ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN MINH CHÂU
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ
MÁY SẢN XUẤT FEROMANGAN Ở XÃ NGŨ LÃO, HUYỆN
HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học môi trường
Khoa
: Môi trường
Khóa học
: 2010 – 2014
Người hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên, năm 2014
56
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Để hoàn
thành được luận văn với đề tài: “Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của nhà
máy sản xuất Feromangan ở xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”
bên cạnh sự nỗ lực của bản thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở
trường, tìm tòi học hỏi cũng như thu thập thông tin số liệu có liên quan đến đề tài,
em luôn nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của các thầy cô cùng với những
lời động viên khuyến khích từ phía gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô
ở khoa Môi Trường - Trương Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cùng với tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập tại trường
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Thị Lan, người đã tận tâm
hướng dẫn em làm bài luận văn, Cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và là
nguồn động lực quan trọng để em hoàn thành bài luận văn này. Nếu không
những lời hướng dẫn, dạy bảo của Cô thì em nghĩ bài luận văn này của em rất
khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Cô
Em chân thành cảm ơn Chi cục bảo vệ tài nguyên môi trường Cao
Bằng đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại chi cục.
Em xin gửi lời cảm ơn tới anh Bùi Văn An, trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm
tại Chi cục đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu.
Lần đầu tiên làm một bài luận văn, với kiến thức của em còn hạn chế và
còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc
chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô
và các bạn học cùng lớp để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
57
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Các hạng mục công trình của nhà máy........................................... 19
Bảng 4.2. Nhận dạng nguồn gây tác động xấu đến môi trường và đối tượng bị
tác động trong giai đoạn hoạt động sản xuất .......................................... 24
Bảng 4.3 : Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực trong 2 năm 2012
và năm 2013 ............................................................................................ 26
Bảng 4.4: Kết quả quan trắc môi trường Khí thải ống khói nhà máy Thực hiện
tháng 10 năm 2013 .................................................................................. 27
Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt nhà máy ........... 28
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất của nhà máy .... 30
Bảng 4.7. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt .......................................... 31
58
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí Công ty Cổ phần khoáng sản Tây Giang Cao Bằng.............. 14
Hình 4.2. Quy trình công nghệ sản xuất Feromangan .................................... 22
Hình 4.3. Hệ thống lọc bụi Cyclon kết hợp với hấp phụ bằng nước .............. 35
Hình 4.4. Nguyên lý của hệ thống lọc bụi túi vải ........................................... 36
Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống lọc bụi túi vải ........................................................ 37
Hình 4.6. Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa khu vực nhà máy.......................... 37
Hình 4.7. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại ................................................................. 38
Hình 4.8. Hệ thống làm mát ............................................................................ 39
Hình 4.9. Máy bơm và tháp làm mát ............................................................. 39
Hình 4.10. Sơ đồ tuần hoàn hệ thống làm mát ................................................ 40
Hình 4.11. Bể làm nguội xỉ bông .................................................................... 42
59
DANH TỪ VIẾT TẮT
BOD
Nhu cầu ôxy sinh học (Biological Oxygen Demand)
BTNMT
Bộ Tài nguyên và môi trường
BVMT
Bảo vệ môi trường
COD
Nhu cầu ôxy hoá học (Chemical Oxygen Demand)
CP
Chính phủ
PTTH
Phổ thông trung học
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
NĐ
Nghị định
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QĐ
Quyết định
NXB
Nhà xuất bản
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TT
Thông tư
TNMT
Tài nguyên môi trường
ĐHQG
Đại học quốc gia
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
WHO
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
60
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề. .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa chuyên đề................................................................................... 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3
2.1.1. Khái niệm về môi trường ..................................................................... 3
2.1.2 Khái niệm về ô nhiễm môi trường ........................................................ 4
2.1.3. Ô nhiễm môi trường không khí............................................................ 4
2.1.4. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước................................................... 5
2.2 Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 5
2.2.1 Các văn bản pháp luật ........................................................................... 5
2.2.2 Các quy chuẩn quốc gia ........................................................................ 6
2.3 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 7
2.3.1 Tình hình Feromangan ở việt nam ........................................................ 7
2.3.2 Thực trạng Feromangan tại tỉnh Cao Bằng ........................................... 8
