Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Thực trạng sử dụng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật giâm cành cây thuốc tắm dồi đao lường tại xã bản qua huyện bát xát lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.15 MB, 151 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
================





LƯU TRỌNG DƯƠNG






THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM CÀNH
CÂY THUỐC TẮM DỒI ðAO LUỒNG TẠI XÃ BẢN QUA,
HUYỆN BÁT XÁT- LÀO CAI




LUẬN VĂN THẠC SĨ












HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
================





LƯU TRỌNG DƯƠNG






THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM CÀNH
CÂY THUỐC TẮM DỒI ðAO LUỒNG TẠI XÃ BẢN QUA,
HUYỆN BÁT XÁT- LÀO CAI



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG







HÀ NỘI - 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Lưu Trọng Dương


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu ñề tài, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình và những lời chỉ bảo
chân tình từ rất nhiều ñơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành nông nghiệp.
Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân ñã dành cho
tôi sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp ñỡ
nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS. Vũ Quang Sáng là người trực tiếp hướng
dẫn và giúp ñỡ tôi về mọi mặt ñể tôi hoàn thành ñề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến ñóng góp quý báu của các thầy,
cô trong khoa Nông học, các thầy cô trong Viện ðào tạo Sau ñại học.
Tôi xin cảm ơn Phòng NN & PTNT, Phòng Tài nguyên và môi trường
huyện Bát Xát, cấp Ủy ðảng chính quyền xã Bản Qua, huyện Bát Xát – tỉnh
Lào Cai, ñã tạo ñiều kiện giúp tôi thực hiện ñề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, ñộng viên và giúp ñỡ của gia ñình, người thân, bạn bè
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Lưu Trọng Dương

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

MỤC LỤC



Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
Danh mục chữ viết tắt xi
1 ðĂT VẤN ðỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
1.2.1 Mục ñích: 2
1.2.2 Yêu cầu: 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp giâm cành 4
2.2 ðặc ñiểm thực vật học, nông học và giá trị của cây thuốc tắm 5
2.2.1 Ngồng uân m’hây (Deris elliptica (SW.) Benth 6
2.2.2 Puồng ñìa diêm (Dây ông lão): (Tên khoa học: Clematis sp.) 6
2.2.3 Trà kỉnh m’hây: (Tên khoa học: Musaeda sp.) 6
2.2.4 Chu tạy m'hây: (Tên khoa học: Illigera sp1.) 7
2.2.5 Puồng ñìa nhau (Dây ruột gà ): Tên khoa học: Clematis sp. 7
2.2.6 L’cọ (Tên khoa học: Alpinia sp.) 8
2.2.7 Kèng pi ñẻng (Tên khoa học: Luculia pinceana Hook.f.) 8
2.2.8 Dàng nải (Tên khoa học: Holboellia chapaensis Gagn) 9

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v


2.2.9 Mà gầy khăng (Tên khoa học: Họ Fabaceae) 9
2.2.10 Trà kỉnh (Tên khoa học: Mussaenda sp.) 9
2.2.11 Tùng dìe (Tên khoa học: Sambucus javanica Reinw. Ex Blume) 9
2.2.12 Puồng ñìa bua (Tên khoa học: Mikania cordata Burm.f
B.L.Robinson) 10
2.2.13 ðìa piêu hỏa (Tên khoa học: chưa biết) 10
2.2.14 Puồng ñìa chịa (Tên khoa học: chưa biết) 10
2.2.15 Chẩn tẩy chà (Tên khoa học: chưa biết) 10
2.2.16 ðìa giản (Tên khoa học: chưa biết) 10
2.2.17 Chè gầy xiết ñẻng (Tên khoa học: Lasianthus sp.) 11
2.2.18 Dồi ñao luồng (Tên khoa học: chưa biết) 11
2.3 Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới và Việt Nam 11
2.3.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cây thuốc ở ngoài nước 11
2.3.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cây thuốc ở trong nước 14
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây thuốc tắm của người Dao ñỏ
huyện 20
2.5 Những nghiên cứu về phương pháp nhân giống vô tính bằng
giâm cành 25
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 25
2.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 26
3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 ðịa ñiểm và thời gian, vật liệu nghiên cứu 28
3.1.1 ðịa ñiểm, thời gian nghiên cứu 28
3.1.2 ðối tượng nghiên cứu: 28
3.1.3 Vật liệu nghiên cứu: 28
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
3.2.1 Nội dung nghiên cứu 28
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 29


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

3.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm: 32
3.3 Phương pháp Xử lý số liệu : 33
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1 ðiều tra ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nguồn tài nguyên và
tình hình khai thác nguồn gen cây thuốc tắm tại xã Bản Qua,
huyện Bát Xát - Lào Cai 34
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Bát Xát 34
4.1.2 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Bản Qua 43
4.1.3 ðiều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc tắm tại xã Bản Qua 48
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ñến khả
năng nhân giống bằng giâm cành cây thuốc tắm Dồi ðao Luồng
tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai 60
4.2.1 Ảnh hưởng của nồng ñộ α-NAA ñến khả năng tái sinh của cành
giâm cây thuốc tắm Dồi ðao Luồng 60
4.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể ñến khả năng tái sinh của cành
giâm cây thuốc tắm Dồi ðao Luồng 72
4.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí cành giâm ñến khả năng tái sinh
của cành giâm cây thuốc tắm Dồi ðao Luồng 80
4.2.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài (số ñốt) cành giâm ñến khả
năng tái sinh của cành giâm cây thuốc tắm Dồi ðao Luồng 86
4.2.6 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm ñến khả năng tái sinh
của cành giâm cây thuốc tắm Dồi ðao Luồng 91
4.2.7 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ra ngôi ñến khả năng sinh
trưởng và phát triển của cành giâm cây thuốc tắm Dồi ðao Luồng 97
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 100
5.1 Kết luận 113
5.2 ðề nghị 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

