Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.95 KB, 12 trang )

ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3”
I. Phần mở đầu (đặt vấn đề)
1/ Bối cảnh của đề tài:
Môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường,
nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ tiếp thu
các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học gồm nhiều phân môn. Mỗi
môn đều có một chức năng riêng. Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp
vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức Tiếng Việt cho
học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn…) kiến thức bước đầu về văn học, đời
sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Môn tập đọc ở tiểu học nói chung và lớp 3
nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng
học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê, hứng
thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn
các em hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của tầng
lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền
thống quý báu của dân tộc.
2/ Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình giảng dạy các lớp ở bậc tiểu học trong đó có lớp 3. Bản
thân nhận thấy rằng: “Môn Tiếng việt là rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc
tiểu học nói chung, ở lớp tôi nói riêng”. Nếu học tốt bộ môn tập đọc nó sẽ giúp
các em học tốt hơn các phân môn của bộ môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm
cho môn Tập làm văn, về câu sẽ chau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ
ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho
bộ môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn.Trong bộ môn kể chuyện, các em sẽ
biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn
Ngoài ra có tác dụng mạnh mẻ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái
đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp
trong văn chương. Môn này có thể rèn cho các em tư duy trừu tượng và cả tư
duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh tìm nội dung chính của bài
phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra các em


còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ. Môn tập đọc không chỉ
có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ chương trình Tiếng Việt. Qua các bài
văn chọn lọc học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp và vừa học được cách sử
dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh động, được luyện về ngữ âm,
chính tả, tập làm văn.
3/ Phạm vi và đối tượng của đề tài:
Chương trình tập đọc lớp 3 được cụ thể hoá trong sách Tiếng Việt 3 (tập 1
và tập 2). Trong sách này ngữ liệu dùng để rèn kỹ năng đọc cho học sinh bao
gồm các loại văn bản sau: văn bản nghệ thuật (văn xuôi tự sự, thơ trữ tình, văn
xuôi miêu tả), văn bản hành chính (đơn, thư, báo cáo, ), văn bản báo chí (bản
tin, lời quảng cáo). Trong đó việc đọc và hiểu được các loại văn bản này là rất
quan trọng. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh tôi mạnh dạn đề
xuất một số biện pháp của mình về vấn đề "Rèn kĩ năng đọc tập đọc cho học
sinh lớp 3, đặt biệt là đọc diễn cảm”.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 3.
4/ Mục đích của đề tài:
Ở bậc tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng có 2 yêu cầu chính là: “Rèn kĩ
năng tập đọc; Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn”. Học môn tập đọc việc đọc và
cảm thụ là 2 khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho
nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm
tốt giúp cho việc cản thụ bài văn thêm sâu sắc. Thật vây học sinh có đọc thông
thạo được và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu văn câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn thì
các em mới thể hiện được cảm xúc có nghĩa là đã hiểu tường tận về nội dung và
nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khảng định rằng trong tiết dạy tập
đọc lớp 3 việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh rất cần thiết. Trong
giờ học, học sinh biết đọc diễn cảm thì tiết học mới có hiệu quả cao và mới thể
hiện được tầm quan trọng của bộ môn.
Trong quá trình giảng dạy lớp 3, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm
của học sinh còn yếu. Đặc biệt ngày nay xã hội phát triển thì nhu cầu đòi hỏi về
tri thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần

thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải
trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu.
Trong những năm gần đây việc dạy học môn tiếng Việt nói chung và phân
môn tập đọc nói riêng ở bậc tiểu học được Bộ Giáo dục, sở, phòng, Ban giám
hiệu, giáo viên rất quan tâm. Chính vì vậy việc rèn đọc cho học sinh phải được
đặt lên hàng đầu và thực hiện xuyên suốt trong nhiệm vụ năm học. Sách giáo
khoa và một số tranh ảnh minh họa cho các bài tập đọc tương đối đầy đủ tạo
điều kiện cho việc dạy - học đạt kết quả hơn. Chương trình môn học hợp lí tạo
điều kiện cho giáo viên có kế hoạch kèm học sinh. Đặc biệt là hiện nay có
chương trình dạy tăng buổi, giúp giáo viên có thời gian rèn luyện cho học sinh
đọc tốt hơn và học sinh có nhiều thời gian được luyện đọc ở lớp nhiều hơn.
Trình độ đọc của các em không đồng đều. Một số phụ huynh ít quan tâm đến
việc học ở nhà của con em mình. Ý thức tự học và luyện đọc của học sinh nhiều
em chưa tốt.
5/ Những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu là:
Lớp học có nhiều đối tượng khác nhau, phương pháp dạy học đa dạng,
tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng đối tượng nghiên cứu, học sinh nắm được
cách đọc một cách có hệ thống và phương pháp cơ bản mà giáo viên truyền thụ.
6/ Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề:
Đề tài mang tính khoa học cao vì được sự đóng góp của đồng nghiệp và
ban giám hiệu trường thật sâu sắc, bản thân cũng nghiên cứu vấn đề hết sức
nghiêm túc và có tinh thần trong kết quả của minh.
II. Phần nội dung ( giải quyết vấn đề):
1/ Cơ sở lý luận của vấn đề:
Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học
như : chính âm , chính tả , ngữ điệu Để tổ chức dạy đọc cho học sinh chúng ta
cần hiểu rõ quá trình đọc , nắm bản chất kỹ năng đọc. Đọc là một hoạt động trí
tuệ phức tạp mà cơ sở là tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động
của cơ quan thị giác. Đọc bao gồm những yếu tố như : Tiếp nhận bằng mắt, hoạt
động của cơ quan phát âm , các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì đọc

được. Nhiệm vụ của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa
những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc đó là điểm phân biệt giữa người mới
biết đọc và người đọc thành thạo . Về cơ sở sinh lí của việc dạy đọc ta thấy đồng
thời mắt nhìn , miệng đọc , tai nghe văn bản được đọc. Ngay khi đọc thầm , dù
không pháp âm nhưng cơ quan tri thức , tư tưởng tình cảm của người khác chứa
đựng trong văn bản. Phương pháp dạy tập đọc mới bắt nguồn từ nhu cầu của
công cuộc đổi mới đang diễn ra trên đất nước ta . Phương pháp dạy học mới
quan niệm rõ ràng về mục tiêu cần đạt , cách kiểm soát , đánh giá kết quả học
tập của học sinh .
2/ Thực trạng vấn đề:
Qua những năm giảng dạy ở lớp 3 cũng như quá trình quan sát, dự giờ
việc dạy học của giáo viên. Qua việc khảo sát học sinh ngay từ đầu năm tôi thấy
số lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít. Trước hiện trạng
đó, tôi đã suy nghĩ và qua quá trình nghiên cứu tôi tìm ra những biện pháp khác
nhau nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. Mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết
quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn trước và năm trước và cuối
cùng đi tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm.
Trong giảng dạy môn tập đọc, qua nhiều năm gần đây, tôi đã tích cực
nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, cách truyền thụ kiến thức, đặc biệt
là luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Muốn rèn cho học sinh đọc diễn
cảm tốt, trước hết trong mọi giờ tập đọc, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh
cách phát âm chuẩn, đọc đúng, có ý thức, trôi chảy, sau đó mới yêu cầu học sinh
đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm thể hiện kĩ năng dùng ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở dấu
chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy, hoặc chỗ cần tách ý, biết đọc liền các tiếng trong từ
ghép, từ láy hoặc cụm từ. Ngoài ra cần biết đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi, câu
cảm, phân biết lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật có tính cách khác
nhau. Đọc diễn cảm là biểu hiện cao của đọc có ý thức và chỉ thực hiện được
trên cơ sở đọc đúng và nhanh.
Tuy ở lớp 3 chưa đề cao việc đọc diễn cảm nhưng đây là nền móng cho
việc luyện đọc diễn cảm ở lớp 4 được tốt hơn. Để đạt được những yêu cầu trên,