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 10
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 10
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 10
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 10
3.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 10
3.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp ............................... 10
3.4.2. Phương pháp thống kê: ...................................................................... 10
3.4.3. Phương pháp liệt kê: .......................................................................... 11
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh: ........................................................ 11
61
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm: ......................................................................................................... 11
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 14
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã và đặc điểm cơ bản của nhà máy. 14
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 14
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................... 16
4.1.3. Đặc điểm cơ bản của nhà máy ........................................................... 18
4.2. Hiện trạng môi trường khu vực bị tác động tiêu cực trực tiếp từ cơ sở
sản xuất......................................................................................................... 23
4.2.1.Môi trường không khí ......................................................................... 25
4.2.2. Môi trường nước ................................................................................ 28
4.2.3. Chất thải rắn ....................................................................................... 31
4.3. Công tác bảo vệ môi trường của nhà máy Feromangan Ngũ Lão ........ 33
4.3.1. Các biện pháp đã thực hiện của nhà máy........................................... 33
4.3.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện trong
quá trình hoạt động của cơ sở sản xuất ........................................................ 47
4.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho nhà máy sản xuất
Pheromangan ................................................................................................ 48
4.4.1. Giải pháp quản lý ............................................................................... 48
4.4.2. Giải pháp kỹ thuật .............................................................................. 50
4.4.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục. ...................................................... 51
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 52
5.1 Kết luận .................................................................................................. 52
5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 54
1
1
2
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Việt Nam hiện nay công
nghệ luyện thép và ngành đúc đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, dẫn
đến nhu cầu về phôi thép trên toàn quốc là rất lớn. Feromangan là thành phần
quan trọng trong công nghiệp luyện thép nên nhu cầu về Feromangan cũng rất
lớn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất Feromangan các nhà máy đã thải ra một
lượng chất thải không hề nhỏ, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng
xấu tới môi trường và sức khỏe của các hộ gia đình xung quanh nhà máy.
Cao Bằng là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với kinh tế chủ yếu
dựa vào nông nghiệp và khai thác khoáng sản. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang
có nhiều nhà máy khai thác và sản xuất khoáng sản trong đó có nhà máy sản
xuất Feromangan ở xã Ngũ lão, huyện Hòa An là nhà máy đã đi vào hoạt
động lâu năm và có quy mô lớn.
Xuất phát từ thực tế trên và nguyện vọng của bản thân cùng với sự
đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Môi trường –
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
PGS.TS Đỗ Thị Lan, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác bảo
vệ môi trường của nhà máy sản xuất Feromangan ở xã Ngũ Lão, huyện
Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng bảo vệ môi trường của nhà máy
- Phân tích các mặt tích cực và hạn chế của nhà máy
- Đề xuất các giải pháp để bảo vệ môi trường
1.3. Ý nghĩa chuyên đề
- Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học: thời gian làm đề tài tốt nghiệp là
dịp sinh viên tự khẳng định mình, biến những kiến thức đã học thành kiến thức
của mình. Cũng qua quá trình làm đề tài em học được cách làm việc nghiên cứu
độc lập, tính kỉ luật trong công việc, tiếp cận dần với công việc và rút ra kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này
2
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy sản xuất Pheromangan tới môi trường.
+ Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải của nhà máy
+ Đề xuất những giải pháp quản lý, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường
3
3
PHẦN 2
4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau, đặc biệt từ sau hội nghị Stockholm về môi trường và con người
năm 1972. Tuỳ vào mục đích nghiên cứu, lĩnh vực mà người nghiên cứu có
những định nghĩa cho phù hợp. Một số định nghĩa về môi trường:
*Định nghĩa 1:
Theo định nghĩa rộng nhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và
hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ một
vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Đối
với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài
có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể [7]
*Định nghĩa 2:
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu
tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát
triển và sinh sản của sinh vật [10]. Theo tác giả, môi trường có các thành phần
chính tác động qua lại lẫn nhau:
Môi trường tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và
các sinh vật.
Môi trường kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.
