Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiệu quả xử lý nước của Công Ty TNHH Công Nghiệp Sheng Fang (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.4 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MAI ANH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC CỦA CÔNG TY TNHH

CÔNG NGHIỆP SHENG FANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2010 – 2014

Người hướng dẫn : TS. Dư Ngọc Thành

Thái Nguyên, năm 2014



62

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được nội dung luận văn này, tôi đã nhận được sự chỉ
bảo, giúp đỡ tận tình của TS. Dư Ngọc Thành, sự giúp đỡ động viên của các
thày cô giáo trong khoa Môi trường của trường Đại Học Nông Lâm – Thái
Nguyên. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
TS. Dư Ngọc Thành và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo
trong khoa Tài nguyên và Môi trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên Trung tâm Quan trắc
phân tích Tài nguyên và Môi trường Thái Bình, Trung tâm dịch vụ khu công
nghiệp Thái Bình, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Thái Nguyên, ngày.......tháng.......năm 2014
Tác giả bài luận

Nguyễn Mai Anh


63

DANH MỤC VIẾT TẮT
TNHH
KCN
KLN
TCVN
QCVN

Trách nhiệm hữu hạn

Khu công nghiệp
Kim loại nặng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn Việt Nam


64

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị giới hạn cho phép của một số thông số và nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước thải công nghiệp................................................................. 13
Bảng 2.2. Giá trị giới hạn của một số thông số chất lượng nước mặt ............ 15
Bảng 2.3. Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm ............... 16
Bảng 3.1: Phương pháp xác định chỉ tiêu trong nước..................................... 33
Bảng 4.1. Danh mục máy móc thiết bị............................................................ 41
Bảng 4.2. Danh mục nguyên vật lệu ............................................................... 43
Bảng 4.3. Các thông số đặc trưng trong nước thải.......................................... 45
Bảng 4.1: Kết quả đo nhanh một số chỉ tiêu trong nước thải của công ty trước
khi xử lý........................................................................................................... 49
Bảng 4.2: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải của công ty trước
khi xử lý........................................................................................................... 50
Bảng 4.3: Kết quả phân tích một số các kim loại nặng trong nước thải của
công ty trước khi xử lý .................................................................................... 52
Bảng 4.4: Kết quả đo nhanh 1 số chỉ tiêu trong nước thải của công ty đã qua
xử lý ................................................................................................................. 53
Bảng 4.5: Kết quả phân tích 1 số chỉ tiêu trong nước thải của công ty đã qua
xử lý ................................................................................................................. 54
Bảng 4.6: Kết quả phân tích 1 số các kim loại nặng trong nước thải của công
ty đã qua xử lý.................................................................................................. 56



65

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ chung về quá trình sản xuất .................................................. 44
Hình 4.2. Sơ đồ nguyên lý quy trình công nghệ mạ sản phẩm ....................... 44
Hình 4.3. Sơ đồ xử lý nước thải Xyanua......................................................... 46
Hình 4.4. Sơ đồ xử lý nước thải Crom ............................................................ 47
Hình 4.5. Sơ đồ xử lý nước thải rửa axit......................................................... 48


66

MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................ 2
1.3. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường................................... 3
2.1.2. Khái niệm nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp ........ 6
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 7
2.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 17
2.3.1. Hiện trạng môi trường công nghiệp Việt Nam và tỉnh Thái Bình..... 17
2.3.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới, Việt Nam, tỉnh Thái Bình ..... 20
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 30

3.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu ........................................................... 30
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 30
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 30
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 30
3.2.2. Tình hình sử dụng nước của Công ty TNHH công nghiệp tỉnh Thái
Bình .............................................................................................................. 30
3.2.3. Đánh giá hiện trạng nước thải của Công ty TNHH công nghiệp tỉnh
Thái Bình ..................................................................................................... 30
3.2.4. Đề xuất giải pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm nước thải ............. 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 31
3.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp .......... 31
3.3.2. Phương pháp lấy mẫu nước ............................................................... 31
3.3.3. Phương pháp bảo quản mẫu nước ..................................................... 32


