DƯỢC CỔ TRUYỀN
Câu 1: Hội chứng dương là gì? Biểu hiện của hội chứng dương? Nguyên nhân dẫn
đến hội chứng dương ? nguyên tắc điều trị hội chứng dương và kể tên 4 vị thuốc có
thể dùng để điều trị hội chứng dương và cho biết 4 vị thuốc đó thuộc nhóm thuốc
gì ?
● Hội chứng dương: âm hư dương thắng, bao gồm chứng thực và nhiệt
● Biểu hiện (biểu hiện là nhiệt): sốt (>37oC), tay chân nóng, tinh thần hiếu động,
thở to thô, nước tiểu đỏ, lượng ít, đi tiểu ít lần, đại tiện táo, nằm quay ra ngoài, mặt
đỏ, lưỡi đỏ, mạch phù sác có lực.
● Nguyên nhân: Tân dịch, huyết không đầy đủ => “âm hư sinh nội nhiệt”
● Nguyên tắc điều trị: âm hư thì bổ âm, dùng các thuốc có tính hàn, lương, vị chua,
đắng, mặn.(âm dược: kiêng kỵ với những thể bệnh hàn, chân hàn giả nhiệt vì hàn
ngộ hàn tắc tử)
● Thuốc điều trị: nhóm bổ âm (có thể phối ngũ với bổ dương, phối hợp với thuốc
có công năng “tả” để giảm bớt tính nê trệ do “bổ” gây ra, phối hợp với thanh nhiệt
giải độc.)
Sa sâm: nhóm bổ âm
Bách hợp: nhóm bổ âm
Mạch môn: nhóm bổ âm
Huyền sâm: nhóm thanh nhiệt (thanh nhiệt giáng hỏa -> trị âm hư sinh nội
nhiệt) VD: Bách hợp cố kim thang: phối hợp nhóm bổ âm và thanh nhiệt.
1. Hội chứng âm……. ?
● Hội chứng âm: dương hư âm thịnh, bao gồm các chứng hư và hàn
● Biểu hiện: người lạnh, tay chân lạnh, tinh thần mệt mỏi, không khát, thích ăn/uống
ấm, thở nhỏ, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, quay mặt vào trong, mặt trắng nhợt,
lưỡi nhạt, mạch trầm nhược.
● Nguyên nhân: Chức năng cơ thể bị suy giảm, dương khí không ra ngoài được,
phần vệ bị ảnh hưởng nên sinh chứng sợ lạnh, chân tay lạnh “dương hư sinh
ngoại hàn”
● Nguyên tắc điều trị: dương hư thì bổ dương dùng các thuốc có tính ôn, nhiệt; vị
cay, ngọt, nhạt. ( dương dược: kiêng kỵ với thể bệnh nhiệt, chân nhiệt giả hàn vì
nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng)
● Thuốc điều trị: nhóm bổ dương (phối hợp với bổ âm để âm dương cân bằng, có
thể phối ngũ với nhóm ôn trung khứ hàn để tăng tác dụng điều trị):
Cẩu tích: nhóm bổ dương
Đỗ trọng: nhóm bổ dương
Tục đoạn: nhóm bổ dương
Phụ tử chế: nhóm ôn trung khứ hàn (nhóm trừ hàn)
2. Trình bày học thuyết âm dương về nội dung cơ bản. vẽ biểu tượng học
thuyết và giải thích ý nghĩa của biểu tượng? học thuyết âm dương được vận
dụng trong y dược học cổ truyền như thế nào?
-Nội dung HT:
+ Âm dương đối lập: là mâu thuẫn đấu tranh, ức chế, trái ngược lẫn nhau.
VD: ngày-đêm, lửa-nước, ức chế - hưng phấn, đồng hóa – dị hóa,…
+ Âm dương hỗ căn: nương tựa vào nhau để cùng tồn tại phát triển.
VD: đồng hóa- dị hóa, hưng phấn - ức chế, ….
+ Âm dương tiêu trưởng:
Tiêu: mất đi; Trưởng: sinh trưởng, phát triển
Sự vận động chuyển hóa lẫn nhau không ngừng của 2 mặt âm dương =>
“cân bằng”
VD: Khí hậu chuyển hóa 4 mùa xuân – hạ - thu – đông
Tính giai đoạn: Sự vận động của mỗi một mặt đến mức nào đó mới chuyển
hóa cho nhau được: Dương cực sinh âm, âm cực sinh dương; hàn cực sinh
nhiệt, nhiệt cực sinh hàn.
VD: sốt cao (dương) => âm: mất nước, điện giải; Mất nước, điện giải (âm) =>
dương: trụy mạch, thoát dương, choáng.
+ Âm dương bình hành (hằng): lập lại thế cân bằng mới /chuyển hóa lẫn nhau,
tạo sự vật phát triển. Khi mất cân bằng, có sự đấu tranh 2 mặt để tạo cân bằng mới: sự
vật mới.
+ Hai thuộc tính cơ bản của A-D:
Trong âm có dương, trong dương có âm.
VD: Lục phủ thuộc dương, ngũ tạng thuộc âm. Thận (ngũ tạng): thận âm và
thận dương.
-Biểu tượng:
- Vòng tròn kín chứa âm và dương thể hiện sự cùng tồn tại
thống nhất của âm dương trong cùng một sự vật.
-Chữ S ngược phân chia hình tròn làm 2 phần bằng nhau:
thể hiện âm và dương cùng tồn tại, nương tựa nhau, vừa
đối lập lại vừa thống nhất, có xu hướng cân bằng nhau và
vận động, chuyển hóa nhau để sự vật phát triển.
-
- Màu đen là âm (thỏi âm) có chấm trong trắng là dương
(thiếu dương), thể hiện trong âm có dương.
- Màu trắng là dương (thỏi dương), có chấm đen là âm
(thiếu âm), thể hiện trong dương có âm.
❖ Vận dụng HT trong YHCT: HT A-D được ứng dụng trong chẩn đoán, điều
trị, dự phòng bệnh:
-Sinh lý:
+ Cơ thể khỏe mạnh: A-D cân bằng
+ Cơ thể bệnh: A-D mất cân bằng
+ Dương thắng => dương bệnh: biểu hiện cơ bản: sốt, khát nước, tiểu đỏ, táo kết,
mạch nhanh/ phù.