Môi trường không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách,
mật độ, phương hướng và sự thay đổi trong môi trường.
* Định nghĩa 3:
Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các
thực thể của tự nhiên,… mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,… có quan hệ trực tiếp
hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình [11]
Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng. Theo định nghĩa
của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập
4
quán, niềm tin…) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài
nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như
vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và
phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là “khung cảnh của
cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người” [7]
Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong Luật
Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, định nghĩa như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật” [7].
2.1.2 Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 [5] : “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân gây ô nhiềm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu
2.1.3. Ô nhiễm môi trường không khí
- Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ có mặt trong không
khí hay là sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và các hệ sinh thái khác.
- Chất gây ô nhiễm môi trường không khí: Là những chất mà sự có
mặt của nó trong không khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người, sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật…
5
+ Chất ô nhiễm sơ cấp: Là chất ô nhiễm xâm nhập trực tiếp vào môi
trường từ nguồn phát sinh : SO2, CO2, CO, bụi …
+ Chất ô nhiễm thứ cấp: Là chất thâm nhập vào môi trường thông qua
phản ứng giữa các chất ô nhiễm sơ cấp và phản ứng thông thường của khí
quyển: so3 sinh ra từ: SO2 + O2 ; H2SO4 sinh ra từ : SO2 + O2 + H2O…
2.1.4. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước.
Hiến chương châu Âu về nước, định nghĩa: “ Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói
chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm
cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí , cho động vật
nuôi và các loài hoang dã ”.
Ngoài ra ta còn có định nghĩa sau: “ Sự ô nhiễm nước là sự thay đổi của thành
phần và tính chất của nước ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của con ngưươì và
sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho
phép thì sự ô nhiễm của nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người ” [7]
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể
cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
2.2 Cơ sở pháp lý
2.2.1 Các văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về việc sử
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006 ngày 09 tháng 08 năm
6
2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/03/2010.
- Luật Tài nguyên nước Luật số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 28/4/2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên
và môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại
2.2.2 Các quy chuẩn quốc gia
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp: QCVN
40:2011/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước măt: QCVN
08:2008/BTNMT
QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh trung bình 1 giờ
QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh trong vòng 1 giờ
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn,
thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ ( theo mức âm tương đương)
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt
7
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
- QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại.
- QCVN 01:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện
- QCVN 06: 2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mũ an
toàn công nghiệp
- QCVN 06: 2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy
cho nhà và công trình
2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Tình hình Feromangan ở việt nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú với
gần 40 chủng loại từ khoáng sản năng lượng (dầu khí, than, urani, địa
nhiệt), khoáng sản không kim loại, vật liệu xây dựng đến khoáng sản kim
loại. Hầu hết các khoáng sản ở Việt Nam có trữ lượng không lớn, lại phân
bố tản mạn không tập trung.
Trong đó quặng mangan có trữ lượng và tài nguyên khoảng 11,1 triệu
tấn; trữ lượng quặng mangan Việt Nam tập trung chủ yếu tại tỉnh Cao Bằng,
Tuyên Quang và Hà Giang.
Một số mỏ vùng Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Nghệ
An, Hà Tĩnh có trữ lượng hạn chế (dưới 100 nghìn tấn) phân bố độc lập, khó
đầu tư trang thiết bị hiện đại. Giải pháp khia thác chủ yếu là khai thác lộ thiên
mức độ cơ giới hóa quy mô mỏ, tận thu tối đa tài nguyên mangan.
Một số mỏ vùng Tuyên Quang, Cao Bằng có trữ lượng lớn (hơn 100
nghìn tấn) cần phải tập trung thăm dò nâng cấp trên cơ sở đó tiến hành đầu tư
8
công nghệ hiện đại để khia thác quy mô công nghiệp, kết hợp khai thác giữa
phương pháp lộ thiên và hầm lò, tận thu tối đa tài nguyên.[6]
Tổng vốn đầu tư giai đoạn quy hoạch ước tính 2.140 tỷ, trong đó công tác
thăm dò 55 tỷ, khai thác 464 tỷ, chế biến 1.325 tỷ. Nguồn đầu tư chủ yếu là kết
hợp các nguồn vốn doanh nghiệp tự thu xếp, vay thương mại trong và ngoài
nước vốn cổ phần của các cổ đông, vốn huy đọng từ thị trường chứng khoán.
