Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến vấn đề STRESS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 28 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhóm xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Võ Hồng Tâm – Giảng viên học
phần Phương pháp nghiên cứu khoa học vì sự hướng dẫn tận tình cùng những lời động
viên liên tục trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Do kiến thức còn hạn chế, không tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm bài
cũng như diễn đạt kiến thức, nhóm rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa và bổ sung
của thầy để đề tài của nhóm được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 05 năm 2017
Nhóm 7


SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

MỤC LỤC
TÓM TẮT ...................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU........................................................................................................... 4
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN
QUAN ............................................................................................................................................. 6
2.1. Tổng quan lý thuyết............................................................................................................... 6
2.2. Các nghiên cứu đã thực hiện ................................................................................................ 7
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 13
3.1. Chọn mẫu nghiên cứu ......................................................................................................... 13
3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................................... 13
3.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................. 13
3.4. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................................ 15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN .................................................... 16
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 16


4.2. Mối quan hệ giữa mức độ stress và đặc điểm cá nhân ....................................................... 19
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ stress của sinh viên ................................... 21
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............. 25
5.1. Kết luận và giải pháp .......................................................................................................... 25
5.2. Hạn chế đề tài ..................................................................................................................... 26
5.3. Đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo ................................................................................. 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 28

2


SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ STRESS
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHĐN
TÓM TẮT
Nghiên cứu này tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề stress của sinh
viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng. Số liệu của nghiên cứu được phỏng vấn
thông qua bảng hỏi từ 150 sinh viên đang học tại trường. Các phương pháp được sử dụng
trong nghiên cứu này là: thống kê mô tả, kiểm định sự khác biệt T-test/ANOVA và phân
tích hồi quy bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề stress của sinh viên trường Đại học
Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng phụ thuộc vào 4 nhân tố chính: áp lực học tập, tài chính, gặp
gỡ bạn bè, thói quen tập thể dục. Ngoài ra các nhân tố như: việc làm thêm, chuyên ngành,
khóa học cũng nhận thấy sự khác biệt về mức độ stress, tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê. Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng, nhóm cũng đã đưa ra một
số giải pháp nhằm giải tải mức độ stress đối với sinh viên Trường ĐH Kinh tế - ĐHĐN.

3



SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Stress (căng thẳng tâm lý) là một phần tất yếu, không thể tránh khỏi trong cuộc sống
mỗi người. Stress ở mức độ bình thường (Eustress) là phản ứng thích nghi của cơ thể trước
những tác nhân từ môi trường sống, đồng thời là động cơ thức đẩy sự phát triển cá nhân,
đó là những căng thẳng có lợi. Tuy nhiên, nếu stress với cường độ cao, kéo dài, lặp đi lặp
lại sẽ phá vỡ sự cân bằng sinh học của cơ thể, từ đó làm nảy sinh những vấn đề về sức khỏe
thể chất cũng như tinh thần thì đó là những căng thẳng có hại hay stress bênh lý (Disstress)
[1]. Trong các nhóm đối tượng thanh niên, sinh viên là nhóm đối tượng được đánh giá có
nguy cơ gặp các vấn đề căng thẳng tâm lý ở mức cao. Sinh viên đại học đang ở giai đoạn
quan trọng, nơi họ sẽ bước vào tuổi trưởng thành. Đối với sinh viên đại học, họ không chỉ
thích ứng với cuộc sống mới và môi trường mới mà còn phải làm quen với nhiều người
mới, nhiều điều mới và các sự kiện mới. Hơn nữa, ngày nay, các trường đại học đã chuyển
từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Những thay đổi
trong hoạt động học tập ở bậc đại học so với bậc phổ thông và môi trường sống khiến cho
sinh viên gặp phải nhiều khó khăn. Điều đó có thể dẫn tới căng thẳng về tâm lý, ảnh hưởng
tới hiệu quả hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên. Nặng hơn, sinh viên có những
hành vi bột phát, thiếu kiểm soát như bỏ học, phá rối, bỏ nhà, đánh nhau thậm chí tự sát
hoặc trở nên loạn thần.
Vậy, đối với sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN hiện nay, họ có đang gánh
chịu những áp lực hay không? Nếu có thì mức độ stress như thế nào, nguyên nhân là từ
đâu? Và những giải pháp để giảm tải stress cho sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN
là gì?
Để làm rõ vấn đề này, chúng em đã lựa chọn lựa chọn đề tài: “Phân tích những nhân

tố ảnh hưởng đến vấn đề stress của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN”. Bài nghiên
cứu của chúng em không chỉ nhằm góp phần vào việc nâng cao sức khoẻ tâm lý - tinh thần
cho sinh viên, mà còn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo trong nhà
trường.

4


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề stress của sinh viên Trường ĐH
Kinh tế - ĐHĐN.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng mức độ stress của sinh viên Đại Học Kinh Tế - ĐHĐN.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề stress của sinh viên

Trường ĐH Kinh tế - ĐHĐN.
- Một số giải pháp nhằm giảm tải stress cho sinh viên Đại học Kinh tế - ĐHĐN.