4.1 Các nhóm ñất chính của huyện Bát Xát 36
4.2 Phân bố các loài thuốc tắm trong các ngành thực vật 48
4.3 Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ 49
4.4 Thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc nhất ở khu vực nghiên cứu 50
4.5 Tình hình thu hái cây thuốc tắm 54
4.6 Danh mục các cây thuốc tắm có mức ñộ ưu tiên bảo tồn ≥ 10
ñiểm ở Bát Xát (xếp theo thứ tự ñiểm ưu tiên bảo tồn) 58
4.7 Ảnh hưởng của nồng ñộ α-NAA ñến tỷ lệ ra rễ, nảy mầm của
cành giâm cây Dồi ñao luồng 61
4.8 Ảnh hưởng của nồng ñộ α-NAA ñến số lượng rễ và chiều dài rễ
của cành giâm cây Dồi ñao luồng 64
4.9 Ảnh hưởng của nồng ñộ α-NAA ñến thời gian nảy mầm và chiều
dài mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 65
4.10 Ảnh hưởng của một số chế phẩm giâm chiết cành ñến tỷ lệ ra rễ,
nảy mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 67
4.11 Ảnh hưởng của một số chế phẩm giâm chiết cành ñến số lượng rễ
và chiều dài rễ của cành giâm cây Dồi ñao luồng 69
4.12 Ảnh hưởng của một số chế phẩm giâm chiết cành ñến thời gian
nảy mầm và chiều dài mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 71
4.13 Ảnh hưởng của giá thể ñến tỷ lệ ra rễ, nảy mầm của cành giâm

cây Dồi ñao luồng 73
4.14 Ảnh hưởng của giá thể ñến số lượng rễ và chiều dài rễ của cành
giâm cây Dồi ñao luồng 76

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

4.15 Ảnh hưởng của giá thể ñến thời gian nảy mầm và chiều dài mầm
của cành giâm cây Dồi ñao luồng 78
4.16 Ảnh hưởng của vị trí cành giâm ñến tỷ lệ ra rễ, nảy mầm của
cành giâm cây Dồi ñao luồn 81
4.17 Ảnh hưởng của vị trí cành giâm ñến số lượng rễ và chiều dài rễ
của cành giâm cây Dồi ñao luồng 83
4.18 Ảnh hưởng của vị trí cành giâm ñến thời gian nảy mầm và chiều
dài mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 85
4.19 Ảnh hưởng của chiều dài cành giâm ñến tỷ lệ ra rễ, nảy mầm của
cành giâm cây Dồi ñao luồng 87
4.20 Ảnh hưởng của chiều dài cành giâm ñến số lượng rễ và chiều dài
rễ của cành giâm cây Dồi ñao luồng 89
4.21 Ảnh hưởng của chiều dài cành giâm ñến thời gian nảy mầm và
chiều dài mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 90
4.22 Ảnh hưởng của thời vụ giâm cành ñến tỷ lệ ra rễ, nảy mầm của
cành giâm cây Dồi ñao luồng 92
4.23 Ảnh hưởng của thời vụ giâm cành ñến số lượng rễ và chiều dài rễ
của cành giâm cây Dồi ñao luồng 94
4.24 Ảnh hưởng của thời vụ giâm cành ñến thời gian nảy mầm và
chiều dài mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 96
4.25 Ảnh hưởng của thời gian ra ngôi ñến khả năng sinh trưởng và
phát triển của cành giâm cây thuốc tắm Dồi ðao Luồng 98


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC HÌNH



STT Tên hình Trang

4.1 Tỷ lệ các nhóm ñất chính của huyện Bát Xát (%) 39

4.2 Bản ñồ hiện trạng sử dụng ñất huyện Bát Xát 40

4.3 Sự phân bố cây thuốc tắm theo môi trường sống ở KVNC 51

4.4 Một số môi trường sống của cây thuốc ở khu vực nghiên cứu 52

4.5 Ảnh hưởng của nồng ñộ α-NAA ñến tỷ lệ ra rễ, nảy mầm của
cành giâm cây Dồi ñao luồng 62

4.6 Ảnh hưởng của nồng ñộ α-NAA ñến số lượng rễ và chiều dài rễ
của cành giâm cây Dồi ñao luồng 64

4.7 Ảnh hưởng của nồng ñộ α-NAA ñến thời gian nảy mầm và chiều
dài mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 66
4.8 Ảnh hưởng của một số chế phẩm giâm chiết cành ñến tỷ lệ ra rễ,
nảy mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 68

4.9 Ảnh hưởng của một số chế phẩm giâm chiết cành ñến số lượng rễ
và chiều dài rễ của cành giâm cây thuốc tắm Dồi ðao Luồng 70


4.10 Ảnh hưởng của một số chế phẩm giâm chiết cành ñến thời gian
nảy mầm và chiều dài mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 71

4.11 Ảnh hưởng của giá thể ñến tỷ lệ ra rễ, nảy mầm của cành giâm
cây Dồi ñao luồng 74

4.12 Ảnh hưởng của giá thể ñến số lượng rễ và chiều dài rễ của cành
giâm cây Dồi ñao luồng 77

4.13 Ảnh hưởng của giá thể ñến thời gian nảy mầm và chiều dài mầm
của cành giâm cây Dồi ñao luồng 79

4.14 Ảnh hưởng của vị trí cành giâm ñến tỷ lệ ra rễ, nảy mầm của
cành giâm cây Dồi ñao luồng 81


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
x

4.15 Ảnh hưởng của vị trí cành giâm ñến số lượng rễ và chiều dài rễ
của cành giâm cây Dồi ñao luồng 84

4.16 Ảnh hưởng của vị trí cành giâm ñến thời gian nảy mầm và chiều
dài mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 85