Nhà nước tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai đầu tư xây dựng
các nhà máy luyện Feromangan khắp các tỉnh thành trên cả nước: Nhà máy
luyện Feromangan của Hợp tác xã công nghiệp vận tải Chiến Công (Thái
Nguyên); Nhà máy luyện Feromangan và silicomangan tại khu công nghiệp
Bình Vàng (Hà Giang); lò luyện Feromangan Nặm Loát, lò luyện
Feromangan ở Hòa An ), (Cao Bằng); nhà máy luyện Feromangan Chiêm Hóa
(Tuyên Quang; nhà máy luyện Feromangan Hà Tĩnh……..
Tổng công suất cả nước ước tính khoảng 400.000 nghìn tấn/ năm (
trong đó Hà Giang khoảng 283 nghìn tấn/ năm, Cao Bằng 69 nghìn tấn/ năm
và các tỉnh thành khác). [6]
2.3.2 Thực trạng Feromangan tại tỉnh Cao Bằng
Trữ lượng và tài nguyên quặng mangan ở Cao Bằng dự báo 6,13 triệu
tấn, tổng nhu cầu sử dụng đến năm 2020 khoảng 3 triệu tấn. Các mỏ có trữ
lượng và tài nguyên lớn: Tốc Tát, Lũng Luông. Tổng nhà máy luyện
Feromangan hiện có là 10 cơ sở với sản lượng 68.090 tấn/năm (Nghị quyết
65/2011/NQ-HĐND). Một vài nhà máy luyện Feromangan ở Cao Bằng:
- Công ty cổ phần khoáng sản và luyện kim Việt Nam (Tốc Tác, huyện
Trà Lĩnh) dây chuyền sản xuất của công ty dựa trên 2 bằng độc quyền phát
minh sang chế: phương pháp hoàn nguyên trực tiếp quặng sắt và phương pháp
sản xuất thép từ sắt xốp. Dự kiến năm 2014 sẽ sản xuất được 10 nghìn tấn, sẽ
nâng dần công suất lên 100 nghìn tấn vào năm 2020 [6]
- Công ty cổ phần mangan Cao Bằng với Công ty TNHH Ý Đạt, Hồ
Nam, Trung Quốc (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) với tổng vốn đầu tư 32 tỷ
đồng. Lò luyện có công suất 5.000 nghìn tấn/ năm
9
- Công ty cổ phần khoáng sản Tây Giang (huyện Hòa An, Cao Bằng):
công ty đã đầu tư 600 tỷ đồng xây dựng 2 lò luyện tổng công suất 43 nghìn
tấn/ năm, 1 lò thiêu kết mangan công suất 400 tấn/ngày. Sản phẩm
Feromangan và Silicomangan của công ty đang được xuất khẩu sang các nước
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan dùng trong công nghiệp luyện thép, luyện kim
và sản xuất pin. Mỏ mangan Tốc Tác – Trà Lĩnh – Cao Bằng hiện đang khai
thác lộ thiên, công nghệ thủ công, khai thác tận thu với công suất 12.000 –
15.000 tấn/ năm dùng cho sản xuất Feromangan. [6]
Nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Từ tháng 7/2013
đến nay đã phải thu mua them quặng mangan sản xuất từ Hà Giang và chủ
yếu nhập từ các nước Úc, Nam Phi.
10
5
PHẦN 3
6
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác bảo vệ môi trường và chất lượng môi trường đất, nước, không khí
tại nhà máy sản xuất Feromangan xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Nhà máy sản xuất Feromangan ở xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy sản xuất Feromangan ở xã Ngũ Lão,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05/2014 đến tháng 08/2014.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Ngũ Lão, huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng
- Hiện trạng môi trường tại khu vực nhà máy sản xuất Feromangan
ở xã Ngũ Lão.
- Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường của nhà máy sản suất
Feromangan ở xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
- Công tác bảo vệ môi trường còn tồn tại chưa thực hiện được trong quá
trình hoạt động của cơ sở sản xuất
- Đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
nhà máy sản xuất Feromangan ở xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng số liệu
quan trắc môi trường có liên quan, số liệu về thực trạng sản xuất nhà máy.
- Thu thập tài liệu văn bản có liên quan
3.4.2. Phương pháp thống kê
- Thu nhập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội,
môi trường tại khu vực nhà máy
11
3.4.3. Phương pháp liệt kê
Chỉ ra đầy đủ các tác động cần chú ý do các hoạt động sản xuất
Feromangan gây ra.
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh
Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với TCVN, QCVN
05:2013/BTNMT, 09:2008/BTNMT, 40:2011/BTNMT. Từ đó đánh giá hiện
trạng chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề
xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động sản
xuất gây ra.
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng
thí nghiệm
Tiến hành lấy 8 mẫu để đánh giá chất lượng môi trường xung quanh
khu vực nhà máy: 3 mẫu nước mặt, 5 mẫu không khíD
Vị trí lấy mẫu:
Ký hiệu mẫu
Vị trí lấy mẫu
Tọa độ địa lý
Khu vực chứa
X: 21°07'12"
KK1
feromangan thành phẩm
Y: 103°50'25
Khu vực nghiền quặng
X: 22°45’23"
KK2
Y: 101°33'12’’
Lề đường Quốc lộ 3
X: 23°07'12"
KK3
cách nhà máy 200m về
Y: 99°34'56’’
hướng Đông Bắc
Lò luyện Feromangan
X: 25°23'12"
KK4
Y: 107°40'45’’
Ống khói nhà máy sản
X: 35°47'54"
KT1
xuất
Y: 108°60'54’’
Nước thải sinh hoạt lấy
X: 34°57'54"
NT
ở mương dẫn nước ngay
Y: 97°40'43’’
cạnh nhà ăn
Nước thải tại mương
X: 54°33'45"
NT1
dẫn gần bể làm mát
Y: 110°30'43’’
Nước thải tại mương
X: 33°57'13"
NT2
dẫn phòng hóa nghiệm
Y: 112°34'44’’
Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu, đo đạc và phân tích mẫu được
đơn vị Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường – Chi cục Bảo vệ môi
12
trường thực hiện theo đúng các TCVN, QCVN bằng các thiết bị phân tích môi
trường chuyên dụng.
Các TCVN, QCVN dùng để so sánh chất lượng môi trường gồm;
- QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp
-QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
-QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn
của kim loại nặng trong đất
- QCVN 45:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn
cho phép của dioxin trong một số loại đất.
- QCVN 19:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 20:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
- QCVN 14:2008/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
sinh hoạt
•TCVN 5937:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng
không khí xung quanh
•TCVN 5938:2005 Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép
của một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh
•TCVN 5939:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với bụi và chất vô cơ
•TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ
13
• TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải
•TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt
•TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
•TCVN 6982:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
•TCVN 6983:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
•TCVN 6987:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí
dưới nước
14
7
PHẦN 4
8
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã và đặc điểm cơ bản của nhà máy
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Nhà máy sản xuất Feromangan nằm tại xã Ngũ Lão, huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng. Cách trung tâm thành phố khoảng 5 km.
Ranh giới hiện tại của nhà máy được xác định như sau: Phía Nam
giáp với đường quốc lộ 3, Phía Đông và phía Tây giáp với: Đất đồi, Phía
Bắc giáp: Đồi núi
Hình 4.1. Vị trí Công ty Cổ phần khoáng sản Tây Giang Cao Bằng
Nhà máy sản xuất Feromangan nằm trong một khe thung lũng nhỏ bao
quanh đồi núi thấp, cây cối mọc thưa thớt với tổng diện tích nhà máy là 4 ha.
Khu vực này không có di tích lịch sử văn hóa và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Nhà máy sản xuất Feromangan có đường giao thông đi lại thuận lợi cho việc
cung cấp vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản
xuất của nhà máy. Ngoài ra nhà máy nằm gần trung tâm Thành phố thuận lợi
cho việc sản xuất trước mắt cũng như lâu dài của nhà máy.
