Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý nước thải của công ty TNHH TOTO Việt Nam (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN KIÊM HUẦN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ

NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY TNHH TOTO VIỆT NAM”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2010 – 2014

Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Khoa Môi trường và dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Nguyễn
Thị Huệ, tôi tiến hành thực hiện đề tài:" Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp xử lý nước thải của công ty TNHH TOTO Việt Nam".
Thực tập là quá trình tham gia học hỏi, so sánh, nghiên cứu và ứng
dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc ở các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước. Báo cáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày
những nghiên cứu về vấn đề mình quan tâm trong quá trình thực tập, đồng
thời cũng là một tài liệu quan trọng giúp giảng viên kiểm tra đánh giá quá
trình học tập và kết quả thực tập của mỗi sinh viên.
Để tỏ lòng biết ơn tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Th.ss
Nguyễn Thị Huệ - giáo viên hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa
Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các anh/chị trong Công
ty cổ phần xây dựng và môi trường VINAHENCO đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực tập; tôi xin cảm ơn đến bạn bè, những người thân
trong gia đình đã ủng hộ, khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian
và hiểu biết còn hạn chế nên việc thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, tôi
mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn để đề
tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Kiêm Huần



MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài ..................................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài ....................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
2.1. Cơ sở pháp lý............................................................................................................3
2.2 Cơ sở khoa học..........................................................................................................3
2.2.1. Khái niệm về môi trường ......................................................................... 3
2.2.2. Chức năng của môi trường ...................................................................... 4
2.2.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường ........................................................... 4
2.2.4. Khái niệm về tài nguyên nước ................................................................. 4
2.2.5. Khái niệm về ô nhiễm nguồn nước .......................................................... 5
2.2.6. Khái niệm về nước thải và phân loại nước thải ....................................... 6
2.2.7 Khái niệm về nước thải công nghiệp ........................................................ 6
2.2.8. Đặc trưng của nước thải ........................................................................... 6
2.3. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................9
2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải trên Thế giới..................... 9
2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải ở Việt Nam..................... 10
2.3.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải ở Hà Nội......................... 11
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 13
3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................... 13



3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 13
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 13
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 13
3.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội13
3.2.2. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH TOTO Việt Nam .................... 13
3.2.3. Thực trạng nước thải và quy trình xử lý nước thải của công ty TNHH
TOTO Việt Nam............................................................................................... 13
3.2.4. Ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường13
3.2.5. Đề xuất giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do
nước thải công ty gây ra ................................................................................... 13
3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 13
3.3.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn .......................................................... 14
3.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin thứ cấp ..................... 14
3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa .............................................................. 14
3.3.4. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................. 14
3.3.5. Phương pháp phân tích ........................................................................... 15
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 17
4.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội.................................................................................................................... 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ........................................................................ 25
4.2.Tổng quan về Công ty TNHH TOTO Việt Nam................................................ 26
4.2.1. Khái quát về công ty .............................................................................. 26
4.2.2. Vị trí xả nước thải của cơ sở .................................................................. 28
4.2.3. Các hạng mục xây dựng của cơ sở ......................................................... 28
4.2.4. Công suất, thời gian hoạt động của cơ sở ............................................. 29
4.2.5. Công nghệ sản xuất của công ty............................................................. 31


4.3. Thực trạng nước thải và quy trình xử lý nước thải của công ty ....................... 32

4.3.1. Các nguồn phát sinh nước thải của công ty ........................................... 32
4.3.2. Thực trạng nước thải của công ty........................................................... 34
4.3.3. Quy trình xử lý nước thải của công ty ................................................... 35
4.4. Ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường ......... 48
4.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải công ty ................................ 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 56
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 56
5.2. Đề nghị................................................................................................................... 57
5.2.1. Đối với công ty ....................................................................................... 57
5.2.2. Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền ..................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các thông số phân tích trong phòng thí nghiệm ............................. 15
Bảng 4.1. Đặc tính đất của khu vực công ty .................................................... 18
Bảng 4.2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ........................................ 19
Bảng 4.3. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm.......................... 19
Bảng 4.4. Tổng số giờ nắng các tháng và năm tại Hà Đông............................ 20
Bảng 4.5. Tốc độ gió trung bình tháng và năm ................................................ 21
Bảng 4.6. Lượng bốc hơi trung bình tháng từ năm 2008-2012 tại trạm khí
tượng Hà Đông ................................................................................................. 22
Bảng 4.7. Lượng mưa trung bình tháng trong năm.......................................... 23
Bảng 4.8. Số ngày dông sét trong năm ............................................................ 24
Bảng 4.9. Mức nước trung bình hàng tháng của sông Hồng tại Hà Nội ......... 25
Bảng 4.10. Các hạng mục xây dựng chính của cơ sở ...................................... 29
Bảng 4.11. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt tại công ty ................. 38
Bảng 4.12. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất đầu ra của hệ thống xử
lý của công ty ................................................................................................... 46
Bảng 4.13. Kết quả điều tra ý kiến của người dân về vấn đề chất thải của công