+ Âm thắng => âm bệnh: sợ lanh, chân tay lạnh, tiểu trong, dài, đại tiện lỏng nát,
mạch trì/trầm,…
-Áp dụng trong chẩn đoán: Hội chứng âm: lí, hư, hàn – Hội chứng dương: biểu,
thực, nhiệt
-Áp dụng trong điều trị: điều hòa lại sự mất căn bằng âm dương
+ Chữa dương chứng: dùng âm dược (vị: chua, đắng, mặn; tính: hàn, lương) tính
thuần âm, hoặc trong âm có dương.
+ Chữa âm chứng: dùng dương dược (vị: cay, ngọt, nhạt; tính: ôn, nhiệt) tính thuần
dương, hoặc trong dương có âm.
+ Cách dùng thuốc sai:
Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng.
Thái quá bất cập.
- Áp dụng trong chế biến: giảm tính âm, tăng tính âm, giảm tính dương, tăng tính
dương.
3. Trình bày học thuyết ngũ hành về nội dung cơ bản, sơ đồ thể hiện nội dung
học thuyết? vận dụng học thuyết ngũ hành trong chế biến thuốc cổ truyền,
cho ví dụ minh họa?
Nội dung cơ bản:
Điều kiện bình thường (sinh lý):
-Tương sinh:
+ Các hành thúc đẩy, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.
+ Nguyên tắc tạng đứng trước( mẹ) sinh ra tạng đứng sau (con).
Mộc → Hỏa → Thổ → Kim → Thủy → Mộc (Hình ảnh)
-Tương khắc: Các hành giám sát, kiềm chế (ức chế) nhau không cho nhau phát
triển quá mức.
Kim → Mộc → Thổ → Thủy → Hỏa → Kim (Hình ảnh)
Điều kiện không bình thường (bệnh lý):
-Tương thừa (Mạnh quá lấn yếu): Hành đi khắc, khắc quá mạnh, gây bệnh cho
hành bị khắc.
Kim →→ Mộc →→ Thổ →→ Thủy →→ Hỏa →→ Kim
-Tương vũ (Yếu chống lại mạnh): Hành bị khắc mạnh hơn hành đến khắc và chống
lại hành đến khắc.
Kim ↔ Mộc ↔ Thổ ↔ Thủy ↔ Hỏa ↔ Kim
-Quy luật chế hóa:
+ Các hành bị ràng buộc ảnh hưởng lẫn nhau.
+ Một hành chịu sụ ảnh hưởng bởi 4 hành khác → Luôn giữ được thế cân
bằng.
+ Hành bị khắc sinh ra hành khác khắc lại hành khắc nó. (Hình ảnh)
Vận dụng vào chế biến:
● Chọn phương pháp và phụ liệu thích hợp để chế làm tăng qui kinh thuốc.
Cụ thể:
-Dược liệu màu trắng, vị cay → qui tạng phế và đại tràng → tăng tác dụng qui tạng
phế bằng cách trích dịch nước gừng tươi (sinh khương),…
VD: Cát cánh chích với dịch nước gừng tươi.
-Dược liệu màu đen, vị mặn → qui vào tạng thận và bàng quang → tăng tác dụng
qui vào tạng thận bằng cách trích với muối ăn, sao đen, sao cháy cạnh, trích nước đậu
đen,…
VD: Hà thủ ô đỏ trích với nước đậu đen.
Đỗ trọng và Cẩu tích với muối
-Dược liệu màu xanh, vị chua → qui tạng can và đởm → tăng tác dụng qui tạng can
bằng cách tăng vị chưa như trích với giấm, tăng màu xanh như trích với mật bò,…
VD:
-Dược liệu màu đỏ, vị đắng → qui tạng tâm và tiểu tràng → tăng tác dụng qui vào
tạng tâm bằng cách trích với các chất có màu đỏ, ví dụ tẩm thần sa.
VD:
-Dược liệu màu vàng, vị ngọt → qui tạng tỳ và vị → tăng tác dụng qui tạng tỳ bằng
cách trích mật ong, sao vàng,…
VD: Tăng tác dụng kiện tỳ của Bạch truật thì chế với cám, hoàng thổ hoặc sao
vàng
Cam thảo bắc trích với mật ong.
4. Trình bày chức năng sinh lí của tạng tỳ? kể tên 2 bệnh/ chứng bệnh có liên
quan đến chức năng sinh lý của tạng tỳ và cho biết bệnh/ chứng bệnh đó liên
quan đến chức năng nào?
a) Chức năng sinh lý:
❖ Chủ vận hoá thuỷ cốc: đồ ăn và nước uống.
● Hấp thu, tiêu hoá, vận chuyển thức ăn thành các chất tinh vi đưa lên phế để vào
tâm mạch đi nuôi dưỡng toàn thân.
● Kém: rối loạn tiêu hoá, phù.
● Đưa nước đi nuôi cơ thể → thận → bàng quang → ra ngoài
● Vận hoá nước kém → đàm ẩm (tứ chi phù, đại trường tiêu chảy, bụng cổ trướng )
● Chuyển hoá nước liên quan đến tỳ, phế, thận.
❖ Thống huyết:
●
●
●
●
●
●
b)
●
●
● Quản lý huyết chảy trong lòng mạch, nuôi dưỡng mạch
● Tỳ kém → chảy máu (nhỏ, kéo dài)
❖ Chủ cơ nhục, tứ chi:
Mang chất dinh dưỡng của đồ ăn nuôi dưỡng cơ nhục
Tỳ mạnh cơ nhục khoẻ, tỳ yếu cơ nhục mềm nhẽo, mệt mỏi, gây sa giáng.
❖ Tỳ ích khí:
Vận hoá đồ ăn tạo thành khí nuôi dưỡng cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể
hoạt động.
Tỳ khí sung túc cơ thể khoẻ mạnh và ngược lại.
❖ Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi:
Tỳ đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng môi.
Tỳ khoẻ môi tươi nhuận, ăn uống ngon và ngược lại môi thâm xám, nhạt màu.
❖ Tỳ thổ sinh phế kim, khắc thận thuỷ, biểu lý vị.
Hai bệnh chứng của tỳ và liên quan đến chức năng:
Trĩ : Chủ cơ nhục, tứ chi
Tỳ thực: bụng đầy, ấm ách, bí hơi, lợm giọng buồn nôn, người mệt mỏi, nặng nề:
Chủ vận hoá thuỷ cốc đồ ăn và nước uống
5. ………. Tạng phế ……
a) Chức năng sinh lý:
❖ Phế chủ khí, chủ hô hấp:
● Phế là nơi trao đổi khí, hít thanh khí, thải trọc khí, cung cấp dưỡng khí cho
cơ thể.