67

3.3.4. Phương pháp phân tích mẫu nước ..................................................... 32
3.3.5. So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn nước thải Việt Nam ......... 34
3.3.6. Tổng hợp, viết báo cáo ...................................................................... 34
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 35
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình ............................ 35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 35
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình ........................................... 37
4.2. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Sheng Fang
Thái Bình ..................................................................................................... 40
4.2.1. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Sheng Fang
Thái Bình ..................................................................................................... 40
4.2.2. Đặc điểm về Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Sheng Fang
Thái Bình ..................................................................................................... 40

4.3. Đánh giá thực trạng xử lý nước thải của Công ty trách nhiệm hữu hạn
công nghiệp Sheng Fang Thái Bình ............................................................ 44
4.3.1. Hệ thống và quy trình xử lý nước thải của Công ty trách nhiệm hữu
hạn công nghiệp Sheng Fang Thái Bình ...................................................... 44
4.3.2. Đánh giá chất lượng nước thải của Công ty trách nhiệm hữu hạn công
nghiệp Sheng Fang Thái Bình ..................................................................... 49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 58
5.1. Kết luận ................................................................................................. 58
5.2. Đề nghị.................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
I. Tiếng Việt ................................................................................................. 60
II. Tiếng Anh................................................................................................ 60


1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, đất nước ta đang trên đà phát triển toàn diện. Sự
phát triển đất nước được định hướng theo con đường công nghiệp hoá hiện
đại hoá. Vì vậy mà ngành công nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng, chiếm
tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành
công nghiệp thể hiện là ngày càng có nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí
nghiệp,… được đầu tư xây dựng mở rộng cả về quy mô và lĩnh vực sản xuất,
nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm.
Những đóng góp to lớn của ngành công nghiệp cho sự phát triển của
đất nước là không thể phủ nhận. Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp to lớn
đó thì ngành công nghiệp đã tạo ra một lượng lớn chất thải, những chất thải
này hầu hết đều không được xử lý mà thải thẳng ra ngoài môi trường. Chính

điều đó đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi
trường do sản xuất công nghiệp gây ra hiện đang là mối lo cho toàn xã hội.
Một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất hiện nay là ngành công
nghiệp cơ khí.
Công ty TNHH công nghiệp Sheng Fang được xây dựng tại khu công
nghiệp Phúc Khánh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình vào năm 2008. Với
tổng diện tích 66.911 m2 ,nhà máy với chức năng chủ yếu là sản xuất, chế tạo,
gia công các loại sản phẩm từ hợp kim sắt, nhôm, đồng, kẽm hoạt động với
công suất 6.500 tấn/năm, trong đó xuất khẩu 80%, tiêu thụ trong nước 20%.
Theo ước tính lượng nước cần sử dụng ( tính tối đa cho các dây truyền
khi nhà máy hoạt động hết công suất ) là 250.000 m3 /năm, trong đó: hơn
20.000 m3 /năm phục vụ cho các dây truyền sản xuất ( mạ 15.000 m3, sơn tĩnh
điện 20.000 m3, mài rửa …. > 30.000 m3 ) và 15.000 m3/năm phục vụ cho
sinh hoạt.
Đặc tính của nước thải là pH thấp và chủ yếu là các kim loại nặng như
kẽm, đồng, sắt, niken,… đặc biệt là các kim loại nặng này không chỉ gây ô


2

nhiễm môi trường mà còn gây độc với sinh vật và có tác hại rất xấu đối với
sức khỏe con người.
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả
xử lý nước của Công Ty TNHH Công Nghiệp Sheng Fang”
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của Công ty TNHH công nghiệp
Sheng Fang, tìm hiểu hệ thống công nghệ xử lý nước thải và đồng thời đưa ra
những kiến nghị thích hợp cho công tác bảo vệ và quản lý môi trường của
công ty này.

