáng kiến,
những ý tưởng mang tính đột phá. Nếu cứ đào tạo ra những cá nhân thụ động thì
xã hội ngày càng đi xuống.
Việc bất đắc dĩ xảy ra với những chàng trai sẽ trở thành những ông bố trẻ
khi chưa sẵn sàng. Điều này sẽ gây lên tâm lý hoang mang và trở nên bế tắc
cũng như những suy nghĩ “vẩn vở” khiến chàng mất tập trung và có những biện
pháp khó lường.
Vì vậy, ta có thể xem xét và nhìn lại việc “sống thử” và những hệ lụy của
nó kéo theo. Chúng ta có thể thấy hậu quả mà nó mang lại cho hai bên, tuy rằng

16


những lợi ích của nó về vật chất là có ích nhưng khi đổ vỡ thì dẫn tâm lý bị tổn
thương và mất niềm tin vào tình yêu, cuộc sống.
Tiểu kết: Có thể nói “sống thử” là một chiêu bài để thử nghiệm. Nếu coi “sống
thử” như “sống thật” thì đây là cơ hội để trải nghiệm, để tích lũy cho việc xây
dựng cuộc sống hôn nhân bền vững sau này. Nhưng hẳn rằng hệ luỵ của nó để
lại là vô cùng thương tổn cho những người trong cuộc nếu như may mắn không
cho họ một cơ hội. Bởi may rủi không thể dùng cả thanh xuân, cả cuộc đời để
đánh đổi. Chính vì vậy, mỗi người hãy trân trọng tuổi trẻ, trân trọng cuộc sống
của mình, đừng vì những suy nghĩ nhất thời mà đánh mất tất cả.

17


CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP LÀM GIẢM HẬU QUẢ CỦA SỐNG THƯ
Sống thử là một hiện tượng đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới

trẻ, đặc biệt là trong sinh viên. Đây là hậu quả của sự phát triển xã hội, nó xảy ra
như một điều tất yếu phản ánh xã hội. Sống thử không hoàn toàn tiêu cực nhưng
nó để lại hậu quả xấu và có ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ trẻ nhất là đối với
hôn nhân sau này. Và có lẽ hệ lụy của việc sống thử thì thuộc về con gái. Sống
thử là một thực tế không thể chấm dứt được, điều quan trọng là chúng ta cần
phải tìm ra những giải pháp hạn chế tối đa những hậu quả mà nó gây ra, đặc biệt
là đối với các bạn nữ.
3.1. Về phía bản thân
Bản thân các bạn nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về
hôn nhân gia đình, không nên vì những lời ngon ngọt của người yêu mà bỏ qua
những chuẩn mực, giá trị đạo đức của người Việt Nam. Đừng vì một phút nông
nổi mà bạn phải ân hận suốt đời khi mất luôn thiên chức làm mẹ. Hơn nữa, các
bạn nên tham gia các hoạt động đoàn hội, tạo một sân chơi lành mạnh, giao lưu
học hỏi và phải quyết tâm nói không với việc “sống thử”.
3.2. Sự quan tâm của gia đình
Các gia đình có con cái trong độ tuổi học sinh , sinh viên cần có các biện
pháp nhắc nhở, kiểm soát, giáo dục các bạn trẻ nhận ra sai lầm của việc sống
thử.
Cha mẹ đã cho con cái sinh ra đời, họ phải có một bổn phận quan trọng
nhất là giáo dục con cái của họ. Do đó, cha mẹ phải nhận rằng, chính họ là
những nhà giáo dục đầu tiên và trên tất cả đối với con cái. Cha mẹ phải nhận
trách nhiệm tạo bầu không khí gia đình đầy linh hoạt trong tình yêu và mọi
người, để sự phát triển hoàn mỹ về cá tính và xã hội được nảy nở trong con
người. Vì vậy, gia đình là trường học đầu tiên của mỗi người mà bất kỳ xã hội
nào cũng cần phải có.
3.3. Nhà trường và các hoạt động xã hội
3.3.1. Nhà trường
18



Trước hết, nhà trường cần tang cường giáo dục, tuyên truyền về vấn đề
giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên.
Đồng thời, cần bổ sung đội ngũ giáo viên có chất lượng, chuyên môn, am hiểu
tâm lý học sinh, sinh viên để từ đó dễ dàng tuyên truyền, phổ biến về vấn đề này.
Bên cạnh đó cũng phải tăng cường những buổi sinh hoạt, ngoại khóa để cho sinh
viên có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau về cuộc sống.
3.3.2. Các hoạt động xã hội
- Nhà trường và các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa về vấn đề
nhà ở của sinh viên, xây dựng các khu Làng sinh viên đảm bảo chất lượng
và phù hợp với nhiều hoàn cảnh của mỗi sinh viên. Nâng cấp và cải tạo
những khu trọ của sinh viên đồng thời ổn định giá cả thuê phòng trọ của
-

sinh viên sao cho hợp lý.
Nâng cao tinh thần, trách nhiệm cho sinh viên trong lối sống tập thể
Tuyên truyền lối sống văn hóa, lành mạnh ở các khu trọ sinh viên, tạp

-

không khí đoàn kết giữa các thành viên trong khu trọ với nhau.
Tăng cường các đội tự quản, an ninh phường.
Đồng thời làm các công tác tư tưởng đến các hộ dân giúp đỡ những sinh
viên thuê trọ để tạo được sự hòa đồng giữa các chủ nhà và người thuê
giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày.

3.4. Có cách nghĩ đúng đắn về tình yêu và quan hệ trước hôn nhân
Cấm đoán chưa bao giờ là một biện pháp hữu hiệu nhất là đối với những
nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như tình dục. Vậy chỉ có cách là giáo dục
sức khỏe giới tính. Sinh viên là những người có tri thức, đa phần thông minh,
với kiến thức đầy đủ họ sẽ tự chọn cho mình một cách thức sinh hoạt đúng.