5


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

SVTH: Nhóm 7 – NCKH2


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN
2.1. Tổng quan lý thuyết
2.1.1. Khái niệm về stress
Theo cách nhìn sinh học, stress được định nghĩa là một hội chứng đặc hiệu bao gồm
tất cả những thay đổi được gây ra một cách không đặc hiệu bên trong hệ thống sinh học
(Selye, 1956). Stress là một đáp ứng sinh lý có tính không đặc hiệu, xét về cả nguyên nhân
lẫn kết quả. Bất cứ sự kiện nào đòi hỏi sự thích ứng đều làm khởi phát các đáp ứng sinh lý
đặc trưng cho stress. Những đáp ứng này cũng có tính không đặc hiệu; các loại sự kiện gây
stress khác nhau đều dẫn đến những biến đổi tương tự nhau.
Từ điển tâm lý học tại Nga của V.P Dintrenko và B .G Mesirriakova NXB Giáo dục
1996 đưa ra định nghĩa về stress như sau “ stress là những trạng thái căng thẳng về tâm lý
xuất hiện ở người trong quá trình hoạt động , trong những điều kiện phức tạp , khó khăn
trong đời sống thường ngày cũng như trong điều kiện đặc biệt.
Theo giáo sư Tô Như Khuê: “Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu
xảy ra một cách chung khắp do yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong tình thế mà con
người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro.”
Tuy nhiên theo Hans Selye - một trong số những người đặt nền móng về nghiên cứu
về stress: “Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình
huống căng thẳng.”
Theo J . Delay : “Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải
huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với 1 tình huống đang đe dọa.”
Theo Nguyễn Hữu Thụ khi nghiên cứu về đề tài “Nguyên nhân dẫn đến stress trong
học tập của sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội” đã đưa ra khái niệm : “Stress là sự tương tác
đặc biệt giữa chủ thể và môi trường sống trong đó chủ thể nhận thức, đánh giá sự kiện từ
môi trường,.. nhằm huy động các nguồn lực ứng phó đảm bảo sự cân bằng, thích nghi với
môi trường luôn thay đổi.”
Ông Phạm Minh Hạc (Nguyên là bộ trưởng bộ Giáo dục Việt Nam, PGS-TS khoa
Tâm lý học) và cộng sự đã viết “Stress là những cảm xúc nảy sinh trong những tình huống


6


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

nguy hiểm, hẫng hụt, hay phải chịu những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong
những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu.”
 Kết luận : Stress là một trạng thái tâm lý chỉ sự tác động chủ yếu của những yếu
tố khách quan như môi trường sống, áp lực trong công việc, trong học tập,… và các yếu
tố chủ quan ( kinh nghiệm sống, năng lực,...) vào con người vượt qua nội lực ứng phó
của bản thân, thể hiện qua nhận thức, hành vi và xúc cảm của họ. [2]
2.2. Các nghiên cứu đã thực hiện
 Joseph E. Agolla and Henry Ongori. (2009). An assessment of academic stress
among undergraduate students: The case of University of Botswana (Đánh giá về sự
căng thẳng trong học tập giữa các sinh viên: Trường hợp của Đại học Botswana)
Bài báo này điều tra những người căng thẳng, biểu hiện và những ảnh hưởng có thể
có đối với các sinh viên đại học. Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận rằng hầu
hết sinh viên đều chịu áp lực, căng thẳng. Sự căng thẳng cũng có mối liên quan chặt chẽ
đến các kết quả như suy nghĩ tiêu cực, tự tử, hành vi bạo lực, hoặc tách biệt khỏi xã hội,
thậm chí mắc một số bệnh lý. Nghiên cứu cho thấy căng thẳng trong 310 sinh viên điều tra
có khá nhiều nguyên nhân, chúng rất phổ biến trong đời sống học tập của sinh viên. Nghiên
cứu phát hiện ra rằng, nguyên nhân chính gây căng thẳng trong sinh viên là khối lượng
công việc học tập, nguồn lực không đầy đủ, động lực thấp, và hiệu suất kém trong công
việc học tập, hoạt động liên tục trong các hoạt động học thuật. [3]
 Cheng Kai-Wen (2009). A study of stress sources among college students in
Taiwan (Nghiên cứu về nguồn căng thẳng giữa các sinh viên đại học ở Đài Loan)
Bài báo này phân loại các nguồn căng thẳng thành các nhóm yếu tố: tinh thần/thể chất,
gia đình, trường học. Một số kết quả cụ thể trong nghiên cứu đó là: Học sinh nam cảm thấy

căng thẳng mạnh mẽ hơn từ yếu tố gia đình so với học sinh nữ; Học sinh các khóa cao hơn
cảm thấy căng thẳng hơn từ các yếu tố thể chất/tinh thần, trường học và tình cảm; Sinh viên
vay vốn của sinh viên cũng cảm thấy căng thẳng hơn từ các yếu tố thể chất/tinh thần, trường
học và tình cảm so với những người không vay vốn. [4]
 Võ Hoàng Anh, Vũ Ngọc Duy, Nguyễn Thị Mỹ Trang. (2010). Mức độ biểu
hiện stress của sinh viên ĐHSP – ĐHĐN.

7


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

Nguyên nhân gây stress cho sinh viên có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ
yếu là do hoạt động học tập và thi cử, vấn đề tiền bạc, kinh tế. Các biểu hiện lớn nhất ở sinh
viên là sự khó tập trung chú ý, khó khi nhớ các vấn đề, kém sôi nổi,… điều đó đã làm ảnh
hưởng đến cuộc sống và hoạt động học tập của sinh viên. Sinh viên có nhiều cách ứng phó
với stress khác nhau, nhiều em đã tìm được cách ứng phó tốt như gặp gỡ bạn bè , người
thân để nói chuyện, nghe nhạc,… nhưng cũng có những sinh viên ứng phó không tốt như
hút thuốc lá nhiều hơn, sử dụng rượu, bia, cá độ, tìm cảm giác phiêu lưu,…
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá EFA
để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ stress của sinh viên ĐHSP – ĐHĐN. [5]
 Vũ Dũng. 2015. Thực trạng Stress của sinh viên điều dưỡng năm thứ 2 và 3
trường ĐH Thăng Long năm 2015 và các yếu tố liên quan
Kết quả nghiên cứu này cho thấy điểm trung bình mức độ stress của sinh viên theo
thang PSS – 10 là 19,64 ± 4,72 điểm. 32% sinh viên stress ở mức độ cao, còn lại là nhóm
sinh viên không có stress ở mức độ cao. Về các yếu tố liên quan kết quả nghiên cứu cho
thấy áp lực học tập cao, tiền học phí và sinh hoạt phí là những yếu tố nguy cơ gây stress
mức độ cao ở sinh viên. Trong khi đó, việc có bạn thân, sự chia sẻ của bạn bè, thói quen

