Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.52 KB, 76 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐẶNG THỊ THẮM

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG PHÂN MÔN
TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm và tấm lòng của mình, em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo Phạm Thị Hoà – ngƣời đã trực
tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện đề
tài. Em xin cảm ơn BGH nhà trƣờng cùng toàn thể các thầy cô trong trƣờng,
trong khoa GDTH đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
vừa qua. Xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên em để
hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Thắm


LỜI CAM ĐOAN
Ngƣời viết luận văn xin cam đoan:
1. Luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn


trực tiếp của giáo viên hƣớng dẫn.
2. Luận văn không sao chép của ai, không trùng lặp đề tài.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc lời cam đoan của mình !
Xuân Hòa, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Thắm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................ 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU . ..................................................................... 2
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................. 6
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................. 6
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................... 6
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ......................................................... 6
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 7
NỘI DUNG ................................................................................................. 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. ................................... 8
1.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT ............................................................................. 8
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ................................................................................ 8
1.1.2 Đặc điểm tâm lí HS Tiểu học lớp 3. ................................................. 14
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................ 15
1.2.1 Khảo sát các dạng văn bản Tập đọc và bài tập đọc hiểu trong
SGK TV lớp 3. .................................................................................. 15
1.2.2 Khảo sát tình hình dạy Tập đọc và dạy đọc hiểu cho HS lớp 3 ở
trƣờng Tiểu học. .....................................................................................................19
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU
TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC. ............................................................. 23

2.1 RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TỪ NGỮ. .............................................. 23
2.1.1 Rèn kĩ năng đọc hiểu từ mới, từ khó, từ địa phƣơng........................ 23
2.1.2 Rèn kĩ năng đọc hiểu từ ngữ nghệ thuật, đối với văn bản
nghệ thuật. .................................................................................................. 25
2.2 RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CỦA CÂU............................................. 30
2.2.1 Rèn kĩ năng ngắt, nghỉ hơi, sử dụng ngữ điệu. ................................. 30
2.2.2 Phát hiện và đánh giá các biện pháp tu từ trong văn bản


nghệ thuật. .................................................................................................. 34
2.3 RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU NGHĨA CỦA ĐOẠN. .......................... 37
2.3.1 Rèn kĩ năng tìm ý chính của đoạn. ................................................... 37
2.3.2 Rèn kĩ năng đọc nâng cao từng đoạn................................................ 41
2.4 RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TOÀN VĂN BẢN. ............................... 43
2.4.1 Rèn kĩ năng tìm đại ý của bài. .......................................................... 43
2.4.2 Rèn kĩ năng chọn giọng đọc cho toàn văn bản. ................................ 45
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM. .............................................. 48
3.1 Mục đích thử nghiệm. ........................................................................... 48
3.2 Địa điểm, đối tƣợng thử nghiệm. .......................................................... 48
3.3 Nội dung thử nghiệm. ........................................................................... 48
3.4 Kết quả thử nghiệm. .............................................................................. 61
KẾT LUẬN ................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ......................................................................... 67
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chƣơng trình Tiểu học, môn Tiếng Việt (TV) có vị trí vô cùng
quan trọng. Mục tiêu môn TV đã đƣợc xác định rõ:

- Hình thành và phát triển ở học sinh (HS) các kĩ năng sử dụng Tiếng
Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt
động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của
tƣ duy.
- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về TV và những hiểu
biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con ngƣời, về văn hóa, văn học của Việt
Nam và nƣớc ngoài.
- Bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng giàu đẹp của tiếng Việt phần hình thành nhân cách con ngƣời VIỆT
NAM xã hội chủ nghĩa.
Chƣơng trình giáo dục tiếng mẹ đẻ ở cấp Tiểu học nƣớc nào cũng đặt
lên hàng đầu mục tiêu rèn luyện cho HS bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc,
viết. Trong đó đọc không chỉ giải mã các kí hiệu chữ viết mà là quá trình
nhận thức để hiểu những gì đƣợc đọc; không chỉ hiểu ngôn ngữ trên các
dòng chữ mà phải thâu thái đƣợc những điều ẩn sau các dòng chữ. Chỉ khi
đó HS mới lĩnh hội đƣợc tri thức, tƣ tƣởng, tình cảm cử ngƣời viết chứa
đựng trong văn bản. Nhƣ vậy trƣớc yêu cầu học suốt đời của xã hội hiện
đại, đọc hiểu không chỉ là một kĩ năng cần có đối với HS còn ngồi trên ghế
nhà trƣờng mà còn là một phẩm chất quan trọng để mỗi ngƣời không ngừng
mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng của bản thân trong suốt cuộc đời.
Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn luyện cho HS các kĩ năng đọc (đọc
thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm) và các kĩ năng nghe, nói.
Việc rèn các kĩ năng đọc không đồng nhất ở các khối lớp. Khối lớp đầu cấp
1


tập trung, ƣu tiên cho hoạt động rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Khối lớp cuối
cấp quan tâm nhiều hơn đến rèn kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm. Mặc dù có
sự chú trọng hơn ở kĩ năng đọc này hay kĩ năng đọc khác ở các lớp khác

