Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Làm rõ địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.37 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Xu thế chung trên thế giới ngày nay là quá trình quốc tế hóa mọi
mặt đời sống, đặc biệt đời sống kinh tế ngày càng được đẩy
mạnh. Do sự phát triển mạnh mẽ của quá trình khu vực hoá, toàn
cầu hoá nền kinh tế thế giới, giao lưu kinh tế, thương mại, khoa
học - công nghệ và văn hoá giữa các quốc gia phát triển với tốc
độ hết sức nhanh chóng đã dẫn đến việc gia tăng số lượng người
nước ngoài đầu tư kinh doanh, lao động, học tập, du lịch…hoặc
pháp nhân nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư,
sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Trong bối
cảnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều những vụ việc phát sinh từ
các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà một bên chủ thể
là cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Do đó, việc nghiên cứu các
quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp luật của pháp
nhân nước ngoài là một việc làm cần thiết, có tác động mạnh mẽ
tới quá trình thúc đẩy phát triển giao lưu về mọi mặt giữa các
quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, pháp
nhân nước ngoài tại Việt Nam. Và để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề,
em xin chọn đề tài số 2 “Làm rõ địa vị pháp lý của pháp nhân
nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt
Nam” cho bài tập học kỳ cá nhân lần này.

NỘI DUNG
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI:
1.Khái niệm pháp nhân:
Theo từ điển Bách khoa toàn thư thì pháp nhân là một định
nghĩa trong luật pháp về một thực thể mang tính hội đoàn, thường
dùng trong luật kinh tế. Về pháp nhân có rất nhiều quan điểm và
1



học thuyết như: có thuyết cho pháp nhân là một chủ thể giả tạo,
có thuyết cho nó là một chủ thể thực sự v.v…nhưng quan trọng
nhất pháp nhân chỉ ra được các thực thể hội đoàn có những biểu
hiện tương tự như thể nhân. Qua các quan điểm, các học thuyết
về pháp nhân, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng tựu
trung lại các pháp nhân vẫn được coi là một chủ thể pháp luật
đích thực bởi vì pháp nhân cũng có những đặc điểm thể hiện năng
lực chủ thể. Pháp nhân được coi là cá thể riêng biệt, có tài sản
riêng độc lập với tài sản của các thành viên của nó, có quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và thực hiện những hành vi
pháp lý nhân danh mình, có quyền làm nguyên đơn, bị đơn trước
Tòa án, có trách nhiệm độc lập về tài sản.
Ở Việt Nam, luật cổ Việt Nam không có khái niệm pháp nhân.
Pháp nhân là một chế định pháp lý du nhập. Qua mỗi thời kỳ đều
đánh dấu sự thay đổi lớn về

quan điểm pháp lý ở Việt Nam.

Trong thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, chế định pháp nhân là vấn đề pháp lý ít được nhắc đến và
đều phục vụ cho chủ trương chính sách quản lý và ký kết hợp
đồng kinh tế, tức là với mục đích rất hẹp. Đồng thời, quy chế về
pháp nhân không được xây dựng trên nền tảng khoa học mà được
ban hành nhằm phục vụ cho mục tiêu chủ quan của nhà nước.
Thời kỳ này, các quan hệ dân sự chưa phát triển, nhiều quan hệ
kinh tế của nền kinh tế thị trường chưa được đặt ra như phá sản,
giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh tế nên chế định pháp
nhân chưa được quy định đầy đủ ở các khía cạnh pháp lý của nó.
Trong thời kỳ kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã bắt đầu có
những chuyển biến tích cực theo hướng kinh tế thị trường có sự