tôi đã tiến hành phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh như sau:
3/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Sau khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định chung về cách tổ chức lớp. Qua
tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh về lựa chọn, đặc biệt về kĩ
năng đọc và phân loại học sinh theo 3 đối tượng:
Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm.
Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát.
Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, ấp úng.
Dựa vào đó, tôi sắp xếp chỗ ngồi học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh
những em đọc khá, đọc tốt để em đọc tốt giúp đỡ và kèm cặp những em đọc yếu.
- Đối với đối tượng 1 thì tôi hay mời nhưng em này đọc mẫu.
- Đối tượng còn lại tôi thường xuyên nhắc nhở, theo dõi để uốn nắn kịp thời khi
các em đọc chưa đạt yêu cầu. Nếu đọc sai chỗ nào thì tôi yêu câu đọc đi đọc lại
khi nào đúng thì mới đọc tiếp. Nếu 3 lần đều sai thì tôi đọc mẫu lại.
- Hướng dẫn mỗi em đóng một quyển sổ ghi những câu, những đoạn, bài văn,
bài thơ hay có giá trị về nội dung và nghệ thuật.
Sau khi tiến hành như vậy, tôi giảng dạy theo các bước sau:
- Trước khi học bài tập đọc nào đó, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi
chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi sau bài đọc, tìm hiểu nội dung bài trong
sách giáo khoa.
- Để đọc diễn cảm bài thì trước hết tôi hướng dẫn học sinh phải hiểu được nội
dung của bài; giúp học sinh thấy được cái hay trong cách dùng từ, đặt câu văn
(có hình ảnh) và giúp học sinh thấy được các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân
hóa mà tác giả đã sử dụng trong bài văn, bài thơ.
* Đối với những bài văn xuôi tôi hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi và nhấn
giọng hợp lí trong từng câu.
*Ví dụ 1: Khi dạy bài: Nhớ lại buổi đầu đi học - Tiếng việt 3 tập 1.
Đoạn 1:
Hằng năm,/ cứ vào cuối thu,/ lá ngoài đường rụng nhiều,/ lòng tôi lại
nao nức / những kĩ niệm mơn man của buổi tựu trường.// Tôi quên thế nào

được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa
tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.//
* Câu hỏi gợi mở:
- Điều gì khiến tác giả nhớ những kĩ niệm của buổi tựu trường?
- Vì sao tác giả không thể nào quên được những cảm giác trong sáng trong buổi
tựu trường?
Đoạn 3:
Cũng như tôi, / mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân,/ chỉ
dám đi từng bước nhẹ.// Họ như con chim nhìn quảng trời rộng muốn bay
nhưng / còn ngập ngừng e sợ.// Họ thèm vụng / và ước ao thầm / được như
những người học trò cũ,/ biết lớp,/ biết thầy / để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.//
* Câu hỏi gợi mở:
- Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới trong buổi
tựu trường.
- Vì sao những cậu học trò mới lại ước ao được như những người học trò cũ?
Hướng dẫn học sinh đọc với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, đầy cảm xúc,
nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm đã in đậm.
*Ví dụ 2: Khi dạy bài: Chiếc áo len (Tiếng Việt 3 tập 1).
"Nằm cuộn tròn / trong chiếc chăn bông ấm áp, /Lan ân hận quá//
Em muốn ngồi dậy / xin lỗi mẹ và anh,/ nhưng lại xấu hổ / vì mình đã vờ ngủ//
áp mặt xuống gối,/ em mong trời mau sáng / để nói với mẹ: "Con không thích
chiếc áo ấy nữa.// Mẹ hãy để tiền / mua áo ấm cho cả hai anh em"//.
* Câu hỏi gợi mở:
- Vì sao Lan ân hận?
- Vì sao Lan không giám ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh?
- Lan mong trời mau sáng để làm gì?
Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt đúng, nhấn giọng ở từ in đậm. Đặc
biệt câu nói của Lan khi đọc học sinh thể hiện dưới sự ân hận có như vậy mới
biểu đạt được cảm xúc của tác giả.
* Đối với các bài thơ tùy theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học