nhau, nhƣng thực tế dạy học cho thấy rằng: muốn đọc diễn cảm tốt phải có
kĩ năng đọc thành tiếng tốt, đồng thời phải có kĩ năng đọc hiểu tốt.vv.
Việc dạy Tập đọc nói chung và việc dạy đọc hiểu nói riêng ở trong
trƣờng Tiểu học cũng đang đƣợc quan tâm, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
chế. Giáo viên (GV) là ngƣời truyền thụ kết quả đọc hiểu của mình cho HS.
Qua lời giảng của thầy cô, HS đƣợc cung cấp về nội dung và giá trị của văn
bản, tƣ tƣởng của tác giả… GV quen sử dụng phƣơng pháp truyền thống,
không kích thích đƣợc hứng thú học tập của HS. Và nói đến đọc hiểu, nhiều
ngƣời chỉ nghĩ đến hoạt động rèn kĩ năng này cho HS lớp 4 - 5 vì cho rằng
HS ở hai khối này đã phát triển về mặt nhận thức, có điều kiện thích hợp để
hiểu cái hay cái đẹp của văn bản. HS khối 1, 2, đọc hiểu trong phân môn
này còn nhỏ quá, tƣ duy trừu tƣợng chƣa phát triển, chƣa cần rèn đọc hiểu
cho các em mà chỉ nên rèn đọc thành tiếng. Hiểu nhƣ thế là phiến diện, cực
đoan. Thực tế dạy học Tập đọc cho thấy không thể bỏ qua một kĩ năng nào
trong các kĩ năng đọc vì các kĩ năng này luôn luôn hỗ trợ lẫn nhau, làm nền
tảng cho nhau.
Vì vậy việc tìm hiểu về dạy học Tập đọc và thực trạng về dạy Tập đọc
trong đó có đọc hiểu ở một khối là rất quan trọng. Thông qua đó đƣa ra một
số biện pháp để dạy Tập đọc đạt kết quả cao hơn.
Từ những lý do trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng
đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3”
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Muốn tiếp thu đƣợc kho tàng tri thức của nhân loại một cách nhanh
nhất, HS phải biết cách đọc. Đọc để có điều kiện tích lũy vốn tiếng Việt,
vốn văn học, phát triển tƣ duy, mở rộng sự hiểu biết về cuộc sống đồng thời
2


bồi dƣỡng tƣ tƣởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh trong sáng. Phân môn
Tập đọc vì thế có vị trí vô cùng quan trọng và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm. Có thể tạm chia các công trình nghiên cứu về dạy Tập đọc theo
hai hƣớng chính sau:
Thứ nhất: nghiên cứu về dạy Tập đọc nói chung.
Thứ hai : nghiên cứu về việc rèn các kĩ năng đọc, trong đó có hoạt động
rèn kĩ năng đọc hiểu.
2.1 Lịch sử nghiên cứu dạy Tập đọc nói chung
Nghiên cứu về hoạt động dạy Tập đọc đã có những công trình tiêu biểu sau:
- Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt 2 (2004) Lê Phƣơng Nga - Nguyễn Trí
Trong công trình này các tác giả đã trình bày cơ sở khoa học của việc dạy
đọc ở Tiểu học, quy trình dạy và tổ chức dạy Tập đọc ở tiểu học theo các
khối lớp.
“Dạy học Tập đọc ở Tiểu học” NXB Giáo dục - 2001 của tác giả Lê
Phƣơng Nga. Để giải quyết mục đích dạy học Tập đọc ở quyển sách này,
tác giả đã đề cập đến những vấn đề: những hiểu biết về ngƣời GV cần có để
tổ chức dạy học Tập đọc ở tiểu học. Trong vấn đề thứ nhất tác giả đã tập
chung phân tích nhiệm vụ, chƣơng trình và các tài liệu dạy học Tập đọc ở
Tiểu học, các cơ sở khoa học để đề xuất cách thức tổ chức dạy học Tập đọc
ở phần 2. Đặc biệt việc xem xét các bình diện âm thanh của ngôn ngữ và
bình diện ngữ nghĩa của văn bản, phần này sẽ giúp GV có căn cứ xác lập
nội dung luyện đọc thành tiếng và luyện đọc hiểu cho HS. Vấn đề thứ 2 tác
giả tập chung khai thác các công việc chuẩn bị trƣớc giờ lên lớp dạy Tập
đọc, hình thành và luyện kỹ năng đọc cho HS Tiểu học, tổ chức dạy trong
giờ học.
“Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chƣơng trình mới” NXB
Giáo dục tháng 6/2002 của tác giả Nguyễn Trí. Đây là tài liệu mang tính
chất tổng hợp cả về lý luận, phƣơng pháp cũng nhƣ việc kiểm tra đánh giá
3


môn Tiếng Việt ở (Tiểu học) TH theo chƣơng trình mới. Trong tài liệu này

tác giả không đi sâu, chi tiết vào từng kỹ năng đọc hiểu hay rèn kỹ năng đọc
cho HS mà chỉ đƣa ra những định nghĩa cho từ kỹ năng cụ thể nhƣ thế nào
là: hoạt động đọc, đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Cuốn
sách này giúp cho ngƣời đọc phân biệt đƣợc hình thức tổ chức dạy học và
phƣơng pháp dạy học.
Công trình nghiên cứu “Dạy văn cho HS Tiểu học” NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1997 của tác giả Hoàng Hòa Bình đã khẳng định: Văn học ở Tiểu học
tuy không dạy nhƣ một môn học độc lập nhƣng việc dạy văn ở bậc học này
là tất yếu. Kết quả nghiên cứu của cuốn sách này là những chỉ dẫn có giá trị
về phƣơng pháp dạy một số phân môn cơ bản của Tiếng Việt trong đó có
phân môn Tập đọc.
Cuốn “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” NXB
Giáo dục tháng 10/2001 của tác giả Lê Hữu Tỉnh và Trần Mạnh Hƣởng. Để
giải quyết nhiệm vụ dạy học Tập đọc, tài liệu này tập chung giải đáp những
băn khoăn, thắc mắc của GV, sinh viên hay những ai quan tâm đến Giáo
dục Tiểu học xoay quanh các vấn đề về việc dạy Tập đọc – học thuộc lòng
nhƣ: quy trình lên lớp, sử dụng giọng đọc của GV, sử dụng đồ dùng dạy
học… Cuốn sách này giúp GV giải quyết những thắc mắc về một giáo án
Tập đọc theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay.
2.2 Lịch sử vấn đề dạy đọc hiểu
Cuốn “Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học” NXB ĐHQG Hà Nội 2002 của
tác giả Nguyễn Thị Hạnh đây là tài liệu chuyên khảo về phƣơng pháp dạy
học môn Tiếng Việt phần kỹ năng đọc hiểu. Cuốn sách này đƣợc viết để
phục vụ cho việc dạy kỹ năng đọc hiểu theo chƣơng trình và sách giáo khoa
(SGK) môn Tiếng Việt cải cách giáo dục. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới đƣa ra
quy trình dạy đọc hiểu trong tiết Tập đọc cho cả chƣơng trình Tập đọc chứ
không đi sâu và cụ thể vào việc dạy đọc hiểu cho HS lớp 3.
4