Tiểu kết: Sống thử là một thực tế khó có thể chấm dứt được, điều đó đồng nghĩa
với việc chúng ta phải hạn chế được những hệ luỵ mà nó mang lại. Hơn hết, đó
là những tổn thương mà các bạn nữ trong cuộc phải gánh chịu. Chính vì vậy, vai
trò của gia đình là hết sức quan trọng, cha mẹ phải nhận ra rằng họ là người giáo
dục đầu tiên và trên tất cả đối với con cái. Ngoài ra, vai trò của nhà trường và xã

19


hội cũng cần thiết không kém. Nhờ đó, góp phần hướng chúng ta đến những
nhận định đúng đắn về tình yêu và quan hệ trước hôn nhân.

20


KẾT LUẬN
1. Đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra những khái niệm cơ bản về sống thử. Làm rõ
các vấn đề về sống thử đối với sinh viên. Đồng thời chỉ rõ những hậu quả tiêu
cực mà sống thử mang lại.
Từ đó bản thân các bạn sinh viên nói riêng, và xã hội nói chung có cái nhìn
đúng đắn về việc sống thử hiện nay.
2. Ứng dụng của đề tài

Tài liệu cung cấp kiến thức về vấn đề sống thử đối với sinh viên từ nguồn
gốc, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả. Giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn
tổng quát, đầy đủ cũng như những đánh giá xác thực nhất về vấn đề này.
Ngoài ra, tài liệu còn nêu ra các quan điểm của người trong cuộc, ngoài
cuộc và ý kiến của các chuyên gia về sống thử. Bên cạnh đó, đề xuất giải pháp

góp phần hạn chế hậu quả tình trạng sống thử của sinh viên.
Sống thử với sinh viên là một đề tài thiết thực trong cuộc sống hiện nay.
Bởi nó hướng đến một cái nhìn mới đối với bạn đọc, nhất là các bạn sinh viên
với cuộc sống tự lập, với một môi trường mới khác xa những cái cũ, và trong
suy nghĩ của các bạn.
3. Đề tài mở ra hướng nghiên cứu mới

Đề tài mở ra hướng nghiên cứu mới về những giải pháp giảm thiểu tình
trạng sống thử ở các bạn sinh viên trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay. Bởi
nước ta vẫn còn mang nặng truyền thống lâu đời, nặng về lễ nghi phong kiến với
tư tưởng “trọng nam kinh nữ”, rằng “trinh tiết” là phẩm hạnh của người phụ nữ.
Đó là những nếp sống đậm chất Á Đông, mà Sống thử là một vấn đề tế nhị trong
nếp sống này.
Song song với những giải pháp mới, đề tài còn hướng tới một vấn đề mới:
nêu bật vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội với việc giáo dục con cái một
cách đúng đắn về vấn đề “giáo dục giới tính” ngay từ sớm, quan trọng nhất là
khi trẻ nhận thức được sự thay đổi cuả bản thân; đồng thời kể đến sự ảnh hưởng

21


của môi trường sống mới đối với cách suy nghĩ, hành động của giới trẻ, đặc biệt
là sinh viên.

22


TAI LIÊU THAM KHAO
Tài liệu tiếng Việt:
1.

2.
3.
4.

Violeta Babic (Tai ban 2016), Câm nang con trai, NXB Tre.
Violeta Babic (Tai ban 2016), Câm nang con gai, NXB Tre.
Đô Hông Ngoc (2012), Khi ngươi ta lơn, NXB Tre.
Huỳnh Văn Thanh (2010), Đây la cuôc đơi ban chư không ph ai cuôc sông
thư, NXB Phu Nư.

5. Trinh Trung Hoa (2008), Sông thư nhưng bai hoc đăt gia, NXB Thanh Niên.

Tai liêu mang:
1. www.dantri.com.vn
2.
3. />
cua-sinh-vien-viet-nam-hien-nay.htm
4. />5. />6. />%AD
7. />8. />9. />10.
/>
Câu 2:
A. Trình bày những nội dung chính trong kết luận của đề tài nghiên
cứu khoa học?
Trả lời:
23


Những nội dung chính trong kết luận của đề tài nghiên cứu khoa học là:
1. Đóng góp của đề tài.
2. Ứng dụng của đề tài.

Chỉ ra xem đề tài ứng dụng vào việc gì? Ở đâu?
3. Đề tài mở ra hướng nghiên cứu mới.
Hướng nghiên cứu tiếp theo là gì? (Người khác có thể nghiên cứu tiếp
phần nào? Tiếp theo có thể nghiên cứu cái gì?)
E. Thế nao la phát hiên, phát minh va sáng chế? Cho ví d ụ minh
hoa.
Trả lời:
-

Phát minh: Sự phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại
khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới. Phát minh thường gắn
liền với những nghiên cứu cơ bản trong khoa học lý thuyết và khoa học ứng
dụng.
Ví dụ: Archimède phát minh định luật sức nâng của nước, Newton phát
minh định luật vạn vật hấp dẫn, Nguyễn Văn Hiệu phát minh định luật bất biến
tiết diện của các quá trình sinh hạ…

-

Phát hiện: Là việc khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn
tại một cách khách quan.
Ví dụ: Kock phát hiện vi trùng lao, Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng
xạ radium, Colomb phát hiện châu Mỹ, Adam Smith phát hiện quy luật “bàn tay
vô hình” của kinh tế thị trường.

-

Sáng chế: Là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc áp dụng các quy luật tự nhiên
Ví dụ: James Watt sáng chế máy hơi nước, Nobel sáng chế công thức thuốc

nổ TNT…

24



×