4.17 Ảnh hưởng của chiều dài cành giâm ñến số lượng rễ và chiều dài
rễ của cành giâm cây Dồi ñao luồng 88

4.18 Ảnh hưởng của chiều dài cành giâm ñến số lượng rễ và chiều dài

rễ của cành giâm cây Dồi ñao luồng 89

4.19 Ảnh hưởng của chiều dài cành giâm ñến thời gian nảy mầm và
chiều dài mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 90

4.20 Ảnh hưởng của thời vụ giâm cành ñến tỷ lệ ra rễ, nảy mầm của
cành giâm cây Dồi ñao luồng 93

4.21 Ảnh hưởng của thời vụ giâm cành ñến số lượng rễ và chiều dài rễ
của cành giâm cây Dồi ñao luồng 95

4.22 Ảnh hưởng của thời vụ giâm cành ñến thời gian nảy mầm và
chiều dài mầm của cành giâm cây Dồi ñao luồng 96

4.23 Khả năng tăng trưởng của mầm sau ra ngôi … ngày 98


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT

KÍ HIỆU NỘI DUNG
1 CSHT Cơ sở hạ tầng
2 CT Công thức
3 D Chiều dài
4 ð/C ðối chứng

5 ðVT ðơn vị tính
6 SL Số lượng
7 TCN Trước công nguyên
8 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
9 TDTT Thể dục thể thao
10 TNVN Tiếng nói Việt Nam
11 TL Tỉnh lộ
12 TMDV Thương mại dịch vụ
13 TG Thời gian


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

1. ðĂT VẤN ðỀ

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi cộng ñồng dân tộc nhìn chung ñều
mang bản sắc văn hoá riêng. Trong ñó, vốn tri thức dân gian về kinh nghiệm
sử dụng cây thuốc chữa bệnh rất ña dạng và phong phú (Nguyễn Thị Thủy,
Phạm Văn Thỉnh (2004)).Với vành ñai khí hậu nhiệt ñới gió mùa, nóng và ẩm
ở châu Á, ñặc ñiểm ñịa hình và khí hậu ña dạng tạo cho Việt Nam có tính ña
dạng sinh học rất cao và ñược công nhận là một trong 25 nước có ñộ ña dạng
sinh học cao nhất trên thế giới (Lưu ðàm Cư và cs. 2004). Theo các số liệu
ñiều tra và thống kê của Phạm Hoàng Hộ, ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài
thực vật bậc cao có mạch (Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993). Trong số ñó, có
khoảng 3.800 loài cây dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36% trong số 10.500
loài ñã biết. Trên thế giới có khoảng 35.000 loài thực vật làm thuốc thì Việt
Nam chiếm 11% và theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong số 21.000
loài thì Việt Nam chiếm khoảng 18% (dẫn theo Phạm Hà Thanh Tùng, 2006).

Bằng những kinh nghiệm dân gian của những người làm thuốc trong mỗi dân
tộc, những tri thức về cây thuốc ñược truyền miệng và lưu truyền cho con
cháu ñời sau, thế hệ nối tiếp thế hệ. Dần dần, các bài thuốc có tính ñộc ñáo và
trở nên thông dụng trong phương tiện chăm sóc sức khỏe người dân cộng
ñồng dân tộc mình và những dân tộc xung quanh. Chính vì vậy, ñã có rất
nhiều công trình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc cũng như bảo tồn các tri
thức y học dân gian ñược tiến hành và mang lại kết quả quan trọng. Tuy
nhiên, vấn ñề bảo tồn cây thuốc còn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên
nhân khác nhau như: chiến tranh, ñô thị hóa, kinh tế thị trường… và sự suy
giảm nguồn tài nguyên cây thuốc. Cho nên, cần phải có những biện pháp và
kế hoạch hành ñộng cụ thể nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc và bảo
tồn những tri thức y học dân tộc.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

Trong cộng ñồng người dân tộc miền núi, ngoài các dạng thuốc cổ truyền
thường dùng như thuốc sắc uống, thuốc ñắp, thuốc ngâm, cao thuốc còn có
các bài thuốc tắm. Thuốc tắm là bài thuốc nổi tiếng của người Dao ñỏ sinh
sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, ñặc biệt là tại Lào Cai có các
loài cây thuốc tắm rất ña dạng và phong phú.
Bát Xát là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai với phần lớn dân số là
các ñồng bào dân tộc ít người có cuộc sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên
nhiên, trong ñó có các loài cây thuốc. Dân tộc Dao ñỏ là một trong số các
ñồng bào dân tộc có truyền thống và nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng
các loài cây thuốc phục vụ cho chữa bệnh. Theo người Dao ñỏ tắm lá thuốc
có thể chữa ñược nhiều bệnh và các chứng bệnh mắc phải trong cuộc sống
hàng ngày như: Bệnh ñau ñầu, khớp, cảm (cúm, sốt, lạnh, …), phụ nữ sau
sinh, phục hồi sức khoẻ, cầm máu, làm liền vết thương, ăn uống khó tiêu, tăng
cường sức khoẻ, …

Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác cây thuốc một cách bừa bãi của ñồng
bào ñã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực ñối với nguồn tài nguyên này cũng
như tới công tác bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên của rừng nói
chung và của hụyện Bát Xát nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng
tôi lựa chọn ñề tài: “Thực trạng sử dụng và nghiên cứu một số biện pháp
kỹ thuật giâm cành cây thuốc tắm Dồi dao luồng tại xã Bản Qua huyện Bát
Xát tỉnh Lào Cai” làm cơ sở ñể sử dụng hợp lý tài nguyên thực vật và bảo tồn
nguồn gen quý hiếm của cây thuốc tắm, góp phần vào công cuộc bảo tồn các
loài thực vật và tri thức bản ñịa của Việt Nam cũng như trong khu vực.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích:
ðánh giá thực trạng sử dụng, khai thác và xác ñịnh ñược khả năng nhân
giống vô tính bằng kỹ thuật giâm cành nhằm bảo tồn, phát triển nguồn gen
cũng như khai thác bền vững cây thuốc tắm nhằm duy trì ña dạng sinh học,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