Cuốn “Phƣơng pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học” NXB ĐHSPNXB Giáo dục - Bộ GD&DT- dự án phát triển GV Tiểu học. Tài liệu này
nói đến những vấn đề chung của phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học. Tài liệu đi sâu vào phƣơng pháp dạy học của các phân môn cụ thể của
Tiếng Việt trong đó có dạy học Tập đọc. Trong đó đọc hiểu cũng đƣợc nói
đến nhƣ bản chất của quá trình đọc hiểu văn bản, hành động và kỹ năng đọc
hiểu. Tuy nhiên ở mức độ sơ lƣợc chƣa đi sâu vào các lớp cụ thể mà ở đề tài
này nói đến là rèn kỹ năng đọc hiểu cho SH lớp 3.
Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn với các cuốn “Đọc hiểu ngữ văn 6, 7, 8,
9” đã đề cập đến vấn đề đọc hiểu văn học với nhiều góc độ: từ góc độ khái
quát (về quan niệm, giải pháp đọc hiểu văn bản ngữ văn) đến các góc độ cụ
thể (một số vấn đề đọc hiểu thơ, văn, chữ tình và tác phẩm văn chƣơng nghị
luận…) tiến tới một quy trình đọc hiểu văn bản ở trƣờng phổ thông. Mặc dù
xét trên phƣơng diện các văn bản ngữ văn của trƣờng THCS nhƣng đó cũng
là những dẫn chứng thêm về vị trí quan trọng của đọc hiểu. Những lý luận
của tác giả đã đóng góp thêm một số hƣớng dẫn cụ thể về việc tổ chức dạy_
học đọc hiểu cho GV Tiểu học.
Cuốn “Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ Tiểu học” cuốn sách
này đã đề cập đến những phƣơng pháp đọc hiểu. Tuy nhiên tài liệu chỉ đi
sâu vào đọc hiểu văn bản nghệ thuật. Mà ở đề tài này là tất cả các văn bản
của SGK Tiếng Việt lớp 3 phân môn Tập đọc.
“Những con đƣờng đƣa tác phẩm văn chƣơng đến với HS Tiểu học”
luận án tiến sỹ Chu Thị Phƣơng năm 2003.
Những công trình nghiên cứu nói trên, tuy ở mức độ rộng, hẹp, cụ thể,
khái quát khác nhau nhƣng có thể thấy việc dạy Tập đọc ở tiểu học nói
chung và việc dạy đọc hiểu nói riêng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu biên soạn
quan tâm. Đây là những gợi ý và là những định hƣớng cơ bản để tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
5



3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vấn đề rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho
HS lớp 3, khóa luận nhằm mục đích nâng cao năng lực đọc hiểu cho HS và
nâng cao hiệu quả giờ dạy Tập đọc.
4.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn vấn đề dạy đọc hiểu cho HS lớp 3
trong phân môn Tập đọc.
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn tìm ra các biện pháp rèn kĩ năng đọc
hiểu trong phân môn Tập đọc cho HS lớp 3.
Thực nghiệm một số giờ dạy Tập đọc trong đó tập trung vào nhiệm vụ
rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS lớp 3.
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi HS lớp 3 trƣờng TH Thị
Trấn Sóc Sơn.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài, phân tích các dữ liệu đƣa ra cơ sở
lí luận cho việc nghiên cứu đề tài.
 Phƣng pháp tổng hợp các vấn đề lí thuyết
Sử dụng phƣơng pháp để xây dựng các luận điểm cho đề tài.
 Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Nhằm thu thập thông tin, khảo sát tình hình dạy và học đọc hiểu ở trƣờng
Tiểu học. Từ đó đƣa ra cơ sở thực tiễn cho việc rèn kĩ năng đọc hiểu trong
phân môn Tập đọc cho HS lớp 3.
 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
6



Sử dụng phƣơng pháp này để thể hiện các biện pháp đƣa ra nhằm nâng cao
năng lực đọc hiểu hiệu quả giờ dạy Tập đọc lớp 3.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung đề tài gồm 3
chƣơng.
Chƣơng 1
Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu kĩ năng đọc hiểu trong
phân môn Tập đọc cho HS lớp 3.
Chƣơng 2
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho
HS lớp 3.
Chƣơng 3
Thực nghiệm sƣ phạm.

