Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng phục vụ công tác chọn tạo giống chè trung du búp tím tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.64 KB, 30 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L) O kuntze) là cây công nghiệp dài ngày, có nguồn
gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng
ẩm, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ
thuật, cây chè đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Cây chè được phát hiện và sử
dụng làm thứ nước uống đầu tiên ở Trung Quốc. Đến nay chè đã trở thành thứ nước uống
thông dụng và phổ biến.
Giống Trung Du thuộc thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis Var.
Macrophilla), đây là giống trồng hạt chiếm diện tích đa số trong các vườn chè của nông
dân ở vùng trung du và vùng đồi thấp, chúng mang các tên giống địa phương như Trung
du Phú Thọ, Trung du Thái Nguyên. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Chè (nay
là Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc), giống Trung Du chiếm tới 40% diện
tích ở các điểm điều tra.
Đặc điểm giống Trung Du thuộc loại hình thân gỗ nhỡ, có thân chính rõ rệt,
chiều cao phân cành thấp. Giống Trung Du có lá to trung bình, chiều dài lá từ 12-14
cm, chiều rộng lá 5-7 cm. Khối lượng của búp là 0,7- 0,78 gam/búp. Chất lượng của
búp thuộc loại khá, thích hợp để chế biến chè xanh, chè đen. Hàm lượng tanin của
giống Trung Du đạt trên 26,30%, chất hoà tan 51,40%. Giống Trung du có khả năng
chống chịu sâu bệnh, hạn hán khá tốt, có tính thích ứng cao và khá rộng với các vùng chè.
Giống chè Trung du từ lâu đã được coi là khởi thủy của cây chè Việt Nam. Theo
kết quả của các nhà nghiên cứu về chè thì chè Trung du được di thực từ Vân Nam
(Trung Quốc) vào Việt Nam từ rất lâu, đã thích nghi, ổn định và phù hợp với điều kiện
đất đai thổ nhưỡng vùng Trung du, được mặc nhiên mang tên chè Trung du và là gốc
của các vùng chè miền Bắc nước ta. Do vậy, mà cây chè Trung du gắn liền với tập
quán sinh sống của người nông dân vùng Trung du miền núi phía Bắc. Đây là lợi thế
2
của giống chè Trung du cần được nghiên cứu để phát triển trong sản xuất. Hiện nay hầu
hết các nương chè Trung Du chủ yếu do trồng bằng hạt thường không được chọn lọc nên
quần thể cây trồng rất lẫn tạp, năng suất thấp. Từ đòi hỏi của thực tiễn sản xuất chúng tôi


thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng phục vụ công tác chọn tạo
giống chè Trung Du Búp Tímtại Thái Nguyên”.
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, tuyển chọn được những cây chè Trung Du Búp Tím ưu tú cho năng
suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện ngoại cảnh tại Thái Nguyên
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và đặc điểm hình thái của cây chè
Trung Du Búp Tímưu tú.
- Đánh giá được khả năng nhân giống của cây chè Trung Du Búp Tímưu tú
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Chọn được cây chè trung du búp tím đầu dòng làm vườn cây giống gốc có
năng suất cao chất lượng tốt, cung cấp hom chè giống để phát triển vùng chè.
- Đề tài góp phần bảo tồn cây chè trung du búp tím đầu dòng quý của tỉnh
Thái Nguyên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Cây chè thuộc ngành hạt kín (Angiospermac) lớp hai lá mầm (Dicotyledonae)
bộ chè (Theales), họ chè (Thease), chi chè (Camellia), loài (Sinensis), tên khoa học là
Camillia Sinensis (L) O. Kuntze, được phân làm 4 thứ chè khác nhau (Colen Stuart -
1919). Đó là thứ chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Sinensis var bohea), thứ chè Trung
Quốc lá to (Camellia Sinensis var macrophylla); thứ chè Ấn Độ (Camellia Sinensis
var. Assamica) và chè Shan (Camellia Sinensis var. Shan). Mỗi thứ chè có đặc điểm
hình thái: Thân, cành, lá, búp khác nhau, có khả năng cho năng suất, chất lượng khác
nhau, có yêu cầu sinh thái khác nhau và phạm vi phân bố khác nhau. Giống Trung Du:
thuộc thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis Var. Macrophilla), đây là giống
trồng hạt chiếm diện tích đa số. Đặc điểm giống Trung Du thuộc loại hình thân gỗ nhỡ,
có thân chính rõ rệt, chiều cao phân cành thấp. Giống Trung Du có lá to trung bình,
chiều dài lá từ 12-14 cm, chiều rộng lá 5-7 cm. Khối lượng của búp là 0,7- 0,78