ty ....................................................................................................................... 48
Bảng 4.14. Kết quả điều tra ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải
sản xuất của công ty đến môi trường và sức khỏe người dân. ......................... 49


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí Công ty TNHH Toto Việt Nam .............................................. 28
Hình 4.2. Sơ đồ các hạng mục công trình chính của Cơ sở ............................ 29
Hình 4.3. Một số sản phẩm của công ty ........................................................... 30
Hình 4.4. Công nghệ sản xuất của công ty ...................................................... 31
Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý nước thải của công ty ................. 33
Hình 4.6. Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của công ty ................. 36
Hình 4.7. Sơ đồ hệ thống bể tự hoại................................................................. 37
Hình 4.8. Quy trình thu gom và xử lý nước thải sản xuất của công ty ............ 41
Hình 4.9. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải của công ty
.......................................................................................................................... 42
Hình 4.10. Hình chiếu đứng của hệ thống xử lý nước thải của công ty .......... 43
Hình 4.11. Một số hình ảnh về hệ thống xử lý nước thải sản xuất của cơ sở .. 45
Hình 4.12. Cấu tạo của bể lọc Johkasou .......................................................... 51
Hình 4.13. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Johkasou ................................... 52


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD
BTNMT
CNH – HĐH
COD
CTR
DO
ĐTM

KCN
KTTV
MT
NĐ-CP
QCKTQG
QCVN
SS
TCCP
TCVN
TNHH
Tlip
VSMT
VSV

Nhu cầu ô xy sinh hoá
Bộ tài nguyên môi trường
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Nhu cầu ô xy hoá học
Chất thải rắn
Lượng ôxy hoà tan
Đánh giá tác động môi trường
Khu công nghiệp
Khí tượng thủy văn
Môi trường
Nghị định – chính phủ
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
Quy chuẩn Việt Nam
Chất rắn lơ lửng
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam

Trách nhiệm hữu hạn
Khu công nghiệp Thăng Long
Vệ sinh môi trường
Vi sinh vật


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là một nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật. Là nguồn nguyên liệu
quan trọng đối với sự sống trên hành tinh, là điều kiện tồn tại và phát triển của
tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn. Lượng nước trên Trái đất là khổng lồ
song lượng nước ngọt cho phép con người sử dụng chiếm một phần rất nhỏ.
Nhu cầu nước đã vượt cung ở một số nơi trên Thế giới, trong khi dân số vẫn
đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước ngày càng tăng. Sự nhận thức của
cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh
thái còn chưa cao. Nước trở thành nguồn tài nguyên đặc biệt cần được bảo vệ
và sử dụng hợp lý.
Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh CNH HĐH, những lợi ích mà CNH - HĐH mang lại được thể hiện rất rõ qua tình
hình tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, công nghiệp hóa - hiện
đại hóa cũng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Ô nhiễm
môi trường chính là tác hại rõ nhất của nền công nghiệp phát triển.Tốc độ
công nghiệp hoá và đô thị hoá tăng nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực
ngày càng nặng nề đối với môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng
trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày
càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn.
Tại nhiều khu công nghiệp hiện nay vấn đề môi trường chưa được quan

tâm, vẫn còn nhiều khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải, chất
thải tập trung gây ô nhiễm môi trường. Các chất thải công nghiệp được xả thải
trực tiếp vào môi trường mà chưa qua xử lý. Đây là nguyên nhân khiến môi
trường nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Công ty TNHH TOTO Việt Nam là một thành viên của Khu công nghiệp
Thăng Long, chuyên sản xuất các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, sen vòi, chậu
rửa…. Không những mang lại các sản phẩm phục vụ dân dụng mà công ty đã và
đang góp phần đóng góp một nguồn thu rất lớn cho Hà Nội, cho sự phát triển
kinh tế - xã hội tại địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà công ty mang