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ
Để làm rõ hoạt động dạy đọc hiểu, chúng ta cần hiểu rõ đối tƣợng mà
đọc hiểu tác động: văn bản. Đồng thời chúng ta cũng cần nắm vững cơ chế
của hoạt động đọc, quy trình dạy Tập đọc…
1.1.1.1 Văn bản, các dạng văn bản
Văn bản là một sản phẩm của lời nói, một chính thể ngôn ngữ, thƣờng
bao gồm một tập hợp các câu và có thể có một câu đề, nhất quán về chủ đề
và chọn vẹn về nội dung, đƣợc tổ chức theo một kết cấu chặt trẽ nhằm mục

đích giao tiếp nhất định.
Trong trƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học, văn bản đọc hiểu rất phong
phú và đa dạng có thể chia thành 2 dạng văn bản là văn bản nghệ thuật và
văn bản thông thƣờng.
 Văn bản nghệ thuật và đặc điểm của văn bản nghệ thuật.
Ở phân môn Tập đọc lớp 3 văn bản nghệ thuật chiếm tỉ lệ khá cao hơn
88.7% và có vị trí vô cùng quan trọng. Khi đọc các văn bản nghệ thuật HS
không chỉ hiểu đƣợc nội dung văn bản mà còn thấy rung động tình cảm.
Mỗi một trang sách lại giúp các em nảy nở những ƣớc mơ tốt đẹp, những
sáng tạo và bồi dƣỡng tâm hồn.
Văn bản nghệ thuật đƣợc dùng để chỉ các sáng tác văn học nhƣ: tục
ngữ, cao dao, thơ, kịch, truyện….Các văn bản này đƣợc sử dụng làm các
bài Tập đọc, trong bộ sách Tiếng Việt các khối lớp trong đó có lớp 3.
Nhìn chung mỗi văn bản nghệ thuật là “một hệ thống phức tạp, gồm
hàng loạt yếu tố những bình diện khác nhau (nhƣ đề tài, chủ đề, tƣ tƣởng,
8


kết cấu, ngôn ngữ, hình tƣợng, nhân vật, cốt truyện…) ở những tác phẩm có
giá trị, sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm
trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội
dung thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật”. Đọc là giải mã hệ thống phức tạp
này và đó không phải là công việc dễ dàng.
Một đặc trƣng quan trọng nữa của văn bản nghệ thuật là tính khả biến
của nó. Văn bản nghệ thuật là sự thống nhất giữa phần đã đƣợc mã hoá
bằng văn bản với phần khám phá, cảm nhận của ngƣời đọc. Tác phẩm văn
chƣơng không tồn tại độc lập, khách quan bên ngoài cá thể mà chỉ tồn tại
trong tình cảm, tƣ tƣởng của mỗi cá thể. Tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng là
hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tƣ tƣởng thẩm mỹ của tác phẩm thông qua
sự cảm thụ ngôn từ, hình tƣợng nghệ thuật, tƣ tƣởng…

Văn bản nghệ thuật trong chƣơng trình lớp 3 bao gồm văn bản truyện,
thơ, ca dao, văn bản kịch… Các văn bản nghệ thuật thƣờng đi sâu phản ánh
hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tâm tƣ, thoả mãn nhu
cầu thẩm mỹ của con ngƣời. Tác phẩm văn học là một loại hình nghệ thuật
có tính đặc thù. Mỗi tác phẩm văn học lại lấy ngôn từ làm chất liệu xây
dựng hình tƣợng. Do đó khi dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho HS Tiểu
học GV phải giúp các em phát hiện ra những từ “quan trọng”, từ “then
chốt”, từ “mới lạ”, phát hiện ra hình tƣợng văn học của tác phẩm. Nhƣng
trong tác phẩm văn học nghệ thuật, không phải từ ngữ nào cũng là từ ngữ
“then chốt”. Có khi cả bài thơ mới chỉ có 1 đến 2 từ “then chốt” làm nổi bật
giá trị bài thơ. Trong văn bản nghệ thuật, nghĩa của một số từ ngữ có thể tồn
tại dƣới hình thức nghĩa chuyển (nghĩa bóng), dƣới hình thức tu từ: điệp
ngữ, song đối, đối ngữ… và những từ ngữ này thƣờng có quan hệ trực tiếp
với đề chủ đề tác phẩm.
Do vậy khi dạy đọc hiểu các văn bản nghệ thuật, GV cần phải khai
thác nghĩa từ trong những ngữ cảnh cụ thể để giúp các em đến đƣợc nội
9


dung chính xác của bài học. Mặt khác tính truyền cảm của văn bản nghệ
thuật là việc biểu hiện cái đẹp, khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ cho ngƣời đọc.
Cho nên qua đọc hiểu văn bản nghệ thuật GV phải giúp HS bồi dƣỡng năng
lực cảm thụ văn học. Chính vì vậy rèn kĩ năng đọc hiểu chính là giúp HS
phát triển năng lực cảm thụ văn học.
 Văn bản thông thƣờng và đặc điểm của văn bản thông thƣờng.
Một nội dung nổi bật trong nội dung dạy đọc của SGK TV Tiểu học
năm 2000 nói chung, SGK Tiếng Việt 3 nói riêng là sự phong phú về kiểu
loại văn bản. Bên cạnh những kiểu loại văn bản quen thuộc đối với SGK từ
trƣớc đến nay nhƣ truyện kể, thơ, kịch, văn miêu tả, còn có văn bản khoa
học, hành chính…lần đầu tiên các văn bản giao dịch thông thƣờng nhƣ bƣu

