Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

tiểu luận về kỹ thuật sinh thái đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 20 trang )

Trường Đại học Tài Nguyên & Môi Trường TPHCM
Khoa Môi Trường
Môn: Kỹ Thuật Sinh Thái

KỸ THUẬT SINH THÁI ĐÔ THỊ


2. Nội dung
kỹ thuật sinh
thái đô thị
1. Tổng quan
về đô thị sinh
thái

3. Ứng dụng
kỹ thuật sinh
thái đô thị

4. Kết luận

NỘI
DUNG


1. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ SINH THÁI
Thế kỷ XVIII, một người Anh đã đề cập đến mô hình thành phố được quy
hoạch và xây dựng với các không gian xanh và vành đai xanh, các phân
khu chức năng được xây dựng khá tách biệt.

1.1
Lịch sử


ra đời

Đến những năm 80 thế kỷ XX, nhiều vấn đề môi trường đã nảy sinh do
tốc độ phát triển kinh tế và tỷ lệ đô thị hóa rất cao như: Tài nguyên khai
thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, đô thị cũng tồn tại những bất cập như
nghèo đói, quá tải về hạ tầng…
Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được đô thị sử dụng tiết kiệm nhất tài
nguyên thiên nhiên.
Năm 1975, một chuyên gia thiết kế đô thị được quốc tế công nhận đã khai
sinh ra phong trào Ecocity.
Trong vài năm qua, phong trào xây dựng các đô thị sinh thái trong sự cân
bằng với thiên nhiên đã phát triển trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam thì vấn đề phát triển đô thị sinh thái còn khá mới mẻ, nhưng
trong sự nổ lực để giảm nhẹ các tác động của ô nhiễm môi trường, biến
đổi khí hậu thì xây dựng khu đô thị sinh thái phát triển bền vững đang là
mục tiêu hướng đến của Việt Nam.


1.2 Khái niệm
• Theo tổ chức y tế thế giới WHO “Một đô thị sinh thái là đô thị
mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi
trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và
tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm
việc trong đô thị”.
• “Đô thị sinh thái phải là một thành phố được thiết kế, quy
hoạch và xây dựng có tính đến các tác động tới môi trường,
nơi người dân có ý thức để giảm thiểu việc sử dụng năng
lượng, nước, thực phẩm cũng như giảm thiểu các chất thải”.



1.3 Thành phần của hệ sinh thái đô thị
Theo cấu trúc của hệ sinh thái:

Thành phần
hữu sinh

con người
các loại sinh vật trong môi trường đô thị

Thành phần
vô sinh

Môi trường đô thị, đất, nước, không khí, các
yếu tố khác.

Thành phần
công nghệ

Các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, trường học,
bệnh viện, rạp hát,…


Theo chức năng
hệ sinh thái
Vùng nội thành:
(trung tâm) dân
cư tập trung, lõi
của hệ sinh thái


Chuẩn bị dòng năng
lượng, vật chất đi
vào hệ

Vùng ngoại
thành: (ven đô)
có chức năng
vùng đệm

Tiếp nhận, khắc
phục năng lượng và
vật chất dư thừa

Dự trữ cho sự phát
triển bền vững


2. NỘI DUNG KỸ THUẬT SINH THÁI ĐÔ THỊ
2.1 Đặc điểm
Đặc điểm chung của các khu đô thị sinh thái được xây dựng trên thế giới:
• Các tòa nhà thường được xây dựng theo mô hình thấp tầng.
• Mái nhà phủ cỏ và cây xanh để cách nhiệt.
• Phương tiện đi lại trong khu đô thị là xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch,
xe đạp hoặc xe chạy điện.


2.2 Nguyên tắc đánh giá
• 4 nguyên tắc chính để đánh giá thành phố sinh thái:

Tổ chức Y tế thế giới

(1) Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự
nhiên.
(2) Đa dạng hoá việc sử dụng đất, chức
năng đô thị và hoạt động của con
người.
(3) Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ
sinh thái được khép kín và tự cân bằng.

Việt Nam
(1) Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự
nhiên.
(2) Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng
đất, chức năng đô thị và các hoạt động
khác của con người.
(3) Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ
thống đô thị được khép kín và tự cân
bằng.

(4) Giữ cho phát triển dân số và tiềm năng
(4) Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và
của môi trường, tài nguyên thiên nhiên
tiềm năng của môi trường được cân
được cân bằng tối ưu.
bằng một cách tối ưu.


2.3 Tiêu chí đánh giá
• Các tiêu chí xem xét đánh giá đô thị sinh thái
Cơ cấu đô thị: về sử dụng đất và kiến trúc đô thị. 
Giao thông đô thị với thứ tự ưu tiên: giao thông đi bộ, xe

đạp, xe điện hoặc tàu điện ngầm, xe bus, xe ô tô con.