15
Xung quanh không có khu dân cư, cơ sở sản xuất, trường học. Gần nhà
máy chỉ có 4 hộ dân lẻ, trong đó có 3 hộ có người nhà làm công nhân trong
nhà máy. Từ nhà máy tới khu dân cư gần nhất - xóm mạy thang, xã Ngũ Lão
là 1,5 km. Đến trường học PTTH và Tiểu Học Ngọc Xuân là 3 km. Đến chợ
Ngọc Xuân là 6km, không gần bất cứ cơ sở sản xuất nào.
Mối quan hệ của nhà máy với hệ thống sông, suối khu vực: Xã Ngũ
Lão có nhiều nhánh suối nhỏ đi qua, các nhánh suối này là nguồn nước quan
trọng đáp ứng cơ bản về lượng nước sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong
xã. Suối gần khu vực nhà máy là suối Khuổi Hân, sông chảy qua địa bàn là
sông Bằng Giang. Nguồn tiếp nhận nước thải sau khi qua xử lý là suối Khuổi
Hân.
Nhà máy có mối quan hệ chặt chẽ với quy hoạch phát triển rừng trồng keo
phía Đông Bắc nhà máy. Khu rừng trồng keo, thông và mọc một số loại cây bản địa
này có diện tích khoảng 165 ha, được UBND tỉnh Cao Bằng giao cho công ty
TNHH Tây Giang quản lý. Khu rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết
không khí tại nhà máy, khu rừng hấp thụ phần lớn lượng khí bụi và khí CO2 do nhà
máy thải ra đồng thời cung cấp lượng lớn khí O2 cho khu vực, tạo ra môi trường
trong lành cho khu vực, phòng chống xói mòn và lở đất. [3]
b. Điều kiện về khí tượng
Xã Ngũ Lão nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa khô thường
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với đặc điểm ít mưa, nhiệt độ thấp, có xuất
hiện gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với đặc điểm
thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Các đặc trưng về khí tượng như sau:
Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình mùa hè 24,3 oC, mùa đông 16,7 oC.
- Nhiệt độ cao nhất mùa hè 38 oC, thấp nhất mùa đông 0 oC
- Nhiệt độ trung bình 20,5 oC
Chế độ mưa:
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.737 mm
- Lượng mưa bình quân năm cao nhất đạt 2.044 mm
- Lượng mưa bình quân năm thấp nhất đạt 1.252 mm
16
- Lượng mưa lớn nhất trong ngày là 160 mm
- Số ngày mưa bình quân trong năm khoảng 160 ngày
Chế độ bốc hơi:
Lượng bốc hơi bình quân năm là 831,6 mm. Trong năm có 4 tháng (Từ
tháng 1 - tháng 4) lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa do đó thường xảy ra khô
hạn và làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp.
Chế độ gió:
- Ở Cao Bằng, hướng gió rất thịnh hành là hướng gió Đông - Nam. Các
luồng gió có quy mô lớn thường thổi dọc theo hướng núi và thung lũng. Ngay
trong thời kỳ hoàn lưu Đông - Bắc, gió Đông - Nam vẫn là hướng gió thịnh hành.
- Tốc độ gió trung bình năm 1 - 1,5 m/s. Ở các thung lũng rộng Hòa
An, Thành phố Cao Bằng sức gió tăng lên 1,5 - 2,0 m/s. [3]
c. Điều kiện về thủy văn
Về nước mặt: Xã Ngũ Lão có nhiều nhánh suối nhỏ đi qua, các nhánh
suối này là nguồn nước quan trọng đáp ứng cơ bản về lượng nước sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân trong xã. Suối gần khu vực dự án là suối Khuổi Hân,
sông chảy qua địa bàn là sông Bằng Giang. Hệ thống sông, suối trên địa bàn
xã nhìn chung đều có nước quanh năm và lượng nước tại các hệ thống sông
suối này phụ thuộc theo mùa.
Về nước ngầm: Khi khảo sát địa chất công trình khu vực nhà máy đã
không phát hiện, không gặp các tầng chứa nước ngầm. Tham khảo các tài liệu
thủy văn cho thấy khu vực nhà máy không có biểu hiện nước ngầm.[3]
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Về kinh tế:
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của đang bộ, chính quyền cùng với
sự cố gắng của nhân dẫn trong xã, nền kinh tế của xã luôn đạt mức tăng trưởng khá.