thiếp, đơn thông báo, báo cáo, quảng cáo…đƣợc đƣa vào phân môn Tập
đọc thể hiện một quan điểm đúng đắn về chọn ngữ liệu dạy học. Dạy các
văn bản giao dịch thông thƣờng chính là cách giúp HS ứng dụng những
điều đã học trong sách vở vào đời sống nhiều hơn làm cho giáo dục học
đƣờng gắn bó với thực tiễn nhiều hơn.
Những văn bản nhật dụng hay văn bản thông thƣờng nặng về thông tin
nhƣ Đơn xin vào đội (lớp 3 tập 1); Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gƣơng
chú bộ đội; chƣơng trình xiếc đặc sắc; tin thể thao(lớp 3- tập 2).
Mỗi phong cách của văn bản lại mang một đặc trƣng riêng nhƣ: phong
cách hành chính thì thực hiện chức năng thông báo và chức năng ý nguyện.
Phong cách hành chính có đặc trƣng là tính chính xác minh bạch, tính
nghiêm túc khách quan và tính khuôn mẫu nghiêm ngặt. Từ ngữ trong văn
bản hành chính thƣờng đơn nghĩa và có sắc thái trang trong. Ví dụ bài: Đơn
xin vào đội (TV3-Tập 1).
Thứ hai văn bản mang phong cách khoa học có đặc trƣng là tính trừu
tƣợng khái quát cao, tính logic, tính chính xác khách quan. Văn bản khoa

10


học dùng nhiều thuật ngữ và từ ngữ khoa hoc chung, sử dụng lớp từ trung
hòa về màu sắc biểu cảm và những từ đa phong cách.
Thứ ba văn bản mang phong cách sinh hoạt có đặc trƣng là tính cá thể,
tính cụ thể, tính cảm xúc. Những từ ngữ trong văn bản này thƣờng mang
tính cụ thể giàu hình ảnh, ngôn ngữ gắn với đặc điểm riêng của từng cá
nhân. Nhƣ vậy khi đọc hiểu cho HS ngƣời GV phải hiểu đƣợc đặc trƣng
cũng nhƣ đặc điểm ngôn ngữ của từng loại văn bản từ đó giúp giờ dạy
thành công hơn.
1.1.1.2 Vấn đề chính âm của Tiếng Việt
Để hiểu đƣợc văn bản chúng ta cần đọc đúng văn bản đó. Đọc đúng

trƣớc hết phải đọc đúng chính âm. Vì vậy để dạy đọc chúng ta cần có hiểu
biết về chính âm. Chính âm là các là các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ
có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội. Chính âm liên quan đến vấn đề chuẩn
hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Việc hiểu rõ về chính
âm sẽ giúp chúng ta xác định nội dung đọc đúng, đọc diễn cảm nói chung
và đọc hiểu nói riêng một cách có nguyên tắc.
Hiện nay trong nhà trƣờng, vấn đề chính âm ngoài tính chất khoa học,
chính trị còn có tính chất nghiệp vụ. Nếu không nắm vững chính âm dễ dẫn
tới đọc sai ảnh hƣởng đến việc cảm thụ tác phẩm một cách lệch lạc.
Những yêu cầu cụ thể của vấn đề chính âm là:
+ Phát âm đúng (cả âm lẫn thanh)
+ Chú ý phân biệt các dấu hỏi, ngã, nặng
+ Chú ý phân biệt các cặp phụ âm đầu: tr/ch, x/s, l/n, v/d
+ Chú ý phân biệt các vần: âu/iu, ây/ay, iêu/ƣơu, ƣu/iu
Tóm lại luyện chính âm chính là nhằm nâng cao văn hóa phát âm cho
HS và khi thực hiện cần lƣu ý không để HS phát âm tự nhiên theo giọng địa
phƣơng những âm đƣợc xem là mắc lỗi. GV cần uốn nắn để HS đọc đúng từ
đó để đọc hiểu đạt kết quả tốt nhất.
11


1.1.1.3 Cơ chế của hoạt động đọc
Đọc đƣợc xem là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau,
đƣợc xem là việc sử dụng một bộ mã gồm 2 phƣơng diện. Một mặt, đó là
quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách
trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Thứ hai, đó là sự
vận động của tƣ tƣởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa, tức là mối liên
hệ giữa các con chữ và ý tƣởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ
và hiểu cho đƣợc nội dung những gì đƣợc đọc.
Đọc bao gồm các yếu tố nhƣ: tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các

cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì đƣợc đọc.
Thuật ngữ “đọc” đƣợc sử dụng ở nhiều nghĩa: nghĩa hẹp, nghĩa rộng. Trong
đó theo nghĩa rộng “đọc” đƣợc hiểu là kĩ thuật đọc cộng với sự thông hiểu
điều đƣợc đọc. Mục tiêu hƣớng đến của đề tài là thông hiểu những điều
đƣợc đọc.
Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập
lâu dài. Kĩ năng đọc đƣợc chia làm 3 giai đoạn: phân tích, tổng hợp và giai
đoạn tự động hóa. Ở cuối giai đoạn 1 tức là lớp 3 HS tiếp tục đọc tổng hợp
và bƣớc đầu quan tâm đến việc chiếm lĩnh văn bản. Thời gian gần đây,
ngƣời ta chú trọng hơn đến việc hình thành kĩ năng đọc và hình thành kĩ
năng làm việc với văn bản, nghĩa là tổ chức giờ Tập đọc mục đích cuối
cùng hƣớng đến là hoàn thiện kĩ năng đọc, đọc có ý thức bài đọc. Chỉ có thể
xem đứa trẻ biết đọc khi nó đọc mà hiểu điều mình đọc. Nếu trẻ không hiểu
những gì ta đƣa cho chúng đọc thì các em sẽ không có hƣớng thú học tập và
không có khả năng thành công. Do đó, hiểu những gì đƣợc đọc sẽ tạo động
cơ hứng thú cho việc đọc.
1.1.1.4 Quy trình dạy Tập đọc ở lớp 2, 3
Quy trình này bao gồm các bƣớc sau:
Bƣớc một: giới thiệu bài.
12


Bƣớc hai: luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh luyện đọc:
+ Luyện đọc câu, kết hợp luyện phát âm.
Thao tác một: đọc nối tiếp câu (đọc rõ từng tiếng trong câu).
Thao tác hai: luyện phát âm đọc đúng tiếng dễ lẫn dễ sai, tiếng khó, phƣơng
ngữ…).
+ Luyện đọc đoạn trƣớc lớp.