gam/búp. Do trồng bằng hạt thường không được chọn lọc nên quần thể cây trồng rất
lẫn tạp, năng suất thấp (bình quân chỉ đạt 5 – 6 tấn/ha). Chất lượng của búp thuộc loại
khá, thích hợp để chế biến chè xanh, chè đen. Hàm lượng tanin của giống Trung Du đạt
trên 26,30%, chất hoà tan 51,40%. Giống Trung du có khả năng chống chịu sâu bệnh,
hạn hán khá tốt, có tính thích ứng cao và khá rộng với các vùng chè.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Chè là cây lâu năm, nở hoa hàng năm. Cây chè sau trồng từ 2 - 3 năm đã có khả
năng ra hoa. Cây chè có từ 2000 - 4000 nụ hoa/năm, nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp,
thường chỉ đạt từ 2 - 4%. Hoa chè là hoa lưỡng tính, mỗi hoa khi kết quả có từ 1 - 4
hạt. Mặc dù là hoa lưỡng tính nhưng khả năng tự thụ của hoa chè rất thấp, hầu hết các
4
quả chè là kết quả của sự thụ phấn khác hoa, đây là nguyên nhân quan trọng làm cho
cây chè mọc từ hạt có sự phân li lớn về hình thái, về khả năng cho năng suất, chất
lượng. Nói chung những cây chè con mọc từ hạt có sự phân li lớn so với cây mẹ.
Mặt khác chè là cây thân gỗ, ngoài khả nhân giống bằng hạt thì người ta có thể
nhân giống chè bằng phương pháp nhân giống vô tính như phương pháp nuôi cấy mô
tế bào, ghép cành, giâm cành Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính là hệ số
nhân giống cao, cây con giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ, vườn chè có độ đồng
đều cao, có khả năng cho năng suất cao hơn so với trồng hạt, nguyên liệu có độ đồng
đều cao, dễ canh tác, thu hái và chế biến. Dựa trên cơ sở khoa học này, ngày nay ở hầu
hết các cơ sở sản xuất chè trên thế giới cũng như Việt Nam, các giống chè thường được
nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
Khả năng giâm cành của chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong đó có 3
yếu tố quan trọng đó là yếu tố hom giống, Thời vụ giâm cành (điều kiện môi trường
ngoại cảnh) và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trong vườn ươm.
Giống chè trung du của tỉnh Thái Nguyên, hầu hết được mọc từ hạt do vậy có độ
phân li rất lớn về sinh trưởng, phát triển và các đặc điểm hình thái.
Những vấn đề trên là cơ sở thực tiễn quan trọng của đề tài. Nghiên cứu chọn lọc
cây đầu dòng phục vụ công tác nhân giống cho vùng.
1.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên thế giới và trong nước

1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Theo FAO (2013) thì tình hình sản xuấtchè trên Thế Giới tính đến năm 2011
như sau:
5
* Về diện tích:
Bảng 1.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồngchè chính năm 2007 - 2011
(Đơn vị: ha)
Tên nước Năm
2007 2008 2009 2010 2011
Trung Quốc 1.175.732 1.215.174 1.437.873 1.419.500 1.514.000
Ấn Độ 567.020 474.000 470.000 583.000 580.000
Indonexia 110.524 106.948 107.000 107.800 122.700
Việt Nam 107.400 108.800 111.600 113.200 114.800
Mianma 76.100 76.900 77.500 76.800 79.343
Nhật 48.200 48.000 47.300 46.800 46.200
Kenya 149.190 157.700 158.400 171.900 187.855
Bangladest 57.580 58.005 59.000 59.700 56.670
Châu Á 2.612.418 2.661.699 2.684.098 2.779.168 2.879.925
Thế giới 2.905.768 2.969.025 2.997.607 3.117.531 3.256.762
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2013)
Qua số liệu Bảng 1.1 cho thấy:
Tính đến năm 2011 diện tích chè trên thế giới đạt 3.256.762 ha tăng
350.994 ha tương đương 10,78% so với năm 2007. Trong đó Trung Quốc là nước
có diện tích trồng chè lớn nhất thế giới với diện tích 1.514.000 ha, chiếm 46,49%
tổng diện tích chè toàn thế giới. Ấn Độ là nước đứng thứ 2 với diện tích là
580.000ha, chiếm 17,80% tổng diện tích chè toàn thế giới. Diện tích chè Việt Nam
đạt 114.800 ha chiếm 3,52% tổng diện tích chè toàn thế giới. Diện tích chè tập
6
trung chủ yếu ở khu vực châu Á chiếm 88,43% (2.879.925 ha) diện tích, đây cũng
là nơi phát sinh ra cây chè.

* Về năng suất:
Bảng 1.2: Năng suất chè của Thế Giới và một số nước trồng chè chính
năm 2007 - 2011
(Đơn vị: tạ chè khô/ha)
Tên nước Năm
2007 2008 2009 2010 2011
Trung Quốc 9,405 9,527 9,568 10,338 10,834
Ấn Độ 16,74 16,986 17,021 17,001 16,668
Indonexia 13,591 14,105 14,953 13,915 11,606
Việt Nam 15,27 15,946 16,639 17,532 17,997
Mianma 3,639 3,771 3,935 4,219 3,992
Nhật 19,522 20,104 18,181 18,162 20,565
Kenya 24,447 21,928 19,83 23,211 20,117
Bangladest 10,159 10,171 10,169 10,05 10,676
Châu Á 12,659 13,371 13,515 13,77 13,798
Thế giới 13,666 14,184 14,148 14,441 14,336
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2013)
Qua số liệu Bảng 1.2 cho thấy:
Tính đến năm 2011, năng suất chè trên Thế Giới đạt 14,336 tạ chè khô/ha
tăng 0,67 tạ chè khô/ha tương đương 4,67% so với năm 2007. Nhật Bản là nước có
năng suất chè cao nhất đạt 20,565 tạ chè khô/ha, vượt hơn năng suất bình quân của
thế giới là 43,45%. Mianma là nước có năng suất thấp nhất chỉ đạt 3,992 tạ chè
khô/ha tương ứng 27,85% năng suất chè thế giới. Việt Nam tính đến năm 2011 đạt
năng suất 17,997 tạ chè khô/ha vượt hơn năng suất bình quân của Thế Giới là
25,54%, so với năng suất bình quân Châu Á là 30,43%.
7
* Về sản lượng:
Bảng 1.3: Sản lượng chè của Thế Giới và một số nước trồng
chè chính năm 2007 - 2011
(Đơn vị: tấn)