sinh cách đọc cho đúng nhịp thơ.
Ví dụ:1 Trích 1 đoạn trong bài thơ: Về quê ngoại. Tiếng Việt 3 tập 1.
Em về quê ngoại / nghỉ hè/
Gặp đầm sen nở / mà mê hương trời.//
Gặp bà / tuổi đã tám mươi /
Quên quên nhớ nhớ / những lời ngày xưa.//
Em ăn hạt gạo / lâu rồi /
Hôm nay mới gặp / những người làm ra.//
Những người chân đất / thật thà /
Em thương như thể thương bà ngoại em.//
* Câu hỏi gợi mở:
- Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho em biết điều đó?
- Quê bạn nhỏ ở đâu?
- Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
- Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
- Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi?
Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ với giọng nhệ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng,
tự nhiên giữa các dòng, các câu thơ.
Ví dụ 2: Bài C ảnh đẹp non sông Tiếng Việt 3 tập 1.
Câu 1: Đồng Đăng / có phố Kì Lừa,/
Có nàng Tô Thị,/ có chùa Tam Thanh.//
Câu 3: Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh,/
Non xanh nước biếc / như tranh họa đồ.//
Câu 6: Đồng Tháp Mười / cò bay thẳng cánh/
Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tôm.//
* Câu hỏi gợi mở:
- Mỗi câu ca dao nói lên một vùng quê, đó là những vùng nào?
- Mỗi vùng có cảnh đẹp gì?
- Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để diễn tả cảnh đẹp đó?
- Em đã được đến thăm những cảnh đẹp này chưa?

- Theo em, ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp thêm?
Hướng dẫn đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, bộc lộ niềm tự hào
với cảnh đẹp non sông, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát mang một âm
điệu mượt mà. Tuy vậy cũng phải dựa vào các dòng cụ thể để ngắt giọng cho
đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì ý nghĩa đoạn thơ mới được bộc lộ.
*Trong chương trình mới có rất nhiều bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ nên
việc luyện đọc thể thơ này cũng rất cần thiết.
Ví dụ 1: Trích 1 số câu thơ trong bài: Quạt cho bà ngủ . (Tiếng Việt 3 tập 1).
Ơi / chích chòe ơi!//
Chim đừng hót nữa,/
Bà em ốm rồi,/
Lặng / cho bà ngủ.//
Hoa cam, / hoa khế/
Chín lặng trong vườn,/
Bà mơ tay cháu/
Quạt / đầy hương thơm.//
* Câu hỏi gợi mở:
- Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
- Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
- Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ với giọng dịu dàng, tình cảm.
Ví dụ 2: Trích 1 số câu thơ trong: Bận. (Tiếng Việt 3 tập 1).
Trời thu / bận xanh/
Sông Hồng / bận chảy/
Cái xe / bận chạy/
Lịch bận tính ngày/
Còn con / bận bú/
Bận ngủ / bận chơi/
Bận / tập khóc cười/

Bận / nhìn ánh sáng.//
* Câu hỏi gợi mở:
- Mọi người, mọi vật xung quanh bé bận những việc gì?
- Bé bận những việc gì?
- Em có bận rộn không? Em thường bận rộn với những công việc gì? Em có thấy
bận mà vui không?
Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ với giọng vui, khẩn trương. Chú ý ngắt
nhịp đúng và nhấn giọng từ bận.
* Đối với thể thơ 5 chữ.
Ví dụ: Trích 2 khổ thơ trong bài thơ: Cùng vui chơi. (Tiếng Việt 3, tập 2).
Ngày đẹp lắm / bạn ơi/
Nắng vàng trải khắp nơi/
Chim ca trong bóng lá/
Ra sân / ta cùng chơi.//
Quả cầu giấy xanh xanh/
Qua chân tôi,/ chân anh/
Bay lên / rồi lộn xuống/
Đi từng vòng quanh quanh.//
* Câu hỏi gợi mở:
- Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh?
- Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào?
Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi.
Chú ý ngắt nhịp đúng và nhấn giọng từ bận.
Theo tôi để học sinh luyện đọc diễn cảm có hiệu quả thì khi học sinh
luyện đọc giáo viên phải tạo được không khí trong lớp thoải mái để học sinh dễ
trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng
từ đó các em có thể học tập và bắt chước thầy.
Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến:
Những học sinh rụt rè, nhút nhát, tôi thường xuyên khuyến khích, không gắt
gỏng để các em mất bình tỉnh.

