Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè trung du búp tím tại Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ ĐÌNH CƯƠNG

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM
CÀNH CHO GIỐNG CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM
TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

NGÔ ĐÌNH CƯƠNG

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM
CÀNH CHO GIỐNG CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM
TẠI PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Dương Trung Dũng
2. TS. Nguyễn Hữu Phong


THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin chích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Ngô Đình Cương


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản Luận văn, trong quá trình thực tập tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của Khoa sau đại học; Khoa Nông
Học - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- TS. Dương Trung Dũng - Giảng viên khoa Nông học - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
- TS. Nguyễn Hữu Phong - Trưởng phòng chuyển giao và Phát triển công
nghệ - Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè - Viện KHKT nông lâm nghiệp
miền núi phía Bắc.
Những người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực tập và hoàn thành Luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ
viên chức trong Khoa Sau đại học, Khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện KHKT NLN miền núi phía
Bắc, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè, nơi tôi công tác và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những
người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và khích
lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn.
Phú Hộ, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Ngô Đình Cương


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi
DANH MỤC CÁC CÁC BẢNG ............................................................ vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ............................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của giâm cành chè .................................................... 4

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................... 6
1.3. Đặc điểm sinh lý của cành chè giâm .................................................. 7
1.4. Vai trò sinh lý của phân đa lượng (N:P:K) đối với cây chè ............... 8
1.6. Kỹ thuật giâm cành chè .................................................................... 11
1.7. Các kết quả nghiên cứu về giâm cành chè ....................................... 11
1.7.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới ............................................ 11
1.7.2. Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam ........................................... 14
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 21
2.2. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 21
2.3. Thời gian địa điểm nghiên cứu ........................................................ 22
2.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 22
2.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 22
2.5.1. Các thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm ....................... 22
2.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................... 24
2.6. Phương pháp xử lý số liệu................................................................ 27


iv
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 28
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng cửa giá thể đến sinh trưởng và phát
triển cành giâm trên giống chè Trung du búp tím........................... 28
3.1.1. Ảnh hưởng của giá thể giâm đến tỉ lệ sống của hom chè ............. 28
3.1.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển các bộ phận dưới
mặt đất của hom chè trong vườn ươm ............................................ 30
3.1.3. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển các bộ phận trên
mặt đất của cành chè giâm .............................................................. 36
3.1.4. Ảnh hưởng của giá thể đến đường kính gốc và tỉ lệ xuất vườn của
cây chè con sau 8 tháng giâm cành ................................................. 42
3.1.5. Ảnh hưởng của giá thể giâm cành đến tình hình sâu bệnh hại trong

vườn ươm ........................................................................................ 44
3.1.6. Chi phí để sản xuất 1 vạn cây giống trên các nền giá thể khác nhau
so với đóng bầu ............................................................................... 45
3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây chè giống trong vườn
ươm của giống chè trung du búp tím .............................................. 46
3.2.1. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng chiều cao
cây ................................................................................................... 47
3.2.2. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến động thái ra lá của cành
chè giâm .......................................................................................... 49
3.2.3. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng bộ rễ cành chè
giâm ................................................................................................. 52
3.2.4. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến chất lượng cây chè
giống trước khi xuất vườn ............................................................... 53
3.2.5. Hiệu quả kinh tế từ các công thức nghiên cứu .............................. 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 56
1. Kết luận ............................................................................................... 56
2. Đề nghị ................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 57
BẢNG SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNGTẠI PHÚ HỘ ................................... 64


v


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCN

Cây công nghiệp


CT

Công thức

CV%

Coeficient of variation - Hệ số biến động

Đ/C

Đối chứng

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LSD0,05

Least Signficant Difference - Sai khác nhỏ nhất có ý
nghĩa ở mức 95%

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

ST

Sinh trưởng

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TT

Thông tư


vii
DANH MỤC CÁC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thời gian và lượng phân cho từng đợt bón .......................... 24
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của giá thể giâm đến tỉ lệ sống của hom chè các
giai đoạn sau cắm hom (ngày) .............................................. 28
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ ra mô sẹo của cành giâm các
giai đoạn sau cắm hom (ngày) .............................................. 31
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ ra rễ của cành chè giâm .... 33
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng bộ rễ cành chè

giâm....................................................................................... 34
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của giá thểđến tỷ lệ bật mầm của cành chè
giâm....................................................................................... 37
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giá thể giâm cành đến chiều cao cây chè
con ......................................................................................... 39
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của giá thể đến số lóng cành chè giâm .............. 41
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài lóng cành chè giâm ... 42
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của giá thể đến đường kính gốc và tỉ lệ xuất vườn,
tỉ lệ hóa nâu của cành chè giâm sau 8 tháng ......................... 43
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của giá thể giâm cành đến tình hình sâu bệnh hại
trong vườn ươm .................................................................... 45
Bảng 3.11. Chi phí để sản xuất 1 vạn cây giống trên các nền giá thể khác
nhau so với đóng bầu ............................................................ 46
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng chiều cao
cây chè giâm ......................................................................... 48
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến động thái ra lá của
cành chè giâm ....................................................................... 51
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng bộ rễ
cành chè giâm ....................................................................... 52


viii
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến chất lượng cây
chè giống trước khi xuất vườn .............................................. 54
Bảng 3.16. Lợi nhuận sản xuất 1 vạn bầu chè giống .............................. 55