Thác tác một: đọc nối tiếp đoạn trƣớc lớp
Thao tác hai: luyện đọc đúng câu dài, câu khó đọc
Thao tác ba: giải nghĩa từ khó, từ mới..
+ Luyện đọc đoạn trong nhóm
+ Thi đọc đoạn
+ Đọc đồng thanh.
Bƣớc ba: tìm hiểu bài.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Bƣớc bốn: luyện đọc lại.
- HS thi đọc giữa các cá nhân hoặc theo vai.
Bƣớc năm: củng cố, dặn dò.
Phân tích quy trình
Tìm hiểu quy trình dạy Tập đọc ở lớp 2, 3, chúng ta thấy ngay từ hoạt
động luyện đọc đoạn trƣớc lớp đã có thao tác rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS.
Thao tác rèn kĩ năng đọc đúng câu dài, câu khó chính là rèn kĩ năng đọc
hiểu cho HS. Ví dụ ở việc lựa chọn cách ngắt “Cánh buồm/ lòng vút cong
thon thả” (Hừng đông mặt biển- TV 3) là do cách hiểu lòng cánh buồm vút
cong hay là cánh buồm lòng (buồm giữa lòng thuyền) vút cong.
Nhƣ vậy việc rèn kĩ năng đọc hiểu bao gồm việc rèn kĩ năng hiểu
nghĩa từ, kĩ năng hiểu nghĩa câu (qua các kĩ năng ngắt nghỉ, nhấn giọng các
13


từ ngữ trong câu…), kĩ năng hiểu nghĩa đoạn (kĩ năng đọc thầm đoạn và trả
lời câu hỏi, kĩ năng xác định giọng đọc cho đoạn, xác định ý chính của
đoạn…) hiểu nghĩa văn bản (tìm bài học, lời khuyên, đặt lại tên…).
1.1.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học lớp 3
Các em ở trƣờng Tiểu học, hay còn gọi là tuổi nhi đồng, lứa tuổi đầu
tiểu học. Đến trƣờng thực hiện hoạt động học tập là bƣớc ngoặt quan trọng
trong đời sống trẻ ở lứa tuổi này. Thời kỳ này trẻ có sự phát triển mạnh và

khác nhau ở từng giai đoạn về nhận thức, tƣ duy, trí nhớ.
Tƣ duy của HS lớp 3 mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ƣu thế ở tƣ
duy trực quan hành động. So với lớp 4, 5 thì tƣ duy của các em lớp 3 (cuối
giai đoạn 1) mức độ nhận thức thấp hơn. Khả năng khái quát hóa, tƣ duy
logic của các em chƣa cao. Các em chỉ chú ý đến ngôn từ dễ hiểu, hoạt
động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng.
Về nhu cầu nhận thức, trong những năm đầu bậc Tiểu học, nhu cầu
nhận thức của HS phát triến rất rõ nét. Đặc biệt những nhu cầu tìm hiểu thế
giới xung quanh, khát vọng hiểu biết. Nếu nhƣ HS lớp 1 có nhu cầu tìm
hiểu “cái đó là cái gì?” thì HS lớp 3 đã có nhu cầu giải quyết các câu hỏi
“tại sao?” và “nhƣ thế nào?”. Nhu cầu đọc sách của các em cũng phát triển
cùng với sự phát triển kĩ xảo đọc. Các em ham thích đọc sách hơn. Đây
chính là thuận lợi cho việc phát triển năng lực đọc hiểu cho HS khi các em
tiếp nhận văn bản trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học. Mặt khác, các
em bắt đầu có nhu cầu giao tiếp, trao đổi ý kiến kể lại những gì mình đƣợc
học với các bạn, nhƣ vậy các em dễ dàng bộc lộ tâm tƣ tình cảm suy nghĩ
của bản thân, tự bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học.
Về trí nhớ, HS lớp 3 ghi nhớ máy móc phát triển và chiếm ƣu thế hơn
so với ghi nhớ có ý nghĩa, chƣa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chƣa
biết khái quát hóa xây dựng bài để ghi nhớ. Nắm đƣợc điều này GV cần
giúp các em biết cách khái quát hóa đơn giản mọi vấn đề giúp các em hiểu
14


đâu là nội dung quan trọng của bài cần ghi nhớ. Đặc biệt GV cần phải hình
thành ở các em tâm lý hứng thú vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức của văn bản đọc.
Chú ý của HS lớp 3 tập trung không cao. Một tiết học ở Tiểu học diễn
ra trong 35 - 40 phút, HS thƣờng chỉ tập trung 15 phút đầu còn về cuối tiết
các em thƣờng mất tập trung. Mà hoạt động đọc hiểu thƣờng diễn ra xuyên
suốt ở cả tiết học. Do vậy, GV nên sáng tạo nhiều hình thức dạy học lôi