bản sắc văn hóa và kiến thức bản ñịa góp phần xóa ñói giảm nghèo, tăng thu
nhập cho các hộ nông dân xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
1.2.2. Yêu cầu:
- ðánh giá ñược thực trạng nguồn gen một số loài cây thuốc tắm có nguy
cơ bị tuyệt chủng.
- ðề xuất ñược hướng bảo tồn thông qua phương pháp nhân giống vô tính
bằng giâm cành hiệu quả cây thuốc tắm tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của nồng ñộ α-NAA và loại chế phẩm ra rễ, các loại giá thể cũng
như thời vụ, vị trí và số ñốt phù hợp cho sự ra rễ, sinh trưởng phát triển của

cành giâm cây thuốc tắm trồng tại Bát Xát, Lào Cai.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu nhân giống vô tính cây thuốc tắm bằng kỹ thuật giâm
cành nhằm bảo tồn nguồn gen quý và ñộc ñáo mà người Dao ñỏ sử dụng.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần vào việc xây dựng quy trình
nhân giống vô tính cây thuốc tắm bằng kỹ thuật giâm cành ñể tạo cây giống
có chất lượng phục vụ nhu cầu sử dụng, sản xuất ngày càng tăng tại Lào Cai.
- Các kết quả nghiên cứu cũng giúp cán bộ kỹ thuật và người sản xuất
lựa chọn ñược biện pháp kỹ thuật thích hợp ñể nâng cao hiệu quả trong nhân
giống bằng giâm cành ñể duy trì và phát triển cây thuốc tắm, góp phần xóa
ñói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân xã Bản Qua, huyện Bát
Xát nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung.




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp giâm cành
Nhân giống vô tính là tái tạo cây mới từ một bộ phận nào ñấy của các cơ
quan dinh dưỡng như rễ, thân, lá, chồi…Phương thức nhân giống vô tính khắc
phục ñược nhược ñiểm cơ bản của nhân giống hữu tính là không có sự phân ly
về mặt di truyền nên cây con hoàn toàn mang ñặc tính tốt của cây mẹ.
ðối với cây thuốc tắm Dồi ðao Luồng, chúng tôi chọn phương pháp
nhân giống vô tính bằng cành giâm ñể nghiên cứu. Phương pháp giâm cành
cây thuốc là sử dụng một bộ phận gồm ñoạn thân lá (cơ quan dinh dưỡng) của

cây mẹ ñể tái sinh ra cây mới.
Khi có tác ñộng cắt cành thì auxin sẽ ñược vận chuyển từ các ñỉnh sinh
trưởng và các cơ quan non qua hệ thống mạch libe ñến phần vết cắt cành
chiết, cành giâm ñể kích thích tạo ra rễ bất ñịnh. Người ta chia sự hình thành
rễ bất ñịnh làm ba giai ñoạn:
- Giai ñoạn phản phân hóa của tế bào tượng tầng trở lại chức năng phân
chia của mô phân sinh tạo khối tế bào bất ñịnh (callus) cần lượng auxin cao
(khoảng 10
-4
– 10
-5
g/cm
3
).
- Giai ñoạn tái phân hóa, các tế bào bất ñịnh tái phân hóa hình thành
mầm rễ bất ñịnh cần lượng auxin thấp hơn (10
-7
g/cm
3
).
- Giai ñoạn sinh trưởng của mầm rễ ñể hình thành rễ bất ñịnh cần lượng
auxin rất thấp (khoảng 10
-11
– 10
-12
g/cm
3
).
Thường sử dụng các chất thuộc nhóm auxin ngoại sinh ñể kích thích sự
tạo rễ bất ñịnh nhanh và hiệu quả trong kỹ thuật giâm chiết cành như IBA, α-

NAA, 2,4D,… (Vũ Quang Sáng và cs. 2007)
ðể nhân giống thành công thì cành giâm phải ñược tái sinh rễ. Vì vậy,
việc sử dụng chất ñiều hoà sinh trưởng kích thích ra rễ auxin có tính chất
quyết ñịnh tốc ñộ tăng trưởng của rễ.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

ðể tạo thành cây Dồi ðao Luồng hoàn chỉnh và sinh trưởng tốt trong
vườn ươm, ñủ tiêu chuẩn, ñưa ra trồng trên nương nó phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu là chất lượng hom giống, ñất trong bầu, chế
ñộ ánh sáng, chế ñộ chăm sóc và phân bón cho vườn ươm.
Môi trường cắm hom Dồi ðao Luồng thường dùng là một loại ñất xốp
có thành phần có giới trung bình. Từ vết cắt hom Dồi ðao Luồng sau khi
giâm cành xuống ñất, nó sẽ hình thành màng mộc thiêm ñể chống sự xâm
nhập của vi sinh vật, dần dần tạo thành mô sẹo và từ ñó mọc ra rễ ñầu tiên,
mầm nách của hom Dồi ðao Luồng cũng ñược phát triển từng bước cùng với
sự phát triển của bộ rễ, ñầu tiên là lá vảy ốc mở, sau ñó ñến các lá cá và lá
thật, ñể tạo thành cây Dồi ðao Luồng hoàn chỉnh. Nếu ñể mầm phát triển sớm
hơn phát triển rễ là không có lợi cho cây giâm do ñó phải ñiều chỉnh sinh
trưởng cân ñối mầm và rễ.
Trong các yếu tố trên thì chất lượng hom giống ngoài phụ thuộc vào kỹ
thuật nuôi hom trên cây mẹ nó còn phục thuộc rất lớn vào bản chất di truyền
của từng giống, từng loài. Trong thực tế, có những loài giâm cành rất ñơn
giản, tỷ lệ sống cao những cũng có những loài cây khi giâm cành rất khó ra rễ
và ñiều này thường gặp trong quá trình chọn lọc giống, loài.
ðối với những giống tốt khó giâm cành có thể khắc phục bằng cách sử
dụng chất kích thích ra rễ ñể giâm cành như: IAA hoặc IBA và NAA.
ðối với cây có múi, giâm cành có ý nghĩa quan trọng là khắc phục hiện
tượng phân ly biến dị của cây gốc ghép, tạo ra tổ hợp cây ghép thuần nhất;