Tên nước
Năm
2007 2008 2009 2010 2011
Trung Quốc 1.183.002 1.257.384 1.375.780 1.467.467 1.640.310
Ấn Độ 973.000 987.000 972.700 991.182 966.733
Indonexia 150.623 153.971 156.901 150.342 142.400
Việt Nam 164.000 173.500 185.700 198.466 206.600
Mianma 27.700 29.000 30.500 32.400 31.670
Nhật 94.100 96.500 86.000 85.000 95.012
Kenya 369.600 345.800 314.100 399.000 377.912
Bangladest 58.500 59.000 59.500 60.000 60.500
Châu Á 3.307.013 3.558.977 3.627.689 3.826.864 3.973.576
Thế giới 3.971.051 4.211.397 4.241.120 4.502.160 4.668.968
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2013)
Qua số liệu Bảng 1.3 cho thấy:
Sản lượng chè toàn Thế Giới năm 2011 là 4.668.968 tấn tăng 697.917 tấn, tương
đương 14,95% so với năm 2007. Trung Quốc là nước có sản lượng chè lớn nhất Thế
Giới đạt 1.640.310 tấn chiếm 35,13% tổng sản lượng chè toàn Thế Giới,chiếm 41,28%
tổng sản lượng chè Châu Á. Sản lượng chè thấp nhất là Mianma chỉ đạt 31.670 tấn
chiếm 0,68% tổng sản lượng chè toàn Thế Giới. Việt Nam đạt sản lượng 206.600 tấn
chiếm 4,42% tổng sản lượng chè toàn Thế Giới.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới
Trung Quốc là quốc gia sản xuất chè hàng đầu thế giới. Nghiên cứu sử dụng
giống chè tốt trong sản xuất được các nhà khoa học Trung Quốc quan tâm từ rất sớm.
Ngay từ đời nhà Tống, Trung Quốc đã có 7 giống chè tốt ở Vũ Di Sơn. Các
giống chè Thuỷ Tiên (1821 - 1850), Đại Bạch Trà (1850), Thiết Quan Âm đã có từ hơn
200 năm về trước đều là những giống chè chiết cành
8
Năm 1956 Trần Khôi Dũ đưa ra phương pháp chọn giống 100 điểm, đối với cây
ăn quả và phương pháp này đã được phát triển theo chiều sâu. Giống chè được chọn

lọc, khảo nghiệm đánh giá bằng cách xác định mối tương quan giữa các yếu tố hình
thái, sinh trưởng của cây chè với sản lượng hoặc dựa trên mối tương quan giữa các yếu
tố đó với nhau.
Ngoài những giống nổi tiếng từ lâu đời, hiện nay Trung Quốc có nhiều giống
chè cho năng suất cao, chất lượng rất tốt cho cả chế biến chè xanh và chè đen như:
Phúc Vân Tiên (1957 - 1971), Hoa Nhật Kim, Hùng Đỉnh Bạch (Phúc Kiến), Phú Thọ
10 (Vân Nam), Long Vân 2000 (Triết Giang)
Srilanca rất chú ý đến công tác chọn dòng, kết hợp chọn dòng có sản lượng cao,
có khả năng chống hạn và chống bệnh. Trong những năm 1940 đã chọn ra các dòng
chè TRI
2020
, trong đó có các giống nổi tiếng như TRI
777
, TRI
2043
. Trong những năm
1950, 1960 Srilanca đã chọn ra các dòng chè triển vọng như TRI
14
, DT, DN, DP và DV
Hiện nay diện tích trồng chè bằng các giống chè được nhân giống vô tính đạt
trên 40% diện tích trồng chè trong cả nước.
Theo Satoshi Yamagushi, Jitanaka (1995), giống chè chủ yếu ở Nhật Bản là
giống chè lá nhỏ, phù hợp cho chế biến chè xanh.
Công tác chọn dòng cũng được đặc biệt chú ý ở Nhật Bản, nhiều giống chè mới
đã được đưa vào sản xuất, trong đó giống Yabukita được trồng phổ biến nhất chiếm tới
70% diện tích chè ở Nhật Bản.
Kenia mới chỉ bắt đầu sản xuất chè vào những năm 1925 - 1927 tuy nhiên do có
điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển, do chú trọng đầu tư, áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho nên Kênia là một trong những quốc gia có
năng suất chè cao nhất thế giới, đạt trên 1500kg chè khô/ha. Kênia lần đầu tiên nhập

giống chè vào năm 1903 và trồng thành công ở Limuri với diện tích ban đầu là 0,81ha,
cho đến nay công tác giống được quan tâm rất nhiều ở Kênia. Các giống chè chọn lọc,
giâm cành cho năng suất cao hơn giống chè đại trà tới 20%. Diện tích chè được trồng
9
bằng các giống chọn lọc, giâm cành chiếm tới 67% ở khu vực tiểu nông và chiếm tới
33% diện tích chè ở các đồn điền lớn. Ngoài nhân giống bằng hình thức giâm cành,
Kênia còn nhân giống bằng hình thức ghép.
1.2.3. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Từ năm 1990 – 1997, diện tích chè từ 60.000 ha tăng lên 81.700 ha tăng 26,2%,
sản lượng chè khô tăng từ 32,2 nghìn tấn lên 52 nghìn tấn. Công nghệ chế biến chưa
đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, sự chồng chéo về quản lý ngành chè đã phần nào
làm cho ngành chè chững lại. Diện tích chè tăng nhưng năng suất chè giảm, đời sống
người làm chè gặp nhiều khó khăn.
Trước thực trạng đó việc thành lập Tổng công ty chè Việt Nam, thống nhất
quản lý ngành chè được tiến hành, một số liên doanh liên kết với nước ngoài được
thành lập, công nghệ chế biến bước đầu được chú trọng, đổi mới thị trường xuất khẩu
mở rộng sang Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản. Đã củng cố và tạo được niềm tin cho người
trồng chè và làm chè.
Trong những năm gần đây, nhà nước ta có nhiều cơ chế, chính sách đầu tư
cho phát triển cây chè. Do vậy, diện tích, năng suất và sản lượng chè không ngừng
tăng lên.
Theo kết quả số liệu cho thấy:
Từ năm 2002 đến 2011 diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu chè tăng
nhanh. Năm 2011 diện tích chè là 114.800 ha, tăng 37.600ha tương ứng 48,70% so với
năm 2002. Năng suất bình quân năm 2011 là 17,99tạ khô/ha, tăng 5,79 tạ khô/ha tương
ứng 47,46% so với năm 2002. Sản lượng chè theo đó cũng tăng mạnh đạt 206.600 tấn
búp khô vào năm 2011 tăng 112.400 tấn tương ứng 119,32% so với năm 2002.
Việt Nam có 35 trên 63 tỉnh, thành phố trồng chè, chủ yếu tập trung ở vùng
trung du miền núi phía Bắc và cao nguyên Lâm Đồng với gần 130.000 ha. Hiện có
khoảng 650 nhà máy chế biến chè (công suất từ 2 đến 10 tấn nguyên liệu chè búp