● Phế cung cấp khí trời kết hợp với khí của đồ ăn uống tạo thành tông khí,
tông khí đổ vào tâm mạch đi nuôi dưỡng toàn thân.
● Phế khí bình thường hô hấp tốt, phế khí yếu sẽ rối loạn hô hấp.
❖ Chủ tuyên phát, túc giáng:
● Tuyên phát (tuyên phế): Là thúc đẩy khí huyết tân dịch phân bố ra toàn thân
(bên trong đi vào tạng phủ kinh lạc, bên ngoài đi ra bì mao cơ nhục)
● Phế khí không tuyên gây ủng trệ, rối loạn hô hấp.
● Túc giáng: là đưa khí đi xuống, khí đi xuống là thuận, nếu khí đi lên là
nghịch và uất tại phế, gây khó thở suyễn tức.
❖ Phế chủ bì mao, thông điều thuỷ đạo:
-Bì mao:
● Được phế tuyên phát đưa khí huyết, chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng bảo vệ để
chống ngoại tà, điều hoà đóng mở tẩu lý ( tuyết mồ hôi)
● Bệnh ở biểu gây ảnh hưởng đến phế và ngược lại và xuất hiện triệu chứng ở cả
biểu lẫn phế.
● VD phong hàn có chứng sợ gió, sợ lạnh (biểu) kèm theo ngạt mũi ho (phế)
● Chữa kết hợp chữa cả biểu lẫn phế.
-Thông điều thuỷ đạo:
● Là phế tuyên phát đưa nước ra bên ngoài để bài tiết qua mồ hôi và hơi thở.
● Túc giáng đưa nước xuống dưới để đào thải qua con đường đại tiện và tiểu tiện.
● Khi chữa phù cần thông phế khí kết hợp lợi niệu. Ví dụ phù do phòng thuỷ (viêm
cầu thận do lạnh) được chữa bằng tuyên phế lợi niệu.
❖ Phế trợ tâm: giúp tâm hoàn thành chức năng
❖ Khai khiếu ra mũi, chủ tiếng nói:
● Khai khiếu ra mũi: Mũi là nơi thở và ngửi của phế, mọi trạng thái của phế đều thể
hiện qua mũi, mũi bảo vệ cho phế, bệnh của mũi ảnh hưởng đến phế. Ngoài tà
xâm nhập phế gây ngạt mũi, chảy nước mũi.
● Chủ tiếng nói: phế khí ảnh hưởng trực tiếp đến tiếng nói, phế khí tốt tiếng nói sang
sảng khoẻ mạnh, ngược lại tiếng nói nhỏ yếu, trầm, khàn. Qua tiếng nói có thế xác
định bệnh ở phế, họng, và ngược lại.
❖ Phế kim sinh thận thuỷ, khắc can mộc, biểu lý đại tràng.
b) Một số bệnh của phế:
❖ Thực chứng: VD: Phong hàm phạm phế: phế chủ bì mao
❖ Hư chứng: VD: Phế khí hư: phế chủ khí,chủ hô hấp
6. ………… tạng thận ….
Thận tàng tinh, chủ sinh dục, phát dục của cơ thể
+ Tinh tiên thiên: Có sẵn từ bố mẹ truyền sang, từ trong bào thai, trong đó có tinh
sinh dục và được tàng trữ ở thận.
+ Tinh hậu thiên: Từ chất tinh hoa của đồ ăn uống tạo thành để nuôi dưỡng cơ thể,
còn thừa bổ sung cho tinh tiên thiên và tàng trữ ở thận
+ Tinh tàng trữ ở thận gồm ( tinh tiên thiên và hậu thiên) quyết định sự sinh dục,
phát dục của cơ thể từ nhỏ đến trưởng thành sinh con cái đến lúc già :
Nữ 7 tuổi thiên qui thịnh, 14 tuổi thiên qui đến, 49 tuổi (7X7) thiên qui suy
(cạn)
Nam 8 tuổi thiên qui thịnh, 16 tuổi thiên qui đến, 64 tuổi (8X8) thiên qui
suy
Quá trình sinh trưởng, phát triển cơ thể, sinh con cái đều liên quan đến thận
tinh, chức năng tàng tinh tốt, cơ thể phát triển tốt khỏe mạnh và ngược lại;
điều trị cần chữa vào thận
Mệnh môn hỏa
+ Tinh tàng trữ ở thận được gọi thận tinh còn gọi là thận âm, nguyên âm, chân âm
+ Tinh biến thành khí gọi là thận khí hoặc thận dương, mệnh môn hỏa, chân
dương, nguyên dương.
+ Thận âm là chân thủy tiên thiên; mệnh môn hỏa là chân hỏa tiên thiên.
+ Quan hệ giữa thận âm và dương là quan hệ “ âm dương hỗ căn, thủy hóa ký tế”
tạo thế cân bằng, bệnh tật là do sự mất cân bằng
Chủ khí hóa nước
+ Là thận khí cung cấp, vân chuyển, thanh lọc và bài tiết lượng nước trong cơ thể.
Việc điều tiết nước liên quan đến 3 tạng:
+ Phế tuyên phát túc giáng thông điều thủy đạo, nguồn nước trên; Thận là nguồn
nước dưới;
+ Tỳ chủ vận hỏa thủy cốc; ngoài ra có thể cả tâm chủ huyết mạch. Vì vậy khi ứ
đọng nước trong cơ thể cần quan tâm đến 3 tạng này
Thận chủ cốt, dưỡng não, sinh huyết
+ Chủ cốt: vì thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy ở trong xương nuôi dưỡng cốt nên
bệnh về xương cốt có thể chữa vào thận
+ Dưỡng não: vì thận sinh tủy, tủy ở cột sống thông với não, không ngừng bổ sung
tinh tủy cho não. Vì vậy thận suy kém ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ và thường
phải chữa vào thận.
+ Sinh huyết: vì huyết do tinh sinh ra, tinh lại tàng trữ ở thận, vì vậy thận sinh
huyết, huyết hư cần kết hợp chữa vào thận.