cuốn để giờ học đạt kết quả tốt nhất.
Dựa vào những đặc điểm tâm lý của HS lớp 3 đồng thời biết bám sát
vào đặc điểm trọng tâm nổi bật, chúng ta có thể đƣa ra những phƣơng pháp
dạy đọc hợp lý nhằm rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho các em.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Khảo sát các dạng văn bản Tập đọc và bài tập đọc hiểu trong sách
giáo khoa Tiếng Việt 3
1.2.1.1 Mục đích khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát các văn bản Tập đọc trong SGK Tiếng
Việt 3 nhằm nắm đƣợc các dạng văn bản và bài tập đọc hiểu đƣợc dạy trong
chƣơng trình. Từ đó lựa chọn các biện pháp thích hợp để hƣớng dẫn HS học
tốt các bài tập đọc hiểu theo dạng văn bản.
1.2.1.2 Nội dung khảo sát
a. Khảo sát văn bản
Các dạng văn bản trong chƣơng trình Tiếng Việt lớp 3 đƣợc thể hiện
trong 15 chủ đề với 31 tuần.
Tổng số văn bản là 62 văn bản. Trong đó các dạng văn bản đƣợc phân
bố trong nội dung lớp 3 nhƣ sau;

15


Tên sách

Bảng 1
Các dạng văn bản

Số bài

Tỉ lệ


Nghệ thuật

55

88.7 %

Hành chính

2

3.2 %

Tiếng việt lớp3
Tập 1, 2

Thông

Báo chí

2

3.2 %

Chƣơng trình

thƣờng

Chính luận


1

1.6 %

Tiếng việt

Khoa học

1

1.6 %

Năm 2000

Sinh hoạt

1

1.6 %

b. Khảo sát hệ thống câu hỏi đọc hiểu
Bảng 2
Lớp 3

Câu hỏi tái hiện

Câu hỏi suy luận - tìm
hiểu giá trị nghệ thuật

Số lƣợng


Tỉ lệ

Số lƣợng

Tỉ lệ

Tập 1

110

90.2 %

12

9.8 %

Tập 2

113

89 %

14

11 %

1.2.1.3 Kết quả khảo sát
Qua bảng 1 ta thấy rõ một ƣu điểm nổi bật của SGK Tiếng Việt 3 là sự
đa dạng và phong phú về kiểu loại văn bản. Ngoài văn bản nghệ thuật, còn

có các loại văn bản nhƣ: văn bản hành chính, văn bản báo chí, văn bản
chính luận, văn bản khoa học, văn bản khoa học. Qua văn bản nghệ thuật
HS sẽ có đƣợc cảm xúc thẩm mĩ, bồi dƣỡng lòng yêu thích cái đẹp, cái
thiện. Ở mỗi chủ điểm HS đƣợc tìm hiểu các văn bản nghệ thuật có nội
dung liên quan đến chủ điểm. Không chỉ văn bản nghệ thuật Tập đọc lớp 3
còn học các văn bản thông thƣờng (khoa học, hành chính, sinh hoạt, báo,
chính luận). Đây chính là một cách giúp HS ứng dụng đƣợc những điều đã
học trong sách vở vào đời sống, làm giáo dục học đƣờng gắn với thực tiễn
nhiều hơn.
16


Các bài Tập đọc đã chú trọng phƣơng pháp dạy học TV bậc Tiểu học:
rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tƣ duy. Vấn đề này đã đƣợc thể hiện
rất rõ qua hệ thống câu hỏi đọc hiểu (bảng 2).Ta có thể thấy hệ thống câu
hỏi trong SGK TV 3 cũng rất phong phú và phù hợp với trình độ tƣ duy,
nhận thức của HS lớp 3. Có thể nêu ra một số dạng câu hỏi cơ bản sau:
Có câu hỏi đòi hỏi HS tái hiện lại nội dung bài học. Dạng câu hỏi này
giúp HS nhớ và hiểu nội dung bài học.
Ví dụ: Bài: “ Ông ngoại” (tuần 4)
 Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
 Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học nhƣ thế nào?
Ví dụ: Bài: “ Hai Bà Trƣng” (tuần 19)
 Nêu những tội ác của giặc ngoại sâm đối với nƣớc ta?
 Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa.
Để trả lời đƣợc những câu hỏi này đòi hỏi HS phải hiểu nội dung bài
đọc và có trí nhớ tốt.
Ngoài ra câu hỏi tái hiện lại nội dung bài đọc, cũng có những câu hỏi
nâng cao đòi hỏi HS phải suy luận, tìm hiểu giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của
văn bản.

Ví dụ: Trong bài “Ngƣời đi săn và con vƣợn” (TV3 tập 2) có câu: “ Câu
chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?” hay bài “ Bàn tay cô giáo” (TV3
tập 2) có hỏi “ Em hiểu hai dòng thơ cuối bài nhƣ thế nào?”
Câu hỏi yêu cầu HS bộc lộ suy nghĩ riêng.
Ví dụ: Bài: “ Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” (tuần 3)
 Vì sao bé Thơ nghĩ mùa hoa đã qua?
 Mỗi ngƣời bạn của bé Thơ có điều gì tốt?
Ví dụ: Bài: “Giọng quê hƣơng” (tuần 10)
 Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hƣơng?