10
tươi/ngày) cùng với hàng ngàn hộ dân lập xưởng để chế biến tại gia đình. Đội ngũ làm
chè lên tới 3 triệu lao động, chiếm 50% tổng số dân sống trong vùng chè.
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam
từ năm 2002 - 2011
Năm
Diện tích chè kinh
doanh (1000ha)
Năng suất
(tạ khô/ha)
Sản lượng
(1000 tấn khô)
2002 77,20 12,20 94,20
2003 86,10 12,11 104,30
2004 92,40 12,93 119,50
2005 97,70 13,56 132,53
2006 102,10 14,79 151,00
2007 107,40 15,27 164,00
2008 108,80 15,95 173,50
2009 111,40 16,67 185,70
2010 113,20 17,53 198,47
2011 114,80 17,99 206,60
( Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2013)
Chè là cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 6
về sản lượng chè trên thế giới. Chè phân bố trên 35 tỉnh nhưng tập trung ở 12 tỉnh
trọng điểm (chiếm 94% diện tích toàn quốc). Trong khoảng mười năm gần đây, sản
xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam có bước tăng trưởng khá cả về diện tích, năng suất
và chất lượng. Trong 5 năm từ 2007 - 2011, diện tích chè Việt Nam từ 107.400 ha đã
tăng lên 114.800 ha, năng suất tăng từ 15,27 tấn lên 17,99 tạ khô/ha chè búp tươi cho
thấy sự tiến bộ vượt bậc của ngành chè.

1.2.4. Tình hình nghiên cứu chè ở Việt Nam
Tình hình nghiên cứu về giống chè
Khi đến Đông Dương người Pháp đã chú ý ngay đến việc điều tra thu thập
giống chè. Đầu tiên là khảo sát của G.Baux ở Bắc Kỳ năm 1885, tiếp theo là điều tra
của phái đoàn Davie năm 1890 - 1892; Năm 1907 Eberhardt đã phát hiện ra cây chè
dại đầu tiên ở núi Ba Vì (Hà Tây).
11
Theo Dupasquier (1923) - dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ (1991) thì đến năm 1923 Việt
Nam đã trồng được 10.368 ha chè đầu tiên với các giống chè thuộc thứ chè Trung
Quốc lá to, chè Shan và chè Ấn Độ, đã thu thập được tập đoàn gồm: 43 giống chè trong
đó chủ yếu là chè Trung Quốc lá to.
- Từ năm 1918 - 1927 Việt Nam đã nhập 13 giống chè từ Ấn Độ, Mianma,
Trung Quốc và Lào.
- Năm 1923 khi nghiên cứu tập đoàn giống chè nhập nội; Dupasquier cho rằng:
Manipur và Assamica đã tỏ ra thích hợp và có khả năng sinh trưởng tốt ở Việt Nam.
Dupasquier cũng cho rằng: Giống chè Trung Quốc đòi hỏi ít nhất, chịu đất xấu, tỷ lệ
lẫn tạp cao, có đặc tính hình thái sinh lý khác nhau, đa số các cây chè ra hoa, kết quả
sớm, do vậy cần phải tiến hành chọn lọc. Về chọn giống Dupasquier đã đề ra tiêu
chuẩn giống chè tốt như sau:
+ Chọn cây khoẻ, cành mọc đều, liên tục, ít hoa quả, hình dáng cân đối, búp có
tuyết, các cá thể trong giống phải giống nhau.
Năm 1931 Trạm nghiên cứu chè Bảo Lộc được thành lập và tiếp nhận từ Phú
Hộ các giống chè Shan như Thanh Thuỷ, Bắc Hà, Tham Vè, Makomen, đã chọn được
2 dòng chè tốt là TB
11
và TB
14
.
Sau hoà bình lập lại, công tác nghiên cứu chè được tiến hành trở lại: Theo Đỗ
Ngọc Quỹ (1980) Trạm nghiên cứu chè Phú Hộ (nay là Trung tâm nghiên cứu phát