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây chè (Camellia sinensis (L)O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm,
có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ những đặc tính hữu
ích và có giá trị lớn đối với sức khỏe con người mà cây chè đã trở thành cây
trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng
phát triển. Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp
của nước nhà, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt
Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định, góp phần thúc đẩy quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nông
thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sản xuất chè Việt Nam có nhiều lợi thế
như đa dạng và phong phú về nguồn giống, đất đai, khí hậu phù hợp, có nhiều
mô hình năng suất cao, nhiều vùng chè có chất lượng cao như Tân Cương (Thái
Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng). Các giống chè Shan bản
địa năng suất cao, chất lượng tốt có thể chế biến chè vàng, chè Phổ Nhĩ và sản
xuất chè hữu cơ giá trị cao.
Giống Trung Du thuộc thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis Var.
Macrophilla), gồm Trung du búp xanh và Trung du búp tím là giống bản địacủa
Việt Nam. Giống chè Trung du từ lâu đã được coi là khởi thủy của cây chè Việt
Nam; theo kết quả của các nhà nghiên cứu về chè thì chè Trung du được di thực
từ Vân Nam (Trung Quốc) vào Việt Nam từ rất lâu, đã thích ghi, ổn định và
phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng vùng Trung du, được mặc nhiên mang
tên chè Trung du và là gốc của các vùng chè miền Bắc nước ta. Do vậy, mà
Cây chè Trung du gắn liền với tập quan sinh sống của người nông dân vùng
Trung du miền núi phía Bắc, những vùng chè Trung du nổi tiếng tập trung chủ


2
yếu ở Việt Nam như Thanh Ba - Phú Thọ, Tân Cương - Thái Nguyên,… đây là
lợi thế của giống chè Trung du cần được nghiên cứu để phát triển trong sản
xuất.

Chè Trung Du búp tím do chủ yếu được trồng bằng hạt nên xuất hiện
nhiều cá thể con lai làm cho quần thể nương chè không đồng đều và năng suất
chưa cao, chất lượng búp chè chưa ổn định. Vì thế yêu cầu tuyển chọn giống
chè Trung du và nhân giống vô tính là cần thiết khi mở rộng diện tích giống
chè này trong sản xuất và công tác nghiên cứu chọn tạo giống chè, ngay từ
những năm 1922 ở Phú Hộ, Du Pasquier đã so sánh giống chè Assam và
Manipur để chọn ra ngoại hình lý tưởng làm vườn nhân giống.
Cây chè cũng như hầu hết các loại cây trồng khác có thể nhân giống bằng
hai phương pháp khác nhau: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính, mỗi
hình thức nhân giống đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ngày
nay, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học người ta có thể nhân giống
vô tính đối với nhiều loại cây trồng trong đó có cây chè; các phương pháp nhân
giống vô tính được áp dụng như giâm cành, chiết, ghép và nuôi cấy mô nhằm
nhân nhanh các giống chè mới để đưa ra sản xuất vì hệ số nhân giống cao.
Nhân giống vô tính sẽ tạo ra sự đồng đều về hình thái, giữ được đặc trưng,
đặc tính của cây mẹ (giống cây mẹ cả về hình thái và nội chất) vì vậy nương
chè rất đồng đều, năng suất và chất lượng cao; thời kỳ kiến thiết cơ bản bản
ngắn (cho thu hoạch sớm), nhiệm kỳ kinh tế dài, hệ số nhân giống cao.
Do vậy, để khai thác có hiệu quả và mở rộng diện tích, phát triển bền vững
cây chè Trung du búp tím là việc làm cấp bách. Cùng với nghiên cứu tuyển
chọn cây chè Trung du búp tím đầu dòng bổ sung có nguồn gen địa phương,
công tác phát triển nguồn gen cây chè Trung du búp tím nhằm nâng cao giá trị
nguồn gen cây trồng bản địa, xây dựng thương hiệu cho sảnphẩm chè Trung du