tập thể dục là những yếu tố bảo vệ sinh viên khỏi stress ở mức độ cao. [6]
 Nguyễn Hữu Thụ. 2009. Nguyên nhân Stress của sinh viên Đại học Quốc gia
Hà Nội
Stress là sự tương tác đặc biệt giữa chủ thể và môi trường sống, trong đó chủ thể nhận
thức, đánh giá sự kiện (kích thích) từ môi trường (có hại, nguy hiểm, nặng nhọc, hẫng
hụt,…) nhằm huy động nguồn lực ứng phó đảm bảo sự cân bằng, thích nghi với môi trường
luôn thay đổi. SV có mức độ Stress vừa (ảnh hưởng tới hoạt động của nhà trường) là 3,02%,
SV nữ bị Stress trong học tập nhiều hơn nam, SV khóa càng cao thì mức độ stress trong
học tập càng giảm. [7]
 Calaguas, Glenn M. 2013. Parents/teachers and self-expectations as sources of
academic stress (Kỳ vọng của bố mẹ/giáo viên và Kỳ vọng bản thân là nguồn căng thẳng
học tập).
Tổng cộng có 597 sinh viên đại học ghi danh theo học tại một trường cao đẳng tiểu
bang ở Philippines trong suốt học kỳ đầu tiên của năm học 2011-2012 đã được yêu cầu trả
8


SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

lời. Nghiên cứu này đặc biệt đề cập đến kỳ vọng là nguồn căng thẳng học vấn. Sinh viên
năm nhất có sự khác biệt đáng kể về sự mong đợi của bố mẹ/thầy cô, sự tự mong đợi. [8]
 Hong Ji, Lei Zhang. 2011. Research on College Students’ Stresses and Coping
Strategies (Nghiên cứu về các áp lực và chiến lược đối phó của sinh viên đại học).
Có bốn nguồn căng thẳng được đưa ra trong bài báo, cụ thể là tình huống việc làm,
điều kiện học tập, yếu tố cá nhân, và điều kiện kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy một
mối tương quan tích cực giữa các nhân tố và căng thẳng tinh thần của sinh viên đại học. [9]
Từ các nghiên cứu trên, nhóm đã tổng hợp và rút ra được các nhân tố đến ảnh hưởng
mức độ stress của sinh viên trong mỗi bài như sau:

Tác giả

Nhóm tác giả:
Joseph E. Agolla
Henry Ongori

Đề tài
An assessment of
academic stress among
undergraduate
students: The case of
University of
Botswana (Nghiên cứu
về nguồn căng thẳng
giữa các sinh viên đại
học ở Đài Loan)

Cheng Kai-Wen

A study of stress
sources among college
students in Taiwan
(Nghiên cứu về nguồn
căng thẳng giữa các
sinh viên đại học ở Đài
Loan)

Võ Hoàng Anh,
Vũ Ngọc Duy,
Hoàng Thị Mỹ

Trang

Mức độ biểu hiện
stress của sinh viên
trường Đại học sư
phạm- ĐHĐN

Thời gian

Nhân tố

01/2009

- Quá tải trong học tập, ví dụ:
bài tập, học kỳ, bài kiểm
tra,…
- Hiệu suất Học tập
- Tài nguyên không đầy đủ ví
dụ: Máy vi tính, Sách,…
- Tài chính
- Cuộc sống gia đình / học tập

2009

- Yếu tố tinh thần/thể chất:
ngoại hình, thiếu ngủ, màu
da, gặp gỡ bạn bè, tập thể
dục,..
- Yếu tố gia đình: Kỳ vọng
của bố mẹ.

- Yếu tố trường học: Lượng
BT ở lớp/về nhà, mối quan
hệ với bạn bè, hài lòng với
giảng viên, cán bộ các
phòng ban,…

2010

- Số kỳ thi nhiều
- Điều kiện kinh tế
- Áp lực học tập

9


SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

Vũ Dũng
(Bộ môn Điều
dưỡng, ĐH
Thăng Long)

Nguyễn Hữu
Thụ
(Khoa Tâm lý
học, Đại học
Khoa học xã hội
và nhân văn)


Calaguas,
Glenn M.

Hong Ji,
Lei Zhang

Thực trạng Stress của
sinh viên điều dưỡng
năm thứ 2 và 3 trường
ĐH Thăng Long năm
2015 và các yếu tố
liên quan

Nguyên nhân Stress
của sinh viên Đại học
Hà Nội

Parents/teachers and
self-expectations as
sources of academic
stress (Cha mẹ/giáo
viên và sự tự mong đợi
là nguồn căng thẳng
học tập)
Research on College
Students’ Stresses and
Coping Strategies
(Nghiên cứu về các áp
lực và chiến lược đối

phó của sinh viên đại
học)

2015

3/2009

01/2013

11/2011

Nhóm 1: Yếu tố học tập
(chưa quen với phương pháp
học tập đại học: tự nghiên
cứu; có quá nhiều kỳ thi, bài
kiểm tra và học quá nhiều
môn; kết quả học tập không
như kỳ vọng)
Nhóm 2: Vấn đề tài chính
Nhóm 3: Yếu tố xã hội
Nhóm bên trong:
- Đặc điểm cá nhân
- Đặc điểm tâm lý
- Khả năng ứng phó.
Nhóm bên ngoài:
- Môi trường xã hội
- Môi trường gia đình
- Môi trường học tập

- Kỳ vọng của cha mẹ,

thầy cô
- Kỳ vọng bản thân

- Việc làm thêm;
- Điều kiện kinh tế;
- Môi trường học tập, các
điều kiện học tập.