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của toàn quốc thì xã Ngũ Lão vẫn là một xã có
nền kinh tế còn chưa phát triển. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu kinh tế xã hội, vì vậy về cơ bản Ngũ Lão vẫn là một xã nông
lâm nghiệp. Sự tăng trưởng kinh tế còn chưa đều.
17
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế xã Ngũ Lão đang có xu
hướng giảm dần tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp chuyển dần sang sản xuất công
nghiệp và dịch vụ, do có sự đầu từ khá mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế công
nghiệp và người dân đang có xu thế đầu tư vào lĩnh lực phát triển kinh doanh
các ngành dịch vụ.
- Sản xuất nông nghiệp :
Trong tháng 9 đầu năm UBND đã chỉ đạo các xóm tập chung vào sản
xuất vụ đông xuân kết quả đạt được như sau :
Lúa mùa : diện tích gieo trồng 165 ha , thực hiện 165 ha đạt 100% KH
huyện giao
Ngô mùa : 5 ha
Đỗ tương vụ mùa : 12 ha
Rau màu các loại : 1,5 ha
Đậu đỗ các loại : 1,5 ha
Cỏ voi 3,5 ha
Hiện nay các xóm đang tập trung vào chăm sóc vụ mùa và các loại cây
trồng khác.[3]
- Chăn nuôi thú y:
Trong chín tháng đầu năm nhìn chung tổng đàn gia xúc gia cầm phát
triển khá ổn định , không có dịch bệnh lớn sảy ra . Thường xuyên chủ động
công tác phòng chống các dịch bệnh cho gia xúc,gia cầm, nên không có ổ
dịch lớn sẩy ra trên địa bàn xã. Tổng đàn trâu , bò giảm (Lý do một số hộ bán
trâu ,bò mua máy cày. Trâu, bò già chết…)
Trong 9 tháng đầu năm trên địa bàn xã có 10 con trâu,04 con bò và 04
con dê bị chết, có 72 con lợn bị chết vì bệnh tiêu chảy, phù đầu , lợn nghệ…
Cán bộ thú y xã đã tiến hành phun thuốc khử trùng , tiêu độc chuồng
trại được 11/15 xóm .
- Công tác lâm nghiệp - giao thông - thủy lợi:
Công tác lâm nghiệp :
* Thành lập được 15 tổ phòng cháy chữa cháy rừng ở các xóm.
* Tổ chức việc đăng ký trồng rừng năm 2013
18
* Trong 9 tháng đầu năm có 02 vụ cháy rừng diện thích thiệt hại
khoảng 2,5 ha . Trên địa bàn xã đã sảy ra 1 vụ lâm tặc đốt hạ cây gỗ nghiến
thuộc rừng phòng hộ tại xóm Lũng luông với khối lượng là 4,77 m3.
* Công tác giao thông:
Chỉ đạo vận động nhân dân tu sửa các tuyến đường liên thôn, liên xóm.
Tổng số thực hiện là 335 công .[3]
b. Về xã hội:
Theo số liệu điều tra, trên địa bàn Bản Gủn, xã Ngũ Lão, huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng có khoảng 500 người, gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh;
trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 40%.
Dân cư trong vùng nói chung là thưa thớt, ở thành các bản làng nhỏ,
mật độ trung bình khoảng 50 người/km2, hầu hết định canh, định cư và chủ
yếu là trồng trọt và chăn nuôi.
Xã có trạm bưu điện văn hóa xã; đã có trạm y tế chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân; mạng điện lưới quốc gia đã đến làng, xã đảm bảo sinh hoạt và cung
cấp đầy đủ điện cho sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương.
4.1.3. Đặc điểm cơ bản của nhà máy
a. Cơ sở hạ tầng của nhà máy
Tổng diện tích của nhà máy là 40.000 m2 trong đó diện tích xây lắp
công nghiệp là 20.000 m2 và diện tích cây xanh, công trình môi trường, hạ
tầng kỹ thuật 20.000 m2