3
búp tím. Phát triển cây chè Trung du búp tím góp phần nâng cao thu nhập, tác
động đến chính sách phát triển kinh tế vùng Trung du miền núi phía Bắc. Đây
là lợi thế của giống chè Trung du tím cần được nghiên cứu để phát triển trong
sản xuất. Từ đòi hỏi của thực tiễn sản xuất chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành cho giống chè Trung Du búp tím tại Phú
Thọ”. Với mục đích hoàn thiện quy trình kỹ thuật giâm cành chè để nâng cao
tỷ lệ xuất vườn của giống chè Trung du búp tím.
2. Mục đích của đề tài
Xác định được biện pháp kỹ thuật giâm cành thích hợp nhằm nâng cao
tỷ lệ xuất vườn, mang hiệu quả kinh tế cao cho giống chè Trung du búp tím.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định được giá thể giâm hom, kỹ thuật bón phân phù hợp cho giống
chè Trung du búp tím làm cơ sở khoa học bổ sung hoàn thiện quy trình giâm
hom chè.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả thực hiện đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quá trình nghiên cứu về
giống chè Trung du búp tím. Nâng cao hiệu quả sản xuất giống chè phục vụ
việc mở rộng diện tích nâng góp phần thay thế các diện tích giống chè Trung
du búp tím già cỗi, năng suất thấp. Bên cạnh đó giảm các chi phí sản xuất giống
mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng chè.


4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của giâm cành chè
Cây chè cũng như hầu hết các loại cây trồng khác có thể nhân giống bằng
hai phương pháp: Nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính, mỗi phương pháp
đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Nhân giống vô tính chè cũng giống như các loại cây trồng khác bao gồm:
Nuôi cấy mô, triết, ghép và giâm cành trong đó phương pháp giâm cành là khả
thi nhất.
Giâm cành chè là biện pháp dùng một đoạn cành dài 4 - 5 cm, có 1 lá

nguyên vẹn sạch sâu bệnh. Cành có màu xanh hoặc từ xanh chuyển sang nâu.
Mỗi hom có một mầm nách dài không quá 1cm. Sau đó đem giâm trên nền vật
liệu nhất định (đất, cát, xơ dừa, trấu…) để tạo thành cây con mới với số lượng
lớn phục vụ sản xuất.
Phương pháp giâm cành chè là sử dụng một bộ phận gồm đoạn thân lá
(cơ quan dinh dưỡng) để tái sinh ra cây chè mới. Phiến lá của hom chè là cơ
quan để quang hợp tạo ra những chất dinh dưỡng nuôi hom và tái sinh cây, lá
có vai trò quan trọng trong việc tạo thành cây chè. Do đó lá không thể bị thương
và phải sạch sâu bệnh.
Mỗi giống chè có những đặc điểm khác nhauvì vậy khi giâm cành tỷ lệ
ra rễ và bật mầm khác nhau. Trong thực tế có những giống khi giâm cành tỷ lệ
xuất vườn rất cao nhưng cũng có những giống tỷ lệ xuất vườn rất thấp vì vậy
giá thành cây giống rất cao. Để giâm cành chè có hiệu quả cần phải khắc phục
những nhược điểm của các giống tạo điều kiện thuận lợi cho cành giâm phát
triển.


5
Đặc điểm của cây mẹ, tuổi hom, kích thước hom, thời vụ giâm khác nhau
dẫn đến hàm lượng và tỷ lệ các chất thuộc nhóm kích thích sinh trưởng khác
nhau do đó sự hình thành rễ và chồi cũng vì thế mà khác nhau. Nếu một hom
chè ở một thời vụ nhất định có tỷ lệ các chất thuộc nhóm Auxin và Xytokinin
thích hợp cho việc hình thành rễ và chồi thì đó là thời vụ giâm có hiệu quả nhất
đối với giống chè đó. Với tuổi hom khác nhau các chất kích thích trong đó cũng
khác nhau, vì vậy mà kết quả giâm cành cũng khác nhau.
Rõ ràng rằng tuổi hom, kích thước hom giâm sẽ quyết định tỷ lệ và hàm
lượng các chất Phytohoocmon trong hom, thông qua đó mà quyết định quá trình
hình thành rễ và chồi của hom giâm. Do đó việc nghiên cứu một số chỉ tiêu như
tuổi hom giâm (hom xanh, hom bánh tẻ, hom nâu) hoặc tăng kích thước bầu
giâm sẽ có ý nghĩa đối với việc làm tăng tỷ lệ ra rễ và bật mầm của hom giâm

trên cơ sở đó tăng chất lượng cây chè giống trước khi trồng.
Ngoài ra, do thời vụ khác nhau mà hàm lượng các chất Phytohoocmon và
sự tổng hợp các chất trong hom khác nhau nên kết quả giâm cũng khác nhau vì
vậy việc nghiên cứu thời vụ giâm được xem là một khâu kỹ thuật quan trọng
không thể bỏ qua.
Để đảm bảo chất lượng hom giống, khi nuôi hom nương chè thường được
bón phân. Tuy nhiên việc bón phân phù hợp hoặc bón không cân đối sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hàm lượng các chất trong hom, thông qua đó tạo điều kiện
thuận lợi hay khó khăn cho sự hình thành rễ, chồi và sinh trưởng của hom giâm.
Vì vậy nghiên cứu lượng phân và dạng phân cho vườn giống khi nuôi hom cũng
cần được nghiên cứu.
Một nhược điểm của các giống chè khi trồng mới bằng cây giâm hom;
Trong những năm đầu cây sinh trưởng yếu, tỷ lệ chết cao. Để khắc phục hiện
tượng trên, các giải pháp kỹ thuật như tăng kích thước bầu giâm, tăng tuổi cây