Bài nghiên cứu “Đánh giá về sự căng thẳng trong học tập giữa các sinh viên: Trường
hợp của Đại học Botswana” đã chỉ ra rằng có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng của
sinh viên như Quá tải trong học tập; Hiệu suất Học tập; Tài nguyên không đầy đủ; Cuộc
sống gia đình / học tập. Sau khi tham khảo và nghiên cứu nhóm quyết định gộp 2 nhân tố:
10


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

Quá tải trong học tập và hiệu suất học tập (sẽ được phản ánh ánh qua kết quả học tập)
thành 1 nhân tố chung liên quan đến học tập, nhân tố tài nguyên không đầy đủ thì mức độ
ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng của sinh viên là rất thấp theo kết quả nghiên cứu nên
nhóm cũng sẽ loại bỏ nhân tố này.
Ở bài “Nghiên cứu về nguồn căng thẳng giữa các sinh viên đại học ở Đài Loan” đưa
ra 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự căng thẳng của sinh viên bao gồm yếu tố về tinh
thần/thể chất; yếu tố về gia đình và yếu tố trong trường học (học tập). Trong nhóm tinh
thần/thể chất, nhóm quan tâm đến việc thường xuyên giao lưu gặp gỡ bạn bè của sinh viên
cũng như thói quen tập thể dục của họ, ngoài ra các nhân tố như màu da, ngoại hình nhóm
loại bỏ đi bởi mức độ ảnh hưởng của nó là không đáng kể. Yếu tố gia đình, nhóm đồng
tình quan điểm kỳ vọng của bố mẹ có ảnh hưởng đến mức độ stress, tuy nhiên nhóm gộp

chung nhân tố này vào trong áp lực học tập. Yếu tố trường học cũng được gộp chung vào
nhân tố áp lực học tập.
Bài nghiên cứu về Mức độ biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học sư phạmĐHĐN nhóm quyết định gộp yếu tố số kỳ thi quá nhiều vào trong nhân tố áp lực học tập.
Bài nghiên cứu “Thực trạng Stress của sinh viên điều dưỡng năm thứ 2 và 3 trường
ĐH Thăng Long năm 2015 và các yếu tố liên quan” cũng đã cho ra 3 nhóm nguyên nhân
chính ảnh hưởng đến mức độ stress của sinh viên mà nhóm có sự đồng thuận cao đó là:
Yếu tố học tập (chưa quen với phương pháp học tập đại học: tự nghiên cứu; có quá nhiều
kỳ thi, bài kiểm tra và học quá nhiều môn; kết quả học tập không như kỳ vọng); Vấn đề
tài chính; Nhóm 3: Yếu tố xã hội.
Bài nghiên cứu về “Nguyên nhân Stress của sinh viên Đại học Hà Nội” chỉ ra 2
nhóm nguyên nhân chính bao gồm Nhóm bên trong: Đặc điểm cá nhân; Đặc điểm tâm
lý; Khả năng ứng phó và Nhóm bên ngoài: Môi trường xã hội; Môi trường gia đình; Môi
trường học tập. Nhóm nhân tố bên trong theo nhóm chỉ có sự khác biệt tuy nhiên không
mang ý nghĩa thống kê. Nhóm nhân tố bên ngoài nhóm đồng tình với quan điểm của bài
nghiên cứu.
Bài tiếp theo nghiên cứu về đề tài “Cha mẹ/giáo viên và sự tự mong đợi là nguồn
căng thẳng học tập” đã đưa ra 2 yếu tố chính đó là sự kỳ vọng của bố mẹ và sự tự kỳ vọng

11


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

của bản thân ảnh hưởng đến stress của sinh viên. Nhóm quyết định đưa 2 yếu tố này vào
trong nhân tố áp lực học tập.
Bài nghiên cứu cuối cùng mà nhóm tham khảo đó là “Nghiên cứu về các áp lực và
chiến lược đối phó của sinh viên đại học” nhóm đồng ý và quyết định lấy cả ba yếu tố tác
động đến mức độ stress bao gồm: Tình hình việc làm thêm; Điều kiện kinh tế; Môi trường

học tập, các điều kiện học tập.
Như vậy, thông qua quá trình tham khảo, phân tích, thảo luận có sự điều chỉnh và
bổ sung, nhóm quyết định đưa ra 5 nhân tố chính tác động đến mức độ stress của sinh viên
Trường Đại học kinh tế - ĐHĐN :
-

Áp lực học tập;

-

Vấn đề về tài chính;

-

Việc gặp gỡ, chia sẻ với bạn bè;

-

Thói quen tập thể dục;

-

Việc làm thêm.