Thận nạp khí
Là sự hợp tác với phế trong quá trình hô hấp, trong hô hấp có giai đoạn nạp khí
vào thận, nếu chức năng này kém dẫn đến phế khí nghịch gây nên chứng ho hen
khó thở, chữa cần kết hợp cố thận để nạp khí
Khai khiếu ra tiền âm, hậu âm, tai và vinh nhuận ra tóc
+ Tóc: là phần dư của huyết mà huyết do thận sinh ra, vậy trạng thái mạnh khỏe
của thận đều thê hiện ra tóc, thận khỏe tóc dày, đen, ngược lại tóc thưa, hay rụng
+ Tai: thận tinh nuôi dưỡng tai : thận hư tai ù, điếc, điều trị cần bổ thận
+Tiền âm: à nơi bài tiết nước tiêu, bộ phận sinh dục nam, nữ, mà thận chủ khí hóa
nước tiểu và sinh dục, vì vậy thận chủ tiền âm
+Hậu âm: là nơi bài tiết phân do tỳ đảm nhiệm nhưng tỳ dương lại do thận ôn hóa,
nên thận chủ hậu âm, người già thận khí hư hay đại tiện lỏng.
Thận thủy sinh can mộc, khắc tâm hỏa, biểu lý bang quang.
7. Kể tên 8 phương pháp ( bát pháp ) chữa bệnh và ứng dụng của nó trong
điều trị bệnh theo y học cổ truyền? lựa chọn 1 vị thuốc phù hợp cho mỗi pp
và giải thích vì sao vị thuốc đó có thể sử dụng cho pp chữa bệnh đã chọn
1. Hãn: làm ra mồ hôi đưa tà khí ra ngoài
Ứng dụng:
● Chữa bệnh ở phần biểu
● Cảm mạo phong hàn, phong nhiệt
● Đau dây ngoại biên, co cứng cơ
● Dị ứng ngứa, sởi
● Phong thấp, phong thuỷ
● Biểu lý cùng giải
● Lưu ý: mất nước nhiều không dùng
Thuốc:
● Tân ôn: ma hoàng, quế chi: làm ra mồ hôi, vị cay, tính ấm chữa cảm mạo do lạnh,
các chứng đau khớp… Gọi chung là nhiễm phong hàn
● Nhóm tân lương: ngân kiều tán, thăng ma: làm ra mồ hôi, vị cay tính mát chữa
cảm mạo do phong nhiệt, lợi tiểu nhẹ….
VD: Ma Hoàng vì thuộc nhóm thuốc giải biểu có công năng phát hãn giải biểu, lợi thủy
tiêu thủng
2. Thổ: gây nôn, thức ăn còn ở dạ dày
Ứng dụng:
● Ngộ độc thức ăn, thuốc độc
Thuốc: Dùng loại cuống dưa, cuống nhân sâm, mùn thớt gây nôn
VD: Qua đế vì có công năng gây nôn chủ trị các chứng thực phẩm ùn tắc không tiêu, ngộ
độc
3. Hạ: tẩy, nhuận đưa chất ứ đọng, tà khí ra ngoài bằng đại tiện
Ứng dụng:
● Táo bón, đại tràng thực nhiệt
● Phù thủng, hoàng đản
● Tích trệ đồ ăn: đã dùng thuốc tiêu đạo mà không khỏi
● Lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai, người mất nước, gầy yếu
Thuốc:
● Tả hạ:vị đắng, tính ấm nóng để công hạ thông tiện, làm sạch trường vị nhằm đạt
được mục tiêu trừ bệnh tà:
● Nhuận hạ: dùng các thuốc có tính chất sổ nhẹ nhuận trường: mồng tơi, rau muống
VD: Đại hoàng có công năng tả hạ trị các chứng tích trệ
4. Hoà: hoà giải, hoà hãn, điều hoà
Ứng dụng
● Chữa bán biểu bán lý
● Can tỳ, can vị bất hoà
● Dinh vệ bất hoà
Thuốc:
● Giải biểu
● Hành khí
● Hoạt huyết
● Thanh nhiệt
VD: Sài hồ vì có tác dụng tán nhiệt giải biểu làm thông lợi gan chức năng hoà giải thoái
nhiệt, sơ can giải uất
5. Ôn: làm ấm, làm nóng bên trong
Ứng dụng:
● Tỳ vị hư hàn, thận dương hư
● Thoát dương
● Lưu ý: không dùng chân nhiệt giả hàn, âm hư, tân dịch hao tổn
Thuốc:
● Trừ hàn: vị cay, tính ôn nhiệt: tân tán ôn thông, trị chứng lý hàn: ngô thù du, phụ
tử chế
● Bổ dương: tính vị ôn cam, hoặc ôn hàm, hoặc tân nhiệt, có tác dụng ôn bổ dương
khí: cẩu tích, tục đoạn
VD: Cẩu tích vì có công năng bổ thận dương trị di tinh thận dương hư tính ôn
6. Tiêu: làm mất đi, làm tan đi
Ứng dụng:
● Hàn, nhiệt, đàm, thực, khí, huyết đàm ẩm tích trệ
● Khí nghịch, uất kết
● Trưng hà tích tụ
● Lưu ý: không dùng cho PNCT
Thuốc:
● Hành khí hoạt huyết: chữa khí trệ, khí nghịch, chữa ứ huyết:
● Tiêu đạo:vị ngọt, tính ấm, quy kinh tỳ,chữa ứ trệ thức ăn: sơn tra, mạch nha
● Lợi thuỷ: chữa ứ nước: ý dĩ, bạch phục linh
● Thanh nhiệt: tính hàn lương: trừ nhiệt, giải độc: liên kiều, kim ngân hoa
VD: Sơn tra vì có công năng tiêu thực hóa tích đc dùng trong các bài thuốc tiêu pháp như
sơn tra hoàn
7. Thanh: làm sạch mát, làm lạnh bên trong
Ứng dụng:
● Hoả độc,
● Huyết nhiệt
● Giải độc, trừ thấp nhiệt, giải thử
● Lưu ý: ko dùng tỳ vị hư tiêu chảy
Thuốc:
● Thanh nhiệt: tính hàn lương: trừ nhiệt, giải độc: liên kiều, kim ngân hoa
● Giải biểu nhiệt: vị tân, tính lương: phát tán phong nhiệt: cúc hoa, thăng ma…
VD: Hoàng cầm có công năng tả thực hỏa trừ thấp nhiệt
8. Bổ: bồi bổ lại phần thiếu hụt, suy giảm
Ứng dụng:
● Âm, dương, khí, huyết hư
Thuốc:
● Bổ âm: vị cam hàn: bổ âm, trị các chứng âm hư: sa sâm, mạch môn
● Bổ khí
● Bổ huyết
● Bổ dương: tính vị ôn cam, hoặc ôn hàm, hoặc tân nhiệt, có tác dụng ôn bổ dương
khí: cẩu tích, tục đoạn
VD: Đương quy có công năng bổ khí huyết trị chứng thiếu máu gầy
8. Trình bày định nghĩa vfa tác dụng của tứ tính ( tứ khí )của thuốc cổ truyền.
kể tên 2 vi thuốc cho mỗi tính ?