1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập phản ánh trung thực, khách quan
- Kết quả phân tích phải chính xác
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với thực tế của địa phương
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu sơ lược về Công ty TNHH công nghiệp Sheng Fang
- Xác định nhu cầu sử dụng nước cho từng hoạt động trong Công ty
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của Công ty
- Đề xuất giải pháp cho môi trường nước thải của Công ty
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa học tập: Nâng cao kiến thức và kỹ năng rút ra kinh nghiệm
thực tế phục vụ công tác bảo vệ môi trường.Vận dụng,phát huy và nâng cao
kiến thức đã học.
- Ý nghĩa thực tế: Tìm hiểu đuợc thực trạng nuớc thải của Công ty
TNHH công nghiệp Sheng Fang, từ đó đưa ra biện pháp đúng đắn góp phần
bảo vệ môi truờng và phát triển kinh tế xã hội.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường
2.1.1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường năm 1972. Tùy
vào mục đích nghiên cứu, lĩnh vực mà người ngiên cứu có những định nghĩa
cho phù hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến định
nghĩa môi trường ta có những định nghĩa sau:

Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kalesnik (1959, 1970): “Môi trường
chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất
định xã hội loài người có quan hệ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có
quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con
người” (S.V.Kalesnik, 1970)
Một định nghĩa khác của viện sĩ I.P.Gheraximov (1972) đã đưa ra định
nghĩa môi trường như sau: “Môi trường là khung cảnh của lao động, của cuộc
sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người”, trong đó môi trường tự nhiên là cơ
sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại.
Tuy nhiên để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa
trong “Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005” đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tư thông qua ngày
27/12/1993 định nghĩa khái niệm môi trường như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo,
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Theo khoản 1
điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 [9])
Khái niệm chung về môi trường trên đây được cụ thể hóa đối với từng
đối tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau.


4

2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ngày nay, thuật ngữ ô nhiễm được sử dụng rất nhiều để diễn tả các
hành động phá hoại môi trường tự nhiên.
Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng
lượng với khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận (Từ
điển OXFORD).
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng

thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác
hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2005 [9]: “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.
2.1.1.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
2.1.1.3.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của
sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Môi trường
nước rất dễ bị ô nhiễm, các nguồn ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô
nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Hoàng Văn Hùng, 2008) [6]
Ngoài ra ta còn có định nghĩa sau: “sự ô nhiễm nước là sự thay đổi của
thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng đến hoạt sống bình thường của
con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt
quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm của nước đã ở mức nguy hiểm và
gây ra một số bệnh ở người” (Lê Văn Khoa, 2005) [7]
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn.


5

- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ...)

- Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và
vô cơ, xuất hiện các chất độc hại...)
- Lượng ôxi hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để
ôxi hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng. Có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá
dài trong nước và la nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Để đánh giá mức ô nhiễm
vi sinh vật của nước, người ta thường dùng chỉ tiêu Coliform. [5]
Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thủy sinh vật và
việc sử dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ quan chung.
Theo Escap (1994) [17], chất lượng nước được đánh giá bởi các thông
số, các chỉ tiêu đó là: - Các thông số lý học, ví dụ như:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất
lượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi
trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật
trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá
trình đông tụ hoá học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong
hệ thống sử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế
trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật có liên quan, pH là yếu tố
môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi
sinh vật trong nước.
- Các thông số hoá học, ví dụ như:
+ BOD: Là lượng ôxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân huỷ các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
+COD: Là lượng ôxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong
nước.
+ NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất có chứa nitơ
trong nước thải.