ðối với cây lâm nghiệp, giâm cành giúp quá trình nhân giống nhanh, cho các
loại cây giống ñồng ñều, sức sống tốt (Nguyễn Dương Tài, 1987).
2.2. ðặc ñiểm thực vật học, nông học và giá trị của cây thuốc tắm
Qua kết quả ñiều tra các loài cây thuốc tắm của người Dao ñỏ có tổng số
94 loài, trong ñó có một số loài có nguy cơ cạn kiệt và thường xuyên ñược sử
dụng trong các bài thuốc tắm của người Dao ñỏ như: Phụ nữ sau khi sinh, các
bệnh xương khớp và thần kinh, cảm cúm, nhức ñầu, sưng, phù, v.v

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

2.2.1 Ngồng uân m’hây (Deris elliptica (SW.) Benth
Cây mọc hoang trong rừng thứ sinh vùng ñồi, núi và thích hợp với
nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau, ñặc biệt là ñất mùn ở các khe núi. Dạng dây
leo có cành hơi ñen, có u sần sùi. Lá có từ 9 - 13 lá chét gần bằng nhau, hình
ngọn giáo ngược. Gốc tròn, hơi có lông ở mặt trên, có lông mềm ở mặt dưới.
Cuống lá chung có lông và có rãnh. Hoa màu hồng nhạt, xếp thành chùm ở
nách, quả thuôn hình ngọn giáo, có 2 cánh, cánh trên rộng và ngoằn nghèo
(Trần Văn Ơn, 2004).
Có thể thu hái, phơi khô ñể dùng dần. Người Dao ñỏ ở Sa Pa thường sử
dụng loài cây này trong bài thuốc tắm với công dụng: trị sống lưng ñau nhức,
mệt mỏi và thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh, v.v (Lê Trần ðức, 1995).
2.2.2 Puồng ñìa diêm (Dây ông lão): (Tên khoa học: Clematis sp.)
Cây mọc ở các khu như ven suối, thung lũng ẩm ướt, nương rãy và trên
núi ñá vôi. Dây leo nhánh mảnh có lông, to 3mm, lông dài. Lá ñơn hình tam
giác, gốc cắt ngang dài 9 - 17cm, dài 2,4- 6,8cm không lông, gân ở gốc 5, mép lá
có ít răng, mặt trên nâu ñen, cuống 6 - 9cm. Hoa ñơn ñộc ở nách lá, cuống hoa
dài, lá dài 4cm, rộng khoảng 1cm có lông như nhung trắng ở mé, nhị nhiều, chỉ
nhị dẹp, có rìa lông dài, trắng bạc, lá noãn dầy lông. Quả có mỏ dài, có lông
(Trần Văn Ơn, 2004). Có vị cay, ñắng tính ấm, có tác dụng hành huyết, hoạt

huyết, sát khuẩn tiêu viêm.
Rễ cây có thể thanh nhiệt, giải ñộc, dùng chữa cảm kinh phong cấp, sốt
cao và ñau hầu họng. Mặt khác, rễ cây dùng ñể trị ñau dạ dày, ho và dùng
ngoài trị viêm tuyến mang tai (Lê Trần ðức, 1995).
2.2.3 Trà kỉnh m’hây: (Tên khoa học: Musaeda sp.)
Cây mọc chủ yếu ở những nơi ẩm ướt (ven suối và thung lũng ẩm)
trong rừng (rừng rậm, rừng thứ sinh). Loài này có nhiều ở khu rừng phòng hộ
tại khu vực nghiên cứu. Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, cao từ 1,5 - 3,0m, có lông
vàng nằm, lá có phiến hình ngọn giáo ngược, bầu dục hay trái xoan, nhọn hay

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

tù ở gốc, chóp có mũi dài từ 10 - 18cm, rộng 3 - 6cm màu xanh ôliu, có lông
cứng rải rác ở mặt trên, có lông mền ở mặt dưới, nhất là trên các gân, cụm hoa
nhiều gù gồm nhiều xim bò cạp. Hoa vàng, quả thường khô và hình nan, hình
xoan ngược hay bầu dục, mang lá dài 6 - 8mm, hạt rất nhiều và nhỏ. Vị ngọt
nhạt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải ñộc, tiêu viêm, lợi tiểu (Trần Văn
Ơn, 2004). Người Dao ñỏ dùng cây này sử dụng trong bài thuốc tắm ñể chữa
cảm cúm, mệt mỏi, phụ nữ sau sinh, v.v.
2.2.4 Chu tạy m'hây: (Tên khoa học: Illigera sp1.)
Thường gặp ở rìa rừng và nơi ẩm ven suối. Thu hái các bộ phận của cây
quanh năm, dùng tươi hay khô. Dây leo, nhánh non có lông mịn màu sét vàng,
lá mọc so le, có 3 lá chét, mặt trên màu lục sẫm và sáng bóng, lúc khô không
ñen, mặt dưới ñầy lông xám vàng, dài 3 - 13cm, gân phụ 3 - 4 cặp, cuống lá
có lông. Cụm hoa chùm kép ở nách lá, ñầy lông xám vàng, nụ hoa cao, hoa
màu tím ñỏ cao 8mm, cánh hoa nhỏ hơn lá ñài. Quả có 4 cánh (2 cánh dài, 2
cánh ngắn) rộng tới 17cm. Hoa quả ra tháng 10 ñến tháng 12 hàng năm (Trần
Văn Ơn, 2004).
Cành lá thường ñược dùng ñể nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh

cho mau lại sức, sương khớp, v.v
2.2.5 Puồng ñìa nhau (Dây ruột gà ): Tên khoa học: Clematis sp.
Cây mọc hoang dại, có thể thu hoạch rễ quanh năm, rễ rửa sạch thái
mỏng, phơi khô. Thân dây có thể thu hái quanh năm, cắt ngắn phơi khô. Là
cây thân gỗ mọc trườn, nửa hoá gỗ. Lá có cuống dài bằng phiến, thường là 3
phiến, nhăn có lông thưa, hình trái xoan nhọn mũi, có gốc cụt, tròn hay nhọn
khi khô màu ñen. Cụm hoa ra ở nách lá, có lá bắc chia 1 - 3 lá chét khá phát
triển, quả bế hình bầu dục hoặc lăng kính, có lông mềm, tận cùng là một lớp
vòi nhụy có lông dài hơn 4 lần bầu. Hoa ra tháng 6 - 8, quả tháng 9 – 10 (Trần
Văn Ơn, 2004).
Rễ cây có vị cay, mặn, tính ấm, có tác dụng khư phòng trừ thấp, thông

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

lạc chỉ thống. Thân có vị ngọt nhạt hơi ñắng, tính mắt có tác dụng lợi tiểu,
nhuận tràng, tiêu viêm.
Rễ thường ñược dùng làm thuốc chữa tiêu hoá, thông tiểu tiện và lợi
sữa. Rễ cây chữa thiên ñầu thống, ñau phong và thần kinh mặt bị tê dại, chữa
chân tay yếu mỏi co giật gân, co duỗi khó khăn, nấc nghẹn, làm thuốc chữa
phong, giải nhiệt, dân gian dùng làm thuốc chữa hóc xương cá (Chu Thái Sơn
và cs. 2004).
2.2.6. L’cọ (Tên khoa học: Alpinia sp.)
Cây mọc hoang dại dưới ánh sáng tán xạ của các cây gỗ lớn, ẩm ướt.
Thân dạng thân bụi giống cây rong riềng. Thân trên mặt ñất là thân giả do bẹ
lá ôm vào nhau tạo thành, cao 30 - 50cm, màu ñỏ. Thân ngầm dưới mặt ñất
mang mầm sinh ra thân giả sau này. Lá hình bản dài có bẹ ôm lấy nhau tạo
thành thân giả, dầu và gốc lá nhọn, mép nhẵn, dài 25 - 40cm, rộng 4 - 6cm,
mặt trên có màu xanh bóng. Hoa: trục hoa phát triển từ thân ngầm vươn ra
ngoài thân giả. Chùm hoa nở ở ngọn của thân giả, hoa màu trắng. Quả hình

thành xung quanh một trục mọc ra từ thân giả, mỗi trục mang 1- 6 quả nhỏ,
ñường kính 0,7mm, khi chín có màu ñỏ tươi. Có thể thu hoạch rễ quanh năm,
rễ rửa sạch thái mỏng, phơi khô. Thân dây có thể thu hái quanh năm, cắt ngắn
phơi khô, tắm giúp sảng khoái (Trần Văn Ơn, 2004).
2.2.7. Kèng pi ñẻng (Tên khoa học: Luculia pinceana Hook.f.)
Cây thường gặp ở ven ñường, ven suối, sườn ñồi, nơi ánh sáng trực xạ.
Lá có dạng hình thoi, mọc ñối hình chữ thập, gốc lá và dầu lá nhọn, mép nhẵn có
viền ñỏ. Mặt lá trên có pha thêm màu ñỏ, khi già thành vết ñỏ thẫm, mặt dưới có
màu xanh sáng. Cuống lá và gân lá có màu ñỏ. Lá dài 9 - 16cm, rộng 3 - 5cm.
Thân, cành màu nâu, phân cành ở nách lá. Cây cao từ 1,5 - 2m, có thể hơn.
Hoa: mọc thành chùm lớn ở ñầu cành, mỗi chùm nhỏ có 3 hoa. Tràng 5
cánh có màu hồng nhạt hợp thành ống dài 2 - 3cm. Hoa nở rộ vào tháng 10 và
tháng 11 (Trần Văn Ơn, 2004). Có tác dụng chữa nước tiểu vàng, phù thũng.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

2.2.8. Dàng nải (Tên khoa học: Holboellia chapaensis Gagn)
Cây mọc ở nơi ẩm, ưa ánh sáng tán xạ. Lá kép 3 mọc trên cuống dài 5 -
10cm. Lá kép có ñầu lá nhọn, gốc hơi tù, mặt trên màu xanh, mặt dưới bạc,
dài 15 - 20cm, rộng 6 - 12cm; Thân: mọc bò lan hoặc quấn vào các thân cây
gỗ khác lên tới 5m, màu xám. Những thân già có ñường kính 2 - 3cm (Trần
Văn Ơn, 2004). Người Dao sử dụng cành lá tắm phòng bệnh cho phụ nữ sau
sinh và giúp lợi sữa.
2.2.9. Mà gầy khăng (Tên khoa học: Họ Fabaceae)
Cây mọc ở nơi có ánh sáng. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, có 3 - 5 lá
chét màu xanh nhạt, lá chét dạng hình trứng dài 8 - 12cm, rộng 2 - 4cm, ñầu
và gốc lá nhọn, mép lá nhẵn, cuống lá dài; thân: dạng thân gỗ nhỏ, phân nhiều
cành nhánh, màu nâu hoặc xám. Cây có thể cao trên 5m. Người Dao sử dụng
trong bài thuốc tắm giúp sảng khoái.