12


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

SVTH: Nhóm 7 – NCKH2


CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Chọn mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu: 150 quan sát (sinh viên);
- Đơn vị mẫu: Sinh viên Đại Học Kinh Tế - ĐHĐN;
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên - xác suất;
- Thời gian lấy mẫu: Thời gian thu thập số liệu từ 03.2017 đến 04.2017;
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
o Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn các bạn sinh viên thông qua việc
trả lời bảng câu hỏi.
o Dữ liệu thứ cấp được sử dụng từ dữ liệu của các bài báo, tạp chí khoa học đã
nghiên cứu trước đó có liên quan tới đề tài.
3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phân tích mô tả (Descriptive Statistics, Custom Tables)
- Ước lượng tham số trung bình (One-Sample T Test).
- Kiểm định sự khác biệt: T-test hoặc ANOVA.
- Phân tích hồi qui tuyến tính đa bội.
Công cụ hỗ trợ: Phần mềm SPSS 20.0.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Mức độ stress của sinh viên Đại học Kinh tế - ĐHĐN như thế nào?
- Yếu tố áp lực học tập ảnh hưởng đến mức độ stress của sinh viên Đại học Kinh tế
như thế nào?
- Vấn đề tài chính (Học phí, chi phí sinh hoạt, việc làm thêm) có ảnh hưởng đến mức
độ stress của sinh viên Đại học Kinh tế hay không?
- Thói quen sinh hoạt và mối quan hệ xã hội (mức độ tập thể dục, việc gặp gỡ trò
chuyện bạn bè) có ảnh hưởng đến mức độ stress của sinh viên Đại học Kinh tế hay không?
- Các biện pháp nào sẽ giúp giảm tải stress cho sinh viên ĐH Kinh tế - ĐHĐN?
Nghiên cứu đã tuân thủ quy định về đạo đức nghiên cứu. Đối tượng tham gia nghiên
cứu hoàn toàn tự nguyện. Quá trình thu thập thông tin, phỏng vấn chỉ sử dụng mã số sinh
viên thay vì dùng tên.


13


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

Bộ câu hỏi nhóm sử dụng trong nghiên cứu là bộ câu hỏi phát vấn gồm 3 phần (A, B,
C). Phần A gồm các câu hỏi về đặc điểm cá nhân của sinh viên như giới tính, chương trình
đào tạo, khóa học, nơi ở...; thói quen tập thể dục, mức độ thường xuyên giao lưu gặp gỡ
bạn bè, vấn đề tài chính, việc đi làm thêm của sinh viên.
Phần B gồm 10 câu hỏi đánh giá về cảm nhận về stress của sinh viên trong vòng 30
ngày trở về trước dựa vào bộ công cụ PSS-10 của Cohen, Kamarck, & Mermelstein (1983).
Thang đo này đã được đánh giá tính giá trị và độ tin cậy cao với Cronbach’s Alpha là 0,85.
Các câu hỏi trong phần này là các câu hỏi nhiều lựa chọn gồm 5 mức độ (điểm từ 0-4 ):
không bao giờ, hầu như không bao giờ, thỉnh thoảng, khá thường xuyên và rất thường
xuyên. Mức độ stress được đánh giá bằng viêc dựa vào tổng điểm của các câu hỏi. Tổng
điểm càng cao, mức độ stress càng lớn. Mức độ stress chia làm 3 nhóm. Nhóm 1 có stress
ở mức độ thấp (điểm stress thấp hơn 13), nhóm 2 có stress ở mức độ trung bình (điểm stress
từ 13 đến 26 điểm), và nhóm còn lại là nhóm có stress ở mức độ cao ( điểm stress trên 26
điểm). [10], [11]
Phần C gồm 16 câu hỏi đánh giá cảm nhận và thái độ của sinh viên về áp lực học tập
trong học kỳ vừa qua dựa vào thang đo áp lực học tập ở trường học cho thanh thiếu niên
ESSA (Educational stress scale for Adolescents) của Sun, Dume, Hou và Xu (2010). Thang
đo này đã được đánh giá tính giá trị và độ tin cậy ở vị thành niên và thanh niên Việt Nam
với Cronbach’s Alpha là 0,83. Chúng tôi quyết định sử dụng thang đo này để đánh giá áp
lực học tập của sinh viên. Các câu hỏi trong phần này là các câu hỏi nhiều lựa chọn gồm 5
mức độ (điểm từ 1-5): Rất không đồng ý, không đồng ý, không có ý kiến, đồng ý và rất rất
đồng ý. Mức độ stress được đánh giá bằng viêc dựa vào tổng điểm của các câu hỏi. Trong

phần tìm mối liên quan các cảm nhận về áp lực sẽ chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là nhóm
có áp lực học tập thấp, điểm áp lực học tập dưới 51 điểm. Nhóm thứ 2 là nhóm có áp lực
học tập trung bình, điểm từ 51 đến 58 điểm. Còn lại là nhóm chịu áp lực học tập ở mức cao,
từ 59 đến 80 điểm. [12]

14


SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

3.4. Mô hình nghiên cứu

Thói quen tập
thể dục
Việc gặp gỡ
bạn bè

Tài chính

Áp lực học tập

Mức độ stress của sinh viên
Trường ĐH Kinh tế - ĐHĐN

Việc làm thêm

15



SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm cá nhân
Bảng 01: Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu. (n=150)
Đặc điểm

Số lượng Tỷ lệ (%)

59
91

39.3
60.7

Chương trình đào tạo
CLC
Đại trà
Điều kiện nhà ở

12
26
100
11
1


8.0
17.3
66.7
7.3
0.7

Ở cùng với bố mẹ
Ở nhà họ hàng, người quen
Ở nhà trọ/Ký túc xá

Giới tính
Nam
Nữ
Khóa học
Năm nhất (42K)
Năm thứ hai (41K)
Năm thứ ba (40K)
Năm thứ tư (39K)
Khác

Đặc điểm

Số lượng Tỷ lệ (%)