6
giống, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật làm tăng tỷ lệ sống và tăng sức sinh
trưởng của cây chè giống khi trồng mới, đồng thời bón phân bổ sung cho cây
mẹ nhằm cải thiện chất lượng hom giống, tăng tuổi cây chè giống, dùng cây
trồng xen làm cây che bong tạm thời, thời vụ trồng…được xem là những cơ sở
khoa học và là biện pháp kỹ thuật tổng hợp làm nâng cao tới mức tối đa hệ số
nhân giống cũng như nhanh chóng mở rộng diện tích của một số giống chè mới
chọn tạo ở Việt Nam.
Cơ sở khoa học và những giải pháp nêu trên của Đề tài nhằm đạt hiệu
quả cao trong nhân giống và khắc phục những hạn chế khi trồng mới giống chè
Trung du búp tím đang là yêu cầu của sản xuất và cũng là quá trình hoàn thiện
trong nghiên cứu, phục vụ cho việc mở rộng diện tích giống chè này và một số
giống chè có đặc điểm tương tự ra sản xuất nhằm tăng nhanh diện tích các giống
chè chất lượng cao thay thế các giống chè có năng suất thấp và chất lượng kém

giúp cho ngành chè Việt Nam sản xuất hiệu quả hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Thực tế hiện nay trong sản xuất giống chè toàn bộ giá thể được đóng
trong bầu PE, thông thường mỗi bầu giâm hom đất nặng 0,5 kg, diện tích chè
nước ta chủ yếu tập trung tại vùng đồi núi nên trong quá trình vận chuyển tốn
rất nhiều chi phí và nhân công, bên cạnh đó trong quá trình vận chuyển dễ dập
nát ảnh hưởng đến chất lượng cây giống. Từ đó vấn đề lựa chọn được giá thể
phù hợp trong sản xuất bầu chè giống làm giảm các chi phí sản xuất đảm bảo
chất lượng cây giống là rất cần thiết. Đối với một số giống chè bản địa có chất
lượng tốt, có giá trị về nguồn gen, có giá trị về dược liệu cần được bảo tồn và
phát triển chính vì vậy mà việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trong nhân
giống cũng rất cần được quan tâm.


7
1.3. Đặc điểm sinh lý của cành chè giâm
Cây chè có thể nhân giống bằng 2 phương pháp khác nhau: nhân giống
hữu tính và nhân giống vô tính. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược
điểm khác nhau. Trước kia người ta thường dùng phương pháp nhân giống hữu
tính (gieo hạt), phương pháp này có những ưu điểm: kỹ thuật gieo trồng tương
đối đơn giản, dễ làm, chi phí lao động, vật tư thấp, tính thích ứng của cây con
với điều kiện ngoại cảnh tương đối tốt. Tuy nhiên, phương pháp này lại tồn tại
những nhược điểm như quần thể nương chè không đồng đều, năng suất và chất
lượng búp thấp. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ người ta
đã có thể nhân giống chè bằng các hình thức khác nhau như: Giâm cành chè,
chiết, ghép nuôi cấy mô nhằm nhân nhanh các giống mới. Nhân giống vô tính
đã tạo nên sự đồng đều về hình thái, giữ nguyên đặc trưng của cây mẹ, năng
suất, chất lượng cao, nhưng nhược điểm là chi phí giá thành cao, đặc biệt với
những giống khó nhân giống.
Thực vật nói chung và cây chè nói riêng có khả năng tái sinh cơ thể mới

từ các cơ quan sinh dưỡng. Khi một đoạn cành được cắt ra khởi cơ thể mẹ thì
các quá trình phân chia tế bào vẫn tiếp tục xảy ra để hình thành mô sẹo từ mặt
cắt của cành giâm phía dưới mặt đất và mầm ở nách lá hoạt động để hình thành
một cây chè hoàn chỉnh. Tuy nhiên khả năng này thường có ở những cành bánh
tẻ và có chứa đỉnh sinh trưởng, đặc biệt phải có môi trường thuận lợi. Quá trình
trên chịu ảnh hưởng của 3 nhóm nhân tố sau:
- Đặc điểm và trạng thái sinh lý của cây mẹ và cành giâm.
- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng đối với cành giâm.
- Điều kiện môi trường trong vườn ươm như chế độ nhiệt, chế độ ẩm, độ
nhiễm bệnh và cỏ dại.
Tỷ lệ và hàm lượng giữa nhóm auxin và xytokinin quyết định sự phân
hoá các bộ phận trên và dưới mặt đất của cây chè. Với một hom chè để trưởng