triển chè - Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc) đã tiến hành hai cuộc
điều tra ở các vùng chè miền Bắc (1969 - 1970) và ở miền Nam (1978) và ở Grudia
thuộc Liên Xô cũ (1978) kết quả của các cuộc điều tra là:
Ở Việt Nam, qua nhiều năm nghiên cứu, Viện nghiên cứu chè đã ứng dụng
thống kê sinh học qua phân tích tương quan dựa vào các đặc trưng hình thái để lựa
chọn nhanh các loại hình chè có triển vọng khi cây chè 2 - 3 tuổi, sơ đồ tuyển chọn
gồm 4 bước:
12
Bước 1: Đánh giá khả năng cho sản lượng của cây chè của các cá thể 2 – 3tuổi,
bằng các chỉ tiêu hình thái và sinh trưởng trên đồng ruộng kết hợp với phân tích trong
phòng theo các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Số búp nhiều, trọng lượng búp tương đối lớn.
- Tán rộng, chiều cao cây lớn, số cành cấp 1 nhiều.
- Số lá mọc, kích thước lá (dài, rộng) thời gian sinh trưởng đạt trung bình tiên
tiến trong quần thể chọn lọc (sơ đồ 1.1).
+ Giai đoạn 1: Loại bỏ các cá thể có các chỉ tiêu đo đếm dưới mức trung bình
(X
1
) của quần thể;
+ Ở giai đoạn 2: Loại bỏ các cá thể có các chỉ tiêu do đếm dưới mức trung bình
tiên tiến (X
2
), chỉ giữ lại những cá thể sau giai đoạn 2 có các chỉ tiêu đo đếm ≥ X
2
.
X
1
: Là giá trị trung bình đo đếm các chỉ tiêu của quần thể lựa chọn.
X
2

: Là giá trị trung bình đo đếm các chỉ tiêu của cây sau khi đã loại bỏ ở giai
đoạn 1 (X
2
≥ X
1
).
Theo kết quả thực tế các cá thể giữ lại sau giai đoạn 2 thường có giá trị chỉ tiêu
đo đếm được gấp 1,7 lần trở lên so với trung bình quần thể.
Ngoài các chỉ tiêu trên cần kết hợp xem xét các đặc điểm phát triển bộ rễ, sinh
trưởng sinh thực, màu sắc lá, sâu bệnh, khả năng giâm cành, điểm thử nếm cảm quan
chất lượng
Bước 2: Xác định sản lượng cây tốt nhất giữ lại ở giai đoạn 2 (sau đốn tạo hình)
kết hợp với đánh giá khả năng giâm cành.
Bước 3: Tiếp tục khảo sát những cá thể có những đặc tính, đặc trưng nông học
tốt, lựa chọn rồi giâm cành từng dòng có triển vọng.
Bước 4: So sánh dòng triển vọng với giống tiêu chuẩn (dòng phổ biến trong sản
xuất), chỉ giữ lại cây có tỷ lệ sống trên 70%, sau khi trồng ra đồi được 10 tháng và chế
biến được chè thành phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng thị trường và có giá trị hàng hoá
cao.
13
Sơ đồ 1.1: Loại bỏ các cá thể qua các chỉ tiêu đo đếm
Về lai tạo giống: Nghiên cứu về lai tạo giống, các tác giả: Trần Thị Lư, Nguyễn
Văn Toàn, Nguyễn Văn Niệm (1998) cho rằng: Ở Việt Nam các giống chè thường có
hoa, nở vào tháng 11, tháng 12. Vì thế việc lai giống chè không cần phải bảo quản hạt.
Trong trường hợp hoa nở không cùng nhau có thể bảo quản trong điều kiện ẩm độ từ25
- 30%, nhiệt độ bình thường của không khí, trong điều kiện như vậy, ở Phú Hộ (Phú
Thọ) có thể giữ sức nảy mầm của hạt phấn trong vòng 40 ngày.
Bằng phương pháp gây đột biến bằng bức xạ, Trung tâm nghiên cứu phát triển
chè - Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc, đã chọn được một số cá thể có
biểu hiện tốt về sinh trưởng và sản lượng ở những năm đầu thu hái, đó là N

0
8950,
N
0
89401 và N
0
8819, trong đó cây N89502 có số cành cấp 1 nhiều, lá lớn, gồ ghề, đang
được nhân vô tính thành dòng để tiến hành thí nghiệm so sánh.
Ngoài ra các nhà khoa học Trung tâm nghiên cứu phát triển chè - Viện KHKT
Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc còn sử dụng Consixin xử lý trên mầm chè giống
PH
1
, trong thời gian 24 - 48h với nồng độ 0,2% cũng đã thu được kết quả bước đầu.
Vật liệu khởi đầu
Bước 1
Chè 1 đến 2
tuổi
Đánh giá khả năng cho sản lượng, khả năng
nhân giống vô tính, một số chỉ tiêu chất lượng
sản phẩm
Số cây
Các chỉ tiêu
Loại bỏ ở giai
đoạn 1
Loại bỏ ở giai
đoạn 2
Giữ lại ở giai
đoạn 2
X
1

X
2
14
Đánh giá
hình thái
Đánh giá
sinh
trưởng
Đánh giá trong
phòng thí nghiệm
Bước 2
Chè 4
tuổi
Chọn các cây tốt nhất để tiếp tục đánh giá
(Các chỉ tiêu không nhỏ hơn trung bình tiên
tiến
Đánh giá
khả năng
tạo tán
Đánh giá
khả năng
nhân giống
Đánh giá
sản lượng
Đánh giá
chỉ tiêu đạt
Đánh giá
chỉ tiêu lá
Bước 3
Chè 5

tuổi
Khảo sát
tính nông học
Phân dòng bằng nhân giống vô tính
kết hợp đánh giá khả năng nhân giống
Bước 4
Chè 5
tuổi
So sánh dòng có triển vọng với giống
tiêu chuẩn - Khảo nghiệm - Khu vực hoá
Sơ đồ 1.2: Chọn lọc cá thể chè
Nghiên cứu khả năng giâm cành của một số giống chè ở Thái Nguyên:
Tác giả Lê Tất Khương (1997), cho rằng: Các giống PH
1
, TRI
777
, TH
3
là những
giống dễ giâm cành. Tỷ lệ xuất vườn đạt từ 69,7 - 72,0%, giống 1A là giống khó giâm
cành, tỷ lệ xuất vườn chỉ đạt 50,7%.
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao tỷ lệ xuất vườn cho chè giâm cành tác
giả Lê Tất Khương (1997), và số lần bón phân cho chè giâm cành đã làm tăng tỉ lệ xuất
vườn và hạ giá thành cây xuất vườn từ 5,6 - 11,5% trong đó, công thức đạt hiệu quả
15
kinh tế cao nhất là tăng 25% lượng phân so với quy trình (78g Ns, 36g Ps, và 60g Ks
cho 1m
2
- 100 bầu) và bón 7 lần vào tháng thứ 3 đến tháng thứ 9 sau cắm hom.
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái giải phẫu lá và hom chè có liên quan đến tỷ lệ