a) ĐỊNH NGHĨA: là mức độ nóng, lạnh khác nhau của một thuốc: hàn (lạnh), nhiệt
(nóng), ôn (ấm), lương (mát). Còn có đại hàn, đại nhiệt, tính bình
Mức độ khác nhau thì mức độ tác dụng khác nhau.
b) TÁC DỤNG:
-Ôn nhiệt: thông kinh mạch, hồi dương, bổ hỏa, tán hàn, chỉ thống, lợi niệu, thăng
phù; dương dược
VD: Ôn: quế chi, ma hoàng; Nhiệt: thảo quả, bạch đậu khấu
-Hàn lương: thanh nhiệt, tả hỏa, lương huyết, giải độc, nhuận tràng; trầm giáng;
âm dược
VD: Hàn: bạch thược, hòe hoa; Lương: cát căn, bạc hà
-Sử dụng: hàn giả nhiệt chi, nhiệt giả hàn chi.
9. Phân tích xu hướng tác dụng điều trị bệnh của vị thuốc có vị ngọt, cay, đắng
theo lý luận y học cổ truyền? đối với mỗi xu hướng tác dụng , kể tên 1 vị
thuốc có vị ngọt, cay, đắng và công năng tương ứng?
1. TÂN: (cay) Thuốc có tác dụng phát tán, lưu thông khí huyết, làm ra mồ hôi.
(tân năng tán, năng hành)
-Tán: tán hàn (biểu,lí)(tía tô,kinh giới)
-Hành: hành khí hoạt huyết, tiêu ứ trệ
-Có tác dụng chữa các bệnh biểu, khí, huyết, đàm ẩm ứ trệ, đau do hàn
-Gây các tác dụng bất lợi như táo , tổn thương tân dịch,mồ hôi nhiều, âm hư,biểu
hư
Ví dụ: Quế chi: công năng: giải biểu tán hàn, hành huyết giảm đau
Bạch chỉ: công năng: khu phong tán hàn, hành huyết điều kinh
2. CAM (ngọt) Thuốc bổ dưỡng, hoà hoãn, giảm đau, giải độc (Cam năng bổ,
năng hòa hoãn)
-Bổ: chữa chứng hư: cam ôn bổ khí, huyết, dương(kỳ, sâm, qui)cam hàn bổ âm
-Hòa: điều hòa các vị thuốc khác trong đơn
-Hoãn : là hòa hoãn tác dụng mạnh của các vị thuốc khác, giảm đau co quắp (mạch
nha, mật ong)
-Ngoài ra còn nhuận táo, nhuận tràng
Ví dụ: Sa sâm:
● dưỡng âm thanh phế → phế suy kiệt
● dưỡng vị sinh tân → đau dạ dày
● nhuận tàng thông tiện → táo bón
Cam thảo:
● ích khí dưỡng huyết → thiếu máu
● điều hòa dược tính → dược tính mãnh liệt
● nhuận phế chỉ khái → hầu họng viêm đau
● hoãn cấp chỉ thống → đau quặn bụng
KHỔ : (Đắng) Thuốc có tác dụng “khổ năng tả, năng táo, năng tiện”
-Tả: Tả hạ và giáng nghịch (đại hoàng: tá hỏa giải độc)
-Táo: Ráo thấp: đắng hàn ( hoàng liên: thanh nhiệt táo thấp), thuốc đắng ôn
( thương truật: kiện tỳ táo thấp)
-Kiện: Kiện âm ( tư âm): tá hỏa để tồn ân ( đại hoàng: tá hỏa giải độc); thanh hư
nhiệt để tồn âm ( hoàng bá : thanh nhiệt táo thấp hạ tiêu)
-Liều nhỏ khai vị; liều cao kéo dài gây tổn thương ở tỳ vị
-Bất lợi: Dùng kéo dài tổn âm, tân dịch, thận trọng âm hư tân dịch hao tổn
10. Giả sử có 1 vị thuốc có đặc điểm sau: vị cay, tính ấm, quy kinh phế. Hãy giải
thích ý nghĩa của các đặc điểm đó khi vận dụng trong trị bệnh
a.
TÂN: (cay) Thuốc có tác dụng phát tán, lưu thông khí huyết, làm ra mồ hôi.
(tân năng tán, năng hành)
-Tán: tán hàn (biểu,lí)
-Hành: hành khí hoạt huyết, tiêu ứ trệ
-Có tác dụng chữa các bệnh biểu, khí, huyết, đàm ẩm ứ trệ, đau do hàn
-Gây các tác dụng bất lợi như táo , tổn thương tân dịch,mồ hôi nhiều, âm hư,biểu
hư
b. ÔN: ( ấm) Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh thuộc chứng hàn
-Thông kinh lạc, hồi dương, bổ hỏa, tán hàn, chỉ thống, lợi niệu thăng phù, dương
dược
-Quy kinh phế: Chủ trị: cảm mạo phong hàn, sốt ít, rét run,sợ lạnh, đau đầu, đau
mình mẩy,ngạt mũi, chảy nước mũi, ho hen do lạnh,viêm phổi, viêm phế quản, hen
suyễn…..
Vị thuốc có tân + ôn + quy kinh phế: bổ phế, trị phế hư do hàn, phù thủng,...
11. Giả sử có 1 vị thuốc có đặc điểm sau: vị ngọt, tính ấm, quy kinh tỳ . Hãy giải
thích ý nghĩa của các đặc điểm đó khi vận dụng trong trị bệnh
a.
CAM (ngọt) Thuốc bổ dưỡng, hoà hoãn, giảm đau, giải độc (Cam năng bổ,
năng hòa hoãn)
-Bổ: chữa chứng hư: cam ôn bổ khí, huyết, dương(kỳ, sâm, qui)cam hàn bổ âm
-Hòa: điều hòa các vị thuốc khác trong đơn. VD: Cam thảo
-Hoãn : là hòa hoãn tác dụng mạnh của các vị thuốc khác, giảm đau co quắp (mạch
nha, mật ong)
-Ngoài ra còn nhuận táo, nhuận tràng
-Bất lợi: hay nê trệ hại tỳ, thận trong tỳ hư, đầy chướng “trung mãn kỵ cam”; kèm
hành khí
b. ÔN: ( ấm) Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh thuộc chứng hàn
-Thông kinh lạc, hồi dương, bổ hỏa, tán hàn, chỉ thống, lợi niệu thăng phù, dương
dược
c.