2

lại thì những ảnh hưởng tới môi trường cũng không nhỏ, đặc biệt là môi
trường nước
Xuất phát từ thực tiễn trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài :" Đánh giá
hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý nước thải của công ty TNHH TOTO
Việt Nam - Khu công nghiệp (KCN) Thăng Long, huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội". Với mục tiêu xem xét chất lượng nước thải và đưa ra các giải
pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường nước, thông qua đó từng bước nâng
cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội và môi trường
bền vững.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của công ty
- Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải của công ty
- Đề xuất một số giải pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học, đại
diện cho khu vực nghiên cứu

- Đánh giá đầy đủ chính xác chất lượng nước thải của công ty
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi, phù hợp với công ty
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp vận dụng kiến thức đã học vào rèn luyện kỹ năng điều tra tổng
hợp và phân tích số liệu tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm từ thực tế.
- Tạo cho sinh viên cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
- Củng cố kiến thúc cơ sở cũng như chuyên ngành
- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao phương pháp làm việc
có khoa học .
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá lượng nước thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý nước
thải của công ty.
- Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra, ngăn ngừa
và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của
người dân khu vực công ty.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung nghị định

80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của
luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 149/2004/ NĐ-CP của Chính phủ về việc cấp phép thăm
dò. Khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài
nguyên nước và khoáng sản.
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Quyết định số 22/2006/ QĐ-BTNMT về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường
- Quyết định số 16/2008/ QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 về việc ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- QCVN 08:2008 BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 40:2011/BTNMT - QCKTQG về nước thải công nghiệp
- QCVN 14 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt.
2.2 Cơ sở khoa học
2.2.1. Khái niệm về môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống


4

sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)[8]
2.2.2. Chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt

động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.[2]
2.2.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:"Ô nhiễm môi trường là
sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".[8]
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
2.2.4. Khái niệm về tài nguyên nước
Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái
đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho
hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm
99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ
thể con người.[12]
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể
sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường.


5

2.2.5. Khái niệm về ô nhiễm nguồn nước
2.2.5.1. Ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại
cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước và ảnh
hưởng đến hoạt động sống của con người, vi sinh vật. Khi sự thay đổi thành
phần và tính chất vượt ngưỡng quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước
đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người (Lưu Đức Hải, 2001) [5]
Suy thoái nguồn nước là sự thay đổi tính chất của nước theo chiều
hướng làm suy giảm chất lượng nguồn nước, làm thay đổi tính chất ban đầu
của nước. Suy thoái nguồn nước có thể do ô nhiễm từ nguồn gốc tự nhiên
(mưa, tuyết tan, lũ lụt…) hay nhân tạo (do nước thải khu dân cư, bệnh viện,
sản xuất nông nghiệp, nước thải nhà máy…) (Hoàng Văn Hùng, Nguyễn
Thanh Hải, 2010)[6].
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện
nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất
thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới
hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ
khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các
nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không
khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp
phần làm ô nhiễm nguồn nước.
2.2.5.2.Nguồn gốc gây ô nhiễm nước
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.[3]



6

2.2.6. Khái niệm về nước thải và phân loại nước thải
2.2.6.1. Khái niệm về nước thải
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là
nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình
công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
2.2.6.2. Phân loại nước thải
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra
chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp xử lý hoặc công
nghệ xử lý. Theo cách phân loại này thì có các loại nước thải sau:
- Nước thải sinh hoạt là nước thải có nguồn gốc từ các khu dân cư, khu
vực hoạt động thương mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
- Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động,
có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
- Nước thấm qua là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều cách
khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố ga.
- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở
những thành phố hiện đại nước thải tự nhiên được thu gom theo hệ thống
thoát riêng.
- Nước thải đô thị là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống
thoát của 1 thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên.
2.2.7 Khái niệm về nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ
của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở công
nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở
công nghiệp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)[1].
Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như
lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại
hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị,

trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.
2.2.8. Đặc trưng của nước thải
Nước thải có những biểu hiện đặc trưng sau:


7

- Độ đục:
Nước thải không trong suốt. Các chất rắn không tan tạo ra các huyền
phù lơ lửng. Các chất lỏng không tan tạo dạng nhũ tương lơ lửng hoặc tạo
váng trên mặt nước. Sự xuất hiện của các chất keo làm cho nước có độ nhớt.
- Màu sắc:
Nước tinh khiết không màu. Sự xuất hiện màu trong nước thải rất dễ
nhận biết. Màu xuất phát từ các cơ sở công nghiệp nói chung và các sơ sở tẩy
nhuộm nói riêng. Màu của các chất hoá học còn lại sau khi sử dụng đã tan
theo nguồn nước thải. Màu được sinh ra do sự phân giải của các chất lúc đầu
không màu. Màu xanh là sự phát triển của tảo lam trong nước. Màu vàng biểu
hiện của sự phân giải và chuyển đổi cấu trúc sang các hợp chất trung gian của
các hợp chất hữu cơ. Màu đen biểu hiện của sự phân giải gần đến mức cuối
cùng của các chất hữu cơ.
- Mùi:
Nước tinh khiết không có mùi. Mùi của nước thải chủ yếu là do sự
phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong thành phần có chứa các nguyên tố N, P
và S. Xác của sinh vật khi thối rữa đã bốc mùi rất mạnh. Các mùi khai là
Amôniac (NH3); mùi tanh là các Amin (R3N, R2NH-), Phophin (PH3); mùi
thối là do khí Hiđrô sunphua (H2S) gây nên. Đặc biệt, các hợp chất Indol và
Scatol được sinh ra từ sự phân huỷ Tryptophan - một trong 20 amino axit tạo
nên Prôtêin của sinh vật, các chất này chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng gây
mùi rất thối và bám dính rất dai.
- Vị:

Nước tinh khiết không có vị và trung tính với độ pH=7. Nước có vị
chua là do tăng nồng độ Axít của nước (pH<7). Các Axít (H2SO4, HNO3) và
các Ôxít axít (NxOy, CO2, SO2) từ khí quyển và từ nước thải công nghiệp đã
tan trong nước làm cho độ pH của nước thải giảm xuống. Vị nồng là biểu hiện
của kiềm (pH >7). Các cơ sở công nghiệp dùng Bazơ thì lại đẩy độ pH trong
nước lên cao. Lượng Amôniac sinh ra do quá trình phân giải Prôtêin cũng làm
cho pH tăng lên. Vị mặn chát là do một số muối vô cơ hoà tan, điển hình là muối
ăn (NaCl) có vị mặn.


8

- Nhiệt độ:
Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi theo từng mùa trong năm. Nhiệt độ nước
bề mặt ở Việt Nam dao động từ 14,3 - 330C. Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt độ
chính là nhiệt của các nguồn nước thải từ bộ phận làm lạnh của các nhà máy,
khi nhiệt độ tăng lên còn làm giảm hàm lượng ôxy hoà tan trong nước.
- Độ dẫn điện:
Các muối tan trong nước phân li thành các ion làm cho nước có khả
năng dẫn điện. Độ dẫn điện phụ thuộc vào nồng độ và độ linh động của các
ion. Do vậy, độ dẫn điện cũng là một yếu tố đánh giá mức độ ô nhiễm nước.
- DO (lượng Ôxy hoà tan):
DO là lượng Ôxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật sống dưới nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, …). DO thường được tạo ra
do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ Ôxy tự do
trong nước nằm khoảng 8 - 10 mg/l và dao động mạnh phụ thuộc nhiều vào
nhiệt độ, sự phân huỷ các hợp chất, sự quang hợp của tảo… Khi DO thấp, các
loài sinh vật trong nước giảm hoạt động hoặc chết, mức độ ô nhiễm nước
càng cao. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước
của các thuỷ vực.

- Chỉ tiêu vi sinh vật:
Nước thải chứa một lượng lớn các vi khuẩn, vi rút, nấm, rêu tảo, giun
sán... Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn bởi vi khuẩn, người ta đánh giá qua một
loại vi khuẩn đường ruột hình đũa điển hình có tên là Côli. Côli được coi như
một loại vi khuẩn vô hại sống trong ruột người và động vật. Côli phát triển
nhanh ở môi trường Glucoza 0,5% và Clorua amoni 0,1%; Glucoza dùng làm
nguồn năng lượng và cung cấp nguồn Cacbon, Clorua amoni dùng làm nguồn
cung cấp Nitơ. Loại có hại là vi rút. Mọi loại vi rút đều sống ký sinh nội tế bào.
Bình thường khi bị dung giải, mỗi con Côli giải phóng 150 con vi rút.
Trong 1 ml nước thải chứa tới 1.000.000 vi khuẩn Côli. Ngoài vi
khuẩn ra, trong nước thải còn có các loại nấm men, nấm mốc, rong tảo và một
số loại thuỷ sinh khác... Chúng làm cho nước thải nhiễm bẩn sinh vật.