8
thành một cây chè hoàn chỉnh cần phải sinh trưởng rễ và chồi. Nhưng để hình
thành rễ cần phải tăng hàm lượng các chất thuộc nhóm auxin lúc mới giâm, sau
đó rễ tự động tổng hợp các chất thuộc nhóm xytokinin xúc tiến quá trình hình
thành các chồi để tạo nên cây chè hoàn chỉnh. Đó là cơ sở của việc sử dụng một
số các chất kích thích sinh trưởng để làm tăng khả năng ra rễ, tăng tỷ lệ suất
vườn của những giống khó nhân giống.
1.4. Vai trò sinh lý của phân đa lượng (N:P:K) đối với cây chè
Chè là cây công nghiệp lâu năm, bộ phận thu hoạch chính là búp và lá
non, vì vậy cây chè cần được cung cấp và hấp thu dinh dưỡng liên tục suốt quá
trình sinh trưởng và phát triển. Trong thành phần phân bón cho cây chè, các
yếu tố đa lượng (N:P:K) đóng một vai trò hết sức quan trọng nó quyết định rất
lớn đến năng suất cũng như chất lượng chè thành phẩm. Vai trò của các yếu tố
đa lượng (N:P:K) trong giai đoạn vườn ươm vô cùng quan trọng ngoài việc
cung cấp dinh dưỡng cho hom chè sinh trưởng phát triển, khi bón cân đối các
yếu tố đa lượng sẽ giúp cho cây tăng khả năng chịu hạn, chịu lạnh, chống chịu

sâu bệnh hại.
- Đạm (N): Là thành phần quan trọng của hợp chất hữu cơ cấu tạo nên
diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Đạm là dinh dưỡng thúc đẩy
sinh trưởng, cải thiện kích thước chồi, kích thước lá, giảm sự ra hoa, kết trái
trên cây chè, tăng năng suất, giúp ra lá nhiều, ra búp mới, lá xanh.Đối với giai
đoạn chè vườn ươm đạm rất quan trọng, sau 2 tháng tiến hành bón đạm nhằm
thúc đẩy sinh trưởng giảm sự ra hoa từ đó dinh dưỡng tập trung cho cây chè
con phát triển. Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng không tốt. Thừa đạm sẽ làm
cho cây không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng
đạm vô cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây
vóng. Các hợp chất cácbon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên


9
không hình thành được các chất “xơ” nên làm cây yếu, các quá trình hình thành
hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch, giảm sức đề kháng của
cây chè đối với sâu bệnh. Đối với giai đoạn chè vườn ươm đạm rất quan trọng,
sau 2 tháng tiến hành bón đạm nhằm thúc đẩy sinh trưởng giảm sự ra hoa từ đó
dinh dưỡng tập trung cho cây chè con phát triển.
- Lân (P2O5): Lân có vai trò quan trong trong quá trình trao đổi năng lượng
và Protein. Thúc đẩy ra rễ giúp tăng hấp thu chất dinh dưỡng, góp phần tạo năng
suất và nâng cao chất lượng chè thương phẩm. Lân cần thiết cho sự phát triển
của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của cây,
tăng năng suất và lượng đường hòa tan và tannin, tăng chất lượng chè. Thiếu Lân
cây chè chậm lớn, khả năng phân cành kém, lâu khép tán, lá có màu xanh đục,
thân cây mảnh, rễ kém phát triển, khả năng hấp thu đạm kém. Quá trình tái tạo
rễ non (rễ tơ) bị chậm dẫn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém làm cho năng
suất chè không ổn định. Trong nhân giống chè lân đóng vai trò vô cùng quan
trọng, giai đoạn đầu lân thúc đẩy sự ra rễ của hom cắm, phát triển bộ rễ từ đó
thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng cho hom chè, kích thích mầm hom, tránh

sự rụng lá hom trong vườn ươm. Bên cạnh đó lân còn giúp cây chè con trong
giai đoạn vườn ươm tăng cường khả năng chịu hạn.
- Kali (K2O): Nhu cầu kali của cây chè tương đối cao, ở những nơi đất
thiếu kali nếu bón đủ kali cho chè thì tác dụng của kali rất rõ rệt năng suất có
thể tăng từ 28 - 35%, hàm lượng tanin tăng 6,7% và các chất hòa tan 8%. Giúp
cây cứng chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và
rụng lá già, tăng năng suất và tăng độ ngọt, độ đậm trong chè búp. Giúp tăng
khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh PH, lượng nước qua khí khổng.
Hoạt hóa enzim có liên quan đến quang hợp và tổng hợp hydratcacbon. Cải
thiện khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời khi thời tiết lạnh và mây mù, do vậy