mô sẹo của hom chè giâm cành, tác giả (Nguyễn Thị Ngọc Bình, 2002), cho rằng: Sự
hình thành mô sẹo ở hom chè giâm không hoàn toàn do các mô, mà chỉ giới hạn ở một
số mô có khả năng phân chia tế bào mạnh như tượng tầng, trụ bì, libe và một phần nội
bì ở vỏ tế bào hom xanh tạo ra. Các hoạt động tạo mô sẹo và ra rễ xảy ra tập trung chủ
yếu cách bề mặt vết cắt 0,2 - 0,5mm, các tế bào ở xa vết cắt không tham gia quá trình
phân chia mà duy trì hoạt động bình thường.
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè
Các kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng của cây chè đều cho thấy: Một
năm cây chè có từ 3 - 5 đợt sinh trưởng tự nhiên, tuy nhiên trong điều kiện có đốn hái
búp lá thì một năm chè có thể có tới 6 - 7 đợt sinh trưởng búp, trong điều kiện thâm
canh cao cây chè có thể có tới 8 - 9 đợt sinh trưởng búp. Thời gian hình thành 1 đợt
sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, tuổi cây, điều kiện đất đai, khí hậu và
điều kiện canh tác
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979), Sự hình thành một đợt sinh trưởng búp chè theo
1 tuần tự nhất định, được mô tả theo sơ đồ sau:
Nghiên cứu số đợt sinh trưởng của các giống chè PH
1
, IA, TH
3
Trung Du, TRI
777
trong điều kiện có đốn hái và trong điều kiện tự nhiên tác giả Lê Tất Khương (1997),
cho thấy: Tùy điều kiện tự nhiên giữa các giống ít có sự sai khác về số đợt sinh trưởng,
số đợt sinh trưởng tự nhiên của các giống biến động từ 3,4 - 3,6 đợt/năm. Tuy nhiên,
trong điều kiện có đốn, hái giữa các giống có sự sai khác đáng kể về số đợt sinh
trưởng, biến động từ 5,5 - 6,2 đợt/năm.
Mầm chè
được phát
động
Lá vẩy ốc

mở
Lá thật
xuất hiện
Cành chè
ngừng sinh
trưởng
Mầm chè
được phát
động
Giai đoạn ẩn
Giai đoạn hiện
Thời kỳ
hoạt động
Thời kỳ
tiềm sinh
Đợt
Sinh trưởng
16
Sơ đồ: 1.3. Đợt sinh trưởng tự nhiên
- Trịnh Văn Loan, Nguyễn Văn Toàn (1994), cho rằng các giống chè có sản
lượng búp cao thường có góc lá từ 40 - 60
o
, khoảng cách giữa 2 lá lớn. Nghiên cứu
tương quan giữa khoảng cách giữa 2 lá của các giống chè với sản lượng búp chè các
tác giả trên cho rằng: Khoảng cách giữa 2 lá có tương quan thuận với sản lượng búp
chè (r = 0,624 ± 0,034).
- Nghiên cứu quan hệ giữa diện tích lá với sản lượng búp chè các tác giả
Trịnh Văn Loan, Nguyễn Văn Toàn (1994), cho rằng: Trong khoảng diện tích lá chè
từ 6cm
2

- 36 cm
2
, khi diện tích lá tăng thì sản lượng búp chè cũng tăng.
Đỗ Văn Ngọc (1994), Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan (1994), cho rằng: Hệ
số diện tích lá có tương quan thuận với tổng số búp chè (R = 0,69) và có tương quan
thuận với năng suất búp chè.
17
Theo Nguyễn Văn Toàn (1994) thì đặc điểm giống chè có năng suất cao ít nhất
phải có hệ số diện tích lá lớn (tạo ra số búp nhiều) và kích thước lá lớn (có khối lượng
búp lớn).
Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh có điều kiện đất đai địa hình, khí hậu khá phù hợp
với sự phát triển của cây chè. Thái Nguyên xác định cây chè là cây công nghiệp chủ
lực, đóng góp trong nền kinh tế thị trường.
Thái Nguyên nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa vùng Trung Du Miền
Núi phía Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi
cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Tỉnh có diện tích tự nhiên 3.562,82 km
2
, dân số
khoảng 1.127.200 người. Thái Nguyên có phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía
Tây tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Phía đông giáp với các tỉnh Lạng
Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý như vậy Thái
Nguyên đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục của khu
vực Việt Bắc nói riêng và của vùng Trung Du Miền Núi phía Bắc nói chung
Thái Nguyên có tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ và phân
phối tương đối đồng đều vào các tháng. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 - 2500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất
vào tháng 1. Nói chung, khí hậu Thái Nguyên phù hợp cho phát triển nông, lâm nghiệp
đặc biệt là cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chè.