2


quản lý của nhà nước. Theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân là
những cá nhân, tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia
các hoạt động pháp lý khác như chính trị, kinh tế, xã hội... Một cá
nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân thì cũng không được
pháp luật công nhận có quyền ký kết các văn kiện pháp lý về kinh
tế, chính trị, xã hội (nếu cố tình ký kết thì văn bản đó vẫn sẽ bị coi
là vô hiệu lực). BLDS đã quy định khái niệm pháp nhân với những
nội dung cụ thể. Theo quy định tại điều 74 BLDS 2015:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên
quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2.Khái niệm pháp nhân nước ngoài:
Trong tư pháp quốc tế của hầu hết các nước trên thế giới đều
thống nhất quan điểm cho rằng việc xác định như thế nào là
pháp nhân nước ngoài phải dựa vào dấu hiệu quốc tịch của pháp
nhân. Trong khoa học về tư pháp quốc tế Việt Nam cũng thừa
nhận, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân
theo pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch.
Như vậy ta có thể hiểu pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được
thành lập ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài nhưng thành
lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, hoặc có các hoạt
động thương mại tại Việt Nam, những pháp nhân không có quốc

tịch Việt Nam thì cũng coi là pháp nhân nước ngoài.
3


II.ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM:
1.Khái niệm địa vị pháp lý:
Địa vị pháp lý theo nghĩa hẹp được hiểu là tổng hợp các quyền
và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho một chủ thể pháp luật,
tạo cho chủ thể đó có khả năng tham gia quan hệ pháp luật một
cách độc lập. Theo nghĩa rộng thi địa vị pháp lý là một khái niệm
pháp lý phức tạp có nội dung rộng được thể hiện ở nhiều yếu tố
như quyền năng chủ thể, hệ thống quyền và nghĩa vụ pháp lý,
cùng các nguyên tắc pháp lý làm cơ sở xây dựng hệ thống quyền
và nghĩa vụ pháp lý, các lợi ích hợp pháp cùng với những bảo
đảm pháp lý đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể.
Trong đó thì quyền năng chủ thể, hệ thống các quyền và nghĩa vụ
pháp lý, các lợi ích hợp pháp của chủ thể là những yếu tố cơ bản
cấu thành nên địa vị pháp lý của chủ thể.
2.Cơ sở xác định địa vị pháp lý cho pháp nhân nước ngoài:
Theo thực tiễn và pháp luật của các nước trên thế giới, địa vị
pháp lý của pháp nhân nước ngoài nói chung được xây dựng trên
các cơ sở: Chế độ đối xử như công dân, chế độ đối xử tối huệ
quốc, chế độ đối xử đặc biệt và chế độ có đi có lại.
Chế độ đối xử như công dân: đây là chế độ phổ biến trong
luật pháp của đông đảo các quốc gia trên thế giới. Nội dung của
chế độ này là: Chế độ cho phép người nước ngoài được hưởng
các quyền cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương
đương với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại
đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Ở Việt Nam,

theo Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính
4


phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn ở
Việt Nam: “Ngoại kiều được hưởng quyền sở hữu cá nhân về thu
nhập hợp pháp, về tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất theo pháp
luật Việt Nam”; “Ngoại kiều được quyền thừa kế tài sản theo
pháp luật Việt Nam. Theo khoản 2 điều 673 BLDS 2015 quy định:
“Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như
công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy
định khác”. Hiệp định TTTP giữa Việt Nam và Nga tại khoản 1
Điều 1 quy định: “Công dân của bên ký kết này được hưởng trên
lãnh thổ của bên ký kết kia sự bảo hộ pháp lý đối với nhân thân
và tài sản như công dân của bên ký kết kia”. Người nước ngoài có
thể được được mua, nhận, tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam
nếu thuộc các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị quyết số
19/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho
tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Chế độ đối xử tối huệ quốc: là chế độ theo đó một nước dành
cho công dân và pháp nhân của nước kia những quyền và ưu đãi
đang hoặc sẽ dành cho công dân và pháp nhân của một nước thứ
ba. Nội dung cơ bản của chế độ tối huệ quốc thể hiện ở hai khía
cạnh sau: công dân nước ngoài được quốc gia sở tại dành cho sự
đối xử đặc biệt, bao gồm các quyền ưu đãi và sự đối xử trên sẽ
không kém thuận lợi hơn đối xử mà nước sở tại dành cho công
dân của một nước thứ ba. Việt Nam quy định các trường hợp và
các lĩnh vực mà chế độ tối huệ quốc áp dụng là thương mại hàng
hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Cho đến
nay, Pháp lệnh này vẫn là văn kiện pháp lý cơ bản và toàn diện