21
129

14.0
86.0


22
10
118

14.7
6.7
78.7

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sinh viên nữ (60,7%) gấp 1,5 lần sinh viên nam. Tỷ lệ
này là phù hợp với sinh viên kinh tế. Đa phần sinh viên thuộc chương trình đào tạo đại trà
(86%). Số lượng sinh viên năm thứ ba chiếm 2⁄3, tiếp đến là sinh viên năm thứ hai, sinh
viên các khóa còn lại chiếm tỉ lệ tương đối ít. Hơn 2⁄3 sinh viên đang sống ở nhà trọ, nhà
thuê. Ngoài ra, nhóm còn thống kê số liệu sinh viên theo các chuyên ngành đào tạo, kết quả
thu thập dữ liệu được tham gia bởi hầu hết sinh viên thuộc 27 chuyên ngành, trong đó nhiều
nhất là sinh viên thuộc 4 chuyên ngành Tài chính công (10,7%), Hành chính công (10%),
Kế toán (10%), Ngoại thương (7,3%).
Sinh viên theo các Khóa học
Khác
1%
39K 42K
7% 8%
41K
17%

40K
67%

16



SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

4.1.2. Đặc điểm áp lực học tập
Bảng 2. Mức độ áp lực học tập
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Thấp
Trung bình
Cao

95
33
22

63.3
22.0
14.7

63.3
22.0
14.7

Total

150


100.0

100.0

63.3
85.3
100.0

Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên chịu áp lực học tập ở mức thấp (63,3%), gần một
nửa số sinh viên nghiên cứu còn lại thuộc nhóm áp lực trung bình và cao.
Mức độ áp lực học tập
Cao
15%
Trung bình
22%

Thấp
63%

Bảng 3. Thực trạng áp lực học tập của sinh viên xét theo các yếu tố
Mức độ áp lực học tập
Thấp
Trung bình
Cao
Count Row N % Count Row N % Count Row N %
Giới tính
Chương trình đào
tạo

Khóa học


Nam
Nữ
CLC
Đại trà
42K

42
53
14
81
9

71.2%
58.2%
66.7%
62.8%
75.0%

11
22
5
28
2

18.6%
24.2%
23.8%
21.7%
16.7%


6
16
2
20
1

10.2%
17.6%
9.5%
15.5%
8.3%

41K
40K
39K
Khác

16
60
9
1

61.5%
60.0%
81.8%
100.0%

6
24

1
0

23.1%
24.0%
9.1%
0.0%

4
16
1
0

15.4%
16.0%
9.1%
0.0%

Nhìn vào bảng thống kê ở trên có thể thấy rằng sinh viên ở mỗi yếu tố chủ yếu chịu
mức áp lực học tập thấp, trong đó các nhóm nữ, đại trà, sinh viên năm thứ ba có tỷ lệ % áp
lực học tập cao cao hơn so với các nhóm còn lại trong mỗi yếu tố.
17


SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

Bảng 4. Ước lượng điểm áp lực học tập trung bình
N

Mean
Std. Deviation Std. Error Mean
Điểm áp lực học tập
150
47.07
10.962
.895

Điểm trung bình áp lực học tập theo thang ESSA = 47,07 ± 10,962. Theo phân loại
của thang đo, mức điểm này tương ứng với áp lực học tập ở mức thấp (0 - 50). Điểm trung
bình áp lực học tập này tương đối thấp so với thực tế ở nhiều trường đại học. Kết quả này
cho thấy rằng những yếu tố về học tập không có ảnh hưởng quá mạnh đến sinh viên Trường
Đại học Kinh tế - ĐHĐN, họ còn nhiều mối bận tâm khác ngoài việc chỉ học trên trường.
4.1.3. Thực trạng stress của sinh viên
Bảng 5. Mức độ stress
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Thấp
Trung bình
Cao
Total

21
105
24
150

14.0

70.0
16.0
100.0

14.0
70.0
16.0
100.0

14.0
84.0
100.0

Mức độ Stress

Cao
16%

Thấp
14%

Trung bình
70%

Hầu hết sinh viên Trường ĐH Kinh tế - ĐHĐN đang chịu những áp lực, căng thẳng ở
mức trung bình (70%), nhóm mức độ stress cao chiếm vị trí thứ 2 (16%) và những sinh
viên ở mức độ stress thấp chỉ chiếm số lượng nhỏ (14%). Tỉ lệ mức độ stress này tương đối
cao, cần thiết được sự quan tâm của nhà trường, gia đình và sự cố gắng của bản thân mỗi
sinh viên. Thực tế cũng cho thấy rằng mỗi năm Trường Kinh tế - ĐHĐN đều có sinh viên
cần đến sự tư vấn của bác sĩ tâm lý, hay các confession bày tỏ những áp lực trong cuộc sống


18


SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

lên facebook, và đau lòng nhất là vụ tự tử của sinh viên Kinh tế hồi đầu tháng 4/2017 vừa
qua, được xác định nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực cao.
Bảng 6. Thực trạng mức độ stress của sinh viên xét theo các yếu tố
Mức độ stress
Thấp
Trung bình
Cao
Count Row N % Count Row N % Count Row N %
Nam
10
16.9%
43
72.9%
6
10.2%
Giới tính
Nữ
11
12.1%
62
68.1%
18

19.8%
CLC
6
28.6%
11
52.4%
4
19.0%
Chương trình đào tạo
Đại trà 15
11.6%
94
72.9%
20
15.5%
42K
6
50.0%
5
41.7%
1
8.3%
Khóa học

41K
40K

3
10


11.5%
10.0%

18
73

69.2%
73.0%

5
17

19.2%
17.0%

39K
Khác

2
0

18.2%
0.0%

8
1

72.7%
100.0%


1
0

9.1%
0.0%

Bảng thống kê trên cho thấy rằng đa phần sinh viên ở mỗi yếu tố đều chịu mức stress
trung bình với tỷ lệ cao (trừ sinh viên năm thứ nhất chủ yếu ở mức thấp). Ở mức stress cao,
tỉ lệ tương ứng ở mỗi nhóm là nữ nhiều hơn nam, sinh viên thuộc chương trình đào tạo
CLC nhiều hơn đại trà, sinh viên năm thứ 2 nhiều hơn so với các năm còn lại.
Bảng 7. Ước lượng điểm stress trung bình
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Điểm stress 150 19.37
6.077
.496