10
nâng cao khả năng chống rét và các điều kiện bất lợi khác cho cây. Thiếu kali
gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của
hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất các bon và protein
trong cây, làm tăng chi phí đường cho quá trình hô hấp.
Biểu hiện thiếu kali có thể thấy là: Các lá già trở nên vàng sớm và bắt
đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá
chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách. Thiếu kali làm chậm lại hàng
loạt các quá trình hóa sinh, làm xấu đi hầu như tất cả các mặt của quá trình trao
đổi chất. Thiếu kali sẽ làm chậm quá trình trình phân bào, sự tăng trưởng và sự
dài ra của tế bào. Thiếu kali còn làm giảm năng suất quang hợp và trực tiếp dẫn
đến giảm sản lượng mùa màng. Ngược lại, sự dư thừa kali cũng không tốt cho
cây. Dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ
các chất dinh dưỡng khác như magie, natri v.v..., ở mức cao có thể làm tăng áp
suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và dinh dưỡng nói
chung, ảnh hưởng xấu đến năng suất cây chè.
Cây chè trong giai đoạn vườn ươm rất cần Kali vì giúp cây chè con tăng
cường khả năng chịu lạnh, giúp cứng cây, bên cạnh đó tăng khả năng kháng

bệnh tốt hơn.
1.5. Vai trò của giá thể đối với cây trồng
Giá thể là môi trường sống của cây trồng vì vậy vai trò của giá thể rất
quan trọng, đối với nhân giống cây trồng một giá thể được xem là lý tưởng khia
đảm bảo độ xốp, thoáng khí, giữ và thoát nước tốt, sạch sâu bệnh và cỏ dại. Vì
vậy trong quá trình nghiên cứu, sản xuất việc lựa chọn được giá thể vừa đảm
bảo các tiêu chuẩn phù hợp cho cây trồng phát triển còn cần tính toán đến chi
phí sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Chính vì vậy
việc nghiên cứu các loại giá thể khác nhau trong giâm cành chè có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với nhân giống chè.


11

1.6. Kỹ thuật giâm cành chè
Đây là phương pháp dùng một hom chè (đoạn cành + lá thật + mầm nách)
đem giâm xuống đất với các biện pháp chăm sóc thích hợp chúng sẽ phát triển
thành một cây chè hoàn chỉnh. Chiều dài của hom 4 - 6cm, vết cắt trên và dưới
theo hình chiếu của hom có dạng hình thang cân. Hom cắt xong tiến hành cắm
ngay là tốt nhất. Sau khi cắm xuốngđất, phần mặt cắt dưới đất các quá trình
phân chia tế bào vẫn diễn ra và hình thành mô sẹo từ đó sẽ phát triển ra rễ và
đồng thời thân lá trên mặt đất phát triển. Quá trình tái sinh này phụ thuộc rất
lớn vào các yếu tố như:
- Đặc điểm sinh lý của cây mẹ và chất lượng hom đem giâm.
- Điều kiện môi trường vườn giâm: lý hoá tính đất đóng bầu, chế độ sáng,
độ ẩm, nhiệt độ, sâu bệnh, cỏ dại…
- Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc.
1.7. Các kết quả nghiên cứu về giâm cành chè
1.7.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới
Cũng như nghiên cứu về nhân giống vô tính cây trồng nói chung, nghiên

cứu các biện pháp nhân giống vô tính đối với cây chè được nhiều tác giả quan
tâm, các biện pháp nhân giống đã được nghiên cứu như giâm hom, chiết, ghép,
nuôi cấy mô...
Nhân giống chè bằng phương pháp ghép: Nghiên cứu về ghép lần đầu
tiên vào những năm 1921- 1923, sau đó là Guirard năm 1947- 1954. Tuy nhiên
các tác giả đều cho rằng phương pháp nhân giống này không khả thi vì những
kỹ thuật đòi hỏi mang tính kỹ thuật cao và trong nhiều trường hợp sự thích hợp
giữa gốc ghép và mắt ghép đã làm cho cây giống nhanh thoái hoá.
Theo Aono H và cộng sự (1985) [36] khi nghiên cứu về gốc ghép,
phương pháp ghépcho rằng: giống chè Yabukita là giống dùng làm gốc ghép
tốt hơn so với các giống Fujimidori và Yutakamidori.