9

2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải trên Thế giới
Tài nguyên nước trên trái đất có trữ lượng khoảng 1,45 tỷ km3, bao
gồm các dạng nước như nước sông hồ, nước đóng băng, nước ngầm, nước
bốc hơi…Trong đó lượng nước hồ là 280.103 km3 với diện tích 2058.103 km2
chiếm 0,02% tổng lượng nước. Sơ bộ ước tính có 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong
đó có 145 hồ có diện tích nước mặt trên 100 km2, lượng nước của hồ này
chiếm 95% tổng số, trong đó có khoảng 56% là nước nhạt. Hồ nhân tạo có
hơn 10.000 hồ, tổng diện tích hữu ích ước tính gần 5.000 km2, châu Âu - 925
km2, châu Phi - 341 km2, Bắc Mỹ - 180 km2, Nam Mỹ - 1.332 km2 và châu
Úc - 4 km2 ( Dư Ngọc Thành, 2006)[9].
Sự gia tăng dân số nhanh chóng cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi toàn cầu. Sự suy giảm
nguồn nước ngày càng lan rộng và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

- Nước thải sinh hoạt
Là nước phát sinh từ các khu dân cư, trường học, nhà hàng…là một
trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng hàm lượng các chất gây ô nhiễm
trong nước và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Tổng lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi lớn, nó phụ thuộc
và nhu cầu cấp nước của mỗi quốc gia. Ở Mỹ và Canada là 2 quốc gia có nhu
cầu cấp nước lớn nhất, lượng nước thải từ 2 quốc gia này dao động từ 200400lít/người/ngày. Lượng nước thải chủ yếu đến từ các khu dân cư và bệnh
viên là lớn nhất. Nước thải từ nguồn nước sinh hoạt chưa được xử lý thải ra
môi trường làm ô nhiễm nguồn nước.
- Nước thải công nghiệp.
Nước thải công nghiệp ngày càng nhiều cùng với xu thế phát triển công
nghiệp trên thế giới. Hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều thì lượng nước
thải cũng càng lớn. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải của các
ngành công nghiệp khác nhau tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào, dây


10

chuyền công nghệ sản xuất, các công trình xử lý nước thải. Nước thải của các
ngành thuộc da, giấy, dầu khí chứa các chất hữu cơ gây ra hiện tượng phú
dưỡng, trong khi đó nước thải ngành hóa chất và cơ khí chứa nhiều chất độc
hại, các kim loại nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Hiện trạng ô nhiễm nước thải trên Thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Hiện tượng thiếu nước sạch cho sinh hoạt khá phổ biến, nguồn nước bị
ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người dân. Qúa
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và biến đổi khí hậu gây áp lực lớn đến khối
lượng và chất lượng nước.
2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải ở Việt Nam
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây
áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi

trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn.Ở các thành phố lớn, hàng trăm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có
công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp
là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và
bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy
sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và
2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không
có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ,
kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải,
phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải;
một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là
những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm
trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.


11

+ Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới
300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý
nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử
lý nước thải, chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông,
hồ, mương nội thành đều quá cao.
+ Ở thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý
nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
+ Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác
như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt
cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều

vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD;
COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP. (Lê
Quốc Tuấn, 2009)[11].
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông
nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là
nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc
không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô
nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Trong sản
xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn
nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường
nước và sức khoẻ nhân dân.
2.3.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải ở Hà Nội
Nước thải của Hà Nội chủ yếu đươc thải vào một số sông, hồ chính
như: Hồ Tây, Hồ Bảy Mẫu, Hồ Thủ Lệ, Sông Tô Lịch, Sông Kim Ngưu…bốc mùi
hôi thối và rất khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người đặc biệt
những hộ dân sống xung quanh hồ và dọc theo các con sông, số còn lại ngấm
xuống các mạch nước ngầm làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt
tại một số nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội


12

Một thực tế cho thấy các cống rãnh, sông hồ ở Hà Nội là ô nhiễm trầm
trọng, màu nước đen kịt, hôi thối, các loại sinh vật như tôm, cá…không sống
được. Bên cạnh đó mùi hôi thối bốc lên theo luồng gió vào khu vực dân cư
sinh sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của con
người, cảnh quan môi trường đô thị ở một số khu chợ lớn và chợ. Các hoạt
động tại một số khu dân sinh sống thì tình trạng nước thải của các lò giết mổ,
các đồ thực phẩm thải ra bừa bãi gây ra mùi hôi thối, đây chính là môi trường
cho vi khuẩn, vi sinh vật phát sinh mầm bệnh.