6

+ Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của
chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, Cacdimi, Fe, Mn… ở hàm lượng nhỏ
nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động, thực vật như
khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con
người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
- Các thông số sinh học, ví dụ như:
+ Colifom: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường,
xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
2.1.1.3.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên
Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió,
bão, lũ lụt... Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thi công
nghiệp, kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm từ hoạt động
sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn
gọi là ô nhiễm không xác định được nguồn.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo
Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu
công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các
phân bón trong nông nghiệp, giao thông đường biển…
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc phân loại theo nguồn thải
bao gồm nguồn điểm và nguồn diện. Hoặc phân loại theo tính chất của ô
nhiễm như ô nhiễm sinh học, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm vật lí. Hoặc theo
nguồn gốc phát sinh như nước thải sinh hoạt, công nghiệp…Hay người ta còn
phân loại theo vị trí không gian như ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm.
tùy vào mục đích và hoàn cảnh mà ta áp dụng cách phân chia.
2.1.2. Khái niệm nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp

2.1.2.1. Khái niệm nguồn nước thải
- Khái niệm: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là
nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu.
- Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải.


7

Phân loại theo nguồn thải: Có 2 loại là nguồn gây ô nhiễm xác định và
nguồn gây ô nhiễm không xác định.
+ Nguồn xác định (hay nguồn điểm): Là nguồn gây ô nhiễm có thể xác
định được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví
dụ như mương xả thải).
+ Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố
định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và tác nhân gây ô nhiễm.
Nguồn này rất khó để quản lý (VD: như mưa chảy tràn vào ao hồ, kênh rạch).
Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm gồm có tác nhân lý hoá, tác nhân
hoá học, tác nhân sinh học.
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì gồm có 4 nguồn nước thải là
nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp và
nguồn nước thải tự nhiên. (Lê Văn thiện, 2007) [13].
2.1.2.2 Đặc điểm nước thải công nghiệp
Hiện nay người ta quan tâm nhiều tới 3 nguồn thải chính là nguồn nước
thải bệnh viện, nguồn nước thải công nghiệp và nguồn thải sinh hoạt. Đặc biệt
nguồn nước thải công nghiệp là một thách thức lớn cho hệ thống sông hồ của
nhiều nước trên thế giới và nhất là ở Việt Nam do những đặc tính độc hại của nó.
Đặc điểm nguồn nước thải công nghiệp chứa nhiều hoá chất độc hại
(kim loại nặng như Hg, As, Pb, Cd,…); các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh
học (phenol, dầu mỡ...); các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học từ cơ sở sản
xuất thực phẩm. Tuy nhiên nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung

mà thành phần tính chất tuỳ thuộc vào quá trình sản xuất cũng như quy mô xử
lý nước thải. Nước thải của các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm có chứa
nhiều chất phân huỷ sinh học; trong khi nước thải công nghiệp lại chứa nhiều
kim loại nặng…[1].
2.2. Cơ sở pháp lý
* Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước:
1. Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005. Trong đó tại mục 4,
điều 81, điều 82, điều 174 quy định:
Điều 81. Thu gom, xử lý nước thải


8

1. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước
mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường
trước khi đưa vào môi trường.
2. Nước thải của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất kinh
doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định
quản lý về chất thải rắn.
4. Nước thải, bùn thải có các yếu tố nguy hại phải được quản lý theo
tiêu chuẩn về chất thải nguy hại.
Điều 82. Hệ thống xử lý nước thải
1. Đối tượng sau đây phải có hệ thống xử lý nước thải:
a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống
xử lý nước thải tập trung;
2. Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;

b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
c) Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi
cho việc kiểm tra, giám sát;
e) Vận hành thường xuyên;
3. Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện định kỳ quan
trắc nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu trữ làm căn
cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải;
Điều 117. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường. Trong đó
quy định các khoản 1, 2 và 3 về:
1. Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ về chính sách đất đai đối với hoạt động bảo
vệ môi trường sau đây:
a) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung;