12
Nyirenda. H. E (1990) [39] khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của
cây chè ghép cho rằng: các dòng chè được ghép trên các gốc ghép khỏe mạnh
sẽ có khả năng sinh trưởng búp tốt hơn nhờ có bộ rễ ăn sâu, lượng chất dinh
dưỡng dự trữ trong rễ cao, số rễ hút cung cấp dinh dưỡng nhiều.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học mà hàng loạt những thành tựu
được áp dụng vào việc nhân giống chè. Theo Narender Kiain (1996) [38] cho
rằng: hiện nay trong lĩnh vực công nghệ chè đang tập trung vào hệ thống nhân
giống nhanh, kỹ năng tái tổ hợp cây trồng từ những cơ quan trên cây hoặc mô
cây. Theo tác giả áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô có hiệu quả đối với việc sản
xuất các dòng chè đơn bội. Nếu dùng phương pháp nuôi cấy mô, các nhà chọn
giống có thể rút ngắn thời gian khoảng 20 năm để tạo giống mới so với phương
pháp thông thường.
Tại Ấn Độ các nhà nghiên cứu cho biết: Những hom có nụ hoa, sự ra rễ
không bị ảnh hưởng nhưng nếu nụ hoa tiếp tục phát triển thì sinh trưởng của
hom sẽ kém.
Nghiên cứu về Hoocmon, các chất sinh trưởng đối với sự ra rễ của hom

chè giâm các nhà khoa học cho rằng: các Hoocmon và các chất kích thích sinh
trưởng chỉ có hiệu quả cao trong phạm vi hẹp đối với những giống chè quý
hiếm và khó ra rễ. Ở Zaia người ta đã dùng cách ngâm hom chè vào dung dịch
nước vôi trong, thuốc tím và 2,4D trước khi giâm. Ở Liên Xô cũ đã sử dụng
các chất như: 2,4D, α NAA, IAA với thời gian ngâm hom 24 giờ.
Ở Trung Quốc, Viện Sinh lý thực vật, Viện Nghiên cứu Chè Trung ương
đã tiến hành nghiên cứu các chất kích thích sinh trưởng đối với cành giâm
nhưng chưa thấy áp dụng nhiều trong sản xuất vì hiệu quả chưa cao.
Nghiên cứu kỹ thuật cắm hom khi giâm cành chè các tác giả thuộc Liên
Xô cũ, Ấn Độ, Srilanka đều khẳng định giâm hom chè vào túi Polyetylen không


13
những không ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom chè mà còn tạo điều kiện tốt cho
quá trình vận chuyển cây con ra nương và do đó góp phần tăng tỷ lệ sống khi
trồng mới.
Việc bón phân cho cành giâm theo các tác giả chỉ nên bắt đầu khi các hom
giâm đã có rễ và kết thúc khi bắt đầu giai đoạn luyện cây trước khi mang trồng.
Có thể dùng phân Sulphat, phân Urê, phân tổng hợp... với lượng 2 - 30g/m2 tuỳ
từng giai đoạn. Một số tác giả khác đều cho rằng phân N, P, K theo tỷ lệ 15:10:10
bón với lượng 1,5g hỗn hợp này cho một bầu sẽ cho kết quả tốt. Tại Srilanka sau
khi hom chè đã bật mầm và ra rễ bón 15g hỗn hợp T55 (35 phần đạm sunphat
+10 phần Kali + 10 phần muối Magiê) cho 100 bầu, bón 28g T55 cho 100 bầu
chè trước khi trồng hai tháng sẽ cho kết quả tốt.
Theo Wuxu (1995) [41] khi nghiên cứu vai trò của các nguyên tố trong
quá trình phát triển của cành chè giâm đã khẳng định: Kali và Mg có vai trò rất
lớn đối với sự phát triển của bộ rễ chè.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy độ pH của giá thể là một yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành của bộ rễ bất định. Phần lớn các loại
cây trồng khi giâm cành ra rễ tốt trong môi trường trung tính (pH=7). Theo

Bruckel.D.W (1969) [37] cho rằng: việc tăng độ axit trong giá thể sẽ ức chế sự
hình thành rễ của cành giâm, trong khi đó ảnh hưởng của việc tăng độ kiềm là
không rõ rệt. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Zuconi.F
và Pera (1978) [43] khi theo dõi trên cây đậu xanh cho thấy: nếu giâm ở giá thể
có pH = 6,5 tốt hơn khi giâm ở giá thể có pH = 7,5 và kém hơn ở pH = 2,5.
Trong khi đó Pau J.C (1966) [40] cho rằng: hàm lượng Cation trao đổi trong
than bùn ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và độ dài của rễ cây hoa cúc, khi hàm
lượng Cation trao đổi tăng từ 0 đến 100% số lượng rễ của cành giâm giảm dần
từ 15 xuống 4 cái/cây, rễ đạt độ dài tối đa khi hàm lượng này là 37%.