Điểm trung bình mức độ stress theo thang PSS-10 = 19,37 ± 6,077. Theo phân loại
của thang đo, mức điểm này tương ứng với stress ở mức trung bình (13-26). Điểm trung
bình stress này tương đối cao
4.2. Mối quan hệ giữa mức độ stress và đặc điểm cá nhân
4.2.1. Kiểm định sự khác biệt về mức độ stress trong mỗi nhóm giới tính và chương trình
đào tạo

19


SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm
Bảng 8. Independent Samples Test

Levene's
Test for
Equality of
Variances

F

Equal
variances
assumed
Giới
Equal
tính
variances
not
assumed
Equal
variances
Chương assumed
trình
Equal
Đào tạo variances
not
assumed

.012

.014

t-test for Equality of Means


Sig.

t

df

.912 -1.576

.907

148

Sig.
Mean
Std. Error
(2Difference Difference
tailed)

95% Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper

.117

-1.593

1.011


-3.591

.404

-1.585 126.312

.115

-1.593

1.005

-3.582

.396

-.457

148

.648

-.656

1.434

-3.489

2.178


-.455

26.833

.653

-.656

1.441

-3.613

2.302

Vì kiểm định Levene ở cả 2 nhóm (giới tính, chương trình đào tạo) có mức ý nghĩa
tương ứng đều lớn hơn α=0,05 nên có thể khẳng định giả định phương sai đồng nhất, các
giá trị thống kê t (t-test) tham chiếu theo dòng Equal variances assumed. Vì p(t, df) tương
ứng 2 nhóm đều có Sig. (2-tailed) > 0,05 (giới tính: 0,117; chương trình đào tạo: 0,648) nên
khẳng định không có sự khác biệt về điểm stress trong 2 nhóm này.
4.2.2. Kiểm định sự khác biệt về mức độ stress giữa các nhóm chuyên ngành và khóa học
Bảng 9. Mối liên quan giữa điểm stress và chuyên ngành học
Test of Homogeneity of Variances
Điểm stress
Levene

df1

df2

Sig.


1

148

.907

Statistic
.014

20


SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm
ANOVA
Điểm stress
Sum

of df

Mean Square

F

Sig.

.209


.648

Squares
Between Groups 7.762

1

7.762

Within Groups

5495.331

148

37.131

Total

5503.093

149

Qua 2 bảng kiểm định ANOVA, bảng 1 có Sig = 0,907 > 5% cho thấy giá trị phương
sai giữa sinh viên các chuyên ngành là đồng nhất, đây là điều kiện cần dể có thể phân tích
ANOVA.
Kết quả kiểm định Anova (bảng 2): Sig = 0,648 > α = 0,05 cho thấy không có sự khác
biệt về điểm stress giữa sinh viên các chuyên ngành.
Bảng 10. Mối liên quan giữa điểm stress và khóa học
Test of Homogeneity of Variances

Điểm stress
Levene
df1
df2
Sig.
Statistic
.073

3

145

.974

ANOVA
Điểm stress
Sum
Squares
Between Groups 200.469
Within Groups
5302.624
Total
5503.093

of df
4
145
149

Mean Square


F

Sig.

50.117
36.570

1.370

.247

Qua 2 bảng kiểm định ANOVA, bảng 1 có Sig = 0,974 > 5% cho thấy giá trị phương
sai giữa sinh viên các năm là đồng nhất, đây là điều kiện cần để có thể phân tích ANOVA.
Kết quả kiểm định ANOVA (bảng 2): Sig = 0,247 > α = 0,05 cho thấy không có sự
khác biệt về điểm stress giữa sinh viên các khóa học.
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ stress của sinh viên
Từ kết quả phân tích ở chương 2, ta có các biến nhân tố ảnh hưởng đến mức độ stress
của sinh viên như sau:
 Áp lực học tập
 Vấn đề tài chính
21


SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

 Việc giao lưu, gặp gỡ bạn bè.
 Thói quen tập thể dục

 Việc làm thêm
Phương trình hồi quy:
β1
+β2. (Áp lực học tập)
+β3. (Vấn đề tài chính)
Mức độ stress của sinh viên =

+β4. (Việc giao lưu, gặp gỡ bạn bè)
+β5. (Thói quen tập thể dục)
+β6. (Việc làm thêm)

Coefficientsa
Model

Unstandardized Standardized
t
Sig.
Collinearity
Coefficients
Coefficients
Statistics
B
Std. Error
Beta
Tolerance VIF
6.605
2.136
3.093 .002
.396
.025

.715
15.553 .000
.532
1.881

(Constant)
Áp lực học tập

Tài chính
-1.349
.309
Tập thể dục
-.733
.324
Gặp gỡ bạn bè
-1.092
.437
Việc làm thêm
-.111
.427
a. Dependent Variable: Điểm stress
1

-.184
-.087
-.089
-.009

-4.363
-2.260

-2.500
-.261

.000
.025
.014
.795

.634
.759
.888
.919

1.578
1.317
1.127
1.088

Qua bảng phân tích hồi quy đa bội, ta thấy biến việc làm thêm có P = 0,795 > 0,05
nên biến này không giải thích được cho biến mức độ stress, tức là việc làm thêm không ảnh
huởng đến mức độ stress của sinh viên. Các biến áp lực học tập; vấn đề tài chính; việc giao
lưu, gặp gỡ bạn bè; thói quen tập thể dục đều có p < 0,05 nên các biến này có ảnh hưởng
trực tiếp đến mức độ stress của sinh viên Trường ĐHKT – ĐHĐN.
Sau khi thực hiện hồi quy lại với 4 nhân tố, ta được kết quả như sau:
Model Summaryb
Model