Một số điểm tập kích rác tại các khu dân cư để lâu ngày mà không
được xử lý hoặc vận chuyển đi nơi khác kịp thời, khi mưa rác đùn ra đường
và thoát vào một số cống rãnh làm tắc, ngập úng nước thải và không thoát
được tạo thành những vũng nước có màu đen ngấm xuống mạch nước ngầm
gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của con người. Một số nơi nước bị ô
nhiễm không thể sử dụng để nấu ăn, tắm giặt và phải đi mua nước về dùng
Nước thải ô nhiễm làm cho một số điểm trồng rau quả sạch tại ven Hà
Nội không thể nào trồng được hoặc rau quả trồng xuống không đảm bảo được
chất lượng vì nguồn nước bị nhiễm bẩn gây ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp
rau sạch cho Hà Nội mỗi ngày và cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
khi sử dụng loại rau đó


13

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Nước thải của Công ty TNHH TOTO Việt Nam
+ Công tác quản lý và xử lý nước thải của công ty
- Phạm vi nghiên cứu:
Công ty TNHH TOTO Việt Nam thuộc Khu công nghiệp (KCN) Thăng
Long, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần Xây dựng và Môi trường
VINAHENCO
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 05 tháng 05 năm 2014 đến ngày 05
tháng 08 năm 2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
3.2.2. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH TOTO Việt Nam
3.2.3. Thực trạng nước thải và quy trình xử lý nước thải của công ty TNHH
TOTO Việt Nam
- Đặc điểm về quy mô, quy trình công nghệ và hiện trạng sản xuất của công ty
- Thực trạng xử lý nước thải của công ty
3.2.4. Ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường
3.2.5. Đề xuất giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
do nước thải công ty gây ra
3.3. Phương pháp nghiên cứu


14

3.3.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Phương pháp này giúp thu thập thêm những thông tin chưa có tài liệu
thống kê, hoặc lấy ý kiến từ cộng đồng.
- Đối tượng phỏng vấn: Các hộ gia đình quanh khu vực công ty
- Hình thức phỏng vấn:
+ Phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra
+ Phỏng vấn 60 hộ theo phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên
3.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan.
- Tài liệu về điều kiện kinh tế- xã hội
- Tài liệu về quá trình hoạt động, hiện trạng xử lý nước của công ty
- Các tài liệu có liên quan đến công ty
3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa
- Khảo sát địa bàn tại công ty

- Áp dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn trên thực địa xung quanh
công ty để đánh giá ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường.
3.3.4. Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu nước thải trực tiếp ngoài hiện trường theo các hướng dẫn lấy
mẫu đối với mẫu nước theo các tiêu chuẩn.
* Nguyên tắc lấy mẫu
Xác định các điểm lấy mẫu từ nguồn nước thải do công ty TNHH TOTO
Việt Nam xả thải. Đồng thời quan sát và điền đầy đủ thông tin.
* Vị trí lấy mẫu: Lấy mẫu tại cống nước thải ở 3 vị trí khác nhau.
* Thời gian lấy mẫu: Lấy mẫu vào thời gian các buổi sáng.
* Dụng cụ lấy mẫu: Sử dụng can nhựa sạch cổ hẹp, tối màu, đảm bảo
các tiêu chuẩn về lấy mẫu. Việc vệ sinh dụng cụ lấy mẫu là rất cần thiết đảm bảo
độ chính xác của kết quả. Can đã được rửa sạch không chứa các tạp chất. Trước
khi lấy mẫu dùng nước ở ngay chỗ lấy mẫu để tráng dụng cụ.