Vận dụng trong điều trị bệnh: tăng quy kinh tỳ, chữa bệnh ở tỳ: ăn uống
kém, tiêu hóa kém, đầy bụng, tiêu chảy, bổ tỳ, xuất huyết tiêu hóa, đau bụng do
lạnh, phù thủng…..
12. Để tăng tac dụng kiện tỳ của thuốc, có thế chế biến thuốc cổ truyền thành
các pp chế biến nào? Bằng phụ liệu gì? Giải thích lý do tăng tác dụng đó và
cho ví dụ minh họa?
-Để tang tác dụng kiện tỳ của thuốc, chế vị thuốc có màu vàng , vị ngọt
-Phương pháp: + sao vàng, sao với cám gạo, sao hoàng thổ, bích thổ, nước vo
gạo….
-
+ Trích mật ong, siro đường, trích cam thảo
-Phụ liệu : cám gạo, hoàng thổ, bích thổ, mật ong, siro đường…..
-Giải thích: theo học thuyết ngũ hành: dược liệu có màu vàng, vị ngọt được quy
vào kinh tỳ.
-VD: trích mật hoàng kỳ và sao vàng hoài sơn
13. Để tăng tac dụng của thuốc ở tạng thận, có thế chế biến thuốc cổ truyền thành
các pp chế biến nào? Bằng phụ liệu gì? Giải thích lý do tăng tác dụng đó và cho
ví dụ minh họa? (làm lại như câu trên)
-Muốn tăng tác dụng của thuốc ở thận phải chế biến để vị thuốc có màu đen, vị
mặn
-Pp : bằng cách chế biến thuốc với nước muối ăn để tạo vị mặn hoặc chế với nước
đậu đen hoặc sao đen để tạo vị thuốc có màu đen.
-Phụ liệu : nước Muối, nước Đậu đen.
-Giải thích : theo học thuyết ngũ hành: dược liệu có màu đen, vị mặn được quy vào
tạng thận.
-Ví dụ Hà thủ ô đỏ chế biến với nước đậu đen,đỗ trọng và cẩu tích trích muối. Thục
địa chưng; Hoa hoa thán và Trắc bách diệp thán sao để cầm máu với ý nghĩa “đen chỉ
huyết”
14. Trình bày nhóm thuốc bổ huyết về : định nghĩa , đặc điểm , công năng, chủ trị
chính, những điểm cần lưu ý khi sử dụng và kiêng kỵ? các nhóm thuốc nào nên
phối hợp sử dụng với thuốc bổ huyết? vì sao?
Định nghĩa: Vị ngọt tính bình hoặc ôn, thể chất tư nhuận, quy tâm, can, tỳ, thận,
tác dụng bổ can dưỡng tâm hoặc ích tỳ mà tư sinh huyết dịch.
Đặc điểm
Công năng
Chủ trị:
- Tâm can huyết hư: sắc mặt vàng vọt, môi khô, trắng, hoa mắt chóng mặt ù tai,
tâm quý, mất ngủ kiện vong, kinh nguyệt kéo dài, lượng máu ít màu nhạt, bến
kinh, mạch vi nhược;
- Can thận tinh huyết hư: hoa mắt chóng mặt ù tai, đau lưng mỏi gối, râu tóc bạc
sớm.
Phối ngũ:
- Bổ âm: Huyết hư → Âm hư
- Bổ khí: Khí vượng mà sinh huyết
- Kiện vận tỳ vị: Ích khí sinh huyết.
Chú ý: Nê trệ, cản trở vận hóa:
- Thận trọng: thấp trệ ở tỳ vị, bụng đầy chướng, ăn ít đại tiện nát;
- Phối hợp thuốc kiện tỳ tiêu thực.
15. Trình bày nhóm thuốc bổ dương về : định nghĩa , đặc điểm , công năng, chủ trị
chính, những điểm cần lưu ý khi sử dụng và kiêng kỵ? các nhóm thuốc nào nên
phối hợp sử dụng với thuốc bổ dương? vì sao?
Định nghĩa:
- Thuốc có tính vị ôn cam, hoặc ôn hàm, hoặc tân nhiệt, tác dụng ôn bổ dương
khí.
- Đa phần là thuốc bổ thận dương, ngoài ra còn có một số thuốc có tác dụng trợ
tâm dương, ôn tỳ dương.
Đặc điểm
Công năng
Chủ trị:
- Thận dương bất túc: sợ rét, tay chân lạnh, lưng gối đau mỏi, suy giảm khả
năng tình dục, liệt dương, xuất tinh sớm, tử cung lạnh khó sinh, tiểu rắt di niệu
- Tỳ dương hư: sợ lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi, lúc gặp lạnh dễ đau bụng, tiêu
chảy, sắc mặt vùng sạm hoặc tái nhợt, lưỡi nhợt, bệu, rêu trắng, mạch trì,
nhược hoặc tế nhược
- Bất nạp khí: khí nghịch do hen suyễn tức
- Hỏa bất sinh thổ: tỳ thất ôn vận, đau bụng lạnh, ngũ canh tả
- Tinh tủy hư: huyễn vựng ù tai (chóng mặt), râu tóc bạc sớm, gân cốt mềm yếu,
trẻ em chậm lớn
- Khí hóa bất hành: phù thũng, hạ nguyên hư lãnh, băng lậu, đới hạ
Phối ngũ:
- Ôn lý, bổ can thận, bổ ích tỳ phế khí
- Bổ ích tinh huyết để điều hòa thuốc: âm dương hỗ căn, khiến cho “dương tâm
đắc trợ” mới có thể “sinh hóa vô cùng”
Chú ý: tính ôn táo, trợ hỏa thương âm, người âm hư hỏa vượng không dùng.
16. Trình bày nhóm thuốc bổ âm về : định nghĩa , đặc điểm , công năng, chủ trị
chính, những điểm cần lưu ý khi sử dụng và kiêng kỵ? các nhóm thuốc nào nên
phối hợp sử dụng với thuốc bổ âm? vì sao?
Định nghĩa:
- Thuốc nhóm này đa phần có vị cam hàn (hoặc thiên về lương), chất nhuận, tác
dụng bổ âm, tư dịch, nhuận táo, trị cách chứng âm hư, tân dịch hao tổn.