2.2.10. Trà kỉnh (Tên khoa học: Mussaenda sp.)
Cây sống ở những nơi ẩm có tán cây che bóng, ưa ánh sáng tán xạ. Lá
ñơn mọc ñối hình chữ thập, dầu nhọn, gốc hơi tù. Lá non có màu xanh nhạt, lá
già có màu xanh thẫm. Lá dài 10 - 15cm, rộng 7 - 10cm; thân: thân tròn, nhỏ
có nhiều ñốt, các ñốt phía trên dài, ñốt gần ñất ngắn. Cành mọc ra ở nách lá
gần mặt ñất, cùng với thân chính tạo thành bụi (Trần Văn Ơn, 2004). Người
Dao sử dụng cành, lá chữa các bệnh về khớp, bệnh hậu sản, ñái buốt, ñau
bụng dưới.
2.2.11. Tùng dìe (Tên khoa học: Sambucus javanica Reinw. Ex Blume)
Cây mọc nơi ñất ẩm, ưa ánh sáng trực xạ. Lá dạng lá kép lông chim lẻ,
mọc ñối, có 5 lá chét. Lá chét hình bầu dục, mép có răng cưa, màu xanh thẫm,
ñầu nhọn, rộng 2 - 4cm, dài 5 - 10cm; Dạng thân bụi, phân nhiều cành nhánh
từ gốc ñến ngọn. Cành mọc ñối từ nách lá. Cành khi non có màu xanh, già
chuyển màu nâu. Sử dụng cành, lá chữa xương khớp, chấn thương phần cứng.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

2.2.12. Puồng ñìa bua (Tên khoa học: Mikania cordata Burm.f
B.L.Robinson)
Cây mọc dưới tán các cây gỗ, nơi ñất ẩm, khá ưa sáng. Lá ñơn hình tim
màu xanh nhạt, mặt trên sáng bóng, mặt dưới màu bạc, cuống dài 3 - 5cm;
Thân: thân dạng dây leo cuốn vào thân cây gỗ khác, màu nâu, trên thân có
nhiều ñốm nhỏ màu trắng.
2.2.13. ðìa piêu hỏa (Tên khoa học: chưa biết)
Thường mọc ở những nơi ẩm ướt, dưới ánh sáng tán xạ. Lá hình tim,
màu xanh ñậm, dài 10 - 30cm, rộng 5 - 15cm, mép lá nhẵn, cuống dạng bẹ dài
10 - 15cm; Dạng thân bò lan trên mặt ñất. Dùng rễ, thân ñể chữa nhức mỏi
chân tay.
2.2.14. Puồng ñìa chịa (Tên khoa học: chưa biết)

Cây mọc nơi ñất ẩm nhiều mùn, dưới các thân cây gỗ, ưa ánh sáng tán
xạ. Lá ñơn mọc ñối hình chữ thập, màu xanh thẫm, ñầu lá và gốc lá nhọn, dài
10 - 15cm, rộng 2 - 4cm, cuống lá dài 1 - 2cm; Dạng dây leo cuốn và các thân
cây gỗ khác, khi còn non có màu xanh thẫm, già có màu nâu.
2.2.15. Chẩn tẩy chà (Tên khoa học: chưa biết)
Cây mọc ven ñường, trên sườn ñồi, nơi có sáng không quá mạnh. Lá
mọc cách, hình bầu dục, ñầu lá và gốc lá nhọn, mép lá có răng cưa, lá non có màu
xanh nhạt, lá già có màu xanh thẫm, dài 5 - 10cm, rộng 3 - 5cm; Dạng thân bụi,
màu nâu, phân nhiều cành từ gốc, cao 60 - 120cm hoặc hơn. Cành, lá chữa
ñau bụng, xương khớp.
2.2.16. ðìa giản (Tên khoa học: chưa biết)
Cây mọc ở nơi ñất mùn không quá ẩm ướt, ưa sáng tán xạ. Lá ñơn, mọc
cách, mép lá nhẵn, mặt lá bóng; Thân: thân dạng gỗ leo, các thân vươn dài
theo cây khác hoặc mọc ñan xen vào nhau thành bụi có thể cao tới trên 3m.
Bộ phận sử dụng chủ yếu là cành lá. Người Dao dung trong bài thuốc
tắm giúp sảng khoái, thư giãn và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

2.2.17. Chè gầy xiết ñẻng (Tên khoa học: Lasianthus sp.)
Cây mọc ở những nơi nưa sáng, ñất ẩm. Lá hình mũi giáo, mọc ñối hình
chữ thập, lá non có màu ñỏ nhạt, khi già chuyển xanh, cuống lá ngắn; Dạng thân
gỗ, phân cành nhánh không nhiều, khi non có màu xanh ñậm, già có màu xám
bạc. Bộ phận sử dụng chủ yếu là cành lá, chữa cảm cúm nhức ñầu.
2.2.18. Dồi ñao luồng (Tên khoa học: chưa biết)
Cây mọc ở những nơi ưa ấm và ẩm, thích ánh sáng (nhưng cũng có thể
mọc ñược trong bóng dâm). Thân leo, lá có hình trái tim, mọc so le, ñầu lá
nhọn dài, mặt trên lá sẫm, mặt dưới nhạt nổi gân rất rõ. Thân, lá người Dao ñỏ
dùng ñể tắm cho phụ nữ sau sinh, ngoài ra còn có tác dụng lợi sữa.