nhất, thể hiện thiện chí của Việt Nam, trong việc mong muốn việc
5


cải thiện môi trường pháp lý tốt hơn. Ở Việt Nam áp dụng chế độ
tối huệ quốc được ghi nhận trước hết và chủ yếu trong các điều
ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành
viên.
Chế độ có đi có lại: Nội dung cơ bản của chế độ có đi có lại thể
hiện ở chỗ là một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định
cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như nước đó
đã dành và sẽ dành cho công dân nước ngoài tương ứng như
nước đó đã dành và sẽ dành cho công dân và pháp nhân của
mình ở đó trên cơ sở có đi có lại. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế,
chế độ có đi có lại được thực hiện dưới hai hình thức là có đi có
lại thực chất và có đi có lại hình thức. Có đi có lại hình thức được
thể hiện ở chỗ một nước dành cho thể nhân và pháp nhân nước
ngoài một chế độ pháp lý nhất định như chế độ đãi ngộ như công
dân hoặc chế độ tối huệ quốc mà ở nước ta đã giành cho công
dân và pháp nhân nước mình một chế độ tương ứng như thế. Quy
định trên được áp dụng rất hữu hiệu giữa các quốc gia có chế độ
chính trị, xã hội khác nhau.
3.Đặc điểm, địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài:
Pháp nhân mang quốc tịch của một nước nhất định và được tổ
chức và hoạt động theo pháp luật của nước đó. Tuy nhiên, khi
hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài ở một nước nào
đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân trên lãnh thổ nước
sở tại tuỳ thuộc vào quy định của pháp luật nước sở tại nhưng
các vấn đề về tổ chức, nội bộ, giải thể…thì vẫn theo quy định của
pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. Việc cho pháp

nhân nước ngoài vào hoạt động hay không, cho phép vào để tiến
6


hành những hoạt động gì, trong lĩnh vực nào, ở phạm vi nào, cho
pháp nhân đó hưởng thêm những quyền gì và có những nghĩa vụ
gì cụ thể, là quyền của nước sở tại ký kết hoặc tham gia, như
theo Điều 16 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì pháp nhân
nước ngoài chỉ có thể hoạt động ở Việt Nam dưới hai hình thức:
“Chi nhánh và Văn phòng đại diện”.
4.Các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập và ký kết:
Tới nay, Việt Nam đã gia nhập và ký kết các điều ước quốc tế đa
phương và song phương liên quan tới việc xác định quyền và
nghĩa vụ Tố tụng dân sự của cá nhân và pháp nhân nước ngoài,
bao gồm các điều ước quốc tế đa phương. Có thể kể đến các
công ước quan trọng như: Công ước La Haye năm 1954 về các
vấn đề Tố tụng dân sự, Công ước năm 1965 về tống đạt giấy tờ
về các vụ việc dân sự và thương mại, Công ước La Haye năm
1958 về công nhận và thi hành quyết định của Tòa án về cấp
dưỡng cho trẻ em, Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại
giao, Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự. Bên cạnh đó,
Việt Nam đã ký kết 18 hiệp định Tương trợ tư pháp với các nước
khác. Đó là: Hiệp định TTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia
đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang
CHXHCN Xô Viết (ký ngày 10/12/1981), với CHXHCN Tiệp Khắc
(ký ngày 12/10/1982), với Cộng hoà Cu Ba (ký ngày 30/11/1984),
với Cộng hoà nhân dân Hung-ga-ry (ký ngày 18/01/1985), với Cộng
hoà nhân dân Bun-ga-ry (ký ngày 03/10/1986), với Cộng hoà Ba
Lan (ký ngày 22/3/1993), với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (ký
ngày 06/7/1998), với Liên bang Nga (ký ngày 25/8/1998), với

Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (ký ngày 19/10/1998), với Cộng
7


hoà Pháp (ký ngày 24/02/1999), với Cộng hoà Ucraina (ký ngày
06/4/2000), với Cộng hoà Mông Cổ (ký ngày 17/4/2000), với
Cộng hoà Bê-la-rút (ký ngày 14/9/2000), với Cộng hoà dân chủ
nhân dân Triều Tiên (ký ngày 04-5-2002), với Cộng hoà dân chủ
nhân dân An-giê-ri (ký ngày 14/4/2010), với Cộng hoà Ca-dắcxtan (ký ngày 31/10/2011, chưa có hiệu lực), với Vương quốc
Cam-pu-chia (ký ngày 21/01/2013, chưa có hiệu lực).
5.Quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của pháp nhân nước ngoài
tại Việt Nam:
5.1.Quyền lợi của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam:
 Quyền cư trú đi lại: cho phép người nước ngoài tự do đi lại,
cư trú trên lãnh thổ Việt Nam trừ một số lĩnh vực an ninh.
 Quyền hành nghề: cho phép người nước ngoài tự do chọn
nghề nghiệp trong khuân khổ pháp luật. Tuy nhiên hạn chế
người nước ngoài làm việc trong một số ngành nghề an ninh
quốc phòng. Được phép làm luật sự tư vấn pháp luật tại Việt
Nam với điều kiện học qua trường Luật tại Việt Nam.
 Quyền được sở hữu và thừa kế trong trường hợp được thừa
kề tài sản từ người khác hau được phép sở hữu tài sản theo
quy định.
 Quyền được học tập: cho phép người nước ngoài tự do lựa
chọn các trường tuy nhiên hạn chế một số trường liên quan
đến an ninh quốc phòng.


Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp quy định trong các
Điều 774 và Điều 775 Bộ luật dân sự.


8


 Quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: cho phép người
nước ngoài kết hôn với người Việt Nam, được phép nuôi con
nuôi nếu đủ các điều kiện nuôi, và phải bảo đảm bình đẳng
quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.
 Quyền tố tụng dân sự: áp dụng theo chế độ đãi ngộ quốc gia,
người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài khi khởi kiện ở Tòa
án Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho hưởng chế độ đối
xử quốc gia trong tố tụng dân sự.
5.2.Nghĩa vụ của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam:
 Tôn trọng pháp luật Việt Nam, tuân thủ theo các quy định đã
ban hành khi làm ăn sinh sống và làm việc.
 Tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng tôn
giáo cũng như lịch sử của Việt Nam.
 Khi người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy
theo tính chất vi phạm họ có thể bị xử phạt, bị trục xuất
trước thời hạn hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
6.Thực trạng và giải pháp trong vấn đề giải quyết các vụ
án có liên quan đến pháp nhân nước ngoài:
6.1.Thực tiễn giải quyết các vụ án có liên quan đến pháp
nhân nước ngoài:
Thực tế trong những năm qua vấn đề giải quyết các vụ án có liên
quan đến pháp nhân nước ngoài có yếu tố nước ngoài vẫn còn
nhiều khúc mắc:
 Hiểu biết về pháp luật của Việt Nam cũng như pháp luật
9



nước ngoài của công dân, thậm chí của pháp nhân Việt Nam
còn chưa cao, do vậy khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự
nhiều khi chủ thể là người Việt Nam, pháp nhân Việt Nam
còn tuỳ tiện, không thận trọng nên khi quyền lợi của mình bị
xâm phạm, người nước ngoài đã không còn ở Việt Nam mới
làm đơn khởi kiện. Toà án rất khó khăn trong việc xác định
địa chỉ của bị đơn. thực tế, nhiều vụ việc dân sự do nguyên
đơn là công dân, pháp nhân Việt Nam khởi kiện, bị đơn là
người nước ngoài, nhưng luôn tìm cách trốn tránh nghĩa vụ
của mình trước pháp luật. Khi biết bị khởi kiện tại Toà án, họ
tìm cách rời khỏi Việt Nam.
 Đối với các Toà án nước ngoài yêu cầu thì Toà án Việt Nam
thực hiện tốt, kết quả trả lời nhanh, nhưng những việc Toà
án Việt Nam yêu cầu thì lại không có hiệu quả, Toà án nước
ngoài chưa đáp ứng, kết quả trả lời ít.
 Trình độ thẩm phán chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu hiện
nay. Do không được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên nên
Thẩm phán không nắm vững kiến thức chuyên môn của tư
pháp quốc tế. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế do
đó khi tiếp cận với pháp luật nước ngoài và khi tiến hành tố
tụng những vụ án có công dân nước ngoài, pháp nhân nước
ngoài tham gia tố tụng còn gặp nhiều khó khăn; việc mời
phiên dịch cũng không dễ dàng.
6.2.Giải pháp hoàn thiện:
Để hạn chế những bất cập trong việc giải quyết các vụ án dân sự
có yếu tố nước ngoài, ta cần có những giải pháp sau:
10