- “Cam hàn dưỡng âm”: điều trị “Âm hư tắc nội nhiệt”/ “Âm hư đa nhiệt giả”
Đặc điểm
Công năng
Chủ trị: Thường gặp là phế, vị, can, thận, tâm âm hư
- Phế âm hư: ho khan, đờm ít, có máu, đau họng, khàn tiếng
-
Vị âm hư: họng khô, miệng khát, rêu lưỡi xanh, không thấy đói, nôn mửa, đại
tiện táo kết
- Can âm hư: hai bên mắt khô sáp, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai
- Thận âm hư: đau lưng mỏi gối, ngũ tâm phiền nhiệt, trào nhiệt, đạo hãn hoặc di
tinh
- Tâm âm hư: tâm phiền (nhiệt), mất ngủ, kiện vong
Phối ngũ
- Nhiệt tà (tà nhiệt chưa giải): Thanh nhiệt
- Âm hư nội nhiệt: Thanh hư nhiệt
- Âm hư dương cang: Tiềm dương
- Âm hư phong động: Tức phong
- Âm huyết hư: Bổ huyết
- Âm dương hỗ căn: Phối hợp thuốc bổ dương, khiến cho âm hữu sở hóa, đồng
thời nhờ sức của dương dược mà thông vận, hạn chế tính nên trệ của âm dược.
Chú ý: Thuốc bổ âm đa phần có vị ngọt tính hàn, nên trệ → không dùng: tỳ vị hư
nhược, đàm thấp nội trở, đầy bụng đại tiện lỏng nát…
17. Trình bày nhóm thuốc trừ hàn về : định nghĩa , đặc điểm , công năng, chủ trị
chính, những điểm cần lưu ý khi sử dụng vfa kiêng kỵ? các nhóm thuốc nào nên
phối hợp sử dụng với thuốc trừ hàn? vì sao?
Định nghĩa: Thuốc có tác dụng ôn lý khư hàn, trị chứng lý hàn là chính được gọi
là thuốc trừ hàn, hay còn gọi là thuốc ôn lý hoặc ôn lý trừ hàn.
Đặc điểm:
- Vị : cay
- Tính: ôn nhiệt, tân tán ôn thông
- Tác dụng:
+ Ôn lý tán hàn
+ Ôn kinh chỉ thống
+ Trợ dương, hồi dương
Trị chứng lý hàn
- Nội kinh: Hàn giả nhiệt chi
- Bản kinh: Liệu hàn dĩ nhiệt dược
Công năng: Quy kinh khác nhau – tác dụng khác nhau:
- Quy kinh tỳ: ôn kinh, tán hàn, chỉ thống, trị tỳ vị thụ hàn hoặc tỳ vị hư hàn,
biểu hiện đau bụng lạnh, nôn mửa tả lỵ, rêu lưỡi trắng
- Quy phế: ôn phế hóa đàm, triệu chứng phế hàn đàm ẩm, biểu hiện ho suyễn
tức, đờm trắng, trong, loãng,…
- Quy can: ôn can, tán hàn, chỉ thống, trị kinh can nhiễm hàn, biểu hiện đau
bụng dưới, đau đầu…
- Quy thận: ôn thận trợ dương, trị thận dương bất túc, biểu hiện liệt dương, lưng
gối đau lạnh, tiểu đêm nhiều lần, hoạt tinh di niệu…
- Quy tâm thận:
+ Ôn dương thông mạch, trị tâm thận dương hư, biểu hiện tâm quý, sợ lạnh,
chân tay lạnh, tiểu tiện bất lợi , chân tay phù thũng,…
+ Hồi dương cứu nghịch, trị chứng vong dương quyết nghịch, biểu hiện nằm co
sợ lạnh, ra mồ hôi nhiều, tâm thần mệt mỏi, tứ chi quyết nghịch, mạch vi muốn
tuyệt,…
Chủ trị:
- Trị các chứng đau lạnh ở hạ tiêu: phối hợp Tiểu hồi, Ô dược, Ngô thù du, Quế
nhục
- Đau thắt lưng, đau xương khớp do thận dương hư hàn: phối hợp Tế tân, Ngô
thù du, Hắc phụ, Quế nhục và các thuốc bổ thận dương khác.
- Đau ở vùng thượng vị (tỳ vị), nôn, đầy trướng do hàn: phối hợp Mộc hương,
Sa sâm, Can khương
- Chán ăn, chậm tiêu, nhạt mồm miệng, đầy bụng: phối hợp Mạch nha, Sơn tra,
Tiểu hồi, Thần khúc
- Ngộ độc thức ăn: cua, cá, dị ứng
- Kiêng kỵ: âm hư hỏa vượng, tạng nhiệt
Phối ngũ:
- Ngoại hàn nội xâm, biểu tà chưa giải: Phối hợp thuốc tân ôn giải biểu
- Hàn ngưng kinh mạch, khí trệ huyết ứ: Phối hợp thuốc lý khí hoạt huyết
- Hàn thấp nội trở: Phối hợp thuốc phương dương hóa thấp hoặc ôn táo khứ thấp
- Tỳ thận dương hư: Phối hợp thuốc ôn bổ tỳ thận
- Dương khí hư suy: Phối hợp đại bổ nguyên khí.
Chú ý:
- Tân nhiệt táo, trợ hỏa, tổn thương âm, các trường hợp thực nhiệt, âm hư hỏa
vượng, tân dịch, huyết hư cấm dùng
- Phụ nữ có thai, khí hậu nóng bức dùng thận trọng.
18. Pp trích gừng được sử dụng trong chế biến thuốc cổ truyền nhằm mục đích gì?
Giải thích và cho ví dụ minh hoạ?
Chích gừng:
-Tính vị: cay, ấm
-Quy kinh: tỳ, vị , phế
-Công năng: phát tán phong hàn, ôn trung hòa vị, chỉ nôn
-Mục đích:
Quy tỳ,vị, ôn trung tiêu, tăng tác dụng chỉ nôn
Quy phế, tăng tác dụng chỉ ho
Tăng dương, giảm âm
Giảm tác dụng nê trệ của thuốc sinh tân: Huyền sâm, Sinh địa
Tăng phát tán của thuốc
Giảm kích ứng của một số vị thuốc ngứa (Bán hạ)
Lượng dùng khoảng 5 – 20% so với vị thuốc cần chế
19. Pp trích mật ong được sử dụng trong chế biến thuốc cổ truyền nhằm mục đích
gì? Giải thích và cho ví dụ minh hoạ?