2.3 Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cây thuốc ở ngoài nước
Trải qua nhiều thế kỷ, cây thuốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì
sức khỏe và hạnh phúc của các cộng ñồng người trên khắp thế giới. Các kinh
nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh ñược nghiên cứu ở các mức
ñộ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia.
Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có thể coi
năm 2838 trước Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu
cây thuốc và dược liệu. Cũng vào năm này, Thần Nông viết cuốn: "Bản thảo
ñầu tiên" ñã ghi chép 365 vị thuốc. ðây là bộ sách cổ nhất của ðông y.
Năm 1595 (TCN), Lý Thời Châu (Trung Quốc) ñã tổng kết tất cả kinh
nghiệm về cây thuốc và dược liệu ñể soạn thành quyển: "Bản thảo cương
mục". ðây là cuốn sách vĩ ñại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này. Tác giả
ñã mô tả và giới thiệu 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ (dẫn theo Trần
Quốc Toản, 2005).
Năm 384 - 322 (TCN) Aristote người Hy Lạp ñã ghi chép và lưu giữ
sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này. Sau ñó, năm 340 (TCN)
Theophraste với tác phẩm "Lịch sử thực vật" ñã giới thiệu 500 loài cây cỏ và

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

công dụng. Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê,
song nó mở ñầu cho một giai ñoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này
(dẫn theo Trần Quốc Toản, 2005).
Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 -20 (TCN) giới thiệu
600 loài cây cỏ chủ yếu ñể chữa bệnh và ông là người ñặt nền móng cho nền y
dược học
Năm 79 -23 (TCN), nhà tự nhiên học người La Mã: Plinus soạn thảo bộ
sách: "Vạn vật học" gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có ích (dẫn theo Trần

Quốc Toản, 2005). Năm 890, cuốn "Những cây làm thuốc" ñược tìm thấy ở Nhật
Bản, thống kê gần 100 loài cây có tinh dầu trong số các cây sử dụng làm thuốc.
ðến thời kỳ Phục Hưng (ñầu thế kỷ XV), nhiều bộ Bách khoa toàn thư
về cây cỏ ñã ñược biên soạn ở nhiều quốc gia.
Năm 1533 - 1617, nhà thực vật học người ý Piospiero Alpim phát hiện sự
tồn tại của cá thể ñực, cái của cây chà là, miêu tả ñược hình thái của cây cà phê.
Nhà thực vật học người Thụy Sỹ Alphonse de Cadoue với tác phẩm:
"ðịa lý học tự nhiên" (1855) và "Nguồn gốc cây trồng" (1883) ñã thống kê
các loài cây có ích (dẫn theo Trần Quốc Toản, 2005).
Dược thảo ở châu Âu rất ña dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y
học truyền thống cổ ñiển. Thầy thuốc người Hy Lạp có tên là Dioscorides ñã
viết một cuốn sách “De material Medica” thống kê 600 loại thảo mộc;
Nicholas Culpeper xuất bản cuốn dược thảo “The English Physitian”…
Trung Quốc và Ấn ðộ là hai quốc gia có nền y học cổ truyền lâu ñời. Ở
Trung Quốc, Lý Thời Trân (thế kỷ 16) ñã thống kê ñược 12.000 vị thuốc
trong tập "Bản thảo cương mục". Năm 1977 trong cuốn “Từ ñiển bách khoa
về các phương thuốc cổ truyền Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, ña số là
thảo mộc. Cuốn sách "Cây thuốc Trung Quốc" xuất bản năm 1985 ñã liệt kê
hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh. Ở Ấn ðộ, nền y học cổ truyền - y học
Ayurveda ñã phát triển mạnh, nhiều tri thức bản ñịa ñã ñược nghiên cứu, ñánh

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

giá và ứng dụng có hiệu quả khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng làm
thuốc…(dẫn theo

Hà Văn Quang, 2009).
Thế giới ngày nay có hơn 35.000loài t hực vật ñược dung làm thuốc.
Khoảng 2500 cây thuốc ñược buôn bán trên thế giới. Có ít nhất 2000 cây

thuốc ñược sử dụng ở châu Âu, nhiều nhất ở ðức 1543. Ở châu Á có khoảng
1700 loài ở Ấn ðộ, có ñến 90% thảo dược thu hái hoang dại. Do ñòi hỏi phát
triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự nhiên bị tàn
phá ñến mức không thể cưỡng lại ñược, ước tính có ñến 50% ñã bị thu hái cạn
kiệt (dẫn theo

Hà Văn Quang,2009).
Ở Bangladesh có một số cây thuốc quý như Tylophora indica (dùng
làm thuốc chữa hen), Zannia indica (thuốc tẩy sổ),v.v… trước kia dễ tìm
kiếm, nay ñã trở thành khan hiếm, hoặc loài ba gạc Rauvolfia serpentine vốn
mọc rất phổ biến ở Ấn ðộ, Bangladesh, Thái Lan mỗi năm khai thác ñược
1.000 tấn nguyên liệu ñể xuất sang thị trường Âu - Mỹ, làm thuốc chữa cao
huyết áp. Một số loài cây thuốc quý khác như Coptis tecta mọc nhiều ở vùng
ðông - Bắc Ấn ðộ trước kia mỗi năm khai thác hàng chục tấn bán sang các
nước ðông Nam Á, nay ñã trở lên rất khan hiếm thậm chí ñang ñứng trước
nguy cơ tuyệt chủng (dẫn theo Hà Văn Quang, 2009).
Theo He Shan An và Cheng Zhong Ming (1985) ở Trung Quốc vốn có
một số loài Dioscorea spp trữ lượng khá lớn, trong thập kỷ 50, ñã từng khai thác
tới 30.000 tấn hiện bị giảm sút nhiều, có loài thậm chí ñã phải trồng. Một vài cây
thuốc quý như Fritillaria cirrhosa (làm thuốc ho) phân bố phổ biến ở vùng Tây
Bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn sót lại 1-2 ñiểm với số lượng cá thể ít (dẫn theo
Hà Văn Quang,2009).
ðể bảo tồn các nguồn gen thực vật, các phương pháp bảo tồn chính
ñang ñược áp dụng là bảo tồn ex - situ là ñưa nguồn gen ra khỏi ñiều kiện
tự nhiên sinh sống của nó hoặc ra khỏi hệ thống sản xuất, bảo tồn ex-situ
bao gồm:

×