9

b) Xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải
nguy hại, khu chon lấp chất thải;
c) Xây dựng trạm quan trắc môi trường;
d) Di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
e) Xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường và công trình bảo vệ môi
trường khác phục vụ các lợi ích công về bảo vệ môi trường;
2. Chính sách miễn giảm thuế, phí đối với các hoạt động bảo vệ môi
trường được quy định như sau:
a) Hoạt động tái chế, chôn lấp, xử lý chất thải; sản xuất năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo được miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng, thuế bảo
vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường;
b) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập khẩu được sử dụng
trực tiếp trong việc thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan

trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
được miễn thuế nhập khẩu;
c) Các sản phẩm tái chế từ chất thải, năng lượng thu hồi được từ việc
tiêu hủy chất thải, các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi
trường được nhà nước trợ giá;
3. Tổ chức cá nhân tổ chức bảo vệ môi trường được ưu tiên vay vốn từ
các quỹ bảo vệ môi trường; trường hợp vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác
để đầu tư bảo vệ môi trường được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo
lãnh tín dụng đầu tư theo điều lệ của quỹ bảo vệ môi trường;
2. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP Quy định việc cấp phép thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. Trong đó tại
điều 2, điều 4, chương I quy định như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ
chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt
động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải
vào nguồn nước.


10

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của nghị định này thì áp
dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Nguyên tắc cấp phép
Việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Cấp phép đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo
quy định của pháp luật;
2. Phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ

chức, cá nhân có liên quan và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
3. Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để
cung cấp nước sinh hoạt;
4. Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
5. Khai thác nước dưới đất trong một vùng không được vượt quá trữ
lượng khai thác của vùng đó; khi nước dưới đất của vùng khai thác đã đạt tới
trữ lượng có thể khai thác thì không được mở rộng quy mô khai thác, nếu
chưa có biện pháp xử lý, bổ xung nhân tạo;
3. Nghị định 80/2006/NĐ-CP
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn môi trường; đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; bảo vệ môi
trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quản lý chất thải nguy hại; công
khai thông tin, dữ liệu về môi trường.
4. Nghị định 21/2008/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung nghị định 80/2006/NĐCP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ
môi trường. Trong đó sửa đổi, bổ sung điều 17a như sau:
“Điều 17a. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án đầu tư trong khu
kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.


11

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường
được ủy quyền cho Ban Quản lý khu kinh tế thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của
các dự án trong khu kinh tế khi Ban Quản lý khu kinh tế có tổ chức, bộ phận
chuyên môn về bảo vệ môi trường.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường
được ủy quyền cho Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác
nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư trong khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Ban quản lý có tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường;
b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường.
Trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được
phê duyệt sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải được cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận là đã thực hiện đúng và đầy đủ các
nội dung bảo vệ môi trường nêu trong Quyết định và phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường;
3. Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao được ủy quyền có trách nhiêm gửi báo cáo kết quả thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ quan chuyên môn về bảo
vệ môi trường cấp tỉnh, kết quả xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường cho
cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện nơi có khu kinh tế, khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao”.
5. TCVN5945-2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
6. TCVN5942-1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước mặt.


12

7. TCVN5944-1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng
nước ngầm.

- Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam công bố ngày 20 tháng 05 năm 1998.
- Nghị định số: 179/1999/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của
Chính phủ quy định việc thi hành luật tài nguyên nước.
- Nghị định số: 91/2001/NĐ – CP của Chính phủ về điều kiện kinh
doanh một số nghành, nghề giao thông đường thủy nội địa.
- Nghị định số: 34/2005/NĐ – CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Quyết định số: 81/2006/QĐ – TTg ngày 14 tháng 7 năm 2006 của
Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến
năm 2020.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nước thải công nghiệp, nước mặt và
nước ngầm:
* Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp: TCVN 5945:2005.
+ Phạm vi ứng dụng:
Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ
các chất ô nhiễm trong chất thỉa của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh,
dịch vụ…(gọi chung là nước thải công nghiệp).
Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp
khi thải vào các thủy vực có mục đích sử dụng cho nước sinh hoạt, thủy vực
có sác mục đích sử dụng nước với yêu cấu chất lượng nước thấp hơn hoặc vào
các nơi tiếp nhận nước thải khác.
+ Giá trị giới hạn:
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất gây ô nhiễm của nước
thải công nghiệp khi đổ vào các vực nước không vượt quá các giá trị tương
ứng quy định trong bảng 2.1.