Đối với học sinh nghịch ngợm, không chú ý đến tiết học tôi thường chú ý thỉnh
thoảng chỉ định các em đọc tiếp.
Đối với học sinh đọc yếu, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ, cụm từ,
với câu dài cho học sinh ngắt hơi đúng và ra yêu cầu rèn đọc ở nhà, kiểm tra lại
những yêu cầu đề ra đối với học sinh, việc này phải được tiến hành thường
xuyên không được ngắt quảng.
Tóm lại sau mỗi giờ tập đọc, tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học
sinh thông qua đọc thành tiếng (cả 3 đối tượng giỏi + khá + TB ) xem các em đã
đọc tốt chưa.
4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua những năm giảng dạy ở lớp 3 cũng như quá trình quan sát, dự giờ
việc dạy học của giáo viên. Qua việc khảo sát học sinh ngay từ đầu năm tôi thấy
số lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít.
Số liệu đầu năm khảo sát như sau:
Tổng số học sinh Đọc nhỏ, ấp úng Đọc to, rõ, lưu loát Đọc diễn cảm
29 13 12 4
Số liệu khảo sát cuối năm như sau:
Tổng số học sinh Đọc nhỏ, ấp úng Đọc to, rõ, lưu loát Đọc diễn cảm
29 3 11 15
III. Phn Kt lun
1/ Nhng bi hc kinh nghim:
Thụng qua vic ging dy hng ngy trờn lp, tụi i n kt lun:
Mun rốn tt cho hc sinh c din cm tt thỡ vai trũ ca ngi giỏo viờn rt
quan trng bi giỏo viờn luụn l tm gng sỏng, mu mc trong cỏch c din
cm hc sinh bt chc. Trong mi gi tp c ngi thy phi hng dn
cỏch c cho hc sinh tht t m tng t ng, tng cõu vn, tng on vn, phi
kiờn trỡ un nn, sa ch kp thi tựy theo tng i tng hc sinh tht tn tỡnh,
chu ỏo.
Vỡ vy mi giỏo viờn phi tht s yờu ngh, mn tr, nhit tỡnh, gng
mu trong cụng tỏc son ging, luụn trau di nghip v, hc hi kinh nghim

ca cỏc bn ng nghip.
2/ í ngha:
Dạy tập đọc là việc của chơng trình tiếng Việt ở Tiểu học, nắm vững cách
đọc các em có khả năng diễn đạt các vấn đề trong đời sống hàng ngày , tăng hiệu
quả giao tiếp , giúp các em vững vàng tự tin trong cuộc sống . giỳp ban giỏm
hiu trng giỏm sỏt c s tin b ca tng hc sinh trong khi lp, t ú
nh hng c nhng k hoch qun lý ca mỡnh mt cỏch chớnh sỏt v cú h
thng.
3/ Kh nng ng dng:
ti ỏp dng ging dy mụn tp c khi lp 3 v cng cú th ging dy
tp c cho hc sinh khi 4 v 5.
4/ Kin ngh
* i vi hc sinh:
Luụn cú ý thc t luyn c nh cng nh lp. Tỡm thờm nhiu sỏch, bỏo
c nng cao k nng c.
* Đối với giáo viên:
Có sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương học sinh tạo cho các em sự say mê,
thoải mái trong tiết học. Nghiên cứu bài dạy thật chu đáo trước khi lên lớp.
* Đối với ban giám hiệu:
Dành nhiều thời gian cho tổ thao giảng theo chuyên đề: Rèn kĩ năng đọc cho
học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc rèn đọc diễn cảm cho học
sinh trong giờ tập đọc lớp 3, không sao tránh được những thiếu soát, mong quý
Thầy, Cô đóng góp nhiệt tình để nâng cao chất lượng dạy và học, để sáng kiến
đi vào thực thực tiễn cao hơn!
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của quý thầy cô!
DUYỆT CỦA BGH
Xã Ba,, ngày 06 tháng 5 năm 2011
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Lan

×