Chích mật ong:
-Thành phần: đường đơn, đường đa, vitamin, acid amin, men tiêu hóa,…
-Tính vị: ngọt, bình
-Quy kinh: tâm, phế, vị, tỳ, đại tràng
-Công năng: bổ trung, kiện tỳ, nhuận táo, giải độc
-Mục đích:
Tăng kiện tỳ ích khí (ngọt)
Tăng nhuận bổ
Bảo quản thuốc: caramen hóa, tạo lớp màng bảo vệ
Điều hương vị (tạo vị ngọt, mùi thơm)
Hiệp đồng/ điều trị bệnh đường ruột (viêm đại tràng, viêm loét dạ
dày, tá tràng)
VD: Cam thảo trích mật ong
20. Trình bày đặc điểm tính vị, công năng chủ trị, kiêng kỵ của 2 vị thuốc?
21. Các thuốc sau được xếp vào nhóm nào?
Nhóm
thuốc
Thuốc
giải
biểu
Tên
Tính vị
Công năng
Chủ trị
Kiêng kỵ
Bạch chỉ
Tân, ôn
Tân, khổ, ôn
Ngưu bàng
tử
Tân, khổ, hàn
Cảm hàn
Phong thấp
Cảm hàn kèm hen
suyễn.
Cảm nhiệt
Mụn nhọt
Uất hỏa
Sxh
Ma hoàng
Thăng ma
Ngọt, cay, hơi
đắng, tính hàn
Giải biểu tán hàn
Trừ phong giảm đau
Giải biểu tán hàn
Thông khí bình suyễn
Tán phong nhiệt
Thông phế, thanh nhiệt, giải
độc
Giải biểu nhiệt
Thăng dương khí
Thanh nhiệt giải độc
Giải biểu nhiệt
Mụn nhọt, mẩn
ngứa
Cảm nhiệt
Xích bạch lỵ
Sốt cao, đau mắt
Ho do phế nhiệt
Đông thai ra máu
Bệnh gan mật
Mụn nhọt đã
vỡ
Sốt cao, mê sảng
Bệnh gan mật
Sốt cao, mê sảng
Tân dịch hư tổn
Tỳ hư, đại
tiện lỏng
Thấp trệ tỳ
vị, tỳ vị hư
hàn, đại tiện
lỏng, kỵ
Thuốc
trừ hàn
Can khương
Phụ tử chế
Quế nhục
Ngô thù du
Thuốc
thanh
nhiệt
Liên kiều –
tn giải độc
Đắng, cay, hơi
hàn
Hoàng liêntn táo thấp
Hoàng cầmtn táo thấp
Nhân trần- tn
táo thấp
Chi tử - TN
tả hỏa
Huyền sâmtn tả hỏa
Đắng, hàn
TNTT
Thanh tâm,can, hạ hỏa
Đắng, hàn
Thanh thấp nhiệt ở phế
Chỉ huyết
Đắng cay, hơi Thanh thấp nhiệt can đởm
hàn
Giải biểu nhiệt
Đắng hàn
Thanh tâm nhiệt
Thanh thấp nhiệt can đởm
Ngọt, mặn, hơi Thanh nhiệt giáng hỏa
đắng, hàn
Sinh tân dưỡng huyết
Tỳ hư tiết tả
Cảm nhiệt
Các bệnh sa giáng
Tỳ hư tiết tả
Tỳ vị hư hàn,
PNCT
Thuốc
bổ khí
Sinh địa- tn
lương huyết
Đắng, hàn
Thanh nhiệt lương huyết
Sinh tân dịch
Phiền khát
Huyết nhiệt
Nhân sâm
Ích khí huyết
Sinh tân
Kiện tỳ, chỉ tả
Ích thận cố tinh
Ho lao
Hoài sơn
Ngọt, hơi
đắng, hơi ấm
Ngọt, bình
Cam thảo
Ngọt, bình
Ích khí dưỡng huyết
Giải độc
Hoàng kỳ
Ngọt, hơi âm
Bổ khí ích huyết
Bạch truật
Kiện tỳ tiêu thực
Ráo thấp
Bổ khí bổ phế
Thục địa
Ngọt, đắng,
ấm
Ngọt, bình,
hơi ấm
Ngọt, ấm
Đương quy
Ngọt, cay ấm
Bổ huyết hoạt huyết
Hà thủ ô
Đắng, chát, ấm Bổ khí huyết
Bổ thận âm
Bạch thược
Đắng chua hơi
hàn
Ngọt, bình
Đảng sâm
Thuốc
bổ
huyết
Thuốc
bổ âm
Sa sâm
Ngọt, hơi
đắng, hơi hàn
Bổ huyết, chỉ huyết
Bình can
Bổ phế âm
Bổ can thận
Dưỡng âm thanh phế
Dưỡng vị sinh tân
Bách hợp
Ngọt, nhạt,
mát
Ngọt, hơi
đắng, hơi hàn
Dưỡng âm nhuận phế
An thần
Dưỡng âm
Sinh tân
Kỳ tử
Mạch môn
Thuốc
Bổ thận âm
Tư âm, dưỡng huyết, sinh tân
Cẩu tích
Tiêu hóa kém, ỉa
chảy
Thận hư
Khí huyết hư
nhược
Giải độc
Khí huyết hư
nhược
Bệnh sa giáng
Tiêu hóa kém
Phù thủng
Cơ thể mệt mỏi,
kém ăn, kém ngủ
Thận âm bất túc
Thiếu máu chóng
mặt
Thiếu máu gầy
yếu, đau dầu, đau
cơ
Khí huyết hư
nhược
Thận hư
Huyết hư
đồng
Tf hư, bnjg
đầy chướng,
tiết tả
Thực tà thấp
nhiệt k dùng
Dùng lâu
cam thảo
sống có thể
dẫn đến phù
thủng
Âm hư háo
khát
Khí trệ, can
hỏa thịnh
Tỳ vị hư
nhược thận
trọng
Đại tiện lỏng
Đại tiện tiết
tả
Dương suy
hư hàn
Trị ho lao, ho khan
Bổ thận, bổ huyết
Ho khan, họng khô Ho do cảm
mạo phong
hàn/ phế vị
hư nhiệt
Ho ra máu
Ho do phong
Tâm hồi hộp
hàn
Tân dịch ho tổn,
Ho do ngoại
ho
cảm phong
hàn, tỳ vị hư
hàn, tiết tả
bổ
dương
Thuốc
hóa
đàm,
chỉ ho,
bình
xuyễn
Thuốc
an thần,
bình
can,
khai
khiếu
Thuốc
trừ
phong
thấp
Đỗ trọng
Tục đoạn
Ba kích
Cốt toái bổ
Cát cánh
Hạnh nhân
Câu đằng
Thiên ma
Ngải tượng
Táo nhân
Tang ký sinh
Khương hoạt
Độc hoạt
Phòng phong
Thiên niên
kiện