13


Bảng 2.1. Giá trị giới hạn cho phép của một số thông số
và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
STT

Thông số

Giá trị giới hạn

Đơn vị
A

B

C

-

6 đến 9

5,5 đến 9

5 đến 9

1

Ph

2

BOD5


mg/l

30

50

100

3

COD

mg/l

50

80

400

4

Chất rắn lơ lửng

mg/l

50

100


200

5

Asen

mg/l

0,05

0,1

0,5

6

Thủy ngân

mg/l

0,005

0,01

0,01

7

Chì


mg/l

0,1

0,5

1

8

Cadimi

mg/l

0,005

0,01

0,5

9

Crom (IV)

mg/l

0,05

0,1


0,5

10

Crom (III)

mg/l

0,2

1

2

11

Đồng

mg/l

2

2

5

12

Kẽm


mg/l

3

3

5

13

Mangan

mg/l

0,5

1

5

14

Sắt

mg/l

1

5


10

15

Xianua

mg/l

0,07

0,1

0,2

16

Phenol

mg/l

0,1

0,5

1

17

Dầu mỡ khoáng


mg/l

5

5

10

18

Sufua

mg/l

0,2

0,5

1

19

Amoni (tính theo Nitơ)

mg/l

5

10


15

20

Coliform

MPN/100ml

3000

5000

-

Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất
gây ô nhiễm bằng hoặc nhỏ hơn các giá trị quy định trong cột A có thể đổ


14

vào các thủy bực nước thường được dùng làm nguồn nước cho mục đích
sản xuất, sinh hoạt.
Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất gây
ô nhiễm lớn hơn giá trị quy định trong cột A nhueng nhỏ hơn hoặc bằng giá
trị quy định trong cột B thì được đổ vào các vực nhận thải trừ các thủy vực
quy định ở cột A.
Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất gây
ô nhiễm lớn hơn giá trị quy định trong cột B nhưng không vượt quá giá trị ghi
trong cột C chỉ được phép thải vào các nơi được quy định (như hồ nước thải

được xây riêng, cống dẫn đến nhà máy xử lý nước thải tập trung…).
Thành phần nước thải có đặc thù theo lĩnh vực, ngành công nghiệp
của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cụ thể được quy định
trong các tiêu chuẩn riêng.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và
nồng độ cụ thể của các chất ô nhiễm được quy định trong các TCVN hiện
hành hoặc các cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
A. Nước mặt dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt.
B. Nước m tài, giải pháp tham dự Hội thi Sáng tạo khoa
học, công nghệ và kỹ thuật tỉnh Thái Bình lần thứ 5 và 32 đề tài, giải pháp
tham dự cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Thái Bình lần thứ I,
năm 2012 – 2013. Công tác quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí
tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân được triển khai thực hiện tích cực; thực hiện
tốt công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vị việc vi phạm về đo lường và
chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
c. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo; duy trì tỷ
lệ tiêm chủng đạt trên 99%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn
15,5%; đẩy mạnh phòng chống HIV/AIDS và ma túy, mại dâm. Chất lượng
khám, chữa bệnh ở các tuyến y tế được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu
cầu khám chữa bệnh của người dân; đã thực hiện tốt cho các đối tượng khám
chữa bệnh cho các đối tượng Bảo hiểm y tế tại các bệnh viện đa khoa huyện,
thành phố và các bước đầu triển khai ở các trạm y tế xã của 8/8 huyện, thành
phố với 160.000 thẻ Bảo hiểm Y tế, bằng 13,8% tổng số thẻ bảo hiểm y tế
trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động y tế dự phòng được tích cực triển khai, nhất
là phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra; thực hiện tốt
chương trình tiêm chủng mở rộng, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc


39


chữa bệnh. Mạng lưới bệnh viện tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng,
nâng cấp; hệ thống y tế cơ sở được củng cố phát triển. Công tác dân số, kế
hoạch hóa gia đình có chuyển biến tích cực; số sinh 6 tháng đầu năm là
12.560 trẻ, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2012, tỷ lệ sinh con thứ 3 là
12,4%, giảm 0,3%.
d. Hoạt động văn hóa, thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình,
văn hóa nghệ thuật bám sát và phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị
Hoạt động văn hóa thể thao, thông tin và truyền thông tập trung
tuyên truyền về các sự kiện chính trị xã hội quan trọng của đất nước và
nhiệm vụ chính trị của tỉnh; tổ chức các hoạt động hưởng ứng năm Du lịch
quốc gia các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2013. Củng cố, nâng cao hiệu quả
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Các thiết chế
văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư xây dựng, đặc biệt là thiết chế nhà văn
hóa thôn. Triển khai đầu tư, tu bổ, tôn tạo một số di tích lịch sử văn hóa
cấp tỉnh và cấp quốc gia, chuẩn bị các thủ tục đầu tư nâng cấp Khu lưu
niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, xây dựng Quảng trường và Tượng đài
Bác Hồ với nông dân. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần
chúng phát triển sâu rộng, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân
tham gia; thể thao thành tích cao từng bước được nâng cao về trình độ, chất
lượng chuyên môn. Chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ xây dựng công trình Nhà thi
đấu đa năng của tỉnh để kịp thời phục vụ Đại hội Thể dục thể thao toàn
quốc lần thứ VII năm 2014; cơ sở vật chất và lực lượng tham gia Đại hội
đang được tích cực chuẩn bị.
3. Phát triển kinh tế
Tính cho 6 tháng đầu năm tổng sản phẩm GDP (theo giá so sánh) ước
đạt 6.855,5 tỷ đồng, bằng 46% kế hoạch, tăng 6,16% so với cùng kỳ năm
trước. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 14.179,1 tỷ đồng, tăng 8,16%, trong đó;
sản xuất nông, lâm, thủy sản giảm 0,54%, sản xuất công nghiệp-xây dựng
tăng 12,15% (công nghiệp tăng 8,9%, xây dựng tăng 26,6%), dịch vụ tăng

10,05% so với cùng kỳ năm 2012.


40

4. Công tác quốc phòng, an ninh địa phương
Các cấp, các ngành thực hiện tốt lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, đã huy
động cả hệ thống chính trị, phát động phong trào toàn tỉnh không có pháo nổ.
Công tác tuyển chọn, gọi nhập ngũ bảo đảm đủ quân số, an toàn, đúng pháp
luật. Công tác cải cách hành chính nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà
nước được tăng cường, từng bước đem lại hiệu quả thiết thực. Duy trì và thực
hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4.2. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Sheng Fang
Thái Bình
4.2.1. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Sheng Fang
Thái Bình
- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Sheng Fang
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp: ông Chang, Der-Song
(Quốc tịch Trung Quốc) làm chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc
- Địa chỉ: Lô D8+D9+D10+D11- khu công nghiệp Phúc Khánh, thành
phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
- Loại hình kinh doanh:
+ Sản xuất các loại tay nắm cửa (bằng nhựa và kim loại)
+ Phụ kiện nhà vệ sinh
+ Linh kiện đồ kiến trúc (các loại ốc vít)
+ Chân ghế sôfa
Công ty TNHH công nghiệp Sheng Fang được xây dựng và đi vào hoạt
động từ năm 2008 trên diện tích 66.911 m2 với công suất 6.500 tấn/năm.
Công ty không chỉ giúp thúc đẩy nền kinh tế của thành phố Thái Bình mà còn

giải quyết đc vấn đề việc làm cho hàng nghìn công nhân.
4.2.2. Đặc điểm về Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Sheng Fang
Thái Bình
4.2.2.1. Công nghệ sản xuất
Sản phẩm chính của nhà máy chủ yếu là các vật dụng trang trí nội thất
và kiến trúc như:


41

- Các loại tay nắm cửa, ốp khóa cửa, trang trí góc cửa sổ, móc treo quần
áo đơn …được chế tạo trên nền hợp kim nhôm, kẽm, nhựa.
- Các loại chân ghế sopha được chế tạo trên nguyên liệu đầu vào là thép
sau đố mạ phủ bằng Niken (hoặc đồng nhưng số lượng đc mạ đồng ít)
Quy trình kỹ thuật chủ yếu của giai đoạn mạ sản phẩm:
- Chuẩn bị bề mặt: Vật gia công có thể thực hiện bằng phương pháp cơ
học (mài, đánh bóng, phun cát, phun nước, xóc, quay, rung), hoặc hóa học
hay điện hóa học (tẩy dầu mỡ, tẩy rỉ, tẩy bóng). Gia công cơ học được tiến
hành trên các thiết bị: máy mài – đánh bóng, máy phun cát, thùng quay,
chuông quay, máy xóc rung…
- Các khâu mạ phủ: cũng như các khâu gia công hóa học và điện hóa học
cho bề mặt, thường phải dùng các dung môi hữu cơ, các chất điện giải: axit
kiềm, xianua, axit cromic. Trong các chất điện giải thường phải cho thêm các
chất hữu cơ, các phụ gia đặc biệt: chất hoạt động bề mặt, chất ức chế ăn mòn,
chất bóng… Vật gia công trong các bể được treo trên khung hoặc đổ vào thùng
quay. Vật gia công lần lượt được chuyển từ bể này sang bể khác trong dây
chuyền công nghệ (thủ công hay tự động cũng vậy).
- Các khâu pha chế và phụ trợ: Bao gồm các công việc pha chế và điều
chỉnh dung dịch, chuyên chở dung dịch, tháo lắp vật gia công từ khung treo,
thùng quay và từ bể, bảo dưỡng thiết bị điện…

4.2.2.2. Các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất
Bảng 4.1. Danh mục máy móc thiết bị
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên
Máy ép dập nóng
Máy phay
Máy tiện
Máy phát điện
Máy khắc đục CNC
Máy phát sóng siêu cao tần
Máy tạo phôi
Máy khoan lỗ
Máy mài nhẵn
Hộp công cụ

Đơn vị
Chiếc
Chiếc
Chiếc

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Tổ

Số lượng
20
15
5
6
2
1
60
40
200
30


42

11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47

48
49

Máy mài ly tâm
Máy cắt cây sắt
Máy mài rung
Thùng lăn viền mép sáu góc
Máy mạ hoàn toàn tự động
Máy treo thẻ
Máy rút thẻ
Thiết bị mạ bán tự động
Bàn dập
Máy vặn răng ốc vít
Máy phun nhựa
Thiết bị làm mềm kim loại trước ép nóng
Máy tiện tự động
Máy cắt tuyển kim loại
Máy khoan dạng cánh tay có thể di chuyển
Máy mài
Máy gọt tiện
Xe đẩy thủ công
Máy cưa
Nồi hơi 2 tấn
Tổ máy phát điện 1.200 KW
Máy ép bùn
Máy biến áp
Dây điện
Thiết bị tinh khiết nước
Máy nén khí
Hộp tập trung không khí

Bàn dập thủ công
Súng phun sơn tĩnh điện dạng bột
Súng phun sơn tĩnh điện dạng lỏng
Phôi thép
Tháp lắng bùn
Máy quay nhựa tạo hình
Thiết bị hong khô sơn
Thiết bị sấy khô
Thiết bị sơn dạng hơi nước
Thiết bị sơn dạng bột
Máy mài (có bánh mài)
Máy ép bùn bẩn

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Bộ
Chiếc
Chiếc
Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Mét
Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Tấn
Chiếc
Chiếc
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Chiếc
Chiếc

3
2
10
10
1
z3
1

1
20
5
5
3
10
2
2
4
3
30
4
1
2
1
1
3.000
4
5
5
30
2
2
30
1
1
2
2
2
2

20
1


×