14
Hàm lượng oxy tự do cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ của cành
giâm và mức độ ảnh hưởng của nó đối với mỗi loài cây rất khác nhau. Theo
Zimnerman, P.W(1930) [42] cho rằng: nồng độ oxy trong nước đạt 1ppm sẽ
kích thích cành liễu ra rễ rất nhanh, trong khi đó một số giống nho chỉ ra rễ khi
nồng độ oxy trong nước từ 0 đến 20%.
Theo Bruckerl (1969)[37] một số chất hữu cơ được bổ sung vào hỗn hợp
giá thể thường hay sử dụng như giấy vụn, trấu hun, rơm sau khi trồng nấm,
phân gia cầm, cỏ khô,... Khi phối trộn các chất liệu đó tiếp tục được phân hủy
và cung cấp chất dinh dưỡng hữu ích cho cây trồng.
Như vậy mỗi giống cây trồng khác nhau có khả năng nhân giống vô tính
khác nhau, trong đó giá thể là một trong những yếu tố quyết định thời gian và
chất lượng của cành giâm.
1.7.2. Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam nhân giống vô tính đối với cây chè từ lâu đã được nhiều tác
giả nghiên cứu. Theo Đỗ Ngọc Quỹ và Nguyễn Văn Niệm (1979)[20] chè có thể
nhân giống vô tính theo ba hình thức khác nhau: Giâm cành, chiết và ghép.
Theo Võ Ngọc Hoài (1998) [8] cho rằng: giâm cành được bắt đầu nghiên
cứu ở Trung Quốc từ năm 1900, ở Ấn Độ năm 1911, ở Gruzia năm 1928, ở

Nhật Bản năm 1936 và ở Srilanka năm 1938.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ (1980) [21] phương pháp chiết cành được nông dân
Trung Quốc áp dụng từ lâu để nhân các giống tốt như giống Phúc Đỉnh, Bạch
Hảo, Thuỷ Tiên, Thiết Quan Âm, Chính Hòa,... nhưng phương pháp này không
được áp dụng rộng rãi vì hệ số nhân giống thấp.
Nhân giống chè bằng phương pháp chiết cành: Theo Đỗ Ngọc Quỹ,
Nguyễn Kim Phong (1997)[22] cho rằng: Chiết cành chè là phương pháp nhân
giống đơn giản nhất so với giâm cành và ghép, tuy nhiên hệ số nhân của phương
pháp này thấp.


15
Nguyễn Xuân An (2006) [1] khi nghiên cứu về ghép chè, kết luận: Cả 2
phương pháp: Ghép áp và ghép nêm đều có kết quả nhất định, tuy nhiên ghép
áp đoạn cành cho kết quả tốt hơn, khả năng phát triển của cành ghép mạnh hơn,
tỷ lệ nảy mầm đạt 90,19%, tỉ lệ ghép sống đạt 87,04%. Thời gian nảy mầm
ngắn 25 đến 39 ngày.
Nguyễn Văn Thiệp - Inoue Kazumi (2006) [27] khi nghiên cứu khả năng
nuôi cấy mô của một số giống chè, kết luận: Khả năng nẩy chồi của một số
giống chè khi nuôi cấy bằng phôi hạt là như nhau trong khi đó nếu nuôi cấy
bằng búp của các giống chè Shan và giống LDP1 có tỷ lệ nẩy chồi thấp hơn.
Các giống Shan và giống LDP1, Shan Chất Tiền, Gruzia 3 có khả năng tạo thành
phôi vô tính, khả năng tạo chồi và rễ mạnh hơn các giống khác.
Nhìn chung các phương pháp nhân giống trên đều có những ưu điểm
nhưngvẫn còn những nhược điểm nhất định như: kỹ thuật phức tạp, không thuận
tiện, hệ số nhân giống thấp, hoặc giá thành cây giống cao. Nhân giống vô tính
đối với cây chè bằng phương pháp giâm hom có tính khả thi hơn vì hệ số nhân
giống cao, dễ thực hiện, thời gian cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn nhanh, giá
thành hạ, việc vận chuyển dễ dàng một lượng cây lớn đến nơi trồng.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ và Nguyễn Văn Niệm (1979) [20] khi nghiên cứu

thời vụ giâm cành đối với giống chè PH1 đã xác định rằng: có hai thời vụ chính:
Vụ Đông xuân từ tháng 12 đến tháng 2 và vụ Hè thu từ tháng 6 đến 15 tháng 7
nhưng thời vụ giâm cành tốt nhất với giống chè PH1 là vụ Đông xuân.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Bình và cộng sự (2003) [2] khi nghiên cứu về
kích thước hom cho rằng: hom chè có kích thước từ 4 - 5cm, có một lá nguyên.
Vết cắt phía trên cành giâm cách nách lá mẹ 0,5cm, nếu khoảng cách này dài
quá hay ngắn quá đều không tốt.
Theo Nguyễn Văn Thiệp, Nguyễn Văn Tạo (2008) [28] khi nghiên cứu
hệ số nhân giống của giống chè Phúc Vân Tiên và Keo Am Tích đã chỉ rõ: Cành


×