Tiêu chuẩn
quốc tế về đô
thị sinh thái
(International
Ecocity
Standard –
IES)

Năng lượng: sử dụng năng lượng có thể tái tạo như gió,
mặt trời…, hạn chế sử dụng tài nguyên không tái tạo,
dùng các giải pháp bảo tồn năng lượng.
Xã hội: đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kiến trúc và thiết
kế chỗ ở và sinh hoạt cho người dân, đảm bảo về giáo
dục và việc làm…
Nông nghiệp. 
Quy hoạch các khu vực đặc thù và các công cụ quản lý. 
Chính sách và thể chế quản lý. 
Kinh tế…


• Bảng tiêu chí đánh giá 1 số Đô thị sinh thái trên thế giới chi tiết:
Mức 1
chỉ số

Mức 2 chỉ số

Mức 3 chỉ số


Đơn vị

Tiêu
chuẩn

Theo

Nhân khẩu

Mật độ dân số (thành
phố miền)

Người/km2

3500

Hiện trạng Châu Âu

Cấu trúc

Số lượng giáo dục
trung học cơ sở
(Metropolitan Area)

Người/1000

520

Hiện trạng Bắc Kinh


Đường khu vực mỗi
người (đô thị)

m2/người

28

Hiện trạng London

Diện tích nhà ở mỗi
người (đô thị)

m2/người

16

Hiện trạng Tokyo

Số giường bệnh

Số lượng/10000

90

Hiện trạng thành phố
trong nước

Tiếng ồn

dB(A)


50

Tiêu chuẩn quốc tế

Diện tích cây xanh cho
một người (đô thị)

m2/người

16

Só lượng tối đa trong
thành phố

Thảm xanh đô thị

Khu vực xanh (đô thị)

%

5

Hiện trạng Thẩm
Quyến

Kiểm soát ô nhiễm

Tỷ lệ xả nước thải
công nghiệp


%

100

Tiêu chuẩn Quốc Tế

Cơ sở hạ tầng

Cấu trúc
Môi trường đô thị


• Bảng tiêu chí đánh giá 1 số Đô thị sinh thái trên thế giới chi tiết:
Mức 1
chỉ số

Chức
năng

Sự phối
hợp

Mức 2 chỉ số

Mức 3 chỉ số

Đơn vị

Tiêu

chuẩn

Theo

 

Tỷ lệ xả khí thải công
nghiệp (đô thị)

%

100

Tiêu chuẩn Quốc Tế

Nước sinh hoạt mỗi
người (đô thị)

l/ngày

455

Tiêu chuẩn New

Số điện thoại của 100
(đô thị)

Số lượng/100

55


Thành phố trong nước

Hiệu quả sản xuất

GDP theo đầu người
(đô thị) 1000

1000 Yuan

5

Thẩm Quyến

An sinh xã hội

Tỷ lệ thất nghiệp

%

1.2

Tiêu chuẩn Quốc Tế

Nền văn minh đô
thị

Số bộ sưu tập mỗi
10000 (đô thị)


List/10000

2.5

Tiêu chuẩn Quốc Tế

Tỷ lệ đầu tư của khoa
học và giáo dục trong
GDP

%

2.5

Tiêu chuẩn Quốc Tế

So sánh giữa thu nhập
đô thị và nông thôn

0-1

0.8

Tiêu chuẩn Quốc Tế

Phân bố tài nguyên

Tính bền vững



• Các tiêu chí đánh giá ở Việt Nam
Về kiến trúc, các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn mặt trời, gió
và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước. Thông thường là nhà cao tầng để dành
mặt đất cho không gian xanh.

Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa
dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi giải trí.

Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ yếu trong phạm vi
đô thị hoặc vùng lân cận. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm phục vụ
nhu cầu di chuyển. Chia sẻ ô tô con địa phương cho phép mọi người chỉ sử dụng khi cần thiết.
Công nghiệp của đô thị sinh thái sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và
tái sinh. Các quy trình công nghiệp gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận
chuyển hàng hóa.
Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu,
năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng.


2.4 Nguyên tắc thiết kế theo mục tiêu sinh thái
Xử lý nước thải bằng hệ thống ao hồ tự
nhiên với thành phần thực vật nước giảm
được năng lượng đầu vào tốn kém.

Thu hồi nước mưa để sử dụng lại
nhằm tiết kiệm tài nguyên nước và
năng lượng cho đô thị.

Thiết kế các nhà cao tầng cần có giải pháp
cách nhiệt hiệu quả và tận dụng tối đa khả
năng chiếu sáng, thông gió tự nhiên để làm

mát, giảm thiểu tối đa năng lượng cho hoạt
động của công trình.

Sử dụng hồ, sông cũng như các
vùng đất ngập nước vào thiết kế
cảnh quan đô thị, phục vụ nhu cầu
vui chơi giải trí, du lịch với mục
tiêu sinh thái.

Xây dựng các loại hình dịch vụ viễn thông cơ
sở và thiết lập pháp chế thông tin điện tử, để
khuyến khích làm việc tại chỗ nhằm tiết kiệm
kinh phí thời gian, giảm thiểu phương tiện
giao thông đi lại, tránh ô nhiễm khí thải và
hiệu ứng nhà kính.

Hệ thống thu gom rác thải phân
chia theo khu vực hợp lý để thực
hiện phân loại, thuận lợi cho việc
xử lý và tái chế có hiệu quả.


3. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI ĐÔ THỊ
3.1 Trên thế giới:
Khu dân cư Christie Walk, Adelaide,
Australia
 Được thành lập bởi Tổ chức sinh thái
đô thị của Úc (UEA).
 Là một phiên bản quy mô nhỏ đô thị
sinh thái Úc với diện tích 2,7 ha với 3

dãy phố gồm 23 nhà ở các loại và
tổng số dân khoảng 40 người.
 Thiết kế của Christie Walk tập trung
vào giảm lượng khí thải cacbon trong
quá trình xây dựng và hoạt động hàng
ngày của cộng đồng.
 Các vấn đề được quan tâm như:
• Bảo tồn nước và năng lượng, vật
liệu tái sử dụng và tái chế;
• Tạo ra không gian sống lành
mạnh, thân thiện với môi trường
và có lợi cho sức khỏe.


Thành phố Vancouver, Canada
• 99% điện năng được khai thác từ các
nguồn năng lượng sạch, năng lượng
tái tạo.
• Vancouver cũng đã có kế hoạch cho
các trang trại để sử dụng gió, năng
lượng mặt trời, sóng và năng lượng
thủy triều nhằm làm giảm đáng kể sử
dụng nhiên liệu hoá thạch.

Thành phố Portland, Oregon, USA
• Là thành phố đầu tiên của Mỹ ban
hành một kế hoạch toàn diện về giảm
lượng khí thải CO2 và đã tích cực đẩy
sáng kiến về xây dựng xanh.
• Điển hình, thành phố có hệ thống các

xe buýt, đường sắt, và hệ thống xe
đạp tiên tiến nhất trên thế giới, giúp
giảm thiểu ô nhiễm.


3.2 Ở Việt Nam
Khu đô thị sinh thái Đồng Mai, Q.Hà
Đông, TP Hà Nội
• Diện tích 214,08 ha với quy mô dân số
10.094 người; Khu vực này được quy
hoạch như một khu sinh thái theo định
hướng quy hoạch của TP.
• Dự án có các công trình nhà cửa xây
dựng thấp tầng kết hợp cảnh quan, cây
xanh, mặt nước…với mật độ xây dựng
tối đa 30%.
• Đây sẽ là khu sinh thái cảnh quan kết
hợp khu dân cư có cảnh quan mở kết
hợp không gian xanh của cây xanh,
công viên mặt nước nằm khu vực
ngoại vi trung tâm thành phố.


Khu đô thị xanh Ecopark









Nằm ở phía Đông Nam TP Hà Nội, trên
quy mô gần 500 ha, với giai đoạn 1,54 ha
đã được xây dựng. Với định hướng phát
triển thành khu đô thị sinh thái, Ecopark
dành hơn 20% diện tích để phát triển cây
xanh. Mật độ xây dựng tại đây chỉ chiếm
40% diện tích.
Với 54 ha/ 500 ha đã được xây dựng, hiện
đáp ứng hơn 8.000 cư dân sinh sống, tỷ lệ
cây xanh tại Ecopark ở mức 125 cây
xanh/người, tỷ lệ mặt nước chiếm 30%
tổng diện tích
Phát triển năng lượng sạch Pin năng lượng
mặt trời cho các tòa nhà, hệ thống chiếu
sáng đô thị bằng đèn LED.
Xử lý nước thải (phân loại và xử lý nước
thải để tận dụng nguồn nước cho các mục
tiêu tưới cây) kết hợp với việc phát triển
các mảng xanh trong khu đô thị nhằm
giảm thiểu khí nhà kính.


Khu đô thị sinh thái Cát Tường Phú Sinh tọa lạc ở tỉnh Long An, khu vực
Tây Bắc TPHCM
• Với quy mô 107 ha, khu đô thị sinh thái Cát Tường Phú Sinh có mật độ
không gian xanh lên đến 60% với hàng cây rợp bóng dọc các cung đường,
hệ thống công viên lớn nhỏ với thảm thực vật đa dạng trải đều khắp khu đô
thị, đặc biệt là hồ sinh thái rộng 7 ha và dòng kênh dài 1,7 km như cổ máy

điều hòa giúp bầu không khí dịu mát quanh năm.


4. KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, việc phát triển đô thị sinh thái còn khá mới mẻ và chưa có văn bản pháp luật nào quy
định rõ để đánh giá một đô thị sinh thái. Nên việc phát triển đô thị sinh thái còn rất nhiều khó
khăn.
Cần có giải pháp, chủ trương rõ ràng cho việc xây dựng thành phố xanh có khả năng chống
chịu thiên tai phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Nâng cấp từ khu đô thị kiểu mẫu lên khu
đô thị sinh thái.
Để xây dựng đô thị xanh và bền vững cần có sự đổi mới trong công tác lập quy hoạch
hiện nay tại Việt Nam.
Tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng môi trường, xử lý chất thải
hiệu quả, tăng tái chế, tái sử dụng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với
môi trường.
Tăng cường công tác và năng lực quản lý môi trường ở các cấp.

Tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.




×