17


Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Ví dụ: Bài: “Vẽ quê hƣơng” (tuần 11)
 Vì sao bức tranh quê hƣơng rất đẹp? chọn câu trả lời em cho là đúng
nhất:
a. Vì quê hƣơng rất đẹp.
b. Vì bạn nhỏ trong bài vẽ rất giỏi.
c. Vì bạn nhỏ yêu quê hƣơng.
Ví dụ: Bài: “Sự tích chú Cuội cung trăng” (tuần 34)
 Em tƣởng tƣợng chú Cuội sông trên mặt trăng thế nào? Chọn 1 ý
theo em là đúng:
a. Rất buồn vì nhớ nhà.
b. Rất sung sƣớng vì cung trăng là chốn thần tiên.
c. Rất khổ vì mọi thứ trên mặt trăng khác trái đất.
Sự đa dạng về hình thức câu hỏi giúp cho quá trình đọc hiểu văn bản
trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Mục đích chính của câu hỏi là giúp HS nắm
đƣợc nội dung của bài học. Qua bảng 2 ta cũng có thể thấy việc tìm hiểu các
yếu tố nghệ thuật của văn bản lớp 3 chỉ đƣợc đặt ra ở một số bài nhằm củng

cố kiến thức về các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, hay đòi hỏi HS phải
suy luận logic, gợi mở sáng tạo với điều kiện nhiệm vụ ấy không vƣợt quá
khả năng tiếp nhận của HS lớp 3.
Bên cạnh những ƣu điểm trên, hệ thông câu hỏi đọc hiểu còn nhiều
hạn chế. Để trả lời các câu hỏi tự luận HS không thể tách rời văn bản Tập
đọc, không phát huy đƣợc khả năng suy luận sáng tạo của HS.
Chẳng hạn, bài “Hội vật” (TV 3 tập 2) để trả lời câu hỏi: “Cách đánh
của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau?” . HS trả lời: “Ngay nhịp
trống đầu, Quắm đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh
bên phải, dứ trên, đánh dƣới, thoắt biến, thoắt hóa, khôn lƣờng. Trái lại, ông
Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để
18


sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ…Keo vật xem chừng chán ngắt”.
Nhƣ vậy HS không biết cách diễn đạt theo ngôn ngữ của riêng mình mà đọc
lại toàn bộ đoạn 2 của bài.
Đa số câu hỏi đƣa sẵn nội dung HS cần tìm hiểu, hạn chế khả năng
phân tích suy luận của HS. Việc đọc hiểu văn bản đòi hỏi HS phải tự phát
hiện nội dung cũng nhƣ giá trị nghệ thuật của văn bản đó. Do đó khi đƣa
sẵn đáp án nhƣ vậy sẽ khiến HS không tự tìm và phát hiện giá trị nội dung
và nghệ thuật của văn bản Tập đọc, giảm năng lực đọc hiểu.
Chẳng hạn bài: “Cuộc chạy đua trong rừng” (TV 3 Tập 2) có câu
“Ngựa Con rút ra bài học gì?” thì trong văn bản đã có sẵn câu trả lời: “Ngựa
con rút ra bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất”.
Qua khảo sát câu hỏi tôi cũng thấy rằng số lƣợng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan trong SGK TV 3 đã đƣợc đƣa vào tuy nhiên chiếm số lƣợng rất
ít. Nhƣng trong khi kiểm tra đánh giá định kì, GV lại dùng số lƣợng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan tƣơng đối nhiều. Dó đó HS không chỉ thiếu kĩ năng
trả lời câu hỏi trắc nghiệm mà còn không phát huy đƣợc hết năng lực đọc

hiểu của mình trong quá trình học.
Do đó vấn đề rèn kĩ năng đọc hiểu hiện nay cho HS lớp 3 rất quan
trọng, giúp nâng cao năng lực đọc hiểu các văn bản cho HS.
1.2.2 Khảo sát tình hình dạy Tập đọc và dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 3
ở trƣờng Tiểu học
1.2.2.1 Mục đích khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình dạy Tập đọc và dạy đọc hiểu ở
lớp 3 nhằm rút ra những thuận lợi, khó khăn. Từ đó có những định hƣớng
cho việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS lớp 3.
1.2.2.2 Nội dung khảo sát
Trò chuyện với GV và HS ở trƣờng Tiểu học.
Dự giờ dạy Tập đọc
19


Dùng phiếu khảo sát thăm dò ý kiến về khó khăn, thuận lợi trong việc
day học đọc hiểu của GV và HS.
a. Đối với giáo viên.
1. Theo thầy (cô) khi dạy tập đọc cho HS lớp 3 thầy (cô) nhận thấy
có những thuận lợi và gặp khó khăn gì?
2. Theo thầy (cô) hệ thống câu hỏi trong SGK TV lớp 3 có ƣu và
nhƣợc điểm gì trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS?
b. Đối với học sinh.
1. Em có thích học môn Tập đọc không? Vì sao?
2. Khi học bài Tập đọc em thấy khó khăn ở hoạt động nào?
A. Tìm hiểu nghĩa của từ mới.
B. Tìm hiểu nghĩa của câu.
C. Tìm ý cho đoạn văn.
D. Khái quát ý cho cả bài.
1.2.2.3 Kết quả khảo sát

Sau thời gian khảo sát, tôi đã tổng hợp đƣợc các nội dung và thu đƣợc
kết quả nhƣ sau:
 Thuận lợi
Đa số GV đã bám sát mục đích, yêu cầu dạy tập đọc theo sách Tếng
Việt 3. Các yêu cầu về đọc và hiểu nội dung bài đọc đã đƣợc chú ý nên chất
lƣợng đọc hiểu của HS đã có tiến bộ.
Đa số GV cho rằng văn bản đọc trong SGK rất đa dạng nên việc rèn kĩ
năng đọc cho HS đã tránh dần đƣợc su hƣớng đơn chiều và bắt đầu xích lại
gần với ngôn ngữ thƣờng nhật.
Qua dự giờ cho thấy việc áp dụng biện pháp và quy trình dạy Tập đọc
đã đƣợc GV vận dụng sáng tạo, phù hợp với HS nên chất lƣợng giờ dạy Tập
đọc cũng đƣợc nâng cao.

20


×