15

3.3.5. Phương pháp phân tích
Phân tích các chỉ tiêu nước thải theo các tiêu chuẩn áp dụng hiện hành.
Bảng 3.1. Các thông số phân tích trong phòng thí nghiệm
TT

Thông số

Tiêu chuẩn áp dụng

1

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5, 20oC)


TCVN 6001 -1 : 1995

2

Nhu cầu oxy hóa học (COD)

APHA - 5220

3

Đồng (Cu)

TCVN 6193 : 1996

4

Kẽm (Zn)

TCVN 6193 : 1996

5

Mangan (Mn)

TCVN 6193 : 1996

6

Sắt (Fe)


TCVN 6193:1996

7

Chì (Pb)

TCVN 5989-1995 và TCVN 5990 - 1995

8

Cadimi (Cd)

9

thủy ngân (Hg)

TCVN 5991 -1995 và TCVN 6182 - 1996

10

Asen (As)

TCVN 5991 - 1995 và TCVN 6182 -1996

11

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

TCVN 4559:1988


12

Nito amoni (NH4+)

TCVN 6179 -1 :1996

13

Cyanua (CN-)

APHA 4500- CN.C

14

Florua (F-)

APHA 4500 - F

15

Dầu mỡ khoáng

ASTM D3650 - 1993

16

Coliform

TCVN 6187 - 2 :1996


17

Tổng N

ALPHA 4500 - N

TCVN 5989 - 1995 và TCVN 5990 1995


16

18

Tổng P

ALPHA 4500 - P

19

Sunfua

TCVN 6637 :2000

20

Crom III (Cr3+)

21


Crom VI (Cr6+)

TCVN 6658 : 2000

22

Màu

TCVN 6185 : 2008

23

Niken (Ni)

TCVN 6193 : 1996

24

Tổng phenol

TCVN 6216 : 1996

25

Clorua (Cl-)

TCVN 6149 : 1996

26


Clo dư

TCVN 6225 -3 : 2011

27

Hóa chất BVTV clo hữu cơ

EPA 614Z

28

Hóa chất BVTV photpho hữu cơ

EPA 614Z

29

Tổng PCB

EPA 505

30

Tổng hoạt độ phóng xạ a

Không quy định

31


Tổng hoạt độ phóng xạ b

Không quy định

32

Nitorat (NO3-)

TCVN 6180 : 1996

33

Photphat (PO43-)

TCVN 6202 - 1996

34

Tổng chất hoạt động bề mặt

TCVN 6336 : 1998

TCVN 6222 - 1996 và TCVN 6658 :
2000

Từ các số liệu thứ cấp cộng với các số liệu đo đạc khảo sát thực tế, kết
quả phân tích trong phòng thí nghiệm so sánh với các QCVN để đưa ra những
ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của nhà máy đến môi trường.



17

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Công ty TNHH TOTO Việt Nam được thực hiện trên diện tích mặt
bằng khoảng 72.069 m2 tại các lô F1, F2, F3 và F4 thuộc Khu công nghiệp
(KCN) Thăng Long, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Điều kiện về địa chất, địa hình
Đông Anh có địa hình bằng bằng phẳng. Độ cao tuyệt đối thay đổi
trong khoảng 8-15 m, cấu tạo địa chất đơn giản. Cột địa tầng bao gồm sét,
cuội, sỏi, cát với kích thước cỡ hạt khác nhau. Trong cột địa tầng vắng mặt
các thành tạo đất yếu như bùn hữu cơ, bùn sét, bùn cát. Đất sét thường có
trạng thái dẻo cứng, độ ẩm tự nhiên thấp W = 29-30%, hệ số rỗng thường nhỏ
hơn 1, góc ma sát trong lớn j = 14-15o, lực dính kết lớn C = 0,30-0,40
kg/cm2. Tổng chiều dày của tầng đất bở rời khoảng 65-70 m. Các tầng chứa
nước dưới đất đều có lớp sét bảo vệ. Tuy nhiên, bề dày lớp sét này không lớn,
thay đổi trong khoảng từ 2 đến 5 m và nằm sát ngay dưới lớp đất trồng hoặc
đất lấp.
Lớp phủ thổ nhưỡng khu vực Đông Anh liên quan đến đặc tính phù sa,
quá trình phong hóa, chế độ bồi tích. Dưới tác động của các yếu tố trên, khu
vực Đông Anh hiện nay có 3 loại đất chính: đất phù sa trong đê, đất phù sa
ngoài đê và đất bạc màu. Đất phù sa ngoài đê là đất hàng năm được tiếp tục
bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông, hoặc bãi cát giữa sông. Đất
phù sa trong đê do có hệ thống đê ngăn cách nên không được các sông bồi
đắp thường xuyên, đây là nhóm đất chủ yếu của khu vực KCN Thăng Long.
Đặc tính đất ở khu vực được thể hiện trong bảng sau:



×