R

R

Square

Adjusted R Square

Std. Error of the
Estimate

1
.915a
.838
2.479
.834
a. Predictors: (Constant), Gặp gỡ bạn bè, Tập thể dục, Tài chính, Điểm áp lực học tập
b. Dependent Variable: Điểm stress

Durbin-Watson
1.999

22


SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm
ANOVAa
Model

1

Sum of Squares


df

Regression
Residual

4612.098
890.995

4
145

Total

5503.093

149

Mean
Square
1153.025
6.145

F

Sig.

187.642

.000b


a. Dependent Variable: Điểm stress
b. Predictors: (Constant), Gặp gỡ bạn bè, Tập thể dục, Tài chính, Điểm áp lực học tập
Coefficientsa
Unstandardized
Standardized
Collinearity Statistics
Coefficients
Coefficients
Model
t
Sig.
Std.
B
Beta
Tolerance
VIF
Error

1

(Constant)
Điểm áp
lực học tập
Tài chính
Tập
thể
dục
Gặp
gỡ

bạn bè

6.422

2.010

3.195

.002

.397

.025

.716

15.689

.000

.536

1.866

-1.352

.308

-.184


-4.394

.000

.635

1.575

-.746

.319

-.089

-2.340

.021

.779

1.283

-1.077

.431

-.088

-2.495


.014

.903

1.107

a. Dependent Variable: Điểm stress

Bảng thứ nhất (Model Summaryb) cho thấy các biến độc lập giải thích 83,4% ý nghĩa
của biến phụ thuộc và độ phù hợp mô hình là tương đối cao với mục tiêu nghiên cứu. Với
kích cỡ mẫu n=150, k=5, dò bảng DW ta được giá trị dU=1,817, dL=1,651. Giá trị DurbinWatson ở bảng 1 là 1,999, nằm trong khoảng (dU, 4-dU) do đó không xảy ra hiện tượng tự
tương quan.
Ở bảng 2, giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 là thỏa mãn.
Từ bảng 3, ta viết được phương trình hồi quy như sau:
6,422
+ 0,397*Áp lực học tập
Mức độ stress =

– 1,352*Tài chính
– 0,746*Thói quen tập thể dục
– 1,077*Việc gặp gỡ bạn bè

23


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

Giải thích mô hình: Qua mô hình hồi quy trên cho thấy nhân tố áp lực học tập tác

động thuận, nhân tố thói quen tập thể dục, việc gỡ bạn bè; và yếu tố tài chính tác động
nghịch đến mức độ stress của sinh viên. Trong đó, nhân tố tài chính giải thích nhiều nhất
cho biến phụ thuộc là mức độ stress của sinh viên Trường ĐH Kinh tế - ĐHĐN.

24


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

SVTH: Nhóm 7 – NCKH2

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
5.1. Kết luận và giải pháp
Qua mô hình hồi quy ta thấy có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến vấn đề stress của sinh
viên theo mức độ từ thấp đến cao lần lượt là : Áp lực học tập, thể dục, việc gặp gỡ bạn bè;
và yếu tố tài chính. Trong đó áp lực học tập tỷ lệ thuận với mức độ stress, có nghĩa là áp
lực học tập càng cao thì mức độ stress càng cao, còn các yếu tố khác như vấn đề tài chính,
gặp gỡ bạn bè, thể dục tỷ lệ nghịch với mức độ stress. Nếu các nhân tố trên nằm ở mức độ
cao (tài chính thoải mái /Thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ với bạn bè/ Luyện tập thể dục thể
thao đều đặn) thì mức độ stress sẽ giảm.
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy vấn đề stress ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh khác
nhau, vì vậy muốn giảm thiểu mức độ stress cần phải đứng trên nhiều phương diện để đưa
ra các giải pháp thiết thực nhằm hạn chế mức thấp nhất mức độ stress của sinh viên, từ đó
tránh được những hệ lụy đáng tiếc xảy ra .
 Thứ nhất, về phía Nhà trường
 Tổ chức các chương trình ngoại khóa, các chương trình để sinh viên được gặp gỡ bạn
bè cũng như các hoạt động tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên được giao lưu và học hỏi.
 Cần có sự thay đổi trong các hình thức dạy học, đổi mới và lồng ghép các kĩ năng
thực tế, các hoạt động thực tiễn,...giảng viên cần tương tác với sinh viên nhiều hơn để
hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của sinh viên.

 Nhà trường hình thành cho sinh viên động cơ và mục đích học tập đúng đắn,
hướng dẫn sinh viên những phương pháp học tập có hiệu quả; cố vấn học tập cần tận
tuỵ trong công việc, nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên trong việc lựa chọn học
phần, đăng ký khối lượng học tập phù hợp. Công tác giáo viên chủ nhiệm cần được
chú trọng hơn nữa, bởi đây là kênh kết nối hiệu quả giữa sinh viên với nhà trường.
 Thường xuyên có các chính sách hỗ trợ, trao học bổng đối với các sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn để giúp các bạn được ổn định về tài chính, tạo động lực cho các
bạn vươn lên trong học tập, trong cuộc sống.
 Tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi thể thao, tăng số kỳ học học phần giáo dục
thể chất của sinh viên lên. Việc tổ chức bổ sung các kỳ học này không phải dùng để

25


×