 Cần quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm cử người phiên
dịch cho Toà án khi giải quyết các vụ việc dân sự có người
nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia.
 Các cơ quan Nhà nước, Toà án cần thường xuyên mở lớp tập
huấn những kiến thức cơ bản về tư pháp quốc tế để giúp
cho Thẩm phán, cán bộ làm công tác pháp luật có điều kiện
và cách thức tiếp cận với hệ thống pháp luật nước ngoài.
Toà án nhân dân tối cao cũng nên mở lớp học ngoại ngữ cho
Thẩm phán để họ có khả năng tiếp cận những thông tin,
kinh nghiệm và phương pháp làm việc của nước ngoài, có
khả năng giao tiếp, giúp Thẩm phán tự tin hơn khi giải quyết
các vụ việc dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước
ngoài tham gia tố tụng.
 Pháp luật nên sửa đổi, bổ sung những quy định trong BLDS
và xây dựng các quy phạm xung đột phù hợp với các hiệp
định Tương trợ tư pháp mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết
nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài.

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều những vụ việc phát sinh
từ các mối quan hệ có yếu tố nước ngoài mà một bên chủ thể là
pháp nhân nước ngoài. Do đó, việc nghiên cứu các quy định của
pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của và pháp nhân nước
ngoài đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết, tồn tại, đối chiếu với
các cam kết hội nhập nhằm đưa ra và phân tích các yêu cầu hoàn
11



thiện pháp luật về vấn đề này là một việc làm cần thiết, có tác
động mạnh mẽ tới quá trình thúc đẩy phát triển giao lưu về mọi
mặt giữa các quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
pháp nhân nước ngoài. Việc xây dựng hệ thống các quy định pháp
luật Việt Nam về địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài đã và
đang tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi theo hướng ngày càng phù
hợp với xu thế chung của thời đại và pháp luật quốc tế.
Trên đây là kết quả bài tập học kì của em, với vốn kiến thức vẫn
còn hạn chế nên bài làm của em có thể còn nhiều sai sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô để bài làm được hoàn
chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Tư pháp quốc tế,
NXB.CAND năm 2014.
2.Bộ luật Dân sự 2015.
3.Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
4.Nghị quyết số 19/2008/QH12.
5. />6. />7. Và một số nguồn khác trên Internet…

13


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………...…………
1
NỘI DUNG…………………………………………………………………………

1
I.Khái quát chung về pháp nhân nước ngoài………………...
……………….……1
1.Khái niệm pháp nhân……………………………..
……………………………..1
2.Khái niệm pháp nhân nước
ngoài……………………………………………….3
II.Địa vị pháp lý của pháp nhân nước
ngoài………………………………..……..3
1.Khái niệm địa vị pháp lý………………..
……………………………………….3
2.Cơ sở xác định địa vị pháp lý cho pháp nhân nước
ngoài………………………4
3.Đặc điểm, địa vị

pháp



của

pháp

nhân

nước

ngoài………………………..…….5
4.Các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập và ký
kết……………..…………….6

5.Quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại
Việt Nam………….7
6.Thực trạng và giải pháp trong vấn đề giải quyết các vụ án có
liên

quan

đến

pháp

nhân

ngoài…………………………………………………………………...8
14

nước


KẾT
LUẬN………………………………………………………………………..9
DANH
MỤC
TÀI
LIỆU
THAM
KHẢO……………………..
…………………..11

15




×