Thái Nguyên đã quy hoạch vùng sản xuất chè thành 2 vùng chính: Vùng chè Tân
Cương gồm có Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân và vùng chè Trại Cài. Sản phẩm ở
Thái Nguyên với thương hiệu nổi tiếng chè Tân Cương đã chiếm được một thị trường
khá rộng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương, trong nước và nhu
cầu thế giới, góp phần phát triển ngành chè Việt Nam trong việc hợp tác kinh tế
với các nước trong khu vực và thế giới.
18
Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và chế biến đặc biệt có kinh
nghiệm sản xuất chè truyền thống từ lâu đời, đã hình thành nên nhiều vùng chuyên
canh cây chè có sản phẩm chè ngon được người tiêu dùng ưa chuộng như: Tân Cương,
Trại Cài Thái Nguyên đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về diện tích, năng
suất, sản lượng cũng như chất lượng chè và đã trở thành một trong những vùng chè nổi
tiếng của cả nước.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên thì diện tích,
năng suất, sản lượng chè Thái Nguyên trong những năm trở lại đây được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Thái Nguyên
từ năm 2005 - 2011
Năm
Tổng
diện tích
(ha)
Diện tích kinh
doanh (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng tươi
(nghìn tấn)
Sản lượng khô
(nghìn tấn)

2005 16.446 14.133 79,42 122,24 24,45
2006 16.716 14.662 88,06 129,11 25,82
2007 16.726 15.118 92,72 140,18 28,04
2008 16.994 15.730 94,88 149,26 29,85
2009 17.309 16.053 98,90 158,70 31,74
2010 17.661 16.289 105,50 171,90 34,38
2011 18.138 16.648 108,73 181,02 36,20
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên năm 2013)
Qua bảng 1.5 ta thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Thái Nguyên từ 2005
đến 2011 đều tăng. Năm 2005 tổng diện tích là 16.446 ha đến 2011 đã tăng lên 18.138
ha. Năng suất chè cũng tăng từ 79,42 tạ/ha (2005) lên 108,73 tạ/ha (2011).
Với diện tích chè kinh doanh 16.648 ha, sản lương đạt 181.200 tấn chè búp tươi
(2011), Thái Nguyên đứng thứ hai toàn quốc sau Lâm Đồng cả về diện tích và sản
lượng. Chè Thái được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường
nội tiêu chiếm trên 70% sản lượng chè toàn Tỉnh. Năm 2005, Thái Nguyên xác định
mục tiêu phát triển chè trong giai đoạn 2006 - 2010 là: Tập trung mọi nguồn lực để
khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của cây chè đặc sản Thái Nguyên
19
trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè gắn với công nghệ cao,
kỹ thuật tiên tiến… nhằm mang lại sản phẩm đa dạng, an toàn và chất lượng, để chè
Thái chiếm lĩnh thị trường trong nước và thế giới.
20
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là quần thể chè Trung du búp tím được trồng bằng hạt ở các
huyện Đại Từ, Đồng Hỷ và xã Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên) tỉnh Thái
Nguyên.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2014 - tháng 9/2015

Địa điểm nghiên cứu:
- Huyện Đại Từ, Đồng Hỷ và xã Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên) tỉnh
Thái Nguyên.
- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tuyển chọn những cây chè Trung du búp tím có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt, có khả năng cho năng suất chất lượng cao làm cây đầu dòng.
- Nghiên cứu đánh giá khả năng nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành của
các cây chè Trung du búp tím đầu dòng.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Điều tra tình hình sản xuất, phát triển chè Trung du búp tím tại vùng nghiên
cứu bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn PRA (Participatory Rapid
Assessment), kết hợp với điều tra trực tiếp theo phiếu điều tra.
2.4.2. Phương pháp điều tra tuyển chọn cây chè Trung du đầu dòng
Tiêu chuẩn cây đầu dòng (số: 67/2004/QĐ-BNN ngày 24/ 11/2004) của Bộ
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
* Đặc điểm hình thái:
* Đặc điểm sinh trưởng:
21
* Phương pháp tuyển chọn:
- Lập tổ điều tra, đánh giá.
- Tiến hành tuyển chọn căn cứ vào đặc điểm hình thái như thân, cành, lá, búp để
chọn ra những cây ưu tú làm cây đầu dòng.
* Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi:
- Đường kính thân cây: Theo phương pháp đo chu vi thân cây.
- Chiều cao cây: Tính từ mặt đất đến vị trí cao nhất của tán cây.
- Chiều rộng tán: Đo theo hình chiếu vuông góc của tán cây
- Độ cao phân cành: Đo từ mặt đất đến điểm phân cành đầu tiên.
- Số cành cấp 1: Đếm tất cả các cành cấp 1 trên thân cây

- Màu sắc lá: Xác định theo các màu: Xanh, xanh nhạt, xanh vàng, xanh đậm.
- Phiến lá: Xác định theo phẳng nhẵn, ghồ ghề, lồi lõm.
- Răng cưa của lá: Xác định theo mức độ dày, thưa, nông, sâu.
- Chiều dài lá: Đo từ đầu lá đến chóp lá.
- Chiều rộng lá: Đo chỗ rộng nhất của phiến lá.
- Diện tích lá: Theo công thức tính nhanh: Dài x rộng x 0.7
- Chiều dài búp chè: Đo chiều dài 30 - 50 búp lấy trị số trung bình.
- Khối lượng búp 1 tôm + 2 lá: Cân 100gr búp 1 tôm + 2 lá, đếm số búp/100gr –
> khối lượng búp.
- Mức độ lông tuyết: Xác định theo 3 mức:
+ Nhiều tuyết: tuyết phủ dày ở tôm và lá 1, lá 2.
+ Tuyết trung bình: Tuyết phủ dầy ở tôm và lá 1.
+ Tuyết ít: tuyết phủ dầy ở tôm và ít ở lá 1.
- Khả năng sinh trưởng phát triển:
+ Xác định thời gian bắt đầu sinh trưởng và thời gian kết thúc sinh trưởng trong năm.
+ Xác định thời gian hoa nở rộ, thời gian quả chín, mức độ hoa quả.
- Năng suất: Tính năng suất thực tế hái được của các lứa hái trong năm.
22
- Chất lượng: Thử nếm cảm quan chè xanh.
2.4.3. Nghiên cứu đánh giá khả năng nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm
cành của các cây chè Trung du búp tím đầu dòng
- Thí nghiệm gồm: 31 công thức, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 1m2
(100 bầu chè). Từ công thức 1 đến công thức 30 là cây đầu dòng, công thức 31 (đối
chứng) là cây chè Trung du búp tím ngẫu nhiên trong vùng chè nghiên cứu.
Các công thức được bố trí theo phương pháp tuần tự.
- Thí nghiệm được bố trí tại: Vườn ươm giống cây trồng gia đình ông Nông
Quốc Trường, TT Sông Cầu, Đồng hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: Từ T6/2014 đến T9/2015.
* Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
- Tỷ lệ sống: Mỗi công thức cố định 10 hom liên tiếp (30 ngày theo dõi một lần).

- Tỷ lệ ra mô sẹo: Mỗi công thức theo dõi 10 hom liên tiếp, theo dõi sau căm
hom 10 ngày, sau đó cứ 5 ngày theo dõi 1 lần (lần theo dõi sau không trùng với lần
theo dõi trước).
- Tỷ lệ ra rễ: Mỗi công thức theo dõi 10 hom, bắt đầu theo dõi sau cắm hom 40
ngày, sau đó cứ 10 ngày theo dõi một lần (lần sau không trùng với lần trước).
- Tỷ lệ nảy mầm: Mỗi công thức cố định 10 hom liên tiếp, 30 ngày theo dõi một lần.
- Tỷ lệ xuất vườn: Tính tất cả những cây chè con sinh trưởng tốt, có chiều cao 
20cm sau cắm hom 10 tháng.
- Chất lượng cây xuất vườn: Mỗi công thức theo dõi 10 cây gồm các chỉ tiêu
(chiều cao cây, đường kính gốc, số lá trên cây, khối lượng cây, khối lượng rễ, số rễ cấp
1, chiều dài rễ cấp 1, tỷ lệ rễ/thân lá) theo dõi trước khi xuất vườn.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Các thông tin thu thập được trong điều tra được xử lý theo phương pháp thống
kê mô tả bằng phần mềm Excel trên máy tính.
- Xử lý bằng phần mềm xử lý sinh học IRRISTAT .
23
Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả tuyển chọn cây chè Trung du búp tím dòng
Bảng 3.1: Kết quả tuyển chọn cây chè Trung du đầu dòng
STT Địa điểm
Số cây tuyển chọn được qua các vòng tuyển chọn
Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Cây đầu dòng
1 Tân cương
2 La Bằng
3 Sông Cầu
Tổng số
3.2. Đặc điểm hình thái của các cây chè Trung du búp tím đầu dòng
3.2.1. Đặc điểm thân cành
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái thân cành

STT Cây đầu dòng
Đ. kính
gốc (cm)
C.cao
cây (m)
Độ cao phân
cành (cm)
Số
cành C1
(cành)
Độ rộng
tán (m)
1
2
3

3.2.2. Đặc điểm lá của các cây chè Trung du búp tím đầu dòng
Bảng 3.3: Đặc điểm, hình dạng màu sắc lá cây chè Trung du búp tím đầu dòng
STT Cây đầu dòng Màu sắc Dạng lá Răng cưa Phiến lá
1
2
3

Bảng 3.4: Kích thước lá và số đôi gân chính của chè trung du búp tím đầu dòng
24
STT
Cây
đầu dòng
Chiều dài
lá (cm)

C.rộng
lá (cm)
Diện tích
lá (cm
2
)
Dài/rộng
Số đôi gân
chính (đôi)
1
2
3

3.2.3. Đặc điểm búp chè của những cây chè Trung du búp tím đầu dòng
Bảng 3.5: Đặc điểm búp của các cây chè Trung du búp tím đầu dòng
STT Cây đầu dòng
Chiều dài búp
(cm)
Khối lượng
búp (g/búp)
Mức độ
lông tuyết
1
2
3

3.2.4. Đặc điểm sinh trưởng của các cây chè Trung du búp tím đầu dòng
3.2.4.1. Đặc điểm sinh trưởng búp
Bảng 3.6: Thời gian sinh trưởng búp và số lứa hái trong năm
của các cây chè Trung du búp tím đầu dòng

STT Cây đầu dòng
Thời gian sinh
trưởng/năm (ngày)
Số lứa hái/năm
(lứa)
1
2
3

25
3.2.4.2. Khả năng cho năng suất của các cây chè Trung du búp tím đầu dòng
Bảng 3.7: Năng suất của các cây chè Trung du búp tím đầu dòng
TT Cây ĐD
Năng suất (g/cây/lứa) Năm 2013
L1 L2 L3 L4 TB
1
2
3

CV%
LSD05
3.3. Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống các cây chè Trung du búp tím
Tỉ lệ ra mô sẹo của các cây chè đầu dòng
Bảng 3.8: Tỉ lệ ra mô sẹo của cây chè trung du búp tím đầu dòng
STT Cây đầu dòng
TL ra mô sẹo sau cắm hom (%)
20 ngày 40 ngày
1
2
3


CV (%)
LSD.
05
Tỷ lệ ra rễ của các cây chè đầu dòng
Bảng 3.9. Tỷ lệ ra rễ của các cá thể chè Trung du búp tím đầu dòng
STT Cá thể chè
TL ra rễ sau cắm hom (%)
60 ngày 90 ngày
1
2
3
… …
CV(%)
LSD
05
Tỷ lệ nảy mầm của các cây chè đầu dòng
Bảng 3.10. Tỷ lệ nảy mầm của các cá thể chè Trung du búp tím đầu dòng

×